Thông tư 20/2013/TT-BCT phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

thuộc tính Thông tư 20/2013/TT-BCT

Thông tư 20/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2013/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Dương Quang
Ngày ban hành:05/08/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

4 trường hợp phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất

Ngày 05/08/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
Theo Thông tư này, việc sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất trong các trường hợp sau: Cơ sở, dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất và dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP (50.000 kilôgam (kg) 1,2-Dibrom etan; 01 kg 1,3-Propan sulton…); dự án hóa chất thay đổi công suất, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng nêu trên; dự án hóa chất có đồng thời hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch và hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được xây dựng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó, phải mô tả chi tiết các thông tin liên quan đến hoạt động dự án, cơ sở hóa chất; dự báo nguy cơ xảy ra sự cố và Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất; dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và phương án ứng phó...
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể 03 trường hợp phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm dự án, cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn hoặc các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP (4540 kg Triclo silan; 2270 kg Photpho oxyclorua; 454 kg Clo dioxit...).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Xem chi tiết Thông tư20/2013/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------------

Số: 20/2013/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,

 ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

-----------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (sau đây gọi tắt là Kế hoạch); quy định việc xây dựng, xác nhận và thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (sau đây gọi tắt là Biện pháp) trong lĩnh vực công nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khối lượng tồn trữ lớn nhất một loại hóa chất là khối lượng lớn nhất của hóa chất đó tồn trữ tại một thời điểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng.
Điều 4. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất gồm các danh mục được quy định lại Phụ lục IV và Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Chương 2.
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Điều 5. Các trường hợp phải xây dựng Kế hoạch
1. Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động.
2. Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
3. Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công suất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
4. Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.
Điều 6. Nội dung xây dựng Kế hoạch
Cách trình bày, bố cục, nội dung Kế hoạch theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch gồm:
a) Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Kế hoạch gồm 12 (mười hai) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh doanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở hóa chất, dự án hóa chất;
d) Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).
2. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch tại Cục Hóa chất hoặc gửi qua đường bưu điện.
Điều 8. Thẩm định Kế hoạch
1. Tổ chức thẩm định
Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch. Cục Hóa chất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định và trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn thẩm định
a) Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Thời hạn thẩm định Kế hoạch quy định tại Điểm a Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này và thời gian chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.
3. Quy trình thẩm định
a) Trong thời gian 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hóa chất phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo cho các thành viên Hội đồng thẩm định, tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch về thời gian thẩm định;
c) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo kết luận thẩm định cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu Thông báo kết luận thẩm định quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;
d) Trên cơ sở thông báo kết luận thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc: Xây dựng lại Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua và nộp cho Cục Hóa chất để thẩm định. Thủ tục và thời hạn thẩm định thực hiện như thẩm định Kế hoạch lần đầu; chỉnh sửa, bổ sung lại Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và nộp cho Cục Hóa chất kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo kết luận thẩm định;
đ) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận Kế hoạch đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình, Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt nếu Kế hoạch được chỉnh sửa, bổ sung đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định hoặc có văn bản trả lời chưa thông qua và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nếu Kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Điều 9. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch
1. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án hoặc nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng cất giữ, sử dụng hóa chất và các chuyên gia.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 (bảy) người, tối đa là 09 (chín) người.
3. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, trực tiếp giữa các thành viên trong Hội đồng và giữa Hội đồng với tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu biên bản họp của Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt.
5. Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và ít nhất 01 (một) ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia biểu quyết thông qua Kế hoạch. Các thành viên Hội đồng thẩm định không tham gia cuộc họp thẩm định phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.
6. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu tất cả thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua;
b) Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;
c) Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 (một phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua.
Điều 10. Phê duyệt Kế hoạch
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch gửi đến Cục Hóa chất 07 (bảy) bản Kế hoạch đã được thông qua có đóng dấu giáp lai quy định tại các Điểm a, b Khoản 6 Điều 9 Thông tư này.
2. Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt Kế hoạch. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.
3. Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Cục Hóa chất chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị nơi thực hiện dự án hoặc nơi có cơ sở hóa chất bao gồm: Sở Công Thương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế (nếu có).
Điều 11. Thực hiện Kế hoạch
1. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Bản Kế hoạch đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.
3. Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Cục Hóa chất nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Chương 3.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Điều 12. Các trường hợp phải xây dựng Biện pháp
1. Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.
2. Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
3. Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.
Điều 13. Nội dung Biện pháp
Bố cục, nội dung Biện pháp được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Cơ quan xác nhận Biện pháp
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất thuộc địa bàn quản lý.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp gồm các tài liệu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
b) Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh đoanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở, dự án hóa chất;
d) Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).
2. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị thẩm định Biện pháp tại Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.
Điều 16. Xác nhận Biện pháp
1. Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
2. Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
3. Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành.
5. Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người. Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Thực hiện Biện pháp
1. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận.
2. Biện pháp đã được xác nhận phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.
3. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Sở Công Thương xem xét, quyết định.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Hóa chất chủ trì phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân có dự án hóa chất, cơ sở hóa chất chịu trách nhiệm tuân thủ, chấp hành việc xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo thực hiện đúng các nội dung đã nêu trong Kế hoạch, Biện pháp đã được phê duyệt, xác nhận; chấp hành các quy định về chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Kế hoạch hoặc Biện pháp của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 19. Chế độ báo cáo
1. Cơ sở hóa chất báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất); báo cáo tình hình thực hiện Biện pháp gửi về Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hoặc Biện pháp quy định tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.
2. Sở Công Thương báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Biện pháp thuộc địa bàn quản lý gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm. Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Biện pháp quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Quy định chuyển tiếp
1. Các dự án hóa chất đã tiến hành đầu tư, xây dựng công trình; các cơ sở hóa chất đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải xây dựng Kế hoạch gửi Bộ Công Thương thẩm định trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
2. Các dự án hóa chất đã tiến hành đầu tư, xây dựng công trình; các cơ sở hóa chất đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải xây dựng Biện pháp gửi Sở Công Thương xác nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
3. Các dự án hóa chất thuộc nhóm C phải xây dựng Kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất đã được Sở Công Thương phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải làm hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt lại Kế hoạch.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.
2. Thông tư này thay thế: Chương V về Biện pháp và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp; quy định về báo cáo tình hình an toàn hóa chất, tình hình thực hiện Kế hoạch, Biện pháp tại Điều 48 Thông tư số 28/2010/TT-BCT.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Website BCT;
- Lưu: VT, HC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Dương Quang

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY VÀ XÂY DỰNG

KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

 

 

I. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH

1. Kỹ thuật trình bày

a) Khổ giấy

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).

b) Kiểu trình bày

Kế hoạch được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4.

c) Định lề

- Lề trên: Canh lề trên từ 20 - 25 mm;

- Lề dưới: Canh lề dưới từ 20 mm;

- Lề trái: Canh lề trái từ 30 - 35 mm;

- Lề phải: Canh lề phải 20 mm;

- Phần Header: Bên trái ghi tên đơn vị, bên phải ghi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Phần Footer: Dùng Insert Page number, canh giữa dòng (ví dụ: Trang 2/7)

d) Phông chữ

- Dùng bộ font Unicode, tên font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng của trình soạn thảo Microsoft.

- Mật độ bình thường không nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ: Paragraph (Before: 6pt; After: 0pt; Line: single).

2. Cách trình bày nội dung Kế hoạch

- Nội dung Kế hoạch phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, không lạm dụng các chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong nội dung Kế hoạch. Trong Kế hoạch nếu có các thuật ngữ hoặc từ viết tắt thì phải có giải thích từ ngữ.

- Các tiểu mục được định dạng tự động, nhiều nhất gồm bốn chữ số. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục. Ví dụ: Nếu có tiểu mục 2.1.1 thì phải có 2.1.2;

- Hình vẽ, bản vẽ biểu mẫu trong Kế hoạch phải có chú thích hình, đánh số thứ tự. Hình ảnh phải rõ không được nén, kéo dãn quá quy định. Ví dụ: Hình 3.2: hình thứ 2 trong phần hoặc phần 3;

- Trang bìa sử dụng bìa cứng mạ vàng có gáy ghi tên đơn vị và năm. Bìa Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đóng bìa cứng màu xanh và chữ nhũ vàng (sau khi đã chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định). Gáy của cuốn Kế hoạch ghi tên của đơn vị và năm thực hiện;

- Trang 1: Tương tự như trang bìa, in giấy thường;

- Mục lục: Làm mục lục tự động trong Winword;

- Danh mục các bảng biểu;

- Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở sản xuất: In màu trên khổ giấy A3;

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất): In màu trên khổ giấy A3;

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian: In trên khổ giấy A3;

- Phụ lục (nếu có): Được trình bày trên các trang giấy riêng. Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ 2 phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiêu đề (tên) của phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

3. Bố cục, nội dung của Kế hoạch

Bố cục, nội dung của Kế hoạch như Mục II của Phụ lục này.

 

 

II. NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

 

MỞ ĐẦU

 

1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.

2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.

3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.

 

 

Phần thứ nhất

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

 

1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.

3. Công nghệ sản xuất.

4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm. Trường hợp các loại hóa chất trong dự án, cơ sở hóa chất đã có phiếu an toàn hóa chất hoặc đã được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở hóa chất có thể sử dụng phiếu an toàn hóa chất hoặc chứng nhận hoàn thành khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hóa chất.

5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;

- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.

6. Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.

7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.

 

Phần thứ hai

DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH

 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

 

1. Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao dộng dự kiến có mặt trong khu vực. Liệt kê các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất nguy hiểm có thể xảy ra tại từng điểm nguy cơ, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố.

2. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

 

Phần thứ ba

DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

1. Dự kiến diễn biến tình huống sự cố, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hóa chất nguy hiểm.

2. Phương án ứng phó đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.

 

Phần thứ tư

NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

 

1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

4. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

 

Phần thứ năm

PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

 

Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất được lập theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm các vấn đề sau:

1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.

2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

3. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

 

Phần thứ sáu

KẾT LUẬN

 

1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

 

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

 

1. Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.

2. Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).

3. Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

PHỤ LỤC 2

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
------------------

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

………, ngày …. tháng …. năm …..

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………

Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất: ……………………………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………….. Fax: ……………………. E-mail: …………………………………….

Đề nghị Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) thẩm định Kế hoạch.

Nếu được phê duyệt, doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số …/ …/TT-BCT ngày … tháng .... năm …. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xin gửi kèm theo đơn:

- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: (điền số lượng bản)

- Các tài liệu kèm theo (nếu có)./.

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)


 

PHỤ LỤC 3

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG
-----------------

Số: …./QĐ-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập hội đồng thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của …(1)

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số …/ …/TT-BCT ngày … tháng ... năm … của Bộ Công Thương quy định Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ...(1)... gồm các ông, bà có tên sau đây:

1.

2...

Điều 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định những nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do ... (1) đề nghị.

Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Cục trưởng Cục Hóa chất và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ….
- Lưu ….

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên dự án hoặc tên của doanh nghiệp

PHỤ LỤC 4

MẪU THÔNG BÁO KẾT LUẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
------------------

Số:      /TB-CHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …..

THÔNG BÁO

Kết luận thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ……………….. (1)

Ngày …. tháng …. năm …. Hội đồng thẩm định đã tổ chức thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của …..(1) với thành phần:

1.

2....

Sau khi thẩm định nội dung của Kế hoạch, xin thông báo kết quả thẩm định Kế hoạch như sau:

1. Thông tin chung về dự án, cơ sở hóa chất

- Dự án, cơ sở hóa chất: ……………………………………………………………..

- Chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất: ……………………………………………….

- Địa điểm xây dựng, hoạt động: ……………………………………………………

2. Kết quả thẩm định

- Số phiếu đồng ý thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung:

- Số phiếu đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:

- Số phiếu không đồng ý thông qua:

3. Kết luận

- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ……(1) đảm bảo hay không đảm bảo điều kiện để triển khai các công việc tiếp theo.

- Những lưu ý, yêu cầu đối với chủ đầu tư hoặc cơ sở hoạt động hóa chất (nếu có): …………../.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, …

CỤC TRƯỞNG

Ghi chú:

(1) Tên dự án hoặc tên của doanh nghiệp

PHỤ LỤC 5

MẪU BIÊN BẢN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN

Họp thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của …………………….(1)

Thời gian bắt đầu: …………………………………

Địa điểm: ……………………………

Thành phần tham dự: ………………………………

Chủ trì: ……………………………

Thư ký: (người ghi biên bản): ………………………………………..

Nội dung (theo diễn biến của cuộc họp thẩm định): ………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

Cuộc họp kết thúc vào ………. ngày ……. tháng ……….. năm …………/

THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên dự án hoặc tên của doanh nghiệp

PHỤ LỤC 6

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG
-----------------

Số:      /QĐ-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày … tháng … năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ……….. (1)

-------------------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số …/ …./TT-BCT ngày … tháng ... năm … của Bộ Công Thương quy định Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ….. (1) tại Công văn số … ngày … tháng … năm …;

Xét đề nghị của …………………………………………………………….. (1)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ……… (1)

Điều 2. (2) có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung trong Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thực hiện những yêu cầu bắt buộc sau đây:

1. …………………………………………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………………………………………

3. ………………………………………………………………………………………………….

Điều 3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và những yêu cầu bắt buộc quy định tại Điều 2 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác an toàn hóa chất và úng phó sự cố hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất hoặc tại nơi thực hiện dự án.

Điều 4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những thay đổi về nội dung của Kế hoạch đã được phê duyệt, (1) phải báo cáo để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch xem xét, quyết định.

Điều 5. Ủy quyền ……(2) thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch đã được phê duyệt và các yêu cầu quy định tại Điều 2 của Quyết định này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Cục trưởng Cục Hóa chất và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- ……
- Lưu: .…

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp.

(2) Cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát sau khi phê duyệt.

PHỤ LỤC 7

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.

2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Chương I

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

2. Công nghệ sản xuất.

3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

5. Các tài liệu kèm theo:

- Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

Chương II

DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH

 KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.

2. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

Chương III

BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.

3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

4. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở Phần II.

5. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

6. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất.

2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất:

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

(Nếu có)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

PHỤ LỤC 8

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
-----------

Số:    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

..…..(1), ngày … tháng … năm…

Kính gửi: Sở Công Thương …………

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………

Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất: ……………………………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………….. Fax: ……………………. E-mail: …………………………………….

Đề nghị ……………..…(2) xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Sau khi được xác nhận, doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số ..... /…./TT-BCT ngày ….. tháng .... năm ….. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xin gửi kèm theo đơn:

- Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất: (số lượng bản)

- Các tài liệu kèm theo (nếu có)./.

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Tên Cơ quan xác nhận Biện pháp

PHỤ LỤC 9

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

UBND………
SỞ CÔNG THƯƠNG
----------------

Số:       /………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Thời gian: ……………………………………………………………………………

Địa điểm: ……………………………………………………………………………

Thành phần tham dự: ……………………………………………………………………………

Chủ trì: ……………………………………………………………………………

Thư ký: ……………………………………………………………………………

Nội dung kiểm tra: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Buổi kiểm tra kết thúc vào ………. ngày ……… tháng ……… năm ………../.

THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên

TRƯỞNG ĐOÀN
(Chữ ký)
Họ và tên


 

PHỤ LỤC 10

MẪU XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

UBND ….
SỞ CÔNG THƯƠNG
-----------------

Số: ……./XN-SCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

(1)………., ngày    tháng   năm …..

XÁC NHẬN

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của …… (2)

Sở Công Thương (3) xác nhận:

Dự án hoặc cơ sở hóa chất ……. (2),

Địa chỉ trụ sở chính …………., điện thoại ………………….., fax ………………….……

Đã xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ừng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số …../ ……../TT-BCT ngày …. tháng .... năm .... của Bộ Công Thương quy định Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận./.

Nơi nhận:
- Tên doanh nghiệp;
- Lưu: VT, …

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Tên cụ thể của dự án hoặc cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm.

(3) Tên cụ thể của Sở Công Thương

PHỤ LỤC 11

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT (DÀNH CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
------------------

Số: …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

(1)………., ngày    tháng   năm …..

Kính gửi: ……………………………. (2)

Thực hiện quy định của Thông tư số ......./…./TT-BCT ngày …. tháng .... năm …. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, Công ty .... báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:

Phần I

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:                                                                           Fax:

3. Loại hình hoạt động:

Sản xuất □;            Cất giữ □;              Sử dụng □;              Kinh doanh □;

4. Hóa chất hoạt động tại cơ sở:

TT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

Tên thương mại

Trạng thái vật lý

Khối lượng hóa chất (trong năm)

Xếp loại nguy hiểm

Mục đích hoạt động

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG

TT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

Loại thiết bị (bồn chứa/thiết bị công nghệ/vận chuyển)

Điều kiện công nghệ

Trạng thái lắp đặt

Dung lượng chứa tổi đa
(m3)

Phương pháp điều khiển công nghệ

Nhiệt độ
(°C)

Áp suất
(atm)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III

BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG

TT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

A

B

C

D

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

Phần IV

TÌNH HÌNH TAI NẠN, SỰ CỐ

TT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

Vị trí thiết bị xảy ra sự cố

Hậu quả

Phạm vi ảnh hưởng

Nguyên nhân (vận hành/thiết bị)

Tình trạng khắc phục

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

Phần V

ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH TRẠNG AN TOÀN HÓA CHẤT

1. Đánh giá chung về mức độ an toàn

2. Những bộ phận, thiết bị cần tập trung giám sát

STT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

Vị trí/thiết bị

Điểm giám sát

Biện pháp, phương tiện giám sát

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

3. Những bộ phận, thiết bị cần bổ sung các biện pháp an toàn

STT

Tên hóa chất tiếng Việt

Mã số CAS

Vị trí/thiết bị

Điểm bổ sung

Biện pháp, phương tiện bổ sung

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

4. Kiến nghị:

Hướng dẫn:

1. Khoản 4, phần I: Tại một cơ sở hoạt động hóa chất có thể tồn tại cùng lúc nhiều loại hóa chất nguy hiểm khác nhau, mỗi loại hóa chất được kế toán khai trên từng dòng theo số thứ tự. Mẫu báo cáo giả định chỉ có 5 loại hóa chất, nếu có nhiều hơn, cơ sở hoạt động hóa chất bổ sung thêm dòng kê khai.

2. Cột “Xếp loại nguy hiểm” tại mục 4, Phần I ghi tính chất nguy hiểm chính của hóa chất. Nếu có thông tin, có thể ghi bổ sung ký tự xếp loại nguy hiểm của EU, chỉ số nguy hiểm UN...

3. Cột “Trạng thái lắp đặt” ghi đặc điểm thiết bị đặt trên cao, đặt nổi trên mặt hoặc ngầm thuộc loại cố định hay di động.

4. Cột “Dung lượng chứa tối đa” được hiểu là:

- đối với thiết bị chứa là dung tích chứa hóa chất của nhà sản xuất

- đối với thiết bị sản xuất, dung tích là công suất theo thiết kế

5. Cột “Phương pháp điều khiển công nghệ” ghi “TD” nếu điều khiển tự động; “BTD” nếu điều khiển bán tự động; “BT” nếu điều khiển thủ công. Trường hợp thiết bị kết hợp nhiều dạng điều khiển, ghi đầy đủ các dạng điều khiển.

6. Ký hiệu chữ cái ở phần III quy định như sau:

A. Hệ thống quản lý an toàn hóa chất gồm các cá nhân có trách nhiệm từ vị trí vận hành đến trưởng bộ phận vận hành, người đứng đầu cơ sở.

B. Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Phụ lục 17 của Thông tư 28/2010/TT-BCT.

C. Chứng nhận kiểm định thiết bị (nếu có)

D. Quy trình vận hành do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.

E. Quy trình xử lý sự cố thiết bị do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.

G. Kế hoạch phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất.

H. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị, nhà xưởng.

I. Thiết bị giám sát môi trường lao động.

K. Thiết bị vệ sinh lao động (thông gió, khử độc, hút độc, xử lý khí, giảm nhiệt độ...)

L. Thiết bị khống chế công nghệ.

M. Thiết bị bảo vệ chống quá áp, quá nhiệt, quá tải, tràn đổ, chống sét, tĩnh điện.

N. Biện pháp hạn chế thời gian tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân.

O. Tổ chức huấn luyện.

P. Tổ chức diễn tập định kỳ tình huống khẩn cấp.

Q. Phương án tiêu hủy an toàn hóa chất do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ sở hoạt động hóa chất đã thực hiện các biện pháp an toàn tương ứng với ký hiệu chữ cái nói trên đánh dấu vào ô tương ứng ở phần III, Phụ lục này.

PHỤ LỤC 12

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP (DÀNH CHO SỞ CÔNG THƯƠNG)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

UBND ….
SỞ CÔNG THƯƠNG
----------------

Số: …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

………., ngày    tháng   năm …..

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp năm …

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)

Thực hiện quy định của Thông tư số …/ …/TT-BCT ngày…. tháng .... năm….. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, Sở Công Thương .... (1) báo cáo tình hình thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc địa bàn quản lý như sau:

1. Tình hình xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

- Số đơn vị đề nghị xác nhận Biện pháp (danh sách kèm theo):

- Số đơn vị được xác nhận Biện pháp (danh sách kèm theo):

2. Tình hình an toàn hóa chất

- Số vụ sự cố hóa chất:

- Thiết hại về người: số người chết: ………..; số người bị thương: ……………

- Thiệt hại về tài sản: ước tính.

3. Tình hình giám sát, kiểm tra

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn hóa chất (danh sách kèm theo):

- Số đơn vị bị xử phạt về an toàn hóa chất (danh sách kèm theo):

4. Báo cáo cụ thể các sự cố hóa chất nghiêm trọng

(Các sự cố gây chết người hoặc gây thương tật không thể phục hồi với nạn nhân hoặc gây thiệt hại kinh tế ước tính trên 1.000.000.000 đồng)./.

Nơi nhận:
- Tên doanh nghiệp;
- Lưu: VT, …

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Circular No. 20/2013/TT-BCT dated August 05, 2013 of the Ministry of Industry and Trade promulgating plans and measures for chemical incident prevention in industry

Pursuant to the Chemical Law dated November 21, 2007 ;

Pursuant to the Decree No.108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Chemical Law; the Decree No. 26/2011/ND-CP of April 8, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 108/2008/ ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Chemical Law;

Pursuant to the  Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

The Minister of Industry and Trade stipulates the plan and measures for prevention and response against chemical incidents in industry as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular stipulates the formulation, appraisal, approval and implementation of the chemical incident prevention and response plan (hereinafter abbreviated to the Plan); stipulated the formulation, confirmation and execution of the measures for prevention and response against chemical incidents (hereinafter abbreviated to measures) in industry.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations and individuals producing, trading, storing and using dangerous chemicals in industry and other relevant agencies, organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms will be construed as follows:

The maximum storage volume of a chemical type means the maximum volume of that chemical stored at a time by facilities of production, business, storage or use.

Article 4. Dangerous chemical list requiring plan and measure for prevention and response against chemical incidents

List of dangerous chemicals must formulate plan and measure for prevention and response against chemical incidents includes lists prescribed in Annex IV and Annex VII of the Government’s Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 08, 2011, amending and supplementing a number of Articles of the Government’s Decree No. 108/2008//ND-CP dated October 07, 2008, detailing and guiding implementation of a number of the Chemical Law.

Chapter 2.

PLAN FOR CHEMICAL INCIDENT PREVENTION AND RESPONSE

Article 5. Plan’s cases

1. Projects investing in production, storage and use of dangerous chemicals (hereinafter abbreviated to chemical projects) with the maximum chemical storage volume at a time more than or equal to the threshold prescribed in Annex IV of the Decree No. 26/2011/ND-CP must formulate Plan before the project officially operates.

2. The facilities of dangerous chemical production, trading, storage and use (hereinafter abbreviated to chemical facilities) with the maximum chemical storage volume at a time more than or equal to the threshold prescribed in Annex IV of the Decree No. 26/2011/ND-CP.

3. The chemical projects and chemical facilities that change the production capacity, storage volume, scale or change quantity, kinds of chemicals with the maximum chemical storage volume at a time more than or equal to the threshold prescribed in Annex IV of the Decree No. 26/2011/ND-CP.

4. The chemical projects and chemical facilities have dangerous chemicals under the list of chemicals that must formulate Plan and have chemicals under the list that must formulate Measures, must formulate Plan for all those chemicals and not required to formulate Measures.

Article 6. Plan’s contents

Method of expression, layout, content of Plan made according to form in Annex 1 enclosed with this Circular.

Article 7. Dossier for Plan’s appraisal and approval

1. Dossier for Plan’s appraisal and approval includes:

a) A request official dispatch of organization or individual: made according to form in Annex 2 enclosed with this Circular;

b) Plan including 12 (twelve) copies, in case if this quantity needs be more, organization or individual must supply additionally at the request of the appraisal agency.

c) Report on feasibility research, or the economic - technical Report on works construction, or plan on production and business includes 01 (one) copy certified by chemical facility or chemical project;

d) Other documents enclosed (if any).

2. Organization or individual may, directly or through post office, submit dossier requesting for Plan appraisal and approval at the Vietnam Chemicals Agency.

Article 8. Plan’s appraisal

1. Appraisal’s organization

The Plan appraisal is performed through the appraisal Council. The Ministry of Industry and Trade is agency competent to approve the Plan. The Vietnam Chemical Agency shall receive dossier, propose establishment of the appraisal Council and submit to leader of Ministry for consideration and decision. Form of Decision on establishment of the appraisal Council prescribed in Annex 3 enclosed with this Circular.

2. Appraisal’s time limit

a) Time limit of appraisal, approval of Plan as prescribed in Clause 3 Article 40 of the Chemical Law is 30 (thirty) days, after the receiving-dossier agency has received fully a valid dossier as prescribed in Clause 1 Article 7 of this Circular;

b) Time limit of Plan appraisal prescribed in point a this Clause excludes time for organization or individual to complete dossier as prescribed in point a Clause 3 of this Article and time for amending, supplementing Plan according to opinion of the appraisal Council.

3. Appraisal’s process

a) Within 05 (five) days, after receiving dossier, the Vietnam Chemical Agency must notify in writing to organization or individual about insufficient contents or documents and time limit for completing dossier if dossier is insufficient or invalid.

b) After receiving fully valid dossier, the Vietnam Chemical Agency shall propose for establishment of the appraisal Council and submit to leader of the Ministry for consideration and decision. The Vietnam Chemical Agency shall notify to members of the appraisal Council, organization or individual formulating Plan about time of appraisal;

c) Within 07 (seven) working days, after ending meeting of the appraisal Council, the Vietnam Chemical Agency shall notify organization or individual formulating Plan about the appraisal’s conclusions. Form of notification about the appraisal’s conclusions prescribed in Annex 4 enclosed with this Circular;

d) On the basis of notification about the appraisal’s conclusions, organization or individual shall implement one of following affairs: Rebuilding the Plan in case where the Plan fails to be approved and submit it to the Vietnam Chemical Agency for appraisal. Procedures for and time limit of appraisal shall perform like as the Plan appraisal at the first time; revising the Plan in case where the Plan is approved and provided that it must be revised and supplemented and submitted to the Vietnam Chemical Agency enclosed with written explanation for revised and supplemented contents under the notification about the appraisal’s conclusion;

e) Within 07 (seven) working days, after receiving the revised and supplemented Plan enclosed with a written explanation, the Vietnam Chemical Agency shall submit to leader of the Ministry for consideration and approval if the revised and supplemented Plan meets requirements of the appraisal Council or reply in writing in case of not yet approving and requiring for amendment or supplementation if the Plan not yet met requirement of the appraisal Council.

Article 9. Plan Appraisal Council’s organization and operation

1. Members of the appraisal Council include representatives of: The Ministry of Industry and Trade; the provincial Departments of Industry and Trade; state management agencies of fire fighting and prevention; the environmental state management agencies; the management board of economical zones, industrial zones, high technology parks, export and processing zones, industrial clusters (if any) in places performing projects or places where the organization or individual of production, trading, use conducts storage or use of chemicals, and experts.

2. The organizational structure of the appraisal Council: President of Council, Deputy President of Council, Reviewers and Members. Total members of the appraisal Council will be 07 (seven) persons minimally, and 09 (nine) persons maximally.

3. The appraisal Council shall conduct actual inspection, assessment, appraisal for the Plan and take responsibility for the appraisal conclusions.

4. The appraisal Council operates under the principle of collective and direct discussion among members in Council and between Council with organization or individual formulating Plan. Form of the meeting minutes of the appraisal Council prescribed in Annex 5 enclosed with this Circular.

The appraisal Council terminated operation and self-dissolves after the Plan is approved.

5. The appraisal Council only conducts meetings when there are participations of at least 2/3 (two-thirds) members of Council, in which the presences of President or Deputy President and at least 01 (one) reviewer are required. Only members participating in meetings of the appraisal Council are eligible for participating in voting to approve the Plan. Members of the appraisal Council who fail to participate in the appraisal meetings must send their written opinions to President of Council.

6. The president of appraisal Council concludes the Plan appraisal according to the following principles:

a) The Plan will be approved without revising, supplementing if all members of the Council participating in meeting agree for approval;

b) The Plan will be approved and provided that it must be revised, supplemented if at least 2/3 (two-thirds) members of Council participating the meeting agree approval or approval with conditions in which it must be revised, supplemented;

c) The Plan will not be approved if more than 1/3 (one-third) members of the Council participating in meeting disagree for approval.

Article 10. Plan’s approval

1. Organization or individual formulating the Plan send to the Vietnam Chemical Agency 07 (seven) copies of Plan approved and affix with an integrity seal between the pages prescribed in points a, b Clause 6 Article 9 of this Circular.

2. The Vietnam Chemical Agency shall submit to leader of Ministry for consideration and approval for the Plan. Form of Decision on approving the Plan prescribed in Annex 6 enclosed with this Circular;

3. On the basis of the approved Plan, the Ministry of Industry and Trade shall assign task for the Vietnam Chemical Agency to authenticated on the sub-cover page of the Plan and send Decision on approval enclosed with the Plan to organization or individual formulating the Plan, agency or unit where project is performed or the place where the chemical facility is situated, including: The provincial Departments of Industry and Trade; state management agencies of fire fighting and prevention at provincial level; the environmental state management agencies at provincial level; district People’s Committees, the management board of industrial zones, export and processing zones, economical zones (if any).

Article 11. Plan’s implementation

1. In the course of producing, trading, using and storing dangerous chemicals, organizations and individuals must ensure in accordance with requirements set out at the approved Plan.

2. The approved Plan must be archived at the chemical facility and considered as basis for organizations or individuals to control safety at the chemical facility.

3. Annually the chemical facilities must organize maneuvers to respond chemical incidents built in Plan with witness of representative of the Ministry of Industry and Trade, or provincial Departments of Industry and Trade.

4. If there are changes in the course of investment and operation that change contents approved in Plan, organizations and individuals must send report to the Vietnam Chemical Agency for research and submission to leader of Ministry for consideration and decision.

Chapter 3.

PREVENTION AND RESPONSE MEASURES FOR CHEMICAL INCIDENTS

Article 12. Cases requiring measures

1. Chemical projects with the maximum chemical storage volume at a time less than the limitation volume prescribed in Annex VII of the Decree No. 26/2011/ND-CP must formulate Measures before the project officially operates.

2. Chemical facilities with the maximum chemical storage volume at a time less than the limitation volume prescribed in Annex VII of the Decree No. 26/2011/ND-CP.

3. Chemicals that have yet not had the limitation volume prescribed in Annex VII of the Decree No. 26/2011/ND-CP must formulate Measures.

Article 13. Measure’s contents

Layout, content of measures prescribed in Annex 7 enclosed with this Circular.

Article 14. Measure’s certification agencies

The Departments of Industry and Trade of provinces and central-affiliated cities are agencies certifying the Measures for chemical projects and facilities in localities under their management.

Article 15. Measure’s certification dossiers

1. Dossier requesting for certifying the Measures includes documents specified in Clause 6 Article 1 of the Decree No. 26/2011/ND-CP, specified as follows:

a) A request official dispatch of organization or individual: made according to form in Annex 8 enclosed with this Circular;

b) Measures including 05 (five) copies, in case if this quantity needs be more, organization or individual must supply additionally at the request of the appraisal agency.

c) Report on feasibility research, or the economic - technical Report on works construction, or plan on production and business includes 01 (one) copy certified by chemical facility or chemical project;

d) Other documents enclosed (if any).

2. Organization or individual may, directly or through post office, submit dossier requesting for Measures appraisal at the provincial Department of Industry and Trade.

Article 16. Measure’s certification

1. Time limit of certifying the measures not more than 20 (twenty) working days, after organization or individual submit fully valid dossier as prescribed in Clause 1 Article 15 of this Circular.

2. Within 04 (four) days, after receiving dossier, the provincial Departments of Industry and Trade must notify in writing organization or individual about insufficient contents or documents and time limit for completing dossier if dossier is insufficient or invalid.

3. Time limit of certifying Measures prescribed in Clause 1 of this Article excludes time for organization or individual to complete dossier as prescribed in Clause 2 of this Article.

4. In case where dossier requesting for certifying the Measures is unsatisfactory, the provincial Departments of Industry and Trade shall notify in writing organizations and individuals, in which clearly stating contents need be revised or supplemented, and time limit for completion.

5. The provincial Departments of Industry and Trade shall organize actual inspection at chemical projects or facilities; consider, assess and certify the Measures; quantity of members of inspection team may be 03 (three) to 05 (five) persons. Form of the inspection minutes prescribed in Annex 9, form of document certifying the Measures prescribed in Annex 10 enclosed with this Circular.

Article 17. Measure’s implementation

1. In the course of producing, trading, using and storing dangerous chemicals, organizations and individuals must ensure in accordance with requirements set out at the certified Measures.

2. The certified Measures must be archived at the chemical facility and considered as basis for organizations or individuals to control safety at the chemical facility.

3. If there are changes in the course of investment and operation that change contents set out in the certified Measures, organizations and individuals must send report to the provincial Departments of Industry and Trade for consideration and decision.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Implementation responsibilities

1. The Vietnam Chemical Agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial Departments of Industry and Trade in disseminating, guiding, monitoring and examining implementation of this Circular.

2. Organizations and individuals having chemical projects, chemical facilities shall abide by, comply with formulation of the Plan or the Measures for prevention and response against chemical incidents as prescribed in this Circular; ensure proper implementation of contents stated in the approved Plan or certified Measures; comply with regulation on reporting regime, and receive examination, inspection of competent agencies relating to implementation of Plan or Measures.

Article 19. Reporting regime

1. Chemical facilities make report on implementation of Plan and send it to the Ministry of Industry and Trade (the Vietnam Chemical Agency); send report on implementation of Measures to the provincial Departments of Industry and Trade before January 15, annually. Form of report on implementation of Plan or Measures prescribed in Annex 11 enclosed with this Circular.

2. The provincial Departments of Industry and Trade shall make general report on implementation of Measures in localities under their management and send it to the Ministry of Industry and Trade (the Vietnam Chemical Agency) before January 31, annually. Form of general report on implementation of Measures prescribed in Annex 12 enclosed with this Circular.

Article 20. Transitional provisions

1. The chemical projects that conducted investment, construction of works; the chemical facilities that are operating before the effective date of this Circular, must formulate Plan and send to the Ministry of Industry and Trade for appraisal before December 31, 2014.

2. The chemical projects that conducted investment, construction of works; the chemical facilities that are operating before the effective date of this Circular, must formulate Measures and send to the provincial Departments of Industry and Trade for certifying before December 31, 2014.

3. The chemical projects under group C that must formulate Plan as prescribed in Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 of the Ministry of Industry and Trade, specifying a number of Article of the Chemical Law and the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008, detailing and guiding implementation a number of Articles of the Chemical Law, and have been approved by the provincial Departments of Industry and Trade before the effective date of this Circular must do dossier requesting the Ministry of Industry and Trade for appraising and re-approving the Plan.

Article 21. Implementation effect

1. This Circular takes effect on October 15, 2013.

2. This Circular replaces: Chapter V on Measures and Plan for prevention and response against chemical incidents in industry; provisions on report on chemical safety status, implementation of Plan, Measures at Article 48 of the Circular No. 28/2010/TT-BCT.

3. In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Industry and Trade for suitable amendment and supplementation.

For the Minister of Industry and Trade

Deputy Minister

Le Duong Quang

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 20/2013/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất