Thông tư 06/2013/TT-BCT quy hoạch phát triển điện gió

thuộc tính Thông tư 06/2013/TT-BCT

Thông tư 06/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2013/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Dương Quang
Ngày ban hành:08/03/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định nội dung và thủ tục quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh

Ngày 08/03/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 06/2013/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió.
Nhằm xác định tổng tiềm năng điện gió kỹ thuật và tài chính, phân bố tiềm năng gió tại các khu vực trên phạm vi trên toàn tỉnh, Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập quy hoạch phát triển điện gió, với các nội dung chính như sau: Tổng quan về tình hình phát triển điện gió của Việt Nam và tỉnh; đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh; hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện và lưới điện trên địa bàn tỉnh; phương án đầu nối vào hệ thống điện quốc gia; đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió; các giải pháp và cơ chế chính sách…
Sở Công Thương được giao trách nhiệm lập đề cương chi tiết dựa trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách bố trí cho công tác quy hoạch và tiến hành lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực để giao lập quy hoạch. Sau đó, tổ chức tư vấn được chọn tiến hành lập Đề án quy hoạch theo đúng đề cương đã được duyệt và thời hạn được giao; Sở Công Thương phải chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan liên quan đến Đề án quy hoạch.
Tổng cục Năng lượng là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định Đề án quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục Năng lượng có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện phục vụ cho công tác thẩm định. Đồng thời, Tổng cục Năng lượng phải gửi văn bản xin ý kiến về nội dung Đề án quy hoạch này tới các cơ quan và địa phương có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2013.

Xem chi tiết Thông tư06/2013/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
BỘ CÔNG THƯƠNG
-----------------
Số: 06/2013/TT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày  08  tháng  3   năm 2013
 

 THÔNG TƯ

Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định

và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió

------------------

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiềm năng điện gió lý thuyết là tiềm năng điện gió được xác định với vận tốc gió từ 6,0 m/s trở lên tại độ cao 80 m.
2. Tiềm năng điện gió kỹ thuật là tiềm năng điện gió có thể triển khai xây dựng và vận hành dự án điện gió với điều kiện kỹ thuật và công nghệ hiện tại.
3. Tiềm năng điện gió tài chính là tiềm năng điện gió có thể triển khai khai thác dự án hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Chương II
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ QUỐC GIA
Điều 3. Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia là Đề án quy hoạch nhằm xác định tổng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật trên phạm vi cả nước, phân bố tiềm năng gió theo các vùng hoặc tỉnh trong từng giai đoạn đầu tư xây dựng đến năm 2020, có xét đến năm 2030.      
Điều 4. Nội dung quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
1. Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia (sau đây gọi là Đề án quy hoạch) bao gồm những nội dung chính sau đây: 
a) Tổng quan về tình hình phát triển điện gió trên thế giới và Việt Nam: Hiện trạng khai thác, cung ứng và sử dụng; Xu hướng phát triển; Biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển; Thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng điện gió hiện có ở Việt Nam.
b) Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
c) Hiện trạng và quy hoạch phát triển lưới điện Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030.
d) Xác định tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật, khả năng khai thác nguồn năng lượng gió của Việt Nam.
đ) Danh mục vùng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật.
e) Chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và tài chính cho phát triển điện gió.
g) Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió.
h) Các giải pháp và cơ chế chính sách.
i) Kết luận và kiến nghị.
2. Nội dung chi tiết của quy hoạch phát triển điện gió quốc gia quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục lập và trình thẩm định quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
1. Lập đề cương chi tiết và lựa chọn tư vấn
a) Trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách cho việc lập quy hoạch phát triển điện gió quốc gia, Tổng cục Năng lượng lập đề cương chi tiết, dự toán kinh phí, kế hoạch xây dựng Đề án quy hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;
b) Tổng cục Năng lượng lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực theo quy định hiện hành để giao lập Đề án quy hoạch theo đề cương và dự toán kinh phí được duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
2. Lập và trình thẩm định quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
a) Tổ chức tư vấn được chọn tiến hành lập quy hoạch phát triển điện gió quốc gia theo đúng đề cương đã được duyệt và thời hạn được giao;
b) Trong quá trình lập Đề án quy hoạch, tổ chức tư vấn phải thực hiện các bước báo cáo trung gian để lấy ý kiến các cơ quan liên quan và hoàn chỉnh Đề án quy hoạch;
c) Sau khi hoàn thành Đề án quy hoạch, tổ chức tư vấn trình Tổng cục Năng lượng Hồ sơ trình thẩm định Đề án quy hoạch.
d) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch phát triển điện gió quốc gia gồm:
- Mười lăm (15) bộ Đề án quy hoạch và một (01) CD/DVD/USB chứa file báo cáo Đề án quy hoạch và các tài liệu kèm theo (số liệu đo gió đầy đủ được sử dụng để xây dựng Đề án quy hoạch, các tài liệu có liên quan khác).
- Mười lăm (15) bản báo cáo tóm tắt Đề án quy hoạch.
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
1. Thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió quốc gia
a) Tổng cục Năng lượng chịu trách nhiệm thẩm định Đề án quy hoạch trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Năng lượng có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện phục vụ công tác thẩm định;
            b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Năng lượng phải gửi văn bản xin ý kiến về nội dung Đề án quy hoạch tới các cơ quan và địa phương có liên quan;
            c) Các cơ quan và địa phương được xin ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu và có văn bản trả lời gửi Tổng cục Năng lượng trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến về Đề án quy hoạch;
            d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan và địa phương có liên quan, Tổng cục Năng lượng hoàn chỉnh báo cáo thẩm định Đề án quy hoạch trình Bộ trưởng Bộ Công Thương;
            đ) Trường hợp Đề án quy hoạch cần bổ sung, hiệu chỉnh, Tổng cục Năng lượng có văn bản chi tiết yêu cầu tổ chức tư vấn bổ sung, hiệu chỉnh Đề án quy hoạch. Trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh, tổ chức tư vấn phải hoàn thiện Đề án quy hoạch theo yêu cầu trình Tổng cục Năng lượng;
e) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được Đề án quy hoạch đã được hoàn chỉnh, Tổng cục Năng lượng báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
g) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm:
- Tờ trình phê duyệt quy hoạch.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Đề án quy hoạch hoàn chỉnh.
- Báo cáo tóm tắt của Đề án quy hoạch.
- Văn bản góp ý của các cơ quan, địa phương có liên quan.
- Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, địa phương có liên quan.
2. Tổng cục Năng lượng chịu trách nhiệm công bố quy hoạch phát triển điện gió quốc gia trên Công báo và website của Tổng cục Năng lượng.
3. Kinh phí thẩm định và công bố quy hoạch phát triển điện gió quốc gia được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển điện gió quốc gia.
Chương III
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ CẤP TỈNH
Điều 7. Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh) là Đề án quy hoạch nhằm xác định tổng tiềm năng điện gió kỹ thuật và tài chính, phân bố tiềm năng gió tại các khu vực trên phạm vi toàn tỉnh.
Điều 8. Nội dung quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
1. Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh (sau đây gọi là Đề án quy hoạch) gồm những nội dung chính sau đây: 
a) Tổng quan về tình hình phát triển điện gió tại Việt Nam và của tỉnh.
b) Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện và lưới điện trên địa bàn tỉnh.
d) Xác định tiềm năng điện gió kỹ thuật và tài chính và khả năng khai thác nguồn năng lượng gió của tỉnh.
đ) Quy hoạch khu vực cho phát triển điện gió và Danh mục các dự án điện gió: Diện tích và ranh giới các khu vực cho phát triển điện gió; quy mô công suất của các dự án điện gió.
e) Phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
g) Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả tài chính của dự án.
h) Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió.
i) Các giải pháp và cơ chế chính sách.
k) Kết luận và kiến nghị.
2. Nội dung chi tiết của quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trình tự và thủ tục lập và trình quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
1. Lập đề cương chi tiết và lựa chọn tư vấn
a) Trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách bố trí cho công tác quy hoạch, Sở Công Thương chịu trách nhiệm lập đề cương chi tiết và dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt;
b) Sở Công Thương lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực để giao lập quy hoạch trên cơ sở đề cương và dự toán được duyệt và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Lập và trình quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
a) Tổ chức tư vấn được chọn tiến hành lập Đề án quy hoạch theo đúng đề cương đã được duyệt và thời hạn được giao;
b) Trong quá trình lập Đề án quy hoạch, tổ chức tư vấn phải thực hiện các bước báo cáo trung gian để lấy ý kiến các cơ quan liên quan và hoàn chỉnh Đề án quy hoạch;
c) Sở Công Thương chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan liên quan, Công ty điện lực tỉnh và Tổng Công ty điện lực miền có liên quan đến Đề án quy hoạch. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến, các cơ quan, đơn vị được xin ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, góp ý bằng văn bản gửi Sở Công Thương và tổ chức tư vấn lập Đề án quy hoạch;
d) Hồ sơ trình Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh bao gồm:
- Tờ trình phê duyệt quy hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Mười (10) bộ Đề án quy hoạch hoàn chỉnh và một (01) CD/USB chứa file báo cáo Đề án Quy hoạch và các tài liệu kèm theo (Thuyết minh, Phụ lục, dữ liệu, số liệu, ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan và các tài liệu tham chiếu khác).
-  Mười (10) bộ báo cáo tóm tắt của Đề án quy hoạch.
- Văn bản góp ý, kiến nghị của các cơ quan có liên quan.
- Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan.
Điều 10. Thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
1. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh
a) Tổng cục Năng lượng chịu trách nhiệm thẩm định Đề án quy hoạch trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Năng lượng có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện phục vụ công tác thẩm định;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Năng lượng phải gửi văn bản xin ý kiến về nội dung Đề án quy hoạch tới các cơ quan và địa phương có liên quan;
c) Các cơ quan và địa phương được xin ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu và có văn bản trả lời gửi Tổng cục Năng lượng trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến về Đề án quy hoạch;
d) Sau khi nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Tổng cục Năng lượng hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt;
đ) Trường hợp Đề án quy hoạch cần bổ sung, hiệu chỉnh, trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Năng lượng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức tư vấn sửa đổi, bổ sung Đề án quy hoạch;
e) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ khi nhận được Đề án quy hoạch hoàn chỉnh, Tổng cục Năng lượng hoàn thành báo cáo thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án quy hoạch.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh trên website của tỉnh.
3. Kinh phí thẩm định và công bố quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương từng thời kỳ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Năng lượng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Tổng cục Năng lương phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan xem xét và đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, giám sát, kiểm tra việc hoạt động phát triển các dự án điện gió tại địa phương theo quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh được phê duyệt.  
Điều 12. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các dự án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán lập Đề án quy hoạch trước ngày Thông tư có hiệu lực và đã ký kết hợp đồng thuê tư vấn, thì dự án quy hoạch thực hiện theo quyết định đã được phê duyệt.
2. Trường hợp đề cương quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa ký kết hợp đồng thuê tư vấn lập quy hoạch, thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  01    tháng   5   năm 2013./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân TC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Website Tổng cục Năng lượng;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW);
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Lưu VT, TCNL, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Đã ký

 



Lê Dương Quang

Phụ lục 1

NỘI DUNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06 /2013/TT-BCT
ngày
08 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

A. Phần thuyết minh

Chương 1. Tổng quan về tình hình phát triển điện gió trên thế giới và Việt Nam

1.1. Hiện trạng khai thác, cung ứng và sử dụng

1.2. Công nghệ và xu hướng phát triển năng lượng gió

1.3. Các chính sách vùng và quốc gia liên quan đến phát triển điện gió

1.4. Thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng điện gió hiện có ở Việt Nam

1.5. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch

1.6. Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió hiện hành

Chương 2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam

2.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

2.1.2. Đặc điểm địa hình

2.1.3. Điều kiện khí tượng

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội

2.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, có xét đến năm 2030

2.3. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Chương 3. Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030

3.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện quốc gia

3.2. Hiện trạng tiêu thụ điện

3.3. Hiện trạng tỷ lệ nguồn điện gió 

3.4. Nhu cầu phụ tải điện quốc gia

3.5. Phương hướng phát triển nguồn điện quốc gia đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và hạn chế đến việc phát triển điện gió hiện nay.

Chương 4. Xác định tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật, khả năng khai thác nguồn năng lượng gió của Việt Nam

4.1. Các số liệu đầu vào.

4.2. Phương pháp xử lý số liệu.

4.3. Các kết quả chính.

4.4. Đặc điểm của gió.

4.5. Tiêu chí xác định tên vùng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật 

4.6. Xác định sơ bộ các khu vực phù hợp cho phát triển điện gió

4.7. Đánh giá lại tiềm năng gió lý thuyết theo số liệu quan trắc.

4.8. Tiềm năng gió kỹ thuật

4.9. Bản đồ atlas gió ứng với các độ cao điển hình

Chương 5. Danh mục vùng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật

5.1. Phân loại vùng phát triển điện gió

5.2. Xếp loại sơ bộ vùng có tiềm năng gió và xếp loại theo tiêu chí tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật

5.3. Xác định và phân loại các vùng có khả năng phát triển điện gió

5.4. Phân loại vùng có tiềm năng phát triển điện gió

Chương 6. Chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và tài chính cho phát triển điện gió

6.1. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật điện gió

6.2. Xác định các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cho các dự án điện gió

6.3. Xác định trợ giá điện gió theo từng giai đoạn 5 năm

Chương 7. Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió

7.1. Đánh giá các ảnh hưởng việc sử dụng đất.

7.2. Tái định cư.

7.3. Đánh giá tác động môi trường.

7.4. Kết luận

Chương 8. Các giải pháp và cơ chế chính sách

8.1. Các giải pháp chủ yếu về vốn, thủ tục

8.2. Các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển điện gió.

8.3. Tổ chức thực hiện.

Chương 9. Kết luận và kiến nghị

B. Các phụ lục, bản vẽ và bản đồ

Phụ lục 2

NỘI DUNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06 /2013/TT-BCT
ngày
08 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

A. Phần thuyết minh

Chương 1. Tổng quan về tình hình phát triển điện gió tại Việt Nam và của tỉnh

1.1. Công nghệ và xu hướng phát triển năng lượng gió

1.2. Các chính sách vùng và quốc gia liên quan đến phát triển điện gió

1.3. Thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng gió hiện có ở Việt Nam

1.4. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch

1.5. Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió

Chương 2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh

2.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

2.1.2. Đặc điểm địa hình

2.1.3. Đặc điểm sông ngòi

2.1.4. Điều kiện khí tượng

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội

2.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

2.3. Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất

Chương 3. Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện và lưới điện trên địa bàn tỉnh

3.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện tỉnh

3.2. Nhu cầu phụ tải điện tỉnh

3.3. Kế hoạch phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh trong 10 năm và 20 năm tới.

Chương 4. Xác định tiềm năng điện gió kỹ thuật và tài chính và khả năng khai thác nguồn năng lượng gió của tỉnh

4.1. Các số liệu đầu vào.

4.2. Phương pháp xử lý số liệu.

4.3. Các kết quả chính.

4.4. Đặc điểm của gió.

4.5. Bản đồ atlas gió ứng với các độ cao điển hình

4.6. Xác định các khu vực có tiềm năng gió cho phát triển điện gió

4.7. Đánh giá lại tiềm năng gió lý thuyết theo số liệu quan trắc.

4.8. Xác định công suất điện gió lý thuyết, kỹ thuật và tài chính theo từng vùng

Chương 5. Quy hoạch khu vực cho phát triển điện gió và Danh mục các dự án điện gió giai đoạn đến năm 2020 có xét đến năm 2030: Diện tích và ranh giới các khu vực cho phát triển các dự án điện gió; quy mô công suất của các dự án điện gió.

5.1. Tiêu chí lựa chọn

5.2. Xếp hạng sơ bộ

5.3. Xác định và phân loại các vùng có khả năng phát triển điện gió

5.3. Danh mục các dự án điện gió (Diện tích và ranh giới các khu vực phát triển các dự án điện gió; quy mô công suất của từng dự án điện gió)

Chương 6. Định hướng đấu nối hệ thống điện quốc gia

6.1. Cấp điện áp đấu nối từng vùng

6.2. Công suất đấu nối vào hệ thống điện tại các địa điểm đấu nối

Chương 7. Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả tài chính của dự án

7.1. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án điện gió nối lưới

7.2. Dự kiến tổng mức đầu tư.

7.3. Phân kỳ đầu tư và dự kiến nhu cầu hỗ trợ theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg theo từng thời kỳ.

7.4. Dự kiến suất đầu tư các dự án từng vùng.

7.5. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án.

Chương 8. Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió

8.1. Đánh giá các ảnh hưởng việc sử dụng đất.

8.2. Tái định cư.

8.3. Đánh giá tác động môi trường.

8.4. Kết luận

Chương 9. Các giải pháp và cơ chế chính sách

9.1. Các giải pháp chủ yếu

9.2. Các cơ chế chính sách.

9.3. Tổ chức thực hiện.

Chương 10. Kết luận và kiến nghị

B. Các phụ lục, bản vẽ và bản đồ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINSITRY OF INDUSTRY AND TRADE 

Circular No. 06/2013/TT-BCT dated March 08, 2013 of the Ministry of Industry and Trade promulgating the content, order, procedure, appraisal and approval for wind power development planning

Pursuant to the Electricity Law dated December 3, 2004;

Pursuant to Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to Decision No. 37/2011/QD-TTg dated June 29, 2011 of the Prime Minister on mechanisms to support the wind power development projects in Vietnam;

At the proposal of the General Directorate of the General Department of Energy, the Minister of Industry and Trade issues Circular promulgating the content, order, procedure, appraisal and approval for wind power development planning,

Chapter I

GENERAL REGULATION

Article 1. Scope and subject of application

1. This Circular provides for content, order, procedure, appraisal and approval for national wind power development planning and provincial wind power development planning.

2. This Circular is applicable to organizations and individuals involved in the formulation, appraisal and approval of wind power development planning in Vietnam.

Article 2. Terms interpretation

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Theoretical potential of wind power is the wind power potential determined with wind speed of 6.0 m / s or more at a height of 80 m.

2. Technical potential of wind power is built and operated by wind power projects with technical conditions and current technology.

3. Financial potential of wind power is deployed and exploits the project efficiently and profitably for investors.

Chapter II

CONTENTS, ORDERS, PROCEDURES FOR APPRAISING AND APPROVING  THE NATIONAL WIND POWER DEVELOPMENT PLANNING

Article 3. National wind power development planning

National wind power development planning is the planning scheme to determine the total theoretical and technical wind power potential in the country, distribution of wind potential in the areas or provinces in each stage of the construction investment by 2020 with vision to 2030.

Article 4. National wind power development planning’s contents

1. National wind power development plan (hereinafter called the planning scheme) includes the following contents:

a) The general view on the wind power development in the world and Vietnam: Current status of exploitation, supply and use; development trend; supporting measures and policies on development assistance; actual state of wind power development in Vietnam and studies of existing wind power potential in Vietnam.

b) Natural and socio-economic characteristics of Vietnam: Current status and development trend by 2020 with vision to 2030.

c) Current status and power grid development planning in Vietnam by 2020 with a vision to 2030.

d) Determination of theoretical and technical wind power potential, exploitation capacity of wind energy of Vietnam.

e) List of theoretical and technical wind power potential areas.

g) Technical, economic and financial targets for wind power development.

h) Environmental impact assessment of wind power operation.

i) Solutions, policies and mechanism

k) Conclusions and proposal.

2. Detailed content of the national wind power development plan specified in Appendix 1 issued together with this Circular.

Article 5. Order and procedures for formulating and submitting the appraisal

1. Formulation of detailed outline and selection of consultant.

a) On the basis of the budget capital plan for the elaboration of national wind power development, the General Department of Energy shall formulate a detailed outline, cost estimates, construction plans of planning scheme for submission to the Minister of Industry and Trade for approval;

b) The General Department of Energy shall select consulting organization qualified under current regulations for formulation of planning scheme according to the outline and cost estimate approved for submission to the Minister of Industry and Trade for approval.

2. Formulation and submission for appraisal of national wind power development

a) The consulting organization selected shall formulate the national wind power development planning in line with the approved outline and time limit for assignment;

b) During the course of formulation of planning scheme, the consulting organization shall take intermediate reporting steps to gather opinions of relevant agencies and complete the planning scheme.

c) After completing the planning scheme, the consulting organization shall submit the record for appraisal of planning scheme

d) Record for appraisal of national wind development planning includes:

- Fifteen (15) sets of planning scheme and one (01) CD/DVD/USB containing the file of report on the planning scheme and attached data (complete wind measurement data used to develop the planning scheme and other relevant documents).

- Fifteen (15) briefing report on planning scheme.

Article 6. Appraising, approval and announcement

1. Appraisal and submission for approval for national wind development planning

a) The General Department of Energy is responsible for appraisal of planning scheme within thirty (30) working days after receiving complete and valid record. In case of necessity, the General Department of Energy can hire appraisal and opponent consultants in Department of appraisal work;

b) Within five (05) working days after receiving complete and valid records, the General Department of Energy must send opinion gathering document regarding the content of the planning scheme to the relevant local authorities;

c) These agencies and localities shall study and reply in writing to the General Department of Energy within fifteen (15) working days after receiving the opinion gathering document on the planning scheme.

d) Within ten (10) working days after receiving opinions of the relevant local authorities, the General Department of Energy shall complete the appraisal report on planning scheme for submission to the Minister of Industry and Trade;

e) In case the planning scheme needs supplementation and adjustment, the General Department of Energy shall have detailed document requiring the consulting organization to supplement and adjust the planning scheme. Within fifteen (15) working days after receiving the supplementation and adjustment requirement, the consulting organization shall complete the planning scheme as required for submission to the General Department of Energy.

g) Within fifteen (15) working days after receiving the completed planning scheme, the General Department of Energy shall make a report to the Minister of Industry and Trade for submission to the Prime Minister for approval.

h) Record submitted to the Prime Minister includes:

- Report for planning approval.

- Draft decision on planning approval.

- Completed planning scheme.

- Briefing report of planning scheme.

- Written opinion contribution of relevant agencies and localities.

- Explaining receiving opinions of relevant agencies and localities.

2. The General Department of Energy shall publish the national wind power development planning in the Official Gazette and the website of the General Department of Energy.

3. Cost of appraisal and publication of national wind power development planning is done in line with current regulation.

4. Based on the socio-economic conditions in each period, the Minister of Industry and Trade shall propose the Prime Minister to make a decision on amendment and supplementation of the national wind power development planning

Chapter III

CONTENT, ORDER AND PROCEDURES FOR FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL FOR PROVINCIAL-LEVEL WIND POWER DEVELOPMENT PLANNING

Article 7. Provincial-level wind power development planning

The wind power development planning of centrally-affiliated provinces and cities (hereafter called wind power development planning) is the planning scheme to determine the total financial and technical wind power potential; distribute wind potential in the whole province

Article 8. Contents

1. Provincial-level wind power development planning (hereafter called planning scheme) includes the following contents

a) An overview of the wind power development in Vietnam and provinces.

b) Natural and socio-economic characteristics of provinces.

c) Current status development trend of power source and grid in provinces.

d) Determination of technical and financial wind power and capacity to exploit wind energy in provinces.

e)Area planning for wind power development and list of wind power projects: area and boundary of areas for wind power development; scale and capacity of wind power projects.

g) Connection plan to the national electricity system.

h) Investment demand and financial performance of the project

i) Environmental impact assessment of wind power in operation.

k) Solutions, mechanism and policies.

l) Conclusion and proposal.

2. Detailed content of provincial-level wind power development planning specified in Annex 2 issued together with this Circular.

Article 9. Order and procedures

1. Formulation of detailed outline and selection of consultant

a) On the basis of the budget plan for layout planning, the Department of Trade and Industry is responsible for the formulation of detailed outline and cost estimates for submission to the People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter called provincial-level People s Committee) for approval;

b) The Department of Trade and Industry shall select a qualified consulting organization for assignment of planning formulation on the basis of outline and estimate approved for submission to provincial-level People s Committees for approval.

2. Formulation and submission of provincial-level wind power development planning.

a) The consulting organization selected shall formulate the planning scheme in line with the outline approved and the time limit for assignment.

b) During the course of formulation of planning scheme, the consulting organization shall take intermediate reporting steps to gather opinions of relevant agencies and complete the planning scheme.

c) The Department of Trade and Industry shall gather opinions of relevant agencies, provincial Power Company and the area General Electricity Corporation related to the planning scheme. Within fifteen (15) working days after receiving opinion gathering document, the agencies and units that are gathered opinions shall study and contribute their opinions in writing for submission to the Department of Trade and Industry and consulting organization for formulation of planning scheme.

d) Record submitted to the Ministry of Trade and Industry for approval of provincial-level wind power development planning includes:

- Report on approval for planning of provincial-level People’s Committee.

- Ten (10) sets of completed planning scheme and one (01) CD/USB containing file of report on planning scheme and attached documents (Explanation, Annex, data, contributed opinions of relevant agencies and other reference documents).

- Ten (10) sets briefing reports on the planning scheme.

- Written opinion contribution of relevant agencies.

- Explanation and receiving of contributed opinions of relevant agencies.

Article 10. Appraisal, approval and announcement

1. Appraising and approval of provincial-level wind power development planning

a) The General Department of Energy shall appraise the planning scheme within thirty (30) working days after fully receiving valid records. In case of necessity, the General Department of Energy can hire appraisal and opponent consultants in Department of appraisal work;

b) Within five (05) working days after fully receiving valid records, the General Department of Energy shall send the opinion gathering document on the content of the planning scheme to the relevant agencies and localities;

c) These agencies and localities shall study and reply in writing to the General Department of Energy within fifteen (15) working days after receiving the opinion gathering document on the planning scheme.

d) After receiving the written official opinions of the relevant agencies and units, the General Department of Energy shall complete the appraisal report for submission to the Minister of Industry and Trade for consideration and approval;

e) In case the planning scheme needs supplementation and adjustment, within five (05) working days after fully receiving valid records, the General Department of Energy shall send document to provincial-level People’s Committee to direct the consulting organization to adjust and supplement the planning scheme.

g) Within fifteen (15) days after receiving the completed planning scheme, the General Department of Energy shall finish report on appraisal for submission to the Minister of Industry and Trade for approval of planning scheme.

2. Provincial-level People’s Committee shall publish the provincial wind power development planning on the provincial website.

3. Cost for appraisal and publication of provincial wind power development planning shall comply with the current legal regulations.

4. Based on the socio-economic conditions locally in each period, the provincial-level People s Committee Chairman shall propose the Minister of Industry and Trade to make a decision on amendment and supplementation of provincial wind power development planning.

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 11. Implementation organization

1. The General Department of Energy is responsible for disseminating, guiding and inspecting the implementation of this Circular. In the course of implementation, if any problem arises, the General Department of Energy shall coordinate with the relevant units or locality to review and propose the Minister of Industry and Trade to amend and supplement this Circular.

2. The People’s Committee of centrally-affiliated provinces and cities shall monitor, supervise and inspect the development of wind power projects at locality under the approved provincial wind power development planning.

Article 12. Transitional provisions

1. For planning projects whose outline, tasks and estimate of planning scheme before the effective date of this Circular have been approved by the competent authorities with the consultant hiring contract, the planning scheme shall comply with the approved decision.

2. In case the planning scheme has been approved by the competent authorities before the effective date of this Circular but the consultant hiring contract has not been signed for planning, the provisions of this Circular shall be applied.

Article 13. Effect

This Circular takes effect on May 01, 2013.

For the Minister

Deputy Minister

Le Duong Quang

 

ANNEX 1

PLANNING SCHEME’S CONTENTS OF NATIONAL WIND POWER DEVELOPMENT PROJECT
(Attached with the Circular No. 06 / 2013/TT-BCT dated March 8, 2013 of the Minister of Industry and Trade)

A. Explanation

Chapter 1. An overview of wind power development in the world and Vietnam

1.1. Exploitation, supply and use

1.2. Technology and trend of wind energy development.

1.3. National and regional policies regarding the development of wind power.

1.4. Current status of wind power development in Vietnam and studies of existing wind power potential in Vietnam

1.5. Research methods for planning

1.6. Mechanisms to support the current wind power development.

Chapter 2. Vietnam natural and socio-economic characteristics

2.1. Natural characteristics

2.1.1. Geographical location

2.1.2. Topographical characteristics

2.1.3. Meteorological conditions

2.2. Socio-economic characteristics

2.2.1. Socio-economic status

2.2.2. Direction of socio-economic development by 2020 with a vision to 2030.

2.3. Current status and land use planning by 2020, with a vision to 2030

Chapter 3. Vietnam power’s current status and development direction by 2020, with a vision to 2030

3.1. Current status and national power grid.

3.2. Current status of power consumption

3.3. Current status of wind power rate

3.4. National power load demand

3.5. Orientation for national power development by 2020 with a vision to 2030 and restriction to the wind power development nowadays.

Chapter 4. Determining the technical and theoretical potential factors of wind power and Vietnam exploitation capacity of wind energy

4.1. Input data.

4.2. Methods for data processing

4.3. Main results.

4.4. Wind characteristics.

4.5. Criteria to determine the name of technical and theoretical potential of wind power area.

4.6. Preliminary determination of areas suitable for wind power development

4.7. Re-assessment of the theoretical wind potential by surveying data.

4.8. Technical wind potential

4.9. Wind atlas map corresponding to the typical height.

Chapter 5. List of wind power area’s technical and theoretical potential factors

5.1 Classification of wind power development area

5.2. Preliminary classification of areas with wind potential and classification according to the criteria of technical and theoretical wind power potential.

5.3. Determination and classification of areas with capacity of wind power development.

5.4. Classification of areas with potential of wind power development.

Chapter 6. Financial, economic and technical targets for the wind power development

6.1. Determination of technical targets of wind power

6.2. Determination of financial and economic targets of wind power projects.

6.3. Determination of wind power subsidiary by each 5-year period.

Chapter 7. Environmental impact assessment in wind power operation

7.1. Assessment of impact of land use.

7.2. Relocation

7.3. Environmental impact assessment

7.4. Conclusion

Chapter 8. Solutions, mechanism and policies

8.1. Main solutions of capital and procedures

8.2. Mechanism and policies on support of wind power development.

8.3. Implementation organization

Chapter 9. Conclusion and proposals

B. Annexes, drawings and maps

 

ANNEX 2

CONTENTS OF PROVINCIAL-LEVEL WIND POWER DEVELOPMENT PROJECT’S PLANNING SCHEME
(Attached with Circular No. 06 / 2013/TT-BCT dated March 8, 2013 of the Minister of Industry and Trade)

A. Explanation

Chapter 1. The general view of wind power development in Vietnam and provinces

1.1. Technology and trend of wind energy development.

1.2. National and regional policies regarding the development of wind power.

1.3. Current status of wind power development in Vietnam and studies of existing wind power potential in Vietnam

1.4. Research methods for planning

1.5. Mechanisms to support the wind power development

Natural and socio-economic characteristics of provinces

2.1. Natural characteristics

2.1.1. Geographical location

2.1.2. Topographical characteristics

2.1.3. River characteristics

2.1.4. Meteorological characteristic

2.2. Social - economic characteristics

2.2.1. Social – economic current status

2.2.2. Social – economic development direction

2.3. Current status and land use plan

Chapter 3. Current status and development direction of provincial power and grid

3.1. Current status of provincial power and grid.

3.2. Provincial power load demand

3.3. Power development plan in provincial areas in the next 10 and 20 years.

Chapter 4. Determining technical and theoretical factors for wind power and provincial wind energy’s capabilities

4.1. Input data.

4.2. Methods for data processing.

4.3. Main results.

4.4. Wind characteristics

4.5. Wind atlas map corresponding to the typical height.

4.6. Determination of areas with wind potential for wind power development.

4.7. Re-assessment of the theoretical wind potential by surveying data

4.8. Determination of technical and theoretical wind power capacity by each area.

Chapter 5.Regional planning for the wind power development and List of wind power projects by 2020 with a vision to 2030: Area and boundary for wind power project’s development; scale and capacity of wind power projects.

5.1. Selection criteria

5.2. Preliminary classification

5.3. Determination and classification of areas with capacity of wind power development.              

5.4. List of wind power projects (Area and boundary of wind power development area; scale and capacity of each wind power project).

Chapter 6. National power system connection direction

6.1. Supply of connection voltage of each area

6.2. Connection capacity to power system at connection points.

Chapter 7. Investment capital demand and financial performance of projects

7.1. Technical and economic targets of grid-connected wind power projects

7.2. Estimated total investment

7.3. Investment phase and estimated supporting demand under Decision No. 37/2011/QD-TTg by each period.

7.4. Estimated investment rate of projects of each area.

7.5. Analysis of the financial performance of projects.

Chapter 8. Environmental impact assessment in wind power operation

8.1. Assessment of impact of land use

8.2. Resettlement

8.3. Environmental impact assessment

8.4. Conclusion

Chapter 9. Solutions, mechanism and policies

9.1. Main solutions

9.2. Mechanism and policies

9.3. Implementation organization

Chapter 10. Conclusions and proposals

B. Annexes, drawings and maps

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 06/2013/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất