Thông tư 03/2010/TT-BCT về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03/2010/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2010/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Hữu Hào |
Ngày ban hành: | 22/01/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ, Điện lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư03/2010/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 03/2010/TT-BCT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 03/2010/TT-BCT NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2010
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁPCăn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (Nghị định số 106/2005/NĐ-CP); Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP (Nghị định số 81/2009/NĐ-CP);
Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, Nghị định số 106/2005/NĐ-CP, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP như sau:
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực, khoản 3 Điều 3 và khoản 1, khoản 4 Điều 9 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP; khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị điện lực, các hộ dân sống trong và liền kề hành lang an toàn lưới điện và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngoài việc thực hiện các quy định chung của pháp luật về biển cấm, biển báo, việc đặt biển cấm và biển báo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 9 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Khu dân cư, nơi công cộng thường xuyên tập trung đông người quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP được quy định như sau:
Việc nối đất quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí lắp đặt hệ thống nối đất.
Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình chịu mọi chi phí lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống nối đất.
Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường thì báo ngay cho đơn vị quản lý lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.
Việc thỏa thuận các biện pháp đảm bảo an toàn quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, đơn vị quản lý lưới điện cao áp có trách nhiệm khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thoả thuận với chủ công trình.
Trường hợp không đủ điều kiện để lập văn bản thoả thuận, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thoả thuận cho chủ công trình trong thời hạn nêu trên.
Trạng thái võng cực đại quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP; khoản 1, khoản 3, khoản 4 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Trạng thái võng cực đại của dây dẫn điện là trạng thái mà tại thời điểm đó, dây dẫn đồng thời chịu tác động khắc nghiệt nhất của các yếu tố ảnh hưởng như dòng điện chạy qua dây dẫn, nhiệt độ môi trường xung quanh, cấp độ gió cho phép.
Cơ quan tư vấn thiết kế, cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật đường dây phải căn cứ vào các yếu tố tăng nhiệt độ do bức xạ nhiệt, nhiệt độ phát nóng do mang đầy tải và quá tải cho phép để tính toán thiết kế đường dây đảm bảo độ võng cực đại đáp ứng được khoảng cách quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hữu Hào
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây