Quyết định 969/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam

thuộc tính Quyết định 969/TTg

Quyết định 969/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:969/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:28/12/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 969/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 969/TTg NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp cao trên địa bàn cả nước;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được quy hoạch và phê duyệt.

Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Ban được sử dụng con dấu có hình Quốc huy.

 

Điều 2.- Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cơ quan Chính phủ) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới việc xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp), các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp để đồng bộ với việc xây dựng các công trình trong khu công nghiệp.

Đôn đốc các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền các quy định cụ thể về quản lý khu công nghiệp, liên quan đến khu công nghiệp (như quy hoạch, đất đai, tài nguyên,n ôi trường, công nghệ, lao động, tài chính, xuất nhập khẩu, tổ chức dịch vụ ở khu công nghiệp).

2. Tham gia thẩm định quy hoạch các khu công nghiệp hoặc bổ sung, sửa đổi quy hoạch các khu công nghiệp, các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.

3. Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các ngành nghề được khuyến khích, các ngành nghề cấm và hạn chế đầu tư vào từng khu công nghiệp.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các đề nghị của các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh về những vấn đề của khu công nghiệp và liên quan đến khu công nghiệp.

5. Được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

a) Đôn đốc và kiểm tra các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh và các tổ chức sản xuất, kinh doanh hoạt động trong khu công nghiệp trong việc thực hiện pháp luật, chính sách xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp. Trường hợp phát hiện thấy vi phạm hoặc trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước thì đề nghị các cơ quan hữu quan hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết.

b) Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tìm biện pháp giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương trong quá trình xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp.

c) Được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền giải quyết kịp thời những vấn đề mới nẩy sinh đối với những việc có liên quan đến khu công nghiệp và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đó.

6. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh về các vấn đề của khu công nghiệp và liên quan đến khu công nghiệp.

Được cử đại diện tham dự các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cơ quan Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp.

Được nhận các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến khu công nghiệp.

Tổ chức công tác tuyên truyền về pháp luật, chính sách đầu tư vào khu công nghiệp, tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư vào từng khu công nghiệp trên địa bàn cả nước.

7. Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ, đột xuất về việc xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp.

 

Điều 3.- Tổ chức bộ máy của Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam gồm có:

1. Trưởng ban, các Phó trưởng ban. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Ban và việc chỉ đạo hoạt động của các Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm về nhiệm vụ công tác được phân công.

Trưởng ban, các Phó trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

2. Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam có bộ máy giúp việc do Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam đề nghị với sự thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định bộ máy giúp việc nói trên.

3. Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam có biên chế riêng, kinh phí riêng (được tổng hợp chung trong kế hoạch biên chế và kinh phí của Văn phòng Chính phủ), trụ sở làm việc và phương tiện hoạt động do Văn phòng Chính phủ bố trí.

 

Điều 4.- Quan hệ giữa Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh:

1. Đối với các cơ quan Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Những vấn đề về xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nào, địa phương nào thì do cơ quan, địa phương đó đảm nhiệm.

b) Các cơ quan Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam trong việc chỉ đạo xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp và uỷ quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp.

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền của mình đối với các khu công nghiệp trên địa bàn.

2. Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam là đầu mối phối hợp với các ngành, các địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp; chủ động phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vấn đề có liên quan đối với hoạt dộng của các Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh.

3. Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy đối với các khu công nghiệp; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan Chính phủ về những nhiệm vụ đã được các cơ quan đó uỷ quyền.

 

Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 595/TTg ngày 27/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung.

 

Điều 6.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 969-TTg
Hanoi ,December 28, 1996
 
DECISION
ON THE ESTABLISHMENT OF THE BOARD FOR THE MANAGEMENT OF INDUSTRIAL ZONES OF VIETNAM
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
To assist the Prime Minister in directing the construction, development and management of industrial parks, export processing zones and high-tech zones throughout the country;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECIDES:
Article 1.- To establish the Board for the Management of Industrial Zones of Vietnam to assist the Prime Minister in directing the preparation, construction, development and management of industrial parks, export processing zones and high-tech zones already planned and ratified.
The Board for the Management of Industrial Zones of Vietnam is placed under the direct management of the Prime Minister. The Board is entitled to use a seal bearing the National Emblem.
Article 2.- The Board for the Management of Industrial Zones of Vietnam has the following tasks and powers:
1. To coordinate with the Ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government (hereunder referred to as Government agencies) and the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereunder referred to as the provincial People’s Committees) in the elaboration of legal documents, policies, general plans and plans related to the construction, development and management of industrial parks, export processing zones and high-tech zones (hereunder referred to as industrial zones), projects of investment in infrastructure construction outside the industrial zones to match the construction of structures inside such industrial zones.
To urge the Government agencies and the provincial People’s Committees to issue within their respective jurisdiction specific regulations on the management of industrial zones or on issues relating to the industrial zones (planning, land, natural resources, environment, technology, labor force, finance, export and import, services in industrial zones).
2. To take part in the evaluation of the general planning of the industrial zones or to supplement or amend such planning and the projects of investment in the industrial zones.
3. To coordinate with the Government agencies, the provincial People’s Committees in submitting to the Prime Minister for decision the list of branches and fields the development of which is encouraged and the list of those banned from or restricted in investment in each industrial zone.
4. To submit to the Prime Minister for settlement the petitions of Government agencies, provincial People�s Committees and the provincial boards for management of industrial zones regarding matters related to the industrial zones.
5. To be empowered by the Prime Minister to perform the following tasks:
a) Monitoring and supervising the Government agencies, the provincial People’s Committees, the provincial boards for management of industrial zones and production and business establishments operating in industrial zones in the observance of laws and policies on the construction, development and management of industrial zones. Proposing to the concerned agencies or the Prime Minister to handle violations or acts contrary to the State laws and policies whenever they are detected.
b) Coordinating with the Government agencies and the provincial People’s Committees in settling or submitting to the Prime Minister for decision issues concerning many branches and localities in the process of construction, development and management of the industrial zones.
c) To be empowered by the Prime Minister to promptly settle newly arising issues concerning industrial zones and take responsibility before the Prime Minister for such issues.
6. To pass the instructions of the Prime Minister to the Government agencies, the provincial People�s Committees and the provincial boards for the management of industrial zones on the issues of industrial zones and those related to industrial zones.
To be entitled to send representatives to attend meetings of the Government, the Prime Minister, the Government agencies and the provincial People’s Committees on the construction, development and management of industrial zones.
To be entitled to receive documents from the Government, the Prime Minister; to be provided by the Government agencies and the provincial People’s Committees with necessary documents and information relating to industrial zones.
To organize the dissemination of laws and policies on investment in industrial zones, to promote the investment in each industrial zone on the national scale.
7. To make preliminary and general reviews of and periodical or irregular reports to the Prime Minister on the construction, development and management of industrial zones.
Article 3.- The organizational apparatus of the Board for Management of Industrial Zones of Vietnam shall be composed of:
1. The Chairman and Vice Chairmen. The Chairman shall be answerable to the Prime Minister for the entire operation of the Board and the direction of the operation of provincial boards for management of industrial zones. The Vice Chairmen shall be responsible for their assigned tasks.
The Chairman and the Vice-Chairmen shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.
2. The Board for Management of Industrial Zones of Vietnam shall have an assisting apparatus decided by the Prime Minister at the proposal of the Chairman of the Board after consulting the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.
3. The Board for Management of Industrial Zones of Vietnam shall have its own staff and operating fund (which are included in the payroll and operating fund of the Office of the Government), the headquarters and working facilities of the Board shall be decided by the Office of the Government.
Article 4.- The relationship of the Board for Management of Industrial Zones of Vietnam with the Government agencies, the provincial People’s Committees and the provincial boards for management of industrial zones:
1. With the Government agencies and the provincial People’s Committees:
a) Agencies and/or local administrations shall deal with issues relating to the construction, development and management of industrial zones if such issues come within their respective jurisdiction and responsibility.
b) The Government agencies and the provincial People’s Committees shall have to coordinate with the Board for Management of Industrial Zones of Vietnam in directing the construction, development and management of the industrial zones and authorize the provincial boards for management of industrial zones to perform some tasks concerning the State management over industrial zones.
c) The provincial People’s Committees shall have to directly manage and settle within their respective jurisdiction issues concerning the industrial zones in their respective localities.
2. The Board for Management of Industrial Zones of Vietnam shall act as the coordinator among branches, localities and the provincial boards for management of industrial zones in assisting the Prime Minister to organize the synchronous excercise of the State management over industrial zones; shall take the initiative in coordinating with the Government agencies and the provincial People’s Committees to settle issues relating to the operation of the provincial boards for management of industrial zones.
3. The provincial boards for management of industrial zones shall have to strictly comply with provisions of legal documents regarding industrial zones, assist the provincial People’s Committees in performing a number of tasks of State management over industrial zones and be answerable to the provincial People’s Committees and the Board for Management of Industrial Zones of Vietnam for the tasks assigned by these agencies.
Article 5.- This Decision takes effect from the date of its promulgation and replaces Decision No.595-TTg of August 27, 1996 of the Prime Minister on the establishment of the Managing Office of Industrial Parks.
Article 6.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Chairman of the Board for Management of Industrial Zones of Vietnam, the heads of the provincial boards for management of industrial zones shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 969/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất