Quyết định 207/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 207/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 207/2005/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/08/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định207/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 207/2005/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 207/2005/QĐ-TTG
NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
(CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 4192/TTr-CLH ngày 23 tháng 9 năm 2003, công văn số 6207/CV-CLH ngày 29 tháng 11 năm 2004 và công văn số 3034/CV-CLH ngày 10 tháng 6 năm 2005, ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 3403/BKH-TĐ&GSĐT ngày 04 tháng 6 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020), với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát triển.
a) Công nghiệp hóa chất là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
b) Phát triển công nghiệp hóa chất trên cơ sở coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Cơ cấu ngành được phát triển một cách có chọn lọc ở cả hai lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng, gắn với nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng và an ninh lương thực quốc gia.
c) Phát triển công nghiệp hóa chất trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản, thực vật nhiệt đới. Có các chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn mà trong nước chưa đáp ứng được, đòi hỏi công nghệ cao.
d) Đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất bằng công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh, bảo đảm môi trường sinh thái.
đ) Phát triển công nghiệp hóa chất phải gắn với việc cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản xuất ở quy mô toàn quốc và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Mục tiêu chung.
a) Góp phần tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất phải đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành khác, nhằm tạo nên sự phát triển thống nhất trong toàn ngành công nghiệp.
b) Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
c) Góp phần phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp.
3. Định hướng phát triển một số nhóm sản phẩm.
a) Các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Sản phẩm phân bón: đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các nhà máy sản xuất phân lân, phân NPK, phân hữu cơ sinh học, phát triển đa dạng các loại phân hỗn hợp, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tập trung vốn đầu tư các nhà máy sản xuất phân đạm từ khí thiên nhiên, từ than, một số nhà máy sản xuất NPK theo công nghệ tiên tiến, nhà máy sản xuất DAP. Tận dụng các loại phế thải để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chủ động nhập khẩu các chủng vi sinh vật hữu ích để sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân vi sinh theo nhu cầu sử dụng.
- Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): thay thế công nghệ gia công lạc hậu bằng công nghệ gia công tiên tiến, tạo ra sản phẩm dễ sử dụng, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gốc sinh học, sử dụng các hoạt chất thế hệ mới, các dung môi ít gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với những quy định của khu vực và quốc tế.
b) Các sản phẩm hóa dầu: thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên dầu và khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm hóa dầu thượng nguồn, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển.
c) Các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiệp:
- Sản phẩm hóa chất cơ bản: các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiệp mà trọng tâm là các sản phẩm hóa chất cơ bản cần được tập trung đầu tư để đảm bảo đủ các loại axit cho sản xuất phân bón, xút cho các ngành dệt, giấy, tuyển quặng, chất tẩy rửa và các sản phẩm khác. Lựa chọn thời điểm thích hợp để đầu tư sản xuất sôđa, một số loại oxit kim loại như oxit titan, oxit manhe và các loại khác.
- Sản phẩm điện hóa, các sản phẩm khí công nghiệp: đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từng bước tiếp cận công nghệ mới để có thể sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu công nghệ cao như các loại pin - ắc quy đặc chủng, các loại khí hiếm.
d) Sản phẩm hóa chất phục vụ tiêu dùng: đối với các sản phẩm này cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tăng thêm về số lượng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.
4. Một số giải pháp và chính sách thực hiện chiến lược.
Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, từ yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và an ninh quốc phòng, ngành công nghiệp hóa chất được chia thành ba nhóm như sau:
- Nhóm I: sản xuất phân đạm, phân lân (kể cả DAP), sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, sản xuất các sản phẩm hóa dầu, sản xuất các loại hóa chất cơ bản với số lượng lớn, khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón.
- Nhóm II: sản xuất các loại dược liệu, sản xuất các sản phẩm cao su, khai thác và chế biến các loại nguyên liệu khác, sản xuất một số loại hóa chất cơ bản khác phục vụ sản xuất công nghiệp.
- Nhóm III: sản xuất các sản phẩm phân bón NPK, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất các sản phẩm điện hóa, sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp, sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa, sản xuất các sản phẩm sơn, sản xuất các sản phẩm hóa chất khác.
a) Giải pháp và chính sách theo cơ cấu ngành:
Đầu tư theo cơ cấu và khả năng cạnh tranh của từng nhóm sản phẩm:
- Nhóm I: gồm các sản phẩm mà Nhà nước cần trực tiếp đầu tư.
- Nhóm II: gồm các sản phẩm cần được Nhà nước ưu đãi đầu tư.
- Nhóm III: nhóm các sản phẩm khác.
b) Giải pháp và chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Có cơ chế để giảm giá đầu vào đối với một số sản phẩm quan trọng, liên quan đến an ninh lương thực, an ninh, quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng.
- Có kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên trong nước, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trung gian.
- Tăng cường và đa dạng hóa các mối liên kết trong sản xuất.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý.
c) Giải pháp và chính sách đổi mới công nghệ:
Thực hiện các chương trình trọng điểm về khoa học - công nghệ song song với việc tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ. Các giải pháp và khoa học công nghệ phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển khoa học công nghệ.
d) Giải pháp và chính sách cơ cấu vùng:
Tạo ra sự phát triển cân đối theo vùng lãnh thổ, đáp ứng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Các giải pháp và chính sách cơ cấu vùng được áp dụng theo hình thức: tăng cường sự can thiệp của Nhà nước bằng cách đưa ra các chính sách nhằm hạn chế hay khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào một vùng cụ thể để làm giảm sự mất cân đối giữa các vùng.
đ) Giải pháp và chính sách thương mại: các giải pháp sau đây có thể được áp dụng:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn đối với người sử dụng và sức khoẻ cộng đồng.
- Hạn chế nhập các loại nguyên liệu và bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được với chất lượng tốt, giá thành hợp lý.
e) Giải pháp và chính sách tài chính:
- Có chính sách thuế hợp lý.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất. Nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ cho đầu tư bao gồm: vốn ngân sách, vốn vay tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra còn các nguồn vốn khác như vốn vay ODA, vay thương mại trong và ngoài nước, vốn FDI, vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020).
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và môi trường, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo thẩm quyền chức năng được giao, phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất trên địa bàn tỉnh, thành phố cho phù hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 207/2005/QD-TTg | Hanoi, August 18th, 2005 |
DECREE
APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS CHEMICAL INDUSTRY TO THE YEAR 2010 (WITH A VISION TO THE YEAR 2020 TAKEN INTO ACCOUNT)
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Industry Ministry in Report No.412/TTr-CLH of September 23, 2003, Official Letter No.6207/CV-CLH of November 29,2004, and Official Letter No.3034/CV-CLH of June 10,2005, and the Planning and Investment Ministrys appraisal opinions in Official Letter no.3403/BKH-TD&GSDT of June 4,2004.
DECIDES:
Article 1: To approve the strategy on development of Vietnams chemical industry to the year 2010 (with a vision to the year 2020 taken into account) with the following principal contents:
1. Development viewpoint
a. Chemical industry is one of the key industries, which is given priority for development in line with the national socio-economic development strategy in each period.
b. The chemical industry shall be developed on the basis of attaching importance to economic efficiency and conformity with the international integration trend. The industrys structure shall be developed in a selective manner in the production of production materials and consumption materials, associated with the consolidation of national security, defense and food security.
c. The chemical industry shall be developed on the basis of mobilizing all resources at home and abroad, efficiently using natural resources such as minerals and tropical plants. Appropriate policies shall be developed to attract foreign investment for capital-intensive projects for which domestic capital is insufficient and which require high technologies.
d. The chemical industry shall be invested with advanced technologies so as turn out high-quality products competitive in price and ensuring the ecological environment.
e. The development of the chemical industry must be associated with industrial restructuring, re-distribution of productive forces on a national scale and acceleration of the process of economic restructuring.
2. General objectives
a. To contribute to the coordinated and uniform implementation of the national socio-economic development strategy: The strategy on development of the chemical industry must be comprehensive and consistent with the strategies on development of other industries with a view to creating a uniform development in the whole industrial sector.
b. To build the chemical industry with a relatively complete structure, including the production of production materials and consumption materials in service of other industries, better meeting the domestic demands and promoting export.
c. To contribute to rationally distributing production forces by branch and territorial region, creating a balanced and reasonable development within the industrial sector.
3. Orientations for development of a number of product groups
a. Chemical products in service of agricultural production:
- Fertilizers: To make in-depth investment in renewing technologies and equipment of factories manufacturing phosphorous fertilizer, NPK fertilizer and biological organic fertilizer; to develop assorted mixed fertilizers, raising their nutritive contents in service of the domestic and export demands. To concentrate capital on investment in factories manufacturing nitrogenous fertilizer from natural gas and coal, a number of factories manufacturing NPK with advanced technologies, and DAP-manufacturing factories. To make use of assorted wastes for the production of biological organic fertilizer, contributing to minimizing environmental pollution; to take initiative in importing assorted useful micro-organisms for the production of biological organic fertilizer to meet the use demands.
- Plants protection drugs: to replace backward processing technologies with advanced ones to turn out easy-to-use and environmentally friendly products. To step up research into and production of products of biological origin, use new-generation active elements and solvents which cause less environmental pollution in compliance with regional and international regulations.
b. Petrochemical products: To attract investment capital from all economic sectors, especially foreign investment, with a view to efficiently exploiting oil and gas resources. To efficiently combine oil refinery, petrochemical and gas processing projects in order to turn out upstream petrochemical products for use as raw materials for other industries.
c. Chemical products in service of industrial production:
- Base chemical products: Chemical products with base chemical products as the core, in service of industrial production, should be given concentrated investment to ensure adequate acids for the production of fertilizers and sodas for the textile, paper, one sorting and detergent industries, and other products. To select an appropriate time for investment in the production of sodas and a number of metal oxides such as titanium oxide, manganese oxide and others.
- Electrified products and industrial gas products: To step up the production and raise the quality of products to meet the domestic consumption demand. To step by step access new technologies for the production of products requiring high technologies, such as special batteries and rare gases.
d. Chemical products in service of consumption: To continue promoting the production thereof with larger volumes, diversified forms and better quality in order to meet the increasing demands of the domestic market.
4. A number of solutions and policies for implementation of the strategy
Steaming from the demands of the economy and the requirements on ensuring national food security, security and defense, the chemical industry is divided into the following 3 groups:
- Group I: Production of nitrogenous and phosphorus fertilizers (including DAP), production of plant protection preparations, production of petrochemical products, production of assorted base chemicals with large volumes, exploitation of raw materials in service of fertilizer production.
- Group II: Production of assorted pharmaceuticals, production of rubber products, exploitation and processing of raw materials of other kinds, production of a number of other base chemicals in service of industrial production.
- Group III: Production of NPK fertilizer and microbiological organic fertilizer, production of electrified products, production of industrial gas products, production of detergent products, production of paint products, production of other chemical products.
a. Solutions and policies based on the structure of the industry:
Investment shall be made based on the structure and competitiveness of each group of products:
- Group I, including products in which the State needs to make direct investment.
- Group II, including products in which the State needs to give investment preferences.
- Group III, including other products.
b. solutions and policies to raise competitiveness:
- To apply mechanisms to reduce input prices of a number of important products relating to food security, security, defense and the health of communities.
- To draw up plans on the reasonable use of domestic natural resources and limitation of the import of intermediary products.
- To increase and diversify links in production.
- To invest in upgrading the infrastructure system.
- To attach importance to training human resources and rising the capability of managerial officials.
c. Technological renewal solutions and policies:
To perform key scientific and technological programs in parallel with the establishment and development of a scientific and technological market. Scientific and technological solutions must ensure the sustainable development requirements and at the same time, raise the quality of human resources for scientific and technological development.
d. Solutions and policies based on regional structure:
To create a balanced development across territorial regions, meeting the socio-economic development strategy in each period. Solutions and policies based on regional structure shall be applied in the form of enhancing the states interference through policies to restrict or encourage enterprises to make investment in a specific region in order to reduce the imbalance among regions.
e. Trade solutions and policies: The following solutions may be applied:
- To perfect mechanisms and policies to limit the import of inferior-quality products which are unsafe for users and the health of communities.
- To limit the import of raw materials and semi-finished products which can be produced at home with a high quality and at a reasonable prices.
e. Financial solutions and policies:
- To apply reasonable tax policies.
To encourage and create all conditions for different economic sectors to invest in the development of the chemical industry. The States capital sources in support of such investment include budget capital, the State-guaranteed credit capital, investment capital of state enterprises. Other capital sources include ODA loan capital, domestic and foreign commercial loans, FDI capital, and capital mobilized from the issuance of enterprise bonds.
Article 2: Organization of implementation
- The ministry of industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches as well as localities in, organizing the implementation of the strategy on development of Vietnams chemical industry to the year 2010 (with a vision to the year 2020 taken into account).
- The Ministries of Planning and Investment; Finance; Health; Agriculture and Rural Development; Construction; Trade; science and Technology; Natural Resources and Environment; and Transport; the State Bank of Vietnam, and the Development Assistance Fund shall, according to their assigned competence and functions, coordinate with the Ministry of Industry in organizing the implementation of this strategy.
- Provincial/municipal Peoples Committees shall appropriately concretize the strategy on development of the chemical industry in their respective localities.
Article 3: This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO
Article 4: Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and concerned agencies shall have to implement this Decision.
| THE PRIME MINISTER
|
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây