Quyết định 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 152/1999/QĐ-TTg

Quyết định 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:152/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:10/07/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 152/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 152/1999/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 1999
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 08/TTr-BXD ngày 23 tháng 2 năm 1999,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. MỤC TIÊU:

 

Từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1. Mục tiêu trước mắt (đến năm 2005):

- Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xong việc lập quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh; xây dựng một số cơ sở chế biến chất thải rắn làm phân bón khi có điều kiện;

- Phân loại chất thải nguy hại từ nguồn; bước đầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị;

- Thu gom, vận chuyển và xử lý 75 - 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh, tuỳ theo từng loại đô thị và khu công nghiệp;

- Xử lý triệt để chất thải rắn y tế nguy hại tại các đô thị lớn bằng công nghệ thiêu đốt tiên tiến; Xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bằng phương pháp thích hợp;

2. Mục tiêu lâu dài (đến năm 2020):

- Thu gom, vận chuyển và xử lý 80-95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn y tế nguy hại tại các đô thị bằng công nghệ tiên tiến;

- Áp dụng giải pháp thu hồi và tái chế chất thải rắn; Ưu tiên đầu tư xây dựng hai trung tâm xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam;

- Hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên nguyên tắc đồng bộ về luật pháp, đầu tư phát triển, trợ giúp kỹ thuật, thanh tra kiểm soát.

 

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

1. Hoàn thiện khung pháp luật:

- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Ban hành "Quy chế quản lý chất thải rắn" và "Quy chế quản lý chất thải nguy hại", cụ thể hoá việc thực hiện những điều khoản thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường;

- Lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các khu công nghiệp trong toàn quốc, làm cơ sở để lập và phê duyệt các dự án đầu tư, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, lãng phí trong đầu tư;

- Ban hành tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đưa chỉ tiêu đất sử dụng để xử lý chất thải rắn vào quy chuẩn quy hoạch đô thị.

2. Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực đào tạo:

- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư tại các đô thị và khu công nghiệp; xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn;

- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp;

- Củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

3. Đổi mới chính sách tài chính, tạo nguồn vốn:

- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành khung thu phí vệ sinh môi trường và khung giá cho các hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đối với từng loại đô thị và khu công nghiệp theo nguyên tắc: trước mắt phải đảm bảo đủ chi phí để vận hành bộ máy thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, tiến tới thu để hoàn trả lại từng phần vốn đầu tư cho Nhà nước; trên cơ sở đó, các địa phương ban hành cụ thể mức thu phí phù hợp với đô thị địa phương mình.

- Các cấp chính quyền địa phương tìm biện pháp thu đúng, thu đủ theo thẩm quyền đối với các nguồn thu ngân sách trong phạm vi phân cấp gồm thuế và phí vệ sinh môi trường; Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm đóng lệ phí để thu gom và xử lý chất thải rắn;

- Có cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và sử dụng đất để huy động tiềm lực trong nhân dân, của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng;

- Thu hút nguồn lực từ nước ngoài;

- Có chính sách ưu tiên và kế hoạch phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn; hỗ trợ cho vay để đầu tư vào các dự án quản lý chất thải rắn;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý chất thải rắn và áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải bằng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);

- Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng hoá (đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng tại các đô thị) có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu chất thải rắn sau khi tiêu dùng hàng hoá đó như: sử dụng hợp lý vật liệu đầu vào, thay đổi công thức sản phẩm phù hợp, giảm vật liệu bao bì đóng gói, thay đổi thói quen tiêu dùng...

4. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn:

- Củng cố, phát huy các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực này; nghiên cứu thành lập các công ty theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

5. Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị, vật tư:

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong khâu tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn;

- Nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất các thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;

- Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong các khâu: lựa chọn công nghệ, thiết kế, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh; đồng thời đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến;

- ng dụng công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế và chất thải rắn công nghiệp nguy hại.

6. Tăng cường hợp tác và quan hệ quốc tế:

Tranh thủ các nguồn viện trợ của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn tài trợ quốc tế khác về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

 

Điều 2. Giao Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan cụ thể hóa các nội dung của Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020; triển khai thực hiện Chiến lược; lập quy hoạch và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 152/1999/QD-TTg
Hanoi, July 10, 1999
 
DECISION
RATIFYING THE STRATEGY FOR MANAGEMENT OF SOLID WASTE IN VIETNAMESE CITIES AND INDUSTRIAL PARKS TILL THE YEAR 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Environmental Protection, passed on December 27, 1993 by the IXth National Assembly and made public under the State President’s Order No. 29/L-CTN of January 10, 1994;
At the proposal of the Minister of Construction in Report No. 08/TTr-BXD of February 23, 1999,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the Strategy for management of solid waste in Vietnamese cities and industrial parks till the year 2020 with the following principal contents:
I. OBJECTIVES
To step by step form a synchronous system for management of solid waste in cities and industrial parks in order to check the environmental pollution and protect the environment, thus ensuring the achievement of target of sustainable development in the period of national industrialization and modernization.
1. Immediate-future objectives (till the year 2005):
- By that time, all the provinces and centrally-run cities shall complete the planning for management and treatment of solid waste in cities and industrial parks, with priority being given to the planning of hygienic solid waste burial sites; close solid waste burial sites which are not hygienic; and build a number of establishments for processing solid waste into fertilizer when conditions permit;
- To sort out hazardous waste right from their sources; to initially sort out solid waste from daily life in cities;
- To collect, transport and treat 75-90% of the total volume of discharged solid waste, depending on each type of cities and industrial parks;
- To thoroughly treat hazardous medical solid waste in big cities with advanced incineration technology(ies); to treat hazardous industrial solid waste by appropriate method(s);
2. Long-term objectives (till the year 2020):
- To collect, transport and treat 80-95% of the total volume of solid waste discharged in cities and industrial parks;
- To collect and thoroughly treat hazardous medical solid waste in cities with advanced technology(ies);
- To apply the measures to reclaim and recycle solid waste; to give priority to the investment in construction of two centers for treatment of hazardous industrial solid waste in two key economic regions in the North and the South;
- To improve the management of solid waste in cities and industrial parks on the principle of harmonizing the legislation, development investment, technical assistance, as well as inspection and supervision.
II. MAJOR SOLUTIONS
1. Improvement of the legal framework:
- To revise and synchronously promulgate documents guiding the legislation on solid waste management, and to raise the enforcement effect of the Law on Environmental Protection;
- To promulgate the "Regulation on solid waste management" and the "Regulation on hazardous waste management", which concretize the implementation of provisions on solid waste management in the Law on Environmental Protection;
- To draw up the planning of national network of establishments for treatment of medical solid waste and hazardous solid waste discharged from industrial parks, which shall serve as basis for the formulation and ratification of investment projects with a view to avoiding investment overlapping, coincidence and waste in investment;
- To promulgate the designing standards of hygienic solid waste burial sites; incorporate the quotas of land to be used for solid waste treatment into the urban planning norms.
2. Raising of the communal awareness and training capability:
- To conduct widespread and regular propaganda on the mass media, guide the public opinion in promoting and encouraging the environmental protection activities; to carry out the propaganda and education through the regular operations of the mass organizations at grassroots levels, thus creating emulation movement for building new way of life at residential quarters in cities and industrial parks; to publish and disseminate documents propagating and instructing the environmental protection in general and solid waste management in particular, suitable to each target subject and each locality;
- To include the environmental education curriculum into education programs of the pre-school, general and tertiary education and other training and professional foster courses of the political and social organizations and occupational societies;
- To enhance the capability of schools and institutions for training out specialists in the domain of solid waste management.
3. Renewal of the financial policy and creation of capital sources:
- The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in studying and promulgating the bracket of environmental sanitation fees and price bracket applicable to contracts for collection, transportation and treatment of solid waste in each type of cities and industrial parks on the following principle: For the immediate future, to ensure enough expenses for operation of solid waste collection, transportation and treatment apparatus, then proceed to collect more to partially refund the State�s investment capital; the localities shall base themselves on these brackets to set out specific fee levels suitable to their respective cities.
- Local administrations of all levels shall seek measures for correct and full collection of budget revenues including taxes and environmental sanitation fee within the scope of competence assigned to them. Organizations and individuals shall have to pay the fee for collection and treatment of solid waste;
- To adopt tax, credit and land use mechanisms and preferential policies in order to mobilize potential resources from the population and all economic sectors for investment in the field of environmental protection in general and solid waste management in particular;
- To attract external resources;
- To adopt preferential policies and plans for rational distribution of budget capital, ODA capital and long-term loans with preferential interest rates for investment in procurement of facilities and equipment and construction of solid waste treatment centers; to render loan supports for investment in solid waste management projects;
- To encourage all economic sectors to participate in the solid waste management and apply clean and low-waste production technologies through preferential policies provided for by the Law on Domestic Investment Promotion (amended);
- The State encourages the establishments producing goods (especially consumer goods in cities) to conduct research aimed to minimize solid waste after such goods are consumed, such as: rational use of input materials, proper alterations in products’ formulas, reduction of packing materials, change in consuming habit, etc.
4. Improvement of the model for solid waste management organization:
- To consolidate and promote the State enterprises that are effectively operating in the collection, transportation and/or treatment of solid waste;
- To encourage all economic sectors to invest in the field of solid waste management; to equitize State enterprises with ineffective operations in this field; to study the establishment of companies following the operation model of public-utility State enterprises.
5. Modernization of technologies and manufacture of equipment and materials:
- To apply advanced technologies suitable to Vietnam’s conditions in processes of recycle, reuse or treatment of solid waste;
- To import, then proceed to manufacture at home equipment for collection, transportation and treatment of solid waste;
- To study and apply norms and standards in the following processes: selection of technologies for, designing, construction and operation of hygienic waste burial sites; and at the same time to invest in the construction of projects for treatment of hazardous solid waste in compatibility with advanced standards and technologies;
- To apply technologies for incineration of medical solid waste and hazardous industrial solid waste.
6. Promotion of international cooperation and relations:
To take advantage of all sources of aids from foreign governments and non-governmental organizations and other sources of international assistance in training, experience learning, technology transfer, technical and financial supports in the field of solid waste management.
Article 2.- To assign the Ministry of Construction and the Ministry of Science, Technology and Environment to coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry, the Ministry of Health and the concerned ministries and branches in concretizing the contents of the Strategy for management of solid waste in cities and industrial parks till the year 2020; organizing the realization of the Strategy; drawing up the planning as well as short-term and long-term plans for the effective implementation thereof.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.


 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Ngo Xuan Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 152/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất