Quyết định 39/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt, bão, Ban Quản lý Trung ương dự án Thuỷ lợi, các Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi trực thuộc Bộ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 39/2006/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/2006/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 19/05/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 39/2006/QĐ-BNN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 39/2006/QĐ-BNN NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2006 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH;
CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO;
BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG DỰ ÁN THUỶ LỢI;
CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỶ LỢI TRỰC THUỘC BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 18/2006/TT-BNN ngày 20/03/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) do Bộ quản lý;
Theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị liên quan và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
“5. Về quản lý đầu tư xây dựng công trình:
- Trình Bộ các chương trình, dự án xây dựng cơ bản; tham gia xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành;
- Chủ trì thẩm định các đề án, dự án xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn theo phân công của Bộ trưởng;
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch thẩm định trình Bộ trưởng quyết định đầu tư Dự án theo phân công của Bộ trưởng;
- Tham gia thẩm định về đấu thầu, chọn thầu tư vấn chuẩn bị đầu tư;
- Xác nhận điều kiện, năng lực hành nghề xây dựng chuyên ngành thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và phát triển nông thôn;
- Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước;
- Chủ trì, phối hợp với các Cục quản lý xây dựng chuyên ngành của Bộ và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương kiện toàn, củng cố về mô hình quản lý dự án xây dựng công trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán các dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính phủ là cấp quyết định đầu tư và dự án nhóm A do Bộ trưởng quyết định đầu tư;
- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình, phù hợp với thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đã phê duyệt thuộc một số dự án được Bộ trưởng giao;
- Thẩm định về đấu thầu, chọn thầu, tư vấn trong thực hiện đầu tư; thẩm định về đấu thầu xây lắp và tham gia thẩm định đấu thầu mua sắm hàng hoá các dự án được phân công;
- Tổ chức giám định về chất lượng xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Được quyền đình chỉ tạm thời hoặc báo cáo Bộ xử lý các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng có thể gây ra sự cố hoặc công trình xây dựng không đúng với thiết kế được duyệt theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc tiến độ thực hiện đầu tư;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư và chất lượng công trình xây dựng thuộc nhiệm vụ của Bộ;
- Thường trực Hội đồng nghiệm thu công trình cấp Bộ và Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước các dự án của ngành theo phân công của Bộ trưởng;
- Phối hợp với Vụ Tài chính trong việc thẩm định trình Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án xây dựng công trình hoàn thành;
- Quản lý chỉ đạo và thực hiện việc lập, giao nộp, lưu trữ hồ sơ tài liệu công trình xây dựng theo quy định của Nhà nước;
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận có liên quan đến lĩnh vực hoạt động chuyên ngành theo phân công của Bộ trưởng”;
“3. Các đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm giám định chất lượng công trình xây dựng;
Các đơn vị trực thuộc Cục được giao, thành lập và hoạt động theo Quyết định của Bộ trưởng;
Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, bộ phận trực thuộc Cục”;
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
“a) Về quản lý đê điều:
- Xây dựng các dự án điều tra cơ bản, quy hoạch phát triển đê điều;
- Chủ trì thẩm định các dự án điều tra cơ bản, quy hoạch phát triển đê điều được Bộ trưởng phân công;
- Quản lý việc thực hiện các dự án, điều tra cơ bản, quy hoạch phát triển đê điều sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì thẩm định các dự án tu bổ thường xuyên, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công trình đê điều;
- Thẩm định và thoả thuận giải pháp kỹ thuật công trình làm cơ sở để phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán những dự án Đê điều phạm vi dự án có liên quan từ 2 tỉnh trở lên do địa phương quản lý;
- Chỉ đạo xử lý kỹ thuật các sự cố về đê điều;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về đê điều theo thẩm quyền;
- Phối hợp với các ngành, các tổ chức, Cục Thuỷ lợi và các địa phương kịp thời đề xuất phương án phòng tránh, xử lý, khắc phục hậu quả các sự cố về đê điều”.
“6. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ để hướng dẫn, kiểm tra các Ban Quản lý dự án thành phần quản lý thực hiện dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và Hiệp định đã ký kết”.
“2. Bộ máy quản lý của CPO (các phòng chuyên môn, nghiệp vụ):
2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính;
2.2. Phòng Kế hoạch - Thống kê;
2.3. Phòng Tài chính - Kế toán;
2.4. Phòng thẩm định, chế độ dự toán;
2.5. Phòng Tái định cư - môi trường”;
“15. Nhiệm vụ:
- Được Bộ trưởng giao chủ trì, phối hợp với các Ban quản lý dự án thành phần thực hiện nhiệm vụ tại các Điều 41, 50 (không bao gồm điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2), 57 (không bao gồm điểm a khoản 1), 68, 75 (không bao gồm điểm a khoản 1 và điểm g khoản 2), khoản 2 Điều 59, 89 và Điều 104 của Luật Xây Dựng;
- Phối hợp các Ban quản lý dự án thành phần và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ tại các Điều 4, 5, 7, 8, 9, 12 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, Điều 80 Luật Xây dựng.
- Phối hợp với các Ban Quản lý dự án thành phần thực hiện các nhiệm vụ tại các Điều 13, 16, 17, 36 Nghị định 16/2005 ngày 07/02/2005 của Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật”;
“Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn của Nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để lập báo cáo đầu tư (không bao gồm các dự án nhóm A và Dự án có nguồn vốn ODA) và thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thuỷ lợi theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở tại khu vực; được tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để thanh toán cho các tổ chức tư vấn, cung ứng hàng hoá, xây lắp theo chế độ hiện hành. Lương và chi phí hoạt động của Ban được trích từ kinh phí đầu tư của từng dự án theo quy định của Nhà nước.
Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi chịu sự quản lý nhà nước về chuyên ngành của Cục Quản lý xây dựng công trình theo sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”;
“14.1. Đối với các Dự án nhóm B, C do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cấp quyết định đầu tư:
- Thực hiện theo Thông tư 18/2006/TT-BNN ngày 20/03/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (không bao gồm điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 50, điểm a khoản 1 Điều 57, điểm a khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 75 Luật Xây dựng);
14.2. Đối với các dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước do Chính phủ là cấp quyết định đầu tư và dự án nhóm A do Bộ trưởng quyết định đầu tư:
- Thực hiện nhiệm vụ tại các điểm c, d, đ khoản 1 và khoản 2, 3, 4, 5 Điều 36, Điều 17 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 68, Điều 80 và khoản 3 Điều 87 Luật Xây dựng;
- Lập trình Bộ phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, kết quả đấu thầu và tổ chức thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt;
- Phê duyệt thiết kế thi công, dự toán hạng mục công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đã được phê duyệt thuộc Dự án do Bộ trưởng là cấp quyết định đầu tư (không bao gồm dự án có ứng dụng công nghệ xây dựng mới);
- Thực hiện khoản 1 và khoản 5 Điều 43 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và khoản 2 Điều 81 Luật Xây dựng;
- Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án, Chủ đầu tư (Bộ trưởng) có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
14.3. Đối với các dự án có nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Ban Quản lý Trung ương dự án Thuỷ lợi được Bộ trưởng uỷ quyền làm chủ đầu tư:
- Thực hiện nhiệm vụ tại điểm 14.2 Điều này không bao gồm đấu thầu quốc tế và đấu thầu liên Ban;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các gói thầu quốc tế và liên Ban (trong trường hợp nhà thầu Việt Nam trúng thầu hoặc thực hiện giám sát hợp đồng với vai trò là kỹ sư trưởng các gói thầu do nhà thầu quốc tế thắng thầu) do Ban Quản lý Trung ương dự án Thuỷ lợi tổ chức đấu thầu sau khi Bộ phê duyệt kết quả trúng thầu;
- Phối hợp với Ban Quản lý Trung ương dự án Thuỷ lợi và các đơn vị có liên quan trong lập báo cáo đầu tư và lập dự án đầu tư tại các Điều 4, 5, 7, 8, 9, 12 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ;
- Phê duyệt thiết kế thi công, dự toán hạng mục công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc Tiểu dự án được giao (không bao gồm dự án có ứng dụng công nghệ xây dựng mới);
- Nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và quyết toán Tiểu dự án được phân công theo quy định của pháp luật”;
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây