Quyết định 35/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu

thuộc tính Quyết định 35/TTg

Quyết định 35/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:35/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:19/01/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 35/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 35/TTG

NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP

BAN CÔNG TÁC CHỐNG THAM NHŨNG, CHỐNG BUÔN LẬU

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 9 ngày 21 tháng 10 năm 1995;

Xem xét yêu cầu công tác và theo đề nghị của Bộ trưởng, Thường trực Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Thành lập Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu của Chính phủ để giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu.

Điều 2.- Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu của Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Theo dõi và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, biện pháp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo dõi hoạt động của các Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu của Bộ, ngành, địa phương.

2. Trực tiếp xem xét những vụ, việc tham nhũng, buôn lậu do Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp.

3. Tổ chức phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng và các Bộ, ngành về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu.

4. Giúp Thủ tướng Chính phủ quan hệ công tác với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý về:

- Các vụ tham nhũng, buôn lậu mà các ngành chức năng có ý kiến khác nhau trong kết luận xử lý.

- Các vụ, việc tham nhũng, buôn lậu do các Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin ý kiến.

6. Có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và công dân báo cáo, cung cấp thông tin và giải trình các vấn đề liên quan đến tham nhũng, buôn lậu; yêu cầu các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng, buôn lậu.

7. Tiếp nhận thông tin và các báo cáo về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu.

8. Tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu.

9. Tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước về công tác chống tham nhũng, buôn lậu.

Điều 3.- Cơ cấu tổ chức của Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu như sau:

1. Bộ trưởng, Thường trực Ban; một Uỷ viên chuyên trách và các Uỷ viên kiêm nhiệm gồm: một Thứ trưởng Bộ Nội vụ, một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một Thứ trưởng Bộ Tư pháp, một Thứ trưởng Bộ Thương mại, một Thứ trưởng Bộ Tài chính, một Phó Tổng Thanh tra Nhà nước, một Phó Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, một Tổng cục phó Tổng cục Hải quan, Tổng kiểm toán Nhà nước.

2. Giúp việc cho Ban là Vụ theo dõi công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu (một Vụ chức năng của Văn phòng Chính phủ).

Nhiệm vụ cụ thể, quy chế làm việc, cơ cấu tổ chức và biên chế của Vụ theo dõi công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu do Bộ trưởng, Thường trực Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định trong phạm vi biên chế của Văn phòng Chính phủ. Bộ trưởng, Thường trực Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thống nhất quy chế phối hợp công tác giữa Vụ này và các Vụ khác tại Văn phòng Chính phủ.

Điều 4.- Bộ trưởng, Thường trực Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu được sử dụng con dấu của Chính phủ khi ký các văn bản thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu. Các công văn hành chính liên hệ, trao đổi công tác của Ban thì sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hoặc Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thường trực Ban.

Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng, Thường trực Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------
No. 35-TTg
Hanoi ,January 19, 1996
 
DECISION
ON ESTABLISHING THE COMMISSION AGAINST CORRUPTION AND SMUGGLING
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Resolution passed by the 8th Session of the IXth National Assembly on October 21st, 1995;
Considering the requirement of work and the proposal of the Minister specifically assigned to head the Commission against Corruption and Smuggling; the Minister-Director of the Office of the Government; and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECIDES:
Article 1.- To establish the Government Commission against Corruption and Smuggling to help the Government and the Prime Minister in directing the work against corruption and smuggling.
Article 2.- The Government Commission against Corruption and Smuggling has the following tasks and powers:
1. Monitoring, supervising and guiding the implementation of the policies and measures of the Government and the Prime Minister in the work against corruption and smuggling in the Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government. Monitoring the activities of the Commissions against Corruption and Smuggling of the Ministries, branches and localities.
2. Directly examining the cases of corruption and smuggling as assigned by the Prime Minister.
3. Organizing the coordination of actions between the concerned agencies and the Ministries and branches on anti-corruption and anti-smuggling work.
4. Assisting the Prime Minister in his work with the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court in the fight against corruption and smuggling.
5. Submitting reports to the Prime Minister to settle:
- Cases of corruption and smuggling about which the concerned branches have come to different conclusions for settlement.
- Cases of corruption and smuggling the settlement of which is referred by the Ministries, branches or the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to the Prime Minister for settlement.
6. Requesting the State agencies, economic units, the armed force units, social organizations, and citizens to report, supply information, and explain problems concerning corruption and smuggling; requesting the concerned Ministries, branches and agencies to inspect, check, and investigate into cases having signs of corruption and smuggling.
7. Receiving information and reports on the fight against corruption and smuggling.
8. Summing up the situation and reporting to the Government and the Prime Minister on the fight against corruption and smuggling.
9. Studying and learning from the experiences of other countries in the fight against corruption and smuggling.
Article 3.- The Government Commission against Corruption and Smuggling is composed of:
1. A Minister specifically assigned to head the Commission; a full-time member, and part-time members including a Vice-Minister of the Interior, a Vice-Minister of Defense, a Vice-Minister of Justice, a Vice-Minister of Trade, a Vice-Minister of Finance, a Deputy General Inspector, a Vice-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, a Deputy-General Director of the General Customs Department, and the General Director of the State Audit.
2. The Commission is assisted in its work by a Department for monitoring the fight against corruption and smuggling (a specialized department of the Office of the Government).
The concrete tasks, the working regulations, the organization and staff of the Department for monitoring the fight against corruption and smuggling shall be decided by the Minister specifically assigned to head the Commission against Corruption and Smuggling and the Minister-Director of the Office of the Government, as part of the staff of the Office of the Government. The Minister specifically assigned to head the Commission against Corruption and Smuggling and the Minister-Director of the Office of the Government shall reach agreement on the regulations to coordinate work between this Department and other Departments at the Office of the Government.
Article 4.- The Minister specifically assigned to head the Commission against Corruption and Smuggling shall use the Government's seal in the documents which he is empowered by the Prime Minister to sign on anti-corruption and anti-smuggling work. The official dispatches on the Commission's work shall be stamped with the seal of the Office of the Government and signed by the Minister-Director of the Office of the Government or the Vice-Director of the Office of the Government at the request of the Minister specifically assigned to head the Commission.
Article 5.- This Decision takes effect from the date of its issuance. All earlier regulations which are contrary to this Decision are now annulled.
The Minister specifically assigned to head the Commission against Corruption and Smuggling; the Minister-Director of the Office of the Government, other Ministers, Heads of the agencies at ministerial level, Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER



,
Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 35/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất