Quyết định 1979/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng

thuộc tính Quyết định 1979/QĐ-TTg

Quyết định 1979/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1979/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/10/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------
Số: 1979/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
 CỦA KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
--------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Thành lập Khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có diện tích 1.010 ha, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng:
1. Chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch chung Khu công nghệ cao Đà Nẵng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2. Chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao Đà Nẵng theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo việc đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
  
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là khu công nghệ cao), bao gồm: quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng, hoạt động theo chức năng và dịch vụ khu công nghệ cao.
2. Đối tượng áp dụng Quy chế này là tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại khu công nghệ cao.
Điều 2. Mục tiêu
1. Thu hút các nguồn lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghệ cao. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
2. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Điều 3. Chức năng
Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Điều 4. Một số yêu cầu về hoạt động trong khu công nghệ cao
1. Yêu cầu về quy hoạch, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng.
a) Trong quy hoạch chung phải dành trên 50% diện tích cho xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao.
b) Xây dựng, khai thác hạ tầng và các công trình trong khu công nghệ cao phải tuân thủ theo quy hoạch và theo đúng mục tiêu của các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Yêu cầu đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
a) Có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho việc ươm tạo công nghệ phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành, hạ tầng thông tin hiện đại và điều kiện làm việc thuận lợi.
b) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và chuyên gia tư vấn cho hoạt động ươm tạo.
c) Có các cam kết và kế hoạch hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất phục vụ hoạt động ươm tạo.
d) Có báo cáo nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinh doanh.
đ) Có dự án đầu tư xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân được ươm tạo tại cơ sở ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao.
a) Tổ chức, cá nhân được ươm tạo tại cơ sở ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao phải có dự án bảo đảm các tiêu chí do cơ sở ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao quy định.
b) Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và tổ chức, cá nhân được ươm tạo có trách nhiệm thực hiện đúng các hợp đồng do hai bên ký kết.
Điều 5. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp trong khu công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao; xây dựng, kinh doanh và phát triển hạ tầng; phát triển khu công nghệ cao, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ dân sinh, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế, logistic.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
Điều 6. Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao
1. Hợp tác, liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ thuộc một số chuyên ngành công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nhân lực công nghệ cao; xây dựng các chuẩn kỹ năng công nghệ, tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ theo các chuẩn kỹ năng.
3. Dạy nghề theo nhu cầu phát triển của khu công nghệ cao.
Điều 7. Vốn và chính sách ưu đãi đầu tư
1. Vốn đầu tư cho khu công nghệ cao từ ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các dự án thuộc đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu và huy động nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Dự án đầu tư vào khu công nghệ cao để thực hiện việc đào tạo, nghiên cứu, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.
Điều 8. Quyền hạn của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) được sử dụng vốn quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này; đầu tư, liên kết đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư để xây dựng từng phần, từng hạng mục cơ sở hạ tầng hoặc một số hạng mục khác trong khu công nghệ cao.
2. Được giao đất một lần để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được giao đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức cá nhân; giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hằng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao theo quy định của Luật Đất đai.
3. Được trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho doanh nghiệp khác thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng.
4. Được mở tài khoản tại kho bạc để thu các khoản thu hồi từ đầu tư ngân sách nhà nước (nếu có), các khoản thu khác để duy tu, bảo dưỡng và đầu tư trở lại cho khu công nghệ cao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Là một đầu mối bố trí kế hoạch ngân sách nhà nước; phê duyệt, chỉ đạo các đơn vị hoạt động trong khu công nghệ cao thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
Điều 9. Nhiệm vụ của Ban Quản lý
1. Xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành
a) Quy hoạch, kế hoạch phát triển hằng năm, 05 năm và dài hạn đối với khu công nghệ cao; kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ.
b) Kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách hằng năm (chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên).
c) Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ cao; ưu đãi đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý.
d) Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn tiếp nhận viện trợ đầu tư phát triển khu công nghệ cao.
đ) Mức thu tiền sử dụng hạ tầng trong khu công nghệ cao.
e) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác về khu công nghệ cao.
2. Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong khu công nghệ cao. Quy định và hướng dẫn thi hành các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ, các nguyên tắc, quy tắc làm việc của Ban Quản lý.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Là chủ đầu tư các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao quản lý. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá trong nước và nước ngoài để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào khu công nghệ cao.
4. Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch:
a) Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chung trong khu công nghệ cao sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tổ chức lập, quản lý, giám sát và thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng.
c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi các chứng chỉ quy hoạch xây dựng đối với các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao.
d) Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển khu công nghệ cao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quản lý, sử dụng đất đai:
a) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc tái định cư, đền bù, giải phóng mặt bằng tại khu công nghệ cao.
b) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết, kế hoạch sử dụng đất của khu công nghệ cao.
c) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thỏa thuận với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
đ) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định giao đất, cho thuê đất.
6. Quản lý đầu tư, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng:
a) Quyết định, quản lý các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; tiếp nhận và quản lý các dự án ODA, các dự án tài trợ đầu tư vào khu công nghệ cao.
b) Ký các hợp đồng BOT, BTO, BT theo ủy quyền của các cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
c) Có ý kiến chấp thuận đối với thiết kế cơ sở các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức vận động đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai đấu thầu theo quy định và hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thực hiện đầu tư vào khu công nghệ cao.
đ) Quản lý hồ sơ thiết kế kỹ thuật và biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng hạ tầng trong khu công nghệ cao.
e) Có ý kiến về việc xây dựng các công trình cấp điện, nước, bưu chính viễn thông ngoài địa giới khu công nghệ cao do các doanh nghiệp chuyên ngành thực hiện để phù hợp với quy hoạch và tiến độ xây dựng khu công nghệ cao.
g) Bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ theo đúng các hợp đồng với nhà đầu tư các dự án.
h) Hướng dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh, khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của nhà nước; thỏa thuận mức thu tiền sử dụng, dịch vụ liên quan tới hạ tầng.
i) Trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư tại khu công nghệ cao.
7. Quản lý các dự án đầu tư:
a) Quyết định các hướng ưu tiên, các hình thức hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ công nghệ cao trên cơ sở Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
b) Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
c) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép và chứng chỉ sau đây:
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Giấy phép xây dựng công trình;
- Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghệ cao; sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
- Chứng chỉ xuất xứ hàng hóa, các giấy phép chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật.
d) Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản đối với các nội dung đã trình bày trong Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao, đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong khu công nghệ cao gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
8. Quản lý các hoạt động khác
a) Quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
- Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao theo ủy quyền và theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khu công nghệ cao; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b) Quản lý lao động, cư trú và an ninh trật tự.
- Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động và cư trú trong khu công nghệ cao theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan ban hành quy định bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và thực hiện nếp sống văn hóa trong quá trình xây dựng, quản lý và khai thác các công trình trong khu công nghệ cao.
c) Hợp tác, đầu tư với nước ngoài, đầu tư mạo hiểm và thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao
- Hợp tác, đầu tư với nước ngoài về công nghệ cao thực hiện theo quy định về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
- Tổ chức các hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đề xuất thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao hoạt động;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý nội bộ
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Ban Quản lý theo quy định của pháp luật; sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại khu công nghệ cao theo chương trình, kế hoạch cải cách thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
đ) Thanh tra, kiểm tra
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
9. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan, Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của khu công nghệ cao.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong Quy chế này, các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giao theo quy định của pháp luật./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1979/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, October 28, 2010

 

DECISION

ESTABLISHING, AND PROMULGATING THE OPERATION REGULATION OF, DA NANG HI-TECH ZONE

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 13, 2008 High Technology Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 99/2003/ND-CP of August 28, 2003, promulgating the Regulation on hi-tech zones;

At the proposal of the Minister of Science and Technology and the chairperson of the People s Committee of Da Nang City.

DECIDES:

Article 1.To establish Da Nang Hi-Tech Zone directly under the People s Committee of Da Nang City.

Da Nang Hi-Tech Zone with an area of 1.010 ha is located in Hoa Vang district, Da Nang city.

Article 2.To promulgate together with this Decision the Operation Regulation of Da Nang Hi-Tech Zone.

Article 3.To assign the People s Committee of Da Nang City:

1. To direct the elaboration of the master plan on Da Nana Hi-Tech Zone for submission to the Prime Minister for approval;

2. To direct the elaboration of the detailed plan on Da Nang Hi-Tech Zone and appraise and approve this plan under law;

3. To direct investment in the construction, and perform the state management, of Da Nang Hi-Tech Zone under law.

Article 4.This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, the chairperson of the People s Committee of Da Nang City and the head of Da Nang Hi-Tech Zone Management Board shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

OPERATION REGULATION

OF DA NANG HI-TECH ZONE
(Promulgated together with the Prime Minister s Decision No. 1979/QD-TTg of October 28, 2010)

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation provides the operation of Da Nang Hi-Tech Zone (below referred to as the hi-tech zone), covering state management, construction investment and operation according to hi-tech zone functions and services.

2. This Regulation applies to Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in hi-tech activities in the hi-tech zone.

Article 2. Objectives

1. To attract domestic and foreign hi-tech recourses to create a motive for hi-tech development. To associate training, scientific research and technological development with production, business and services. To promote technological renewal and incubation, hi-tech business incubation, and development of the science and technology market.

2. To form and develop a number of hi-tech industries which make important contributions to improving the economic efficiency and competitiveness of goods and services of Da Nang city, the central region and the Central Highlands.

Article 3. Functions

To study, incubate, develop, transfer and apply high technologies; to train hi-tech human resources; to incubate hi-tech businesses; to conduct hi-tech production and business and provide hi-tech services; to enhance the application and commercialization of scientific research and technological development outcomes and promote venture investment.

Article 4. Requirements on operations in the hi-tech zone

1. Requirements on infrastructure planning construction and exploitation

a/ The master plan allocates over 50% of the total area for construction of scientific research and technological development establishments; hi-tech transfer and application; hi-tech human resource training; hi-tech and hi-tech business incubation; and hi-tech production and service provision.

b/ Construction and exploitation of infrastructure and works inside the hi-tech zone-conform with the master plan and objectives of approved investment projects in the hi-tech zone.

2. Requirements on hi-tech and hi-tech business incubators

a/ To have technical infrastructure for technology incubation suitable to each specialized field, modern communication infrastructure and favorable working conditions.

b/ To have professional managers and consultants for technology incubation.

c/ To make commitments and plans on cooperation with research, training and production institutions for technology incubation.

d/ To have feasibility study reports and business plans.

e/ To have approved investment projects to build hi-tech and hi-tech business incubators.

3. Requirements for incubates at hi-tech and hi-tech business incubators

a/ Incubates at hi-tech and hi-tech business incubators have projects meeting the criteria set by hi-tech and hi-tech business incubators.

b/ Hi-tech and hi-tech business incubators and incubates observe contracts signed between the two sides.

Article 5. Production and business activities and operation of enterprises

Production and business activities and operation of enterprises in the hi-tech zone cover hi-tech production, business and services; infrastructure construction, commercial operation and development; development of the hi-tech zone, scientific and technological services, welfare services, export-processing zones, bonded warehouses, tax suspension zones and logistic services.

Production and business activities and operation of enterprises in the hi-tech zone comply with the hi-tech law.

Article 6. Hi-tech human resource training

1. Cooperation and association in bachelor, master and doctor training in a number of prioritized hi-tech disciplines.

2. Training to improve qualifications of hi-tech human resources: formation of technological skill standards, organization of examinations and grant of certificates of technological skill standards.

3. Training to meet development needs of the hi-tech zone.

Article 7. Funds and incentives for investment

1. Funds for investment in the hi-tech zone are from local budgets, central budget supports, state budget regular funds, slate investment and export credit loans for eligible projects under current regulations on investment and export credit, and other lawful sources under law.

2. Investment projects in the hi-tech zone on hi-tech training, research and incubation, hi-tech business incubation, and hi-tech production and services are entitled to tax incentives under current regulations.

Article 8. Powers of the Da Nang Hi-Tech Zone Management Board

1. The Da Nang Hi-Tech Zone Management Board (below referred to as the Management Board) may use the funds specified in Clause 1. Article 7 of this Regulation; make investment or joint investment or call for investment to partially build infrastructure parts or individual work items or a number of other work items in the hi-tech zone.

2. To be assigned land once to build and develop the hi-tech zone under the planning approved by competent state agencies; to allocate and lease land to organizations and individuals and collect land rents annually; to allocate and lease land to overseas Vietnamese and collect land rents in a lump sum or annually; and to lease land to foreign users of land under the Land Law in the hi-tech zone and collect land rents in a lump sum or annually.

3. To directly upgrade, maintain and repair infrastructure and construction works or entrust other enterprises to do so.

4. To open accounts at treasuries to collect amounts recovered from state budget investment (if any) and other revenues for upgrading, maintenance and investment in the hi-tech zone under decisions of competent state agencies.

5. To act as a focal point for allocation of planned state budget funds; to approve and direct establishments in the hi-tech zone in hi-tech research, incubation, transfer, application and development activities.

Article 9. Tasks of the Management Board

1. To elaborate and submit to competent authorities for approval and promulgation:

a/ The master plan and annual, five-year and long-term plans on the hi-tech zone; plans on and organization of scientific and technological activities.

b/Annual development investment plans and budget estimates (development investment spending and regular spending).

c/ Incentive mechanisms and policies for the hi-tech zone: special incentives for cadres, civil servants and employees working at the Management Board.

d/ Projects with state budget funds and aid for hi-tech zone development investment.

e/ Charge rates for use of the hi-tech zone s infrastructure.

f/ Legal and other documents on the hi-tech zone.

2. To organize, inspect and urge the implementation of legal documents, policies, master plans, plans, programs, schemes and projects in the hi-tech zone. To provide and guide professional operations and working principles and rules of the Management Board.

3. To direct and organize the implementation of state-funded construction investment projects under law. To act as the investor of state-funded works under its management. To organize investment and trade promotion and marketing activities at home and abroad to attract investment into the hi-tech zone.

4. To manage and organize implementation of plans:

a/ To manage and organize the implemen-tation of the master plan on the hi-tech zone after it is approved by competent authorities.

b/ To elaborate and manage and supervise the implementation of the detailed plan to build functional sections.

c/ To grant, modify and withdraw construction planning certificates for investment projects in the hi-tech zone.

d/ To implement the plan to build and develop the hi-tech zone after it is approved by competent authorities.

5. To manage and use land:

a/ To coordinate with local administrations and concerned agencies in organizing resettlement, compensation and ground clearance in the hi-tech zone.

b/ To elaborate zoning plans and land use plans of the hi-tech zone.

c/ To collect land use levies and land rents. To reach agreement with infrastructure operators in setting rent rates for land with technical infrastructure under law.

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with competent agencies in, organizing bidding and auction of land use rights under law.

e/ To inspect and supervise land use in the implementation of investment projects under land allocation or lease decisions.

6. To manage infrastructure investment, construction and exploitation:

a/ To decide on and manage state-funded technical infrastructure construction projects according to its competence; to receive and managed ODA projects and projects financing investment in the hi-tech zone.

b/ To sign BOT(build-operate-transfer), BTO (build-transfer-operate) and BT (build-transfer) contracts under authorization of competent authorities and under law.

c/ To approve under law basic designs of investment projects in the hi-tech zone based on the master plan and detailed plan.

d/ To raise investment funds for and select investors of infrastructure construction, to open bidding under regulations and support infrastructure investors in the hi-tech zone.

e/ To manage technical design dossiers and takeover test records of infrastructure works in the hi-tech zone.

f/ To give opinions on the construction of electricity and water supply works and post and telecommunications works outside the hi-tech zone, which are implemented by specialized enterprises, to ensure conformity with planning and construction schedule of the hi-tech zone.

g/ To ensure investment progress of technical infrastructure construction and service provision under contracts with project investors.

h/ To guide infrastructure investors, builders, dealers, operators and users in complying with technical processes and regulations of the State; to reach agreement on charge rates for infrastructure use and infrastructure-related services.

i/ To directly manage, operate, use. upgrade and maintain state-funded technical infrastructure works in the hi-tech zone.

7. To manage investment projects:

a/ To decide on priorities and supports for organizations, individuals and enterprises conducting hi-tech research, training, incubation, production, business and services on the basis of the list of high technologies prioritized for development investment and the list of high technologies promoted for development.

b/ To appraise application dossiers of certificates of investment in (he hi-tech zone under law.

c/ To grant, re-grant, modify, extend and withdraw the following certificates and licenses:

- Investment certificates:

- Representative office licenses of domestic and foreign organizations and individuals:

- Work construction licenses;

- Work permits of foreigners and overseas Vietnamese working in the hi-tech zone: labor books of Vietnamese working in the hi-tech zone under law;

- Certificates of origin of goods, other licenses and certificates under law.

d/ To examine and certify in writing explanations about hi-tech application projects and hi-tech research and development schemes and plans submitted by organizations and individuals engaged in hi-tech application, research and development in the hi-tech zone to the Ministry of Science and Technology.

8. To manage other activities

a/ Management and protection of natural resources and environment and sustainable development

- To approve environmental impact assessment reports and certifies written commitments to environmental protection of investment projects in the hi-tech zone under authorization and law;

- To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and local environment management agencies in managing and examining the application of measures to protect natural resources and the environment in the hi-tech zone; to propose competent agencies to handle violations of the law on natural resources and environment.

b/ Management of labor, residence, security and order

- To manage, examine and urge the implementation of the law on labor and residence in the hi-tech zone as authorized by competent state agencies.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with local administrations and concerned agencies in. promulgating regulations to assure security, order, fire prevention and control, and cultured lifestyle in the construction, management and exploitation of works in the hi- tech zone.

c/ Foreign investment cooperation, venture investment and commercialization of hi-tech products

- To carry out foreign cooperation on hi-tech investment under regulations on foreign cooperation on investment in science and technology;

- To organize venture investment activities for hi-tech development; to propose the formation and create favorable conditions for the operation of hi-tech venture investment funds;

- To organize and manage hi-tech production research and development activities under law.

d/ Internal management

- To manage the organizational apparatus, payroll and training of cadres, civil servants and employees working at the Management Board under law; to use funds and assets allocated to it under law;

- To reform administrative procedures in the hi-tech zone under administrative reform programs and plans of the People s Committee of Da Nang City.

e/ Inspection and examination

To coordinate with state management agencies in inspecting and examining enterprises in the hi-tech zone in implementing law; to settle complaints and denunciations, to prevent and fight corruption, waste and negative practices and handle violations of law under its state management under law.

9. To regularly report to the People s Committee of Da Nang City, the Ministry of Science and Technology, concerned ministries and sectors and the Prime Minister on investment in, and construction, development, management and operation of the hi-tech zone.

10. To perform its tasks and powers under this Regulation and other tasks assigned by the People s Committee of Da Nang City under law.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1979/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất