Nghị định 94-CP của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

thuộc tính Nghị định 94-CP

Nghị định 94-CP của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:94-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:06/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 94/CP NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 1997

VỀ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ Ở CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế Bộ) có chức năng giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả hoạt động pháp chế của Bộ, ngành mình; xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế Bộ; quy định việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, sắp xếp đội ngũ cán bộ pháp chế theo chức danh, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế Bộ; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ pháp chế Bộ.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
TỔ CHỨC PHÁP CHẾ BỘ
Điều 3.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác trong cả nước có Vụ Pháp chế hoặc Phòng Pháp chế.
Điều 4.- Trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Đề xuất, tổng hợp, dự kiến chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và đôn đốc thực hiện chương trình xây dựng pháp luật đó;
2. Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản do các đơn vị khác thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ký ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;
3. Trực tiếp soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao;
4. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.
Điều 5.- Trong công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thường xuyên tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành, đề xuất phương án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; 2. Phối hợp với các đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ trong việc đề xuất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để:
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với văn bản pháp luật của Nhà nước và của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành mình phụ trách.
- Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do chính các cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước và văn bản pháp luật do Bộ, ngành mình ban hành.
- Đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành mình ban hành.
Điều 6.- Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành;
2. Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Bộ; 3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành;
4. Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành, đề xuất các biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải triển khai việc thành lập hoặc tổ chức lại tổ chức pháp chế Bộ theo quy định của Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Điều 8.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ những quy định trong Nghị định số 178/HĐBT ngày 17 tháng 6 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trái với Nghị định này.
Điều 9.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 94/CP
Hanoi , September 06, 1997
 
DECREE
ORGANIZING LEGAL DEPARTMENTS OF THE MINISTRIES, THE MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, THE AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Justice and Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Legal departments of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government (hereafter commonly referred to as the ministerial legal departments) have the function of assisting the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government in performing the State management through laws within their assigned branches or tasks; doing the legislative work, evaluating, revising and systematizing legal documents, conducting the law dissemination and education, inspecting the enforcement of legal documents.
Article 2.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government shall be responsible for the quality and effectiveness of legal activities of their own ministries or branches; shall set up and consolidate the ministerial legal departments; work out professional training and fostering plans and arrange the legal personnel according to titles and criteria set out by the Minister of Justice after consulting the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel.
The Minister of Justice shall have to provide professional guidances for the ministerial legal departments; and provide professional training for the contingent of legal personnel of the ministries.
Chapter II
THE ORGANIZATIONAL STRUCTURE, TASKS AND POWERS OF MINISTERIAL LEGAL DEPARTMENTS
Article 3.- The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government having the function of performing the State management over the assigned branches and domains throughout the country shall have their legal departments or legal sections.
Article 4.- In the legislative work, a ministerial legal department shall have the following tasks and powers:
1. To propose, sum up and prepare annual and long-term legislative programs of its ministry, then submit them to the minister, the head of the ministerial-level agency or the head of the agency attached to the Government and oversee the implementation of such legislative programs;
2. To evaluate the legality of documents drafted by other units under the ministry before submitting them to the minister, the head of the ministerial-level agency, the head of the agency attached to the Government for signing for promulgation or submitting them to agencies competent to promulgate;
3. To directly elaborate or take part in the elaboration of draft legal documents as assigned;
4. To act as the main body to assist the minister in contributing comments to legal documents drafted by other ministries or branches or submitted by localities for comments.
Article 5.- In the revision and systematization of legal documents, a ministerial legal department shall have the following tasks and powers:
1. To regularly organize the revision and systematization of legal documents related to the activities of its branch, and propose to the minister, the head of the ministerial-level agency or the head of the agency attached to the Government plans for handling the results of the revision of legal documents;
2. To coordinate with other concerned units of the ministry in suggesting the ministers, the head of the ministerial-level agency or the head of the agency attached to the Government to:
- Propose the Prime Minister to suspend the implementation of resolutions of the People�s Councils of the provinces and cities directly under the Central Government which are contrary to the legal documents of the State and the ministry regarding the branch and domain under the ministry�s management.
- Propose the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the heads of the agencies attached to the Government to suspend or annul regulations issued by such agencies, which are contrary to the legal documents of the State as well as the legal documents issued by its ministry or branch.
- Suspend or propose the Prime Minister to annul regulations of the People�s Committees or the presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, which are contrary to the documents issued by its ministry or branch regarding the branch and domain under its ministry�s or branch�s management.
Article 6.- In the law dissemination and education and the inspection of law observance, a ministerial legal department shall have the following tasks and powers:
1. To organize by itself or in coordination with the concerned units, the law dissemination and education within its branch;
2. To work out a plan for the inspection of law observance by its ministry;
3. To monitor, supervise and urge the observance of law, review the law enforcement situation in its branch;
4. To make comments on the handling of violations of law in its branch and propose solutions thereto.
Chapter II
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 7.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government shall, within 3 months from the effective date of this Decree, have to establish or reorganize their ministerial legal departments as prescribed by this Decree.
The Minister of Justice shall coordinate with the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel in monitoring and supervising the implementation of this Decree.
Article 8.- This Decree takes effect 15 days after its signing for promulgation. The provisions of Decree No.178-HDBT of June 17, 1985 of the Council of Ministers (now the Government) which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 9.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 94-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất