Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội

thuộc tính Nghị định 88/2003/NĐ-CP

Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/07/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tổ chức, hoạt động và quản lý hội - Ngày 30/07/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để thành lập hội cần có các điều kiện sau: Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lắp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ, Có Điều lệ, Có trụ sở, Có đủ số hội viên đăng ký tham gia (Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ quy định số lượng hội viên đăng ký tham gia hội). Nghị định này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và các tổ chức giáo hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định88/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 88/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/2003/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2003

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước đối với hội.
2. Nghị định này không áp dụng với các tổ chức:
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
b) Các tổ chức giáo hội.
Điều 2. Hội
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Hội có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp hội, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Điều 3. Thành lập hội và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội
1. Thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Hội được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hội
1. Cơ quan nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để hội hoạt động theo Điều lệ, có hiệu quả.
2. Hội được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tên và biểu tượng của hội
1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 
2. Hội được chọn tên và biểu tượng theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘI
Điều 6. Điều kiện thành lập hội
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lắp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có Điều lệ.
3. Có trụ sở.
4. Có đủ số hội viên đăng ký tham gia.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định số lượng hội viên đăng ký tham gia hội.
Điều 7. Ban vận động thành lập hội
1. Muốn thành lập hội những người sáng lập phải thành lập Ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định số lượng thành viên Ban vận động thành lập hội.
2. Sau khi được công nhận, Ban vận động thành lập hội thực hiện các công việc sau:
a) Vận động công dân, tổ chức vào hội, hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội;
b) Người đứng đầu Ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ xin phép thành lập hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 8. Hồ sơ xin phép thành lập hội
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo Điều lệ.
3. Dự kiến phương hướng hoạt động.
4. Danh sách những người trong Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động thành lập hội có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
6. Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội.
Điều 9. Nội dung chính của Điều lệ hội
1. Tên gọi của hội.
2. Tôn chỉ mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
5. Thể thức vào hội, ra hội.
6. Tiêu chuẩn hội viên.
7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.
8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội.
9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.
10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.
11. Khen thưởng, xử lý vi phạm.
12. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
13. Hiệu lực thi hành.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội khi nhận  hồ sơ xin phép thành lập hội
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tại Điều 15 Nghị định này   khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Nếu hồ sơ xin phép đầy đủ và hợp pháp thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Thời gian tiến hành Đại hội thành lập hội
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức Đại hội.
2. Nếu quá thời hạn trên không tổ chức Đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức Đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
Điều 12. Nội dung chủ yếu trong Đại hội thành lập hội
1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội.
2. Thảo luận và biểu quyết Điều lệ.
3. Bầu Ban lãnh đạo và Ban kiểm tra theo quy định của Điều lệ hội.
4. Thông qua chương trình hoạt động của hội.
5. Thông qua nghị quyết Đại hội.
Điều 13. Báo cáo kết quả Đại hội
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Đại hội, Ban lãnh đạo hội gửi tài liệu Đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:
1. Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ hội;
2. Biên bản bầu Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch của người đứng đầu hội;
3. Chương trình hoạt động của hội;
4. Nghị quyết Đại hội.
Điều 14. Phê duyệt Điều lệ hội và hiệu lực của Điều lệ hội
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định phê duyệt Điều lệ hội khi Điều lệ hội đã được Đại hội thông qua. Trường hợp quy định của Điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi.
2. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Điều 15. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
CHƯƠNG III
HỘI VIÊN
Điều 16. Điều kiện trở thành hội viên
Công dân, tổ chức của Việt nam đủ tiêu chuẩn là hội viên theo quy định của Điều lệ hội, tự nguyện xin  gia nhập hội, đều có thể trở thành hội viên của hội.
Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do Điều lệ hội quy định.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của hội viên
Quyền và nghĩa vụ của hội viên do Điều lệ hội quy định.
Điều 18. Hội viên liên kết và hội viên danh dự
1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành Điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét công nhận là hội viên liên kết.
Hội viên liên kết được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của hiệp hội. Hội viên liên kết không tham gia bầu cử và ứng cử Ban lãnh đạo hiệp hội, không biểu quyết các vấn đề của hiệp hội.
Thủ tục kết nạp hội viên liên kết do Điều lệ hiệp hội quy định.
2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên của hội nhưng có đóng góp với hội, có thể được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự. Quyền và nghĩa vụ của hội viên liên kết và hội viên danh dự do Điều lệ hội quy định.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 19. Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.
2. Nhiệm kỳ Đại hội do Điều lệ hội quy định nhưng không quá 5 năm.
3. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số  hội viên chính thức đề nghị.
Điều 20. Nội dung chủ yếu quyết định tại Đại hội
1. Phương hướng hoạt động của hội.
2. Bầu Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra hội.
3. Đổi tên hội, sửa đổi Điều lệ (nếu có).
4. Gia nhập Liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động.
5. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội.
6. Tài chính của hội.
Điều 21. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội
1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Điều 22. Quyền của hội
1. Tuyên truyền mục đích của hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên.
4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà giải tranh chấp trong nội bộ hội.
5. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo qui định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
9. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
10. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
11. Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định tại Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 23. Nghĩa vụ của hội
1. Hoạt động của hội phải theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 30 ngày, Ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.
4. Việc lập Văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi bổ sung Điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
7. Hàng năm hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
9. Danh sách hội viên, chi hội, các đơn vị trực thuộc hội, các chứng từ về tài chính của hội, biên bản các cuộc họp Ban lãnh đạo hội được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại trụ sở hội.
10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 22 Nghị định này phải dành cho hoạt động hội theo quy định của Điều lệ hội, không được chia cho hội viên.
11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước và gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
CHƯƠNG V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT VÀ GIẢI THỂ HỘI
Điều 24. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể
1. Tuỳ theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, Ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Hội giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tự giải thể;
b) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định giải thể.
Điều 25. Hội tự giải thể
Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn hoạt động;
2. Theo đề nghị của quá 1/2 tổng số hội viên chính thức;
3. Mục tiêu đã hoàn thành.
Điều 26. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể
1. Gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này các văn bản sau:
a) Đơn đề nghị giải thể hội;
b) Nghị quyết giải thể hội;
c) Bản kê tài sản, tài chính;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 5 số báo liên tiếp ở Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và liên tỉnh; báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Điều 27. Quyết định việc giải thể hội
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định giải thể hội sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại.
Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực.
Điều 28. Hội bị giải thể
Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền  quy định tại Điều 15 Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Hội không hoạt động liên tục 12 tháng;
2. Khi có nghị quyết của Đại hội về việc giải thể mà Ban lãnh đạo hội không chấp hành;
3. Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hội bị giải thể
Khi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này phải:
a) Ra quyết định giải thể hội;
b) Thông báo quyết định giải thể hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 30. Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia, tách
1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải  quyết như sau:
a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của Điều lệ hội.
2. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi hội hợp nhất:
a) Sau khi hợp nhất hội thành hội mới, các hội cũ chấm dứt tồn tại, hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà các hội cũ đang thực hiện;
b) Tài sản, tài chính của các hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho hội mới.
3. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi sáp nhập:
a) Hội được sáp nhập vào hội khác, thì tài sản, tài chính của hội được sáp nhập chuyển giao cho hội sáp nhập;
b) Hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có của hội được sáp nhập, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện.
4. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi chia, tách:
a) Sau khi chia hội, hội bị chia chấm dứt hoạt động, quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho hội mới theo quyết định chia hội;
b) Sau khi tách, các hội thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính của mình phù hợp với mục đích hoạt động của hội đó.
Điều 31. Quyền khiếu nại
Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.
CHƯƠNG VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI  HỘI
Điều 32. Quản lý nhà nước đối với hội
1. Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội. 
2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội.
3. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
5. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện Điều lệ hội đối với các hội.
7. Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.
9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.
Điều 33. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối  với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý trong phạm vi cả nước
1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 15 Nghị định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội; công nhận Ban vận động thành lập hội.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với hội, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh
1. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này và quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội.
2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội.
4. Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương.
5. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội.
7. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương.
Chương VII
khen thưởng và xử  lý vi  phạm
Điều 35.  Khen thưởng
1. Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nước.
Điều 36. Xử lý vi phạm
1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn Đại hội nhiệm kỳ do Điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 
Chương VIII
Điều khoản thi hành
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định 258/TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội.
3. Hội được Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính tỉnh trước đây cho phép thành lập theo Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) hoặc Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thành lập theo Chỉ thị 01/CT ngày 05/01/1989 về việc quản lý, tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, không phải xin phép thành lập lại.
4. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế được thành lập theo Quyết định 38/HĐBT ngày 10/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, không phải xin phép thành lập lại.
Điều 38. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 88/2003/ND-CP

Hanoi, July 30, 2003

 

DECREE

PROVIDING FOR THE ORGANIZATION, OPERATION AND MANAGEMENT OF ASSOCIATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to Order No.102/SL/L004 of May 20, 1957 promulgating the Law on the Right to Set up Associations;

Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code;

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of the Interior,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

1. This Decree provides for the organization, operation and State management of associations.

2. This Decree shall not apply to the following organizations:

a) Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Peasants' Associations, Vietnam War Veterans' Association, Vietnam Women's Union;

b) Religious organizations.

Article 2.- Associations

1. Associations prescribed in this Decree are understood as voluntary organizations of citizens, organizations of Vietnamese of the same professions, the same hobbies, the same genders for the common purposes of gathering and uniting members, regular activities, non- self-seeking, aiming to protect members' legitimate rights and interests, to support one another for efficient activities, contribute to the country's socio-economic development, which are organized and operate according to this Decree and other relevant legal documents.

2. Associations bear different names such as union of associations, confederation, federation, society, clubs with legal person status and different appellations according to law provisions (hereinafter referred collectively to as associations).

3. Associations shall include the following organizations classified according to the (territorial) scope of operation:

a) Associations operating nationwide or inter-provincially;

b) Associations operating within provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provinces);

c) Associations operating within rural districts, urban districts, provincial capitals or towns (hereinafter referred collectively to as districts);

d) Associations operating within communes, wards, district townships (hereinafter referred collectively to as communes).

Article 3.- Setting up associations and principles for organization and operation thereof

1. The establishment of associations must be permitted by the competent State bodies defined in Article 15 of this Decree.

2. Associations shall be organized and operate according to their respective charters which are approved by competent State bodies and do not contravene laws, they are organized and operate according to the principles of voluntarism, self-management, self-financing and self-responsibility before law.

Article 4.- State bodies' responsibility towards associations

1. State bodies shall, within the scope of their functions and tasks, have the responsibility to create favorable conditions for associations to operate according to their respective charters and with efficiency.

2. Associations which are recognized as socio-political organizations or socio-political and professional organizations or which have their operations associated with the State's tasks, shall be rendered support from the State budget according to the Prime Minister's regulations.

Article 5.- Legal person status, seals, names and logos of associations

1. Associations have their own legal person status, seals and accounts.

2. Associations are entitled to choose their own names and logos under the provisions of law.

Chapter II

CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF ASSOCIATIONS

Article 6.- Conditions for establishment of associations

1. Having operation purposes not contrary to law; having names and main operation domains not identical to those of the associations which have been previously set up lawfully in the same geographical areas.

2. Having charters.

3. Having head-offices.

4. Having adequate number of members registered for participation.

The Minister of the Interior shall prescribe the number of members registered for joining associations.

Article 7.- Boards canvassing for establishment of associations

1. To establish associations, the founding members must set up boards canvassing for the establishment thereof. The association establishment-canvassing boards shall be recognized by the agencies which perform the State management over the branches or domains where the associations are expected to operate.

The Minister of the Interior shall prescribe the number of members of such a board.

2. After being recognized, the association establishment-canvassing boards shall perform the following tasks:

a) Mobilizing citizens and/or organizations to join the associations, finalizing the dossiers of application for permits to establish the associations;

b) The boards' heads shall send dossiers of application for the establishment permits to the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree.

Article 8.- Dossiers of application for establishment of associations

1. The application for a permit to establish an association.

2. The draft charter.

3. The projected operation plan.

4. The list of members of the association establishment-canvassing board recognized by a competent State body.

5. The curriculum vitae of the head of the association establishment-canvassing board, with the certification by a competent agency.

6. Documents certifying the head-office and assets of the association.

Article 9.- Principal contents of the charter of an association

1. The association's name.

2. The guiding principles, purposes, domains and scope of operation of the association.

3. The association's tasks and powers.

4. The organization and operation principles.

5. The procedures to join, leave the association.

6. Members' criteria.

7. Members' rights and obligations.

8. Structure, organization, procedures for election and dismissal; tasks and powers of the association's leadership, control board, other leading posts.

9. Assets, finance and mode of management of assets and finance of the association.

10. Conditions for dissolution and liquidation of assets, finance.

11. Commendation, handling of violations.

12. Procedures for amending, supplementing the charter.

13. Implementation effect.

Article 10.- Responsibilities of the State agencies competent to permit the establishment of associations upon the receipt of dossiers of application therefor

The competent State agencies defined in Article 15 of this Decree, when receiving the dossiers of application for establishment of associations, must issue the receipts thereof. If the application dossiers are complete and valid, the competent State agencies shall, within 60 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, have to reply the association establishment- canvassing boards; in case of refusal, there must be the written replies clearly stating the reasons therefor.

Article 11.- The time for holding congresses to establish associations

1. Within 90 days as from the date the decision permitting the establishment of an association takes effect, the association establishment- canvassing board must organize a congress.

2. If past the above time limit it still fails to organize the congress, the association establishment-canvassing board shall send a written request for the extension thereof to the State agency which has issued the decision permitting the establishment thereof. The extension duration shall not exceed 30 days; if past the extension duration, such congress is not held, the decision permitting the establishment of the association shall be no longer effective.

Article 12.- Principal contents in the agenda of the association-founding congress

1. Announcing the decision permitting the establishment of the association.

2. Discussing and voting on the Charter.

3. Electing the leadership and the control board as provided for by the association's Charter.

4. Adopting the association's activity program.

5. Adopting the congress' resolution.

Article 13.- Report on the congress results

Within 30 days after the congress, the association's leadership shall send the congress documents to the State agency which has issued the decision permitting the establishment of the association, including:

1. The Charter and the record on the adoption of association's Charter;

2. The record on the election of the leadership, the control board (enclosed with lists of their members) and curriculum vitae of the association's head;

3. The association's activity program;

4. The congress's resolution.

Article 14.- Approving associations' Charters and the effect thereof

1. The competent State agencies defined in Article 15 of this Decree shall decide to approve the associations' Charters when they are adopted by the congresses. In cases where the provisions of Charters are contrary to laws, the competent State agencies shall refuse to approve and request the associations to amend them.

2. The associations' Charters shall take effect as from the dates the competent State agencies decide to approve them.

Article 15.- State agencies competent to permit the establishment, division, separation, merger, consolidation and dissolution of associations and to approve the Charters thereof

1. The Minister of the Interior shall permit the establishment, division, separation, merger, consolidation and dissolution and approve the Charters of associations operating nationwide or inter-provincially.

2. The provincial-level People's Committee presidents shall permit the establishment, division, separation, merger, consolidation and dissolution and approve the Charters of associations operating within their respective provinces.

Chapter III

MEMBERS

Article 16.- Membership conditions

Vietnamese citizens and organizations fully satisfying the members' criteria prescribed by the associations' Charters and voluntarily applying to join such associations can all become members thereof.

The competence and procedures to admit members shall be prescribed in the associations' Charters.

Article 17.- Rights and obligations of members

The rights and obligations of members shall be prescribed in the associations' Charters.

Article 18.- Associated members and honorary members

1. Joint-venture enterprises and enterprises with 100% foreign investment capital (hereinafter referred to as enterprises with foreign elements) operating in Vietnam, contributing to the development of unions and agreeing to their Charters, shall be considered by unions of economic organizations for their recognition as associated members.

Associated members may participate in activities and attend congresses of unions. They shall not participate in the election of or stand for the leadership of the unions, nor vote on affairs of the unions.

The procedures to admit associated members shall be prescribed by the unions' Charters.

2. Vietnamese citizens and organizations that have no conditions to become members of associations but make contributions to the associations, can be recognized by the associations as their associated members or honorary members. The rights and obligations of associated members and honorary members shall be prescribed by the associations' Charters.

Chapter V

ORGANIZATION, OPERATION, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ASSOCIATIONS

Article 19.- Term congress and extraordinary congress

1. The supreme leading body of an association is the plenary congress or the congress of deputies.

2. The office term of the congress shall be prescribed in the Charter but shall not exceed 5 years.

3. An extraordinary congress shall be convened when at least 2/3 (two thirds) of the total number of the executive members or at least 1/2 (half) of the total number of the full-fledged members so request.

Article 20.- Major contents to be decided at the congress

1. Orientations for activities of the association

2. The election of the leadership, the control board of the association.

3. Change of the association's name, amendment (if any) of the Charter.

4. Joining in Unions of associations of the same operation domains.

5. Division, separation, merger, consolidation, dissolution of the association.

6. The association's finance.

Article 21.- Principles for voting at the congress

1. The congress can vote by hand show or by secret ballots. The forms of voting shall be decided by the congress.

2. The voting to adopt decisions of the congress must be approved by more than 1/2 (half) of the present full-fledged members.

Article 22.- Rights of associations

1. To propagate their purposes.

2. To represent their members in internal and external relations related to the functions and tasks of associations.

3. To protect the legitimate rights and interests of the associations and their members.

4. To organize, coordinate activities among members for the common interests of the associations; to reconcile disputes within the associations.

5. To disseminate and train in knowledge to members; to supply necessary information to members according to law provisions.

6. To provide consultancy and criticism on matters within the scope of operation of the associations at requests of organizations and/or individuals.

7. To contribute opinions on legal documents relating to the contents of operations of the associations under the provisions of law. To propose to competent State agencies matters related to the development of the associations and domains where the associations have operated in.

8. To coordinate with the concerned agencies and/or organizations in performing the tasks of the associations.

9. To raise funds for the associations on the basis of their membership fees and sources of revenue from business and/or service activities under the provisions of law in order to ensure their operation funding.

10. To receive lawful financial supports of domestic and foreign organizations and/or individuals under the provisions of law.

11. Associations with national or inter-provincial scope of operation may join to be members of international and regional associations as provided for in the Government's Decree No.20/2002/ND-CP of February 20, 2002 on the conclusion and implementation of international agreements by provinces or centrally-run cities, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 23.- Obligations of associations

1. The associations' operations must comply with their approved Charters.

2. An association operating in a certain domain must submit to the State management by the agency which performs the State management over such domain, field.

3. Thirty days before holding a term congress, the leadership of an association must send its report to the competent State management agency defined in Article 15 of this Decree and the ministry which manages the branch or domain where it operates.

4. The setting up of associations' representative offices in other localities must be permitted by the provincial-level People's Committees of the localities where the representative offices are to be located and be reported in writing to the competent State agencies defined in Article 15 of this Article.

5. When changing their presidents, vice-presidents, secretaries general, head-offices or amending, supplementing their Charters, the associations must report thereon to the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree.

6. The setting up of legal persons under associations must comply with law provisions and be reported to the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree.

7. Annually, associations must report on their organization and operation situation to competent State agencies and the agencies performing the State management over the branches, domains where the associations operate no later than December 1 of that year.

8. They must submit to the guidance, examination and inspection by competent State bodies in the observance of law.

9. The lists of members, chapters and attached units of associations, the vouchers on their finance, the minutes of meetings of their leaderships shall be made into dossiers and archived at their head-offices.

10. Revenues collected under the provisions in Clauses 9 and 10 of Article 22 of this Decree must be reserved for the associations' activities according to the provisions of their Charters, and must not be divided to their members.

11. The use of fundings of the associations must comply with law provisions. Annually, the associations must make reports on financial settlement according to the State's regulations and send them to the finance bodies of the same levels.

Chapter V

DIVISION, SEPARATION; MERGER, CONSOLIDATION AND DISSOLUTION OF ASSOCIATIONS

Article 24.- Division, separation, merger, consolidation, dissolution

1. Depending on operation requirements and capabilities of associations, their leaderships shall propose the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree to permit the division, separation, merger, consolidation or dissolution of the associations. The division, separation, merger, consolidation and dissolution of associations must comply with the provisions of law.

2. Associations shall dissolve in the following cases:

a) They dissolve by themselves;

b) They are dissolved under decisions of the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree.

Article 25.- Associations dissolve by themselves

Associations shall dissolve by themselves in the following cases:

1. Upon the expiry of their operation duration;

2. At the request of more than 1/2 of the total number of their full-fledged members;

3. Their objectives have been already attained.

Article 26.- Responsibilities of the leaderships of associations when the latter dissolve by themselves

1. To send to the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree the following documents:

a) The application for dissolution of the association;

b) The resolution on the dissolution of the association;

c) The property, finance statement;

d) The projected mode of handling the property and finance and the time limit for repayment of debts.

2. To notify the debt repayment (if any) time limits to the concerned organizations and individuals according to law provisions on central newspapers, for associations with national or inter-provincial scope of operation, or local newspapers, for associations with provincial scope of operation, for five consecutive issues.

Article 27.- Deciding on the dissolution of associations

The competent State agencies defined in Article 15 of this Decree shall decide to dissolve associations 15 days after the expiry of the time limits for debt repayment and property and finance liquidation, inscribed in the associations' notices when applying for the dissolution without written complaints.

Associations shall terminate their operation as from the dates the decisions of the State agencies competent to dissolve the associations take effect.

Article 28.- Associations being dissolved

Associations shall be dissolved under decisions of the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree in the following cases:

1. They fail to operate for 12 months in a row;

2. When the congresses adopt resolutions on dissolution but their leaderships decline to obey;

3. Their operations seriously violate laws.

Article 29.- Responsibilities of the competent State agencies when associations are dissolved

When associations are dissolved, the competent State agencies defined in Article 15 of this Decree must:

a) Issue decisions to dissolve the associations;

b) Announce the decisions on dissolution of the associations on the mass media.

Article 30.- Settling property, finance when associations are dissolved, consolidated, merged, divided or separated

1. When associations dissolve by themselves, are dissolved, their properties shall be settled as follows:

a) Properties, finance donated by domestic and/or foreign organizations; properties, finance given by the State as its support, after the associations have fulfilled their property obligations and repay all debts, shall be decided by competent State agencies;

b) The properties and finance acquired by the associations themselves, after they have fulfilled their property obligations and repaid all debts, shall be decided by the associations according to their Charters before their dissolution.

2. Settling properties and finance of associations when they are consolidated:

a) When being consolidated into new associations, the old ones shall terminate their existence and the new associations shall enjoy all legitimate rights and interests of the old associations and take responsibility for all unpaid debt amounts as well as the service contracts being performed by the old associations;

b) The properties and finance of the consolidated associations must not be divided, changed hand but must be fully transferred to the new associations.

3. Settling properties and finance of associations when they are merged:

a) When an association is merged into another association, the properties and finance of the merged association shall be transferred to the merging association;

b) The merging associations shall enjoy the legitimate rights and interests over the available properties and finance of the merged associations, and take responsibility for unpaid property and finance debts as well as uncompleted service contracts.

4. Settling property and finance of associations when they are divided, separated:

a) After the division of an association, the divided association shall terminate its operation and its property and finance rights and interests shall be transferred to the new association under the decision on division of the association;

b) After being separated, associations shall perform their respective property and finance rights and obligations in accordance with the purposes of their operations.

Article 31.- Right to complain

Where the dissolved associations disagree with the dissolution decisions, they may lodge their complaints according to law provisions. Pending the settlement of their complaints, the associations must not operate.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER ASSOCIATIONS

Article 32.- State management over associations

1. To elaborate for submission or promulgate legal documents on associations.

2. To guide the ministries, branches, localities, associations and citizens in observing the legislation on associations.

3. To permit the establishment, division, separation, merger, consolidation, dissolution of associations, and to approve their Charters as provided for in Article 15 of this Decree.

4. To provide professional guidance for State officials and/or employees performing the work of managing associations.

5. To propagate and disseminate legislation on associations.

6. To inspect and examine the observance of legislation on associations; to examine the implementation of Charters by associations.

7. To manage the signing of international cooperation documents on associations under the provisions of law.

8. To settle complaints and denunciations, handle the violations of legislation on associations.

9. To sum up reports on organization, operation and management of associations.

The Ministry of the Interior shall assist the Government in exercising the uniform State management over associations throughout the country.

Article 33.- The State management tasks of the ministries, ministerial-level agencies over the associations' operations in the domains under their respective management nationwide

1. To join competent State agencies defined in Article 15 of this Decree in permitting in writing the establishment, division, separation, merger, consolidation and dissolution of associations and in approving their Charters; to recognize the association establishment- canvassing boards.

2. To guide and create conditions for associations to participate in activities within the branches or domains under their respective management according to law provisions; to gather opinions of associations in order to finalize the provisions on the State management over the branches or domains.

3. To examine the implementation of the regulations on State management over the branches, domains by associations, to handle or propose competent State bodies to handle violations according to law.

Article 34.- The provincial-level People's Committees' tasks of State management over the associations' operations within their respective provinces

1. To exercise their competence under the provisions in Clause 2, Article 15 of this Decree and perform the State management over organization and operation of associations.

2. To inspect and examine the observance of legislation on associations.

3. To settle complaints and denunciations and handle violations of legislation on associations.

4. To consider the support for associations operating in their respective localities.

5. To consider and permit associations operating in their respective localities to receive financial assistance from domestic and foreign organizations and individuals according to law provisions.

6. To direct provincial/municipal Services, Departments, branches, the district and commune People's Committees in the management of associations.

7. To annually send sum-up reports on the organization, operation and management of associations in the localities to the Ministry of the Interior.

Chapter VII

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 35.- Commendation

1. Those associations which operate and make many contributions to socio-economic development shall be commended and/or rewarded according the regulations of the State.

2. Those association members who record achievements shall be commended and/or rewarded according to the regulations of their associations and of the State.

Article 36.- Handling of violations

1. Those who violate the rights to establish associations, abuse associations' name to conduct activities in contravention of laws shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions; if causing material damage, have to compensate therefor according to law provisions.

2. Those who abuse their positions and powers and permit the establishment of associations in contravention of the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions; if causing material damage, have to compensate therefor according to law provisions.

3. Associations' leaderships or representatives who deliberately prolong the term congresses prescribed in the associations' Charters or fail to observe the regulations on associations' obligations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37.- Implementation effect

1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. This Decree shall replace Decree No.258/TTg of June 14, 1957 of the Prime Minister detailing the implementation of Law No.102/SL/L004 of May 20, 1957 on the Right to Set up Associations.

3. Associations which were permitted by the former Minister of the Interior and the provincial Administrative Committees for establishment under Order No.102/SL/ L004 of May 20, 1957 and were permitted by the Council of Ministers Chairman (now the Prime Minister) or the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel (now the Minister of the Interior), the provincial/municipal People's Committee presidents for establishment under Directive No.01/CT of January 5, 1989 on management, organization and operation of mass associations shall not have to apply for re-establishment.

4. Unions of economic organizations, which were set up under Decision No.38/HDBT of April 10, 1989 of the Council of Ministers (now the Government) on economic alignment in production, circulation, services, shall not have to apply for re-establishment.

Article 38.- Implementation organization

The Minister of the Interior shall guide the implementation of this Decree

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the provincial/municipal People's Committee presidents shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 88/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe