Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

thuộc tính Nghị định 14/2008/NĐ-CP

Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/02/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện , xã - Ngày 04/02/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm 10 Phòng: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa và Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra huyện, Văn phòng HĐND và UBND. Ngoài 10 cơ quan chuyên môn nêu trên được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể có thêm một số cơ quan chuyên môn như Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định14/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2008/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 02 NĂM 2008 

QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN  THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
3. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, cơ quan của sở và cơ quan tương đương sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở) đặt tại huyện không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
 4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở đặt tại cấp huyện.
Điều 3. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
 4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 03 người.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và trách nhiệm của Trưởng phòng
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xẩy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chương II
TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN  THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Điều 7. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 8. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện
Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 của Nghị định này, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như sau:
1. Ở các quận:
a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
b) Phòng Quản lý đô thị: tham m­ưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà n­ước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
2. Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
b) Phòng Quản lý đô thị: tham m­ưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà n­ước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
3. Ở các huyện:
a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;
b) Phòng Công  Thương: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.
Đối với các huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá cao, đang có định hướng phát triển thành thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh thì có thể áp dụng mô hình tổ chức 02 phòng chuyên môn trên như quy định đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc xác định mô hình tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 9. Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo
1. Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo.
2. Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH,
 ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tổ chức các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Đối với những địa phương có huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định về cơ cấu tổ chức; về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của huyện đảo.
4. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn quy định tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 11. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện đảo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề án về cơ cấu tổ chức; về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của huyện đảo.
Điều 12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (tiêu chuẩn, chức danh và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra).
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình  thực hiện Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 14/2008/ND-CP

Hanoi, February 4, 2008

 

DECREE

PRESCRIBING THE ORGANIZATION OF SPECIALIZED BODIES OF PEOPLES COMMITTEES OF RURAL DISTRICTS. URBAN DISTRICTS. PROVINCIAL TOWNS OR CITIES

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of Peoples Councils and Peoples Committees:

At the proposal of the Minister of Home Affairs.

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree stipulates the organization of specialized bodies of Peoples Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities (below collectively referred to as district-level Peoples Committees).

2. Specialized bodies of district-level Peoples Committees include specialized sections and section-equivalent bodies (below collectively referred to as sections).

3. Non-business organizations under district-level Peoples Committees, agencies within the central governments system, bodies of provincial-level services or service-equivalent bodies of provincial/municipal Peoples Committees (below collectively referred to as provincial/municipal services), which are located in districts, fall outside the scope of regulation of this Decree.

Article 2. Principles for organization of specialized bodies of district-level Peoples Committees

1. To embrace all state management functions and tasks of district-level Peoples Committees and ensure the unified and uninterrupted management of branches and work domains from the central to grassroots level.

2. To be rationally and effectively organized and properly staffed sections in charge of multi-branch and muiti-sector management; it is unnecessary that any provincial-level service must have a corresponding organization at the; disitrict level.

3. To be suitable to each type of disirici-level administrative unit and natural conditions, the population and socio-economic development situation of each locality, and meet the state administrative reform requirements.

4. To avoid overlap in terms of functions, tasks and powers with organizations of ministries or provincial services based in districts.

Article 3. Position and functions of specialized bodies of district-level Peoples Committees

1. Specialized bodies of district-level Peoples Committees shall act as advisory bodies assisting the latter in performing state management functions in localities: perform and exercise a number of tasks and powers as authorized by district-level Peoples Committees and in accordance with law; and contribute to ensuring the unified management of branches or work domains in localities.

2. Specialized bodies of district-level Peoples Committees are subject to the direction and management in terms of organization, payrolls and work by district-level Peoples Committees, and at the same time to the professional direction, inspection and guidance by specialized bodies of provincial-level Peoples Committees.

Article 4. Tasks and powers of specialized bodies of disirici-level Peoples Committees

1. To submit to district-level Peoples Committees for promulgation decisions and directives: long-term. 5-year and annual plannings and plans: programs and measures to organize the performance of state administrative reform tasks in aligned state managemen; domains.

2. To organize the implementation of legal documents, plannings and plans after they are approved: to propagate, disseminate and educate about laws on their assigned state management domains.

3. To assist district-level Peoples Committees in conducting, and bear responsibility for, the evaluation, registration and grant of licenses within their scope of responsibility and competence in accordance with law and the assignment by district-level Peoples Committees.

4. To assist district-level Peoples Committees in performing the state management of collective and private economic organizations, associations and non-governmental organizations in their localities operating in domains under their management in accordance with law.

5. To provide professional guidance on domains under their management to cadres and public employees of communes, wards and disuict townships (below collectively referred to as the commune level).

6. To organize the application of scientific and technological advances: to build information and archival systems serving their state management and professional work.

7. To periodically or extraordinarily supply information or report on the performance of their assigned tasks under regulations of district-level Peoples Committees and branch- or domain-managing provincial/municipal services.

8. To inspect organizations and individuals observance of legal provisions within branches or domains under their respective management as assigned: to settle complaints and denunciations and combat corruption in accordance with law and the assignment by district-level Peoples Committees.

9. To manage their organizational apparatus and payrolls; to implement regulations and policies towards, and regulations on preferential treatment, commendation, discipline, professional training and retraining of cadres, public employees and other laborers under their management in accordance with law and the assignment by district-level Peoples Committees.

10. To manage their finance and assets in accordance with law and the assignment by district-level Peoples Committees.

11. To perform other tasks assigned by district- level Peoples Committees.

Article 5. Heads of specialized bodies of district-level Peoples Committees

1. Heads of specialized bodies of district-level Peoples Committees (below referred to as section heads) shall bear responsibility before district-level Peoples Committees, presidents of district-level Peoples Committees and law for the performance of functions, tasks and powers by their specialized bodies.

2. Deputy heads of specialized bodies of district-level Peoples Committees (below referred to as section deputy heads) shall assist section heads in directing some working aspects and bear responsibility before the latter for their assigned tasks. When a section head is absent, one of his/ her deputies is authorized to administer activities of the district-level specialized body.

3. The number of deputy heads of a specialized body of a district-level Peoples Committee must not exceed three.

4. The appointment.transfer, rotation. commendation, disciplining, relief from office, permission for resignation of. and implementation of entitlements and policies towards, section heads and deputy heads shall be decided by presidents of district-level Peoples Committees in accordance with law.

Article 6. Working regimes of specialized bodies of district-level Peoples Committees and responsibilities of section heads

1. Specialized bodies of district-level Peoples Committees shall work according to the single-leader regime.

2. Section heads shall base themselves on legal provisions and the assignment by district-level Peoples Committees to elaborate working regulations and information and reporting regimes of their sections, and direct and inspect the implementation of these regulations and regimes.

3. Section heads shall bear responsibility for the performance of their sections functions, tasks and powers and tasks assigned or authorized by district-level Peoples Committees or presidents of district-level Peoples Committees; practice thrift, combat wastefulness and bear responsibility for corruption or loss which occurs in organizations or units under their management.

4. Section heads shall report to district-level Peoples Committees, presidents of district-level Peoples Committees and branch- and domain-managing provincial/municipal services on the organization and operation of their sections: report on their work to Peoples Councils and Peoples Committees of the same level u hen so requested; and coordinate with heads of specialized bodies and socio-political organizations of the same level in solving problems related to their functions, tasks and powers.

Chapter 2

ORGANIZATION OF SPECIALIZED BODIES OF DISTRICT-LEVEL PEOPLES COMMITTEES

Article 7. Specialized bodies that are uniformly organized in districts, provincial towns or cities

1. The Home Affairs Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of the organization and payrolls of state administrative or non-business agencies: administrative reforms; local administration: administrative boundaries; cadres, public employees and servants: cadres and public employees of communes, wards or district townships; associations and non-governmental organizations; paperwork and state archive; religious affairs; emulation and commendation.

2. TheJustice Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of the elaboration of legal documents; inspection and handling documents: law dissemination and education; enforcement of civil judgments; notarization; household registration; legal aid; grassroots reconciliation and oilier judicial duties.

3. The Finance-Planning Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of finance, assets, planning and investment; business registration; synthesizing reports and uniformly managing cooperative economy, collective economy and private economy.

4. The Natural Resources and Environment Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing tne state management of land resources: water resources: mineral resources; the environment: meteorology and hydrology: measurement, cartography and marine environment (for coastal localities).

5. The Labor. War Invalids and Social Affairs Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of labor; employment; job training: salaries: wages and remuneration; social insurance and unemployment insurance; labor safety: persons with meritorious services to the revolution; social relief; child protection and care; social evil prevention and combat; gender equality.

6. The Culture and Information Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of culture; family; physical training and sports; tourism; post, telecommunications and Internet: information technology and information infrastructure; radio broadcasting; press; publication.

7. The Education and Training Section: This section shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of education and training, including education and training objectives, programs and contents; criteria for teachers and educational administrators; standards of physical foundations, school equipment and children toys; regulations on examinations and grant of diplomas and certificates; assurance of education and training quality.

8. The Health Section: The Health Sections shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of the care for and protection of peoples health, including grassroots healthcare; preventive medicine: medical examination and treatment, functional rehabilitation: traditional medicine and pharmacy; preventive and curative medicines for human use; cosmetics: food hygiene and safety; health insurance: medical instruments and equipment; and population.

9. The district Inspectorate: This body shall advise and assist district-level Peoples Committees in performing the state management of inspection and settlement of complaints and denunciations under state management of district- level Peoples Committees; perform the tasks and powers in inspecting and settling complaints and denunciations and preventing and combating corruption in accordance with law.

10. The Offices of Peoples Councils and Peoples Committees: These offices shall advise Peoples Committees on the latters operation; advise and assist district-level Peoples Committees in nationality work; advise Peoples Committee presidents on their direction and administration activities; supply information serving the management and operation of Peoples Councils. Peoples Committees and local state agencies; and ensure material and technical foundations for the operation of Peoples Councils and Peoples Committees.

Article 8. Specialized bodies that are organized to suit each type of district-level administrative unit

In addition to 10 specialized bodies uniformly organized in all urban districts, rural districts, provincial towns or cities specified in Article 7 of this Decree, some others may be organized to suit each type of district-level administrative unit as follows:

1. In urban districts:

a/ The Economic Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of urban districts in performing the state management of handicraft and cottage industry; science and technology: industry; trade:

b/ The Urban Management Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of urban districts in performing the state management of architecture; construction planning: urban development: residential houses and working offices; construction materials; transport; urban technical infrastructure (including: water supply and drainage; urban environmental sanitation; parks and trees; urban lighting: garbage; urban car terminals and parking lots).

2. In provincial towns or cities:

a/ The Economic Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of provincial towns or cities in performing the state management of agriculture; forestry; salt making: irrigation: fisheries; rural development; handicraft and cottage industry; science and technology; industry; trade;

b/ The Urban Management Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of provincial towns or cities in performing the state management of architecture; construction planning; urban development; residential houses and working offices; construction materials; transport; urban technical infrastructure (including: water supply and drainage; urban environmental sanitation; parks and trees; urban lighting: garbage; urban car terminals and parking lots).

3. In rural districts:

a/ The Agriculture and Rural Development Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of rural districts in performing the state management of agriculture: forestry: salt making: irrigation: fisheries: rural development: development of househoid-economv. rural farm economy, and agriculture, forestry, fishery or salt-making cooperative economy associated with rural trades and craft villages in communes;

b/ The Industry and Trade Section: This section shall advise and assist Peoples Committees of rural districts in performing the state management of industry: handicraft and cottage industry: trade: construction: urban development: architecture: construction planning; construction materials: residential houses and working offices; urban technical infrastructure (including: water supply and drainage; urban environmental sanitation; parks and trees; urban lighting: garbage; urban car terminals and parking lots); transport; science and technology.

For rural districts with a high socio-economic growth or urbanization rate or currently planned to be developed into provincial towns or cities, the above organizational model with two specialized sections may be applied as for provincial towns or cities. The determination of this organizational model shall be proposed by provincial-level Peoples Committees to provincial-level Peoples Councils for decision.

Article 9. Organization of specialized bodies in island districts

1. Based on practical conditions of each island district, provincial-level Peoples Committees shall propose provincial-level Peoples Councils to decide on the number and names of specialized sections of island district Peoples Committees.

2. The number of specialized sections of an island district People Committee must not exceed 10.

Chapter 3

TASKS AND POWERS OF PROVINCIAL-LEVEL PEOPLES COMMITTEES AND DISTRICT-LEVEL PEOPLES COMMITTEES FOR ORGANIZATION OF SPECIALIZED BODIES

Article 10. Provincial-level Peoples Committees

1. To issue specific guidance on the functions, tasks, powers and organizational structures of specialized bodies of district-level Peoples Committees in accordance with this Decree and other relevant legal documents.

2. To inspect and examine the organization of specialized bodies of district-level Peoples Committees.

3. For localities having island districts, provincial-level Peoples Committees shall propose provincial-level Peoples Councils to decide on the organizational structure, establishment, merger or dissolution of specialized bodies of island districts.

4. To further implement the Prime Ministers Decision No. 89/2007/QD-TTg of June 18, 2007, on set up on a trial basis construction inspectorates of urban districts or rural districts and construction inspectorates of communes, wards or townships in Hanoi and Ho Chi Minh City.

Article 11. District-level Peoples Committees

1. To prescribe specific tasks, powers and organizational structures of specialized bodies of district-level Peoples Committees under the guidance of provincial-level Peoples Committees.

2. Island district Peoples Committees shall propose to provincial-level Peoples Committees schemes on the organizational structure, establishment, merger or dissolution of specialized bodies of island districts.

Article 12. Presidents of district-level Peoples Committees

1. To appoint heads and deputy-heads of specialized bodies of district-level Peoples Committees according to the criteria and titles prescribed by provincial-level Peoples Committees (criteria, titles and the appointment or dismissal of district-level chief inspectors must comply with the inspection law);

2. Biannually and annually, to report on the organization and operation of specialized bodies under district-level Peoples Committees to Peoples Councils of the same level and provincial-level Peoples Committees.

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Governments Decree No. 172/2004/ND-CP of September 29, 2004, prescribing the organization of specialized bodies of district-level Peoples Committees of urban districts, rural districts, provincial towns or cities.

2. To annul all previous stipulations contrary to this Decree.

Article 14. Implementation responsibilities

1. The Minister of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Director of the Government Office in. urging, inspecting and reporting to the Prime Minister on the implementation of this Decree.

2. Provincial-level Peoples Committees shall direct and complete the reorganization of specialized bodies of district-level Peoples Committees within 90 days after the effective date of this Decree.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairmen of Peoples Councils and presidents of Peoples Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 14/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe