Quyết định 985/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơ bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam bộ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 985/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 985/TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/11/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 985/TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 985/TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CƠN BÃO SỐ 5, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra và kiến nghị của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nhằm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 5.
QUYẾT ĐỊNH:
Việc điều tra phải được hoàn thành trong tháng 11 năm 1997; kết quả điều tra được các thành viên đoàn kiểm tra và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xác nhận sẽ làm cơ sở quyết định mức miễn giảm thuế, hỗ trợ về vốn (xoá, khoanh nợ, cho vay thêm) và các hình thức trợ giúp khác, làm căn cứ thay cho thế chấp đối với các khoản vay).
- Tiếp tục khẩn trương tìm kiếm người, tàu thuyền chưa có tin tức kể cả nhờ các nước láng giềng giúp đỡ.
- Huy động tất cả lực lượng trục vớt, cứu hộ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản, Hải quân vùng 5, Quân khu 9, các lực lượng tầu thuyền của địa phương tìm kiếm trục vớt tàu thuyền bị đắm:
+ Hướng dẫn nhân dân có tàu thuyền đang đánh bắt trên biển tiếp tục tham gia tìm kiếm, phát hiện các tàu, thuyền bị đắm, báo cho chính quyền địa phương hoặc các lực lượng trục vớt.
+ ở ven bờ, tại bến đỗ: Các tỉnh huy động tất cả các phương tiện trục kéo, cẩu, kê kích... kéo các tàu thuyền bị đắm lên bãi để sửa chữa tại chỗ hoặc kéo về các cơ sở sửa chữa. Nếu tỉnh không đủ phương tiện thì báo rõ địa điểm cho lực lượng cứu hộ của ngành Trung ương đang ở gần nhất tới hỗ trợ.
+ ở vùng nước sâu: Lực lượng trục vớt Bộ Giao thông vận tải, Hải quân vùng 5, quân khu 9 tổ chức trục vớt.
- Tất cả các địa phương, các lực lượng trục vớt thấy tàu, thuyền chìm, bất kể của ai, phải tổ chức trục vớt, đưa về các bến sửa chữa. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc trục vớt các tầu bị đắm. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
- Từng xã, từng huyện khẩn trương tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa, cất mới nhà ở, trường học, bệnh xá để nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, học hành của học sinh. Nơi có điều kiện thì cố gắng sửa chữa, cất mới cho cao ráo, vững chắc hơn nhà cũ trước khi bị bão. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch thường xuyên xảy ra sau bão.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương một mặt khôi phục lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven bờ đồng thời có bước điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả: Chuyển nuôi trồng thuỷ sản quảng canh, tự phát sang thâm canh và bán thâm canh, có tổ chức. Bố trí cân đối, ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản với diện tích lúa và các cây trồng khác. Không để tình trạng nuôi trồng thuỷ sản tràn lan, gây thiệt hại cho rừng phòng hộ và môi trường.
- Cà Mau: 15 tỷ
- Kiên Giang: 12 tỷ
- Bạc Liêu: 5 tỷ
- Bà Rịa - Vũng Tầu: 4 tỷ
- Sóc Trăng: 3 tỷ
- Huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh): 1 tỷ
- Bến Tre: 2 tỷ
- Tiền Giang: 2 tỷ
- Trà Vinh: 2 tỷ
- Bình Thuận: 1 tỷ
- Bình Định: 3 tỷ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng khoản kinh phí này.
Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng đối với vốn vay ngắn hạn (thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng), và 0,6%/tháng đối với vốn vay trung hạn (thời hạn hoàn trả dưới 5 năm).
Căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt danh sách các đối tượng và mức cho vay cụ thể đối với từng tổ hợp tác và cá nhân có tầu, thuyền bị chìm, hư hỏng có nhu cầu vay vốn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, ngân hàng địa phương thực hiện việc cho vay và theo dõi thường xuyên việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước kiểm tra việc thực hiện.
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng tại địa phương căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) và ý kiến xét duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (như quy định tại mục 2, Điều 6 của Quyết định này) làm thủ tục cho vay nhanh, thuận tiện, nếu cần thế chấp thì coi chính tàu thuyền là tài sản thế chấp để chủ tàu có vốn sửa chữa, khôi phục, nâng cấp ngay những tàu thuyền bị hỏng nhẹ, sửa chữa tàu, thuyền bị hỏng nặng và đóng mới ngay từ đầu tháng 12 năm 1997.
Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giới thiệu các mẫu thiết kế, các thông số an toàn cho tầu và hướng dẫn các cơ sở đóng tầu cho dân trên địa bàn để dân tự lựa chọn cơ sở đóng tầu và ký hợp đồng. Hướng dẫn và khuyến khích ngư dân đóng mới loại tầu từ 90 CV trở lên để đánh bắt xa bờ.
Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cho ngư dân lựa chọn mua loại máy tầu thích hợp, nhất là các loại máy có công suất lớn; phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn các doanh nghiệp nhập khẩu máy đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời với tiến độ đóng tầu.
- Các doanh nghiệp được giao nhập khẩu số gỗ này sớm thúc đẩy thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký kết.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau chỉ định 1 doanh nghiệp của tỉnh đứng ra nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia để phục vụ cho nhu cầu sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, bàn ghế học sinh, trường học, bệnh xá của tỉnh.
Việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu gỗ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ. Không đưa người và phương tiện sang lãnh thổ Cămpuchia khai thác và vận chuyển gỗ.
- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu vay vốn lưu động, đảm bảo đủ vốn để nhập khẩu số gỗ này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Hải quan các cửa khẩu giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm nguyên tắc nhưng không được gây phiền hà, sách nhiễu.
- Các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển số gỗ nhập khẩu từ Cămpuchia, Lào về các địa phương có cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chủ trương này làm ăn phi pháp.
- Cơ quan bảo hiểm chi trả ngay, đầy đủ bảo hiểm trực tiếp cho chủ tàu để sửa chữa hoặc đóng tàu mới.
- Ngân hàng khoanh nợ cho các chủ tàu này.
- Nếu các chủ tầu còn thiếu vốn thì Ngân hàng tiếp tục cho vay đủ để sửa chữa hoàn chỉnh hoặc đóng mới phương tiện.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các địa phương có phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do cơn bão gây ra, nhất là ở các bến đỗ, vùng biển có nhiều tàu, thuyền bị đắm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với địa phương tổ chức điều tra hậu quả cơn bão đối với rừng nguyên sinh ở Côn Đảo, có phương án xử lý cây bị bão làm ngã, gãy và cùng Bộ Nội vụ có biện pháp khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy rừng Côn Đảo.
Đối với ruộng lúa, mía, hoa màu bị hư hỏng, thiệt hại thì khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới theo chính sách hiện hành để khôi phục và phát triển sản xuất.
Đối với các hộ bị thiệt hại mà không có khả năng trả nợ, căn cứ đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Xem xét, quyết định việc miễn giảm thuế nông nghiệp đối với nhân dân vùng bị bão theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ nâng giá các mặt hàng thiết yếu: gạo, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng... Cần quản lý và khống chế giá gỗ, ngư cụ, tiền công sửa chữa tàu thuyền, không cao hơn giá trước ngày 02 tháng 11 năm 1997.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tiếp nhận cứu trợ từ các nguồn (trong và ngoài nước), báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo công khai việc sử dụng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát (cả về đối tượng, mức trợ giúp, tổng số tiền, vật chất...); Sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát, tiêu cực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống cơn bão số 5, tổ chức kiểm điểm sâu sắc việc thực hiện các quy định hiện hành về phương tiện phòng hộ và tổ chức cứu hộ để có những biện pháp cụ thể cho thời gian tới. Ngay bây giờ Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có quy định, kiểm tra phao phòng hộ cho các tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây