Quyết định 565/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự trữ lưu thông lương thực

thuộc tính Quyết định 565/TTg

Quyết định 565/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự trữ lưu thông lương thực
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:565/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:22/08/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 565/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 565/TTG NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ LƯU THÔNG LƯƠNG THỰC

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng ban Vật giá Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Quỹ dự trữ lưu thông lương thực là lượng lương thực (chủ yếu là gạo) của Nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lương thực có đủ điều kiện kho tàng và năng lực quản lý thực hiện dự trữ để kịp thời có nguồn lương thực can thiệp vào thị trường nhằm cân đối cung cầu, bình ồn giá cả lương thực khi cần thiết.

 

Điều 2.- Căn cứ tình hình sản xuất lương thực và diễn biến về lưu thông hàng hoá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lương thực đưa vào dự trữ lưu thông hàng năm. Vốn để mua lương thực đưa vào dự trữ lưu thông là một phần vốn lưu động của doanh nghiệp do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp do có khó khăn mà ngân sách nhà nước chưa hoặc cấp chưa đủ thì doanh nghiệp phải chủ động vay vốn ngân hàng để mua đủ số lượng lương thực được giao đưa vào dữ trữ theo quy định, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất của khoản tiền vay này trong suốt thời gian doanh nghiệp thực hiện dự trữ theo quy định.

 

Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ mức lương thực dự trữ lưu thông đã được Thủ tướng Chính phủ quy định, tình hình sản xuất, lưu thông lương thực để quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ thực hiện dự trữ lưu thông cho doanh nghiệp, chỉ đạo việc xuất bán can thiệp thị trường để thực hiện mục tiêu ổn định cung cầu và bình ổn giá lương thực ở từng địa bàn cũng như trên phạm vi cả nước.

 

Điều 4.- Doanh nghiệp thực hiện dự trữ lưu thông được quyền quyết định việc mua, bán, luân chuyển, đổi hạt lương thực thuộc quỹ dự trữ lưu thông lương thực cùng với quá trình kinh doanh lương thực của mình để bảo quản chất lượng lương thực của quỹ dự trữ lưu thông nhưng phải tự bù đắp mọi chi phí và tự chịu trách nhiệm về tài chính, Nhà nước không bù lỗ, đồng thời phải bảo đảm đủ 100% số lượng lương thực dự trữ lưu thông trong kho ở đầu thời kỳ giáp hạt và thường xuyên không được thấp hơn 60% so với mức dự trữ được giao. Khi quỹ lương thực dự trữ lưu thông để tại doanh nghiệp không phải huy động để can thiệp thị trường thì doanh nghiệp được chủ động tìm thị trường để tiêu thụ hết số lương thực dự trữ lưu thông của vụ trước, toàn bộ số tiền thu được phải được hạch toán riêng và sử dụng để mua ngay lương thực mới đưa vào quỹ dự trữ lưu thông tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có tồn kho lương thực thuộc quỹ dự trữ lưu thông sẽ được Nhà nước ưu tiên cho tham gia vào việc xuất khẩu trả nợ bằng lương thực.

 

Điều 5.- Doanh nghiệp được ngân sách nhà nước cấp vốn để thực hiện dự trữ lưu thông lương thực phải bảo toàn vốn được cấp theo chế độ bảo toàn vốn lưu động của Bộ Tài chính quy định và không phải nộp khoản thu về sử dụng vốn đối với số vốn dự trữ lưu thông lương thực do ngân sách nhà nước cấp. Doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận thu được do việc gắn quỹ dự trữ lưu thông với quá trình kinh doanh lương thực theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

 

Điều 6.- Quỹ dự trữ lưu thông lương thực phải được bố trí ở những khu vực, địa bàn thường dễ xảy ra biến động giá lương thực và phải để ở kho có điều kiện thuận lợi nhất cho việc huy động đưa ra bán bình ổn giá khi cần thiết.

 

Điều 7.- Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ lưu thông lương thực phải tổ chức hạch toán riêng việc mua, bán lương thực để phục vụ mục tiêu bình ổn giá theo từng đợt, báo cáo định kỳ hàng tháng tồn kho dự trữ lưu thông lương thực (bao gồm: số lượng ở từng kho, phẩm chất, giá bình quân tồn kho...) với cơ quan quản lý cấp trên, phải chịu sự kiểm tra, giám sát và chấp hành không điều kiện các quyết định về huy động, điều phối sử dụng quỹ lương thực dự trữ lưu thông của cơ quan có thẩm quyền và thực hiện việc xuất bán bình ổn giá lương thực trong thời gian nhanh nhất.

 

Điều 8.- Trách nhiệm các Bộ trong việc quản lý quỹ dự trữ lưu thông lương thực:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cân đối nguồn lương thực, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lương thực đưa vào quỹ dự trữ lương thực hàng năm.

- Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo đảm nguồn vốn cho các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý quỹ dự trữ lưu thông lương thực theo đúng số lượng và tiến độ mua lương thực dự trữ lưu thông.

- Ngân hàng nhà nước bảo đảm đủ vốn cho các đơn vị vay mua lương thực đưa vào dự trữ lưu thông theo kế hoạch.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc huy động, điều phối quỹ dự trữ lưu thông lương thực để bảo đảm cung cầu và ổn định giá lương thực, cùng Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ kiểm tra, giám sát việc thực hiện và bảo toàn vốn của quỹ dự trữ lưu thông lương thực.

- Ban Vật giá Chính phủ cùng Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu bảo đảm ổn định giá lương thực để quyết định giá bán lương thực thuộc quỹ dự trữ lưu thông.

Do yêu cầu giữ ổn định cung cầu và bình ổn giá lương thực mà quyết định giá lương thực thuộc quỹ dự trữ lưu thông bán thấp hơn giá vốn thì cấp ra quyết định phải kiểm tra, giám sát việc hạch toán bán của doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý thiếu hụt vốn dự trữ lưu thông này.

 

Điều 9.- Quy định này áp dụng đối với việc quản lý quỹ dự trữ lưu thông lương thực từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ yêu cầu, đặc điểm về bảo đảm bình ổn giá lương thực ở địa phương và Quyết định này để ban hành quy định cụ thể về quản lý quỹ dự trữ lưu thông lương thực được hình thành từ nguồn vốn của địa phương.

 

Điều 10.- Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

 

Điều 11.- Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Trưởng ban Vật giá Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Tổng giám đốc các Tổng công ty lương thực và Giám đốc các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ lương thực chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 565-TTg
Hanoi, August 22, 1996
 
DECISION
ON THE MANAGEMENT OF THE CIRCULATION FOOD RESERVE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law of Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Trade and the Chairman of the Government Pricing Commission,
DECIDES:
Article 1.- The Circulation Food Reserve is the amount of food (mainly rice) that the State assigns to the State food trading enterprises which have the conditions and managerial capacity for storage so as to maintain a food reserve for market intervention when the need arises with a view to ensuring the balance between supply and demand and stabilizing food prices.
Article 2.- Basing themselves on the situation of food production and the variation in the circulation of goods, the Minister of Planning and Investment, together with the Minister of Agriculture and Rural Development, shall make recommendation to the Prime Minister to decide the volume of food to be put into reserve each year. The capital to purchase the food for reserve is part of the operating capital of the enterprise drawn from the State budget. In case of difficulty which prevents the State budget from making timely or adequate allocations, the enterprise shall take initiative to take bank loans to procure in full the assigned amount of food for reserve, and the State Budget shall support it with finance for 100% of the interests on these loans throughout the period when the enterprises undertakes its assigned duty of maintaining the reserve as assigned.
Article 3.- The Minister of Agriculture and Rural Development shall, on the basis of the amount of food reserve assigned by the Prime Minister and the situation of food production and circulation, make decisions and bear the responsibility for those decisions to assign the amounts of food reserve to the enterprises and direct the release of reserve food into circulation as market interventions to ensure the balance between food supply and demand and stabilize food prices in each locality as well as in the whole country.
Article 4.- The enterprises which are assigned the duty of maintaining food reserve are authorized to decide the purchases, sales, circulation and renewal of the food in reserve in the course of their business operation so as to maintain the quality of the reserve food on condition that they bear all the incurred costs and all financial responsibility. The State shall not make up for any of their losses. At the same time they have to assure 100% of the circulation food reserve in stock before each cropping season and regularly have no less than 60% of their assigned amounts in stock. In case their food reserve shall not be tapped in full for market interventions, the enterprises may take the initiative to find markets to clear the food reserve of the previous cropping season. The whole amount of money thus obtained must be accounted separately and spent immediately on purchasing new food to put into reserve as replacement for circulation food reserve. The enterprises with inventories of reserve food belonging to the circulation reserve shall be given priority by the State to export these inventories as a way to repay debts.
Article 5.- The enterprises which are given allocations from the State Budget to carry out their duty of maintaining food reserve must maintain their allocated capital in line with the regime for maintaining operating capital prescribed by the Ministry of Finance and are exempted from the capital-use tax for these capital allocations. They shall be entitled to the profits generated by combining the use of the food reserve with their business operation in line with the existing financial regime.
Article 6.- The circulation food reserve must be located in regions and areas which are prone to fluctuations of food prices and kept in storage areas which are most convenient for release for price stabilization when the need arises.
Article 7.- The enterprises which are assigned the duty of maintaining circulation food reserve shall conduct a separate accounting for each ofhe tir purchases and sales of food to help stabilize food prices, make monthly reports on their inventories of food reserve (the volume in each store, the stock quality, the average price of the stock, etc.) to the superior managerial bodies, submit to the control and supervision, comply unconditionally with the orders for release made by the superior competent authorities, and undertake the selling of food for price stabilization purpose on the shortest notice possible.
Article 8.- Responsibilities of the Ministries in managing the food reserve:
- The Ministry of Planning and Investment together with the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to maintain the balance of the food resources, and design and submit to the Prime Minister for approval the volume of food to be put into reserve annually.
- The Ministry of Finance shall in cooperation with the Ministry of Planning and Investment ensure the provision of the necessary capital for the units assigned with the task of maintaining circulation food reserve to meet the need of purchasing food for reserve.
- The State Bank shall ensure full provision of loans for the units to purchase food to put into reserve as planned.
- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall make decisions and bear responsibility before the Prime Minister for those decisions in procuring and regulating the circulation food reserve so as to ensure the balance of food supply and demand and the stabilization of food price, and shall, together with the Ministry of Finance and the State Pricing Commission, control and supervise the implementation as well as the maintenance of the capital for the circulation food reserve.
- The Government Pricing Commission shall, together with the Ministry of Finance and in response to the needs to ensure food prices, decide the sale price for the food in reserve.
In case the need to maintain the balance between food supply and demand and stabilize food prices demands that the sale price of reserve food be set lower than its purchase price, the decision-making level has to administer control and supervision of the sales accounting of the enterprises and, in coordination with the concerned agencies, make recommendation to the Prime Minister for solution to the losses of capital for this reserve.
Article 9.- This Decision applies to the management of the circulation food reserve derived from the capital allocated by the central State Budget. The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall, on the basis of the requirements and characteristics of the work of stabilizing food prices in their localities and this Decision, issue detailed regulations on the management of the circulation food reserve derived from the local budget capital allocations.
Article 10.- This Decision takes effect from the date its signing.
Article 11.- The Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Trade, the Governor of the State Bank, and the Chairman of the Government Pricing Commission, are responsible for organizing and guiding the implementation of this Decision.
The General Directors of the Food Corporations and the Directors of the enterprises assigned with the task of maintaining circulation food reserve are responsible for organizing the implementation of this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 565/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất