Quyết định 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 25/2008/QĐ-TTg

Quyết định 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:05/02/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 25/2008/QĐ-TTg NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2008

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2010

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

           Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

            Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 8409/TTr-BKH ngày 15 tháng 11 năm 2007,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 (gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị với nội dung sau:

1. Một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Vùng đạt bình quân hàng năm từ 12 - 13%;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 - 4%, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững, không để tái đói nghèo;

-  Giải quyết việc làm mới cho từ 12 - 14 vạn lao động/năm;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25 - 30%;

- Tổng diện tích rừng đạt khoảng 3,54 triệu ha (rừng phòng hộ 95 vạn ha), nâng độ che phủ rừng đạt 65%;

- Tỷ lệ dân dùng nước sạch ở thành phố 95%; ở nông thôn 80%.

(Có Phụ lục: một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2010 kèm theo).

 2. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu.

a) Ngành công nghiệp

Tập trung đầu tư một số ngành chủ yếu như: chế biến nông, lâm sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi địa phương trong Vùng từ nay đến năm 2010. Mục tiêu là xây dựng ngành công nghiệp chế biến trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Vùng.

Việc xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng sản xuất của địa phương và phải trên cơ sở quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu của Vùng đã được phê duyệt. Đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát triển công nghiệp cần đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất, kết hợp quy mô vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở chế biến tập trung tại các vùng nguyên liệu lớn, khuyến khích phát triển chế biến thủ công hoặc sơ chế theo hộ gia đình đối với những loại sản phẩm đơn giản, sản xuất ở vùng xa nhà máy; khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển công nghiệp.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến có điều kiện đầu tư tập trung quy mô lớn như cà phê, cao su, điều, bông, chè, thịt, sữa,.... Phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 50% sản lượng cà phê tại địa bàn được chế biến thành sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có thương hiệu để xuất khẩu. Đầu tư nâng cấp thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền đối với những nhà máy sản xuất cao su hiện có và xây dựng mới một số nhà máy để có cơ cấu sản phẩm: mủ cốm chiếm khoảng 45%, mủ kem 20%, mủ cao su kỹ thuật chiếm khoảng 35- 40%; trong đó một phần được sản xuất ra thành sản phẩm chất lượng cao như săm, lốp ô tô, băng tải, ... để thay thế hàng nhập khẩu. Chế biến bông, hạt điều chủ yếu lựa chọn dây chuyền công nghệ hợp lý, đa dạng hoá các sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Chế biến chè chủ yếu giữ công suất các nhà máy hiện có, chỉ đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ để có trên 70% sản lượng chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tổ chức lại các cơ sở sản xuất đường hiện có đi đôi với việc duy trì sản xuất đường thủ công nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương. Chế biến ngô, tinh bột sắn phục vụ nhu cầu ăn, chăn nuôi và xuất khẩu phù hợp với vùng nguyên liệu; hạn chế phát triển sắn để bảo vệ môi trường và chống xói mòn đất.

Chế biến lâm sản, chủ yếu là gỗ, kể cả việc tận dụng gỗ cây cao su thanh lý hàng năm. Hướng đầu tư chính là sản xuất ván nhân tạo, gỗ ván dăm, đồ mộc tinh chế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Về thủy điện, tập trung hoàn thành các dự án đang xây dựng, từng bước đa dạng hoá ph­ương thức đầu tư­ và kinh doanh điện đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp xây dựng các công trình thuỷ điện với cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào trong Vùng.

- Tăng cư­ờng dịch vụ cơ khí sửa chữa phục vụ cơ giới nông nghiệp, phương tiện vận tải, sản xuất nông cụ, phụ tùng thay thế cho công nghiệp chế biến; phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng truyền thống ở địa phương.

- Đầu tư­ sớm các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch nung, đá, fenspat,... Khai thác bauxite, sản xuất alumil, tiến tới luyện nh­ư nhôm, v.v.

b) Ngành nông, lâm nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở bảo vệ, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Vùng. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung thâm canh, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Về trồng trọt, đẩy mạnh sản xuất l­ương thực, thực phẩm và các loại cây có giá trị kinh tế cao; có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng v­ườn gia đình để cải thiện và nâng cao dinh dư­ỡng trong bữa ăn hàng ngày.

Nhiệm vụ trọng tâm sản xuất nông nghiệp là tiếp tục phát triển cây công nghiệp dài ngày cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, điều,... Mục tiêu đến năm 2010 là trồng mới khoảng 10 vạn ha cao su đưa diện tích lên khoảng trên 20 vạn ha; tiếp tục giảm diện tích cà phê ở những nơi thiếu nước, sản xuất kém hiệu quả, để ổn định diện tích khoảng từ 33 - 35 vạn ha, trồng thêm cây điều và các loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao, chú trọng trồng hoa cao cấp ở những nơi có điều kiện phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu.

- Về chăn nuôi, phấn đấu bình quân mỗi năm đàn trâu tăng 3%, đàn bò tăng 6%, đàn lợn tăng từ 3 - 3,5%. Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đàn bò thịt, bò sữa, hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng cao, đến năm 2010 có khoảng 5 nghìn con bò sữa nuôi tập trung theo quy hoạch, cung cấp đủ sữa cho nhà máy chế biến. Khuyến khích hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản ở những nơi có điều kiện.

- Về lâm nghiệp, thực hiện rà soát quy hoạch ba loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng kinh tế, chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ sang trồng rừng kinh tế để giao cho dân sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo thu nhập cho người trồng rừng, ưu tiên giải quyết đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và một bộ phận công nhân sống bằng nghề rừng. Trong 5 năm trồng mới 25 vạn ha rừng, chủ yếu trồng rừng nguyên liệu gỗ và trồng cây công nghiệp lâu năm để tăng độ che phủ; đẩy nhanh việc giao khoán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho cộng đồng buôn làng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp quản lý, bảo vệ, tận thu sản phẩm từ rừng. Phấn đấu trong mười năm tới xây dựng ngành lâm nghiệp Tây Nguyên thành Vùng trọng điểm phát triển lâm nghiệp của cả n­ước. Củng cố tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở các buôn, làng thông qua việc nghiên cứu, vận dụng một số cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sức mạnh tổng hợp của chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong việc bảo vệ rừng; xử lý nghiêm minh nạn khai thác rừng bừa bãi, phòng, chống cháy rừng có hiệu quả, nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương đóng cửa rừng ở các tỉnh.

Tiếp tục sắp xếp đổi mới nông trường, lâm tr­ường quốc doanh, chuyển nhiệm vụ của nông trường, lâm trường theo hướng cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho hộ nông dân, trả lại đất cho địa phương để cung cấp đất sản xuất cho dân và tạo việc làm cho ng­ười lao động.

Cần lồng ghép các dự án để phát triển nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, góp phần thay đổi phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.  

c) Ngành thư­ơng mại, dịch vụ

Từng bước sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại như chợ, trung tâm thương mại, hợp tác xã cung ứng dịch vụ cho người dân ở cả 3 khu vực thành thị, nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Củng cố cơ sở thu mua hàng xuất khẩu, chú ý những mặt hàng truyền thống chế biến từ nguyên liệu tại chỗ. Ưu tiên phát triển ngành du lịch để giải quyết lao động, việc làm, tăng thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới với Lào, Campuchia; tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại vùng biên giới, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh của Lào và Campuchia nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng hành lang kinh tế Đông - Tây, tăng cường giao lưu giữa các quốc gia trong khu vực để cùng phát triển.

Phát triển hạ tầng bưu chính - viễn thông và công nghệ - thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

 d) Khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

 - Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ nghiên cứu cho các cơ sở nghiên cứu khoa học hiện có ở Tây Nguyên để trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Vùng.

 - Chú trọng việc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện. Nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản cần xử lý đạt tiêu chuẩn B trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung. Việc khai thác, chế biến, tuyển quặng cần thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (kể cả đình chỉ hoạt động để nhà đầu tư thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường). Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

đ) Các lĩnh vực văn hoá - xã hội

- Về giáo dục - đào tạo

Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trư­­­ờng, nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện, tăng cường dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc tại các trường phổ thông; triệt để chống tái mù ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ, nhân viên các ngành kinh tế, xã hội, nhất là người dân tộc thiểu số. Tất cả cán bộ xã, buôn, làng cần phải qua các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ.

 Hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục từ mần non đến trung học phổ thông, ưu tiên các trư­ờng phổ thông dân tộc nội trú ở các huyện, trường học bán trú ở các trung tâm cụm xã, các trư­ờng nuôi d­ưỡng trẻ em khuyết tật ở các tỉnh.

 Xây dựng Tr­­­­ường Đại học Tây Nguyên trở thành Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực và là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học của Vùng.

Đầu tư nâng cấp, kiên cố hoá các trường, lớp học trong Vùng; xây dựng các trường đào tạo nghề theo quy hoạch, các trung tâm dạy nghề cấp huyện để đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn, cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Áp dụng mô hình đào tạo tại chỗ cho người lao động nhằm nâng cao tay nghề để từng bước nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

- Về y tế:

Nhiệm vụ trọng tâm ở Tây Nguyên từ nay đến năm 2010 là phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010 bảo đảm 100% số xã có trạm y tế được xây dựng theo chuẩn quốc gia, 80% số xã có bác sĩ, 100% buôn làng có nhân viên y tế và có đủ thuốc thông dụng, trang thiết bị y tế theo danh mục quy định của Bộ Y tế; 95% trẻ em trong độ tuổi quy định đ­­ược tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh d­­­ưỡng xuống d­­ưới 28%, thanh toán các bệnh phong, bại liệt và bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh; không để những ổ dịch lớn xảy ra. Tăng cư­­ờng các biện pháp ngăn chặn hiểm họa HIV, AIDS. 

Phát triển mạng lưới y tế dự phòng nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh cho nhân dân ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; từng bước đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giữ vệ sinh môi trường, xây dựng làng văn hoá sức khoẻ.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008 đi đôi với đầu tư mạng lưới phòng khám đa khoa tại các trung tâm cụm xã và trạm y tế xã nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngay tại địa phương cho nhân dân trong Vùng.

 - Về văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; chuyển trọng tâm đầu tư văn hóa - thông tin, thể thao về xã và cộng đồng buôn, làng, ưu tiên xây dựng nhà sinh họat cộng đồng thôn, bản. Tăng cường đồng bộ hoạt động văn hoá - thông tin cơ sở.

+ Cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương, tăng cường trang thiết bị, đào tạo nghiệp vụ, xây dựng chương trình để tiếp sóng đài Trung ­­­ương, tăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc.

Đầu tư xây dựng các thiết chế phục vụ sinh hoạt văn hoá; trong đó, ưu tiên xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng; đầu tư cơ sở vật chất cho ngành thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình,...

e) Phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng

+ Về giao thông, tiếp tục phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh là trục chính, phát triển các tuyến đường ngang, đường hành lang Đông - Tây để nối với các vùng xung quanh và các nước trong khu vực. Mục tiêu đến năm 2010 nhựa hoá các tuyến đường đến huyện, 100% xã có đường ô tô vào trung tâm xã; tiếp tục nâng cấp, mở rộng một số sân bay hiện có theo quy hoạch.

+ Nâng cấp và xây dựng các công trình thuỷ lợi (­ưu tiên thuỷ lợi vừa và nhỏ) để cấp nước tưới và sinh họat, kết hợp phát triển thuỷ điện, chống lũ, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi tr­ường sinh thái, phấn đấu đến năm 2010 có từ 70 - 80% diện tích cây trồng đ­­ược t­­ưới.

+ Đầu tư các cơ sở cung cấp n­­ước sạch ở thành phố, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn nơi đông dân c­­ư; tiếp tục thực hiện chư­­ơng trình điện khí hoá nông thôn.

+ Mở rộng các đô thị gắn với nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng đô thị, từng bư­ớc thực hiện đô thị hóa các vùng lân cận và nông thôn.

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tiếp tục xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là các tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Củng cố và phát triển các khu kinh tế quốc phòng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc, tham gia thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đang triển khai trên địa bàn Tây Nguyên.

g) Công tác tôn giáo và củng cố chính quyền cơ sở

- Các Bộ, ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tư­ớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, tiếp tục tuyên truyền, hư­ớng dẫn nội dung Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo để đồng bào hành đạo đúng pháp luật. Kiên quyết không để bọn phản động lợi dụng tự do tín ngưỡng gây mất trật tự trị an ở Tây Nguyên. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sức mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các tỉnh Tây Nguyên là củng cố chính quyền cơ sở. Các tỉnh cần củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị từ buôn, làng theo hướng tự quản. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã. Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở với cải cách hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội cho sát dân hơn.

Điều 2. Tiếp tục thực hiện và bổ sung các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Vùng

1. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Vùng, trong đó một số chính sách cần ưu tiên thực hiện đúng tiến độ:

- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Các tỉnh rà soát, bảo đảm hỗ trợ đúng mục tiêu, định mức, đối tượng, công khai, minh bạch. Mục tiêu đến hết năm 2008 giải quyết xong đất sản xuất, đất ở cho đồng bào. Đến năm 2010 toàn bộ các hộ dân trên địa bàn Tây Nguyên có nhà ở từ mức bán kiên cố trở lên.

- Chính sách hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh các hoạt động trợ giúp theo hướng giao địa phương chủ động chọn mục tiêu, quản lý chặt chẽ, đưa hàng hóa trực tiếp đến tay người sử dụng.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tư­ớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nư­ớc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Triển khai thực hiện Dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện trên địa bàn Tây Nguyên.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng vi mô khác.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý nhà n­ước các cấp, nhất là cấp cơ sở. Các ngành  có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý ngành nghề. Các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thực hiện chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ, trước hết là thực hiện chính sách sử dụng học sinh sau đào tạo cử tuyển về địa phương công tác để khuyến khích cán bộ, con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các tỉnh, huyện, xã, phường lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của cấp mình, đối tượng ưu tiên hàng đầu là cán bộ người dân tộc thiểu số công tác tại cơ sở xã, phường và đội ngũ trưởng thôn, buôn trực tiếp tổ chức các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư dưới cấp xã theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 25/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010" và Đề án "Nâng cao năng lực phủ sóng truyền thanh cơ sở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2008".

2. Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách sau:

a) Chính sách về giáo dục, đào tạo

 Đối với học sinh học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông dân tộc nội trú, được ưu tiên cử tuyển vào các trường đại học, dự bị đại học, các trường chuyên nghiệp để tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở, nếu không vào học tại các trường chuyên nghiệp thì được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thực tế và được bố trí việc làm tại địa phương.

Về chính sách đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ người dân tộc: tăng cường đội ngũ cán bộ về các xã vùng sâu, vùng xa thông qua việc tuyển chọn một số sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp (ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số) để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, vận động quần chúng, công nghệ thông tin nhằm giúp chính quyền cấp xã, huyện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự trị an ở địa bàn.

Đối với học sinh người dân tộc thiểu số mới tốt nghiệp ra trường về công tác lâu dài tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tuyển thẳng vào công chức dự bị hưởng lương chính thức ngay, được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành, hỗ trợ nhà ở, quy định rõ thời hạn tăng cường cơ sở, được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước các cấp ở địa phương tỉnh, huyện, xã sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cơ sở; đối với cán bộ được điều động về công tác tại xã đặc biệt khó khăn được tăng phụ cấp lương, lên lương trước thời gian quy định 1 năm, được hỗ trợ nhà ở.

b) Chính sách sử dụng nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động và tự đào tạo lao động vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp thì được Nhà nước trợ cấp một khoản kinh phí bằng mức trợ cấp kinh phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp để tự tổ chức dạy nghề cho người lao động mới.

Giáo viên, thầy thuốc đến làm việc lâu dài tại các thôn, bản ở các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ giải quyết nhà ở; những người xây dựng gia đình hoặc đưa gia đình đến cùng sinh sống tại chỗ bằng nghề nông thì được cấp đất sản xuất, đất ở, hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Các nhà giáo được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt và ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Các cơ chế, chính sách đặc thù

- Nâng mức hỗ trợ vốn ngân sách trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả đường gom hoặc đường, cầu vào khu công nghiệp).

-  Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không quá 6 tỷ đồng/cụm và không quá 70 tỷ đồng cho 1 tỉnh đến năm 2010.

 - Hỗ trợ 100% vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý đối với các dự án đáp ứng điều kiện hỗ trợ của Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Điều chỉnh định mức tiền thuốc và tiêu hao vật tư y tế thông dụng cho các trạm y tế xã, tăng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non, mẫu giáo và cán bộ y tế thôn, bản bằng 50% so với mức lương cơ bản. Hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại của bệnh nhân nội trú (được điều trị ở bệnh viện huyện trở lên).

4. Giải pháp đầu tư

a) Về công tác quy hoạch: các Bộ, ngành và địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

b) Công tác kế hoạch đầu tư: thực hiện Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, trên cơ sở định hướng phát triển của từng ngành, của Vùng và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của từng địa phương, từng ngành để bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm.

c) Huy động và sử dụng vốn đầu tư

Để thực hiện định hướng kế hoạch và các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn  từ nay đến năm 2010, cần huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn:

- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA).

- Vốn tín dụng đầu tư.

- Vốn doanh nghiệp nhà nước.

- Vốn doanh nghiệp dân doanh và dân cư.

- Vốn đầu tư nước ngoài.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ưu tiên vốn ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng (hoàn thiện các công trình đang làm; bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng đã xây dựng; xây dựng công trình mới theo đúng quy hoạch). Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bố trí kế hoạch hợp lý, đầu tư tập trung, bảo đảm đúng tiến độ và đồng bộ để phát huy hiệu quả các công trình đầu tư, nhất là các công trình như hồ chứa, hệ thống tưới, tiêu, các công trình thủy lợi nhỏ và đường ô tô về xã.

Các Bộ, ngành, các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp và các địa phương liên quan cần có cơ chế huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài Vùng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nguyên.

 Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trong Vùng vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn Tây Nguyên.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

 1. Các tỉnh Tây Nguyên xác định việc thực hiện Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 của chính quyền các cấp, gắn việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh với kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 về phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020 của vùng Tây Nguyên, nhằm cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch của các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể để tổ chức thực hiện; thường xuyên phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và các địa phương (các cán bộ giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các lực lượng biên phòng, các đoàn kinh tế Quân đội nhân dân Việt Nam làm việc trên địa bàn để làm công tác định canh, định cư, xây dựng nếp sống văn hoá, thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở...) trong Vùng tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch theo mục tiêu, nội dung Quyết định này.

2. Các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, ngành theo mục tiêu, nội dung của Quyết định này. Tiến hành rà soát lại các cơ chế, chính sách thuộc phạm vi của ngành trên địa bàn, bổ sung sửa đổi cho phù hợp; kiến nghị với Chính phủ sửa đổi cơ chế, chính sách chồng chéo không còn phù hợp, ban hành bổ sung những chính sách mới nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

3. Các Bộ, ngành, địa phương định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Quyết định này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng Tây Nguyên sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Quyết định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.                                                                                              

                                                                                    

          THỦ TƯỚNG

                                                                                                       Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 25/2008/QD-TTg

Hanoi, February 05, 2008

 

DECISION

PROMULGATING A NUMBER OF MECHANISMS AND POLICIES TO SUPPORT SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN CENTRAL HIGHLANDS PROVINCES TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No. 8409/TTr-BKH dated November 15, 2007.

DECIDES: .

Article 1. - To promulgate a number of mechanisms and policies to support socio-economic development in Central Highlands province (embracing Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Dak Nong and Lam Dong provinces) up to 2010 with the following principal contents:

1. Major objectives and targets up to 2010:

- The region's GDP growth rate will reach 12-13%/year on average;

- To reduce the rate of poor households by 3-4%/year, sustain hunger elimination and poverty alleviation, and prevent relapse into hunger or poverty;

- To create new jobs for 120,000-140,0000 people/year;

- The rate of trained labor will be 25-30%;

- The total forest area will reach around 3.54 million hectares (including 950,000 hectares of protection forests), increasing forest coverage to 65%;

- The rate of clean water-using inhabitants will be 95% in cities and 80% in rural areas.

2. Key tasks for development of major industries and domains

a/ Industrial sector

To concentrate investment in major industries such as agricultural-forest product processing, irrigation, construction materials production, and mining.

- Agricultural-forest product processing industry:

To develop the agricultural-forest product processing industry is a central task of each locality in the region from now to 2010. The objective is to develop processing into a spearhead industry of the region.

Agricultural-forest product processing establishments will be built based on available raw materials, local production capacity as well as the region's approved branch plannings and plannings on major products. To invest in advanced equipment and modern technologies to turn out high-quality and competitive products.

Industrial development should be promoted through diversifying production scale and modes, combining medium- and small-scale production, building processing establishments in large raw-material zones, and encouraging the development of household-based manual or preliminary processing of simple products which are made in areas far from factories; to encourage domestic and foreign economic sectors to invest in industrial development.

To prioritize the development of processing industries with large-scale investment conditions such as processing coffee, rubber, cashew, cotton, tea, meat, milk, etc. To strive for the target that, by 2010, at least 50% of the region's coffee output will be processed into high-quality branded commodities for export. To invest in upgrading production equipment and synchronizing production lines of existing rubber-manufacturing factories and building new factories so that the product structure will be 45% of granulated rubber, 20% of latex and 35-40% of technical rubber latex, with part of which to be manufactured into high-quality products like automobile inner tubes and tires, conveyor belts, etc., in substitution of imported products. To process cotton and cashew with appropriate technological lines and diversify products for raising production efficiency. To process tea mainly based on the capacity of existing factories while only making investment in replacing equipment and technologies in order to have more than 70% of the tea output up to export standards.

To reorganize existing sugar production establishments in parallel with maintaining manual sugar production with a view to meeting local demands. To process corn and cassava starch for human consumption, animal raising and export suitable to raw-material zones; to restrict cassava development in order to protect the environment and prevent erosion.

To process forest products, especially timber, even timber of annually cut rubber trees. To invest mainly in manufacturing artificial boards, particle boards and refined woodwork to meet domestic and export demands.

- Hydropower: To concentrate efforts on completing projects under construction, step by step diversify modes of electricity investment and business in parallel with eco-environmental protection, combine the construction of hydropower works with the supply of production and daily-life water for inhabitants in the region.

- To promote mechanical repair services for agricultural mechanization, means of transport, manufacture of farming tools and spare parts for the processing industry; to develop the small-cottage industry producing local traditional articles.

- To invest without delay in establishments producing construction materials such as cement, baked brick, stone, feldspar, etc. To bauxite, manufacture alumina and proceed refining aluminum, etc.

b/ Agriculture-forestry

To further extend agricultural and forestry production on the basis of protecting and effectively exploiting the region's potential and strengths. To restructure agricultural and rural economy in the direction of concentrating on intensive cultivation, creating products economic value and making raw materials for the processing industry.

- Cultivation: To step up the production of food and foodstuff and cultivation of plants of high economic value; to adopt policies to support ethnic minority people in building household garden in order to improve their daily meals with more nutritious food.

The central task in agricultural production is to continue developing long-term industrial trees for supplying raw materials for the processing industry, such as rubber, coffee, cashew, etc. Up-to-2010 objectives are to plant around 100,000 hectares of rubber, bringing the coffee area to over 200,000 hectares; to continue reducing the area of coffee in water-lacking and-inefficient production places for stabilizing the coffee area at around 330,000-350,000 hectares, plant cashew tree industrial trees of high economic value, attaching importance to growing high-grade flowers in localities for local consumption and export.

- Animal raising: To strive to increase the herds of buffaloes by 3%/year on average, of cows, by 6%, and of pigs, by 3-3.5%. The central task is to develop the herds of beef and milch cows, proceeding to producing on a large scale high-quality commodities, so that by 2010 around 5,000 milch cows will be reared under planning for sufficient supply of milk for processing factories. To encourage households to develop poultry rearing and aquaculture in localities where conditions permit.

- Forestry: To review plannings on special-use forests, protection forests and economic forests, transform part of protection forests into economic forests in order to allocate them to people for production to supply raw materials for the processing industry and generating incomes; to prioritize the allocation of production land to ethnic minority households and workers who live on forests. Within 5 years, to plant 250,000 hectares of forest, including mainly timber raw-material forests and perennial industrial trees for increasing forest coverage; to speed up the contracted allocation of special-use and protection forests to local village communities and ethnic minority households for direct management and protection to make the fullest use of forest products. Within the next 10 years, to build the Central Highlands into a national key zone for forestry development. To reorganize forest protection teams and groups in villages by studying and applying appropriate mechanisms and policies in order to mobilize combined strengths of administrations, socio-political organizations and people in forest protection; to strictly handle uncontrolled forest exploitation, effectively prevent and fight forest fires, and seriously implement the policy on forest closing in provinces.

To further reorganize and renew state-run agricultural and forestry farms, change their tasks by providing input and output services for farmer households, return land to localities in order allocate production land to and create jobs for people.

Projects should be integrated for agricultural development in an environmentally friendly manner, contributing to changing customs and habits of Central Highlands ethnic groups.

c/ Trade and services

To step by step reorganize trade services such as marketplaces, trade centers and service provision cooperatives for people in urban, rural and exceptional difficulty-hit areas. To consolidate exports-purchasing establishments, paying attention to traditional commodities processed from local raw materials. To prioritize tourism development in order to create jobs, increase incomes and contribute to economic restructuring.

To make plannings and plans on the development of border-gate economic zones with Laos and Cambodia; to enhance external economic cooperation in border areas, continue expanding cooperation with Lao and Cambodian provinces with a view to efficiently exploiting the potential of the East-West economic corridor, and increase exchange between regional countries for mutual development.

To develop synchronous and modern post and telecommunications and information technology infrastructure and diversify services.

To step up financial and banking services, contributing to promoting socio-economic development.

d/ Science and technology and environmental protection

- To improve material and technical foundations and increase researchers for existing scientific research establishments in the Central Highlands to directly serve the region's socio-economic development.

To attach importance to preserving and protecting landscape and the environment, and assess environmental impacts of investment projects. To properly treat solid waste, hazardous waste, daily-life waste and hospital waste. Wastewater from agricultural-forest product processing establishments should be treated up to standard B before being discharged into the public water drainage system. Ore exploitation, processing and sorting must strictly adhere to environmental protection requirements. To strictly adhere to handle seriously polluting establishments (even by suspending their operation until investors strictly comply with the Environmental Protection Law). Economic development should be combined with eco-environmental protection and sustainable development.

e/ Cultural-social domains

- Education and training

To increase the rate of school-age children attending school, raise the quality of all-rounded education, enhance the teaching of Vietnamese and ethnic minority languages for ethnic minority pupils in general education schools; to thoroughly combat the relapse into illiteracy in deep-lying and remote communes.

To train and retrain state management cadres, corporate managers and officials and employees engaged in economic and social activities, especially those who are of ethnic minority groups. All commune and village cadres should be provided with medium- and short-term training and granted training certificates.

To complete the construction of educational institutions from preschool to upper secondary level, giving priority to boarding general education schools for ethnic minority pupils in districts, semi-boarding schools in commune cluster centers and handicapped children-nurturing schools in provinces.

To build the Tay Nguyen University into a regional human resources training and scientific research and application center.

To invest in upgrading and consolidating schools and classrooms in the region; to build vocational training schools under planning and district-level vocational training centers providing job training for industrial, agricultural, forestry and rural laborers and ethnic minority children. To apply the model of on-spot training with a view improving laborers' skills and step by step raising labor productivity and production efficiency.

- Health sector:

The central task for the Central Highlands from now to 2010 is to develop the grassroots healthcare system. By 2010, 100% of communes will have health stations built up to national standards, 80% of communes will have medical doctors, and 100% of villages will have health workers and adequate ordinary medicines and medical equipment on the list promulgated by the Ministry of Health; 95% of children of prescribed age will fully be vaccinated; the child malnutrition rate will drop to below 28%, leprosy, poliomyelitis and infant tetanus will be eliminated; no major epidemic outbreaks will occur. To enhance HIV/AIDS preventive measures.

To develop the preventive medicine network in order to take the initiative in effectively preventing and controlling epidemics; at the same time, to concentrate investment in building under planning healthcare networks for people in difficulty-hit, deep-lying and remote areas; to step up the socialization of public healthcare activities, maintain environmental sanitation and healthy and cultured villages.

To further implement the Prime Minister’s Decision No. 225/2005/QD-TTg dated September 15, 2005, on upgrading district hospitals and general hospitals during 2005-2008 along with investing in the network of polyclinics in commune cluster centers and health stations with a meeting local people's on-spot healthcare needs.

- Culture and information, physical training and sports, radio and television broadcasting:

+ To propagate, educate and mobilize people to observe party guidelines and State policies and law. To conserve, embellish and promote cultural values of Central Highlands ethnicities; to concentrate investment in cultural and information and sports activities in communes and village communities, prioritize the building of houses for hamlet and village community activities. To promote grassroots culture and information activities.

+ To renovate, and raise the quality of, local radio and television broadcasts, increase equipment, provide professional training, preparing programs for relaying the central television station's signals, and increase time volumes of broadcasts in ethnic minority languages.

To invest in building facilities for cultural activities, giving priority to houses for community cultural activities; to invest in material foundations of physical training and sports, radio and television broadcasting sectors.

f/ Development of the region's infrastructure

+ Transport: To continue developing the road network, with Ho Chi Minh road as the axis, develop crossroads and the East-West corridor connecting to surrounding areas and regional countries By 2010, to asphalt roads leading to districts, 100% of communes will have motor roads leading to their centers; to continue upgrading and expanding a number of existing airports under planning.

+ To upgrade and build irrigation works (giving priority to medium-and small-sized ones) for supplying irrigation and daily-life water; to combine hydropower development, flood combat, tourism, aquaculture and eco-environmental protection so that by 2010, 70-80% of the area of planted trees will be irrigated.

+ To invest in clean water-supplying establishments in densely populated cities, towns, townships and rural areas; to continue implementing the rural electrification program.

+ To expand urban centers in association with upgrading urban infrastructure works, and step by step urbanize vicinities and rural areas.

- Defense and security maintenance

To continue building strong all-people defense and security forces; to closely combine socio-economic development with defense and security maintenance, especially in border, deep-lying and remote areas, maintain political security and social order and safety in localities, especially those inhabited by ethnic minority people.

To consolidate and develop defense-economic zones, promote socio-economic development, build a firm defense and security posture, and implement Party and State policies currently applicable to the Central Highlands.

g/ Religious work and consolidation of grassroots administrations

- Ministries, branches and localities shall further grasp and implement the Prime Minister’s Directive No. 01/2005/CT-TTg dated February 04, 2005, on a number of affairs related to Protestantism; continue disseminating and guiding the Ordinance on Beliefs and Religions for people to practice religions according to law. To resolutely disallow reactionaries to abuse religious freedom to cause disorder and insecurity in the Central Highlands. To consolidate the all-people great unity bloc, generating strengths for promoting socio-economic development and firmly maintaining political security and social order and safety.

- The current central task of Central Highlands provinces is to consolidate grassroots administrations. The provinces should consolidate the political system from villages toward self-management. To renew the contents and raise the quality of the operation of commune-level People's Councils and People's Committees. To closely combine the building and consolidation of grassroots administrations with administrative reform, and implement the Regulation on the exercise of democracy at the grassroots. To renew the contents and modes of operation of mass and socio-political organizations to be closer to local people.

Article 2. - To continue implementing and improve mechanisms and policies as well as solutions for socio-economic development and defense and security maintenance in the region.

1. To continue implementing current mechanisms and policies for the attainment of objectives and the performance of major tasks set for the region, giving priority to the following policies which must be implemented according to schedule:

To provide supports in terms of production land, residential land and houses and daily-life water for ethnic minority people under the Prime Minister's Decision No. 134/2004/QD-TTg dated July 20, 2004. Provinces shall ensure that supports are properly provided according to proper objectives, norms and recipients in a public and transparent manner. By the end of 2008, to completely allocate production land and residential land for people. By 2010, all households in the Central Highlands will have semi-permanent or better houses.

- To provide essential commodities for ethnic minority people in difficulty-hit areas under the Government’s Decree No. 20/1998/ND-CP dated March 31, 1998, and Decree No. 02/2002/ND-CP dated January 3, 2002. To review and adjust support activities toward allowing localities to select support purposes, closely manage and deliver commodities directly to users.

- To continue implementing the Prime Minister's Decision No. 231/21005/QD-TTg dated September 22, 2005, on supports for state-run agricultural and forestry enterprises and special-use forest and protection forest management boards to employ ethnic minority laborers who lawfully reside in Central Highlands provinces

- To continue implementing the Prime Minister's Decision No. 304/2005/QD-TTg dated November 23, 2005, on pilot forest allocation and contracted forest protection applicable to ethnic minority households and village communities in Central Highlands provinces.

- To continue implementing the Prime Minister's Decision No. 150/2005/QD-TTg dated June 20, 2005, approving the national planning on restructuring agriculture forestry and fisheries up to 2010 with the 2020 vision.

- To implement the project on supplying electricity to Central Highlands hamlets and villages which have had no access to electricity.

- To continue implementing incentive credit policies for poor households, other policy beneficiaries and production and business households in difficulty- and exceptional difficulty-hit areas through the Social Policy Bank and other micro-credit institutions.

- To continue implementing the Government’s Decree No. 134/2006/ND-CP dated November 14, 2006, providing for appointment-based enrollment of students into universities, colleges and intermediate schools within the national education system. To train and retrain state management cadres at all levels, especially at the grassroots level. Branches should work out plans training line managers. Central Highlands provinces shall implement policies on training and employing local ethnic minority cadres, first of all employing graduates who have been trained under the appointment-based recruitment system to work in localities in order to encourage ethnic minority cadres and people to take part in local socio-economic development.

Provinces, districts, communes and wards shall draw up plans on training and retraining their cadres, giving top priority to ethnic minority cadres who work in communes and wards and hamlet and village heads who directly carry out self-management activities of population communities lower than the commune level under the Prime Minister's Decision No. 34/2006/QD-TTg dated February 8, 2006, approving the scheme on training and retraining commune, ward and township ethnic minority cadres and public employees during 2006-2010.

- To continue implementing healthcare policies for the poor and social policy beneficiaries under the Prime Minister’s Decision No. 139/2002/QD-TTg dated October 15, 2002.

To further step up the implementation of the Prime Minister’s Decision No. 25/2004/QD-TTg dated February 27, 2004, approving the scheme on the development of cultural and information activities in the Central Highlands up to 2010, and the scheme on raising the radio broadcasting capacity at the grassroots level in Central Highlands provinces during 2006-2008.

2. To adjust and supplement the following mechanisms and policies:

a/ Education and training policies

Poor ethnic minority pupils who are eligible for learning in boarding schools but attend public or semi-public schools will be granted a scholarship equal to 50% of the scholarship enjoyed by boarding pupils.

If graduates from ethnic minority pupils' boarding upper-secondary schools who are eligible for appointment-based enrolment into universities, pre-university schools or professional training schools to become grassroots cadres, do not wish to continue their study at professional schools, they will be provided with professional or technical training relevant to practical requirements and employed in localities.

Regarding policies on training, employment and treatment of ethnic minority cadres: To increase the number of cadres working in deep-lying and remote communes through selecting students and pupils graduating from professional schools (giving priority to ethnic minority ones) and training or retraining them in legal knowledge, state administration skills, economic management operations, people mobilization and information technology to assist commune- and district-level administrations in local socio-economic development, political stabilization and order and security maintenance.

After graduation, if ethnic minority students come to work for a long term in exceptional difficulty-hit, deep-lying, remote or ethnic minority areas, they will be recruited as reserve employees, immediately enjoy full salaries and region-based allowances under current regulations and housing support. Those students will be recruited into provincial, district or commune-level state agencies after having fulfilled their tasks at the grassroots level for a specified duration; cadres who are dispatched to work in exceptional difficulty-hit communes will have their salary allowance and salary increased one year ahead of schedule and enjoy housing support.

b/ Policies on human resource employment

Enterprises which themselves recruit and train laborers to work stably at enterprises will be allocated by the State a fund equal to the job-training funding support for training new laborers.

Teachers and medical doctors who come to work for a long term in hamlets or villages in exceptional difficulty-hit communes will be provided with housing support; those who get married or bring their families to live with them on farming in these areas will be allocated production land, residential land and housing support under the Prime Minister’s Decision No. 134/2004/QD-TTg dated July 20, 2004. Teachers will enjoy incentives under the Government’s Decree No. 6//2006/ND-CP dated June 20, 2006, on policies towards teachers and educational administrators working in special schools or areas with exceptional socio-economic difficulties.

3. Specific mechanisms and policies

- To increase central budget allocations not exceeding VND 70 billion for investment in industrial parks (including by-passes or roads and bridges leading to industrial parks), for localities meeting the criteria specified in the Prime Minister's Decision No. 183/2004/QD-TTg dated October 19, 2004.

- To allocate central budget to investment in the construction of infrastructure of industrial and small-cottage industrial clusters, with up to VND 6 billion/cluster and not more than VND 70 billion/province, up to 2010.

- To allocate 100% domestic capital for locally managed ODA projects, for projects meeting the conditions specified in the Prime Minister's Decision No. 210/2006/QD-TTg dated September 12, 2006.

- To adjust norms of medicine expenses and wastage of common medical supplies for commune health stations, increase allowances to 50% of the basic salary level for preschool and kindergarten teachers and hamlet and village health workers. To provide meal, accommodation and travel fare supports for in-patients (who receive treatment at district- or higher-level hospitals). "

4. Investment solutions

a/ Planning work: Ministries, branches and localities shall review, adjust and supplement branch plannings and the master plan on socio-economic development in the Central Highlands up to 2020.

b/ Planning and investment work: To implement the Prime Minister's Decision No. 210/2006/QD-TTg dated September 12, 2006, promulgating principles, criteria and norms for allocating state-budget development investment expenditures during 2007-2010, on the basis of development orientations of each branch and the region and the 2006-2010 five-year plan of each locality and branch, to work out annual investment plans.

c/ Mobilization and use of investment capital

In order to implement plans, mechanisms, policies and solutions for socio-economic development in the Central Highlands from now to 2010, development investment capital sources should be mobilized from different economic sectors in the region:

- State budget capital (including ODA).

- Investment credit capital.

- Capital of state enterprises.

- Capital of private enterprises and local inhabitants.

- Foreign investment capital.

- Other lawful capital sources.

State budget capital will be prioritized for investment in infrastructure (completion or work under construction; maintenance, renovation and repair of existing infrastructure; construction of new works under planning). Ministries, branches and localities are requested to make rational planning and concentrated investment, ensuring schedule and synchronism for promoting the efficiency of investment works such as reservoirs, irrigation systems, small-scale water resources works and motor roads leading to communes.

Concerned ministries, branches, groups, corporations, enterprises and localities should adopt mechanisms for raising capital from all economic sectors inside and outside the region for investment in production, business, service and socio-economic infrastructure in the Central Highlands.

Bank shall create favorable conditions for enterprises of all economic sectors and people in the region to borrow capital for investment in production and business, especially preferential capital for investment in the development of the processing industry in the Central Highlands.

Article 3.- Organization of implementation

1. Central Highlands provinces must regard the implementation of this Decision a major task of administration at all levels from now to 2010, associate the implementation of the Resolution of the Xth National Party Congress and the Resolution of the provincial Party Committee Congress with the Central Highlands’ 2006-2010 socio-economic development plan and orientations to 2020 with a view to concretizing them into program and plans of branches, administrations at all levels and mass organizations for implementation; regularly coordinate with ministries, branches and localities (education cadres, Ho Chi Minh Communist Youth unions, border guards and economic groups of Vietnam People's Army working in localities in carrying out sedentarization work, building a cultured lifestyle, eradicating illiteracy and making primary and lower-secondary education universal, etc.) in the region in implementing programs and plans according to the objectives and contents of this Decision.

2. Ministries and branches shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Central Highlands provinces in, directing the implementation of specific programs and projects under their state management according to the objectives and contents of this Decision. They shall review mechanisms and policies under their management in localities and make appropriate amendment or supplementation; propose the Government to amend overlapped and inappropriate mechanisms and policies and promulgate new policies with a view to promoting sustainable socio-economic development and maintaining political stability, defense and security in the region.

3. Ministries, branches and localities shall biannually and annually report on the implementation of this Decision to the Ministry of Planning and Investment for synthesization, and report to the Prime Minister.

4. Annually, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches, and localities in the Central Highlands in, preliminarily and finally reviewing the implementation of this Decision and report it to the Prime Minister.

Article 4.

- This Decision takes effect 15 days after its publication in ''CONG BAO.''

Article 5.

- The presidents of the People's Committees of Central Highlands provinces, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 25/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất