Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

thuộc tính Quyết định 193/QĐ-TTg

Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:193/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:21/01/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xây dựng đô thị Ninh Bình thành đô thị du lịch sinh thái
Ngày 21/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, đô thị Ninh Bình sẽ được xây dựng thành đô thị du lịch sinh thái, hiện đại, phát triển bền vững, có bản sắc riêng, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Ninh Bình trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế; làm cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư phát triển đô thị. Bên cạnh đó, khai thác tiềm năng du lịch trên cơ sở giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, có bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử; tạo ra những sản phẩm du lịch có bản sắc, thương hiệu riêng…
Theo quy hoạch, tổng diện tích tự nhiên của đô thị Ninh Bình 21.124 ha (chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó lấy thành phố Ninh Bình làm hạt nhân, mở rộng huyện Hoa Lư và sáp nhập một số đơn vị hành chính thuộc thị xã Tam Điệp và các huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan.
Tính đến năm 2020, quy mô dân số của đô thị Ninh Bình ước tính 185.000 người (tỷ lệ đô thị hóa đạt 64%), quy mô đất xây dựng đô thị đạt 3.468 ha, bình quân 140 m2/người; đến năm 2030, dân số là 400.000 người (tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%) và có khoảng 3.840 ha đất xây dựng đô thị, bình quân 120m2/người.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định193/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------

Số: 193/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

---------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Lấy thành phố Ninh Bình làm hạt nhân, mở rộng huyện Hoa Lư và sáp nhập một số đơn vị hành chính thuộc thị xã Tam Điệp và các huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 21.124 ha (bằng khoảng 15% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Ninh Bình).

b) Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:

- Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn;

- Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh;

- Phía Tây giáp huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp;

- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định.

3. Quan điểm và mục tiêu:

a) Quan điểm:

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình) được phê duyệt năm 2003; đề xuất yêu cầu, nhiệm vụ trong quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới;

- Gắn kết đô thị Ninh Bình với các khu vực khác của tỉnh Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội, các vùng kinh tế trong khu vực Bắc Bộ (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ) và cả nước, nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử và nguồn lực của đô thị Ninh Bình;

- Xây dựng đô thị Ninh Bình thành đô thị du lịch sinh thái, hiện đại, phát triển bền vững, có bản sắc riêng, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế; làm cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư phát triển đô thị;

- Khai thác tiềm năng du lịch trên cơ sở giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử; tạo ra những sản phẩm du lịch có bản sắc, thương hiệu riêng;

- Tôn trọng và phát huy các giá trị truyền thống, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, lịch sử của địa phương.

b) Mục tiêu:

Nhằm tăng cường quản lý, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các yêu cầu hiện đại, phát triển bền vững; phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị Ninh Bình trở thành đô thị loại II vào năm 2015 và trở thành đô thị loại I vào năm 2030 với vai trò là Trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch, quốc gia.

4. Tính chất:

- Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử du lịch của tỉnh;

- Là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế;

- Là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ;

- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

5. Quy mô dân số và đất đai

a) Quy mô dân số:

- Năm 2020: 285.000 người; tỷ lệ đô thị hóa, đạt 64%;

- Năm 2030: 400.000 người; tỷ lệ đô thị hóa, đạt 75%.

b) Quy mô đất xây dựng đô thị;

- Năm 2020: Khoảng 3.468 ha, bình quân 140 m2/người;

- Năm 2030: Khoảng 3.840 ha, bình quân 120 m2/người.

6. Chỉ tiêu cơ sở hạ tầng đô thị:

Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng các tiêu chuẩn của đô thị loại I, có vận dụng phù họp với điều kiện cụ thể của địa phương.

7. Nội dung các nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu:

a) Nội dung các nhiệm vụ nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Luật quy hoạch đô thị năm 2009 và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

b) Các yêu cầu nghiên cứu:

- Yêu cầu chung:

+ Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng về: Kinh tế xã hội, dân số lao động, sử dụng đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị. Rà soát các quy hoạch, các dự án đã được phê duyệt. Đánh giá tổng hợp, lựa chọn đất đai;

+ Đánh giá tổng hợp, xác định các vấn đề, cần giải quyết;

+ Luận chứng xác định: Tầm nhìn đến năm 2050; tính chất, quan điểm, mục tiêu và động lực phát triển; quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030;

+ Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 gồm:

. Mô hình và hướng phát triển đô thị Ninh Bình;

. Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị;

. Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, sử dụng đất, định hướng và các nguyên tắc phát triển đối với từng khu vực chức năng;

. Hệ thống các trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên cây xanh, không gian mở và các trung tâm chuyên ngành cấp đô thị;

. Định hướng quy hoạch các khu vực dân cư nông thôn.

+ Quy hoạch sử dụng đất gồm:

. Xác định nhu cầu phát triển và sử dụng đất cho từng giai đoạn;

. Các chỉ tiêu sử dụng đất đối với các phân khu chức năng của đô thị.

+ Thiết kế đô thị:

. Xác định các nguyên tắc thiết kế đô thị;

. Đề xuất các vùng kiến trúc cảnh quan; các khu vực bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan trong tương lai;

. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bố cục không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu trung tâm, quảng trường lớn, các cửa ngõ đô thị, đặc biệt là khu trung tâm mới và đường Đinh Tiên Hoàng;

. Nghiên cứu các quy định quản lý kiến trúc - cảnh quan đối với các khu vực trọng điểm.

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội:

Xác định nhu cầu xây dựng nhà ở;

. Xác định nhu cầu xây dựng hệ thống các công trình phục vụ công cộng và các trung tâm chuyên ngành;

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật:

. Giao thông: Quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; xác định các chỉ giới đường đỏ cho các trục đường chính và hệ thống tuynel kỹ thuật gắn kết với giao thông quốc gia và tỉnh Ninh Bình;

. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai: Quy hoạch các cao độ xây dựng toàn đô thị và từng khu vực; nghiên cứu các giải pháp thoát nước mưa và các giải pháp phòng tránh thiên tai, lũ lụt, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu;

. Cấp nước: Xác định chỉ tiêu nhu cầu cấp nước, nguồn cung cấp nước, các công trình cấp nước và mạng lưới phân phối nước chủ yếu, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn nước; giảm thiểu thất thoát;

. Cấp điện và chiếu sáng đô thị: Tính toán các chỉ tiêu và phụ tải, xác định nguồn và các trạm biến thế, quy hoạch mạng lưới phân phối chính; đề xuất sử dụng các nguồn cung cấp năng lượng xanh; nghiên cứu chiếu sáng đô thị đảm bảo yêu cầu sử dụng, mỹ quan đô thị và kinh tế;

. Thông tin liên lạc: Xác định các chỉ tiêu và các nhu cầu; quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc phù hợp các yêu cầu phát triển của đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch quốc gia và quốc tế;

. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Xác định chỉ tiêu nhu cầu thoát nước thải, các giải pháp thu gom và xử lý nước thải, quy hoạch hệ thống thoát nước thải tách biệt với hệ thống thoát nước mưa; xác định chỉ tiêu nhu cầu thu gom chất thải rắn, quy hoạch hệ thống các công trình xử lý theo hướng hiện đại và bố trí các bãi chôn lấp chất thải rắn ở địa điểm thích hợp; quy hoạch địa điểm, quy mô các nghĩa trang, nhà hỏa táng và nhà tang lễ.

+ Đánh giá môi trường chiến lược:

. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường;

. Dự báo các tác động và diễn biến của môi trường, những tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các tiêu chí vệ môi trường đối với việc phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị;

. Kiến nghị các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục các tác động và rủi ro đối với dân cư, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, không khí, tiếng ồn trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị;

. Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường và kỹ thuật hạ tầng và phát triển không gian;

. Xây dựng lộ trình bảo đảm phát triển bền vững giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

+ Quy hoạch đợt đầu đến năm 2020:

. Đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện;

. Các biện pháp thực hiện quy hoạch.

+ Dự thảo Quy định Quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị.

- Một số yêu cầu cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển của đô thị Ninh Bình:

+ Phát huy và xây dựng không gian đô thị có bản sắc riêng của đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch trong tương lai. Xác định mối liên hệ gắn kết mật thiết giữa các trung tâm đô thị với Khu quần thể danh thắng Tràng An (Khu cố đô Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động - sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính) và các khu làng xóm cải tạo, chỉnh trang;

+ Xác định nhu cầu đất xây dựng đô thị định hướng tới năm 2030 một cách phù hợp, đảm bảo đô thị phát triển hiệu quả và bền vững;

+ Nghiên cứu không gian phát triển đô thị một cách hài hòa cân đối với cảnh quan thiên nhiên của khu du lịch sinh thái. Trong đó, chú ý nghiên cứu không gian đô thị dọc theo sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, các trục cảnh quan đô thị, dọc quốc lộ 1, dọc hai bờ sông Vân, khu quảng trường trung tâm và cảnh quan các khu vực chính, các khu chức năng đô thị được xác lập trong quá trình nghiên cứu đồ án quy hoạch nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả vì đây là những khu vực có tiềm năng và giá trị rất cao của đô thị;

+ Khai thác các thế mạnh về làng nghề, về văn hoá, lịch sử truyền thống của Ninh Bình trong tổ chức không gian đô thị, chú trọng tôn tạo cấu trúc không gian sinh thái. Đề xuất các mô hình phát triển đối với các khu vực nông thôn trong đô thị;

+ Quy hoạch hệ thống trung tâm đô thị tương xứng với quy mô và tầm cỡ của thành phố trung tâm tỉnh Ninh Bình;

+ Quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo vai trò là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ;

+ Đánh giá vai trò, vị trí của các cảng sông tại đô thị Ninh Bình hiện nay, đề xuất quy hoạch cảng đáp ứng nhu cầu về giao thông đường thủy của đô thị và khai thác không gian ven sông;

+ Nghiên cứu đề xuất khai thác đường sắt qua đô thị, đề xuất giải pháp bố trí và khai thác cảng hàng không trên địa bàn;

+ Rà soát việc triển khai các dự án phát triển đô thị và công nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ phát triển đô thị.

8. Thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.

9. Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan tổ chức lập và trình phê duyệt quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình;

- Đơn vị tư vấn: Tư vấn nước ngoài kết hợp tư vấn trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng;

- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;

- Thời gian lập đồ án quy hoạch: 12 tháng, kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan có liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Công TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, V.III, KGVX;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất