Quyết định 163/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 163/2008/QĐ-TTg

Quyết định 163/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:163/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:11/12/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QuyẾt đỊnh

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 163/2008/QĐ-TTg NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008  

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

 

 

ThỦ tưỚng chính phỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tại tờ trình số 40/TTr-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2007, công văn số 4657/UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 và đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 882/BKH-TĐ&GSĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020,

 

QuyẾt đỊnh:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

3. Huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tối đa nội lực, kết hợp với việc thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào Tỉnh, nhất là vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao.

4. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

5. Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Cà Mau trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

- Tập trung đầu tư phát triển mạnh về kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn đến năm 2010 đạt 13,3%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,7% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,2%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 962 USD, năm 2015 đạt 1.670 USD và năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: năm 2010 nông nghiệp 39,7%, công nghiệp 32%, dịch vụ 28,3%; đến năm 2015 nông nghiệp 28,7%, công nghiệp 37,8%, dịch vụ 33,5%; đến năm 2020 nông nghiệp 19,6%, công nghiệp 43,5%, dịch vụ 36,9%.

- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2010 khoảng 9% GDP, năm 2015 khoảng 12% GDP và năm 2020 khoảng 15% GDP.

- Tổng vốn đầu tư xã hội hàng năm huy động đạt từ 38% - 40% GDP.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 1 tỷ USD; năm 2015 đạt 1,4 tỷ USD - 1,5 tỷ USD; năm 2020 đạt 1,8 tỷ USD - 2 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người năm 2010 đạt 750 USD; năm 2015 đạt 980 USD - 1.000 USD và năm 2020 đạt 1.200 USD - 1.300 USD.

- Phấn đấu năm 2010 có 100% đường ô tô đến trung tâm các xã; đồng thời có 90% số dân được sử dụng điện, năm 2020 có 100% số hộ dân được sử dụng điện; năm 2010 có 35 - 40 máy điện thoại/100 người dân, năm 2020 đạt 50 - 55 máy/100 người dân.

- 100% dân số đô thị và 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2010, đến năm 2020 giải quyết cơ bản nhu cầu về nước sinh hoạt cho dân cư đô thị và nông thôn.

b) Về xã hội:

- Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống dưới 1,2% vào năm 2015 và đạt khoảng 1,1% vào năm 2020. Quy mô dân số năm 2010 khoảng 1,33 triệu người; năm 2015 khoảng 1,418 triệu người; năm 2020 khoảng 1,5 triệu người.

- Đến năm 2010 có 20% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở và phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở vào năm 2020.

- Đến năm 2010 toàn bộ các huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh và 50% số xã, phường, thị trấn có trung tâm sinh hoạt văn hóa - thể thao; đến năm 2015 đạt 100% số xã, phường, thị trấn có trung tâm sinh hoạt văn hóa - thể thao.

- Đến năm 2010 có 95% hộ gia đình, 85% số khóm ấp, 55% đơn vị cấp xã và 1 - 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hóa; năm 2020 có 85% - 90% số khóm ấp, 70% số đơn vị cấp xã và 3 - 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hóa.

- Hoàn thành chương trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định vào năm 2010; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 16% vào năm 2010, dưới 10% vào năm 2020.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% vào năm 2010; đạt khoảng 60% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm còn 35% - 40% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 10% vào năm 2010, đạt dưới 3% vào năm 2020; nhà ở kiên cố, bán kiên cố đạt 70% vào năm 2010; đến năm 2020 về cơ bản không còn nhà bằng cây lá tạm.

c) Về môi trường:

- Tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đạt 24% năm 2010 và 28% vào năm 2020.

- Thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 80% vào năm 2010, đạt 100% vào năm 2020.

- Năm 2010 bảo đảm 100% rác thải y tế được xử lý đúng quy định.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Ngư, nông, lâm nghiệp:

- Phát triển ngư, nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện sản xuất kết hợp ngư, nông, lâm nghiệp để phát triển bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2010 đạt 45 triệu đồng/ha, năm 2020 đạt 60 triệu đồng/ha.

- Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm, đồng thời phát triển nuôi các loài thủy, hải sản khác với hình thức nuôi phù hợp. Tổ chức lại ngành nghề, phương tiện khai thác thủy, hải sản trên biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản.

- Thâm canh sản xuất lúa và các loại cây trồng khác trên cơ sở ưu tiên đầu tư thủy lợi, đẩy mạnh sử dụng giống mới có năng suất cao, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng tràm, trong đó tập trung cho vườn quốc gia Mũi Cà Mau và vườn quốc gia U Minh Hạ; tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư đối với rừng sản xuất, phát triển kinh tế tổng hợp đối với rừng và đất rừng.

2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, nông, lâm sản theo hướng tăng tỷ lệ hàng tinh chế, phát triển công nghiệp năng lượng trên cơ sở cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau, đồng thời thu hút phát triển một số ngành công nghiệp mới có hàm lượng công nghệ cao. Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn. 

- Từng bước xây dựng các khu, cụm công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Năm Căn, Sông Đốc để thu hút đầu tư.

- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cần gắn liền với xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế cao và bền vững.

3. Dịch vụ:

- Phát triển mạng lưới thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đô thị để xây dựng các khu thương mại, dịch vụ. Tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí tổng hợp, cơ sở lưu trú, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch.

- Phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao.

4. Các lĩnh vực xã hội:

a) Dân số:

Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,2% vào năm 2010, xuống 1,1% vào năm 2020; quy mô dân số năm 2010 khoảng 1,33 triệu người, năm 2015 khoảng 1,5 triệu người. Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn là 25% - 75% vào năm 2010 và 40% -  60% vào năm 2020.

b) Giáo dục, đào tạo:

- Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, tăng cường đầu tư xây dựng và trang thiết bị trường học, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tiêu chuẩn hoá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đến năm 2010 có 10% số trường mầm non, 15% trường tiểu học, 10% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 50% - 60% số trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; từ năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn; phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2020.

- Phát triển nhanh giáo dục chuyên nghiệp, xây dựng trường Cao đẳng cộng đồng, trường Cao đẳng y tế. Đẩy mạnh công tác dạy nghề, xây dựng trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề các huyện, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động; tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo  đạt 30% vào năm 2010, đạt 60% vào năm 2020.

c) Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

- Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Phòng ngừa, khống chế có hiệu quả các dịch bệnh, bảo đảm mọi người dân đều được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, được tiếp cận sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện, sớm hoàn thành xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và xây dựng các bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng, nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện và cấp xã theo chuẩn quốc gia. Tăng cường cán bộ y tế, nhất là cho vùng nông thôn, phấn đấu đạt bình quân có 6 bác sĩ và 22 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2010; 10 bác sĩ và 25 giường bệnh/1vạn dân vào           năm 2020; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 16% vào năm 2010 và 10% vào năm 2020. Đến năm 2020, tỷ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm xuống xấp xỉ 1%, tỷ suất trẻ em chết dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 2%.

d) Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:

- Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân; tăng cường đầu tư thiết chế văn hoá, thể thao trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin; phát triển các hoạt động thông tin đại chúng với nòng cốt là đài phát thanh và truyền hình; tạo bước phát triển mới về chất đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, phát triển nhiều loại hình thể dục thể thao, mở rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng, tham gia thi đấu thể thao thành tích cao ở một số bộ môn.

- Đến năm 2010 có 95% hộ gia đình, 85% khóm ấp, 55% số đơn vị cấp xã và 1 - 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hoá. Năm 2020 có 85% - 90% số khóm ấp, 70% số đơn vị cấp xã và 3 - 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hoá.

đ) Giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo xã hội:

- Thực hiện tốt việc giảm nghèo gắn liền với hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%; năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2 USD/người/ngày giảm còn dưới 10%.

- Tăng cường công tác giải quyết việc làm trên cơ sở đào tạo nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ tín dụng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động để tăng nhanh tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ và đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh doanh, nhất là phát triển mô hình doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại...

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng:

Huy động các nguồn lực để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống lưới điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

a) Giao thông:

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông cả về đường bộ, đường thủy, đường biển và đường hàng không, đủ sức vận tải nội vùng, từng bước vươn ra liên vận trong khu vực, xứng đáng là một trong những cửa ngõ của cả nước trong phát triển ra biển.

- Đường bộ: đầu tư xây dựng các tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Đất Mũi), tuyến tránh quốc lộ 1A, tuyến tránh quốc lộ 63, tuyến đường ven biển Đông (từ Năm Căn đến Gành Hào), tuyến đường ven biển Tây (từ Tiểu Dừa đến Đầm Cùng); đầu tư nâng cấp quốc lộ 63. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường đấu nối đến các trung tâm kinh tế biển gồm tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc, Cái Nước - Cái Đôi Vàm, Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội, Đầm Dơi - Tân Thuận. Xây dựng mới các tuyến đường vành đai thành phố Cà Mau và các trục đường nối từ các khu, cụm công nghiệp vào các trục giao thông chính. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường theo quy hoạch các đô thị; xây dựng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, đảm bảo 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã.

- Đường thủy: cải tạo nâng cấp các tuyến đường thủy Cà Mau - thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau - Kiên Giang đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp I, tuyến Cà Mau - Sông Đốc, Cà Mau - Năm Căn (do Trung ương quản lý) đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp II; nâng cấp các tuyến đường thủy cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV và các tuyến đường thủy cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp V.

- Đường biển: đầu tư nâng cấp mở rộng cảng Năm Căn, nạo vét cửa Bồ Đề đáp ứng yêu cầu vận tải bằng đường biển.

- Đường hàng không: mở rộng và nâng cấp cảng hàng không Cà Mau đảm bảo cho máy bay tầm trung hạ, cất cánh; khôi phục nâng cấp sân bay Năm Căn phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ dầu khí và kinh tế biển.

- Đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi vận tải thủy - bộ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Thủy lợi:

Đầu tư hệ thống các tiểu vùng thuỷ lợi phục vụ sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp, kết hợp với xây dựng giao thông nông thôn; đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển theo quy hoạch.

c) Thông tin liên lạc:

Tiếp tục hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ công nghệ thông tin.

d) Cấp điện:

Xây dựng và vận hành an toàn cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau, đáp ứng nhu cầu điện cho Tỉnh và các tỉnh trong Vùng. Phát triển lưới truyền tải, lưới phân phối điện theo quy hoạch bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục, giảm tổn thất điện năng.

đ) Cấp thoát nước:

Đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư từng bước đáp ứng nhu cầu nước sạch sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu, cụm công nghiệp tập trung.

6. Khoa học và công nghệ:

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích ứng dụng đổi mới công nghệ, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ, chuyển mạnh sang cơ chế cung ứng dịch vụ theo đặt hàng; tăng cường thu hút, hợp tác khoa học - công nghệ với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở phát triển thị trường khoa học công nghệ.

7. Môi trường:

Tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước; đẩy mạnh công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường.

 8. Quốc phòng, an ninh:

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, tạo chuyển biến vững chắc về trật tự, an toàn xã hội.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN, LÃNH THỔ

1. Vùng kinh tế nội địa: bao gồm huyện Thới Bình, Cái Nước và thành phố Cà Mau, diện tích 130.721 ha, dân số năm 2020 khoảng 600 nghìn - 650 nghìn người. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%; GDP/người năm 2020 khoảng 2.600 USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2020 là 45% - 40% - 15%.

2. Vùng kinh tế biển và ven biển: gồm 6 huyện ven biển và vùng lãnh hải, các cụm đảo, diện tích đất liền là 402.195 ha, dân số năm 2020 khoảng 850 nghìn - 900 nghìn người. Đây là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 1,2 - 1,3 lần mức tăng trưởng chung của Tỉnh, GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.300 USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2020 của Vùng là 42,7% - 35,2% - 22,1%.

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Phát triển đô thị nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội với nền tảng là công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Dự kiến mức độ đô thị hoá năm 2010 đạt 25%, năm 2020 khoảng 40%. Bao gồm các đô thị chủ yếu:

- Thành phố Cà Mau là đô thị trung tâm của Tỉnh và vùng bán đảo Cà Mau, là một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng biển Tây Nam Bộ. Tập trung xây dựng thành phố Cà Mau đủ điều kiện trở thành đô thị loại II.

- Thị trấn Năm Căn là đô thị động lực của Tỉnh và là trung tâm hướng phát triển ra biển thông qua cảng Năm Căn, định hướng phát triển lên đô thị loại IV. 

- Đô thị Sông Đốc, là đô thị động lực của Tỉnh, là một trong những trung tâm phát triển kinh tế biển của vùng Vịnh Thái Lan, định hướng phát triển lên đô thị loại IV. 

- Đối với khu vực nông thôn, nâng cấp các thị trấn hiện có, hình thành một số thị trấn mới theo quy hoạch.

VI. ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

- Trong giai đoạn 2008 - 2010, nghiên cứu việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình và các xã, phường, thành lập 1 huyện mới (Châu Thành). Tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 9 huyện với 108 đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Giai đoạn sau năm 2010, nghiên cứu việc điều chỉnh địa giới huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi, huyện Năm Căn; thành lập 01 huyện mới (Vàm Đầm), 2 thị xã (Năm Căn, Sông Đốc). Tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 9 huyện với 157 đơn vị hành chính cấp xã.  

VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ (Phụ lục kèm theo)

 

VIII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động vốn:

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn tích cực, trong đó phát huy nội lực là chủ yếu. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn từ quỹ đất; đồng thời, chú trọng thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực như dịch vụ, y tế, giáo dục, thể thao.

Hướng sử dụng vốn như sau: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực, hạng mục chính như: hạ tầng giao thông, cảng, cấp thoát nước, hồ chứa nước, xử lý nước thải và chất thải rắn và các công trình có ý nghĩa xã hội quan trọng. Ngoài ra, tập trung huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư các công trình hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch và các công trình kết cấu hạ tầng khác.

2. Phát triển nguồn nhân lực:

Đẩy mạnh đào tạo chuyên nghiệp, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, có chính sách ưu đãi cho lao động nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành khác; đãi ngộ và tạo điều kiện làm việc để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý về Tỉnh công tác. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Phát triển khoa học, công nghệ:

 Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, tăng cường phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế thị trường; tăng cường công tác ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu. Liên kết với các viện, các trường, các trung tâm, các nhà khoa học trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án khoa học. Phát huy vai trò hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học, nghiên cứu các cơ chế khuyến khích việc thành lập và hoạt động có hiệu quả Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ tại Tỉnh.

4. Nâng cao năng lực quản lý hành chính:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục phân cấp mạnh hơn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch thông tin về quản lý nhà nước để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện.

5. Tăng cường hợp tác phát triển:

Thực hiện hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh trong Vùng, bảo đảm đầu tư đúng quy hoạch nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của Tỉnh, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế; ưu tiên hợp tác thu hút những lĩnh vực có yêu cầu trình độ, công nghệ cao mà tỉnh Cà Mau chưa tiếp cận được.

6. Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh. Xây dựng chương trình hành động, các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020. 

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phải thường xuyên chỉ đạo việc rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện, kịp thời báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch để phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Công bố và công khai Quy hoạch để thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện. Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển.

Điều 2.

1. Quy hoạch này là định hướng và là căn cứ để lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

a) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ;

b) Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch;

c) Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc đầu tư từng bước với trình tự hợp lý.

Điều 3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau trong việc nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và khuyến khích, thu hút đầu tư góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất Vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh thuộc phạm vi phụ trách để làm căn cứ cho Tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG 

Nguyễn Tấn Dũng

 


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg

 ngày 11 tháng 12  năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN:

1. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển;

3. Chương trình phát triển đô thị;

4. Chương trình phát triển nguồn nhân lực;

5. Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp;

6. Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

7. Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ;

8. Chương trình phát triển giao thông vận tải;

9. Thành lập và phát triển Khu kinh tế Năm Căn;

10. Chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

B. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:

I. Các dự án hạ tầng do Trung ương đầu tư trên địa bàn Tỉnh:

1. Nâng cấp tuyến đê biển Tây;

2. Xây dựng tuyến đê biển Đông;

3. Trung tâm giống thủy hải sản cấp I;

4. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng;

5. Cụm dịch vụ và công nghiệp dầu khí;

6. Xây dựng tuyến đường ven biển;

7. Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Mũi Cà Mau);

8. Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam;

9. Nâng cấp quốc lộ 63;

10. Đường tránh quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau;

11. Đường tránh quốc lộ 63 qua thành phố Cà Mau;

12. Cầu Gành Hào 2;

13. Cầu Đầm Cùng; 

14. Nâng cấp, mở rộng sân bay Cà Mau;

15. Khôi phục nâng cấp sân bay Năm Căn;

16. Cải tạo các tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn tỉnh;

17. Nâng cấp, cải tạo hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn toàn Tỉnh.

II. Các dự án do Tỉnh quản lý:

1. Xây dựng các tiểu vùng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản;

2. Hệ thống kè thủy lợi chống sạt lở các cửa sông, ven sông, khu dân cư;

3. Cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá;

4. Các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh;

5. Bảo vệ, phát triển vườn quốc gia Mũi Cà Mau;

6. Bảo vệ phát triển vườn quốc gia U Minh hạ;

7. Khôi phục, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển;

8. Đường vành đai Tây Nam thành phố Cà Mau;

9. Xây dựng cơ sở hạ tầng nâng thành phố Cà Mau lên đô thị loại II;

10. Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn;

11. Công trình hạ tầng trên đảo Hòn Khoai;

12. Các công trình hạ tầng trên đảo Hòn Chuối;

13. Nâng cấp mở rộng tuyến đường Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc;

14. Nâng cấp mở rộng tuyến đường Rau Dừa - Rạch Ráng - Sông Đốc;

15. Xây dựng mới bến xe liên tỉnh;

16. Xây dựng bến tàu - xe liên  hợp tại trung tâm các huyện;

17. Cầu Chà Là;

18. Cầu Hoà Trung;

19. Cầu Cái Keo;

20. Cầu qua sông Trẹm tại kênh Zero;

21. Cầu qua Cái Đôi Vàm huyện Phú Tân;

22. Cầu Rạch Ráng qua Sông Ông Đốc;

23. Cầu Vàm Đầm;

24. Nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm các huyện;

25. Đường ô tô đến trung tâm các xã;

26. Bến phà thị trấn Sông Đốc;

27. Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước các đô thị;

28. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các đô thị;

29. Xây dựng bãi rác ở các đô thị trung tâm huyện lỵ, các xã;

30. Dự án xây dựng trung tâm quan trắc, giám sát môi trường;

31. Quảng trường văn hoá Tỉnh;

32. Nhà văn hoá trung tâm Tỉnh;

33. Bảo tàng Tỉnh;

34. Xây dựng, nâng cấp các Khu di tích lịch sử cách mạng;

35. Trung tâm văn hoá - thể thao các huyện;

36. Trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã;

37. Nâng cấp sân vận động Cà Mau;

38. Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực, đa khoa huyện;

39. Bệnh viện phụ sản;

40. Bệnh viện nhi;

41. Bệnh viện lao và các bệnh về phổi;

42. Bệnh viện Đông y và điều dưỡng;

43. Trường cao đẳng y tế;

44. Trường cao đẳng cộng đồng;

45. Trường trung học văn hoá nghệ thuật;

46. Trường trung cấp nghề;

47. Xây dựng, nâng cấp hệ thống trường phổ thông, mầm non;

48. Nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ;

49. Khu đô thị trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh;

50. Xây dựng trụ sở cơ quan đảng, nhà nước các cấp, trụ sở xã, huyện;

51. Các khu tái định cư;

52. Đầu tư nâng cấp một số trung tâm về công tác xã hội;

53. Chợ đầu mối thủy sản;

54. Nhà thi đấu đa năng;

55. Trung tâm sinh hoạt văn hoá thanh thiếu niên.

III. Các dự án sản xuất kinh doanh:

1. Nhà máy đạm Cà Mau;

1. Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy Năm Căn;

3. Khu công nghiệp Khánh An;

4. Khu công nghiệp Hoà Trung;

5. Khu công nghiệp Năm Căn;

6. Khu công nghiệp Sông Đốc;

7. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp đa canh;

8. Vùng chăn nuôi heo, gia cầm tập trung quy mô trang trại;

9. Các vùng nuôi tôm công nghiệp;

10. Khôi phục và phát triển vùng nuôi cá đồng;

11. Tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư vùng rừng tràm U Minh hạ;

12. Đầu tư mới các nhà máy chế biến thủy sản;

13. Nhà máy may mặc xuất khẩu;

14. Nhà máy sản xuất đồ gỗ dân dụng;

15. Nhà máy sản xuất ván MDF;

16. Phát triển các khu đô thị mới;

17. Phát triển hệ thống chợ nông thôn;

18. Xây dựng bãi đậu xe thành phố Cà Mau;

19. Khu thương mại và văn phòng cao cấp;

20. Các trung tâm thương mại, siêu thị;

21. Trung tâm hội chợ triển lãm tỉnh Cà Mau;

22. Các khu, cụm du lịch sinh thái ven biển, biển đảo;

23. Phát triển khách sạn, nhà hàng;

24. Công viên văn hóa du lịch Cà Mau;

25. Nhà máy xử lý, chế biến rác thải thành phố Cà Mau;

Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
--------------

No. 163/2008/QD-TTg

Hanoi, December 11, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF CA MAUPROVINCE TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006 and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans;

At the proposal of the Ca Mau province People s Committee in its Report No. 40/TTr-UBND of September 5, 2007, and Official Letter No. 4657/UBND of December 27, 2007, and the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 882/BKH-TD&GSDT of February 5, 2008, on the master plan on socio-economic development of Ca Mau province In the period up to 2020,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Ca Mau province till 2020 with the following principal contents:

I. GENERAL REQUIREMENTS

1. The master plan on socio-economic development of Ca Mau province till 2020 must be in line with the national strategy on socio-economic development and the master plan on socio-economic development of Mekong river delta.

2. To accelerate economic growth and economic restructuring towards industrialization and modernization; to vigorously develop potential and advantageous manufacturing industries and services in association with the development of hi-tech domains.

3. To mobilize all resources for socio-economic development, aiming to tap to the utmost domestic resources while attracting to the utmost foreign resources for investment in the province, particularly capital technologies and high-quality labor.

4. To develop economy in a fast and sustainable manner, meeting international economic integration requirements; to ensure harmony between socio-economic development and environmental protection, raise human resource quality, improve and incrementally raise peoples living standards.

5. Economic development must be associated with political stability, social order and safety and peoples increasing intellectual levels; to strengthen national defense, and security; to consolidate, perfect and raise the operation quality of the political system and build a strong and sound administration.

II. MAJOR OBJECTIVES

1. General objectives:

- To sustainably develop economy at high rates, and step up investment in infrastructure construction. To strive to form the industry-service- agriculture economic structure by 2015 and build Ca Mau into a socially and economically developed province by 2020. with peoples living conditions improved and security and defense constantly maintained, thus positively contributing to the development of the Mekong river delta region and the whole country.

- To concentrate investment to vigorously develop the of marine economy in association with protecting marine resources and environment.

2. Specific objectives:

a/ Economically:

- The average annual GDP growth rate will reach 13.3% in the period up to 2010; 13.7% in the 2011-2015 period and 14.2% in the 2016-2020 period. The per-capita GDP will reach about USD 962 by 2010, USD 1,670 by 2015 and around USD 3,000 by 2020.

- The economy will be further restructured in a positive manner, specifically with agriculture representing 39.7%, industry 32% and services 28.3% by 2010; then respectively 28.7%, 37.8% and 33.5% by 2015; and 19.6%, 43.5% and36.9% by 2020.

- Local state budget revenues will approximate 9% of GDP by 2010, 12% by 2015 and 15% by 2020.

- The total annual mobilized social investment will represent 38% - 40% of GDP.

- The export turnover will reach USD 1 billion by 2010; USD 1.4-1.5 billion by 2015 and USD 1.8-2 billion by 2020. The average per-capita export value will be USD 750 by 2010. USD 980-1,000 by 2015 and USD 1,200-1,300 by 2020.

- To strive for the targets that by 2010, 100% of commune centers will be accessible by motor roads; 90% of the population will be supplied with electricity, which will rise to 100% by 2020; 35-40 telephone sets for every 100 inhabitants, which will rise to 50-55 sets by 2020.

- 100% of the urban population and 89% of the rural population will have access to hygienic daily-life water by 2010 and the urban and rural populations demand for daily-life water will be basically satisfied by 2020.

b/ Socially:

- To reduce the natural population growth rate to below 1.2% by 2015 and about 1.1 % by 2020. The population will approximate 1.33 million by 2010; 1.418 million by 2015 and 1.5 million by 2020.

- By 2010, 20% of communes, wards and townships will complete junior-high education universalization which will be completed in the province by 2020.

- By 2010, all districts and provincial cities and 50% of communes, wards and townships will have centers for cultural and sport activities; and by 2015, all communes, wards and townships will have these centers.

- By 2010, 95% of households, 85% of hamlets, 55% of commune-level units and 1-2 district-level units will reach the prescribed cultural standards; by 2020, 85%- 90% of hamlets, 70% of commune-level units and 3-4 district-level units will reach the prescribed cultural standards.

- To complete the national commune healthcare standardization program by 2010; to reduce the malnutrition rate among under-five children to below 16% by 2010, then below 10% by 2020.

- The rate of trained labor will reach 30% by 2010, and about 60% by 2020. The agricultural labor proportion will drop to 35%-40% by 2020.

- The poverty rate will be below 10% by 2010, and under 3% by 2020; permanent and semi-permanent houses will represent 70% by 2010; and there will be no leaf houses by 2020.

c/ Environmentally:

- The forest and scattered tree canopy will reach 24% by 2010 and 2S% by 2020.

- 80%, of solid wastes will be collected and treated by 2010, which will reach 100% by 2020.

- By 2010, 100% of medical wastes will be treated according to regulations.

III. BRANCH DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Fishery, agriculture and forestry:

- To develop fishery, agriculture and forestry towards commodity production, ensure raw materials for export processing, step up scientific and technological application to production in order to raise the economic efficiency and combine fishery, agricultural and forestry production for sustainable development. The average agricultural production value will reach VND45 million/ha by 2010 and VND 60 million/ha by 2020.

- To develop aquaculture chiefly by rearing shrimps together with other aquatic and marine species in appropriate rearing forms. To reorganize sea fishing trades and equipment in association with the protection of aquatic and marine resources.

- To produce rice and other crops by intensive farming on the basis of prioritizing investment in irrigation, stepping up the use of new high-yield varieties and developing cattle and poultry raising.

- To restore, protect and develop submerged forests parks cajeput forests, concentrating on the national parks of Mui Ca Mau and U Minh Ha; to reorganize production and redistribute population in production forests and develop integrated economic activities in forests and on forest land.

2. Industry, cottage industry and handicrafts:

- To develop the aquatic, agricultural and forestry processing industry towards raising the rate of refined products, to develop the energy industry on the basis of Ca Mau gas-electricity-nitrogenous fertilizer complex, while developing new industries of hi-tech contents. To encourage the development of rural industries, cottage industry, and handicraft and craft villages.

- To step by step build the industrial parks or complexes of Khanh An, Hoa Trung, Nam Can and Song Doc in order to attract investment.

- The development of industries, cottage industry and handicrafts should be associated with treatment of environmental pollution, ensuring high and sustainable economic development.

3. Services:

- To develop trade networks with the participation of various economic sectors. To reorganize the retail network, prioritizing the development of a modern retail network and planning locations with commercial advantages in urban centers for building trade and service complexes. To concentrate on stepping up trade promotion, expanding overseas markets and boosting export.

- To develop eco-tourism, sea and island tourism, associating the development of domestic tourism with international tourism. To attract investment in building tourist resorts, general entertainment and recreation zones and accommodation establishments, diversifying tourist forms and products.

- To quickly develop services of high added value which are capable of promoting production sectors and other services such as transport, telecommunications and information technology, scientific and technological services, consultancy, financial, banking and insurance services and training, healthcare, cultural and sport services.

4. Social domains:

a/ Population:

To reduce the natural population growth rate to 1.2% by 2010, and to 1.1% by 2020; the population will stand at 1.33 million by 2010 and 1.5 million by 2015. The urban- rural population structure will be 25%-75% by 2010 and 40%-60% by 2020.

b/ Education and training:

- To step up education-training development, increasing investment in school construction and equipment, diversifying types of schools and classes and standardizing professional qualifications of teachers and educational administrators.

- By 2010, 10% of preschools, 15% of primary schools and 10% of junior- and senior-high schools will reach the national standards; by 2020, 50%-60% of schools at different levels will reach the national standards; by 2010, 100% of teachers will reach the prescribed standards; to strive for the completion of senior-high education universalization by 2020.

- To quickly develop professional education, building a community college and a medical college. To step up vocational education, building intermediate vocational training schools or vocational training centers in districts, encouraging organizations and enterprises to provide vocational training for laborers; the rate of trained laborers will reach 30% by 2010 and 60% by 2020.

c/ Medicine and public healthcare:

- To raise the effectiveness of national target programs on healthcare, step up the socialization of peoples health protection and care. To effectively prevent and control epidemics, ensuring that all people will be provided with basic healthcare services and have access to high-quality healthcare services.

- To build and upgrade hospitals, early completing the construction of a provincial general hospital and building specialized hospitals. To build or upgrade district- and commune-level healthcare systems up to national standards; to increase health workers, particularly for rural areas, striving for the targets of 6 physicians and 22 hospital beds for every 10,000 inhabitants by 2010, then 10 physicians and 25 hospitals beds by 2020; the under-five children’s malnutrition rate of below 16% by 2010 and 10% by 2020; the under-one children’s mortality rate of around 1% and the under-five children’s mortality rate of below 2%.

d/ Culture, information, physical training and sports:

- To closely associate cultural development with socio-economic development, raising the peoples spiritual life; to increase investment in cultural and sport institutions, based on accelerated socialization. To constantly raise the quality of cultural and information activities; develop mass media activities with radio and television stations as the core; to qualitatively develop the campaign entire population unite to build a cultured life; to conserve, embellish, and promote the value of, historical relics, develop various forms of physical training and sports, expand the mass movement for physical exercise and sports, and participate in competitions in a number of high-achievement sports.

- By 2010, 95% of households, 85% of hamlets, 55% of commune-level units and 1-2 district-level units will reach the prescribed cultural standards. By 2020.85%-90% of hamlets, 70% of commune-level units and 3-4 district-level units will reach the prescribed cultural standards.

dd/ Poverty reduction, employment and social security:

- To properly associate poverty reduction with minimizing of poverty relapse, strive to reduce the poverty rate to below 10% by 2010 and the poverty rate under the USD 2/person/day standards to below 10% by 2020.

- To step up employment generation on the basis of vocational training and guidance and credit supports, to restructure the workforce in order to quickly raise the industrial and service labor proportions and strongly develop forms of business, particularly the model of agricultural enterprises and farms.

- To properly implement policies towards policy families, people with meritorious services to the revolution, and ethnic minority people.

5. Infrastructure development:

To mobilize resources for quick socio-economic infrastructure development, step by step build in a synchronous manner road, irrigation and power grid networks, urban infrastructure and industrial park and complex infrastructure.

a/ Transport:

To step up the development of technical infrastructure in terms of roads, waterways, sea routes and airways, capable for intra-regional then inter-regional transportation, to be worthy of a national gateway for seawards development.

- Roads: To invest in the construction of southern coastal corridor roads. Ho Chi Minh road (Nam Can-Dat Mui section), national highway 1A bypass, national highway 63 bypass, eastern coastal road (from Nam Can to Ganh Hao), western coastal road (from Tieu Dua to Dam Cung); to invest in upgrading national highway 63. To invest in the construction and upgrading of roads connecting to marine-economic centers, including Tac Thu- Song Doc road, Cai Nuoc-Cai Doi Vam road, Tac Thu-U Minh-Khanh Hoi road, Dam Doi-Tan Thuan road. To build belt roads of Ca Mau city and trunk roads from industrial parks and complexes to main roads. To build or upgrade roads under urban planning; to build and upgrade rural roads, ensuring that 100% of communes will have motor roads to commune centers.

- Waterways: To upgrade Ca Mau-Ho Chi Minh City and Ca Mau-Kien Giang waterways up to grade-1 inland waterway standards, Ca Mau-Song Doc and Ca Mau-Nam Can waterways (centrally managed) up to grade-II inland waterway standards; to upgrade provincial-level waterways to grade-rv standards and district-level waterways to grade-V standards.

- Sea routes: To invest in the upgrading and expansion of Nam Can port and dredge Bo De port to meet the sea transport requirements.

- Airways: To expand and upgrade Ca Mau airport, for the landing and take-off of medium-sized aircraft; to restore and upgrade Nam Can airport to serve tourism, petroleum services and marine economy.

- To invest in the construction of a system of waterway-land transport wharves meeting cargo and passenger transportation demands and socio-economic development requirements.

b/ Irrigation:

To invest in a system of irrigated areas for fishery, agricultural and forestry production in combination with rural transport development; to invest in the construction and upgrading of the sea dyke system according to planning.

c/ Information and communication;

To further modernize and expand networks in couple with, the application of modern technologies to the post and telecommunication sector, and quickly develop information technology services.

d/ Electricity supply:

To build and safely operate Ca Mau gas-electricity- nitrogenous fertilizer complex to supply electricity for Ca Mau and other provinces in the region. To develop transmission and distribution grids according to planning, ensuring safe and non-interrupted power supply and reducing electric energy loss.

e/ Water supply and drainage:

To invest in the construction, upgrading and expansion of water supply systems in urban centers and population quarters, incrementally meeting peoples daily-life water demand. To build water drainage and waste water treatment systems in urban centers, industrial parks and complexes.

6. Science and technology:

To step up the scientific and technological application in service of socio-economic development, encourage the application of new technologies, renew the science-technology management mechanism, quickly shift to the mechanism of service provision on order; to enhance scientific-technological cooperation with domestic and foreign organizations as well as individuals on the basis of developing the science and technology market.

7. Environment:

To enhance environmental protection and improvement, ensuring sustainable development-protect and rehabilitate bio-diversity in submerged areas; to step up environmental management and environmental pollution treatment, actively prevent and combat natural disasters, and promptly cope with environmental incidents.

8. Defense and security:

To closely combine socio-economic development with defense and security maintenance, building the all-people defense disposition in association with the peoples security disposition; to build firm defense zones; to build up a modem regular army, to attach importance to building the militia, self-defense and reserve forces. To build the peoples police forces strong and clean, raise the effectiveness of preventing and combating crimes, creating steady improvements in social order and safety.

IV. SPATIAL AND TERRITORIAL DEVELOPMENT PLANNING

1. The inland economic zone: which embraces Thoi Binh and Cai Nuoc districts and Ca Mau city, with an area of 130,721 ha and a population of around 600,000-650,000 by 2020. The average economic growth rate is expected to reach 13% and the per-capita GDP around USD 2,600, and the industry-service-agriculture economic structure will be 45%-40%-15% by 2020.

2. The sea and coastal economic zone: which embraces 6 coastal districts and territorial waters, and island groups, with an area of 402,195 ha and a population of about 850,000-900.000 by 2020. This is a driving economic zone of the province, with its projected economic growth rate of 1.2-1.3 times the general growth rate of the province and average per-capita GDP of USD 3,300 by 2020; with its industry-service-agriculture economic structure of 42.7%-35.2%-22.1% by 2020.

V. URBAN DEVELOPMENT PLANNING

Urban development aims to accelerate industrialization and modernization, creating a motive force for socio-economic development based on industry and services. To develop urban infrastructure towards modernization and civilization. The urbanization rate is expected to reach 25% by 2010 and 40% by 2020. Following are major urban centers:

- Ca Mau city, the heart of the province, and Ca Mau peninsula, which constitutes a marine economic center of western South Vietnam. To concentrate efforts on building Ca Mau city into a grade-II urban center.

- Nam Can district town, which serves as a driving urban center of the province and a center for seawards development via Nam Can port, with its oriented development into a grade-IV urban center.

Song Doc urban center, which is a driving center of the province and a marine economic development center of the ThailandGulf region, with its oriented development into a grade-IV urban center.

- For rural areas, to upgrade the existing townships and form some new ones according to planning.

VI. ADJUSTMENT OF ADMINISTRATIVE BOUNDARIES

- In the 2008-2010 period, to study the adjustment of administrative boundaries of Ca Mau city, Thoi Binh district and communes and wards, to establish a new district (Chau Thanh). District-level administrative units will include 1 city and 9 districts with 108 commune-level administrative units bearing their local socio-economic development characters and conditions.

- In the post-2010 period, to study the adjustment of boundaries of the districts of Tran Van Thoi, Dam Doi and Nam Can; to establish a new district (Vam Dam) and 2 towns (Nam Can and Song Doc). District-level administrative units will include I city, 2 towns and 9 districts with 157 commune-level administrative units.

VII. DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (enclosed appendix)

VIII. SOME MAJOR SOLUTIONS FOR MATERIALIZING THE MASTER PLAN

1. Capital mobilization:

In order to meet the investment capital demands, a system of active capital mobilization solutions is required, of which promotion of internal resources is the key. To exploit and use capital sources from the land fund while attaching importance to attracting investment capital from various economic sectors and stepping up the socialization of services, healthcare, education and sports.

Capital will be used as follows: State budget capital or state budget-originated capital will be used for investment in such principal domains and items as transport infrastructure, seaports, water drainage and supply, reservoirs, waste water and solid waste treatment and works of social significance. In addition, efforts will be concentrated on mobilization of credit capital, capital from domestic enterprises and investors and foreign capital for investment in infrastructure facilities in industrial parks and tourist resorts and other infrastructure works.

2. Human resource development:

To step up professional training, diversifying forms of vocational training and adopting preferential policies for agricultural laborers shifting to other occupations; to provide incentives and favorable working conditions in order to attract science workers, technicians and managers to work in the province. To train and re-train managers and business administrators who meet the international economic integration requirements.

3. Scientific and technological development:

To renew scientific and technological activities, intensifying the dissemination of scientific and technical information and market and economic information; to intensify the application of scientific and technical advances, create vigorous improvements in the application of scientific and technological achievements, particularly in the fields of information technology, bio-technology and materials technology. To align with institutes, schools, centers and scientists at home and abroad in realizing scientific schemes and projects. To bring into play the role of the Union of Scientific Associations and study mechanisms to encourage the establishment and effective operation of a scientific and technological development fund in the province.

4. Administrative management capacity building:

To step up administrative reform, continuing with stronger decentralization so as to raise the state management and law enforcement effect; to further implement the regulations on democracy, publicity and transparency of information on state management for involving people in supervision and implementation activities.

5. Promotion of development cooperation:

To cooperate and align with regional provinces for development, ensuring investment in accordance with planning in order to bring into full play the provinces economic potential and intensifying cooperation with various localities at home and abroad; to prioritize cooperation in the fields requiring high professional qualifications and high technologies which Ca Mau province has no access to.

6. Organization of implementation:

Based on the approved master plan on socio-economic development, the Ca Mau province-Peoples Committee shall focus on directing branches and levels to formulate their plannings and five-year and annual plans in line with the provinces development orientations; to elaborate action programs and development programs for each period in accordance with the orientation; charted out in the master plan on socio-economic development of Ca Mau province till 2020.

In the course of implementing the master plan, the Ca Mau province Peoples Committee shall regularly direct the review of targets and plans in order to assess their implementation and promptly report to the Prime Minister for consideration and decision the adjustment or supplementation of the master plan to suit the socio-economic development situation and requirements in each period.

It shall promulgate and publicize the master plan to attract the attention of all people and domestic and foreign investors for their participation in the master plan implementation: coordinate with ministries, central branches and other provinces in realizing development programs and cooperating for joint development.

Article 2.

a/ This master plan provides orientations and grounds for the formulation, submission to competent authorities for approval, and implementation of specialized plannings and investment projects in the province according to regulations.

b/ The Ca Mau province Peoples Committee shall base on the provinces socio-economic development objectives, tasks and orientations set in the master plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the formulation, submission for approval and implementation of the following according to regulations:

- A planning on socio-economic development of districts and towns, a planning on development of the system of urban centers and population quaters construction planning, land use planning and plans and branch and domain development plannings in order to ensure comprehensive and synchronous development.

- Studying on formulating and promulgating according to competence or submitting to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies suitable to the provinces development requirements and the state laws in each period in order to attract and mobilize resources for the master plans implementation.

- Elaborating long-term, medium-term and short-term plans; key development programs and specific projects for concentrated investment or phased investment in a rational order.

Article 3. Concerned ministries and branches shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have the responsibility:

- To guide and assist the Ca Mau province Peoples Committee in studying the formulation of the above-said plannings; promulgate according to their competence or submit to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies suitable to the provinces socio-economic development requirements with a view to mobilizing and efficiently using resources and encouraging and attracting investment in order to contribute to properly materializing the provinces socio-economic development objectives, tasks and orientations.

- To study and consider the adjustment and supplementation of their respective branch development plannings, investment plans and relevant projects; to speed up the investment in and implementation of regional works and projects important for the development of the province, which will serve as grounds for the province to implement this master plan.

Article 4. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and the president of the Ca Mau province Peoples Committee shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(To the Prime Ministers Decision No.163/2008/QD-TTg of December 11, 2008)

A. DEVELOPMENT PROGRAMS

1. Program for socio-economic development of sea and coastal areas;

2. Urban development program;

3. Human resource development program;

4. Fishery, agricultural and forestry production restructuring program;

5. Industrial, cottage-industrial and handicraft development program;

6. Service economy development program;

7. Transport development program;

8. Nam Can economic zone establishment and development program;

9. Environmental protection and sustainable development program.

B. DEVELOPMENT INVESTMENT PROJECTS

I. CENTRALLY INVESTED INFRASTRUCTURE PROJECTS IN THE PROVINCE:

1. Upgrading of the western sea-dyke system;

2. Construction of the eastern sea-dyke system;

3. Grade-I aquatic breeding center;

4. Regional-level fishing vessels storm shelter and anchorage area;

5. Petroleum industry and service complex;

6. Construction of coastal roads;

7. Ho Chi Minh road (Nam Can-Mui Ca Mau section);

8. Southern coastal corridor road;

9. Upgrading of highway 63;

10. Highway 1A bypass running through Ca Mau city;

11. Highway 63 bypass running through Ca Mau city;

12. Ganh Hao 2 bridge;

13. Dam Cung bridge;

14. Upgrading and expansion of Ca Mau airport;

15. Restoration and upgrading of Nam Can airport;

16. Improvement of national waterways in the province;

17. Upgrading and renovation of the information and communication system in the province.

II. PROVINCIALLY MANAGED PROJECTS:

1. Building of irrigated areas for agricultural and fishery production;

2. River-mouth, river, population quarter irrigation embankment systems;

3. Fish ports and fishery logistic services.

4. Provincial-level storm shelter and anchorage areas for fishing vessels;

5. Protection and development of Mui Ca Mau national park;

6. Protection and development of U Minh Ha national park;

7. Coastal protective forest restoration and protection;

8. Belt road southwest of Ca Mau city;

9. Infrastructure construction to upgrade Ca Mau town into grade-II urban center;

10. Construction of infrastructure facilities on Song Doc and Nam Can townships;

11. Infrastructure facilities on Hon Khoai island;

12. Infrastructure facilities on Hon Chuoi island;

13. Upgrading and expansion of Tac Thu-Rach Rang- Song Doc road;

14. Upgrading and expansion of Rau Dua-Rach Rang- Song Doc road;

15. Construction of an inter-provincial car terminal;

16. Construction of railway-car stations in district centers;

17. ChaLa bridge;

18. HoaTrung bridge;

19. Cai Keo bridge;

20. A bridge spanning Trem river at Zero canal;

21. A bridge spanning Cai Doi Vam in Phu Tan district;

22. Rach Rang bridge spanning Ong Doc river;

23. Vam Dam bridge;

24. Upgrading of roads leading to district centers;

25. Motor roads to commune centers;

26. Song Doc township ferry;

27. Upgrading and expansion of urban water supply systems;

28. Construction and upgrading of water drainage and waste water treatment systems in urban centers;

29. Construction of garbage sites in district centers and communes;

30. Construction of an environment observation and supervision center;

31. Provincial cultural square;

32. Provincial central cultural house;

33. Provincial museum;

34. Construction, upgrading of revolutionary and historical relics;

35. District cultural-sport centers:

36. Commune cultural-sport centers;

37. Upgrading of Ca Mau stadium;

38. Construction of a regional general hospital and district general hospitals;

39. Construction of an obstetric hospital;

40. Construction of a paediatric hospital;

41. Tuberculosis and lung disease hospital;

42. Eastern medicine and convalescence hospital;

43. Medical college;

44. Community college;

45. Cultural and art intermediate school;

46. Vocational training intermediate school;

47. Construction, upgrading of general education schools and preschools;

48. Upgrading of war martyrs cemeteries, war martyrs monuments;

49. Provincial administrative-political center;

50. Construction of offices of Party and State agencies at all levels, commune and district administrations;

51. Resettlement quarters;

52. Upgrading of several social affairs centers;

53. Aquatic products wholesale market;

54. Multi-purpose gymnasium;

55. Center for youth cultural activities.

III. PRODUCTION AND BUSINESS PROJECTS:

1. Ca Mau nitrogenous fertilizer plant;

2. Nam Can shipyard;

3. Khanh An industrial park;

4. Hoa Trung industrial park;

5. Nam Can industrial park;

6. Song Doc industrial park;

7. Development of polyculture agricultural production areas;

8. Pig and poultry farms;

9. Large-scale shrimp rearing zones;

10. Restoration and development of freshwater fish rearing zones;

11. Reorganization of production and redistribution of population in U Minh Ha cajeput forest area;

12. Construction of new aquatic product-processing plants;

13. Export garment and textile factory;

14. Civil-use wood furniture factory;

15. MDF board factory;

16. Development of new urban centers;

17. Development of rural market systems;

18. Construction of car parks in Ca Mau city;

19. Construction of trade and office buildings;

20. Construction of trade centers and department stores;

21. Ca Mau trade fair and exhibition center;

22. Coastal and island eco-tourism resorts and complexes;

23. Development of hotels and restaurants;

24. Ca Mau cultural and tourism park;

25. Garbage treatment and processing plant in Ca Mau city.

Note: The locations, land sizes and total investment of the above-listed projects will be calculated, selected and specified in the period of formulating and submitting for approval the investment projects, depending on the demands for and capability to balance and mobilize investment capital in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 163/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất