Quyết định 1496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1496/QĐ-TTg

Quyết định 1496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1496/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hậu Giang: Đến năm 2020, 100% xã đạt chuẩn về y tế

Ngày 27/08/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1496/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.
Nhằm mục tiêu đến năm 2020, giá trị gia tăng bình quân đầu người tỉnh Hậu Giang đạt 72 triệu đồng/người; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,8%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ; 98% dân cư dùng nước sạch và 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn..., Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số giải pháp về huy động vốn đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... cho UBND tỉnh Hậu Giang và các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan.
Cụ thể như: Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật; tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa phương để tập trung giải quyết chương trình chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1496/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------------
Số: 1496/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013
 
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020
-------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đnh số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Nội dung điều chỉnh là một bộ phận cấu thành của nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIM PHÁT TRIN
1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Tận dụng tối đa mối liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và sự hỗ trợ của các ngành Trung ương để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.
2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Hậu Giang, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước; tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp là nền tảng cho phát triển, công nghiệp là ngành đột phá và dịch vụ là ngành bổ trợ cho nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát triển, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Phát triển kinh tế Hậu Giang phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện biến đổi khí hậu đặc thù của tỉnh và đặc tính sinh học vốn có; đồng thời tôn trọng đặc điểm dân cư, trong đó hết sức chú ý đến dân tộc ít người, tạo mối quan hệ tốt giữa người dân sống lâu đời ở Hậu Giang với dân mới đến tham gia phát triển kinh tế tỉnh. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các từng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn; chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.
4. Phát triển Hậu Giang có trọng tâm trọng điểm vào các khu vực có thể tạo ra sự đột phá và phát triển nhanh như các khu, cụm công nghiệp tập trung, các đô thị trọng điểm, các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời chú ý phát triển các khu vực khó khăn nhằm đảm bảo sự ổn định, phát huy thế mạnh ở tất cả các huyện, thị. Đồng thời tạo đột phá phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững, giải quyết xóa đói giảm nghèo; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ; lựa chọn các mũi đột phá để tập trung vào thế mạnh và khắc phục các điểm yếu.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 14,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 16,3%/năm giai đoạn 2016 - 2020;
- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 22,7%; công nghiệp - xây dựng: 35%; dịch vụ: 42,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 14%; công nghiệp - xây dựng: 39%; dịch vụ: 47%;
- Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 36,8 triệu đồng/người và năm 2020 đạt 72 triệu đồng/người;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 27,2%, giai đoạn 2016 - 2020 là 19,8%. Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 400 triệu USD, năm 2020 đạt khoảng 983 triệu USD;
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 16,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 17,5%;
- Sản lượng lương thực (cây lúa và cây bắp) năm 2015 đạt khoảng 1,04 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 1,12 triệu tấn.
b) Về phát triển xã hội:
- Đến năm 2015 quy mô dân số khoảng 810 ngàn người và vào năm 2020 khoảng 871 ngàn người; tỷ lệ dân số thành thị khoảng 31,7% đến năm 2015 và 44,2% vào năm 2020;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) còn khoảng 15% vào năm 2015, đến năm 2020 còn dưới 10%;
- Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50% số trường học các cấp phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 đạt khoảng 80%;
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa là 55-60% vào năm 2015 và 65-70% vào năm 2020; tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;
- Đến năm 2020 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sĩ; đến năm 2015 có 7 bác sĩ/1 vạn dân, đến năm 2020 đạt 8 bác sĩ/1 vạn dân;
- Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống còn khoảng 4,5% vào năm 2015 và khoảng 3,5% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%, đến năm 2020 đạt 50%;
- Phấn đấu tỷ lệ dân cư dùng nước sạch đạt 93% năm 2015 và 98% năm 2020. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98% năm 2015 và 100% năm 2020;
c) Về bảo vệ môi trường:
- Phấn đấu đến năm 2015 nâng và duy trì tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đạt trên 10,7%, đến năm 2020 đạt 15%; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Đến năm 2020 thu gom và xử lý trên 95% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, trên 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định; 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch.
d) Về quốc phòng - an ninh:
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới;
- Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
1. Về nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Nông - lâm - ngư nghiệp có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của Hậu Giang, với thế mạnh về tự nhiên, nông - lâm - ngư nghiệp được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế tỉnh. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu giá trị tăng thêm nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân hàng năm khoảng 5,5%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 5,4%, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,5%.
a) Về trồng trọt:
- Phát huy tối đa thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác ở các vùng nông nghiệp tập trung có khả năng thâm canh cao, năng suất cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 khoảng 134.710 ha, gồm: Đất lúa 77.200 ha, đất trồng cây lâu năm 32.300 ha, đất rừng đặc dụng 2.800 ha, đất rừng sản xuất 274 ha, đất nuôi trồng thủy sản 5.000 ha, đất nông nghiệp còn lại 17.136 ha.
- Mục tiêu phát triển trồng trọt thời kỳ tới phải nhằm vào 2 hướng, một mặt giữ tối đa diện tích ở các khu vực có năng suất cao, chủ động tưới tiêu. Mặt khác phải đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; giữ ổn định và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; ứng dụng khoa học công nghệ mới, cải tạo giống, áp dụng các giải pháp sinh học để có năng suất cao nhất. Tập trung vào tăng năng suất của cây lương thực (lúa, bắp), rau đậu các loại, cây mía, cây ăn trái.
b) Về chăn nuôi:
Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với kiểm soát phòng tránh, an toàn dịch bệnh. Đến năm 2020, đàn trâu bò khoảng 6.400 con, đàn lợn khoảng 296.000 con, đàn gia cầm khoảng 15 triệu con.
c) Về lâm nghiệp:
Giữ nguyên diện tích đất rừng đặc dụng đến năm 2020 khoảng 2.800 ha. Dự kiến diện tích đất rừng sản xuất đến 2020 khoảng 274 ha.
Đến năm 2020, dự kiến trồng rừng tập trung 242 ha (chủ yếu là rừng tràm), rừng trồng được chăm sóc 605 ha, rừng trồng được bảo vệ tu bổ 2.366 ha, phát động trồng cây phân tán ở những vùng đất trống, ven các đường giao thông, bờ ruộng, bờ kênh... khoảng 1.016 ha. Nâng độ che phủ rừng và cây phân tán đạt 10,7% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020.
d) Về thủy sản:
Phát triển nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tập trung có quy mô lớn (cá da trơn) và mô hình nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình (cá ao). Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích mặt nước sử dụng nuôi trồng thủy sản khoảng 10.000 ha (trong đó đất nuôi trồng thủy sản tập trung khoảng 5.000 ha, tổng sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả trong các lĩnh vực: Sản xuất giống, bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch. Chú trọng cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệ sản xuất. Xây dựng và cải tạo đồng ruộng đúng kỹ thuật phù hợp với các mô hình và phương thức nuôi trồng, tiến dần từ nuôi quảng canh cải tiến kết hợp với trồng lúa, sang nuôi bán thâm canh, thâm canh.
đ) Về phát triển nông thôn:
Từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; bảo đảm cho người dân nông thôn tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển các loại hình kinh tế nông thôn theo mô hình mới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay ở nước ta. Phấn đấu tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
2. Công nghiệp, xây dựng
a) Từ nay đến 2020, công nghiệp giữ vai trò là ngành tạo đột phá trong quá trình phát triển của tỉnh. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,7%. Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng góp 27,3% GDP, giải quyết việc làm cho 20,5% lao động xã hội. Trong đó:
- Tận dụng năng lực vốn đầu tư trong tỉnh và thu hút vốn đầu tư của Trung ương, nước ngoài và ngoài tỉnh để phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông thủy sản;
- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh;
- Phát huy các công trình lớn đã đầu tư trên địa bàn tỉnh (đóng tàu, giấy, xi măng, điện...) để từ đó tận dụng và đầu tư các công trình phụ trợ kéo theo.
b) Chú trọng nâng cao năng lực xây dựng, tăng dần quy mô, chất lượng; tập trung vào các công trình trọng điểm trên địa bàn; tiếp tục chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng VA ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,6%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành dứt điểm các công trình, tránh kéo dài thời gian thi công nhằm tăng năng suất xây dựng và đạt hiệu quả cao trong xây dựng cơ bản;
- Tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các công trình công nghiệp, đường giao thông và hệ thống cầu, hệ thống thủy lợi quan trọng, các cơ sở giáo dục và đào tạo, bệnh viện, các siêu thị, khách sạn lớn, các khu du lịch, nhà văn hóa và công trình chung cư cao cấp...
3. Dịch vụ
Phát triển các ngành dịch vụ có đóng góp cao cho nền kinh tế như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Phấn đấu tốc độ tăng bình quân năm cho cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,59%. Trong đó:
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ; tăng nhanh lưu thông hàng hóa nhất là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa từ thành thị đến nông thôn; mở rộng thị trường nông thôn, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 02 Trung tâm thương mại cấp tỉnh tại thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy, 05 siêu thị hạng 3 đặt tại thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện: Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A, 86 chợ các loại;
- Phát triển các dịch vụ truyền thống; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, tin học; tiếp cận nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính, ngân hàng, phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển; mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân;
- Tôn tạo và phát triển các điểm du lịch, xây dựng các dự án đầu tư theo quy hoạch;
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ; phát triển thị trường sang các nước về xuất khẩu hàng hóa nông sản, nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.
4. Phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Dân số, lao động và giải quyết việc làm:
- Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, phấn đấu tốc độ tăng dân số trung bình đạt 1,2% giai đoạn 2011 - 2015 và 1,5% giai đoạn 2016 - 2020; phấn đấu tổng nguồn lao động tăng trung bình đạt 2,8% giai đoạn 2011 - 2015 và 1,7% giai đoạn 2016 - 2020;
- Phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập khu vực, quốc tế, phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề theo 3 cấp trình độ. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
- Triển khai các phương thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt để dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách (người nghèo, lao động bị thu hồi đất canh tác, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số...) thông qua việc lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia với ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp, gắn dạy nghề với tạo việc làm và thị trường lao động; liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp đóng trên địa bàn; mở lớp dạy nghề tại doanh nghiệp; đào tạo theo địa chỉ; dạy nghề lưu động; đặt hàng dạy nghề, ...Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2015 và 50% năm 2020. Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm còn khoảng 4,5% vào năm 2015 và khoảng 3,5% vào năm 2020.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
- Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng, tích cực và chủ động; phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ;
- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở; Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 8 bác sĩ/vạn dân và 27 giường bệnh/vạn dân.
c) Giáo dục và đào tạo:
- Phát triển giáo dục, đào tạo hướng đến phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng xã hội học tập;
- Kế thừa và phát huy những kết quả của hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Thực hiện tốt hơn các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục;
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục; đa dạng các nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả;
- Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt khoảng 50% trường học các cấp giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và khoảng 80% vào năm 2020; đạt khoảng 150 sinh víên/vạn dân vào năm 2015 và 200 sinh viên/vạn dân vào năm 2020.
d) Về phát triển văn hóa, thể dục, thể thao:
- Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh Hậu Giang; đồng thời, với việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh, làm cho văn hóa trở thành động lực cho phát triển kinh tế;
- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục, thể thao. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời đưa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân;
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở. Phấn đấu tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm khoảng 55-60% vào năm 2015 và 65-70% vào năm 2020.
5. Về quốc phòng, an ninh
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
- Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng - an ninh. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị tỉnh để chỉ đạo thực hiện tốt môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên, học viên trong hệ thống nhà trường trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và cơ quan quân sự địa phương vững mạnh; phát huy tốt chức năng tham mưu của Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng. Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi nhập ngũ, độ tuổi tham gia dân quân tự vệ, phấn đấu tỷ lệ tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ từ nay đến 2020 đạt 100%, xây dựng lực lượng vũ trang trên dân số khoảng 1,5 - 2%.
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng; bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng - an ninh.
6. Về phát triển kết cấu hạ tầng
a) Giao thông:
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ, từng bước hiện đại, liên hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với từng vùng, tùng địa phương.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, từng bước nâng cấp, mở mới, hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: 03 tuyến đường bộ cao tốc (Bắc - Nam phía Đông, Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu); 05 tuyến quốc lộ (QL.1A, QL.61, QL.Nam Sông Hậu, QL.Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL.61B); 02 tuyến đường thủy quốc gia (qua kênh Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp); cảng than Châu Thành phục vụ các nhà máy nhiệt điện;
- Chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí hợp lý nguồn lực trong từng giai đoạn theo quy hoạch để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông do tỉnh Hậu Giang quản lý (bao gồm: Đường bộ, đường thủy, bến xe, bến tàu, cảng sông). Kết nối hệ thống giao thông địa phương và giao thông quốc gia tạo thành các hành lang kinh tế, các không gian phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, lưu thông thuận lợi với bên ngoài;
- Hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị theo quy hoạch, bao gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các thị trấn trong Tỉnh; Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn để tạo điều kiện phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế - xã hội và điều tiết mật độ giao thông.
b) Hệ thống thủy lợi:
Phát triển hệ thống thủy lợi, kết hợp phục vụ đa ngành, khai thác tổng hợp và đáp ứng tốt yêu cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm nguồn nước tưới tiêu ổn định cho khoảng 77.200 ha đất lúa nước, 32.300 ha đất trồng cây lâu năm và 5.000 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hoàn thiện Dự án kiểm soát lũ (tiểu vùng ven sông Hậu, tiểu vùng Ô Môn - Xà No, tiểu vùng Cần Thơ - Long Mỹ).
c) Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước và xử lý nước thải:
- Đến năm 2020 phấn đấu hoàn thành xây dựng Trung tâm Điện lực sông Hậu (Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu I tổ máy 1 và 2 với tổng công suất 2x600MW). Từ nay đến 2020, Hậu Giang tập trung vào cải tạo, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện, bảo đảm cấp điện ổn định với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phấn đấu tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
- Từng bước đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư nông thôn, đảm bảo đủ yêu cầu nước sinh hoạt của nhân dân. Phấn đấu tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt 93% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là tại khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp.
d) Thông tin truyền thông
- Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông có công nghệ hiện đại, an toàn, tin cậy và phủ rộng khắp địa bàn với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai;
- Phấn đấu đến năm 2015 thông tin truyền thông quốc gia được nối đến tất cả các huyện và trên 80% số xã bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác. Đến năm 2020 điện thoại cố định/100 dân đạt 96,6%; Số thiết bị internet tăng bình quân 9% cho giai đoạn 2011 - 2015 và 12,8% giai đoạn 2016 - 2020.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
Phát triển hài hòa giữa thành thị với nông thôn; từng bước thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng trong Tỉnh.
1. Phát triển không gian đô thị và nông thôn
- Phát triển mạng lưới đô thị: Xây dựng thành phố Vị Thanh là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Hậu Giang, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau. Xây dựng thị xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ thành trung tâm thương mại dịch vụ và giao lưu kinh tế của tỉnh. Phát triển mạng lưới các đô thị vệ tinh: thị trấn Ngã Sáu, Một Ngàn, Mái Dầm, Cái Tắc, Rạch Gòi, Bảy Ngàn, Cây Dương, Kinh Cùng, Nàng Mau, Búng Tàu, Trà Lồng. Phát triển các trung tâm xã Phương Bình, Xà Phiên, Long Bình, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Viễn;
- Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Hậu Giang có 01 thành phố (đô thị loại II), 01 thị xã (đô thị loại III), 05 thị trấn (đô thị loại IV) và 11 đô thị loại V , với dân số đô thị khoảng 385 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 32% vào năm 2015 và 44% vào năm 2020;
- Phát triển ổn định dân cư nông thôn: sắp xếp, phân bố ổn định lại dân cư trên địa bàn; từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm cụm xã, điểm dân cư tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới.
2. Phát triển các vùng kinh tế
- Vùng I (Vùng ven sông Hậu): Bao gồm toàn bộ thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và một phần huyện Phụng Hiệp. Vùng có lợi thế phát triển dọc Quốc lộ 1A và ven sông Hậu, có vị trí giao lưu rất thuận lợi, phát triển rau quả, cây ăn trái phục vụ đô thị và các khu công nghiệp. Hình thành các khu cụm công nghiệp tập trung: KCN Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A); CCN Phú Hữu, CCN Đông Phú (huyện Châu Thành),... Đang phát triển các loại hình công nghiệp quy mô lớn như: công nghiệp tàu thủy, xi măng, giấy, nhiệt điện, chế biến thủy sản,...Đây là vùng có công nghiệp phát triển mạnh của tỉnh.
- Vùng II (Vùng Trung tâm): Bao gồm thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và phần Đông Nam của huyện Phụng Hiệp. Đây là vùng có quy mô lớn nhất, có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Thành phố Vị Thanh là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh. Vùng phát triển toàn diện các mặt hàng nông thủy sản chất lượng cao; đóng góp lớn vào xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nguyên liệu phục vụ chế biến. Phát triển mạnh công nghiệp, bao gồm các ngành xây xát, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt da, may xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, đồ mộc,...
- Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số: Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao dân trí và thu nhập của dân cư; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống ở vùng khó khăn với các khu vực phát triển của Tỉnh. Tổ chức, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã được ban hành đối với vùng khó khăn; kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư phát triển kinh tế khu vực này.
- Phát triển các hành lang kinh tế dọc theo: Kênh Xà No, Quốc lộ 61, Đường Tỉnh 931, kênh Nàng Mau, kênh Cái Côn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 1A, Quốc lộ Nam sông Hậu, hướng Vị Thanh - Giồng Riềng, hướng Bốn Tổng - Một Ngàn.
(Phụ lục kèm theo)
1. Huy động các nguồn vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 233 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 là 60 nghìn tỷ đồng và khoảng 173 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tỉnh cần có giải pháp để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020, từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. Tổ chức điều tra các nguồn vốn có khả năng huy động trong dân của tỉnh để có kế hoạch huy động kịp thời. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh;
- Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường để huy động vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực này;
- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản. Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vùng nông thôn trong tỉnh. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, xây dựng hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp tập trung;
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Phát huy dân chủ cơ sở để người dân tham gia thực hiện giám sát hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;
- Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư.
- Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định) để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các công trình phúc lợi khác...
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường các hoạt động đào tạo trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động;
- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, lưu động, truyền nghề,..), trong đó tập trung vào các ngành nghề cần cho tỉnh (kinh tế, khoa học công nghệ, ngoại ngữ) và các ngành có lợi thế của tỉnh như: Nuôi trồng, chế biến thủy sản, du lịch, vận tải thủy, cơ khí tàu thuyền, cơ khí sửa chữa chế tạo phục vụ nông nghiệp và thủy sản... ; liên kết hợp tác đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động; đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề và hỗ trợ cho công tác giáo dục và đào tạo của địa phương.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các Tổng công ty nhà nước tích cực đổi mới công nghệ, làm chủ công nghệ của các ngành mũi nhọn và đẩy mạnh các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ; xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm góp phần giúp các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước nâng cao nhận thức và điều hành quản lý phục vụ công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
- Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa phương để tập trung giải quyết chương trình chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học;
- Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Có cơ chế vừa khuyến khích, vừa bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, công nghệ thích hợp vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ vốn và thuế để sử dụng công nghệ mới, giống mới. Đưa nhanh công nghệ thông tin vào trường học, các cơ quan quản lý Nhà nước;
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường, không ngừng nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường theo từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
4. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý nhà nước:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực: Thẩm định dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng.
1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch:
Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch.
2. Xây dựng chương trình hành động:
- Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của Quy hoạch, Tỉnh cần xây dựng chương trình hành động để thực hiện Quy hoạch;
- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện Quy hoạch có hiệu quả. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ;
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Điều chỉnh Quy hoạch được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn một cách hợp lý.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang trong việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
(Kèm theo Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020
 
 

SỐ TT
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CU ĐẦU TƯ
Thời gian thực hiện
 
1
Nâng cấp Quốc lộ 61B (ĐT.931 cũ) nối Vị Thanh - Sóc Trăng - Bạc Liêu
2011 - 2015
2
Nâng cấp Quốc lộ Quản Lộ-Phụng Hiệp (GĐ2 Cao tốc Bắc - Nam Phía Đông)
2016 - 2020
3
Nạo vét, duy tu tuyến kênh Xà No
2011 - 2015
4
Nạo vét, duy tu tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
2011 -2015
5
Đường cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc
2016 - 2020
6
Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu
2016 - 2020
7
Cảng than Châu Thành trên sông Hậu
2016 - 2020
8
Dự án kiểm soát lũ (vùng ven sông Hậu, vùng Ô Môn - Xà No, vùng Cần Thơ - Long Mỹ)
2011 - 2015
9
Đường dẫn khí điện đạm
2011 - 2015
NH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝCÁC CÔNG TRÌ
 
 
1
Dự án XD Khu nông nghiệp công nghệ cao (Long Mỹ)
2011 - 2015
2
Dự án xây dựng các vùng chuyên canh (vùng lúa chất lượng cao, vùng khóm, mía nguyên liệu, vùng cây có múi và xoài, vùng rau sạch)
2011 - 2020
3
Dự án phát triển giống (gia súc, gia cầm, cá và tôm càng xanh)
2011 - 2020
4
Dự án nuôi bán công nghiệp tiến đến nuôi công nghiệp (heo, gà, bò thịt, bò sữa, cá, dê, chim cút)
2011 - 2020
5
Dự án nuôi luân canh và xen canh tôm cá trên ruộng lúa
2011 - 2020
6
Dự án hình thành vùng nguyên liệu có mùa vụ nối tiếp phục vụ chế biến: dưa leo - khóm - chuối kết hợp cây ăn quả phục vụ nhà máy chế biên công suất 5000 tấn/năm.
2011 - 2020
 
1
KCN sông Hậu - 300ha (Phát triển CN tàu thủy và chế biến thủy sản)
2011 - 2015
2
KCN Phú Hữu A - 250ha, giai đoạn 1&2 (Sản xuất giấy và bột giấy)
 
KCN Phú Hữu A - 400ha, giai đoạn 3 (dầu khí, điện chạy than , xi măng)
 
3
KCN Tân Phú Thạnh - 150ha (chế biến thủy sản, thc ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu)
2011 - 2015
4
Cụm CN Nhơn Nghĩa - 75ha (chế biến nông sản, thực phẩm)
2011 - 2015
5
Cụm CN Vị Thanh - 75ha
2011 - 2015
6
Cụm CN Đông Phú - 75ha (chế biến TS, thức ăn gia súc, sản xuất giày)
2011 - 2015
7
Cụm CN Ngã Bảy - 75ha
2011 - 2015
8
Cụm TTCN Long Mỹ
2011 - 2015
9
Nghiên cứu hình thành KCN công nghệ cao
2016 - 2020
 
1
Dự án XD 02 Trung tâm Thương mại (cấp tỉnh) tại TP.Vị Thanh và TX. Ngã Bảy
2015 - 2020
2
Dự án XD 05 siêu thị hạng 3 tại TP.VThanh và TX.Ngã Bảy, Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A
2011 - 2020
3
Dự án xây dựng chợ đầu mối nông thủy sản (khóm tại Cái Tư, nông sản thực phẩm tại Vị Thanh, giao dịch thủy sản tại Vị Thủy, trái cây tại Tân Phú Thạnh)
2011 - 2020
4
Dự án XD hệ thống chợ đô thị và nông thôn (73 - 86 chợ)
2011 - 2020
5
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp)
2011 - 2015
6
Khu du lịch hồ Đại Hàn (Phường 4, TP.Vị Thanh)
2011 - 2015
7
Khu du lịch sinh thái Việt Úc (VThủy)
2011 - 2015
8
Khu du lịch sinh thái Tây Đô (Châu Thành A)
2011 - 2015
9
Chợ nổi Ngã Bảy (TX.Ngã Bảy)
2011 - 2015
10
Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với phát triển du lịch (khu trung tâm của khu NNCNC)
2016 - 2020
11
Khu du lịch căn cứ Tỉnh ủy (TP.Vị Thanh)
2016 - 2020
 
1
Xây dựng mới/nâng cấp các cơ quan công quyền, các công trình công ích và công cộng (quảng trường, công viên, thoát nước, thải rác ...)
2011 - 2020
2
Xây dựng 19 đô thị theo các tiêu chuẩn mới của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành (Nghi định 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009)
2011 - 2020
3
Khu dân cư Tây Sông Hậu (KDC Tây Sông Hậu MR hướng Tây Nam)
2011 - 2015
4
XD Khu đô thị công nghiệp sông Hậu
2011 - 2015
5
Khu dân cư đô thị Nguyễn Thị Minh Khai (TX.Ngã By)
2011 - 2015
6
Xây dựng 20% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 50% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2020
2011 - 2020
 
1
Nâng cấp Đường VThanh - Cần Thơ (giai đoạn 2).
2011 - 2015
2
Nâng cấp các tuyến Đ.tỉnh (ĐT.925B, ĐT.926, ĐT.927B, ĐT.927C, ĐT.928B, ĐT.930B, ĐT.930C, Đ.kênh Nàng Mau 2) đạt cấp IVĐB, mặt láng nhựa.
2011 - 2015
3
Nâng cấp toàn bộ mạng lưới Đường tỉnh qui hoạch đạt cấp IV ĐB, mặt BT nhựa
2016 - 2020
4
Xây dựng 3 cảng sông (Vị Thanh, Sông Hậu và Ngã Bảy)
2011 - 2020
5
Hệ thống đê bao Vị Thanh - Long Mỹ (giai đoạn 2)
2011 - 2015
6
Duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
2011 - 2020
7
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu (tổ máy 1 và 2) công suất 2x600MW
2011 - 2020
8
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp điện bao gồm các trạm biến áp trung và hạ thế, hệ thống đường dây tải điện
2011 - 2020
9
Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn
2011 - 2015
10
Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước, thoát nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất
2011 - 2020
11
Nhà máy xử lý nưc và hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang
2011 - 2015
12
Nhà máy xử lý nước thải KCN (Châu Thành)
2011 - 2015
13
Các dự án xây dựng mới Bưu cục trung tâm, xây mới/nâng cấp các bưu cục cho các thị trấn, tăng thêm tuyến cáp quang, nâng chỉ tiêu mật độ điện thoại và internet.
2011 - 2020
 
1
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư xây dựng trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo dân lập, tư thục ở các bậc học
2011 - 2020
2
Các dự án xây mới Trung tâm văn hóa tỉnh, Trung tâm văn hóa huyện-thị, Trung tâm văn hóa thiếu nhi, thư viện các cấp, nhà truyền thống huyện, nhà bảo tàng tỉnh, trung tâm thể thao tnh, sân vận động và các sân chuyên môn các cấp, khu hậu cứ đoàn nghệ thuật, trường trung cấp văn hóa-thể thao và du lịch, trường năng khiếu thể dục-thể thao tỉnh, đài truyền thanh, đài truyền hình, đặc biệt là các dự án xây dựng các trạm truyền thanh cấp xã phường
2011 - 2020
3
Các dự án xây mới/mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh: bệnh viện Sản-nhi, Tâm thần, Lao, Y học cổ truyền, Điều dưỡng và phục hồi chức năng, Da liễu, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện/thị, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các trung tâm/chi cục trực thuộc tuyến tỉnh; Xây mới trường Trung cấp y dược tỉnh; Đặc biệt là các dự án nâng cấp cơ sở và trang bị cho các trạm y tế xã phường; Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân
2011 - 2020
 
1
Phát triển đồng bộ các ngành học, cấp học theo hướng chuẩn hóa, kiên cố a, có qui mô, mạng lưới phù hợp, chất lượng nâng lên ngang tầm với các tnh ĐBSCL (các lĩnh vực này đã có chương trình, dự án riêng).
2011 - 2020
2
Dự án Nâng cấp Trường dạy nghề tỉnh Hậu Giang và các Trung tâm Dạy nghề ở các huyện, thị xã
2011 - 2020
Ghi chú:Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả nâng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng giai đoạn.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.1496/QD-TTg dated August 27, 2013 of the Prime Minister on approving the adjustment and supplement of the master plan on socio- economic development of Hau Giang province through 2020

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP,

At the proposal of Hau Giang province’s People’s Committee,

DECIDES:

Article 1.To approve the adjustment and supplement of the master plan on  socio-economic development of Hau Giang province through 2020. The adjusted contents constitute a component of the province’s socio- economic development master plan approved by the Prime Minister under Decision No. 105/2006/QD-TTg of May 16, 2006, covering the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The adjusted and supplemented socio-economic development master plan of Hau Giang province through 2020 must conform with the national socio-economic development strategy and the Mekong River Delta master plan; ensure synchronism and consistency with sectoral master plans. To make the fullest use of economic linkage with other provinces in the region and the support of central sectors for development of infrastructure, attraction of investment and development of human resources.

2. To effectively tap the potential and advantages of Hau Giang, step up international integration, intensify cooperation with localities nationwide; to focus on the renewal of the growth model and economic restructuring in the direction that agriculture serves as the foundation for development, industry is a breakthrough sector and services support agriculture and industry in the course of development, shifting from extensive development to reasonably extensive and intensive development in order to properly mobilize and use all resources for fast and sustainable socio-economic development and protection of the eco-environment.

3. Hau Giang province’s economic development must suit its natural characteristics, climate conditions and inherent biological features; and at the same time respect population characteristics with great attention paid to ethnic minorities, establishing a good relationship between people living in Hau Giang for a long time and people newly arriving there for participation in the province’s economic development. To step by step create the harmonious and rational development among areas in the province, gradually narrowing the living-standard gap between different strata of population, and between urban and rural areas; attaching importance to hunger elimination and poverty reduction, people’s health care, social stability and enhancement of unity among ethnic groups in the province.

4. Hau Giang will focus on development of sectors which may create breakthroughs and fast development, such as industrial parks and complexes, key urban centers and hi-tech agricultural fields. At the same time, to pay attention to the development of difficulty-hit areas with a view to ensuring the stability, promoting the strengths in all districts and towns. To concurrently create development breakthroughs via renewal of mechanisms and policies.

5. To closely combine economic development with strengthening of national defense and security; to ensure political security and social order and safety.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

The socio-economic development aims at modernity and sustainability, hunger elimination and poverty reduction; creating substantive improvements in growth quality and competitiveness of the economy; step by step building synchronous and modern infrastructure facilities; and constantly raising the people’s material and cultural lives. To concentrate on economic restructuring, taking agriculture as the foundation for industrial and service development; to select breakthrough spearheads for concentration on promoting strengths and redressing weaknesses.

2. Specific targets

a/ On economic development:

- The GDP growth rate will be around 14.7%/year in the 2011-2015 period, and 16.3%/year in the 2016-2020 period;

- The economic structure by 2015: Agriculture- forestry- fishery: 27%; industry- construction: 35%; services: 42.3%. The economic structure by 2020: Agriculture-forestry- fishery: 14%; industry- construction: 39%; services: 47%;

- The average per-capita added value (at current prices) will reach VND 36.8 million by 2015 and VND 72 million by 2020;

- The annual export turnover will averagely increase 27.2% in the 2011-2015 period and 19.8% in the 2016-2020 period. The export value will reach some USD 400 million by 2015 and USD 983 million by 2020;

- The annual local budget revenue will averagely increase 16.5% in the 2011-2015 period and 17.5% in the 2016-2020 period;

- The food output (rice and maize) will approximate 1.04 million tons by 2015 and 1.12 million tons by 2020.

b/ On social development:

- The population will stand at around 810,000 by 2015 and 871,000 by 2020; the urban population will represent about 31.7% by 2015 and 44.2% by 2020;

- The poverty rate (under current criteria) will be reduced to some 15% by 2015 and below 10% by 2020;

- About 50% of general education schools will reach the national standards by 2015 and about 80% by 2020;

- The rate of communes, wards and townships meeting the cultural standards will be 55-60% by 2015 and 65-70% by 2020; the rate of new-type rural communes will reach 20% by 2015 and 50% by 2020;

- By 2020, 100% of communes, wards and townships will reach the national standards on health and 100% of health stations will be staffed with physicians; with 7 physicians per 10,000 people by 2015 and 8 physicians per 10,000 people by 2020;

- To reduce the unemployment rate to around 4.5% by 2015 and about 3.5% by 2020. The rate of trained laborers will be 40% by 2015 and 50% by 2020;

- The rate of people having access to clean water will reach 93% by 2015 and 98% by 2020. The rate of households supplied with electricity will reach 98% by 2015 and 100% by 2020.

c/ On environmental protection:

- The forest and scattered tree coverage rate will reach over 10,7% by 2015 and 15% by 2020; to actively cope with climate change and rising sea level;

- By 2020, over 95% of daily-life solid and industrial wastes will be collected and treated; over 80% of hazardous wastes and 100% of medical wastes will be treated up to standards before being discharged into the environment; 100% of industrial parks will be built with wastewater treatment systems up to the prescribed standards; 100% of newly built production establishments will be furnished with clean technologies.

d/ On national defense and security:

- To link socio-economic development to strengthening of the national defense and security potential, maintain political stability and social order and safety in the new period;

- To further build and consolidate the all-people defense and people’s security disposition, build a firm provincial defense zone satisfying the requirements of the new situation.

III. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. For agriculture-forestry-fishery and the building of a new countryside

Agriculture, forestry and fishery play very important positions in Hau Giang’s development process. With natural advantages, the agriculture-forestry-fishery sector is considered the foundation of the province’s economic development. To develop large-scale commodity production areas, concentrating on accelerating the application of scientific and technical advances and highly mechanized production modes, aiming to create high-quality agricultural and fishery products to satisfy the demands of domestic and foreign markets. To strive for the targets that the agriculture-forestry-fishery added value will averagely increase about 5.5% annually in the 2011-2020 period, with 5.4% in the 2011-2015 period and 5.5% in the 2016-2020 period.

a/ On cultivation:

- To promote to the utmost the strengths of agricultural products, restricting the use of agricultural land for other purposes in concentrated agricultural areas with high intensive farming capability and high productivity. To stabilize the agricultural land at around 134,710 ha by 2020, including 77,200 ha under rice, 32,300 ha under perennial trees, 2,800 ha under special-use forests, 274 ha under production forests, 5,000 ha under aquaculture, and 17,136 ha of agricultural land.

- The cultivation development in the coming period must target at maintaining to the utmost the areas of high productivity and proactive irrigation on the one hand, and renewing the plant structure suitable to the natural conditions (soil, climate, ecological systems...) of areas region and the market demand on the other hand; to stabilize and flexibly use the rice land so as to ensure food security and raise the land use efficiency; to apply new scientific and technological achievements, improve plant varieties and apply bio-solutions for highest productivity. To concentrate on raising the productivity of food crops (rice and maize), vegetables, sugar cane and fruit trees.

b/ On husbandry:

To make husbandry a key production sub-sector in agriculture, applying scientific advances and bio-technology for higher productivity, quality and efficiency. To develop farm- and household-based cattle and poultry raising in combination with epidemic control and prevention. By 2020, the cattle herd will reach 6,400 heads, pig herd will reach about 296,000 heads and the poultry flock will stand at about 15 million.

c/ On forestry:

To maintain the special-use forest land at around 2,800 ha by 2020. The production forest area is expected to reach 274 ha by 2020.

By 2020, forests are expected to be planted on 242 ha (mainly cajuput forests), 605 ha of planted forests will be tendered and 2,366 ha of planted forests will be protected and improved; to plant scattered trees on bare land areas, along roads, on field boundaries and along canals... of about 1,016 ha.

To raise the forest and scattered tree coverage to 10.7% by 2015 and 15% by 2020.

d/ On fishery:

To develop aquaculture, mainly large-scale concentrated farming (catfish) and household-based farming (fish ponds). To strive for the targets that by 2020, the total water surface area used for aquaculture will be around 10,000 ha (including about 5,000 ha of concentrated aquaculture, with a total output of about 100,000 tons).

To step up scientific and technological research, select and receive modern foreign technologies to create breakthroughs for fast and efficient development in breed production and post-harvest preservation of fishery materials. To attach importance to improving farming techniques and production technologies. To build and reform farming fields with proper techniques suitable to various aquaculture models and methods, gradually shifting from extensive farming in combination with rice cultivation to semi-intensive and intensive farming.

dd/ On rural development:

To step by step build the new, civilized and modern countryside in conformity with the sets of national criteria for a new countryside; to ensure that rural population have good access to social services and public welfares. To develop various forms of rural economy after new models suitable to the current period of national development. To strive for the rate of a new-type communes of 20% by 2015 and 50% by 2020.

2. Industry and construction

a/ From now to 2020, industry will play the role as a breakthrough sector in the course of provincial development. To develop industry, cottage industry and handicrafts for the attainment of the target of growth and economic restructuring toward industrialization and modernization. To strive for the average added value growth rate of 17% in the 2011-2015 period and 19.7% in the 2016-2020 period. The industry-cottage industry-handicraft sector will strive to represent 27.3% of the GDP by 2020, creating jobs for 20.5% of the workforce.

Concretely:

- To make full use of investment capital in the province and attract investment capital from the central government, foreign countries and other localities for vigorous development of agricultural and aquatic product processing industry;

- To invest in, upgrade and develop existing industrial establishments with a view to raising the quality and competitiveness of industrial products to meet the demands of domestic and foreign markets;

- To develop the consumer goods industry with export capability and competitive edges;

- To bring into play major works already invested in the province (shipbuilding, paper, cement, electricity...), thereby to make full use of these works and invest in supporting facilities.

b/ To attach importance to raising the construction capability, scale and quality; to concentrate on local key works; to continue with urban renovation toward civilization and modernization, meeting the requirements of each development period. To strive for the construction sector’s average added value growth rate of 18.6% in the 2011-2015 period and 12% in the 2016-2020 period.

- To speed up the construction of works, preventing prolonged construction, so as to raise the construction productivity and efficiency in capital construction;

- To concentrate on building infrastructures of industrial parks and complexes, industrial works, roads and systems of bridges, important irrigation systems, education and training establishments, hospitals ,department stores, big hotels, tourist resorts, cultural houses and high-grade condominiums,...

3. Services

To develop services with great contributions to the economy such as trade, tourist, financial, banking, post and telecommunications services. To strive for the average annual growth rate of 18.59% in the whole 2011-2020 period.

Concretely:

- To diversify services and raise service quality; to quickly increase goods circulation, particularly the goods circulation network from urban to rural areas; to expand the rural market, creating the close association between localities. To strive to build 2 provincial trade centers in Vi Thanh city and Nga Bay town, 5 grade-3 department stores in Vi Thanh city, Nga Bay town and Long My, Chau Thanh and Chau Thanh A districts, and 86 markets of different sorts by 2020;

- To develop traditional services; to raise the quality of transport, post and telecommunications and information services; to quickly develop new services, financial and banking services, meeting the requirements of each development period; to expand services of production and daily life of people;

- To embellish and develop tourist sites and formulate investment projects as planned;

- To intensify services with the Mekong River delta provinces, Ho Chi Minh city and southeastern provinces; to develop foreign markets for export of agricultural commodities, import of supplies and technological equipment and commodities for production and daily-life activities.

4. Development of social sectors

a/ Population, labor and employment:

- To properly implement family planning and reproductive health care, striving for the average population growth rate of 1.2% in the 2011-2015 period and 1.5% in the 2016-2020 period; to strive for an average increase of 2.8% in the total workforce in the 2011-2015 period and 1.7% in the 2016-2020 period;

- To develop the vocational training system, meeting the demands of the labor market toward modernization, standardization, socialization and regional and international integration; to quantitatively and qualitatively develop vocational training at three degrees. To strongly develop forms of vocational training for rural labor and labor restructuring, meeting the requirements of agricultural modernization and building of a new countryside;

- To apply diverse and flexible modes of vocational training to job teaching for rural labor and social policy beneficiaries (poor people, laborers whose cultivation land is recovered, demobilized army men, ethnic minority people,...) through the incorporation of national target programs into the local budget and enterprises’ support, linking vocational training with job creation and labor market; the alignment between vocational training establishments and enterprises in the locality; to open vocational training courses at enterprises; to develop training for designated addresses; mobile training; vocational training under orders.... To strive for the targets that the rate of trained laborers will reach 40% by 2015 and 50% by 2020; the unemployment rate will decrease to about 4.5% by 2015 and about 3.5% by 2020.

b/ On public health and people’s health care:

- To develop public health and community health care toward prevention, activeness and initiative; to strive that every person can enjoy primary health care services and have conditions to access and use quality health services; to reduce the morbidity rate, raise the physical strength and prolong the life span;

- To step up the socialization, increase investment in physical bases, medical equipment and health workers from the provincial to grassroots levels. To strive for the targets that by 2020, 100% of health establishments will reach the national standards on health, with 8 physicians per 10,000 people and 27 hospital beds per 10,000 people.

c/ Education and training:

- To develop education and training for comprehensive development of people and higher intellectual levels; to foster talents; to develop high-quality human resources; and to build a learning society;

- To inherit and promote the achievements of the system of educational and training establishments in a practical and efficient manner. To better implement the national target programs on education;

- To step up the socialization of education and training with a view to mobilizing every resource for educational development; to diversify investment funding sources, investment forms and incorporate funding sources in an efficient manner;

- To strive for the targets that all districts, towns and provincial cities will reach the national standards on preschool universalization for under-five children by 2015; about 50% of general education schools will reach the national standards by 2015 and about 80% by 2020; for the rates of 150 university students per 10,000 people by 2015 and 200 university students per 10,000 people by 2020.

d/ On development of culture, physical training and sports:

- To promote the cultural identities of all ethnic minorities in Hau Giang province; at the same time, to heighten the provincial population’s cultural entertainment, making culture a motive force for economic development;

- To raise the effectiveness of the state management of culture, information, physical training and sports. To step up public information activities, promptly disseminate the Party’s line and policies as well as the State’s laws to people of all strata;

- To qualitatively and efficiently step up the “All people unite in building a cultural life” movement. To further establish and consolidate grassroots cultural and information institutions. To strive for about 55- 60% of communes, wards and townships meeting the cultural standards by 2015 and 65-70% by 2020.

5. On national defense and security

- To closely combine socio-economic development with maintenance and strengthening of national defense and security in the course of planning in all sectors and fields, to firmly safeguard national independence, sovereignty, unity and territorial integrity;

- To thoroughly study and implement the Party’s and State’s national defense and security policies. The provincial Military Command will coordinate with the provincial Departments of Education and Training; and Labor- War Invalids and Social Affairs and the provincial Political School in directing the good implementation of national defense-security education for pupils, students and trainees in the system of educational institutions in the province;

- To build strong local armed forces and military agencies; to bring into good play the advisory role of the military commands in offices and organizations and full-time or part-time defense officers. To well effect the registration and management of citizens of eligible age groups for enlisting in the army, for participation in the militia and self-defense forces, striving to attain the rate of 100% of enlisted citizens from now till 2020, and building an armed force representing about 1,5-2% of the provincial population.

- To enhance the effect of the state management of national defense; to ensure budget allocation for national defense and security activities.

6. On infrastructure development

a/ Transport:

- To strive to complete and upgrade by 2020 the transport system to be synchronous, incrementally modernized, inter-connected and uninterrupted with sizes suitable to each area and each locality.

- To coordinate with the Ministry of Transport in incrementally upgrading, developing and completing the system of national highways running through Hau Giang province, which have been already approved by competent authorities, including 3 expressways (eastern North-South road; Soc Trang- Can Tho- Chau Doc road; Ha Tien- Rach Gia- Bac Lieu road); 5 national highways (Highway 1A, Highway 61, southern Hau river highway, Quan Lo- Phung Hiep highway, Highway 61B); 2 national waterways (running through Xa No and Quan Lo- Phung Hiep canals); and Chau Thanh coal port to serve thermo-power plants;

- To take the initiative in formulating plans and rationally arranging resources in each planning period for construction and completion of the locally managed transport system (including roads, waterways, car terminals, wharves and river ports). To connect local transport systems with national ones, creating economic corridors, space for urban, industrial and tourist development and convenient outbound communications;

- To complete the planned urban traffic system, comprising Vi Thanh city, Nga Bay town and townships in the province; to develop and upgrade rural transport networks to facilitate the population redistribution, socio-economic development and traffic density regulation.

b/ Irrigation system:

To develop the irrigation system for multiple-use and integrated exploitation purposes, properly implement crop and livestock restructuring and agricultural restructuring. To strive by 2020 to ensure stable water sources for irrigation of 77,200 ha under wet rice, 32,300 ha under perennial trees and 5,000 ha under aquaculture. To complete the flood control projects (Hau river sub-region, O Mon-Xa No sub-region and Can Tho-Long My sub-region).

c/ Power-supply, water supply and drainage and wastewater treatment systems:

- By 2020, strive to complete the construction of the Hau river electricity center (Hau river thermo-power plant No. I, turbine units 1 and 2 with a total capacity of 2 x 600 MW). From now to 2020, Hau Giang will concentrate on renovation, upgrading and incremental modernization of the entire electricity transmission and distribution systems, ensuring stable electricity supply with high quality, meeting the local socio-economic development requirements. To strive for the rate of 98% of households being supplied with electricity by 2015 and 100% by 2020.

- To step by step invest in synchronous upgrading of water supply systems for urban centers, rural residential quarters, satisfying people’s demands for clean water. The rate of people accessible to clean water will reach 93% by 2015 and 98% by 2020.

- To build synchronous rainwater drainage and wastewater collection and treatment systems, especially in urban centers, industrial parks and complexes.

d/ Information and communications:

- To build and develop information and communications infrastructure with modern, safe and reliable technologies, covering all localities with great volume, high speed and quality, well satisfying the information and communications needs, positively contributing to socio-economic development, national defense and security maintenance, rescue and salvage and natural disaster mitigation;

- To strive for the target that by 2015, the national information and communications systems will be connected to all districts and over 80% of communes through optical cables and other broadband transmission methods.

By 2020, the rate of fixed telephone per 100 people will reach 96.6%; internet devices will averagely increase 9% for the 2011-2015 period and 12.8% for the 2016- 2020 period.

IV. ORIENTATION FOR ORGANIZATION OF DEVELOPMENT SPACE

To ensure harmonious development between urban and rural areas; to incrementally narrow the development gap between areas in the province.

1. Development of urban and rural space

- To develop the urban-center network: To build Vi Thanh city into a political, economic, socio-cultural, national defense and security center of Hau Giang province, and concurrently an economic exchange center of the western Hau river sub-region and northern Ca Mau peninsula sub-region. To build Nga Bay town, Long My district, into a trade, service and economic exchange center of the province. To develop a network of satellite urban centers in Nga Sau, Mot Ngan, Mai Dam, Cai Tac, Rach Goi, Bay Ngan, Cay Duong, Kinh Cung, Nang Mau, Bung Tau and Tra Long townships. To develop the commune centers of Phuong Binh, Xa Phien, Long Binh, Vinh Thuan Tay and Vinh Vien;

- To strive for the targets that by 2020 Hau Giang province will have 1 city (grade- II urban center), 1 town (grade-III urban center), 5 townships (grade-IV urban centers) and 11 grade-V urban centers, with the urban population of around 385,000 people; and that the urbanization rate will approximate 32% by 2015 and 44% by 2020.

- To stably develop the rural population: To redistribute population in the locality; to step by step invest in, and build infrastructure for, centers of commune clusters and concentrated residential areas in association with the master plan on building a new countryside.

2. To develop economic areas

- Area I (Hau riverside area): It embraces the entire Nga Bay town, Chau Thanh and Chau Thanh A districts and part of Phung Hiep district. It is endowed with advantages for development along Highway 1A and Hau river, with a position favorable for economic exchange, vegetable and fruit tree development for urban centers and industrial parks. To form Tan Phu Thanh industrial park (Chau Thanh A district), Phu Huu and Dong Phu industrial complexes ( Chau Thanh district),... Large-scale industries like shipbuilding, cement, paper, thermo-electricity, aquatic product-processing... are being developed. This area is characterized with strong industrial development.

- Area II (central area): It covers Vi Thanh city, Long My and Vi Thuy districts and southeastern part of Phung Hiep district. This is the largest area with great contributions to the development of the province. Vi Thanh city serves as a socio-political and economic hub of the province. The area is characterized by comprehensive development of high-quality agricultural and aquatic products, greatly contributing to rice and aquatic product export and the production of raw materials for processing industry. To strongly develop industries, including rice husking, food processing, building materials, mechanical engineering, textile and leather, export garments, fine-art handicrafts, wood furniture,....

- Deep-lying, remote and ethnic minority area: To further invest in the development of socio-economic infrastructure; to raise the intellectual levels and income of people; to incrementally narrow the living-standard gap between the disadvantaged areas and developed areas in the province. To properly implement the promulgated regimes and policies toward difficulty-hit areas; to appeal organizations, individuals and enterprises of all economic sectors to invest in the economic development of this area.

- To develop economic corridors along Xa No canal, Highway 61, provincial road 931, Nang Mau, Cai Con and Quan Lo-Phung Hiep canals, Highway 1A, southern Hau river highway, in the Vi Thanh- Giong Rieng and Bon Tong-Mot Ngan directions.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY

(See attached appendix).

VI. A NUMBER OF SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING THE MASTER PLAN

1. Mobilization of investment capital sources

The investment capital for the 2011- 2020 period is estimated at around VND 233,000 billion (at actual prices), including VND 60,000 billion for the 2011-2015 period and around VND 173,000 billion for the 2016-2020 period. In addition to investment from the state budget, the province needs to work out solutions to mobilize to the utmost domestic and foreign resources for development investment, such as:

- To draw up and issue a list of programs and projects calling for investment in production and business development in Hau Giang province through 2020, from all economic sectors at home and abroad. To investigate capital sources among local population for timely mobilization plans; thereby, to step up advertisement and investment promotion so as to well attract enterprises and investors into the province;

- To improve the investment, production and business environment, particularly reforming investment procedures; to create infrastructure conditions for investment projects; to promulgate attractive and transparent investment incentive policies in accordance with law;

- To step up the socialization of investment, particularly in education and training, health, culture, sports, radio and television, science and technology and environmental protection, in order to raise capital from all economic sectors;

- To expand the investment forms of BOT, BT, BTO, PPP..., and facilitate the development of capital markets; to develop forms of investment joint venture, association, capital contribution of property. To set up and operate the investment fund for infrastructure construction, particularly for rural areas in the province. To rationally use the land fund for creation of capital for construction of urban, industrial-park and complex infrastructure;

- To use investment capital for proper purposes of projects through bidding, reducing waste or loss, particularly in construction. To efficiently incorporate programs and projects being underway in the province so as to raise the use efficiency of investment capital. To promote grassroots democracy for people to participate in the effective supervision of investment capital sources from the state budget;

- To qualitatively improve and renew financial and banking activities in the province. To work out appropriate mechanisms for the expansion of the form of self-supplementation of capital of enterprises and the attraction of idle capital sources among the population and foreign investment capital. To encourage domestic and foreign banks and credit institutions to open branches or representative offices in the province. To simplify the licensing procedures with a view to improving the investment capital environment.

- To intensify the mobilization of obligatory labor of various forms (as prescribed by law) for the construction of rural infrastructure, particularly transport, irrigation, healthcare, educational works and other welfare facilities.

2. Human resource training and development

- Human resource development is both the objective and the motive of socio-economic development of the province. To step up technical and professional training for laborers, quickly increasing the rate of trained labor to satisfy the requirements of development of new production and business lines and acceleration of labor export;

- To expand various forms of vocational training (regular, in-service, short term, long term, mobile, job skill impartation,...), focusing on trades and crafts required by the province (economics, science and technology and foreign languages) and sectors with provincial advantages such as aquaculture, aquatic product processing, tourism, waterway transportation, shipbuilding engineering, manufacture engineering for agriculture and fishery...; to effect the training cooperation between training institutions and employing enterprises; at the same time, to encourage big enterprises in the province to participate in job teaching and support local education and training activities.

3. Scientific and technological solutions and environmental protection

To encourage and support enterprises of all economic sectors, particularly state corporations, to actively renew technologies, master technologies of the spearhead sectors and boost hi-tech products; to further support provincial organizations and enterprises in increasing investment and renewing technologies; to establish and develop intellectual property; to apply advanced quality control systems, aiming to assist state agencies and administrative units in heightening their awareness and administration to serve administrative reform; to step up the energy standardization and conservation in conformity with the province’s international economic integration process.

- To enhance scientific and technological cooperation with domestic and foreign organizations and individuals, selecting advanced and appropriate technologies for local application so as to concentrate on the implementation of the program on transfer of new technologies and new products in the agriculture and fishery sector and agricultural and aquatic products and food processing industry;

- To formulate incentives for scientific and technological development, thus contributing to boosting economic growth, social development and protection of natural resources, ecological environment and bio-diversity;

- To apply the mechanism of association between state management agencies and science and technology organizations and enterprises throughout the process from identification of research tasks to implementation, assessment and introduction of research results into practical application. To work out mechanisms to encourage, on the one hand, and to compel, on the other hand, enterprises to invest in technical modification and application of new and appropriate technologies to production. To formulate policies on capital and tax support for the use of new technologies and new varieties. To quickly introduce information technology into schools and state management agencies;

- To disseminate legal documents on environment, constantly raise the public awareness about environmental protection; to work out solutions to environmental protection for each sector and field of the economy.

4. Solutions for higher state management capacity

To further step up the administrative reform while intensifying the application of information technology to administrative management and the reform of administrative procedures in all fields: To appraise investment projects, business registration, grant of construction permits, land use rights and house ownership certificates, household registration and notarization.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN

1. Organization of the promulgation and popularization of the master plan

To organize the promulgation and popularization of the province’s socio-economic development master plan through 2020 to all Party committees, administrations, sectors, mass organizations, enterprises and people in the province, which, based on the contents and objectives of the master plan, will formulate specific action programs for incremental attainment of the master plan’s objectives.

2. Formulation of action programs

- After the master plan is approved by the Prime Minister, based on its contents and objectives, the province should formulate action programs for implementation of the master plan;

- To concretize the master plan’s objectives in five-year and annual plans for efficient implementation of the master plan. To annually assess the implementation, review and propose according to competence adjustments and supplements to the master plan in line with the province’s socio-economic development situation in each period;

- Administrations at all levels, sectors, socio-political organizations and people shall inspect and oversee the implementation of the master plan.

Article 2.The adjusted and supplemented socio-economic development master plan of Hau Giang province through 2020 serves as a basis for the formulation, approval and implementation of sectoral master plans (construction master plan, land use master plan and plans and other relevant master plans), and investment projects in Hau Giang province.

Article 3.The Hau Giang province’s People’s Committee shall base itself on the objectives, tasks and orientations of the province’s socio-economic development in the approved adjusted master plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, directing the formulation, submission for approval and implementation of the following contents:

1. District-level socio-economic development master plans; construction master plan; land use master plan and plans; and sectoral development master plans in order to ensure the comprehensive and synchronous socio-economic and national defense-security development.

2. The formulation of long-term, medium-term and short-term plans, key socio-economic development programs and specific projects for concentrated investment and rational capital allocation.

3. The formulation, promulgation or submission to competent agencies for promulgation (for matters beyond its competence) of a number of mechanisms and policies in line with the development requirements of the province in each period, aiming to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.

Article 4.Related ministries and sectors, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, shall:

1. Guide and assist Hau Giang province’s People’s Committee in implementing the master plan; formulate and promulgate or submit to competent authorities for promulgation of mechanisms and policies meeting the socio-economic development requirements of the province in each period, aiming to efficiently use all resources; encourage and attract investment in line with the socio-economic development objectives and tasks of the province stated in the master plan.

2. Coordinate with Hau Giang province’s People’s Committee in adjusting and supplementing sectoral master plans, ensuring consistency with the master plan; consider and support the province in mobilizing domestic and foreign investment capital sources for implementation of the master plan.

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of Hau Giang province’s People’s Committee, ministers, heads of ministerial-level agencies, and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

LIST

OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY OF HAU GIANG PROVINCE THROUGH 2020

(Attached to the Prime Minister’s Decision 1496/QD-TTg of August 27, 2013)

Ordinal number

Projects prioritized for investment study

Implementation time

A

CENTRALLY MANAGED PROJECTS

 

1

Upgrading of Highway 61B (former provincial road 931), linking Vi Thanh with Soc Trang and Bac Lieu

2011-2015

2

Upgrading of Quan Lo-Phung Hiep highway (second phase of the North-South eastern expressway

2016-2020

3

Dredging and renovation of Xa No canal

2011-2015

4

Dredging and renovation of Quan Lo- Phung Hiep canal

2011-2015

5

Soc Trang-Can Tho-Chau Doc expressway

2016-2020

6

Ha Tien-Rach Gia-Bac Lieu expressway

2016-2020

7

Chau Thanh coal port on Hau river

2016-2020

8

Flood control project (areas along Hau river, O Mon- Xa No area, Can Tho- Long My area)

2011-2015

9

Gas and power pipelines for nitrogenous fertilizer plants

2011-2015

B

LOCALLY MANAGED PROJECTS

 

I

Agricultural modernization

 

1

Project on construction of hi-tech agricultural park (Long My)

2011-2015

2

Project on construction of specialized farming zones (high-quality rice zone, raw material sugar cane zone, citrus and mangrove zone and clean vegetable zone)

2011-2-20

3

Project on breed development (for cattle, poultry, fish and blue-legged prawns)

2011-2020

4

Project on semi-industrial, then industrial farming (pig, chicken, beef cow, milk cow, fish, goat and quail)

2011-2020

5

Project on alternate farming and inter-farming of shrimps and fish on rice fields

2011-2020

6

Project on formation of inter-seasonal raw material zone for cucumber-pineapple-banana processing in combination with fruit trees for the processing plant of 5,000 tons a year

2011-2020

II

Industrialization

 

1

Hau river industrial park-300 ha (shipbuilding and aquatic product processing)

2011-2015

2

Phu Huu A industrial park-250 ha, stages 1 and 2 (paper and pulp production)

Phu Huu A industrial park-400 ha, stage 3 (petroleum, coal-fired electricity generation, cement production)

 

3

Tan Phu Thanh industrial park-150 ha (aquatic product processing, animal feed, fish sauce, high-grade wood furniture, prefabricated concrete, mechanical engineering, shoe production and petroleum depots)

2011-2015

4

Nhon Nghia industrial complex-75 ha (agricultural product and food processing)

2011-2015

5

Vi Thanh industrial complex-75 ha

2011-2015

6

Dong Phu industrial complex-75 ha (aquatic product processing, animal feed and shoe production)

2011-2015

7

Nga Bay industrial complex-75 ha

2011-2015

8

Long My cottage industry-handicraft complex

2011-2015

9

Formation of a hi-tech industrial park

2016-2020

III

Trade-tourism

 

1

Project on construction of 2 (provincial-level) trade centers in Vi Thanh city and Nga Bay town

2015-2020

2

Project on construction of 5 grade-3 department stores in Vi Thanh city and Nga Bay town, Long My, Chau Thanh and Chau Thanh A

2011-2020

3

Project on construction of agricultural and aquatic product wholesale markets (pineapple in Cai Tu, agricultural products and food in Vi Thanh, aquatic products in Vi Thuy, fruits in Tan Phu Thanh)

2011-2020

4

Project on construction of urban and rural marketplaces (73-86 marketplaces)

2011-2020

5

Lung Ngoc Hoang nature reserve (Phung Hiep)

2011-2015

6

Dai Han lake tourist resort (Ward 4, Vi Thanh city)

2011-2015

7

Vietnam-Australia eco-tourism resort (Vi Thuy)

2011-2015

8

Tay Do eco-tourism resort (Chau Thanh A)

2011-2015

9

Nga Bay floating market (Nga Bay town)

2011-2015

10

Project on hi-tech agriculture-cum tourist development (central area of the hi-tech agricultural park)

2016-2020

11

Provincial Party Committee resistance base tourist site (Vi Thanh city)

2016-2020

IV

Urbanization and new countryside building

 

1

Building/upgrading of public offices, public facilities and works (squares, parks, water drainage, garbage,...)

2011-2020

2

Construction of 19 urban centers under new standards promulgated by the Prime Minister (Decree No. 42/2009/ND-CP of May 7, 2009)

2011-2020

3

Western Hau river residential quarter (expanded to southwest)

2011-2015

4

Construction of Hau river industrial town

2011-2015

5

Nguyen Thi Minh Khai urban residential quarter (Nga Bay town)

2011-2015

6

Building 20% of communes up to new-countryside standards by 2015 and 50% by 2020

2011-2020

V

Economic infrastructure

 

1

Upgrading of Vi Thanh-Can Tho road (stage 2)

2011-2015

2

Upgrading of the provincial roads (925B, 926, 927B, 927C, 928B, 930B, 930C, Nang Mau 2 canal road) up to grade- IV delta roads with asphalt surface

2011-2015

3

Upgrading of all provincial roads up to grade-VI delta roads with asphalt surface

2016-2020

4

Building of 3 river ports (Vi Thanh, Hau river and Nga Bay)

2011-2020

5

Vi Thanh- Long My dike system (stage 2)

2011-2015

6

Maintenance of irrigation works in the province

2011-2020

7

Hau river thermo power plant (turbine units 1 and 2), capacity 2 x 600 MW

2011-2020

8

Renovation, upgrading and building of the electricity supply system, including medium- and low- voltage transformer stations and transmission lines

2011-2020

9

Lot B-O Mon gas pipeline

2011-2015

10

Building water plants, water supply and drainage systems to serve daily life and production

2011-2020

11

Water treatment plant and freshwater reservoir of Hau Giang province

2011-2015

12

Industrial park (Chau Thanh) wastewater treatment plant

2011-2015

13

Projects on construction of a new central post office, construction/upgrading of township post offices, increasing optical cable lines, and raising the telephone and internet density

2011-2020

VI

Social infrastructure

 

1

Construction of infrastructure for education and training establishments; construction of public and private schools, and education and training institutions at all levels

2011-2020

2

Projects on construction of provincial, district and children’s cultural centers, libraries at all levels, district tradition halls, provincial museum, provincial sports center, stadium and specialized training grounds at all levels, art-troupe facilities, culture-sports-tourism intermediate school, provincial school for sports gifted students, radio station, television station, especially projects on construction of commune-level public-addressing stations

2011-2020

3

Projects on construction/expansion of provincial general hospital and specialized hospitals:

Obstetric-pediatric, mental, tuberculosis, traditional medicine, convalescence-functional rehabilitation and dermatological hospitals and district-level specialized hospitals, the provincial preventive medicine center and its attached centers and sections; construction of the provincial medical and pharmaceutical intermediate school; especially projects on upgrading of commune-level health stations with new equipment; establishment of people-founded and private hospitals

2011-2020

VII

Human resource development

 

1

Synchronous development of training disciplines and educational levels toward standardization, solidification, suitable scale and networks and quality on par with that of the Mekong River delta provinces (with separate programs and projects for these fields)

2011-2020

2

Project on upgrading of Hau Giang province’s vocational training school and vocational training centers in districts and towns

2011-2020

Note:The locations, scales, land use areas, total investment amounts and investment capital sources of the above-said works and projects will be calculated, selected and specified in the course of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capability to balance and mobilize investment capital in each period.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1496/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe