Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung giai đoạn từ nay đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg

Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung giai đoạn từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1018/1997/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/11/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1018/1997/QĐ-TTG NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các dự án đầu tư tại Công văn số 6854/HĐTĐ ngày 28 tháng 10 năm 1997,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) thời kỳ từ nay đến năm 2010 với những nội dung sau:

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

 

1. Về kinh tế:

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 406 USD vào năm 2000; và đạt 1.337 USD vào năm 2010.

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,5% từ nay đến năm 2000 và đạt 15% giai đoạn 2001 - 2010.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 25% đến 30% trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2010.

- Tỷ lệ tích luỹ từ GDP phấn đấu đến năm 2000 đạt 10%, và đến năm 2010 đạt trên 19%.

Về xã hội:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đa dạng hoá hình thức đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ học vấn, nâng số lao động được đào tạo lên 16% vào năm 2000, và đạt 35% vào năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi giáo dục mầm non được tiếp nhận vào nhà trẻ và mẫu giáo; bảo đảm trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều được đi học;

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở và chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

- Bảo đảm tốt các nhu cầu về điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc, đáp ứng các điều kiện sống cơ bản cho nhân dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn, vùng núi cao, hải đảo và vùng bãi ngang ven biển. Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá gắn với cộng đồng, bài trừ các tệ nạn xã hội.

- Phấn đấu giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động, thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

3. Về an ninh quốc phòng:

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền đất nước thông qua sử dụng hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực.

- Giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về kết cấu hạ tầng cơ sở:

Xây dựng mới đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng cơ sở đô thị và nông thôn. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn và miền núi, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ.

Xây dựng giải hành lang ven biển gắn kết với trục quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, cảng biển, sân bay, thiết lập đầu mối giao thông từ cảng đến vùng Tây Nguyên theo các trục đường quốc lộ 14B, đường quốc lộ 24, với Lào, đông bắc Thái Lan và đông bắc Cămpuchia theo trục đường xuyên á.

Phát triển hệ thống cảng biển: Thuận An, Tiên Sa, Sông Hàn, Kỳ Hà, Sa Kỳ; từng bước xây dựng và hiện đại hoá ba cảng nước sâu: Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây.

Từng bước hiện đại hoá các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cải tạo sân bay Chu Lai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Dung Quất, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Chân Mây. Chú trọng giải quyết nước sạch cho khu vực thành thị và nông thôn.

Cải tạo và làm mới các công trình thuỷ lợi đầu nguồn một số sông để giữ nước ngọt, điều tiết, kiểm soát lũ, chống nhiễm mặn, bảo đảm tưới tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh.

Về mạng lưới điện: Đầu tư xây dựng các trạm biến thế cho các khu công nghiệp, phát triển mạng lưới điện các tỉnh và vùng kết hợp với mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời phát triển lưới điện phục vụ công nghiệp chế biến và tiêu dùng nông thôn.

Về bưu chính viễn thông: Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hoá mạng lưới thông tin viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc trong, ngoài vùng và giao lưu quốc tế. Phấn đấu đạt 3,5 máy trên 100 dân vào năm 2000; và đạt 13,4 máy trên 100 dân vào năm 2010.

Về tổ chức không gian lãnh thổ: Nâng cấp và phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn hiện có. Xây dựng các đô thị mới, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát triển thành phố Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo các hành lang phát triển; đồng thời tổ chức phát triển các điểm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và chung cả nước.

2. Về phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp:

Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp thời kỳ từ nay tới năm 2000 là 4,5%, giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên 4%.

Phát triển ngành nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh cao phù hợp với hệ sinh thái và môi trường, phòng tránh thiên tai lụt bão; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến tạo ra thế phát triển bền vững. Đặc biệt chú trọng những cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, thuốc lá... phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá: nạc hoá đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, bò thịt, phát triển gia cầm phục vụ đời sống và công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp cần gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Lâm nghiệp: Chú trọng công tác quản lý bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường, duy trì và phát triển nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn. Kết hợp chặt chẽ giữa nông lâm nghiệp với thuỷ lợi. Đẩy mạnh trồng rừng vùng đất trống, đồi núi trọc và tăng cường trồng cây phân tán, rừng phòng hộ và cây trồng ven biển. Đặc biệt chú ý rừng đầu nguồn, khu du lịch sinh thái, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Từng bước thực hiện giao đất, giao và khoán rừng.

Ngư nghiệp: Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng kết hợp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, làm muối; làm nông nghiệp và trồng rừng ven biển. Hình thành và phát triển các làng cá vừa làm dịch vụ du lịch, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống có chất lượng và giá trị cao. Đầu tư hiện đại hoá phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đánh bắt thuỷ hải sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản xa bờ, khuyến khích tạo điều kiện chế biến xuất khẩu.

Về phát triển công nghiệp:

Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở phát triển những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hoà nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các khu công nghiệp như: Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hoà Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư.

Thực hiện hướng phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành: vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công cho các khu công nghiệp lớn nhằm tạo ra sự đổi mới trong nông thôn.

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ nay tới năm 2000 đạt 18% - 20%, và giai đoạn 2001-2010 đạt 17%-18%.

4. Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ:

Phát triển thương mại và các ngành dịch vụ phải gắn chặt với quá trình phát triển chung của các ngành kinh tế của toàn vùng nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

Xây dựng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu xuất nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và đô thị mới.

Từ nay tới năm 2000 xây dựng trung tâm thương mại và hội chợ quốc tế tại thành phố Đà Nẵng. Phát triển xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ cảng.

Phát triển du lịch gắn kết với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn, bảo tàng. Kết hợp du lịch với nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc gia. Chú trọng phát triển chuỗi du lịch trọng điểm: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Luỹ và các khu vực phụ cận. Gắn kết du lịch giữa các tỉnh, thành phố nội vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các hình thức du lịch, từng bước hình thành các tuyến du lịch khu vực miền Trung. Về lâu dài nối liền với tuyến du kịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông Pha Băng (Lào) - Angkorvat (Cămpuchia).

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, phát triển tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc. Bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết tạo sức mạnh tổng hợp, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của vùng.

5. Về văn hoá, giáo dục y tế và xã hội:

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, cân đối quy mô ngành học, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2000; phổ cập phổ thông trung học vào năm 2010. Cải tạo và nâng cấp các cơ sở y tế hiện có, củng cố và phát triển mạng lưới y tế toàn vùng đủ điều kiện chữa bệnh cho đồng bào. Nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh, thực hiện đông tây y kết hợp trong chữa bệnh; thanh toán cơ bản các loại dịch bệnh, ký sinh trùng, sáu bệnh truyền nhiễm trẻ em.

Đầu tư phát triển văn hoá, truyền thông, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao đạt trình độ hiện đại đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.

Xây dựng các cụm xã miền núi, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo.

Giải quyết hữu hiệu vấn đề nước thải, chất thải rắn và khí thải để chống ô nhiễm, giữ gìn cảnh quan môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

 

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong vùng cần tổ chức thực hiện và vận dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm huy động cao nhất tiềm năng và nguồn lực từng tỉnh, của toàn vùng, trong nước và ngoài nước. Trên địa bàn từng tỉnh cần vận dụng sáng tạo các biện pháp và các bước đi thích hợp nhằm cụ thể hoá phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình và dự án cụ thể nhằm điều hành và quản lý phát triển theo định hướng đã đề ra.

Về phát triển nguồn nhân lực, tạo lập và phát triển thị trường, triển khai nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống phải được các địa phương trong vùng, các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ thông qua các chính sách và giải pháp khả thi nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi, thu hút, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.

Đầu tư tập trung để đem lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển cho một số ngành chủ lực mà vùng có thế mạnh: lọc hoá dầu, giao thông vận tải, đầu mối trung chuyển hàng hoá, du lịch và dịch vụ.

Thực hiện chính sách khuyến khích kinh tế cao đối với các khu vực kinh tế cửa khẩu nhằm tạo động lực cho toàn vùng phát triển.

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được phê duyệt, các địa phương trong vùng phải soát xét lại Quy hoạch tổng thể các chương trình, kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội để bố trí thứ tự ưu tiên hợp lý thông qua các kế hoạch hàng năm và dự án thành phần.

 

Điều 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp với Quy hoạch.

Trong quá trình thực hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban Nhân dân các địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch từng tỉnh, thành phố với Quy hoạch vùng và cả nước.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No. 1018/1997/QD-TTg
Hanoi, November 29, 1997
 
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF CENTRAL VIETNAM'S KEY ECONOMIC REGION UP TO THE YEAR 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Council for Appraisal of Investment Projects under the Ministry of Planning and Investment in Official Dispatch No.6854/HDTD of October 28, 1997.
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan for socio-economic development of Central Vietnam's key economic region, encompassing 4 provinces and cities directly under the Central Government (Da Nang City and the provinces of Thua Thien - Hue, Quang Nam and Quang Ngai) up to the year 2010 with the following contents:
I. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. Economically:
- To achieve an average per- ita GDP of 406 USD by the year 2000, and 1,337 USD by the year 2010.
- To achieve an average annual economic growth rate of 14.5% for the period from now to the year 2000 and 15 % for the 2001-2010 period.
- To attain an average annual import-export value growth rate of 25%-30% for the whole period from now to the year 2010.
- To attain an annual GDP accumulation rate of over 10% by the year 2000 and over 19% by the year 2010.
2. Socially:
- To strive to reduce the annual birth rate and raise the quality of human resources by diversifying training forms so as to raise the people's intellectual level and educational standard and raise the percentage of trained laborers to 16% by the year 2000 and 35% by the year 2010, thus meeting the national industrialization and modernization requirements.
- To raise the percentage of crech and kindergarten children who are in the pre-school education age group; to ensure that all children aged from 6 to 14 go to school.
- To develop the grassroots medical network and pay attention to people's healthcare.
- To better meet the demands for electricity, water, transport, information and communications, to ensure the basic living conditions for the people, especially those in rural areas, high mountainous regions, islands and coastal areas. To build a civilized life style and cultural families associated to the community and get rid of social evils.
- To strive to basically settle the question of employment, to well achieve the objective of hunger elimination and poverty alleviation.
- To combine the socio-economic development with the ecological and environmental protection and sustainable development.
3. On defense and security:
- To develop economy in parallel with consolidating defense and ensuring political security and firmly maintaining the national sovereignty through the rational and effective use of potentials and resources.
- To maintain the social discipline, order and safety. To carry out the two strategic tasks of national construction and defense.
II. MAJOR DEVELOPMENT TASKS:
1. On infrastructure:
To build and renovate the system of urban and rural infrastructure. To pay attention to communications networks in urban, mountainous and border areas so as to create conditions for the areas facing with difficulties and former resistance bases to develop.
To build a coastal corridor linked to Highway 1A, the trans-Vietnam railway, seaports and airports, to establish a communications and transport hub stretching from ports to Central Highland along Highway 14B and Highway 24 to Laos, Northeastern Thailand and Northeastern Cambodia along the trans-Asia axis road.
To develop the system of seaports, including Thuan An, Tien Sa, Song Han, Ky Ha and Sa Ky; to step by step build and modernize three deep-water ports: Dung Quat, Lien Chieu and Chan May.
To step by step modernize Da Nang and Phu Bai airports and renovate Chu Lai airport in service of national industrialization and modernization.
To upgrade and build the water supply and drainage systems in the following industrial parks and industrial clusters: Dung Quat, Da Nang, Thua Thien - Hue, Quang Nam and Chan May. To attach importance to the supply of clean water for urban and rural population.
To renovate and build head-waters irrigation works for the preservation of fresh water, the regulation and control of floods, the prevention of saline water infiltration and ensuring water supply and drainage in service of production and people's life.
Regarding the electricity grid: To invest in building transformer stations for industrial parks, develop provincial and regional electricity grids in combination with the national grid. To simultanously develop an electricity grid in service of processing industry and consumption in rural areas.
Regarding post and telecommunications: To perfect and modernize the telecommunications network to meet the demand for intra-regional and inter-regional communication as well as international exchange. To strive to attain the targets of 3.5 telephones for every 100 people by the year 2000 and 13.4 telephones per 100 persons by the year 2010.
Regarding the arrangement of the territorial space: To upgrade and develop the existing cities, towns and townships. To build new urban areas and attach importance to the preservation, renovation and development of Hue and Da Nang cities. To arrange the urban space along the development corridors; and at the same time organize the development of population centers in rural, deep-lying and far-flung areas and areas of ethnic minorities, thus creating conditions for an even development of the whole region and the whole country.
2. Regarding the development of agriculture, forestry and fishery:
To strive to attain an agricultural and forestrial growth rate of 4.5% from now to the year 2000 and over 4% in the 2001-2010 period.
To develop agriculture in order to create concentrated commodity producing areas by altering crops, restructuring the cultivation and husbandry, investing in intensive farming suited to the ecological system and environment and the prevention of natural calamities, floods and storms; to combine agriculture with processing industry, creating a position for sustainable development. Special attention should be paid to short-term industrial plants like sugar cane, peanut and tobacco... suited to the climate and soil conditions of the region so as to supply raw materials for processing and export.
To develop husbandry along the direction of diversification: raising pigs with higher percentage of lean meat, developing the herds of milch and beef cows, developing poultry rearing in service of people's life and food processing for export.
To combine the agricultural development with the construction of new rural areas.
On forestry: To pay attention to the management, protection, renovation and improvement of natural forests, to achieve the strategic objective of maintaining the environmental surroundings, maintaining and developing water living resources and preventing erosion. To closely combine agriculture and forestry with irrigation. To step up the afforestation on unused land and bare hills as well as the planting of scattered trees, protection forests and trees along coasts. Special attention should be paid to head-waters forests, ecological tourist areas, national forests and nature preservation areas. To step by step assign land, assign and contract forests to people.
On fishery: To coordinate marine economies with coastal economies along the direction of combining fishing, aquaculture, aquatic products processing, and salt making; coastal farming and afforestation. To establish and develop fishing villages as providers of tourist services as well as fresh food of high quality and high value. To invest in modernization of facilities, equipment and infrastructure for sea-fishing, especially off-shore fishing, encourage and create conditions for export processing.
3. Regarding industrial development:
- To form spearhead industries on the basis of developing branches with concentrated investment and advantages in natural resources, labor and market in order to attain high growth rates and quickly accelerate the process of economic restructuring of the region. To give priority to investment in the development of branches which see high efficiency in production and contribute to the promotion of export so as to create advantages for the process of regional and international integration. To invest in such industrial parks as Dung Quat, Dien Nam-Dien Ngoc, Hoa Khanh-Lien Chieu, Phu Bai, An Don, Chan May and Tinh Phong. To prepare conditions for the development of a number of other industrial locations, related mainly to such branches as processing of agricultural, forest and aquacultural products; food industry, shipbuilding industry and consumer goods industry. To invest in synchronous infrastructure in order to attract more investment ital.
To follow the direction of developing small-scale processing industry in rural areas for such branches as: production of construction materials, fine art and handicraft and subcontracted production for big industrial parks with a view to creating a new face for the countryside.
To strive to achieve an industrial growth rate of 18%-20% in the period from now to the year 2000 and 17%-18% in the 2001-2010 period.
4. Regarding the development of trade and services:
The development of trade and services must be closely linked to the common development process of economic branches of the whole region with a view to achieving the set socio-economic objectives.
To build Hue and Da Nang cities into import-export centers. To develop entrepot stations, build a number of supermarkets and trade centers in Hue, Da Nang, Quang Ngai and new urban areas.
To build, from now to the year 2000, an international trade and fair center in Da Nang city. To develop import and export, restructure trade, service and tourist branches as well as financial, banking and port services.
To develop tourism in close association with the protection and renovation of historical and cultural relics, preservation areas and museums. To combine tourism with aquaculture and planting of trees in coastal areas and national forests. To attach importance to the development of a key tourist chain, including Hue, Lang Co, Bach Ma-Canh Duong, Da Nang, Hoi An, Co Luy and vicinities. To link tourism between intra-regional provinces and cities with other regions throughout the country. To raise the quality and diversify forms of tourism, and step by step create tourist routes in Central Vietnam. For long-term plans to link them with the tourist route of Chieng Mai (Thailand) - Luong Prabang (Laos)- Ang-Kor Vat (Cambodia).
To invest in material and technical bases and infrastructure, develop tourist resources, bring into play the national traditions and preserve the national identities. To apply different forms and measures to attract investment in joint venture and cooperation so as to create a comprehensive strength, making tourism one of the region's important economic branches.
5. Regarding culture, education, public health and society:
To continue renewing and raising efficiency of education and training, to balance the sizes of disciplines, to diversify forms of training and raise the quality of human resources. To enhance material foundation for the general education system, to universalize the primary education and eliminate the illiteracy by the national standards set for the year 2000; to universalize the senior-high school education by the year 2010.
To renovate and upgrade the existing medical stations, strengthen and develop the regional medical network able of providing local population with medical treatment. To raise efficiency in disease prevention and combine traditional medicine with western medicine in medical treatment; to basically liquidate epidemics, parasites and children's six contagious diseases.
To invest in the development of culture, communications, radio and television broadcasting, physical education and sports so as to achieve the modern level and meet the requirements of production and people's life.
To build mountainous commune clusters and to step by step eliminate hunger and alleviate poverty.
To efficiently solve the matter of waste water, solid waste matters and waste gas in order to combat pollution, maintain environmental surroundings and achieve the objective of sustainable development.
III. MAIN SOLUTIONS:
Basing themselves on the master plan for socio-economic development of Central Vietnam's key economic region, the People's Committees of the provinces and cities in the region shall organize the uniform implementation and application of the system of solutions concerning the mechanism and policy so as to mobilize to the utmost the provincial/municipal, regional as well as national and overseas potentials and resources. On each provincial territory, appropriate measures and steps should be creatively applied so as to concretize the major socio-economic development orientations of the master plan into the long-, medium- and short-term plans, programs and projects for the control and management of development according to the set orientations.
The development of human resources, the creation and development of markets, and the research and application of scientific, technical and technological advances to production and life must be proposed by local authorities in the region, the relevant ministries and branches to the Government through policies and feasible solutions for achieving the socio-economic development objectives.
To renovate the mode of organization and management and conduct administrative reform in order to create favorable conditions for the attraction and encouragement of domestic and foreign investment.
To make concentrated investment for practical results; to give priority to the construction of technical infrastructure, thus creating motive force for some key branches being the region's advantages, such as: oil refinery, communications and transport, goods entrepots, tourism and services.
To implement policies of high economic incentives for border-gate economic areas so as to create motive force for development of the whole region.
On the basis of the approved master plan for socio-economic development of Central Vietnam's key economic region, the regional localities should revise the master plan as well as socio-economic development programs, plans and projects so as to arrange them in a rational order of priority through annual plans and component projects.
Article 2.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities in Central Vietnam's key economic region shall have to closely inspect and monitor the implementation of the master plan for socio-economic development of Central Vietnam's key economic region, and work out five-year and annual plans, programs and investment projects in conformity with this master plan.
In the course of implementation, the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned ministries, branches and local People's Committees in making reviews and evaluation thereof and drawing experiences for timely adjustment and supplement.
The ministries and branches at the central level shall have to coordinate with and assist the provinces and cities in Central Vietnam's key economic region in revising and organizing the implementation of the set programs and projects, thus ensuring the conformity between provincial/municipal plans and the regional as well as national master plans.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days from the date of its signing. The presidents of the People's Committees of the provinces and cities in Central Vietnam's key economic region and the relevant ministers, heads of the ministerial-level agencies, and heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1018/1997/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất