Nghị quyết 79/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2011

thuộc tính Nghị quyết 79/NQ-CP

Nghị quyết 79/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2011
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:05/05/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hạn chế nhập ôtô, hàng xa xỉ để giảm nhập siêu

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 05/05/2011 về phiên họp thường kỳ tháng 04/2011 trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn do giá trong nước tăng cao; tỷ lệ nhập siêu có xu hướng tăng; tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục gây bức xúc; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp… 
Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nhất quán điều hành giá cả theo cơ chế thị trường một cách công khai, minh bạch, có lộ trình; tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá những mặt hàng hóa thiết yếu, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá. 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến thị trường; khẩn trương hoàn tất và ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách quản lý ngoại tệ, vàng; kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại bảo đảm chấp hành đúng quy định về tiền tệ, tín dụng, an toàn hệ thống. 
Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phải rà soát, đề xuất điều chỉnh chính sách thuế theo hướng khuyến khích sản xuất trong nước các loại phụ tùng, linh kiện thay thế nhập khẩu; bảo hộ các sản phẩm trong nước cần phải bảo hộ; có giải pháp cụ thể, hiệu quả, phù hợp với cam kết WTO để hạn chế nhập khẩu đối với ô tô, điện thoại di động, nông sản phẩm và các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, nhằm giảm nhập siêu. 
Cũng trong phiên họp lần này, Chính phủ nghe, thảo luận và cho ý kiến đối với Báo cáo về cơ chế, chính sách vận dụng để tái cơ cấu Vinashin; Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện công tác bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 và Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009...

Xem chi tiết Nghị quyết79/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------------------
Số: 79/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2011
 
 
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 2011
 
 
Trong hai ngày 28, 29 tháng 4 năm 2011, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4 năm 2011, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Về các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2011; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 3, chương trình công tác của Chính phủ tháng 4 năm 2011; công tác cải cách hành chính tháng 4 năm 2011; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tổng Thanh tra Chính phủ trình.
Chính phủ thống nhất nhận định tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2011 tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định: các chính sách tiền tệ, quản lý tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng từng bước được cải thiện và phát huy hiệu quả; tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán được kiểm soát; thu ngân sách nhà nước tăng cao, bội chi thấp so với cùng kỳ; việc rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư và tiết kiệm chi thường xuyên theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP đang được thực hiện tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch. Sản xuất công nghiệp giữ được mức tăng cao; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng mạnh. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, nhất là trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng thu nhập thấp, hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo. Các hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm... có những chuyển biến mới. Cải cách hành chính được đẩy mạnh. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng. Chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, nền kinh tế còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế và những biến động chính trị, xã hội trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường; giá cả trong nước tăng cao do tác động của tăng giá thế giới và sự điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu theo giá thị trường; lãi suất cao làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhập siêu có xu hướng tăng; tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục gây bức xúc; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp...
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nâng cao năng lực phân tích, dự báo để kịp thời có biện pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đề ra trong các nghị quyết của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó cần chú ý một số nội dung quan trọng sau:
- Thực hiện chủ trương nhất quán điều hành giá cả theo cơ chế thị trường một cách công khai, minh bạch, có lộ trình, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá những hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến thị trường; ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu; tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng đã và đang phát huy tác dụng thời gian vừa qua; khẩn trương hoàn tất và ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách quản lý ngoại tệ, vàng; kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại bảo đảm chấp hành đúng quy định về tiền tệ, tín dụng, an toàn hệ thống.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ và công bố công khai, minh bạch việc cắt giảm vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư, trái phiếu Chính phủ và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước so với kế hoạch, số vốn điều chuyển cho các công trình cấp thiết, sắp hoàn thành trong năm 2011; kiên quyết cắt giảm vốn đầu tư những công trình chưa cấp thiết, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư và chưa khởi công.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường thu hút, giải ngân vốn FDI và ODA; triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp tiết kiệm điện cả trong sản xuất và tiêu dùng. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán, điều tiết sử dụng điện giữa các hộ sử dụng điện lớn, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, đề xuất điều chỉnh chính sách thuế theo hướng khuyến khích sản xuất trong nước các loại phụ tùng, linh kiện thay thế nhập khẩu; bảo hộ các sản phẩm trong nước cần phải bảo hộ, có giải pháp cụ thể, hiệu quả, phù hợp với các cam kết WTO để hạn chế nhập khẩu đối với từng mặt hàng như ô tô, điện thoại di động, nông sản phẩm và các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu, nhằm giảm nhập siêu.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh lương tối thiểu đối với người lao động trong các doanh nghiệp; rà soát, bổ sung mới các đối tượng chính sách xã hội và chính sách trợ cấp, ưu đãi trên cơ sở đối chiếu với chuẩn nghèo mới. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo xem xét, đề xuất nâng mức tiền ăn cho các bữa ăn ở bếp ăn tập trung cho chiến sĩ các lực lượng vũ trang; điều chỉnh mức và lãi suất cho vay học tập đối với học sinh, sinh viên.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đã ban hành; rà soát việc thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo đúng đối tượng, trợ cấp đột xuất cho những người có thu nhập thấp; theo dõi, đề xuất để hỗ trợ kịp thời các đối tượng mới có khó khăn, như người lao động trong các doanh nghiệp dệt, may, da giầy có vốn đầu tư nước ngoài, lao động tự do...
- Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các biện pháp có hiệu quả nhằm kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông tập trung vào các biện pháp ngăn chặn người sử dụng rượu, bia, chất có cồn khi tham gia giao thông tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và cấp giấy phép lái xe.
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phục vụ kiềm chế lạm phát, chủ động cung cấp thông tin về nội dung chính sách, những khó khăn trước mắt và tác động dài hạn của các chính sách, cũng như những kết quả tích cực bước đầu trong việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và triển khai thực hiện ngay trong năm 2011 Đề án tổ chức họp trực tuyến từ Trung ương đến tận cấp xã, phường.
2. Về Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tham gia ý kiến vào dự thảo Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở các ý kiến tham gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ xem xét, tiếp thu bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động này, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 5 năm 2011 để báo cáo Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
3. Chính phủ nghe và thảo luận Báo cáo về cơ chế, chính sách vận dụng đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam để thực hiện tái cơ cấu do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.
Chính phủ thống nhất đánh giá việc triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trên cơ sở tình hình tài chính thực tế của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và điều kiện để Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có thể vượt qua được khó khăn, thực hiện tái cơ cấu theo đúng nội dung, lộ trình của Đề án, cần thiết phải vận dụng tối đa các quy định của pháp luật hiện hành để có các cơ chế, chính sách thích hợp tháo gỡ khó khăn về cổ phần hóa; xử lý tài sản của các doanh nghiệp, dự án theo Đề án tái cơ cấu; cơ chế, chính sách về bảo đảm vốn điều lệ; xử lý nợ, vay mới để có nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo mục tiêu, lĩnh vực ngành nghề của Đề án tái cơ cấu, bảo đảm cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam duy trì sản xuất, từng bước giảm lỗ tiến đến có lãi, có nguồn trả nợ. Chính phủ nhất trí thông qua Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình; giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoàn chỉnh Nghị quyết về cơ chế, chính sách vận dụng đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam để thực hiện tái cơ cấu, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện.
4. Chính phủ nghe Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo và rà soát chặt chẽ công tác chuẩn bị bầu cử ở các cấp, các địa phương, bảo đảm công tác bầu cử được triển khai thực hiện đúng pháp luật; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử bằng nhiều hình thức. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình chuẩn bị và diễn ra bầu cử. Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, tập huấn và quản lý tốt công tác tổ chức bầu cử; phối hợp với Văn phòng Quốc hội và Bộ Tài chính đề xuất phương án về kinh phí phục vụ cho bầu cử đạt kết quả tốt, bảo đảm tiết kiệm.
5. Chính phủ cho ý kiến về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
6. Chính phủ nghe và cho ý kiến về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ký, ban hành.
7. Chính phủ thảo luận về Dự án Luật Giáo dục Đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về Dự án Luật.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp dự thảo văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lùi thời gian trình Dự án Luật Giáo dục Đại học vào Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIII; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Dự án Luật này để chuẩn bị trình Quốc hội./.
 

 
 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 


Nguyễn Tấn Dũng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT
-------

No: 79/NQ-CP

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, May 5, 2011

 

RESOLUTION

THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING – APRIL, 2011

The Government convened its regular meeting on April 28-29 during which it discussed and decided the following issues:

1. Reports: On socio-economic performance in April and the first four months of 2011, the progress of the implementation of Resolution No. 11/NQ-CP, Resolution No. 77/NQ-CP adopted at the Government’s March meeting, and the Government’s working agenda for April, 2011; the administrative reform in April; the inspection work, the settlement of complaints and denunciations, and the fight against corruption in April. These reports were presented by the Minister of Planning and Investment, the Minister-Chairman of the Government Office, the Minister of Home Affairs, and the Government Chief Inspector.

The Government members unanimously agreed that socio-economic performance in April and the first four months of 2011 continued to move in a positive manner. The macro-economy was primarily stabilized, with policies on currency, exchange rate management, interest rates, foreign currency market, and gold trading showing gradual improvements and proving workable; credit growth and total means of payment were put under control; budget collection soared while budget overspending was lower than the same period last year; screening, reducing and reallocating State’s investment capital and budgeting regular expenditures are being implemented competently in line with the spirit of Resolution No.11/NQ-CP; export turnover was higher than the same period last year and tripled the set target. Industrial production maintained a high growth rate; agricultural production grew stably; total retail sale of goods and services continued to soar. Social welfare was given due attention, reflecting especially in the provision of irregular subsidies to low-income earners meeting with difficulties and financial assistance to poor households to partly assist them in dealing with rises in power price. Culture, sports, healthcare, education, and job creation witnessed new changes. Administrative reform continued to be stepped up. The settlement of complaints and denunciations, and the fight against corruption have been paid due attention. Political and social stability continued to be ensured; and social order and safety was maintained.

The economy, however, still faced a mountain of difficulties and challenges. The world’s economy and socio-political upheavals still coped with complicated and unexpected developments; domestic prices soared due to the impacts of rising prices of commodities in the world and the market-based adjustments to prices of several essential commodities in the country; high lending interest rates caused an array of hurdles to enterprises’ production and business and people’s lives; trade deficit showed signs of rising; traffic accidents and congestion remained a pressing issue; natural disasters and epidemics were occurring in a complicated manner…

The Government requested ministries, sectors and localities to continue keeping a close watch on developments in the national economy and economies around the globe and improving analysis and forecast capacity so as to promptly take appropriate managerial and regulatory measures, and implement drastically, synchronously, and effectively solutions outlined in the Government’s Resolutions, especially Resolution No. 11/NQ-CP, dated February 24, 2011 in order to rein in inflation, stabilize the macro-economy, and ensure social welfare. It required the ministries, agencies and localities to focus on the following key tasks:

- To implement consistently a policy of regulating prices with regard to market levels. The policy needs to be implemented in an open and transparent manner with specific roadmaps. Ministries, sectors and localities need to concentrate on intensifying the management over prices and markets to ensure the balance between supply and demand as well as stable prices of essential commodities so as to avoid speculation and price hikes.

- The State Bank of Viet Nam (SBV) continues deploying solutions to regulate interest rates and manage the growth pace of credit and total means of payment to fit market developments; prioritizes credits for the agricultural sector, rural areas, small and medium-sized enterprises (SMEs), supporting industries, and export-oriented production; presses ahead with adopted measures on the managment of the monetary, credit, exchange rate, foreign currency market, and gold trading fields, which have showed to be efficient over the past time; promptly finalizes and promulgates legal documents specifying foreign currency and gold management policies; supervises the operation of commercial banks to ensure they strictly observe monetary, credit and system security regulations.

- The Ministry of Planning and Investment (MPI) instructs and supervises other ministries, sectors and localities in continuing reviewing the reduction, cut and re-allocation of development investment capital as requested in Resolution No. 11/NQ-CP dated February 24, 2011, and makes public in an overt and transparent manner the reduction and cut of development investment capital sourced from the State budget, investment credits, Government bonds, and investment capital of SOEs as compared with the planned, and the amount of capital reallocated for key projects to be completed in 2011; resolutely axes investment capital designed for projects which are non-urgent and yet to fulfill investment procedures or break the ground.

- Ministries, sectors and localities continue to spot and remove obstacles that hinder production and business; expand efforts to lure and disburse FDI and ODA capital; carry out measures to save power in both production and consumption synchronously and efficiently. The Ministry of Industry and Trade (MoIT) instructs the Electricity of Việt Nam to calculate and regulate power consumption to ensure adequate supply of power for production.

- The Ministry of Finance (MoF) takes the prime responsibility and collaborates with the MoIT in reviewing and proposing adjustments to tax policies toward encouraging domestic production of auxiliary spare parts instead of imports; protecting locally-made products that need protection; and adopting specific, effective solutions that fit with Việt Nam’s WTO commitments to restrain imports, like automobiles, farm product and luxury consumption commodities in a bid to narrow trade deficit.

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs coordinates with relant agencies to study and propose adjustments needed to be made to the minimum salary for workers; reviews and supplements new beneficiaries of social and subsidy policies taking into account the new poverty line. The MoF takes the prime responsibility in coordinating with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, and the Ministry of Education and Training in considering and submitting a rise in expenses for food that servicemen of the armed forces have at staff canteens; and adjusting the amount and interest rate of learning-purposed loans designed for students.

- The ministries, sectors and localities continue focusing on deploying effectively the adopted social welfare policies; monitoring the provision of financial assistance for poor households to help them partly cover power bill and irregular subsidies for low-income earners, and making proposals to immediately assist those who have met with difficulties recently, such as workers in foreign-invested garment, textile, and footwear businesses and freelance laborers.

- The National Transport Safety Committee is in charge of working with relevant agencies to recommend efficient measures to control and minimize traffic accidents, especially the measures that prevent drinkers of wines, beers and spirits from partaking in traffic flow; and intensifying the inspection of the training of drivers and the granting of driving licenses to further improve the quality of these works.

- The Ministry of Information and Communications is responsible for coordinating with relevant ministries, agencies and localities to continue speeding up the dissemination of information relating to the fight against inflation; proactively supplying the public with contents of policies with their short-term difficulties and long-term effects as well as initial and positive outcomes of the implementation of Resolution 11/NQ-CP and other documents issued by the Government and the Prime Minister; developing a project on the organization of video-conference from the central to communal level and implementing it immediately in 2011.

2. Regarding the Action Program for realization of the ten-year Socio-economic Development Strategy for the 2011-2020 period and the five-year Orientations and Tasks for national development in the 2011-2015 period presented by the Minister of Planning and Investment.

The Government required ministries, agencies, and localities to continue making comments for the draft Action Program for realization of the ten-year Socio-economic Development Strategy for the 2011-2020 period and the five-year Orientations and Tasks for national development in the 2011-2015 period and sending them to the Ministry of Planning and Investment and the Office of Government. Based on the comments, the MoPI will take prime responsibility in collaborating with the Office of Government to examine, supplement and finalize the draft program and submit it to the Prime Minister before May 15, 2011 for reporting to the Politburo and the Party Central Committee.

3. The Government heard and debated the Report on mechanisms and policies for the restructuring of the Vietnam Shipbuilding Industry Group (Vinashin) presented by the Minister of Finance.

The Government unanimously evaluated that the implementation the Politburo’s Conclusion and the Government’s Restructuring Plan for Vinashin has brought in initial outcomes. However, taking into account the group’s current financial capacity and conditions, it is necessary to make the best use of current legal regulations to formulate appropriate mechanisms and policies to resolve difficulties the group is facing in implementing equitization, handling assets of its enterprises and projects in line with the restructuring plan, securing its charter capital, dealing with the payment of old debts and the acquisition of new loans for undertaking production and business toward goals and business lines set in the restructuring plan to ensure it will maintain production, gradually cut losses, make profits, and pay debts.

The Government unanimously adopted the Report presented by the Finance Minister and assigned the Finance Minister to work with the Governor of the State Bank of Việt Nam, the Minister of Transport, the Minister of Industry and Trade, the Minister of Justice to finalize the draft Resolution on mechanisms and policies for Vinashin to enable it to carry out the restructuring process, and submit it to the Prime Minster for issuance and implementation.

4. The Government listened to the Report on the organization of the elections of the 13th National Assembly and the People’s Council at all levels for the 2011-2016 term, presented by the Minister of Home Affairs.

The Government asked all ministries, agencies, and localities to continue to instruct and review the preparations at all levels to ensure the elections will be carried out in line with law. It also asked all ministries, agencies and localities to work with the MIC to diversify the popularization of the elections. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security are asked to work with localities to ensure security and order during the preparatory and voting time. The Ministry of Home Affairs continues to instruct, organize training courses and manage the organization of these elections, and collaborate with the National Assembly’s Office and the Ministry of Finance to put forth expenditure plans for the elections to be held successfully in an economical way.

5. The Government commented on the State Budget Balance-Sheet Report for 2009, presented by the Minister of Finance.

The Minister of Finance was assigned to collect comments from the Cabinet members to finalize the Report and present it to the National Assembly Standing Committee and the National Assembly on behalf of the PM and the Government.

6. The Government heard and commented on a draft Decree that will replace Decree No. 109/2007/NĐ-CP, dated June 26, 2007 on transforming 100% SOEs into Joint Stock Companies. The draft Decree was presented by the Minister of Finance.

It assigned the Ministry of Finance to work with the Ministry of Justice, the Office of Government, and relevant agencies to collect the Cabinet members’ ideas for finalizing the draft Decree and submit it to the Prime Minister for consideration and issuance.

7. The Government debated the Bill on Tertiary Education, presented by the Minister of Education and Training, and heard a report on the Cabinet members’ comments on the Bill, presented by the Minister-Chairman of the Government Office.

The Ministry of Education and Training was tasked to work with the Ministry of Justice to craft a report asking the National Assembly Standing Committee to delay deadline for bill submission until the second session of the 13th National Assembly. The Ministry of Education and Training was assigned to garner comments from the Cabinet’s members to make the bill complete for submission to the National Assembly./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER 




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 79/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất