Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Hiệp định 52/2004/LPQT
Cơ quan ban hành: | Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 52/2004/LPQT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Hiệp định |
Người ký: | Đường Gia Triền; Nguyễn Dy Niên |
Ngày ban hành: | 25/12/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định 52/2004/LPQT
BỘ NGOẠI GIAO ******
|
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ PHÂN ĐỊNH LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA HAI NƯỚC TRONG VỊNH BẮC BỘ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là “hai Bên ký kết”).
Nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của Vịnh Bắc Bộ;
Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình;
Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị và giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ;
Đã thỏa thuận như sau :
Điều 1:
1. Hai Bên ký kết căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc tế Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
2. Trong Hiệp định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o31’19” Bắc, kinh tuyến 18o41’17” Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến16o57’40” Bắc và kinh tuyến 107o08’42” Đông.
Hai Bên ký kết xác định khu vực nói trên là phạm vi phân định của Hiệp định này.
Điều 2: Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ địa lý của 21 điểm này như sau :
Điểm số 1: Vĩ độ 21o28’12”.5 Bắc
Kinh độ 108o06’04”.3 Đông
Điểm số 2: Vĩ độ 21o28’01”.7 Bắc
Kinh độ 108o06’01”.6 Đông
Điểm số 3: Vĩ độ 21o27’50”.5 Bắc
Kinh độ 108o05’57”.7 Đông
Điểm số 4: Vĩ độ 21o27’39”.5 Bắc
Kinh độ 108o05’51”.5 Đông
Điểm số 5: Vĩ độ 21o27’28”.2 Bắc
Kinh độ 108o05’39”.9 Đông
Điểm số 6: Vĩ độ 21o27’23”.1 Bắc
Kinh độ 108o05’38”.8 Đông
Điểm số 7: Vĩ độ 21o27’08”.2 Bắc
Kinh độ 108o05’43”.7 Đông
Điểm số 8: Vĩ độ 21o16’32” Bắc
Kinh độ 108o08’05” Đông
Điểm số 9: Vĩ độ 21o12’35” Bắc
Kinh độ 108o12’31” Đông
Điểm số 10: Vĩ độ 20o24’05” Bắc
Kinh độ 108o22’45” Đông
Điểm số 11: Vĩ độ 19o57’33” Bắc
Kinh độ 107o55’47” Đông
Điểm số 12: Vĩ độ 19o39’33” Bắc
Kinh độ 107o31’40” Đông
Điểm số 13: Vĩ độ 19o25’26” Bắc
Kinh độ 107o21’00” Đông
Điểm số 14: Vĩ độ 19o25’26” Bắc
Kinh độ 107o12’43” Đông
Điểm số 15: Vĩ độ 19o16’04” Bắc
Kinh độ 107o11’23” Đông
Điểm số 16: Vĩ độ 19o12’55” Bắc
Kinh độ 107o09’34” Đông
Điểm số 17: Vĩ độ 18o42’52” Bắc
Kinh độ 107o09’34” Đông
Điểm số 18: Vĩ độ 18o13’49” Bắc
Kinh độ 107o34’00” Đông
Điểm số 19: Vĩ độ 18o07’08” Bắc
Kinh độ 107o37’34” Đông
Điểm số 20: Vĩ độ 18o04’13” Bắc
Kinh độ 107o39’09” Đông
Điểm số 21: Vĩ độ 17o47’00” Bắc
Kinh độ 107o58’00” Đông
Điều 3:
1. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giời lãnh hãi của hai nước quy định tại khoản 1 Điều này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.
3. Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại khoản 1 Điều này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác.
Điều 4: Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Điều II của Hiệp định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Điều 5: Đường phân định lãnh hải của hai nước quy định tại Điều II từ điểm số 1 đến điểm số 7 được thể hiện bằng đường mầu đen trên bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân tỷ lệ : 10.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước từ điểm số 7 đến điểm số 21 được thể hiện bằng đường mầu đen trên Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ tỷ lệ 1: 500.0000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Các đường phân định này đều là đường trắc địa.
Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân và Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ nói trên là bản đồ đính kèm Hiệp định. Các bản đồ trên sử dụng hệ tọa độ ITRF-96. Các tọa độ địa lý của các điểm quy định tại Điều II Hiệp định này đều được xác định trên các bản đồ nói trên. Đường phân định quy định trong Hiệp định này được thể hiện trên các bản đồ kèm theo Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh họa.
Điều 6: Hai Bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác định theo Hiệp định này.
Điều 7: Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại Điều II của Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
Điều 8: Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở Vịnh Bắc Bộ cũng như các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặcquyền kinh tế hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Điều 9: Việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định này không gây bất kỳ ảnh hưởng hoặc phương hại nào đến lập trường của mỗi Bên ký kết đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật Biển.
Điều 10: Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị.
Điều 11: Hiệp định này phải được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn được trao đổi tại Hà Nội.
Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA |
Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc năm 2000
Khu vực cửa sông Bắc Luân
Sơ đồ phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc năm 2000
AGREEMENT BETWEEN THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA AND THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM ON THE DELIMITATION OF THE TERRITORIAL SEAS, EXCLUSIVE ECONOMIC ZONES AND CONTINENTAL SHELVES OF THE TWO COUNTRIES IN BEIBU GULF/ BAC BO GULF
The People's Republic of China and the Socialist Republic of Viet Nam (hereinafter referred to as "the two Contracting Parties");
With an aim to consolidating and developing the traditional bonds of friendship and good-neighbourliness between the two countries and peoples of China and Viet Nam, maintaining the stability and promoting the development of Beibu Gulf/Bac Bo Gulf;
On the basis of the principles of mutual respect for independence, sovereignty and territorial integrity, mutual non-aggression, non-interference in each other's internal affairs, equality, mutual benefit and peaceful co-existence;
In the spirit of mutual understanding and mutual accommodation, friendly consultations for an equitable and rational solution of the delimitation of Beibu Gulf/Bac Bo Gulf;
Have agreed as follows:
Article I
- The two Contracting Parties, on the basis of the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, generally recognised principles of international law and practices, taking into account all relevant circumstances in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf, in accordance with the principle of equality, through friendly consultation, have delimited the territorial seas, exclusive economic zones and continental shelves of the two countries in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf.
- Under this Agreement, Beibu Gulf/Bac Bo Gulf is a semi-enclosed gulf bordered by the continental coastlines of China and Viet Nam to the North, by the coastline of Lei Zhou peninsula and Hainan island of China to the East, by the continental coastline of Viet Nam to the West and by the straight lines connecting the outermost points of the outer edge of the Ying Ge cape, Hainan island of China defined by the geographical coordinates of latitude 18 30' 19" North, longitude 108 41' 17" East, crossing Con Co island of Viet Nam to a point situated on the coastline of Viet Nam specified by the geographical coordinates of latitude 16 57' 40" North and longitude 107 08'42" East.
The two Contracting Parties have defined the above-mentioned area as the area to be delimited under this Agreement.
Article II
The two Contracting Parties agreed on the line of delimitation of the territorial seas, exclusive economic zones and continental shelves of the two countries as defined by the
straight lines connecting the following 21 points specified by coordinates and in the sequence given below:
Point 1: |
Latitude Longitude |
2o 28' 12.5" Nord 108o 06' 04.3” East |
Point 2: |
Latitude |
21o 28' 01.7” North |
|
Longitude |
108o 06' 01.6” East |
Point 3: |
Latitude |
21o 27' 50.1” North |
|
Longitude |
108o 05' 57.7” East |
Point 4: |
Latitude |
21o 27' 39.5” North |
|
Longitude |
108o 05' 51.5” East |
Point 5: |
Latitude |
21o 27' 28.2” North |
|
Longitude |
108o 05' 39.9” East |
Point 6: |
Latitude |
21o 27' 23.1” North |
|
Longitude |
108o 05' 38.8” East |
Point 7: |
Latitude |
21o 27' 08.2” North |
|
Longitude |
108o 05' 43.7” East |
Point 8: |
Latitude |
21o 16' 32” North |
|
Longitude |
108o 08' 05” East |
Point 9: |
Latitude Longitude |
21o 12' 35” North 108o 12' 31” East |
Point 10: |
Latitude |
20o 24' 05” North |
|
Longitude |
108o 12' 31” East |
Point 11: |
Latitude |
19o 57' 33” North |
|
Longitude |
107o 55' 47” East |
Point 12: |
Latitude |
19o 39' 33” North |
|
Longitude |
107o 31' 40” East |
Point 13: |
Latitude |
19o 25' 26” North |
|
Longitude |
107o 21' 00” East |
Point 14: |
Latitude |
19o 25' 26” North |
|
Longitude |
107o 12' 43” East |
Point 15: |
Latitude |
19o 16' 04” North |
|
Longitude |
107o 11' 23” East |
Point 16: |
Latitude |
19o 12' 55” North |
|
Longitude |
107o 09' 34” East |
Point 17: |
Latitude |
18o 42'52” North |
|
Longitude |
107o 09' 34” East |
Point 18: |
Latitude Longitude |
18o 13' 49” North 107o 34' 00” East |
Point 19: |
Latitude |
18o 07' 08” North |
|
Longitude |
107o 37' 34” East |
Point 20: |
Latitude |
18o 04' 13” North |
|
Longitude |
107o 39' 09” East |
Point 21: |
Latitude |
17o 47' 00” North |
|
Longitude |
107o 58' 00” East |
Article III
1. The line of delimitation from point 1 to point 9 stipulated in Article II of this Agreement shall be the boundary of the territorial seas of the two countries in Beibu Gulf/ Bac Bo Gulf.
2. The vertical plane holding the boundary of the territorial seas stipulated in Paragraph 1 of this Article shall delimit the air spaces above, seabeds and subsoils beneath the territorial seas of the two countries.
- Any topological changes shall not affect the boundary of the territorial seas of the two countries from point 1 to point 7 stipulated in Paragraph 1 of this Article, unless otherwise agreed by the two Contracting Parties.
Article IV
The line of delimitation from point 9 to point 21 stipulated in Article II of this Agreement shall be the boundary of the exclusive economic zones and the continental shelves of the two countries in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf.
Article V
The line of delimitation of the territorial seas of the two countries stipulated in Article II of this Agreement from point 1 to point 7 is illustrated by the black lines in the thematic Map of Bei Lun estuary, 1:10,000 scale, established by the two Contracting Parties in 2000. The line of delimitation of the territorial seas, exclusive economic zones and continental shelves between the two countries from point 7 to point 21 is illustrated by the black lines on the Overall Map of Beibu Gulf/Bac Bo Gulf, 1:500,000 scale, established by the two Contracting Parties in 2000. All the lines of delimitation are geodetic lines.
The above-mentioned thematic Map of Bei Lun estuary and the Overall Map of Beibu Gulf/Bac Bo Gulf are attached to this Agreement. These two maps were established by using ITRF-96 system. Geographical coordinates of the points stipulated in Article II of this Agreement are specified in the above-mentioned maps. The line of delimitation defined in this Agreement as shown on the maps attached to the Agreement is for illustrative purpose only.
Article VI
The two Contracting Parties shall respect the sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of each other over their respective territorial seas, exclusive economic zones and continental shelves in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf as defined in this Agreement.
Article VII
If any single petroleum or natural gas structure or field, or other mineral deposit of whatever character, extends across the delimitation line defined in Article II of this Agreement, the two Contracting Parties shall, through friendly consultations, reach agreement as to the manner in which the structure, field or deposit will be most effectively exploited as well as on the equitable sharing of the benefits arising from such exploitation.
Article VIII
The two Contracting Parties shall conduct consultations on the proper use and sustainable development of the living resources in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf as well as on cooperative activities relating to the conservation, management and use of the living resources in the exclusive economic zones of the two countries in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf.
Article IX
The delimitation of the territorial seas, exclusive economic zones and continental shelves between the two countries in Beibu Gulf/Bac Bo Gulf under this Agreement shall not affect or prejudice the positions of each Contracting Party on the norms of international law of the sea.
Article X
Any dispute between the two Contracting Parties relating to the interpretation or implementation of this Agreement shall be settled through friendly consultations and negotiations.
Article XI
This Agreement shall be ratified by the two Contracting Parties and shall enter into force on the date of exchange of the instruments of ratification. The instruments of ratification will be exchanged in Ha Noi.
Done in Beijing, this 25th day of December of the year 2000, in duplicate, each in the Chinese and Vietnamese languages, both texts being equally authentic.
Plenipotentiary Representative of the People' s Republic of China:
TANG JIAXUAN
Minister of Foreign Affairs
Plenipotentiary Representative of the Socialist Republic of Viet Nam:
NGUYEN DY NIEN
Minister of Foreign Affairs
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây