Chỉ thị 33/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010

thuộc tính Chỉ thị 33/2004/CT-TTg

Chỉ thị 33/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2004/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:23/09/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chính sách phát triển kinh tế - xã hội - Ngày 23/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Về định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu, Thủ tướng chỉ thị: cần tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc... Đồng thời, củng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc... Đặc biệt, khi tổng kết, đánh giá tình hình phải bảo đảm yêu cầu khách quan, trung thực, đánh giá đúng thực tế. Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăng trưởng của từng ngành, từng địa phương, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu, việc khai thác sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn đất đai và thực trạng sử dụng đất đai, chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động, khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn...

Xem chi tiết Chỉ thị33/2004/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 33/2004/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 33/2004/CT-TTG
NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 5 NĂM 2006 - 2010

 

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra và đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.

Để xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành, các cấp từ Trung ương, địa phương và cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:

 

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010

 

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 cần đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn các mặt hoạt động kinh tế - xã hội gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.

Cần đặt lên hàng đầu chất lượng của sự phát triển: tăng trưởng kinh tế nhanh với hiệu quả và sức cạnh tranh cao; bảo đảm cân đối kinh tế vĩ mô; phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương cần:

1. Xem xét, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, đặc biệt sớm điều chỉnh quy hoạch của các ngành thép, xi măng, ô tô; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường, bao quát được các thành phần kinh tế và có tầm nhìn xa đến năm 2020.

2. Các mục tiêu kế hoạch cần tính đến nước ta đã đến thời kỳ hội nhập đầy đủ vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và bước đầu vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), phải cạnh tranh gay gắt trong sự hợp tác song phương và đa phương đa dạng hơn.

3. Tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu chất lượng tăng trưởng: trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 thu hẹp các chỉ tiêu số lượng, mở rộng các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng và phát triển. Ngoài các chỉ tiêu kinh tế, cần tính toán xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống, phát triển con người, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường.

4. Kế hoạch 5 năm phải cụ thể hóa đầy đủ các mục tiêu được xác định trong các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam; các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

5. Ngoài các nội dung đã có trong kế hoạch trước đây, nghiên cứu bổ sung thêm những nội dung mới gắn kết giữa kinh tế và xã hội: ổn định kinh tế vĩ mô; xóa đói giảm nghèo; phát triển bền vững; cải thiện chất lượng cuộc sống; vấn đề giá trị dân tộc và tôn giáo; phụ nữ và bình đẳng giới; thanh niên; chương trình đầu tư công; phương pháp theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch, đặc biệt là giám sát cộng đồng....

6. Giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là sức sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Phát huy tối đa nguồn lực trong nước, xem đây là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ cao nhất các nguồn lực bên ngoài, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn cho phát triển.

Sử dụng các nguồn lực do nhà nước trực tiếp quản lý đáp ứng tốt hơn những lĩnh vực phi lợi nhuận về hạ tầng xã hội. Hoàn thiện thêm một bước cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Công khai, minh bạch trong phân bổ và quản lý ngân sách, tạo điều kiện để người dân tham gia lựa chọn mục tiêu, dự án và giám sát thực hiện dự án tại địa phương.

7. Trong tính toán kế hoạch, nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán của quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế (như tiêu chí tính nợ xấu, chuẩn đói nghèo, cân đối ngân sách...).

8. Tiếp tục phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho chính quyền các cấp trong xây dựng, tổ chức thực hiện và điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội của cấp mình nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân và cộng đồng. Cấp tỉnh là cấp chịu trách nhiệm chính đối với sự phát triển văn hóa - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 không chỉ phục vụ lãnh đạo, điều hành của các cơ quan, các tổ chức của Đảng và nhà nước mà còn là định hướng của việc phát triển, thu hút sự quan tâm của tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

9. Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch theo hướng công khai, mở rộng các đối tượng tham gia, đóng góp ý kiến cho kế hoạch. Trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức lấy ý kiến các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức phi Chính phủ, các tầng lớp xã hội, các cộng đồng dân cư, nhất là các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

 

II. VỀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010,
CẦN CHÚ TRỌNG CÁC VẤN ĐỀ SAU:

 

1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch 3 năm 2001 - 2003, ước thực hiện kế hoạch năm 2004 và dự kiến kế hoạch năm 2005, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 trên tất cả các mặt phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt so sánh với những mục tiêu được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX của Đảng.

Cùng với việc đánh giá các mục tiêu do Quốc hội đề ra, cần đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn về bảo đảm phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế.

Đánh giá cơ chế quản lý và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch; vấn đề cải cách hành chính tập trung đánh giá về việc triển khai cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và thể chế của Nhà nước, vấn đề chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc tinh giảm các thủ tục hành chính, vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ.

Ngoài ra, cần đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; kết luận hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế...

Khi tổng kết, đánh giá tình hình phải bảo đảm yêu cầu khách quan, trung thực, đánh giá đúng thực tế. Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăng trưởng của từng ngành, địa phương; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu; việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn đất đai và thực trạng sử dụng đất đai; chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước và tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn tài chính doanh nghiệp.

Khi phân tích các vấn đề trên, cần làm rõ những kết quả đã đạt được trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, đi sâu vào những tồn tại, yếu kém, khó khăn; xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với cả những mặt đã làm được và chưa làm được; chỉ rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để từ đó rút ra những bài học cho việc xác định mục tiêu và biện pháp cụ thể của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

2. Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế thời kỳ năm 2006 - 2010

Nước ta xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, những khó khăn và thuận lợi đan xen, tác động lẫn nhau đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở phải tận dụng thời cơ, nắm bắt những thuận lợi, đồng thời dự báo trước các khó khăn, các mặt không thuận để kịp thời có giải pháp phù hợp hạn chế những tác động bất lợi đến phát triển kinh tế.

a. Về bối cảnh trong nước: sau 20 năm đổi mới, hệ thống thể chế về kinh tế thị trường được hình thành một bước, nhiều cơ chế chính sách mới ban hành đã có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội; sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển; quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước đã được mở rộng và tăng cường hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt: chất lượng phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp xa so với các nước trong khu vực và quốc tế trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn mới, quyết liệt và gay gắt hơn; nhiều yếu tố của kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ đang gây cản trở cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí nặng nề chưa được khắc phục; nhiều mặt về lĩnh vực xã hội còn rất bức xúc.....

b. Về bối cảnh quốc tế: dự báo xu hướng chung là kinh tế thế giới có thể sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các đối tác chính của nước ta trong 5 năm tới sẽ khá hơn so với trước. Thị trường quốc tế có thể sẽ sôi động hơn, các luồng vốn đầu tư ODA, FDI dần phục hồi. Tuy nhiên, tình hình chính trị thế giới và khu vực trong 5 năm 2006 - 2010 vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường, những khó khăn lớn có thể vẫn còn kéo dài. Cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể xảy ra. Cạnh tranh gay gắt và phân hóa, ảnh hưởng của các nước lớn sẽ tác động mạnh đến kinh tế nước ta.

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ tới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động sâu sắc theo nhiều chiều tới quá trình điều chỉnh cơ cấu, cải cách kinh tế và cải cách hành chính, tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của nước ta. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước nói chung, các cấp, các ngành, các địa phương cần phân tích, đánh giá những tác động thuận lợi và khó khăn đối với ngành, lĩnh vực, địa phương mình, xác định những lợi thế nhằm phát huy và lường hết những khó khăn để chủ động khắc phục có hiệu quả.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010

a. Mục tiêu:

- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước từng bước vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp;

- Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, cải thiện một bước đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân;

- Tạo mọi điều kiện để hội nhập ở mức sâu và cao hơn với kinh tế khu vực và thế giới. Tận dụng các cơ hội thuận lợi của hội nhập quốc tế cho phát triển đất nước; khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại;

- Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Bảo vệ và cải thiện môi trường;

- Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

b. Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Đưa GDP năm 2010 bình quân đầu người gấp đôi năm 2000. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh hàm lượng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản phẩm, giảm mức tiêu hao vật chất nói chung và năng lượng nói riêng.

- Tập trung khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ giá trị cao như bưu chính viễn thông, hàng không, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, du lịch. Tiếp tục phát triển các ngành vận tải, thương mại; mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nội địa.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp. Mỗi ngành lựa chọn một số sản phẩm chủ yếu, mũi nhọn để có chính sách khuyến khích phát triển thành sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao.

- Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các Tổng công ty và doanh nghiệp lớn. Kiểm soát chặt chẽ độc quyền và đặc quyền kinh doanh, xóa bỏ bảo hộ bất hợp lý không phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân. Có chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để giải quyết vấn đề lao động, việc làm.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đã ký kết, trước hết là cam kết trong khuôn khổ AFTA và WTO. Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các đối tác có vị trị quan trọng và lâu dài. Sửa đổi và xây dựng kịp thời các văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập. Mở rộng và nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng....

- Coi trọng việc huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý) để phát triển lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia; tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong nền kinh tế. Cải thiện rõ rệt trình độ công nghệ trong nền kinh tế, phát huy cao độ nội lực về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường quản lý tài nguyên và một trường.

- Đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học.

- Phát triển sự nghiệp y tế, thể dục thể thao và văn hóa thông tin; cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khỏe cho người dân. Tiếp tục phát triển mạnh nền văn hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc; tăng nhanh mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn; đảm bảo xóa hộ đói, giảm nhanh số hộ nghèo theo chuẩn quốc tế nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo; xây dựng kết cấu xã hội bền vững.

- Giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội. nhất là tình trạng tội phạm, ma túy, HIV/AIDS; giải quyết cơ bản vấn đề tai nạn giao thông.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững và có hiệu quả.

- Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân. Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Củng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 

III. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010
VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

 

1. Về tiến độ xây dựng kế hoạch:

- Từ tháng 9 năm 2004: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng khung các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn chỉnh và phổ biến cho các Bộ, ngành, địa phương, để có cơ sở tổ chức nghiên cứu ở Bộ, ngành, địa phương.

- Từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 12 năm 2004: các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của Bộ, ngành và địa phương.

- Từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 3 năm 2005: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng hợp kế hoạch 5 năm của các Bộ, ngành, địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước; tổ chức các cuộc thảo luận, hội thảo với các nhà khoa học, với các Bộ, ngành và địa phương ở các vùng, các chuyên gia trong nước và quốc tế, trình dự thảo kế hoạch 5 năm lên Chính phủ, Bộ Chính trị.

- Từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 5 năm 2005: hoàn chỉnh kế hoạch 5 năm theo sự chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận, hội thảo.

- Quý II năm 2005 báo cáo Hội nghị Ban chấp hành Trung ương.

- Tháng 11 năm 2005 trình Quốc hội xin ý kiến lần đầu.

- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trình Quốc hội thông qua kế hoạch.

2. Về phân công thực hiện:

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm cả ODA, FDI, các thành phần kinh tế); xây dựng cân đối tích lũy - tiêu dùng; cân đối vốn đầu tư phát triển.

Phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp các cân đối: cân đối tài chính quốc gia, trong đó cân đối ngân sách nhà nước; thanh toán quốc tế, cân đối xuất nhập khẩu; cân đối lao động và việc làm. Tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước trình Chính phủ, các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

b. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan nghiên cứu xây dựng cân đối tài chính quốc gia, cân đối ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách Trung ương và các địa phương, xây dựng kế hoạch động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước; kế hoạch dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia.

c. Tổng cục Thống kê: phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xác định hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tính toán, đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng để hướng dẫn cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm.

d. Các Bộ, ngành, Tổng công ty nhà nước:

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và các cân đối lớn thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Các Bộ, cơ quan quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm, dự án 5 triệu ha rừng và các chương trình dự án lớn khác chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm, dự án 5 triệu ha rừng và các chương trình dự án lớn thuộc lĩnh vực mình phụ trách; đồng thời, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ về nội dung công việc và cơ chế thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho kế hoạch 5 năm tới.

đ. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành khác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc các Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness
----------

No. 33/2004/CT-TTg

Hanoi September, 23, 2004

 

THE PRIME MINISTER S INSTRUCTIONS

ON THE PREPARATION OF THE 5-YEAR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN (2006-2010)

The 5-year Socio-economic Development Plan (SEDP) for 2006-2010 plays an important role for the success of the ten-year Socio-economic Development Strategy 2001 - 2010 initiated by the IX Party Congress and for the meeting with new developments.

For the preparation of the 5-year SEDP in 2006-2010, the Prime Minister instructs ministries, central and local governments to grasp thoroughly the following issues:

I. REQUIREMENTS FOR THE 2006-2010 SEDP

The SEDP is to shape the framework for the comprehensive and deeper development of all socio-economic activities in close linkage with the process of international economic integration.

The quality of development must be placed top priority, that is, fast economic growth rate must go in line with higher effectiveness and more strengthened competitiveness, the macroeconomic balance must be ensured, more investment in human resource development must be committed, the process of poverty reduction must be pushed up, the life of the people must be improved, measures to eliminate social evils must be strengthened, and the eco-environment must be cared for.

Therefore, for the preparation of the 2006-2010 SEDP, sector ministries and central and local governments must ensure the followings:

1. Sector development plans, particularly those of the steel, cement and automobile industries; and regional socio-economic development plans in line with the development of the market-based economy, which are inclusive of all economic sectors and of vision to 2020, must be reviewed and adjusted if necessary.

2. The planned objectives must take into account the fact that Vietnam is going to finalize its commitments within ASEAN Free Trade Area (AFTA) and is targeting to enter WTO, which represent more severe competition in the diverging bilateral and multilateral cooperation process.

3. Focus must be placed on objectives of growth quality. The plan should narrow down the range of quantity targets and switch to targets of growth quality and development. In addition to economic targets, targets reflecting life quality, human development, social change and environment protection must be identified.

4. The plan must provide the means for the realization of objectives set in sector Development Strategies, the Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy (CPRGS), Vietnam Millennium Development Goals (VDGs), and Vietnam s international commitments.

5. New contents must be added to the previous plan, covering issues such as the macroeconomic stability, poverty reduction, sustainable development, improvement of life quality, national values and religions, women and gender equality, the youth, public investment programs, plan monitoring and evaluation methods, especially community monitoring...

6. The production capacity, especially those of the state economic sectors must be facilitated to be liberalized. Internal resources must be taken advantage of as the determinants of development. External resources must also be used in the most effective manner. Special attention must be paid to the use of resources for development targets.

Resources directly managed by the Government must better service non- profit sectors in the social infrastructure. Improvements of the socio-economic infrastructure must be targeted.

Transparency and publicity in the allocation and management of government budget must be assured with the mass people facilitated to participate in the selection of targets and projects as well as in the monitoring process at local levels.

7.In the development of the plan attention must be paid to the use of international practices and standards such as non-performing debt criteria, international poverty line, and budget balance etc.

8. The decentralization process should be strengthened with more autonomy assigned to sub-national governments in the development, implementation and governance of their levelså socio-economic plans, which enable their initiatives, creativeness and accountability. The provincial level bears the major responsibility for the socio-cultural development and the life of the mass people on their localities. The 2006-2010 SEDP does not support the executive management of the government s agencies but also constitutes the framework of development so that all economic sectors, particularly foreign and domestic investors and businesses, can proactively follow.

9. The planning process must be reformed towards further publicity and expanded participation of all stakeholders. The preparation of the five-year plan

must be expanded to take into account all comments and opinions voiced by research institutions, universities, non-governmental organizations, different social groups, and resident communities, particularly by investors and businesses.

II. CONTENTS OF THE 2006-2010 SEDP

The 2006-2010 SEDP must focus on the following issues:

1. Evaluating the implementation of the 2001-2005 SEDP Based on the implementation of the plan during three years from 2001 to 2003, the projection of 2004 plan implementation and the 2005 plan, evaluation works must be conducted on all aspects of socio-economic development and poverty reduction with special comparative analysis of the objectives mentioned in the 9th Central Resolution of ninth Party. Alongside with the evaluation of the fulfillment of objectives initiated by the National Assembly, the realization of major strategies and policy for sustainable development and economic structural shifts, including economic sector changes, labor structural changes, and structural changes of economic regions, must be evaluated.

The evaluation must cover the management mechanism and the executive instruction for plan implementation. In terms of administrative reforms, focus must be placed on the institutionalization of the Party and Governmentås resolutions and instructions, the pursuance of disciplines, the streamlining of administrative procedures and the quality of staffs.

The results from the implementation of the resolution of the ninth Partyås third congress on the restructuring and downsizing of state-owned enterprises, the ninth Partyås fifth central resolution on the development of the cooperative sector, cooperatives and the private sector, the hastening of rural and agricultural industrialization and modernization in 2001-2002, the conclusions of the 6th Conference of the ninth Partyås Central Executive Committee on education and training, sciences and technology, the Resolution No. 07/NQ-TW of the Politburo, must be assessed.

The evaluation must be conducted on unbiased, righteous and practical bases. The analysis must concentrate on the profound assessment of the growth quality of each sector and localities, the competitiveness of major products, the exploitation of resources, especially land and the use of land, labor quality and labor employment, application of scientific achievements and technological innovations. The mobilization and spending of capital sources, including the government budget, the government investment credits, credits extended by commercial banks, communitieså savings, foreign direct investment (FDI) and corporate finance, is also a content of evaluation.

The assessment part of the plan must identify the achieved results of the 2001-2005 SEDP and more importantly drawbacks, weaknesses and obstacles must be pictured, from which internal and external causes can be mapped out for both achievements and failures. The responsibility of each level of government and each sector must hence be pointed out. All of these assessments are to provide the experiences for the targeting and setting of specific measures in the 2006-2010 SEDP.

2. Forecasts of domestic and international settings in 2006-2010

We are developing the 2006-2010 SEDP in the changing environment domestically and internationally, in which opportunities and challenges are interwoven. Therefore, ministries, sectors and sub-national governments must take the best of available opportunities and foresee possible obstacles and unfavorable situations so that relevant solutions can be planned to limit adverse impacts on our economic development.

a) Domestic settings: after twenty years of reforms, the market-based economy has been gradually institutionalized. Government policies have inserted positive influences on the socio-economic development. The countryås socio- political stability has been the platform for an enabling environment for development. The economic size and capacity have been expanded and strengthened.

However, Vietnamås economy is facing with numerous rigorous challenges: the low growth quality, the ineffectiveness and low competitiveness of the economy in comparison with neighboring countries and others in the world while the integration process has grown to a new phase of more rivalry. Factors of a

market-based economy have not been fully developed, creating barriers against production, business and investment. Corruption, bureaucracy and waste practices have not been eliminated.

b) International settings: it is the general forecast that the world economy is

on the way of recovery and growth with higher growth rates. Vietnamås major partners shall in better growth positions in the next five years. International markets shall be more dynamic; ODA and FDI flows start to recover. However, there exist implicit changes in the regional and international political situations. The energy crises leading to global economic crises represent a possibility. Severe competition and changes of economic powers shall greatly influence on our economy.

The most important character of the coming time is the multi-facet influences of the international economic integration process on Vietnamås structural changes, economic and administrative reforms, growth rates and development quality. The analysis and forecasts of domestic and international settings serve as the basis for sectors and provinces to evaluate favorable and unfavorable developments for their own sectors and provinces.

3. Major objectives and tasks of the 2006-2010 SEDP

a) Objectives:

- To maintain the high and sustainable rate of economic growth, to make significant changes in terms of the quality, the effectiveness and competitiveness of the economy, to develop the country out of the status of less developed and low income one.

- To develop sciences and technology, to improve the technological stage of the national economy.

- To facilitate the process of in-depth integration into the region and the world economy. To make the best of the opportunities provided for by the international integration process for the development of the country, in which external economic relations have to be effectively employed.

- To speed up the process of systematic building of institutions for a market- based and socialist-oriented economy.

- To develop socio-cultural affairs in line with economic growth. To improve the quality of education, training and human resource development.

- To further improve the life of the people, to push up the process of poverty reduction, to create more jobs and to further reduce social evils. To develop socio-economic infrastructure.

- To protect and develop the environment.

- To maintain political stability and social order, to defend the country s sovereign indolence, territorial integrity and national security.

b) Direction of development and major tasks:

- To make efforts to reach higher economic growth rate than the previous period and to devise steps for the next five year plan. To target at the 2010 GDP per capita that doubles the figure of 2000. To strengthen the process of economic structural changes, and labor structural shifts in line with industrialization and modernization. To raise the contents of advanced technology in products and to reduce the consumption of materials, particularly the consumption of energy.

- To exploit the strengths of service industries that are of high potentials. To develop high value-added services such as post and telecommunications, airways, banking, insurance, consultancy, and tourism. To further develop the transport industry and trade. To expand and increase the purchasing power of the local markets.

- To develop industry on the basis of technological innovations, to improve quality, effectiveness and competitiveness of certain industries and industrial products. Each industry must select its own major products to be supported by government policies to develop into highly competitive ones.

- To basically finalize the arrangements, innovations and development of state-owned enterprises. To push up the process of equitization of state-owned enterprises, including big corporations. To control monopoly and business privileges, to remove unreasonable protectionist barriers that go against the international economic integration process.

- To provide an enabling environment for the development of the private sector. To support small and medium-sized enterprises as an effective way to create job opportunities.

- To effectively and fully realize international commitments, significantly those within AFTA and WTO framework. To develop bilateral and multilateral relations with important partners. To improve and devise legal documents in line

with the integration process. To enhance the effectiveness of external economic relations, to provide favorable conditions for the development of exports.

To create an enabling, transparent and stable investment environment.

- To pay special attention to the mobilization of resources for development investment. To exploit effectively local and foreign resources (capital, technology and management experiences) for the development of production forces and socio-economic infrastructure. To shift the investment structure towards higher ratios of technological contents, enhancement of competitive capacity, increases of added-values and economic effectiveness.

To develop the infrastructure system. To encourage sustainable investment in key economic region, to commit more investment in disadvantaged regions.

- To strengthen the national finance capacity; to continue reform efforts in the monetary and financial systems; to stabilize macroeconomic balances, to develop the capital and real estate markets to meet with socio-economic development demand.

- To expand research and development activities. To improve the technological levels of the economy. To take best advantage of internal strengths In terms of sciences and technology serving the industrialization and modernization process. To enhance the management of natural resources and environment.

- To innovate the education and training system, to enhance training activities and to improve the quality of the human resource for the country s industrialization, modernization and integration processes. Focus must be placed on the development of advanced human resource and skilled labor as well as the human resource for rural and agricultural sectors aiming at economic structural changes and labor structural changes. To improve the education quality at all levels of the system.

- To develop the health sector, sports and cultural-information affairs. To remarkably improve human health indicators. To develop the national culture, to increase the living standards and to ensure gender equality and women s advancement.

- To reduce the unemployment rates in the urban areas and the job insufficiency rates in the rural areas, to reduce the ratio of poor households based on international poverty line, especially in the most disadvantaged regions. To develop the social security network to provide support to the poor, and to build up sustainable structure.

- To effectively solve urgent social issues. To eliminate social evils, especially criminal rates and drug abuse, HIV/AIDS, to prevent traffic accidents.

- To protect and improve the environment for sustainable and effective socio-economic development.

- To make fundamental changes in administrative reforms, to solve the issues of bureaucracy, corruption, and wasteful practices. To develop the rules of law of a socialist state, to further deepen democracy and to strengthen the national solidarity.

- To maintain national security, political stability and expand external relations, to contribute to the peace and stability for the development of the country.

III. TIMETABLES FOR THE PREPARATION OF 2006-2010 SEDP AND TASK ASSIGNMENTS

1. Planning progress schedule:

- From September 2004: Ministry of Planning and Investment (MPI) shall cooperate with other ministries and provinces to develop a framework of major socio-economic targets to be submitted to the Prime Minister. Based on the Prime Minister s instructive comments, the framework shall be finalized and disseminated to ministries, sectors, and provinces.

- From October 2004 to December 2004: ministries, sectors and provinces devise their own 2006-2010 plans.

- From December 2004-March 2005: MPI shall integrate all the individual plans to develop the national 2006-2010 SEDP, organizing discussions and workshops to discuss the plan with researchers, ministries, sectors, regions and provinces, with international and local experts; submitting the draft SEDP to the Government and the Politburo.

- From April 2005 to May 2005: MPI shall finalize the five-year plan under the Government s instructions and to organize further discussions and workshops.

- The Plan shall be reported to the Central Executive Committee s Conference in the second quarter of 2005.

- In November 2005 the plan shall be submitted to the National Assembly for the first round.

- After the Party s tenth national conference, the Plan shall be submitted to the National Assembly for approval.

2. Task Assignments:

a) MPI:

To lead and cooperate with Ministry of Finance (MOF) to devise the plan for resource mobilization from both international and local sources for the fulfillment of socio-economic development objectives. The sources can include ODA, FDI and those of economic sectors. The two agencies shall also prepare the planned ratios between savings and spending, and between capital and current budget items.

To cooperate with concerned ministries to map out the following balances: national finance balance, including the government budget balance; the balance of international payment, the balance of trade, and the balance between the labor pool and job opportunities.

To provide the instructions on the preparation of 2006-2010 plans and to finalize the national 2006-2010 plan.

To supervise and monitor the preparation of 2006-2010 plans devised by ministries, sectors and provinces.

To develop the national 2006-2010 SEDP to be submitted to the Government and to other leading agencies of the Party and the National Assembly.

b) MOF shall lead and cooperation with MPI and related ministries to develop the plan for national finance balance, government budget balance, central and local budget balance, the plan to mobilize resources to the government budget, the plan for government debt servicing and national debt servicing.

c) The General Statistics Department shall cooperate with MPI and related agencies to identify the system of planned indicators and planned criteria, especially those reflecting quality to be provided to ministries, sectors and provinces for their building up of their plans.

d) Ministries, sectors and state-owned enterprises:

To cooperate with MPI in order to develop their individual plans and important balances within their capacity.

Ministries and agencies administering national target programs, including the 135 program, the poverty reduction and job opportunity program, the 5 million ha of forestry project and other important programs and projects shall work with MPI, MOF and related ministries and provinces to evaluate the implementation progress and effectiveness of the programs and projects that are within their capacity. These agencies shall also be assigned to devise proposals to the Government on the necessity and implementation mechanisms for national target programs in the five-year plans.

đ) Provincial People s Committees

To provide instructions to provincial Departments of Planning and Investment, Departments of Finance in cooperation with other Departments to develop the provincial five-year plans. Ministers, heads of ministry-level agencies, heads of governmental agencies, Chairmen of provincial People s Committees, General Directors of state-owned corporation are responsible for the implementation of this Instruction.

 

 

Addressed to:

- Partyås Central Secretariat Committee;

- The Prime Minister, Deputy Prime Ministers;

- Provincial Peopleås Councils and People’s Committees;

- Ministries, ministry-level agencies, governmental agencies;

- The Office of the National Assembly;

- The Presidential Office;

- Party’s Central Office and Committees;

- The People’s Supreme Procuracy;

- The People’s Supreme Court;

- Associations;

- The National Gazette;

- The Office of Government: the Minister- Chairman, Vice Chairmen, Departments and Bureaus;

- Filed at General Economic Department and the Archives

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 33/2004/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất