Chỉ thị 40/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 40/2004/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 40/2004/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/11/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị40/2004/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 40/2004/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 40/2004/CT-TTG
NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Đường Hồ Chí Minh là trục dọc xuyên Việt phía Tây nước ta, là tuyến đường quan trọng để phát triển một vùng đất đai rộng lớn, giàu tiềm năng của Tổ quốc, tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông để thực hiện quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, góp phần phân bố lại lao động, dân cư, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng của tuyến đường nhằm bảo đảm sự bền vững của công trình và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải. Vì vậy, việc giữ gìn quỹ đất để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ là việc làm hết sức cần thiết.
Trong quá trình xây dựng và khai thác tuyến đường, các Bộ, ngành liên quan và địa phương có đường Hồ Chí Minh đi qua đã có những cố gắng nhất định trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn của đường, tạo điều kiện cho dự án triển khai thuận lợi, đảm bảo tiến độ và bước đầu phát huy hiệu quả công trình.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, hiện tượng vi phạm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh còn xảy ra khá phổ biến, việc khắc phục vi phạm còn chậm. ở nhiều nơi, tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang để xây dựng các công trình, nhà ở; việc mở đường ngang trái phép vẫn diễn ra. Một số địa phương chưa tổ chức dỡ bỏ triệt để các công trình đã được đền bù. Tính đến tháng 10 năm 2004, trên địa bàn 7 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có hơn 1.200 trường hợp vi phạm hành lang an toàn. Tình trạng này đã ảnh hưởng xấu tới an toàn giao thông, gây khó khăn rất lớn cho việc triển khai dự án cũng như việc quản lý, khai thác tuyến đường.
Nguyên nhân chủ yếu những tồn tại nêu trên là do các cấp chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; chưa xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn thấp.
Để kịp thời ngăn chặn và khắc phục các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Tiếp tục công bố mặt cắt ngang quy hoạch đường Hồ Chí Minh; cắm mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ.
- Tăng cường lực lượng quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông đường bộ ngay từ giai đoạn lâm quản để quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo lực lượng trong ngành tham gia việc khắc phục và xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh, do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức.
2. Các Bộ, ngành liên quan
- Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan khi lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch và triển khai các dự án liên quan tới hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh phải phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phải được sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải và chịu trách nhiệm đối với các vi phạm do tổ chức thuộc Bộ, ngành mình gây ra.
- Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tổ chức thường xuyên chuyên mục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ và quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các văn bản về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác của nhân dân dọc theo tuyến đường trong việc giữ gìn, bảo vệ hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
- Quản lý chặt chẽ mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải xác định và bàn giao; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình và hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh; tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, trồng rừng ven đường Hồ Chí Minh trong phạm vi địa phương.
- Xử lý nghiêm minh và tổ chức giải toả triệt để các công trình đã được đền bù, các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
- Việc lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch và triển khai các dự án của địa phương liên quan tới hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh phải phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phải bố trí công trình ngoài phạm vi hành lang an toàn và phải có quy hoạch chi tiết hệ thống đường giao thông nội bộ, đường gom. Việc đấu nối giữa đường giao thông nội bộ, đường gom với đường Hồ Chí Minh phải sử dụng nút giao theo thiết kế đường Hồ Chí Minh và phải được sự thoả thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền trước khi phê duyệt quy hoạch, dự án.
Nghiêm cấm việc giao đất, cho thuê đất dưới bất kỳ hình thức nào trong phạm vi hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh để xây dựng công trình, nhà ở hoặc thực hiện các mục đích khác trái với quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Uỷ ban nhân dân cấp dưới có kế hoạch, biện pháp cụ thể tập trung xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc để xảy ra vi phạm hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh ở địa phương mình.
4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Hàng quý, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn tại địa phương. Trước mắt, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum báo cáo kết quả khắc phục các trường hợp vi phạm đã xảy ra ở địa phương trước ngày 15 tháng 02 năm 2005.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây