Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan

thuộc tính Nghị định 128/2020/NĐ-CP

Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:128/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:19/10/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt đến 60 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển phế liệu vào Việt Nam

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Cụ thể, phạt từ 40 - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn; Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm sát hải quan; Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;…

Ngoài ra, đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các điều khoản điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/12/2020.

Xem chi tiết Nghị định128/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
CHÍNH PHỦ
_________
Số: 128/2020/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

___________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31,32 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tình tiết giảm nhẹ
1. Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế.
2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Bổ sung
Bổ sung
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu;
h) Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng;
i) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định.
Điều 6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng giả, phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) nhưng đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) kèm theo các chứng từ liên quan tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 7. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan, trừ vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
b) Khai sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu;
c) Tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao, nhận hàng hóa;
d) Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
c) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
d) Báo cáo về lượng hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra, còn lưu tại cảng;
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
b) Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định;
c) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định;
d) Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực;
đ) Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
e) Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định;
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
h) Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng thời hạn quy định;
b) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quá thời hạn quy định;
c) Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
6. Không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này; trừ các trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan, trường hợp được gia hạn, kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương, pháp luật hải quan;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa quá cảnh, trung chuyển trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển;
b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
7. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hoặc trốn thuế hoặc vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:
a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;
c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;
d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;
g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;
b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;
c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.
3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;
c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.
Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu; số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là hành vi trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
7. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý
1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Trị giá tang vật vi phạm tại Điều này là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9,14, 15, 16, 17, 18, 19,20, 21, 22 Nghị định này;
b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, dữ liệu điện tử;
c) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;
b) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
d) Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
8. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng, chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan về khai bổ sung, trừ trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ, tài liệu không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật trong trường hợp hàng hóa vi phạm là văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
d) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều này.
11. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này để trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan;
c) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo cho cơ quan hải quan;
d) Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế, tàu bay và ngược lại mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan;
b) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;
c) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan;
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
đ) Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
c) Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, không đúng cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2; khoản 3; khoản 4; các điểm a, d khoản 5; khoản 6 Điều này; trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a khoản 5; khoản 6 Điều này.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế
1. Các hành vi trốn thuế gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định;
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất; hàng tái xuất;
e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu; khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan;
h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật;
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:
a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;
b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.
5. Vi phạm quy định tại các điểm c, h khoản 1 Điều này mà không có chứng từ để khai bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.
Điều 15. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Vận chuyển ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 17. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu; trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn nêu tại điểm này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất mà không có giấy phép;
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất (trừ hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất) hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu;
b) Tạm xuất, tái nhập hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mà không đủ điều kiện để kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 8 Điều này.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan;
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát;
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi;
d) Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan;
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan;
c) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan;
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; trừ trường hợp tang vật vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hóa phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa tang vật vi phạm hành chính ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.
Điều 25. Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
b) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.
Điều 26. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và quy định tại Nghị định này.
2. Trong một lô hàng có hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính và hàng hóa không phải là tang vật vi phạm hành chính thì chỉ được tạm giữ hàng hóa là tang vật vi phạm.
3. Đối với tang vật là ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới thì chỉ tạm giữ số ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vượt quá số ngoại tệ, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định này khi đang thi hành công vụ.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hải quan xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
6. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế với mức phạt tối đa theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bổ sung
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Bổ sung
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
Điều 32. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì hải quan được giao quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.
6. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
a) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; điểm a khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định này;
b) Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7; khoản 2 Điều 7; các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 13; các khoản 1, 2 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này;
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 8; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11; các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12; khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13; các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15; điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17; Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này); Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20; các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21; các khoản 1, 2, điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22; Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 1, 3,4 Điều 25 Nghị định này;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại các Điều 9, 14 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình; trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 14, 25 Nghị định này.
9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm a, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
10. Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi không có tổ chức hải quan thì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
Điều 33. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và quy định tại Nghị định này.
2. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định này ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 28; các khoản 3, 4, 5 Điều 29; các khoản 3, 4 Điều 30; các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 31 Nghị định này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; tịch thu đối với các loại tang vật khác.
Bổ sung
Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính:
a) Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan được miễn, giảm tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn tiền phạt, trong đó nêu rõ: Lý do đề nghị miễn tiền phạt; giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh, bệnh hiểm nghèo, hoặc trường hợp bất khả kháng khác; số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đề nghị miễn; số, ký hiệu, ngày, người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đề nghị miễn tiền phạt;
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) thì phải kèm theo văn bản chứng thực về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có);
c) Văn bản của một trong các cơ quan, tổ chức sau: Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng; cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy xác nhận người nộp thuế bị thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ và thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có văn bản công bố tình trạng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trình tự miễn tiền phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt do vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến người đã ra quyết định xử phạt;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi đến cấp trên trực tiếp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung theo quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có văn bản đề nghị miễn biết; nếu không đồng ý với việc miễn tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
4. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5. Thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 36. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 
 
 
 
Nguyễn Xuân Phúc
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_________

No. 128/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, October 19, 2020

 

 

DECREE

On sanctioning of administrative violations in the customs field

___________

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Tax Administration dated November 29, 2006;

At the proposal of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates the Decree on sanctioning of administrative violations in the customs field.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1.This Decree specifies the violations, forms of sanctioning, fine levels, remedial measures; competence to sanction, procedures for sanctioning of administrative violations; application of deterrent measures, and assurance of sanctioning of administrative violations in the customs field.

2.Administrative violations in the customs field specified in this Decree include:

a) Violations of law regulations on customs procedures;

b) Violations of law regulations on customs inspection, supervision, and customs control;

c) Administrative violations related to tax administration for imported and exported goods;

d) Violations of other law regulations related to imported and exported goods.

3.Violations of law regulations on management of goods which are imported, exported or transited, and means of transport which are on exit or entry or in transit in the customs field shall be administratively sanctioned in accordance with regulations on sanctioning of administrative violations in the customs field.

4.Administrative violations related to customs that are not mentioned in this Decree but specified in other legal documents shall be sanctioned as administrative violations in accordance with the regulations in such legal documents

Article 2. Subjects of application

1.Domestic and foreign organizations and individuals that commit administrative violations in the customs fields within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, unless otherwise provided by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

2.Persons competent to make written records of administrative violations, apply deterrent measures and ensure the sanction of administrative violations in accordance with Articles 27, 28, 29, 30, 31, and 32 of this Decree.

3.Other agencies, organizations, and individuals involved in the sanction of administrative violations specified in this Decree.

4.Organizations mentioned in Clause 1 of this Article include:

a) Enterprises, branches, and representative offices established and operating under Vietnamese laws; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;

b) Cooperatives, cooperative unions, and cooperative groups;

c) Public non-business organizations and units;

d) Social organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations;

dd) State agencies committing violations apart from their assigned state management tasks;

e) Other organizations in accordance with law provisions.

Article 3. Extenuating circumstances

1.Extenuating circumstances as prescribed in Article 9 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations.

2.The value of material evidences used in a violation does not exceed 50% of the minimum fine of the fine bracket.

Article 4. Statute of limitations for sanctioning of administrative violations in the customs field

1.Statute of limitations for sanctioning of administrative violations related to tax administration:

a) The statute of limitations for sanctioning of administrative violations for the acts of tax evasion but are not serious enough for penal liability examination, the acts of making incorrect declarations leading to a sufficiency in the payable tax amount, or an increase in the exemptible, reducible, refundable or uncollected tax amount is 05 years, from the day on which the violation is committed;

b) Past the statute of limitations for sanctioning of tax administration related administrative violations, violating taxpayers shall not be sanctioned but shall still fully pay the unpaid or improperly exempted, reduced, refunded, or uncollected tax amounts or evaded tax amounts and late-payment interests to the state budget for retrospective 10 years up to the date of detection of tax administration related administrative violations.

2.The statute of limitations for sanctioning of other violations in the customs field shall comply with Article 6 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations, except for the cases specified in Clause 1 of this Article.

3.In case of sanctioning of administrative violations transferred by the proceeding-conducting agency under Article 63 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations, the statute of limitations shall comply with Point a, Clause 1 and Clause 2 of this Article.

The period during which the case is accepted and examined by the proceeding-conducting agency shall be included in the statute of limitations for sanctioning of administrative violations.

4.Within the statute of limitations specified in Clauses 1 and 2 of this Article, if an organization or individual intentionally shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning of administrative violations shall be recounted from the time when the acts of shirking or obstructing the sanctioning stops.

Article 5. Sanctioning forms and remedial measures

1.For each administrative violation in the customs field, an institutional or individual violator shall be imposed with one of the principal sanctions which are warning or fine.

2.A warning shall be imposed on an individual aged between full 14 years and under 16 years, for the acts of violation specified in this Decree.

3.Fine levels to be imposed on individuals and organizations:

a) The fines specified in Chapter 1 of this Decree shall be imposed on organizations. The fines equal to 1/2 of the fines imposed on organizations shall be imposed on individuals, except for the cases specified at Points b and c of this Clause;

b) The fines for the violations specified in Article 10 of this Decree shall be imposed on individuals;

c) The fines for administrative violations related to tax administration specified in Articles 9 and 14 of this Decree shall be imposed on both individuals and organizations;

d) Households and business households committing administrative violations specified in this Decree shall be imposed with the fines for individual violators.

4.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations.

5.Remedial measures:

Individuals and organizations committing administrative violations may be subject to one or more remedial measures as follows:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of material evidences or means used in administrative violations;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of material evidences or means used in administrative violations at the border gate of importation;

c) Forcible transportation of goods in transit, port transfer, border gate transfer, or goods temporarily imported for re-export at the right checkpoint or route as prescribed

d) Forcible removal of changed packages and labels due to violations; Forcible removal of infringing elements on goods labels before bringing such goods out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam;

dd) Forcible destruction of goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment, or cultural products with harmful contents;

e) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed, or destroyed;

g) Forcible full payment of the deficit tax amount and evaded tax amount;

h) Forcible full payment of the improperly exemptible, reducible, refundable, or uncollected tax amount;

i) Forcible sealing of the stamp “Vietnam duty not paid” as prescribed.

Article 6. Cases not subject to administrative sanctioning in the customs field

1.Cases not subject to administrative sanctioning shall comply with Article 11 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations.

Goods and means of transport which are transported into the territory of the Socialist Republic of Vietnam due to unexpected events or force majeure events shall be notified to the customs agency or other competent agency as prescribed by law; such goods and means of transport must be brought out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam after such events are remedied.

2.Cases entitled to make additional declarations to customs dossiers within the period specified in Clause 4, Article 29 of the 2014 Law on Customs shall not be administratively sanctioned.

3.Cases where the customs declarants perform in accordance with the competent agencies’ guiding documents or handling decisions related to the tax liability determination according to Clause 11, Article 16 of the Law on Tax Administration.

4.Cases where goods sent to Vietnam are inconsistent with the contracts as prescribed in Article 39 of the 2005 Law on Commercial (except for goods banned from import, goods suspended from import, counterfeit goods, scraps are not on the List of wastes permitted for import for use as production materials) but have already been notified in writing by the consignors, carriers, consignees or the legal representatives of the consignors, carriers or consignees (clearly stating the reason), and enclosed with relevant documents to Heads of Customs Branches where such goods are kept before the customs declaration registration is carried out.

 

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, REMEDIAL MEASURES, MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 7. Violations of regulations on time limits for carrying out customs procedures and submitting tax dossiers

1.A fine from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for the acts of failing to comply with the prescribed time limit in any of the following cases:

a) Making declarations, submitting, producing, or providing customs dossier information, except for violations specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article, and Point b, Clause 3, Article 11 of this Decree;

b) Making adjusted or additional declarations when there is a change in information of the containers of imported and exported goods; loading ports, border gates of goods exportation, and means of transporting exported goods;

c) Re-exporting means of transport owned by organizations or individuals that come to border gate areas in order to deliver or receive goods;

d) Making additional declarations of the customs value beyond the prescribed period, for imported or exported goods without official prices, or goods for which the actually paid amount or amounts to be added to customs value has/have not yet been determined at the time of registration of the customs declaration.

2.A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for the acts of failing to comply with the prescribed time limit in any of the following cases:

a) Providing audit reports or financial statements of enterprises entitled to the priority regime;

b) Notifying the customs agency of the decision on handling of violations related to tax administration and accounting, for enterprises entitled to the priority regime;

c) Reporting the number of goods imported for factory construction, goods stored in the outside warehouse of the export processing enterprises;

d) Reporting the amount of transshipped goods brought in, brought out, and stored at the port;

dd) Report on customs clearance statistics for postal goods brought into Vietnam for international transit.

3.A fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Submitting customs declarations when there are no exported goods gathered at the place already notified to the customs agency;

b) Failing to submit account-finalization statements and reports on the use of duty-free goods within the time limit as prescribed;

c) Failing to submit dossiers of request for applying the tax rate of 0% for components imported under the Program on duty incentives for automobile manufacture and assembly or the Program on duty incentives for automobile support industries within the time limit as prescribed;

d) Failing to handle excess materials and supplies, scraps, wastes, machinery, rented or borrowed equipment, and processed products within the prescribed time limit when a processing contract ends or is expired;

dd) Failing to notify about the additional information within the prescribed period when changing the establishments processing or producing exported goods; or places storing exported materials, supplies, machinery, equipment, or products;

e) Failing to notify about the contract of re-processing and its appendices within the prescribed period;

g) Failing to re-export or re-import goods on schedule or within the period registered with the customs agency, except for the violations specified at Point a, Clause 4 of this Article;

h) Failing to notify the actual norm of the produced products within the prescribed period.

4.A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to re-export goods temporarily imported for re-export within the prescribed period;

b) Retaining goods in transit or transshipped goods in the territory of the Socialist Republic of Vietnam beyond the prescribed period;

c) Making declarations and carrying out procedures before the time of deciding on inspection and examination, and after using goods not liable to duty, duty-free goods or goods eligible for duty exemption consideration, tax refund or tax non-collection, or goods subject to tax rates according to the tariff quotas for domestic sale, or after changing the use purpose of such goods.

5.The acts of failing to re-export or re-import means of transport that are temporarily imported or temporarily exported within the prescribed period (except for the cases to be sanctioned in accordance with Clause 6 of this Article, and the cases where means of transport of individuals and organizations come to the border gate areas to deliver or receive goods) shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if means of transport are re-exported or re-imported beyond the prescribed period less than 30 days;

b) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if means of transport are re-exported or re-imported beyond the prescribed period for 30 days or more.

6.The acts of failing to re-export temporarily imported passenger cars of under 24 seats (which are determined on a basis of the circulation registration certificate of vehicles or actual examination) within the prescribed period shall be sanctioned as follows (except for the cases to be sanctioned under Point c, Clause 1 of this Article):

a) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if means of transport are re-exported beyond the prescribed period less than 30 days;

b) A fine from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if means of transport are re-exported beyond the prescribed period for 30 days or more.

7.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of administrative violation material evidences, which are temporarily imported goods during the period for execution of sanctioning decision, for the acts of violation specified at Point g, Clause 3 and Point a, Clause 4 of this Article; except for the case where such goods are allowed to be sold in Vietnam in accordance with the law on foreign trade management and relevant laws, or the cases eligible for extension of time limits for temporary import for re-export in accordance with the law on foreign trade management and the customs law;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of temporarily imported material evidences used to commit administrative violations specified at Point c, Clause 1, Clause 5 and Clause 6 of this Article within the prescribed period for execution of the sanctioning decision;

c) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam of administrative violation material evidences, which are goods in transit or transshipped goods within the prescribed period for execution of the sanctioning decision, for the acts of violation specified at Point b, Clause 4 of this Article.

Article 8. Violations of regulations on the customs declaration

1.A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Making incorrect declarations compared to the actual goods being humanitarian aid or non-refundable aid in term of quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name, type, or origin that already is approved by the competent authority;

b) Making incorrect declarations compared to the actually imported goods subject to duty in term of quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name, types, quality, customs value, origin, or heading, without affecting the payable tax amounts; except for the cases specified at Point a, Clause 1 and Clause 2 of this Article;

c) Failing to declare on the customs declaration of the special relationship between the buyer and the seller in accordance with law provisions on customs, without affecting the customs value.

2.A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for the acts of making incorrect declarations compared to the actual goods in term of quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name, type, quality, customs value, or origin and falling into one of the following cases:

a) Goods in transit, goods under border-gate transfer, and transshipped goods;

b) Goods used or destructed within the non-tariff zone.

3.A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the acts of making incorrect declarations compared to the actually imported or exported goods that are not liable to duty or exempt from duty in accordance with law provisions in term of quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name, type, quality, customs value or origin; except for the cases specified at Point a, Clause 1 and Point d, Clause 4 of this Article.

4.A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Making incorrect declarations in term of the number of master bills of lading and house bills of lading on the goods declarations in the dossier of means of transport that are on entry, exit, or in transit;

b) Making incorrect declarations in term of the number of customers on the customer list of the dossier of means of transport that are on entry, exit, or in transit;

c) Making incorrect declarations of the number of luggage on the luggage declarations in the dossier of means of transport that are on entry, exit, or in transit;

d) Making incorrect declarations compared to the actual goods brought into the bonded warehouse or tax-suspension warehouse; goods brought to other countries from the bonded warehouse or tax-suspension warehouse, in terms of quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name, type or origin.

5.A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed in case where the goods have undergone customs clearance but not exported or they are exported with a sufficient quantity (material evidences valued at VND 10,000,000 or more), name or customs value in comparison to that declared, except for the case that exported goods are processed products or products produced for export and exported products of export processing enterprises, and goods temporary imported for re-export.

These provisions shall not be applied in case where customs declarations are not valid for the customs clearance as prescribed in Clause 2, Article 25 of the 2014 Customs Law.

6.The customs declarant commits violations of regulations on customs declaration as specified in this Article, then discovers such violations by himself/herself and makes additional declarations beyond the prescribed period shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b) A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified in Clause 2 of this Article;

c) A fine from VND 1,500,000 to VND 2,500,000 shall be imposed for the acts of violation specified in Clause 3 of this Article;

d) A fine from VND 2,500,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified in Clause 4 of this Article;

dd) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified in Clause 5 of this Article;

7.Violations specified at Point b, Clause 1, Clause 3 and Clause 5 of this Article, leading to a sufficiency in the payable tax amount or an increase in the exemptible, reducible or refundable or uncollected tax amount, or leading to tax evasion, or violations of regulations on management of imported or exported goods shall be sanctioned in accordance with Articles 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 and 22 of this Decree.

8.This Article shall not be applied to the violations specified in Clause, Article 11 of this Decree.

Article 9. Violations of regulations on tax declaration, leading to a sufficiency in the payable tax amount, or an increase in the exemptible, reducible, refundable, or uncollected tax amount

1.The acts of making incorrect declarations that lead to a sufficiency in the payable tax amount or an increase in the exemptible, reducible, refundable, or uncollected tax amount include:

a) Making incorrect declarations in term of quantity, name, type, quality, customs value, heading, duty rate, duty amount, or origin, except for regulations in Clause 8, Article 11 and Point b, Clause 1, Article 14 of this Decree;

b) Making incorrect declarations in term of subjects not liable to duty, exempt from duty, and goods managed according to the tariff quotas;

c) Making and declaring incorrectly contents in dossiers of tax exemption, dossiers for consideration of tax exemption or reduction, tax refund or non-collection, and dossiers for handling overpaid tax or fine amounts;

d) Violation of regulations on management of materials, supplies, machinery, equipment, processed products, exported products, and export processing products, resulting in an insufficient inventory of goods compared to accounting documents, accounting books, and customs dossiers for exported or imported goods other than those specified at Points d, dd, e and g, Clause 1, Article 14 of this Decree;

d) Violation of regulations on management of goods in the tax-suspension warehouse, resulting in an insufficient inventory of goods compared to accounting documents, accounting books, and customs dossiers for exported or imported goods other than those specified at Point g, Clause 1, Article 14 of this Decree;

e) Making account-finalization statements in term of the number of used materials, supplies, and components imported for production inconsistent with the actual ones used to manufacture processed or exported products;

g) Declaring imported goods according to the type of processing, production for export without having an establishment for the production of processed goods, or exported goods in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; or machinery or equipment owned or used in production establishments suitable for materials, supplies, and components imported for processing and export production.

2.A fine level equal to 10% of under-declared tax amounts or over-declared exempted, reduced, refunded, or uncollected tax amounts shall be imposed for the taxpayer committing acts of violation specified in Clause 1 of this Article, then discovers such violations by himself/herself and makes additional tax dossier declarations in accordance with the customs law and falling into one of the following cases:

a) After the customs agency notifies the direct inspection of customs dossiers for goods currently undergoing customs procedures;

b) After 60 days from the date of customs clearance and before deciding on post-customs clearance inspection or inspection of customs-cleared goods;

c) Past the time limit for making additional declaration for the account-finalization statement but before the customs agency issues a decision on inspecting the account-finalization statement.

3. A fine level equal to 20% of under-declared tax amounts or over-declared exempted, reduced, refunded or uncollected tax amounts shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Violations specified in Clause 1 of this Article that are discovered by the customs agency during the customs clearance;

b) Violations specified in Clause 1 of this Article that are discovered when inspecting and examining customs-cleared goods;

c) The acts of failing to make additional declarations of the customs value according to regulations are discovered thorough inspection and examination of goods without official prices at the time of registration of the customs declaration or goods for which the actually paid amount or amount to be added to customs value has not yet been determined at the time of registration of the customs declaration;

d) Customs declarant commits violations specified in Clause 1 of this Article, then discovers such violations by himself/herself and make additional declarations to his/her tax dossiers after getting examination or inspection conclusions.

An organization or individual commits violations specified at Points b, c, and d of this Clause without voluntarily remedying by making full payment of the payable tax amount before the written records of administrative violations are made shall be sanctioned according to Point c, Clause 1, Article 14 of this Decree.

4.Remedial measures:

Forcible full payment of the deficit tax amount or the improperly exemptible, reducible, refundable, or uncollected tax amount, for the acts of violation specified in this Article.

5.The sanctioning of violations specified in Clauses 1, 2, and 3 of this Article shall only be applied in case where the tax difference is VND 500,000/customs declaration form or more and such violations are committed by individuals; or the tax difference is VND 2,000,000/customs declaration form or more and such violations are committed by organizations.

6.If violations specified in Clauses 1, 2, and 3 of this Article are acts of tax evasion, such violations shall be sanctioned according to Article 14 of this Decree.

7.This Article shall not be applied to the violations specified in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, and 22 of this Decree.

Article 10. Violations of regulations on customs declaration by persons on exit or entry with respect to foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, negotiable instruments, gold, other precious metals, and gems

1.A person who leaves Vietnam with passport or passport substitutes granted by the competent Vietnamese or foreign agency, laissez-passer or border identity card but fails to declare or incorrectly declare the number of foreign currencies in cash that is permitted to be carried along by persons on exit, and the amount of Vietnam dong in cash, and gold carried along that are in excess of the prescribed quotas when leaving Vietnam shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 5,000,000 to below VND 30,000,000;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 30,000,000 to below VND 70,000,000;

c) A fine from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 70,000,000 to below VND 100,000,000;

d) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

2.A person who enters Vietnam with passport or passport substitutes granted by the competent Vietnamese or foreign agency, laissez-passer or border identity card but fails to declare or incorrectly declare the number of foreign currencies in cash permitted to be carried along by persons on entry, and the amount of Vietnam dong in cash, and gold carried along that are in excess of the prescribed quotas when entering Vietnam (except for the cases specified in Clause 3 of this Article) shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 5,000,000 to below VND 50,000,000;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 50,000,000 to below VND 100,000,000;

c) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

3.A person commits violations specified in Clause 2 of this Article, in which the amount of declared foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, and gold is larger than the actual amount of currencies carried along him/her shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed if the value of the over-declared foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash and gold is from VND 5,000,000 to below VND 20,000,000 in comparison with the amount actually carried along;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the value of the over-declared foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash and gold is from VND 20,000,000 to below VND 100,000,000 in comparison with the amount actually carried along;

c) A fine from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed if the value of the over-declared foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, and gold is VND 100,000,000 or more in comparison with the amount actually carried along, without being examined for penal liability.

4.A person on exit or entry by laissez-passer or border identity card who carries along with foreign currencies in cash that is not permitted to be carried along, but fails to declare or make incorrect declaration shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of material evidences is from VND 5,000,000 to below VND 50,000,000;

b) A fine from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the value of material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 100,000,000;

c) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the value of material evidences is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

5.A person on exit or entry who carries along with other precious metals, gems, and negotiable instruments subject to customs declaration when carrying out the exit or entry procedures as prescribed but fails to declare or make incorrect declarations shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 5,000,000 to below VND 30,000,000;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

c) A fine from VND 15,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is from VND 50,000,000 to below VND 100,000,000;

d) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the value of material evidences that are in excess of the prescribed quotas is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

6.The value of material evidences used in violations specified in this Article is the value after deducting the value of foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, gold, other precious metals, and gems that is not required to be made customs declarations in accordance with law regulations.

Article 11. Violations of regulations on customs inspection and examination

1.A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Erasing and editing documents in the customs dossier that already submitted, produced, or sent to the customs agency according to the registered customs declaration form, other than the cases specified at Point a, Clause 7 of this Article, and Articles 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, and 22 of this Decree;

b) The taxpayer makes an incorrect account-finalization statement compared to the accounting books, documents, and the customs declaration form, then discovers such violations by himself/herself and makes amendment and supplement to the account-finalization statement beyond the prescribed period, but not falling into the cases specified at Point e, Clause 1 and Point c, Clause 2, Article 9 of this Decree.

2.A fine from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to assign persons and means to implement the customs agency s request on actual inspection of goods and means of transport;

b) Violating regulations on formulation and storage of dossiers, documents, books, and electronic data;

c) Making an incorrect account-finalization statement compared to the accounting books, documents, and the customs declaration form, but not falling into the cases specified at Point b, Clause 1 of this Article, Point e, Clause 1, and Point c, Clause 2, Article 9 of this Decree.

3.A fine from VND 4,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to produce goods currently subject to customs supervision, goods being stored that are subject to post-customs clearance inspection for the customs agency s inspection in accordance with the customs law;

b) Failing to provide sufficient dossiers, documents, materials, and electronic data related to imported or exported goods and means of transport on exit or entry in a timely manner to the customs agency in accordance with law provisions.

4.A fine from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed for the acts of failing to comply with the decision on inspection and examination issued by the customs agency.

5.A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Exchanging goods that have undergone customs inspection with those that have not undergone customs inspection;

b) Failing to provide dossiers, documents, materials, and electronic data related to imported or exported goods and means of transport on exit or entry to the customs agency in accordance with law provisions.

6.The acts of selling legally original goods at the duty-free shop without the stamp “Vietnam duty not paid” as prescribed shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is below VND 10,000,000;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 10,000,000 to below VND 20,000,000;

c) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 20,000,000 to below VND 30,000,000;

d) A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

dd) A fine from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is VND 50,000,000 or more.

7.A fine from VND 40,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Using counterfeit documents and materials; using unlawful documents and materials to make a declaration, submit or produce to the customs agency, without being examined for penal liability;

b) Illegally using the account or digital signature already granted for another individual or organization to complete customs procedures;

c) Hacking, falsifying, or destroying the customs information system;

d) Selling goods banned from export, import; goods temporarily suspended from export, import, or goods not permitted for sale or circulation in Vietnam at the duty-free shop.

8.The acts of exporting or importing goods inconsistent with the customs declaration in term of quantity, name, or type, without documents for additional declarations in accordance with the customs law on additional declarations, except for violations specified in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 and 22 of this Article, shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is below VND 30,000,000;

b) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

c) A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 70,000,000;

d) A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 70,000,000 to below VND 100,000,000;

dd) A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

9.Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences used in administrative violations, for acts of violation specified at Point a, Clause 5 and Point a, Clause 7, Clause 8 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Points a and b, Clause 10, and Clause 11 of this Article;

b) Confiscation of material evidences used in administrative violations, that are counterfeit documents and materials; or unlawful documents and materials, for the acts of violation specified at Point a, Clause 7 of this Article.

10.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of administrative violation material evidences being scraps that do not meet environmental conditions and technical regulations, goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment, for the acts of violation specified at Point a, Clause 7 and Clause 8 this Article;

b) Forcible destruction of material evidences that are cultural products with harmful contents, for the acts of violations specified at Point a, Clause 7 and Clause 8 of this Article;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified at Point a, Clause 5; Point a, Clause 7 and Clause 8 of this Article;

d) Forcible sealing of the stamp “Vietnam duty not paid” as prescribed, for the acts of violation specified in Clause 6 of this Article.

11.An individual or organization that commits violations specified at Point a, Clause 7 of this Article for the purpose of tax evasion shall be sanctioned according to Article 14 of this Decree.

Article 12. Violations of regulations on customs supervision

1.A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Carrying out the transshipment, carriage transfer, warehousing or division of the goods shipments, packing in the same container or carriage, changing the mode of transportation or means of transport during the transportation of goods currently subject to customs supervision without notifying or without obtaining approval from the customs agency in accordance with law regulations;

b) Destroying scraps or wastes from the activities of processing or manufacturing exported goods or operations of export processing enterprises without notifying the customs agency;

c) Transporting materials, supplies, machinery, and equipment to another establishment for re-processing, or to a warehouse other than the one notified to the customs agency to process and manufacture exported goods, without notifying the customs agency;

d) Transporting goods from the duty-free goods warehouse to the duty-free shop, airplane, and vice versa, without notifying or obtaining approval from the customs agency.

2.A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) The route, itinerary, location, border gate, and time of transporting goods in transit, port transfer, transshipment, or border-gate transfer, and goods temporarily imported for re-export is inconsistent with the customs dossier;

b) Changing the packages or labels of goods currently subject to customs supervision without permission;

c) Failing to preserve the original conditions of the goods currently subject to customs supervision or goods in storage pending customs clearance;

d) Failing to store goods in the location as prescribed or the location registered with the customs agency;

dd) Storing goods preserved in a location that does not meet all conditions as prescribed.

3.A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of failing to preserve the customs seal or carrier s seal (in case where the customs seal is not required as prescribed) during the transportation of goods currently subject to customs supervision or the acts of using a fake customs seal or a fake carrier s seal.

4.A fine from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Consuming goods currently subject to customs supervision, except for the case specified in Clause 5 of this Article.

In case where the material evidences used in violations specified at this Point are not liable to duty, exempt from duty or eligible for duty exemption consideration, or goods subject to tax rates according to the tariff quotas and such violations are not against regulations on imported or exported goods management policy, then regulations on sanctioning specified at Point g, Clause 1, Article 14 of this Decree shall be applied;

b) Selling means of transport that are registered for circulation in other countries and temporarily imported to Vietnam.

5.A fine from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of selling goods in-store pending the customs clearance as prescribed.

6.A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the acts of failing to preserve the customs seal or carrier s seal (in case where the customs seal is not required as prescribed) during the transportation of goods currently subject to customs supervision, or the acts of using a fake customs seal or a fake carrier s seal for goods that are currently subject to customs supervision and already sold.

7.Additional sanctions:

a) Confiscation of fake seals, for the acts of violation specified in Clauses 3 and 6 of this Article;

b) Confiscation of material evidences used in administrative violations, for the acts of violation specified at Point b, Clause 4 of this Article, in case where such violation material evidences have not been sold yet.

8.Remedial measures:

a) Forcible transport of goods in transit, port transfer, transshipment, or border-gate transfer and goods temporarily imported for re-export on the correct route and border gate, for the acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified at Point b, Clause 4 of this Article;

c) Forcible removal of goods packages or labels that already changed due to acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article.

9.In case where an individual or organization commits violations specified at Point a, Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of this Article, and such goods have been sold, at the same time, commits violations specified in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, and 22 of this Decree, apart from sanctions as prescribed at Point a, Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of this Article, he/she/it shall be sanctioned for the corresponding acts of violation according to Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, and 22 of this Decree.

Article 13. Violations of regulations on customs control

1.A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to obey orders to stop the means of transport and to be searched as prescribed;

b) Failing to provide diagrams of cargo holds and instructions or open places where goods are doubtfully hidden on means of transport for administrative search.

2.A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Storing, trading, and transporting exported or imported goods in the customs area without lawful documents, in case where the value of material evidences is below VND 30,000,000;

b) Illegally transporting goods, Vietnam dong in cash, foreign currencies in cash, gold, other precious metals and gems through the border, in case where the value of material evidences is below VND 30,000,000;

c) Failing to take means of transport crossing the national inland border on the correct route or border gate as prescribed, failing to carry out customs procedures as prescribed.

3.A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, in case where the value of material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000.

4.A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, in case where the value of material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 70,000,000.

5.A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) The acts of violation specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, in case where the value of material evidences is from VND 70,000,000 to below VND 100,000,000;

b) Unloading goods at a port of destination other than that in the goods manifest or bill of lading;

c) Carrying out the loading and unloading, transshipment, carriage transfer, carriage detachment of imported or exported goods or goods in transit on means of transport currently subject to customs inspection and supervision without the customs agency’s permission;

d) Illegally selling, destroying, or throwing goods away to avoid customs examination and inspection or customs supervision;

dd) Transporting scraps into Vietnam for a consignee on the goods manifest, who is ineligible for importing scraps use as production materials.

6.A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the acts of violation specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, in case where the value of material evidences is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

7.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified at Points a and b, Clause 2; Clause 3; Clause 4 and Points a and d, Clause 5; Clause 6 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Point d, Clause 8 of this Article.

8.Remedial measures:

a) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified at Point d, Clause 5 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of means of transport registered for circulation in other countries within the prescribed period for execution of sanctioning decision, for acts of violation specified at Point c, Clause 2 of this Article;

c) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of means of material evidences being scraps not satisfying environmental conditions and technical regulations within the prescribed period for execution of sanctioning decision, for acts of violation specified at Point dd, Clause 5 of this Article;

a) Forcible destruction of goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents, for acts of violation specified at Points a and b, Clause 2; Clause 3l Clause 4; Point a, Clause 5 and Clause 6 of this Article.

Article 14. Sanctioning of the acts of tax evasion

1.Acts of tax evasion include:

a) Using unlawful or incorrect documents and materials compared to the real transactions to make tax statement; erasing and editing documents, leading to a sufficiency in the payable tax amount, or an increase in the exemptible, reducible, refundable or uncollected tax amount without permission;

b) Making incorrect goods declaration in term of goods heading, tax rate and the tax amount that has been instructed by the Ministry of Finance and the customs agency;

c) An individual or organization who commits violations specified at Points b, c and d, Clause 3 of Article 9 and fails to make full payment of the payable tax amount before the time of making the violation record;

d) Carrying out export procedures but failing to export processed goods or export production; products exported abroad by export processing enterprises;

dd) Making incorrect declaration compared to the actually exported goods in term of quantity, type, processed products; products produced for export; products exported abroad by export processing enterprises or re-exported goods;

e) Failing to declare the domestically bought material and supplies with an export duty rate of the products processed for export; making an incorrect declaration in term of the value of exported materials, supplies and components of processed products, resulting in an increase in the exemptible tax amount for processed products when being re-imported into Vietnam;

g) Changing the use purposes of goods not liable to duty, duty-free goods or goods eligible for duty exemption consideration and goods managed according to the tariff quotas inconsistent with the purpose without notifying such changes to the customs agency;

h) Making an incorrect declaration of goods imported from the non-tariff zone to inland in term of quantity, name, type, quality, value and origin;

i) Failing to record the revenues and expenditures related to the determination of payable tax amount in accounting books;

k) Failing to sell duty-free goods for the right persons with the prescribed quantity under the prescribed conditions;

l) Colluding with goods consignors to evade duties on imported goods.

2.The taxpayer that commits the violations specified in Clause 1 of this Article, but is not liable to penal examination, shall be fined as follows:

a) A fine level equal to the amount of evaded tax shall be imposed if no aggravating circumstances are involved;

b) Every aggravating circumstance that is involved shall cause the fine to increase by 0.2 times but not exceeding 03 times the evaded tax amount.

3.Remedial measures:

Forcible full payment of the evaded tax amount, for the acts of violation specified in this Article.

4.This Article shall not be applied to the violations specified in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 and 22 of this Decree.

5.In case the violator commits violations specified at Points c and h, Clause 1 of this Article and has no document for the additional declaration, such violator shall be sanctioned according to Clause 8, Article 11 of this Decree.

Article 15. Violations of regulations on export, import and transport into Vietnam of goods banned from export and suspended from export, goods banned from import and suspended from import

1.The acts of exporting, importing or transporting goods banned from export and suspended from export, goods banned from import and suspended from import into Vietnam, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article, shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is below VND 20,000,000;

b) A fine from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 20,000,000 to below VND 30,000,000;

c) A fine from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

d) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 70,000,000;

dd) A fine from VND 50,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 70,000,000 to below VND 100,000,000;

e) A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

2.The acts of illegally bringing narcotics, weapons and firecrackers of all types that are on the list of goods banned from export or import or the list of goods suspended from export or import into or out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned according to the Government s Decree No. 167/2013/ND-CP dated November 12, 2013, on sanctioning of administrative violation in the fields of social security, order and safety; prevention and fight against social evils, fire and domestic violence.

3.The acts of transporting elephant ivory and rhino horns that are banned from export or import shall be sanctioned like the acts of “illegal transport of forest products” specified in Article 22 of the Government’s Decree No. 35/2019/ND-CP dated April 25, 2019, on penalties for administrative violations against regulations on forestry. The acts of exporting or importing transporting elephant ivory and rhino horns that are banned from export or import shall be sanctioned like the acts of “illegal trading of forest products” specified in Article 23 of the Decree No. 35/2019/ND-CP.

4.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified in Clause 1 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Points a and b, Clause 5 of this Article.

5.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of administrative violation material evidences being imported goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment, for the acts of violation specified in this Article;

b) Forcible destruction of material evidences being cultural products with harmful contents; cultural products banned from dissemination or circulation, or cultural products already decided to be suspended from dissemination or circulation; publications banned from dissemination or circulation in Vietnam; exported goods harmful to human health, domestic animals, plants and environment, for the acts of violation specified in this Article;

c) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 16. Exporting, importing or temporarily importing for re-export, transiting, border gate transferring of goods containing images or contents inconsistent with the nation’s sovereignty or goods with other contents affecting the security, politic, economy, social and diplomatic relation of Vietnam

1.The acts of exporting or importing of goods containing images or contents inconsistent with the nation’s sovereignty or goods with other contents affecting the security, politic, economy, social and diplomatic relation of Vietnam shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the quantity unit of the material evidences is below 20;

b) A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the quantity unit of material evidences is from 20 to below 50;

c) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed in case where the quantity unit of material evidences is from 50 to below 70;

d) A fine from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed in case where the quantity unit of the material evidences is from 70 to below 100;

a) A fine from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed in case where the quantity unit of the material evidences is 100 or more.

2.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified in Clause 1 of this Article, which are goods containing images or contents inconsistent with the nation’s sovereignty or goods with other contents affecting the security, politic, economy, social and diplomatic relation of Vietnam.

3.Remedial measures:

Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 17. Exporting, importing or temporarily importing for re-export, transiting, border gate transferring of goods forging Vietnamese origin

1.The acts of exporting, importing or temporarily importing for re-export, transiting, border gate transferring of goods forging Vietnamese origin shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is below VND 30,000,000;

b) A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

c) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 70,000,000;

d) A fine from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 70,000,000 to below VND 100,000,000;

dd) A fine from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is VND 100,000,000 or more.

2.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified in this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Point a, Clause 3 of this Article.

3.Remedial measures:

a) Forcible destruction of material evidences used in administrative violation specified in this Article, which are goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 18. Violations of regulations on export or import of goods according to quotas; export or import of goods required licenses, or goods subject to conditions, standards and regulations

1.The acts of importing or exporting goods required quotas, export or import licenses but failing to comply with such quotas, or failing to have export or import licenses; importing or exporting goods that do not meet conditions, standards and technical regulations; importing or exporting goods subject to specialized inspection but failing to obtain a notice of specialized inspection results in accordance with law regulations shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is below VND 20,000,000;

b) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 20,000,000 to below VND 30,000,000;

c) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the value of material evidences is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

d) A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is from VND 50,000,000 to below VND 100,000,000;

dd) A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed in case where the value of the material evidences is VND 100,000,000 or more, without being examined for penal liability.

2.A fine level equal to 02 times of the fine specified in Clause 1 of this Article shall be imposed, in case where the customs declarant submits the customs dossier beyond the prescribed period for 30 days, from the date on which the goods arrive at the border gate.

3.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of material evidences used in administrative violation specified in this Article within 30 days, from the date on which the decision on sanctioning is received; except for imported or exported goods that have been permitted within the time limit as mentioned in this Point by the competent agency;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 19. Violations of regulations on import or export of goods on the list of goods designated to importers and exporters

1.A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of importing or exporting goods on the list of goods designated to importers and exporters without a competent agency s written designation as prescribed.

2.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of imported material evidences used in administrative violation specified in this Article within 30 days, from the date on which the decision on sanctioning is received; except for the case where the competent agency already issued a written designation of importing such goods within the time limit specified in this Point;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 20. Violations of regulations on temporary import for re-export and temporary export for re-import of goods

1.A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Temporarily importing for re-export of goods required a license of temporary import for re-export (except for goods temporarily imported for re-export) without such licenses;

b) Temporarily exporting for re-import of goods required a license of temporary export for re-import without such licenses, except for the cases specified at Point b, Clause 2 of this Article.

2.A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Temporarily importing for re-export of goods banned from import or export, goods suspended from import or export (except for goods temporarily imported for re-export);

a) Temporarily exporting for re-import of goods banned from import or export, goods suspended from import or export without a license of temporary export for re-import.

3.A fine from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of trading goods of temporary import for re-export that are included in the list of goods temporarily imported for re-export with conditions but failing to satisfy conditions for temporary import for re-export.

4.A fine from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the acts of temporary import for re-export of goods required a license but failing to have such licenses, except for the cases specified in Clause 5 of this Article.

5.A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall to imposed for the acts of violation specified in Clause 4 of this Article, in case where the material evidences are goods banned from export or import, goods suspended from export or import; goods that are not permitted for circulation or use in Vietnam.

6.A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of trading in temporary import for re-export of goods that are included in the list of goods banned from trading in temporary import for re-export or the list of goods suspended from temporary import for re-export.

7.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified in Clause 2, 3 and 5 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Points b and c, Clause 8 of this Article.

8.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export at the border gate of importation of material evidences used to commit administrative violations specified at Point a Clause 1, Clause 4 and Clause 6 of this Article within the prescribed period for execution of the sanctioning decision;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export at the border gate of importation of administrative violation material evidences being goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment, within the prescribed period for execution of the sanctioning decision, for the acts of violation specified in Clauses 2, 3 and 5 of this Article;

c) Forcible destruction of administrative violation material evidences being cultural products with harmful contents; cultural products banned from dissemination or circulation, or cultural products already decided to be suspended from dissemination or circulation; publications banned from dissemination or circulation in Vietnam, for the acts of violation specified in this Article;

d) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 21. Violations of regulations on transit or border-gate transfer of goods

1.A fine from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of carrying out the border-gate transfer of goods required a license but failing to have such license granted by the competent agency, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.

2.A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Transiting goods required a license as prescribed but failing to have such license;

b) Carrying out the border-gate transfer of goods on the list of goods banned from export or import, goods suspended from export or import, and the list of goods that are not permitted for circulation or use in Vietnam without a license as prescribed.

3.A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the acts of carrying out the border-gate transfer of goods on the list of goods banned from border-gate transfer or goods suspended from the border-gate transfer.

4.Additional sanctions:

Confiscation of material evidences used in administrative violations specified in Clause 2 and 3 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Points b and c, Clause 5 of this Article.

5.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export at the border gate of importation of material evidences used to commit administrative violations specified in Clause 1 of this Article within the prescribed period for execution of the sanctioning decision, except for the case where material evidences being goods are subject to the remedial measures specified at Point c, Clause 5 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export at the border gate of importation of administrative violation material evidences being goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment, within the prescribed period for execution of the sanctioning decision, for the acts of violation specified in Clauses 2 and 3 of this Article;

c) Forcible destruction of administrative violation material evidences being cultural products with harmful contents; cultural products banned from dissemination or circulation, or cultural products already decided to be suspended from dissemination or circulation; publications banned from dissemination or circulation in Vietnam, for the acts of violation specified in this Article;

d) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 22. Violations of regulations on labeling of imported goods

1.A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on an individual or organization importing goods with an original label and contents on that label could not be read in accordance with law provisions on goods’ labels, but that individual or organization fails to remedy such.

2.The acts of importing goods with compulsory labels contents in contravention of the law on imported goods’ labels (except for counterfeit goods and goods forging Vietnamese origin) shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at less than VND 5,000,000;

b) A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine from VND 3,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

g) A fine from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

h) A fine from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

3.The acts of importing goods required an original label as prescribed but failing to have such original label shall be sanctioned as follows:

a) A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at less than VND 5,000,000;

b) A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine from VND 25,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

g) A fine from VND 35,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

h) A fine from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed in case where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

4.Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of material evidences used in administrative violations specified in this Article within the prescribed period for execution of sanctioning decision;

b) Forcible refund of money amounts equivalent to the value of material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation specified in this Article.

Article 23. Violation of regulations on management of bonded warehouses, tax suspension warehouses (CFSs), container freight stations, duty free shops

1. A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to notify to the customs agency of goods, machinery and equipment supplied from the inland into a bonded warehouse to serve packaging, classification or maintenance activities;

b) Failing to notify to the customs agency for monitoring and supervision before providing the services of reinforcing, dividing into packages and packaging; consolidating Less-than-Container Load shipments; classifying and maintaining goods and taking goods samples in a bonded warehouse;

c) Failing to notify to the customs agency for management and monitoring when transferring the ownership of goods in a bonded warehouse;

d) Failing to bring goods, materials or supplies out of a bonded warehouse, tax suspension warehouse, CFS, duty free shop or a warehouse of a duty-free goods-selling enterprise when the goods storage duration expires in accordance with regulations.

2. A fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Moving goods from one bonded warehouse to another without written agreement of a competent person of the customs agency managing the bonded warehouse;

b)Expanding, narrowing or relocating a duty free shop, bonded warehouse, off-airport freight terminal, CFS or a place for customs clearance, goods gathering and customs inspection and supervision without permission of the customs agency;

c) Providing services that are not permitted in a bonded warehouse or CFS;

d) Failing to implement the reporting regime for a bonded warehouse, tax suspension warehouse or CFS within the duration as prescribed.

3. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a)Bringing goods not permitted in bonded warehouses according to the law into a bonded warehouse;

b)Dispersing goods stored in a bonded warehouse;

c)Destroying goods in a bonded warehouse or tax suspension warehouse against the law.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences used to commit the administrative violation specified at Point b, Clause 3 of this Article;

b) Confiscation of material evidences used to commit the administrative violation specified at Point a, Clause 3 of this Article, for material evidences being goods banned from export and suspended from export and goods banned from import and suspended from import; except material evidences used in administrative violations that are applied remedial measures prescribed at Points b and c, Clause 5 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible refund of a money amount equivalent to the value of administrative violation material evidences which have been illegally sold, dispersed or destroyed, for the acts of violation prescribed at Point b, Clause 3 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam of material evidences used to commit the administrative violation specified at Point a, Clause 3 of this Article within the time limit for execution of the sanctioning decision, except material evidences used in administrative violations that are applied remedial measures prescribed at Point c, Clause 5 of this Article;

c) Forcible destruction of administrative violation material evidences that are cultural products with harmful contents; cultural products banned from dissemination, circulation or subject to termination of dissemination, circulation under decisions on such termination; cultural products banned from dissemination, circulation in Vietnam, for the act of violation prescribed at Point a, Clause 3 of this Article;

d) Forcible removal of infringing elements from goods labels on administrative violation material evidences before they are brought out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam, for the act of violation prescribed at Point a, Clause 3 of this Article if the goods forge Vietnamese origin.

Article 24. Violation of regulations on management of imports and exports at ports, warehouses, storing yards, places for customs clearance, goods gathering and customs inspection and supervision (except for bonded warehouses, tax suspension warehouses)

1.A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a)Failing to punctually notify the inventory of goods the port, warehouse or storing yard in customs operation areas;

b)Failing to arrange goods in the port, warehouse or storing yard in conformity with supervision and management request of the customs agency.

2. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to fully comply with regulations on management, statistics and storage of documents, data about goods brought in, out of a port, warehouse or storing yard in accordance with law and present, provide them to the customs agency on request;

b) Failing to provide information and cooperate with the customs agency in monitoring, inspecting, supervising goods being brought in, out and stored in a port, warehouse, storing yard or a place for customs clearance, goods gathering and customs inspection and supervision.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the acts of permitting  an organization or individual to bring goods out of a port, warehouse or storing yard without receiving information about goods’ full satisfaction of requirements for passing them through a supervision area or after receiving information about suspension of passing goods through a customs supervision area.

Article 25. Violation of regulations on enforcement of sanctioning decisions

1. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to deduct and transfer money amounts of an individual or organization subject to enforcement of decision on sanctioning of customs-related administrative violation of the competent person, except for cases specified in Clause 2 of this Article.

2. A fine equal to the payable tax arrears of a taxpayer shall be imposed for a commercial bank’s act of failing to perform the responsibility to deduct and transfer from the taxpayer’s account to the state budget’s account such tax amount at the request of the tax administration agency, unless the taxpayer’s account no longer has a balance or the balance of such account has been wholly transferred to the state budget’s account but is not enough to pay the tax arrears.

3. A fine from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to deduct part of salaries or incomes of persons subject to enforcement of administrative decisions under enforcement decision of the customs agency.

4. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a)Failing to provide information or to provide incorrect information, documents, contents of transactions related to exports, imports or means of transport on exit or entry that are made via the taxpayer’s account at the credit institution at the request of the customs authority in accordance with law;

b)Colluding with or covering up taxpayers that commit tax evasion or fail to abide by decisions on enforcement of tax-related administrative decisions in the field of customs.

Article 26. Application of measures to prevent administrative violations and ensure administrative sanctioning

1. The application of measures to prevent administrative violations and ensure administrative sanctioning shall comply with Part Four of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations and this Decree.

2. If both goods being administrative violation material evidences and goods not being administrative violation material evidences are in the same shipment, only goods being administrative violation material evidences shall be temporarily seized.

3. If the administrative violation material evidences are foreign currencies in cash, Vietnamese currency in cash of the person entering or exiting Vietnam with a passport or passport substitute granted by Vietnamese or foreign competent agency, laissez-passer or border identity card, only the amount in excess of prescribed quotas that is not required to make customs declaration shall be temporarily seized.

Article 27. Competence to make written records of administrative violations

1. Being persons with sanctioning competence as prescribed in Articles 28, 29, 30 and 31 of this Decree when they are on duty.

2. Being servicemen of the People’s Army, civil servants in the agencies prescribed in Articles 28, 29, 30 and 31 of this Decree when they are on duty.

3. If the acts of administrative violation in the field of customs are committed on airplanes, seagoing ships or trains, airplane commanders, shipmasters or trainmasters shall organize the making of written records of administrative violations and promptly hand them to persons competent to sanction administrative violations as prescribed in Articles 28, 29, 30, 31 and 32 of this Decree upon the arrival of the airplanes, seagoing ships or trains at airports, seaports or railway stations.

Article 28. Sanctioning competence of chairpersons of People’s Committees at all levels

1.Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose warning;

b)Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b, c, d, dd, e and i, Clause 5, Article 5 of this Decree.

2.Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to the maximum fine levels specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences of administrative violations;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b, c, d, dd, e and i, Clause 5, Article 5 of this Decree.

Article 29. Competence to sanction administrative violations of customs

1. Customs officers on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations.

2. Heads under Customs Branches, heads under Post-customs Clearance Inspection Branches may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations.

3. Heads of Customs Branches, heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of anti-smuggling control teams, commanders of marine control flotillas, and heads of control teams for protection of intellectual property rights under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations;

c)Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d)Apply the remedial measures as prescribed in this Decree.

4. The director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Customs and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed in this Decree.

5. The Director General of Customs may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to the maximum fine levels applicable to the relevant fields specified in Article 24 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations;

c) Confiscate material evidences of administrative violations;

d) Apply the remedial measures as prescribed in this Decree.

6. Heads of Customs Branches, directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department and the Director General of Customs are competent to sanction tax-related violations with fines of up to the maximum fine levels mentioned at Points b, c and d, Clause 2, Article 138 of the 2019 Law on Tax Administration.

Article 30. Sanctioning competence of the Border Guard

1.  Border-guard soldiers who are on duty may impose warning.

2. Station heads or team commanders of those as prescribed in Clause 1 of this Article may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000 for individuals and fines of up to VND 5,000,000 for organizations.

3. Heads of border-guard stations, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border-gate border-guard command posts may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Point dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

4. Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard fleets under the High Command of the Border Guard may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to the maximum fine levels specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences of administrative violations;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points dd and e, Clause 5, Article 5 of this Decree.

Article 31. Sanctioning competence of the Coast Guard

1. Marine policemen who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 1,500,000 for individuals and fines of up to VND 3,000,000 for organizations.

2. Leaders of Coast Guard operation teams may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations.

3. Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for individuals and fines of up to VND 20,000,000 for organizations;

c)Apply the remedial measures as prescribed at Point dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

4. Commanders of Coast Guard flotillas may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a and dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

5. Commanders of Coast Guard fleets may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 30,000,000 for individuals and fines of up to VND 60,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a and dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

6. Commanders of Regional Coast Guards may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding the fine level mentioned at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a and dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

7. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to the maximum fine levels specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences of administrative violations;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a and dd, Clause 5, Article 5 of this Decree.

Article 32. Principles of determination and delimitation of competence to sanction administrative violations and application of remedial measures

1. Competence of the persons defined in this Decree to sanction administrative violations is the competence to sanction an act of administrative violation.

2. The competence to impose fines shall be determined based on the maximum fine level prescribed for each specific violation.

3. For an administrative violation falling under the sanctioning competence of many persons, the sanctioning of such administrative violation shall be conducted by the person who first accepts the case of violation.

4. In case of sanctioning a person who commits many administrative violations, the sanctioning competence shall be determined according to the following principles:

a) If the sanctioning forms and levels for, value of confiscated material evidences and means of, and remedial measure(s) prescribed for all administrative violations fall under the competence of the sanctioning person, such person is competent to sanction these violations;

b) If the sanctioning form and level for, value of confiscated material evidences and means of, and remedial measure(s) prescribed for any of such administrative violations fall beyond the competence of the sanctioning person, such person shall transfer the case of violation to an authority with sanctioning competence.

If a case of violation falls beyond the sanctioning competence of the director of a Customs Department, such person shall transfer the case of violation to the Chairperson of provincial-level People’s Committee of the locality where the act of violation is committed for a sanctioning decision.

If a case of violation falls beyond the sanctioning competence of the director of the Anti-Smuggling Investigation Department or the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department, such person shall transfer the case of violation to for a sanctioning decision;

c) If a violation falls under the administrative sanctioning competence of many persons in different sectors, the chairperson of the People’s Committee at the competent level of the locality where the violation is committed is competent to sanction it.

5. All the acts of violation of the customs law that are committed in customs operation areas shall be sanctioned by the customs agencies assigned to manage such areas according to their competence specified in this Decree; the acts of violation detected by the Anti-Smuggling Investigation Department and the Post-Customs Clearance Inspection Department shall be sanctioned according to their competence.

6. Sanctioning competence of Customs

a) Customs officers who are on duty may impose fines for the acts of administrative violation specified in Clause 1, Article 7; Point a, Clause 6, Article 8; Point a, Clause 2, Article 22 of this Decree;

b) Heads under Customs Branches, heads under Post-customs Clearance Inspection Branches may impose fines for the acts of administrative violation specified at Points a, b and d, Clause 1, Article 7; Clause 2, Article 7; Points a, b, c, d, dd, e and h, Clause 3, Article 7; Point c, Clause 4, Article 7; Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8; Points a, b, c and d, Clause 6, Article 8; Point a, Clause 1, Point a, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 5, Article 10; Clauses 1, 2 and 3, Article 11; Clause 1, Article 12; Clause 1, Article 13; Clauses 1 and 2, Article 23; Clauses 1 and 2, Article 24 of this Decree;

c) Heads of Customs Branches, Heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of anti-smuggling control teams, commanders of marine control flotillas, and heads of control teams for protection of intellectual property rights under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures for the acts of administrative violation specified in Article 7; Article 8; Points a, b and c, Clause 1, Clause 2, Clause 3, Point a, Clause 4, Points a and b, Clause 5, Article 10; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Article 11; Points a, b and c, Clause 8, Clause 9, Clause 10, Article 11; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7 and 8, Article 12; Clauses 1, 2, 3, 4, 7 and 8, Article 13; Points a, b, c, and d, Clause 1, Clause 4, Clause 5, Article 15; Points a, b and c, Clause 1, Clause 2, Clause 3, Article 16; Points a, b and c, Clause 1, Clause 2, Clause 3, Article 17; Article 18 (except cases of the fine levels falling beyond the competence of such positions); Article 19; Clauses 1, 2, 3, 7 and 8, Article 20; Clauses 1, 2, 4 and 5, Article 21; Clauses 1 and 2, Points a, b, c, d, dd, e and g, Clause 3, Clause 4, Article 22; Article 23; Clauses 1 and 2, Article 24; Clauses 1, 3 and 4, Article 25 of this Decree;

d) The director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures for the acts of administrative violation specified in Articles 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 and 24; Clauses 1, 3 and 4, Article 25 of this Decree;

dd) The Director General of Customs may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures for the acts of administrative violation specified in Articles 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; Clauses 1, 3 and 4, Article 25 of this Decree;

e)Heads of Customs Branches, directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department and the Director General of Customs may impose fines and apply remedial measures for the acts of administrative violation of the tax law specified in Articles 9 and 14 and Clause 2, Article 25 of this Decree.

7. Sanctioning competence of chairpersons of district-level People’s Committees

Chairpersons of district-level People’s Committees may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures according to Clause 1, Article 28 of this Decree within their management in localities, for the acts of administrative violation specified in Articles 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 and 24 of this Decree.

8. Sanctioning competence of chairpersons of provincial-level People’s Committees

Chairpersons of provincial-level People’s Committees may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures according to Clause 2, Article 28 of this Decree within their management in localities, for the acts of administrative violation specified in this Decree; except for the acts of violation specified in Articles 9, 14 and 25 of this Decree.

9. In areas along the national border where Customs agencies are not organized, the Border Guard locating in such areas may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures according to Article 30 of this Decree, for the acts of administrative violation in the field of customs as prescribed in Article 13 of this Decree, as follows:

a) Station heads or team commanders of Border-guard soldiers who are on duty may sanction the acts of violation specified in Clause 1, Article 13 of this Decree;

b) Heads of border-guard stations, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border-gate border-guard command posts may sanction the acts of violation specified in Clause 1, Points a and b, Clause 2, Clause 7 and Point d, Clause 8, Article 13 of this Decree;

c) Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard fleets under the High Command of the Border Guard may sanction the acts of administrative violation specified in Clause 1, Points a and b, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Points a, b and c, Clause 5, Clause 6, Clause 7, Points a and d, Clause 8, Article 13 of this Decree.

10.In areas in Vietnam’s maritime zones where Customs agencies are not organized, the Vietnam Coast Guard locating in such areas may impose fines, additional sanctions and apply remedial measures according to Article 31 of this Decree, for the acts of administrative violation in the field of customs as prescribed in Article 13 of this Decree, as follows:

a) Marine policemen who are on duty may sanction the acts of violation specified in Clause 1, Article 13 of this Decree;

b) Leaders of Coast Guard operation teams may sanction the acts of violation specified in Clause 1, Article 13 of this Decree;

c) Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations may sanction the acts of violation specified in Clause 1, Points a and b, Clause 2, Point d, Clause 8, Article 13 of this Decree;

d) Commanders of Coast Guard flotillas may sanction the acts of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 7, Point d, Clause 8, Article 13 of this Decree;

dd) Commanders of Coast Guard fleets may sanction the acts of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7, Point d, Clause 8, Article 13 of this Decree;

e) Commanders of Regional Coast Guards and the Vietnam Coast Guard Commander may sanction the acts of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Point d, Clause 8, Article 13 of this Decree.

Article 33. Sanctioning procedures, execution of sanctioning decisions

1. Sanctioning procedures, execution of decisions on sanctioning of administrative violations in the field of customs shall comply with Chapter III, Part Two of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations and this Decree.

2. Beyond 30 days from the expiration date of execution of sanctioning decisions, if remedial measures specified at Points a and b, Clause 5, Article 5 of this Decree that are stated in sanctioning decisions have not been conducted, the competent persons prescribed in Article 28; Clauses 3, 4 and 5, Article 29; Clauses 3 and 4, Article 30; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 31 of this Decree shall apply the remedial measure of forcible destruction of administrative violation material evidences being goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants or the environment, or cultural products with harmful contents, or confiscation of other material evidences.

Article 34. Exemption from or reduction of fines imposed for the acts of administrative violation in the field of customs

1.Subjects entitled to exemption from or reduction of administrative violation fines:

a) Organizations or individuals that are imposed fines for their acts of administrative violation related to tax administration of imports, exports and are entitled to fine exemption or reduction according to law on tax administration;

b) Individuals that are sanctioned for their other acts of administrative violation in the field of customs and are entitled to fine exemption or reduction according to Article 77 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations.

2. Dossier of request for exemption from fines imposed for the acts of administrative violation, for organizations and individuals specified at Point a, Clause 1 of this Article include:

a)  A written request for fine exemption, clearly stating: the reasons for the request; the value of their property or goods damaged by natural disasters, fires, catastrophes, accidents, epidemics, expenses of treatment for the illness or dangerous illness or other force majeure events; fines, interests for late payment of fines (if any) to be exempt; number, symbol and the date, the person who has issued the sanctioning decision on sanctioning of administrative violations requesting for fine exemption;

b) A certificated document on compensation for damage or payment for medical examination and treatment of the insurance agency (if any), for property damages and treatment expenses paid by the insurance agency (if any);

c) A written certification stating that the taxpayer suffered a damage caused by any of natural disasters, catastrophes, epidemics, fires, accidents or other force majeure events as prescribed by the Government and stating the date and location of such force majeure event issued by Police office or People’s Committee of the commune, ward or town; the management board of the industrial park, export-processing zone or economic zone where the force majeure event occurred or fire protection police agency; except cases with a competent agency’s written declaration of a natural disaster, catastrophe or epidemic.

3. Order of exemption from administrative violation fines for organizations and individuals specified at Point a, Clause 1 of this Article shall comply the following regulations:

a)Organizations or individuals shall send the dossiers of request for exemption from fines for their acts of administrative violation related to tax administration of imports, exports to persons who have issued sanctioning decisions;

b) Within 03 working days after receiving the complete dossier, the person who has issued the sanctioning decision shall make a dossier, check information, appraise the accuracy and completeness of the dossier and send it to his/her direct superior.

In case the dossier is incomplete, the person who has issued the sanctioning decision shall notify such organization or individual for supplementation in accordance with regulations;

c) Within 05 working days after receiving the dossier, the direct superior shall consider, decide and notify the fine exemption to the person who has issued the sanctioning decision and the requester. If disapproving the fine exemption, he/she shall clearly state the reason for disapproval.

4. Exemption from or reduction of a fine imposed for an act of administrative violation shall not be applied if the violator has completely executed the decision on sanctioning of administrative violation in the field of customs.

5. Procedures for exemption from or reduction of fines imposed for the acts of administrative violation for individuals specified at Point b, Clause 1 of this Article shall comply with Article 77 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 35. Effect

1. This Decree takes effect on December 10, 2020.

2. From the effective date of this Decree, the Government’s Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 prescribing the sanctioning of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the field of customs and the Government’s Decree No. 45/2016/ND-CP dated May 26, 2016 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 127/2013/ND-CP shall expire.

3. In case relevant documents mentioned herein are amended, supplemented or replaced during the implementation of this Decree, these amending, supplementing or replacing documents shall be applied.

Article 36. Transitional provisions

1. This Decree shall be applied to sanction any act of violation which is committed before the effective date of this Decree, and is later uncovered, or which is being considered issuing a sanctioning decision after the effective date of this Decree, in case this Decree does not specify legal liability or defines a lighter legal liability for such act of violation.

2. In case sanctioning decisions have been issued before the effective date of this Decree but individuals and organizations lodge complaints, to comply with law on sanctioning of administrative violations related the 2012 Law on Handling of Administrative Violations, the Government’s Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 prescribing the sanctioning of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the field of customs and the Government’s Decree No. 45/2016/ND-CP dated May 26, 2016 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 127/2013/ND-CP.

Article 37. Implementation responsibility

1. The Ministry of Finance shall organize the implementation of this Decree and coordinate with state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations in disseminating, educating and encouraging the people to implement and monitor the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces, central-affiliated cities shall implement this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 128/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 128/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất