Quyết định 2163/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu du lịch Sơn Trà

thuộc tính Quyết định 2163/QĐ-TTg

Quyết định 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2163/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:09/11/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch phát triển khu du lịch Sơn Trà
Ngày 09/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2163/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với diện tích khoảng 1.056 ha. Mục tiên trước năm 2025, phát triển khu du lịch Sơn Trà đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sơn Trà trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia.
Cụ thể, đến năm 2025, đón 3,5 triệu lượt khách; doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.900 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 1.600 lao động trực tiếp.
Quy hoạch định hướng đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm (Bắc Mỹ); Tây Âu; Đông Bắc Á; Đông Nam Á. Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và thể thao mạo hiểm; khách có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày. Sản phẩm du lịch chính của Khu du lịch là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cap cấp, du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm; sản phẩm du lịch bổ trợ là du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn, Nam Hải Vân, Bà Nà…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2163/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 2163/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439 ha.
Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu DLQG là 1.056 ha.
a) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các Chiến lược, Quy hoạch của các ngành và lĩnh vực khác có liên quan
b) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về giá trị tài nguyên biển, rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng biển cao cấp phục vụ thị trường có khả năng chi trả cao và du lịch văn hóa - tâm linh.
c) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn; gắn kết phát triển với khu vực Non Nước - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Bắc Hải Vân, vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và thành phố Hội An (Quảng Nam).
d) Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên rừng, biển và phòng, chống thiên tai.
a) Mục tiêu chung
Phấn đấu trước năm 2025, phát triển khu du lịch Sơn Trà đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG; đến năm 2030 Khu DLQG Sơn Trà trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu khách du lịch: Đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách có lưu trú đạt 180 ngàn lượt, khách tham quan các điểm di tích văn hóa - tâm linh đạt khoảng 2,7 triệu lượt.
Phấn đấu đến năm 2030 đón trên 4,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách lưu trú đạt khoảng 300 ngàn lượt, khách tham quan khách tham quan các điểm di tích văn hóa - tâm linh đạt trên 3,3 triệu lượt.
- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt khoảng 1.900 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 4.300 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2025 tạo việc làm cho trên 1.600 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho trên 2.800 lao động trực tiếp.
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm: Bắc Mỹ (Mỹ); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh); Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc); Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia). Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và thể thao mạo hiểm; khách có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày.
- Các thị trường khách du lịch nội địa trọng điểm: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và du lịch văn hóa - tâm linh.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm.
- Sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn, Nam Hải Vân, Bà Nà...
c) Các khu chức năng của khu du lịch quốc gia
- Phát triển 03 trung tâm dịch vụ và cửa ngõ vào Khu DLQG trên 3 trục tiếp cận bán đảo Sơn Trà, gồm: Trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực giao cắt giữa đường lên đỉnh Bàn Cờ và đường Yết Kiêu và Trung tâm dịch vụ du lịch, nhà hàng tại khu vực Tiên Sa.
- Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Trung tâm lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; các cụm nghỉ dưỡng: Bãi Trẹm, Bãi Rạng, Ghềnh Đa - Mũi Nghê, Bãi Bắc và Bãi Bắc mở rộng, Tiên Sa; khu biệt thự Tây Nam suối Đá và khu nhà nghỉ sinh thái. Quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 buồng khách sạn;
- Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn sim, khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã, khu cắm trại và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống các điểm vọng cảnh, điểm câu cá, tham quan thắng cảnh, di tích và lặn biển.
d) Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia
Kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng để thống nhất quản lý hiệu quả mọi hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khu vực bán đảo Sơn Trà; bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
đ) Định hướng đầu tư
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Sơn Trà, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; xây dựng thương hiệu Khu DLQG, phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.
a) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Nghiên cứu, lập quy hoạch chung Khu DLQG; rà soát quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án thành phần trong Khu DLQG theo định hướng chú trọng phát triển du lịch sinh thái, hướng tới thị trường cao cấp.
- Quản lý đầu tư xây dựng phát triển Khu DLQG theo quy hoạch được duyệt, quy chế quản lý Khu DLQG Sơn Trà và các quy định của pháp luật.
b) Giải pháp về đầu tư
- Dành nguồn ngân sách hợp lý đầu tư kết cấu hạ tầng; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu Khu DLQG; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định này, trong đó ưu tiên các dự án phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp.
- Triển khai các biện pháp thiết thực bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư theo đúng nội dung và tiến độ.
c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, lao động nghiệp vụ bậc cao.
- Thực hiện việc chuyển giao công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý hoạt động kinh doanh du lịch để từng bước tiếp quản nhiệm vụ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cao cấp; áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Chú trọng nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động tác nghiệp trực tiếp.
d) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu khu du lịch
- Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến có năng lực và chuyên nghiệp trong cơ cấu Ban quản lý để xây dựng kế hoạch, liên kết đối tác và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, bảo đảm thống nhất, liên tục và hiệu quả.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho Khu DLQG Sơn Trà trong kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của thành phố Đà Nẵng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông Tây; sử dụng chiến lược marketing phân biệt, thu hút thị trường khác nhau cho các sản phẩm du lịch khác nhau.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Khu DLQG Sơn Trà; xây dựng trang tin điện tử (website) Khu DLQG Sơn Trà hấp dẫn, độc đáo, thông tin cập nhật, phù hợp với các giá trị thương hiệu và thị trường.
- Nghiên cứu sản xuất các vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương làm đại diện thương hiệu du lịch. Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu niệm và sản vật với quan điểm quảng bá, xây dựng hình ảnh.
đ) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:
+ Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa phát triển du lịch. Khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch mới, cao cấp, theo định hướng thị trường; chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm tăng giá trị trải nghiệm của du khách.
+ Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đa dạng hướng tới các phân đoạn thị trường khác nhau. Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tâm linh, du lịch thể thao, vui chơi giải trí... Phát triển mạnh sản phẩm hàng hóa, lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, các đặc sản tự nhiên...
- Giải pháp thu hút thị trường:
+ Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Tăng cường thông tin về sản phẩm du lịch sinh thái; có chính sách kích cầu theo mùa, theo các gói sản phẩm với giá phù hợp; tăng cường các thông tin quảng bá về các điểm du lịch chính và bổ trợ để hình thành sự nhận biết về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và nghỉ biển quan trọng; xúc tiến thông tin cho các sản phẩm độc đáo của Khu DLQG Sơn Trà trong mối liên kết với Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.
+ Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Thu hút khách du lịch sinh thái trực tiếp từ thị trường nguồn và tại các thị trường đầu mối, thị trường trung chuyển khách chính trong nước; phát triển thị trường khách quốc tế nghỉ dưỡng biển cao cấp, từng bước thu hút thị trường khách đi lại tự do bằng việc liên kết với các sản phẩm du lịch của Quảng Nam và Thừa Thiên Huế; đặc biệt coi trọng việc tiếp thị qua mạng và tăng cường các chuyến bay, mở đường bay trực tiếp giữa Đà Nẵng với các thị trường nguồn trọng điểm.
e) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Tăng cường liên kết trong phát triển du lịch theo hướng: tạo cơ chế bình đẳng, thông thoáng về liên kết phát triển du lịch với các địa phương, các khu du lịch khác trong cả nước trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi; tăng cường cơ sở vật chất liên kết phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp các công trình hạ tầng kết nối đường biển; đổi mới nội dung liên kết, hợp tác trong quảng bá xúc tiến du lịch, khai thác và phát triển thị trường, xây dựng và phát triển sản phẩm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức liên kết: Liên kết trong khuôn khổ nhiều địa phương, nhiều khu du lịch (đa phương); liên kết với từng địa phương hoặc khu du lịch theo chủ đề riêng theo đặc điểm về tài nguyên, sản phẩm du lịch (song phương) và hợp tác, liên kết quốc tế đặc biệt với các quốc gia trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.
g) Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Xác định cụ thể các tuyến du lịch sinh thái và áp dụng nghiêm các quy định đối với hoạt động du lịch sinh thái, lặn biển trong không gian Khu DLQG và các khu vực phụ cận.
- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống hạ tầng môi trường của Khu DLQG; nâng cao nhận thức về môi trường.
- Áp dụng các quy định để kiểm soát chặt chẽ lượng khách; xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, hệ thống tiêu chí đánh giá tác động và thực hiện việc theo dõi, giám sát thường xuyên các tác động tới môi trường từ hoạt động du lịch tại Khu DLQG Sơn Trà để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng; khuyến khích các giải pháp bảo vệ môi trường trong thiết kế, xây dựng các công trình du lịch, hạ tầng các tuyến du lịch sinh thái; áp dụng công nghệ sử dụng tiết kiệm nhất nguồn năng lượng không tái tạo và nước ngọt, tái sử dụng tài nguyên nước, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo... trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên; bảo vệ và phát triển nguồn gen bản địa tại vườn thực vật, khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã, các điểm san hô.
Đối với các hoạt động du lịch có khả năng gây tác động tới môi trường tự nhiên cao (đi bộ dã ngoại, khám phá rừng, cắm trại, lặn biển...) chỉ được tổ chức tại các khu vực được phép, tuyệt đối tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường và chỉ được thực hiện với sự cho phép và giám sát chặt chẽ của Ban quản lý Khu DLQG.
- Chú trọng đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng trong quy hoạch chi tiết, thiết kế và xây dựng các công trình du lịch.
h) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tham quan, du lịch theo quy chế quản lý hoạt động của Khu DLQG.
- Các dự án đầu tư phát triển du lịch ở Sơn Trà chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước; các dự án xây dựng, đặc biệt là các công trình kiên cố chỉ xây dựng ở độ cao dưới 200m.
- Các đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế, dự án khả thi cần xin ý kiến của Bộ Quốc phòng trước khi phê duyệt và triển khai.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà, chính quyền địa phương với các đơn vị an ninh, quốc phòng có liên quan trong quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh quốc phòng cũng như các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng lập và rà soát quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu chức năng, điểm du lịch trong ranh giới khu du lịch quốc gia.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong các hoạt động khu du lịch (phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực...).
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng để bổ sung, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư.
d) Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch;
b) Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đáp ứng vai trò nhiệm vụ quản lý Khu DLQG.
c) Tổ chức lập và rà soát quy hoạch chung khu du lịch và các quy hoạch, dự án trong phạm vi ranh giới Khu DLQG.
d) Chủ động bố trí nguồn vốn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch và hạ tầng môi trường cho khu du lịch, lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực có liên quan; xúc tiến đầu tư phát triển khu DLQG; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch.
đ) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương; liên kết hợp tác phát triển du lịch với các khu du lịch khác trong cả nước theo từng lĩnh vực và nội dung liên kết.
e) Chỉ đạo, quản lý tốt việc bảo vệ tài nguyên, môi trường Khu DLQG đặc biệt đối với những khu vực rừng, cảnh quan tự nhiên, rạn san hô, di tích lịch sử... Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, khai thác lâu dài.
g) Chú trọng công tác bảo đảm trật tự, an toàn và an ninh quốc phòng trong các hoạt động đầu tư và khai thác phát triển du lịch; tổ chức tốt, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển khu du lịch
h) Chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền quận Sơn Trà phối hợp, hỗ trợ ngành du lịch Đà Nẵng triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch.
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên ban hành kèm theo Quyết định này. Căn cứ tình hình thực tế thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án.
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và triển khai kế hoạch về an ninh, quốc phòng; đặc biệt là việc kiểm soát các điểm cao, các mũi, vũng, vịnh trong điều kiện hoạt động bình thường cũng như các điều kiện đặc biệt khác.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Văn phòng BCĐNN về Du lịch;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, V.III;
- Lưu: VT, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam
 
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU LỊCH QUỐC GIA SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 

TT
Chương trình / Dự án đầu tư
Phân kỳ thực hiện
Đến 2020
2021-2030
1
Trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
2
Trung tâm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
3
Trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí Tiên Sa
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
4
Nhóm dự án đầu tư phát triển 5 cụm nghỉ dưỡng
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
5
Khu biệt thự Tây Nam Suối Đá
 
Hoàn thành dự án
6
Khu nhà nghỉ sinh thái
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
7
Vườn hoa, vườn thuốc Nam
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
8
Khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
9
Dự án phát triển các tuyến du lịch sinh thái, hạ tầng du lịch sinh thái, các điểm ngắm cảnh và vệ sinh công cộng
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
10
Chương trình bảo tồn tôn tạo di tích
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
11
Chương trình đầu tư bảo vệ môi trường
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
12
Chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Hoàn thành giai đoạn 1
Hoàn thành dự án
Ghi chú: Quy mô, diện tích sử dụng đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  2163/QD-TTg dated November 09, 2016 of the Prime Minister on the approval of the master plan of Son Tra National Tourism Area in the city of Da Nang by 2025, with a vision towards 2030

Pursuant to the Law of Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law of tourism dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 and the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 on amendments to certain articles of the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 on the establishment, approval and management of master plans of socio-economic development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP dated June 01, 2007 and the Government’s Decree No. 180/2013/ND-CP dated November 14, 2013 on amendments to certain articles of the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP dated June 01, 2007 on the implementation of certain articles of the Law of tourism;

At the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

Article 1.The master plan of Son Tra national tourism area in the city of Da Nang (hereinafter referred to as Son Tra National Tourism Area) by 2025, with a vision towards 2030, is approved. It primary contents include:

1.Location and scale

Son Tra National Tourism Area under planning is based on Son Tra peninsula in Tho Quang ward, Son Tra district, Da Nang city. The site approximates 4,439 ha and is located 10 kilometers northeast of the city’s downtown.

The centric tract developed into the national tourism area stretches for 1,056 ha.

2.Outlook on development:

a) Develop Son Tra National Tourism Area sustainably in line with the direction of socio-economic development of Da Nang City, the strategy and general plan for the development of Vietnam’s tourism, the general tourism development plan of the South Central coast and the general plan for the development of culture, family, gymnastics, sports and tourism of the Central Key Economic Zone by 2020, with a vision towards 2030, and other relevant sectors’ strategies and plans.

b) Develop Son Tra National Tourism Area by taking advantage of Son Tra Natural Reserve s marine and forest resources in a rational manner. Prioritize the development of ecotourism, sports tourism, luxurious marine wellness tourism for high spenders and cultural - religious tourism.

c) Develop Son Tra National Tourism Area to expedite the transformation of the local economic structure, spur the growth of other service industries, augment the people’s material and spiritual life, contribute actively to poverty eradication, stabilize local residents’ life, associate with the development of Non Nuoc - Ngu Hanh Son (Da Nang), Bac Hai Van, Lang Co bay (Thua Thien - Hue) and Hoi An city (Quang Nam).

d) Develop Son Tra National Tourism Area in line with the mission of national defense and security, island sovereignty retention, environment protection, biodiversity conservation, forest and marine resource preservation, and natural disaster prevention.

3.Objectives

a) General objectives

Strive to develop Son Tra Tourism Area to meet the criteria of national tourism area by 2025 and to become Son Tra National Tourism Area for luxurious and spectacular ecotourism and wellness tourism in the South Central coast and across the country by 2030; make it a national essential destination of overland and maritime tourism.

b) Specific objectives

-Tourist target: Host 3.5 million tourists by 2025, of whom 180,000 sojourn and 2.7 million visit cultural and religious sites.

Host over 4.6 million tourists by 2030, of who 300,000 sojourn and more than 3.3 million visit cultural and religious sites.

-Total revenues from tourists’ spending (at current price): Attain VND 1,900 billion by 2025.  Attain VND 4,300 billion by 2030.

-Employment: Create directly more than 1,600 jobs by 2025. Create directly more than 2,800 jobs by 2030.

4.Primary direction of development

a) Visitor market development

-Expedite the serving of international tourists from key markets: North America (USA); Western Europe (France, Germany, England); Northeast Asia (Japan and South Korea); Southeast Asia (Thailand, Singapore, Malaysia). Focus on the segments of ecotourism, luxurious marine wellness tourism and extreme sports tourism; on high spenders who make long sojourn in resorts.

- Pivotal domestic visitor markets: Hanoi and Ho Chi Minh city. Focus on the segments of ecotourism, luxurious marine wellness tourism, cultural and religious tourism.

b) Development of tourist products

-Main tourist products consist of ecotourism, luxurious marine wellness tourism, cultural and religious tourism, sports and extreme sports tourism.

-Auxiliary tourist products include heritage - historical - red tourism, sightseeing and other products associated with adjacent areas such as Ngu Hanh Son, Nam Hai Van, Ba Na, etc.

c) Functional zones of the national tourism area

-Develop 03 service centers and gateways to the National Tourism Area on three access routes to Son Tra peninsula: Ho Xanh - Bai But reception and accommodation center; the environment presentation and ecotourism center at the junction of the road to Ban Co peak and Yet Kieu street; and Tien Sa tourist service and restaurant center.

-Construct luxurious accommodation centers and clusters for wellness tourism: Ho Xanh - Bai But accommodation center; resort clusters in Bai Trem, Bai Rang, Ghenh Da - Mui Nghe, Bai Bac and extended Bai Bac, Tien Sa; the villa quarter to the southwest of Da stream and eco-hotel.  Attain about 1,600 hotel rooms by 2030;

-Develop functional areas for ecotourism, recreation, sports and sightseeing such as the traditional herb and flower garden, rose myrtle garden, animal rescue and semi-captive wildlife zoo, camping and public activity area, sightseeing spots, fishing areas, landscape, monuments and diving spots.

d) Management of national tourism area

Consolidate the organizational and operational structure of the Management Board of Son Tra peninsula and Da Nang s beaches to unify the efficient management of investments, tourism development, conservation and promotion of tourism resources of Son Tra peninsula; and environment protection as per the laws.

dd) Investment

Mobilize all resources for the investment and development of Son Tra National Tourism Area in efficient manner. Such resources include subsidy from the state budget, tourism development support fund, finances from domestic organizations, enterprises, business entities and other domestic funding. Prioritize investments into functional areas according to the plan in order to develop technical facilities for tourism.

Prioritize investments in technical infrastructure according the annual apportionment of finances and state budget; build the brand name of national tourism area, develop human resources; conserve and promote natural and cultural values; protect tourism resources and adapt to climate change and sea level rise.

5.Solutions for the implementation of plans

a) Planning and plan management

-Conduct studies and plan the National tourism Area on general basis; scrutinize subdivision schemes and detailed plans of functional areas and constituent projects of the National Tourism Area with the focus on the development of ecotourism and aim at the luxury market.

-Manage the investment and construction of Son Tra National Tourism Area according to the approved plan, relevant management regulations and the laws.

b) Investment

-Spend rational portions of the budget on infrastructure; promote and build the brand name of the National Tourism Area; protect the environment, prevent natural disasters and adapt to climate change.

- Focus on expediting and mobilizing investments according to the list of priority projects annexed to this Decision. Such projects prioritize ecotourism and luxurious wellness tourism.

-Carry out practical measures to assure that investment projects proceed accordingly and on schedule.

c) Human resource development:

-Train, foster and develop human resources, particularly managerial personnel, tour guides and high-class employees.

-Transfer administrative technologies and improve tourism management personnel to be gradually assigned to manage luxury tourism facilities; implement national vocational skill standards to enhance the service quality of tourism facilities.

-Focus on heightening awareness in ecotourism, environment protection and communication skills for on-site workers.

d) Brand promotion and building for the tourism area

-Set up the professional and competent promotion system in the Management Board to make plans, connect with partners and conduct promotional activities in a unified, continuous and effective manner.

-Formulate and implement the promotional plan of Son Tra National Tourism Area in connection with the general tourism promotion plans of Da Nang city, South Central coast, Central key economic zone and East-West Economic Corridor; conduct differentiated marketing, target various markets for different tourism products.

-Create the brand recognition kit for Son Tra National Tourism Area; build the captivating, original and updated website of Son Tra National Tourism Area in line with brand names and markets.

-Research and manufacture souvenirs and local specialties as tourism trademarks. Organize the sale of souvenirs and specialties related to the sites promoted.

dd) Development of markets and tourism products

-dd) Development of markets and tourism products:

+ Call for all economic entities’ investment and development of tourism products to bolster the private sector’s engagement in tourism development. Encourage the development of new and luxurious market-oriented tourism products; focus on enhancing the quality of tourism products to augment tourists’ experience.

+ Focus on developing diverse products of ecotourism and luxurious wellness tourism for different market segments.  Increase gradually the quality and diversity of the products of religious tourism, sports tourism, recreation, etc. Develop strongly the merchandise, souvenirs, handicrafts, natural specialties, etc.

-Market attraction:

+ For domestic visitors: Produce more information on ecotourism products; implement stimulative policies by season and rationally-priced package; produce more promotional information on primary and auxiliary tourist sites to gain recognition of essential wellness and maritime tourism products; promote information on unique products of Son Tra National Tourism Area in connection with those of Thua Thien - Hue and Quang Nam.

+ For international visitors: Attract eco-tourists from source markets, terminal markets, vital domestic markets of visitor transfer; development the market of international tourists for luxurious maritime wellness tourism, attract gradually free travelers by connecting with tourism products of Quang Nam and Thua Thien - Hue; regard highly online promotion and flight increase, open direct flight routes between Da Nang and pivotal source markets.

e)  Connection for tourism development

-Strengthen connections for tourism development by creating equitable and smooth mechanism for tourism development connections with other localities and tourist sites across the country for cooperative and mutual benefits; improve facilities for connection of tourism development, particularly the upgrade of the infrastructure that connect marine routes; innovate the connection and cooperation in tourism promotion, market exploitation and development, create and develop relevant products, train and develop personnel.

- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức liên kết:Connect multiple localities and tourist sites (multilaterally); connect with each locality or tourist site on a specific theme based on natural resources and tourism products (bilaterally) and cooperate internationally with the countries in the East-West Economic Corridor.

g) Protection of natural resources and environment

-Specify ecotourism routes and implement strictly the regulations on ecotourism and marine diving in the National Tourism Area and adjacent zones.

-Establish and operate effectively the environmental infrastructure of the National Tourism Area; heighten awareness in the environment.

-Implement regulations for strict control on visitors; formulate the plan for environment management and the impact assessment criteria, supervise and monitor regularly the impacts of Son Tra National Tourism Area’s tourism-related activities on the environment for rectification.

-Exercise the environment protection measures as per the legislation on environment protection and forest protection; encourage the incorporation of environment protection solutions in the design and construction of tourism facilities and ecotourism routes’ infrastructure; adopt the technologies that consume the least amount of non-renewable energy and water, recycle and reuse water, increase the consumption of renewable energy, etc. in tourism service centers.

-Increase investments in the protection and development of natural resources, the protection and development of local genetic resources in gardens, coral reefs, animal rescue and semi-captive wildlife zoo.

Organize tourism-related activities that likely affect the natural environment (e.g. trekking, forest hiking, camping, marine diving, etc.) only in authorized areas under permission and strict supervision of the Management Board of the National Tourism Area in adherence to the regulations on protection of natural resources and environment.

-Regard highly the assessment of the effects of climate change and sea level rise during the planning, design and construction of tourism facilities.

h) National defense and security

-Inspect and supervise strictly sightseeing and tourist activities according to the regulations on the management of the National Tourism Area s operations.

-Tourism investment and development projects in Son Tra only take in domestic finances. Construction projects thereof, particularly solid buildings, shall limit the height of construction to below 200 meters.

-Detail plans, designs and feasibility schemes require the Ministry of National defense’s review before approval and implementation.

-Establish the mechanism of information exchange for the enterprises, the Management Board of Son Tra peninsula, local authorities and relevant national defense and security agencies during the planning, investment, construction and organization of tourist activities.

-Set up facilities and implement the plan(s) of national defense and security and other measures against the situations that may ensue.

Article 2.Plan implementation

1.Ministry of Culture, Sports and Tourism:

a) Lead or cooperate with the People’s Committee of Da Nang city in formulating and reviewing the general and detailed plans of functional areas and tourist spots inside the national tourism area.

b) Cooperate with ministries, bodies and the People’s Committee of Da Nang city in conducting the missions concerning the tourism area’s operations (product development, promotion, personnel development, etc.).

c) Cooperate with the People’s Committee of Da Nang city in amending the portfolio of investment projects and in mobilizing investments.

d) Carry out annual preliminary summaries, recommend policies and solutions to adjust the plan according to actual circumstances.

2.Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance shall be responsible for summarizing and apportioning subsidies partly from the state budget for the implementation of the plan as per the Law of state budget and relevant documents.

3.Relevant ministries and bodies shall intra vires cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the People’s Committee of Da Nang city in implementing the plan.

4.People’s Committee of Da Nang city

a) Propagate the plan; formulate schemes to implement the plan; propose to competent authorities the essential amendments during the implementation of the plan;

b) Improve the structure and operation of the Management Board of Son Tra peninsula and Da Nang city’s beaches for the management of the National Tourism Area.

c) Formulate and review the general plan of the tourism area, schemes and projects inside the National Tourism Area.

d) Apportion actively the funding for the development of technical infrastructure, tourist facilities and tourism-oriented environmental infrastructure, combine the investment in tourism with that in relevant sectors; expedite investments in the National Tourism Area; expedite the private sector’s engagement in the development of tourism infrastructure.

dd) Encourage and facilitate local enterprises investment and development of local specialties; associate the tourism development with that of other tourism areas across the country by sector and content.

e) Direct and manage excellently the protection of natural resources and environment in the National Tourism Area, particularly the forests, natural landscape, coral reefs, historic sites, etc. Propagandize and encourage the people to participate actively in the preservation and promotion of tourism resources for sustainable development and long-term exploitation.

g) Focus on maintaining order, safety and national security in the investment, deployment and development of tourism; organize effectively inspections thereof.

h) Direct the departments and authorities of Son Tra district to cooperate and support the tourism industry of Da Nang to implement measures for actualizing the plan.

i) Lead and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the Ministry of Planning and Investment in organizing promotional activities to mobilize investments according to the list of priority projects annexed to this Decision. People s Committee of Da Nang city and Ministry of Culture, Sports and Tourism shall base on the progress of the plan to unify the naming or decide the addition or removal of projects.

k) Lead and cooperate with the Ministry of National defense and Ministry of Public security in formulating and conducting the plans of national defense and security; particularly the control of high points, capes, pools and bays in normal and special conditions.

Article 3.This Decisiontakes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government bodies, head of relevant agencies and organizations, Chairperson of the People’s Committee of Da Nang city shall be responsible for implementing this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Minister

Vu Duc Dam

 

 

APPENDIX

LIST OF INVESTMENT PROJECTS FOR SON TRA NATIONAL TOURISM AREA IN THE CITY OF DA NANG TOWARDS 2030
(Issued with the Prime Minister s Decision No. 2163/QD-TTg dated November 09, 2016)

No.

Program/ Project

Period

By 2020

2021-2030

1

Ho Xanh - Bai But receipt and accommodation center

Phase 1 completes

The project completes

2

Ecotourism and environment presentation center

Phase 1 completes

The project completes

3

Tien Sa tourist service and recreation center

Phase 1 completes

The project completes

4

5-resort development project

Phase 1 completes

The project completes

5

Southwest Da Stream villa zone

 

The project completes

6

Ecotourism hotel

Phase 1 completes

The project completes

7

Flower and traditional herb garden

Phase 1 completes

The project completes

8

Animal rescue and semi-captive wildlife zoo

Phase 1 completes

The project completes

9

The project for development of ecotourism routes, ecotourism infrastructure, sightseeing spots and public sanitary facilities

Phase 1 completes

The project completes

10

Relics conversation and renovation program

Phase 1 completes

The project completes

11

Environment protection investment program

Phase 1 completes

The project completes

12

Technical infrastructure investment program

Phase 1 completes

The project completes

Note: Land area and investment level for the said projects shall be calculated and specified upon the formulation and presentation of the projects for approval according to the apportionment and mobilization of funding from time to time./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2163/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe