Quyết định 2161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 2161/QĐ-TTg

Quyết định 2161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2161/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:11/11/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
----------
Số: 2161/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
 BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"
 
 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế (sau đây gọi tắt là Vùng) với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát triển
Thực hiện theo các quan điểm chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ thể đối với vùng Bắc Trung Bộ như sau:
a) Tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử.
b) Liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Đến năm 2020 cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ.
Phấn đấu đến năm 2030, vùng Bắc Trung Bộ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm nghèo và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về tổ chức không gian du lịch: Hình thành được 4 khu du lịch quốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch, 6 trọng điểm phát triển du lịch và một số khu, điểm du lịch địa phương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng.
- Về các chỉ tiêu phát triển ngành
+ Khách du lịch
. Năm 2015 thu hút 1,554 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 6,843 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 12,3%/năm và nội địa là 4,3%/năm;
. Năm 2020 thu hút 2,108 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 8,900 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 6,3%/năm và nội địa là 7,2%/năm;
. Năm 2025 thu hút 2,795 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 10,829 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 5,9%/năm và nội địa là 5,8%/năm;
. Năm 2030 thu hút 3,635 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 13,560 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 5,4%/năm và nội địa là 5,6%/năm.
+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 17.773 tỷ đồng, tương đương 867 triệu USD; năm 2020 đạt 32.800 tỷ đồng, tương đương 1,60 tỷ USD; năm 2025 đạt 48.175 tỷ đồng, tương đương 2,35 tỷ USD; năm 2030 đạt 66.338 tỷ đồng, tương đương 3,24 tỷ USD.
+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Đạt 12.300 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD vào năm 2015; đạt 20.705 tỷ đồng, tương đương 1,01 tỷ USD vào năm 2020; đạt 31.057,5 tỷ đồng, tương đương 1,51 tỷ USD vào năm 2025; và đạt 44.485 tỷ đồng, tương đương 2,17 tỷ USD vào năm 2030.
+ Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2015 có 39.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 15%; năm 2020 có 48.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 20%; năm 2025 có 62.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 25%; năm 2030 có 78.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 30%.
+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 175.000 lao động (trong đó 48.000 lao động trực tiếp); năm 2020 là 240.000 (trong đó 68.000 lao động trực tiếp); năm 2025 là 280.000 (trong đó 83.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 398.000 (trong đó 118.000 lao động trực tiếp).
+ Nhu cầu đầu tư: Tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương 8,05 tỷ USD), trong đó nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2015 là 32.800 tỷ đồng (tương đương 1,60 tỷ USD); giai đoạn 2016 - 2020 là 38.975 tỷ đồng (tương đương 1,90 tỷ USD); giai đoạn 2021 - 2025 là 43.050 đồng (tương đương 2,10 tỷ USD) và giai đoạn 2026 - 2030 là 49.200 tỷ đồng (tương đương 2,40 tỷ USD).
3. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển thị trường khách du lịch
Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
- Khách du lịch nội địa
+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng biển, du lịch về nguồn, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh;
+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch sinh thái và du lịch kết hợp công vụ.
- Khách du lịch quốc tế
+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar) đặc biệt là các thị trường trong hành lang kinh tế Đông Tây và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan);
+ Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại dương...
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:
+ Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch di sản văn hóa trên cơ sở khai thác hiệu quả hệ thống các di sản thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa trong vùng;
+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng;
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển hướng tới thị trường các tỉnh phía Bắc cũng như Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong Vùng.
- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch.
- Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương trong vùng với các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình, cũng như với các quốc gia khác trên hành lang kinh tế Đông Tây.
c) Phát triển du lịch theo lãnh thổ
- Các không gian phát triển du lịch trong vùng:
+ Không gian phát triển du lịch di sản:
. Thành phố Huế và phụ cận;
. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng;
. Thành nhà Hồ và phụ cận.
+ Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng:
. Khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị;
. Kim Liên (Nghệ An);
. A Lưới (Thừa Thiên Huế);
. Các điểm di tích lịch sử - cách mạng: Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình)...
+ Không gian phát triển du lịch biển đảo gồm Hải Tiến, Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Diên Thành, Diễn Châu, Cửa Lò, Cửa Hiền, Cửa Hội, Bãi Lữ (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên, Kỳ Ninh, Đèo Con (Hà Tĩnh), cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngư Thủy (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô và hệ thống đầm phá Tam Giang, Lập An, Cầu Hai (Thừa Thiên Huế). Trong đó khu vực Lăng Cô, Thuận An, Cửa Tùng và Đồng Hới ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp;
+ Không gian phát triển du lịch sinh thái gồm các vườn quốc gia và khu bảo tồn tự nhiên Bến En, Pù Huống (Thanh Hóa), Pù Mát, Pù Luông (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc Hướng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị) và Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
- Trung tâm du lịch và các trọng điểm phát triển du lịch
Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là thành phố Huế, sau đó là thành phố Vinh và thành phố Thanh Hóa. Các thành phố khác trong vùng cũng đóng vai trò quan trọng là Đồng Hới, Hà Tĩnh và Đông Hà. Các trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ là:
+ Khu vực thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế);
+ Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị);
+ Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
+ Khu vực Thiên Cầm và Vũng Áng (Hà Tĩnh);
+ Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An);
+ Cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương (Thanh Hóa).
- Khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch
+ Khu du lịch quốc gia:
. Khu du lịch Kim Liên (Nghệ An): Tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục, tri ân;
. Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sử văn hóa;
. Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình): Tham quan, nghiên cứu; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử;
. Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế): Nghỉ dưỡng biển.
+ Điểm du lịch quốc gia:
. Điểm du lịch Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa): Du lịch di sản;
. Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): Tham quan di tích lịch sử - cách mạng;
. Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh): Tham quan di tích lịch sử;
. Điểm du lịch thành phố Đồng Hới (Quảng Bình): Tham quan, nghỉ dưỡng biển;
. Điểm du lịch Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị): Tham quan di tích lịch sử - cách mạng;
. Điểm du lịch Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): Tham quan, du lịch sinh thái.
+ Đô thị du lịch:
. Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa): Nghỉ dưỡng biển;
. Thị xã Cửa Lò (Nghệ An): Nghỉ dưỡng biển;
. Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế): Du lịch di sản, lễ hội.
- Tuyến du lịch
+ Quốc tế và liên vùng:
. Đường bộ: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 10, 7, 8, 9 và 12A;
. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam, trong tương lai sẽ mở thêm các tuyến đường sắt kết nối với Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo;
. Đường hàng không: các tuyến bay tới các sân bay Phú Bài, Đồng Hới, Vinh, Thọ Xuân của vùng Bắc Trung Bộ;
. Đường biển: Các tuyến đường biển kết nối với vùng Bắc Trung Bộ qua cảng Chân Mây.
+ Nội vùng: Bao gồm các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch với các khu điểm du lịch trong vùng trên cơ sở 2 tuyến dọc là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh và các tuyến ngang theo các quốc lộ 7, 8, 9, 12A là các tuyến quan trọng nhất, sau đó là các tuyến quốc lộ 45, 46, 47, 48, 49.
+ Các tuyến du lịch chuyên đề:
. Tuyến con đường di sản miền Trung;
. Tuyến hành trình đến kinh đô Việt cổ;
. Tuyến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm tại khu vực miền núi phía Tây (trục chính bám theo đường Hồ Chí Minh);
. Tuyến du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng trên đường Trường Sơn (trục chính bám theo quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh);
. Tuyến du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc ít người (trục chính bám theo đường Hồ Chí Minh).
- Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch:
+ 4 khu du lịch quốc gia khoảng 6.350 ha;
+ 6 điểm du lịch quốc gia khoảng 2.800 ha;
+ Nhu cầu sử dụng đất phát triển các khu, điểm du lịch khác nằm trong thành phần đất chuyên dùng được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.
d) Đầu tư phát triển du lịch
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 165.025 tỷ đồng (tương đương 8,05 tỷ USD), bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (gồm cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó phần vốn huy động từ các thành phần kinh tế là chủ yếu, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch và được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.
- Các dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia và 6 trọng điểm phát triển du lịch. Đầu tư 4 chương trình: (1) Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; (2) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (3) Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên; (4) Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp xúc tiến, quảng bá
- Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng bá, chú trọng liên kết trong quảng bá, xúc tiến du lịch, các địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau và với Tổng cục Du lịch trong việc triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá chung của cả Vùng.
- Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: tập trung xúc tiến quảng bá du lịch Vùng, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; sử dụng hiệu quả sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan cho nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá.
b) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch vùng và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh liên kết với các vùng và địa phương khác, đặc biệt chú trọng liên kết với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam...
- Thúc đẩy hợp tác liên kết chặt chẽ, hiệu quả với các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông Tây và trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
c) Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch.
- Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư.
- Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch.
- Tạo các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền và các nhà đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong việc chuẩn bị đầu tư, lập dự án cũng như triển khai đầu tư xây dựng dự án. Đặc biệt chú trọng việc tạo kênh đối thoại hiệu quả, thường xuyên giữa nhà đầu tư - chính quyền và người dân nhằm tạo thuận lợi cho công tác đền bù thu hồi đất thực hiện dự án.
d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về du lịch.
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đào tạo, tái đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch (có bổ sung các hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế vùng Bắc Trung Bộ) và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.
- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch cơ bản cũng như nâng cao nhận thức cho người dân tại các trọng điểm phát triển du lịch.
đ) Giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch
- Các địa phương chủ động phát triển du lịch theo định hướng quy hoạch.
- Tăng cường phối hợp và liên kết quản lý nhà nước về du lịch giữa các địa phương trong vùng.
- Thực hiện phân cấp quản lý triệt để, thống nhất và hiệu quả.
- Rà soát quy hoạch các địa phương, các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư bảo đảm phù hợp với định hướng chung của cả Vùng.
- Tăng cường tính pháp lý của các dự án quy hoạch du lịch được phê duyệt, bảo đảm thực hiện xây dựng, phát triển theo quy hoạch.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề và các tiêu chuẩn có liên quan khác, ban hành các biện pháp chế tài hiệu quả để tạo cơ chế tự giám sát, kiểm soát.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch cho toàn Vùng.
e) Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
- Tăng cường liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa các địa phương trong Vùng.
- Tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.
g) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, để quản lý và phát triển tài nguyên.
- Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
- Có các biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu.
- Xây dựng các chương trình du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch (nếu cần) phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
- Nâng cao nhận thức xã hội về tác động của biến đổi khí hậu.
- Tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng trong hoạt động du lịch.
h) Giải pháp bảo đảm an ninh quốc phòng
- Lồng ghép nội dung bảo đảm an ninh quốc phòng trong các đề án quy hoạch và các dự án phát triển du lịch.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa ngành du lịch với các ngành liên quan, đặc biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần gìn giữ trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
- Bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia trong hợp tác quốc tế phát triển du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch
Chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng trong việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch;
b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng;
c) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh trong Vùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động du lịch;
d) Chủ trì các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, các địa phương trong Vùng;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng Quy hoạch;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;
g) Hướng dẫn các địa phương trong Vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương.
h) Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Theo chức năng và thẩm quyền, tham mưu trình Chính phủ lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của ngành với phát triển du lịch Vùng; tích cực phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới việc xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước cho du lịch, cơ chế chính sách đầu tư du lịch, tín dụng ưu đãi và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác cũng như huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển du lịch.
b) Bộ Tài chính thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến cơ chế, chính sách về tài chính, thuế, hải quan; bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.
c) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng du lịch; lồng ghép nội dung phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch vào trong các quy hoạch ngành giao thông; nâng cao năng lực vận tải hàng không của Vùng, quan tâm tới việc cải tạo, nâng cấp đường sắt cả về hạ tầng và chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ phát triển du lịch; cải thiện công tác an toàn giao thông và tích cực xây dựng hành lang pháp lý, đàm phán với các nước khác trong hành lang Đông Tây nhằm tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch caravan; triển khai công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với các mục tiêu phát triển du lịch được xác định trong quy hoạch này.
d) Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hiệu quả việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nội địa phục vụ mục đích phát triển du lịch mua sắm, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững của các làng nghề.
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch quỹ đất cho hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về du lịch và liên quan tới du lịch, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm...
e) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, an ninh, an toàn và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài. Phối hợp với ngành du lịch trong việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là khu vực biên giới, hải đảo.
g) Bộ Nội vụ thực hiện những nội dung liên quan đến hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường năng lực cơ quan xúc tiến quốc gia, cơ chế hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân.
h) Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực cơ sở đào tạo du lịch và nâng cao nhận thức về du lịch; chế độ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động.
i) Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới quản lí thông tin, tuyên truyền du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch.
k) Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền du lịch xúc tiến quảng bá tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch vùng cũng như nâng cao nhận thức về du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ động triển khai và mở rộng liên kết với các địa phương trên địa bàn vùng trong công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng.
- Căn cứ nội dung quy hoạch tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể du lịch vùng và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo, quản lý việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với những khu vực được định hướng phát triển thành khu, điểm du lịch quốc gia.
- Chú trọng công tác trật tự an toàn giao thông nhằm cải thiện an toàn cho du khách, nâng cao hình ảnh du lịch vùng và địa phương.
- Giáo dục quần chúng nhân dân gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, khai thác lâu dài.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế cho phát triển du lịch.
- Thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong tỉnh để có được những phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư tưởng phát triển chung của toàn vùng.
- Tổ chức tốt, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác thanh, kiểm tra.
5. Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác
- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết phát triển du lịch, liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá ...
- Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.
- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và chính quyền các địa phương trong việc quảng bá hình ảnh du lịch vùng; vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
- Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
HĐND, UBND các tỉnh:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồ
ng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- U
BTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch;
-
Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân
 
 
 
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA, ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA, ĐÔ THỊ DU LỊCH, KHU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG, ĐIỂM DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 

TT
Tên
Vị trí (thuộc tỉnh)
Hướng khai thác
Nhu cầu sử dụng đất (ha)
Kết hợp khai thác
I
Khu du lịch quốc gia (4)
6.350
 
1
Khu du lịch Kim Liên
Nghệ An
- Tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục, tri ân
1.000
Gắn với TP. Vinh, Cửa Lò và các điểm du lịch phụ cận
2
Khu du lịch Thiên Cầm
Hà Tĩnh
- Nghỉ dưỡng biển;
- Tham quan di tích lịch sử văn hóa.
1.500
Gắn với Vũng Áng
3
Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng
Quảng Bình
- Tham quan, nghiên cứu;
- Sinh thái;
- Văn hóa lịch sử.
2.500
Gắn với hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh
4
Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương
Thừa Thiên Huế
- Nghỉ dưỡng biển.
1.350
Gắn với cảnh quan đèo Hải Vân, Vườn Quốc gia Bạch Mã
II
Điểm du lịch quốc gia (6)
2.800
 
1
Điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ
Thanh Hóa
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa
200
Gắn với Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương và hệ thống di tích phụ cận
2
Điểm du lịch quốc gia Ngã ba Đồng Lộc
Hà Tĩnh
- Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng
200
Gắn với hệ thống di tích thuộc thành phố Hà Tĩnh và phụ cận
3
Điểm du lịch quốc gia Lưu niệm Nguyễn Du
Hà Tĩnh
- Tham quan tìm hiểu di tích gắn với danh nhân
200
Gắn với biển Xuân Thành, núi Hồng - sông Lam, cửa khẩu Cầu Treo
4
Điểm du lịch quốc gia TP. Đồng Hới
Quảng Bình
- Nghỉ dưỡng biển
- Tham quan tìm hiểu di tích cách mạng
200
Gắn với di tích nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
5
Điểm du lịch quốc gia thành cổ Quảng Trị
Quảng Trị
- Tham quan tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng
500
Gắn với Cồn Cỏ, Di tích đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu Lao Bảo
6
Điểm du lịch quốc gia Bạch Mã
Thừa Thiên Huế
- Du lịch sinh thái, tham quan
- Nghỉ dưỡng
1.500
Gắn với khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương và đèo Hải Vân
III
Đô thị du lịch (3)
 
 
1
Thị xã Sầm Sơn
Thanh Hóa
Đô thị nghỉ dưỡng biển
(*)
Gắn với Trường Lệ và Bắc Sầm Sơn
2
Thị xã Cửa Lò
Nghệ An
Đô thị nghỉ dưỡng biển
(*)
Gắn với du lịch Bãi Lữ
3
Thành phố Huế
Thừa Thiên Huế
Đô thị cổ, du lịch văn hóa
(*)
Gắn với biển Thuận An, Lăng Cô Cảnh Dương và Bạch Mã
(*): nhu cầu sử dụng đất phụ thuộc vào quy hoạch cụ thể từng đô thị du lịch và điểm du lịch.
 
PHỤ LỤC II
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 
Đơn vị tính: Tỷ đồng

 
Tổng nhu cầu đầu tư (tỷ đồng)
2011- 2015
2016- 2020
2021-2025
2026-2030
Tổng nhu cầu đầu tư (triệu USD)
Tổng số vốn đầu tư vùng Bắc Trung Bộ
165.025
32.800
39.975
43.050
49.200
8.050
Vốn ngân sách (10%)
16.503
3.280
3.998
4.305
4.920
805
Vốn khác (90%)
148.523
29.520
35.978
38.745
44.280
7.245
Trong đó:
 
 
 
 
 
 
Khu du lịch quốc gia vùng Bắc Trung Bộ
57.605
12.505
12.915
13.325
18.860
2.810
Khu du lịch Kim Liên
4.510
1.025
1.025
1.025
1.435
220
Khu du lịch Thiên Cầm
14.350
1.025
2.050
4.100
7.175
700
Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng
15.375
1.025
2.050
4.100
8.200
750
Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương (*)
23.370
9.430
7.790
4.100
2.050
1.140
Điểm Du lịch Quốc gia vùng Bắc Trung Bộ
13.149
2.730
3.393
3.409
3.616
641
Điểm du lịch Thành Nhà Hồ
2.691
450
606
725
911
131
Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc
1.563
150
485
480
448
76
Điểm du lịch lưu niệm Nguyễn Du
1.204
150
364
354
336
59
Điểm du lịch thành phố Đồng Hới
2.213
247
606
800
561
108
Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị
2.254
788
606
300
561
110
Điểm du lịch Bạch Mã (*)
3.222
945
727
750
800
157
Các chương trình phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ
94.271
17.565
23.668
26.315
26.724
4.599
Chương trình xúc tiến quảng bá (*)
4.256
600
727
1.256
1.673
208
Chương trình phát triển nguồn nhân lực
1.995
150
485
512
848
97
Chương trình bảo tồn tôn tạo tài nguyên
3.444
342
727
902
1.473
168
Chương trình phát triển hạ tầng và các khu điểm du lịch địa phương
84.577
16.473
21.728
23.645
22.730
4.126
Ghi chú:
- Tính theo tỷ giá cố định 2010 (1 USD = 20.500 đồng)
- (*) các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư đến 2020
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư, được bố trí theo tiến độ từng giai đoạn, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 2161/QD-TTg of November 11, 2013, approving the master plan on development of tourism in Northern Central Vietnam through 2020, with a vision toward 2030

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Tourism Law;

Pursuant to the Prime Minister’ s Decision No. 2473/QD-TTg of December 30, 2011, approving the strategy for development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030;

Pursuant to the Prime Minister’ s Decision No. 201/QD-TTg of January 22, 2013, approving the master plan on development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030;

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on development of tourism in Northern Central Vietnam, including Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien - Hue provinces (below referred as to the region), through 2020, with a vision toward 2030, with the following principal contents:

1.    Development viewpoints

To realize general viewpoints of the strategy for and master plan on development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030, and add the following specific development viewpoints for Northern Central Vietnam:

a/ To develop tourism in the form of sightseeing and research of world heritages and cultural-historical relics;

b/ To regard intra-regional, inter-regional and international association and cooperation as important and constant activities for development of tourism in Northern Central Vietnam.

2.    Development objectives

a/ General objectives

By 2020, an association for tourism development in the region will be basically, comprehensively and synchronously formed; and tourism will become a spearhead industry of the region.

By 2030, the region will become a hotspot of tourism development of the country, importantly contributing to the poverty alleviation, and a driving force for socio-economic development.

b/ Specific objectives

-        Regarding organization of tourist space: To form 4 national tourist zones, 6 national tourist sites, 3 tourist cities, 6 tourist development hotspots and a number of local tourist zones and sites as nuclei for tourism development association in the region.

-        Development targets

+ Tourist arrivals

•        By 2015, the numbers of international tourist arrivals and domestic tourist arrivals will be 1.554 million and 6.843 million, with an annual growth rate of 12.3% and 4.3%, respectively;

•        By 2020, the numbers of international tourist arrivals and domestic tourist arrivals will be 2.108 million and 8.900 million, with an annual growth rate of 6.3% and 7.2%, respectively;

•        By 2025, the numbers of international tourist arrivals and domestic tourist arrivals will be 2.795 million and 10.829 million, with an annual growth rate of 5.9% and 5.8%, respectively;

•        By 2030, the numbers of international tourist arrivals and domestic tourist arrivals will be 3.635 million and 13.560 million, with an annual growth rate of 5.4% and 5.6%, respectively.

+ Total revenues from tourists will reach VND 17,773 billion or USD 867 million, by 2015; VND 32,800 billion or USD 1.6 billion, by 2020; VND 48,175 billion or USD 2.35 billion, by 2025; and VND 66,338 billion or USD 3.24 billion, by 2030.

+ Tourism’s contribution to GDP will reach VND 12,300 billion or USD 600 billion, by 2015; VND 20,705 billion or USD 1.01 billion, by 2020; VND 31,057.5 billion or USD 1.51 billion, by 2025; and VND 44,485 billion or USD 2.17 billion, by 2030.

+ Accommodation establishments: There will be 39,000 hotel rooms, of which three- to five-star hotel rooms account for 15%, by 2015; 48,000 hotel rooms and 20%, by 2020; 62,000 hotel rooms and 25%, by 2020; and 78,000 hotel rooms and 30%, by 2030; respectively.

+ Employment: By 2015,175,000 laborers (including .48,000 directly engaged in tourist activities) will be employed; by 2020, 2025 and 2030, this figures will be 240,000 (68,000 directly engaged in tourist activities), 280,000 (83,000 directly engaged in tourist activities), and 398,000 (118,000 directly engaged in tourist activities), respectively.

+ Investment capital demand: The total investment capital demand by 2030 will be VND 165,025 billion (USD 8.05 billion), of which the investment capital demand will be VND 32,800 billion (USD 1.6 billion) for the up-to-2015 period; VND 38,975 billion (USD 1.9 billion) for the 2015-2020 period; VND 43,050 billion (USD 2.1 billion) for the 2020- 2025 period; and VND 49,200 billion (USD 2.4 billion) for the 2026-2030 period.

3.    Major development orientations

a/ Tourist market development

To promote the development of both domestic tourism and international tourism.

-        Domestic tourists

+ To strongly develop the domestic tourist market, attaching importance to tourists who stay in coastal resorts, tourists on historical study tours, weekend tourists, and religious and belief festival tourists;

+ To promote the development and expand eco-tourism and meeting, incentive, conference and exhibition (MICE) tourism markets.

-        International tourists:

+To attract tourists from and strongly develop near markets such as Southeast Asia (Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore, Laos, Cambodia and Myanmar), especially tourists from the countries in the East-West economic corridor and Northeast Asia (Japan, China, Hong Kong, Republic of Korea and Taiwan);

+ To further attract high-class tourists from Western Europe, Northern Europe, North America and Oceania.

b/ Tourist product development,

-        To prioritize the development of main products:

+ To strongly develop products of cultural heritage tourism on the basis of effective exploitation of the system of world heritages and cultural-historical relics in the region;

+ To prioritize the develop tourist products involving historical and revolutionary studies;

+ To strongly develop products of coastal resort tourism targeting tourists from the northern provinces as well as Laos and northeastern provinces of Thailand.

- To develop tourist products symbolizing localities in the region.

- To diversify products with a view to getting rid of the seasonal nature of tourist activities.

- To promote association in the development of tourist products between localities in the region and neighborly provinces such as Da Nang, Quang Nam and Ninh Binh, as well as other countries in the East-West economic corridor.

c/ Territorial development of tourism

-        Tourism development spaces in the region:

+ Relic tourism development space:

·       Hue city and its vicinity:

·       Phong Nha - Ke Bang national park;

·       Ho dynasty citadel and its vicinity.

+ Historical-revolutionary tourism development space:

·       The north of Quang Tri province;

·       Kim Lien (Nghe An province);

·       A Luoi (Thua Thien - Hue province);

·                   Historical-revolutionary relics: Dong Loc T-junction (Ha Tinh province), Ham Rong bridge (Thanh Hoa province), the cave of eight youth volunteers (Quang Binh province), etc.

+ Space for development of marine and island tourism embraces Hai Tien, Sam Son, Tinh Gia (Thanh Hoa province), Dien Thanh, Dien Chau, Cua Lo, Cua Hien, Cua Hoi, Bai Lu (Nghe An province), Thien Cam, Xuan Thanh, Chan Tien, Ky Ninh, Deo Con (Ha Tinh province), Nhat Le river mouth, Bao Ninh, Hon La bay, and Da Nhay, Hai Ninh, Ngu Thuy beaches (Quang Binh province), Con Co islet, Cua Tung and Cua Viet beaches (Quang Tri province), Thuan An, Canh Duong and Lang Co beaches and the Tam Giang - Lap An - Cau Hai lagoon system (Thua Thien - Hue province), of which, Lang Co, Thuan An. Cua Tung and Dong Hoi areas will be prioritized for development of high-class coastal resorts;

+ Eco-tourism development space embraces the national parks and nature reserves, including Ben En, Pu Huong (Thanh Hoa province), Pu Mat, Pu Luong (Nghe An province), Vu Quang, Ke Go (Ha Tinh province), Phong Nha – Ke Bang (Quang Binh province), northern Huong Hoa, Dakrong (Quang Tri province) and Bach Ma (Thua Thien - Hue province).

-        Tourism centers and hot spots for tourism development

The largest tourism center is Hue city, followed by Vinh and Thanh Hoa cities. Other cities in the region, including Dong Hoi, Ha Tinh and Dong Ha, also play the important role. The hot spots for the region’s tourism development include:

+ Hue city and its vicinity (Thua Thien - Hue province);

+ Gio Linh, Vinh Linh (Quang Tri province);

+ Phong Nha - Ke Bang (Quang Binh province);

+ Thien Cam and Vung Ang (Ha Tinh province);

+ Cua Lo - Nam Dan (Nghe An province);

+ Citadel of the Ho dynasty - Lam Kinh – Cam Luong fish stream (Thanh Hoa province).

-        National tourist zones, national tourist sites, tourist cities

+ National tourist zones:

·       Kim Lien tourist zone (Nghe An province): Sightseeing tours to historical, cultural, educational and gratitude relics;

·       Thien Cam tourist zone (Ha Tinh province): Coastal resorts, sightseeing tours to historical and cultural relics;

·       Phong Nha - Ke Bang tourist zone (Quang Binh province): Sightseeing, research; eco- tourism; cultural and historical tourism;

·       Lang Co - Canh Duong tourist zone (Thua Thien - Hue province): Coastal resorts.

+ National tourist sites:

·       Citadel of the Ho dynasty tourist site (Thanh Hoa province): Heritage tourism;

·       Dong Loc T-junction tourist site (Ha Tinh province): Tours to historical-revolutionary relic;

·       Nguyen Du memorial tourist site (Ha Tinh province): Tours to historical relic;

·       Dong Hoi city tourist site (Quang Binh province): Sightseeing and coastal resorts;

·       Quang Tri ancient citadel (Quang Tri province): Tours to historical-revolutionary relic;

·       Bach Ma tourist site (Thua Thien Hue province): Sightseeing, eco-tourism.

+ Tourist cities:

·       Sam Son town (Thanh Hoa province): Coastal resorts;

·       Cua Lo town (Nghe An province): Coastal resorts;

·       Hue city (Thua Thien - Hue province): Heritage and festival tourism.

Tourist routes:

+ International and inter-regional routes:

·       Land routes: National highway 1A, Ho Chi Minh road and national highways 10, 7, 8, 9 and 12A;

·       Railway routes: North-South railway, more railways to Laos through Lao Bao and Cau Treo border gates would be opened in the future.

·       Air routes: Air routes to Phu Bai, Dong Hoi, Vinh and Tho Xuan airports of the region;

·       Sea routes: Sea routes to the region through Chan May port.

+ Intra-regional: Major national highways connecting tourist centers with local tourist zones and sites, including 2 longitudinal roads being national highway 1A and Ho Chi Minh road and transversal roads being national highways 7, 8, 9 and 12A, which are the most important routes, followed by national highways 45, 46, 47, 48 and 49.

+ Theme tours:

·       Tours along the Middle World Heritage Road;

·       Tours to ancient capitals of Vietnam;

·       Eco-tours and adventure touts in the western mountainous region (mainly along Ho Chi Minh road);

·       Tours to explore historical-revolutionary relics along Truong Son road (mainly along national highway 9 and Ho Chi Minh road);

·       Tours to explore cultural traditions of Vietnamese ethnic minority group (mainly along Ho Chi Minh road).

-        Demand for land use for tourism development:

+ About 6,350 hectare for 4 national tourist zones;

+ About 2,800 hectare for 6 national tourist sites;

+ Demand for use of special-use land for development of other tourist zones and sites is identified in the local land use master plans.

d/ Tourism development investment

-         Total investment capital demand is VND 165,025 billion (USD 8.05 billion), including capital from the state budget (including ODA), FDI capital, capital contributed by organizations, enterprises, domestic economic sectors and other lawfully mobilized capital, of which capital mobilized from economic sectors accounts the largest portion, while capital from the state budget is only used to provide support for investment in tourist infrastructure and allocated based on the capacity of annual budget balance and progress of projects in each period.

-        Investment projects: To prioritize the development of 4 national tourist zones, 6 national tourist sites and 6 national hot spots for tourism development. To invest in 4 programs: (1) Promotion of tourism and building of regional tourist brands; (2) Training and development of human resources; (3) Conservation and development of natural resources; and (4) Development of key tourism infrastructure.

4.    Solutions for implementation of the master plan

a/ Tourism promotion and advertising

-        To build capacity, apparatus and mechanisms for tourism promotion and advertising, attaching importance to association in tourism promotion and advertising, and coordination among localities and with the Vietnam National Administration of Tourism in implementing general tourism promotion and advertising programs for the whole region.

-        To strongly professionalize tourism promotion and advertising: To concentrate efforts on conducting promotion and advertising of regional tourism, in conformity with the orientations for development of tourist products and brands; to formulate a mechanism for intra-sectoral and inter-sectoral coordination, step up the mobilization of social resources for tourism promotion and advertising; to make the best of the mass media’s power and mobilize the cooperation of related agencies, organizations and localities for performing of the task of tourism promotion and advertising.

b/ Tourism development association

-        To build a close association for tourism development investment in the region, formulate general tourism programs for the whole region, build associations in promotion and advertising of regional tourism and training and development of human resources.

-        To boost association with other regions and localities, attaching special importance to association with Hanoi, Ho Chi Minh City, Ninh Binh, Da Nang, Quang Nam, etc.

-        To promote the close and effective cooperation and association with the countries in the East-West economic corridor and the Greater Mekong Subregion.

c/ Investment capital mobilization

-        To concentrate investment from the state budget source (both central and local budgets) on developing infrastructure to serve tourism.

-        To formulate appropriate mechanisms and policies to attract and create investment capital sources for development of tourism business activities, and mobilize every capital source to meet the investment demand.

-        To mobilize social resources for tourism development investment, encourage all economic sectors to participate in tourism business activities in different forms, and adopt appropriate mechanisms to attract capital from the people for tourism development investment.

-        To create forums for dialogue between local administrations and investors in order to promptly solve difficulties in investment preparation, project formulation and implementation. To attach special importance to creating effective and regular channels for dialogue between investors - local administrations and people in order to create favorable conditions for compensation for land recovered for project implementation.

d/ Human resource development

-        To build up the pool of state managerial officers in charge of tourism.

-        To develop a network of tourism training institutions to meet the increasing workforce demand of the sector.

-        To encourage enterprises to provide training and retraining to improve the professional quality of the sector’s officers and employees.

-        To elaborate national tourism occupational standards (with specific guidance suitable to actual conditions of the region) and standardize tourism human resources.

-        To organize training courses for improving basic tourism professional skills and awareness of people in the key areas for tourism development.

d/ Master plan management

-        The regional localities shall actively develop tourism according to the orientations of the master plan.

-        To increase the coordination and association in state management of tourism among the regional localities.

-        To decentralize the management powers in a thorough, uniform and effective manner.

-        To review local plans, detailed plans and investment projects to make them conformable with the general orientation of the region.

-        To increase the legality of approved tourism planning projects in order to ensure construction and development in line with the master plan.

-        To apply the system of professional standards and relevant standards, and promulgate effective sanctions to create a self-supervision and self-control mechanism.

-        To elaborate the system of information on tourism management for the whole region.

e/ Scientific and technological application

-        To increase association in scientific and technological application among the regional localities.

-        To actively apply science and technology in tourism development.

g/ Protection of natural resources, tourist environment and response to climate change

-        To educate, propagandize and rise the public awareness about the role and significance of tourism, natural resources and environment to tourist activities.

-        To apply technical advances control environmental problems in order to manage and develop natural resources.

-        To encourage environment friendly tourist activities; to encourage and support the community to participate in tourism development investment, share benefits and responsibilities in the exploitation of natural resources to serve the tourism development.

-        To build effective technical solutions aiming to protect natural resources and the environment for tourism.

-        To devise effective measures for natural disaster prevention and control.

-        To build tourist programs in association with the protection of natural resources and environment.

-        To review and adjust master plans (when necessary) to make them suitable to climate change scenario and sea level rise.

-        To raise social awareness of the impact of climate change.

-        To intensify the response to climate change and sea level rise in tourist activities.

h/ National defense and security assurance

-        To include national defense and security assurance contents in tourism development schemes, plans and projects.

-        To intensify cooperation and association among localities in the region and between the tourism sector and related sectors, especially with the public security and border guard forces, so as to ensure safety for tourists, contributing to maintaining social order and safety as well as national security.

-        To ensure territorial integrity and national sovereignty in international cooperation in tourism development.

Article 2.Implementation organization of the master plan

1.       The State Steering Committee on Tourism shall direct the operation of ministries, sectors and localities in the region in handling inter-sectoral and inter-provincial matters arising in the course of implementation of the master plan.

2.       The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall act as the agency assuming the prime responsibility for implementing the master plan and perform the following tasks:

a/ To publicize and organize the implementation of the master plan;

b/ To assume prime responsibility for elaborating and implementing tourism development master plans for national tourist zones and sites in the region;

c/ To proactively coordinate with ministries, sectors and People’s Committees of provinces in the region in performing tasks related to all tourism activities;

d/ To assume prime responsibility for associative operations to develop tourism among enterprises, tourism associations and localities in the region;

dd/ To elaborate action plans on tourism development for each five-year period in conformity with the orientations set in the master plan and organize their implementation;

e/ To formulate cultural and sports policies, master plans, programs, schemes and projects in conformity with the orientations set in the master plan and organize their implementation;

g/ To guide localities in the region in elaborating provincial tourism development master plans and master plans on local tourist zones and points.

h/ To conduct annual reviews, and propose policies and solutions to adjust the master plan to suit realities and report them to the Prime Minister.

3.       Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their functions and competence, advise and propose the Government to include regional tourism development tasks in national target programs and sectoral action programs; and proactively and effectively coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in handling inter-sectoral matters. The specific tasks are as follows:

a/ The Ministry of Planning and Investment shall perform functions and tasks related to the determination of state investment in tourism, mechanisms and policies on tourism investment and preferential credit; balance capital and other resources as well as raise money from donors at home and abroad for tourism development.

b/ The Ministry of Finance shall perform functions and tasks related to mechanisms and policies on finance, tax and customs; and ensure the ratio of state budget expenditures for the implementation of the master plan.

c/ The Ministry of Transport and the Ministry of Construction shall perform functions and tasks related to social and tourist infrastructure development; include the contents on development of transport infrastructure for tourism development in master plans of the transport sector; improve the region’s air transport capacity, pay attention to the improvement and upgrading of railway infrastructure and service quality serving tourism development; improve traffic safety and formulate a legal corridor and negotiate with other countries in the East-West corridor so as to facilitate the development of caravan tourism; and implement construction and urban planning in conformity with tourism development targets set in the master plan.

d/ The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall effectively implement the production, distribution and sale of home-made products serving the development of shopping tourism, attaching special importance to sustainable development of craft villages.

dd/ The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Health shall perform functions and tasks related to the planning of land funds for tourism activities, protection of the tourist environment and response to climate change; and formulate tourism and tourism-related standards and regulations and control epidemics and food hygiene and safety issues, etc.

e/ The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall perform functions and tasks related to entry and exit procedures, residence, travel, security and safety and boost overseas tourism promotion and advertising; coordinate with the tourism sector in exploiting tourism resources in association with maintenance of national defense and security, especially in border areas and islands.

g/ The Ministry of Home Affairs shall perform tasks related to the improvement of the apparatus performing the state management of tourism, building of capacity of the national tourism promotion agency and mechanisms on partnership between the public and private sectors.

h/ The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform functions and tasks related to development of tourism human resources, building of capacity for tourism training establishments and raising of the awareness of tourism, and working and rest regimes for laborers.

i/ The Ministry of Information and Communications shall perform functions and tasks related to tourism information management and dissemination, application of information technology and communications in tourism development investment and business.

k/ The Vietnam Television, the Vietnam News Agency and the Voice of Vietnam shall intensify public information about tourism to promote tourism development potential and opportunities in the region and raise awareness of tourism.

4. People’s Committees of provinces in the region shall coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and related ministries and sectors in:

- Taking the initiative in implementing and expanding association with other localities in the region in conducting promotion and advertising campaigns to attract tourists and call for investment in tourism development,

-Encouraging local enterprises to develop local special products and creating favorable conditions for enterprises to coordinate with other localities in the region in tourism development.

- Based on the contents of the master plan, formulating local tourism development master plans, detailed plans and investment projects in conformity with the regional tourism development master plan and in association with local socio-economic development master plans.

- Directing and managing the protection of tourism resources and environment, especially in areas planned for developing into national tourism zones and points.

- Attaching importance to the maintenance of traffic order and safety aiming to improve safety for tourists and promoting regional and local tourism images.

- Educating people to maintain and bring into play the value of tourism resources toward sustainable development and long-term exploitation.

- Conducting socialization activities in tourism development so as to bring into play the strengths of all economic sectors for tourism development.

- Establish channels for regular exchange of information among provincial-level management authorities so as to work out plans to direct and guide tourism enterprises and investors in complying with common development orientations of the region.

- Effectively inspecting and examining tourism development investment activities, attaching special importance to coordination with ministries arid sectors in the inspection and examination.

5. Enterprises, tourism associations and other social organizations

- Enterprises shall proactively formulate and implement programs on association in tourism and tourism product development and tourism promotion and advertising.

- Tourism associations and other social organizations, within the scope of their functions, shall grasp targets, viewpoints and orientations set in the master plan and concretize them into their own action programs.

- Mass organizations and socio-political organizations shall coordinate with the tourism sector and local authorities in advertising the regional tourism images; mobilize, disseminate and educate people so as to raise their awareness of tourism, tourism planning and protection of tourism resources and environment.

- Communities shall proactively participate in tourism activities, provision of community- based tourism services and conservation, sustainable exploitation and protection of tourism resources and environment according to tourism development master plans

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.Ministers, Heads of ministerial- level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of the People’s Committees of Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien Hue provinces shall implement this Decision.-

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

NGUYEN THIEN NHAN

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 2161/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất