Quyết định 1943/QĐ-TTg bảo tồn Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

thuộc tính Quyết định 1943/QĐ-TTg

Quyết định 1943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1943/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:27/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Ngày 27/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1943/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cụ thể, khu vực bảo vệ của di tích có tổng diện tích là 170,13 ha, bao gồm: Cụm di tích làng Sen (quy mô 21,5 ha); Cụm di tích làng Hoàng Trù (quy mô 16,8 ha) và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan (quy mô 48,2 ha) và cụm di tích núi Chung (quy mô 83,63 ha). Bên cạnh đó, khu vực mở rộng phát huy giá trị di tích có tổng diện tích là 108,73 ha, bao gồm: Khu đất nông nghiệp cạnh Cụm di tích núi Chung (quy mô 60,73 ha) và đất ruộng thuộc các xóm Mậu 4, Mậu 5 và xóm Liên Minh, xã Kim Liên (quy mô 48,0 ha).

Theo đó, khu vực bảo vệ I của di tích (gồm mộ bà Hoàng Thị Loan, mộ cụ Hà Thị Hy, mộ cụ Nguyễn Sinh Xin và mộ tổ họ Lê Khắc) phải bảo tồn nguyên trạng hình thức kiến trúc dân gian, hình thái thửa đất; sử dụng các loài cây bản địa (tre, dâm bụt, chè tàu, các cây ăn quả và rau củ hoa màu địa phương trồng theo mùa) để tạo cảnh quan truyền thống; mật độ xây dựng tối đa 10%, tầng cao không quá 01 tầng, chiêu cao tối đa 4m…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1943/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________

Số: 1943/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

______________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thm quyền, trình tự, thủ tục lập, thm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu b, phục hi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các văn bản s: 148/TTr-BVHTTDL ngày 31 tháng 7 năm 2020 và số 4261/BVHTTDL-DSVH ngày 16 tháng 11 năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với các nội dung cụ thể sau đây:

I. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch

a) Quy mô quy hoạch: Tổng diện tích quy hoạch là 278,86 ha; bao gồm:

- Khu vực bảo vệ của di tích, có tổng diện tích là 170,13 ha, bao gồm: Cụm di tích làng Sen (quy mô 21,5 ha); Cụm di tích làng Hoàng Trù (quy mô 16,8 ha) và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan (quy mô 48,2 ha) và Cụm di tích núi Chung (quy mô 83,63 ha).

- Khu vực mở rộng phát huy giá trị di tích (trên cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), có tổng diện tích là 108,73 ha, bao gồm: Khu đất nông nghiệp cạnh Cụm di tích núi Chung (quy mô 60,73 ha) và đất ruộng thuộc các xóm Mậu 4, Mậu 5 và xóm Liên Minh, xã Kim Liên (quy mô 48,0 ha).

b) Ranh giới lập quy hoạch di tích được xác định như sau: Phía Bắc giáp núi Đại Huệ và huyện Nghi Lộc; phía Nam giáp làng Tùng Lâm, làng Thịnh Xá và làng Vân Hội, xã Kim Liên; phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên; phía Tây giáp xã Nam Lĩnh và làng Trung Hòa, làng Đông Sơn và làng Nam Thắng, xã Kim Liên.

2. Mục tiêu Quy hoạch

a) Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành địa điểm giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là quần thể du lịch văn hóa - lịch sử hấp dẫn gắn với đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam Đàn và tỉnh Nghệ An.

b) Xác định cơ cấu, tính chất và các chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực quy hoạch; định hướng tổ chức không gian, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

c) Định hướng kế hoạch, lộ trình và đề xuất các nhóm dự án, giải pháp quản lý, đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; là căn cứ triển khai các dự án thành phần bảo tồn, tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Đ xuất quy chế quản lý Khu di tích theo quy hoạch được duyệt.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Định hướng quy hoạch tổ chức không gian tổng thể khu vực di tích

a) Định hướng chung

Toàn bộ khu di tích, diện tích 287,86 ha được quy hoạch thành một khu tưởng niệm danh nhân, địa điểm đón tiếp các thế hệ người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tìm hiểu những ký ức về thời niên thiếu của Người; đồng thời là khu du lịch lịch sử - văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, trung tâm văn hóa - lễ hội, không gian trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng quê Bắc Trung bộ Việt Nam.

b) Quy hoạch phân vùng chức năng

- Phân vùng bảo vệ, bảo tồn di tích gồm: (i) Cụm di tích Làng Sen - Quê nội của Bác Hồ, diện tích 21,5 ha; (ii) Cụm di tích làng Hoàng Trù - Quê ngoại của Bác Hồ, diện tích 16,8 ha và (iii) Khu mộ bà Hoàng Thị Loan, diện tích 48,2ha.

- Phân vùng phát huy giá trị di tích gồm: (i) Khu vực Núi Chung, gồm: Không gian du lịch sinh thái và văn hóa Núi Chung, diện tích 83,63 ha và Khu vực cánh đồng lúa Huyết rồng, diện tích 60,73ha; (ii) Khu du lịch văn hóa, diện tích 45 ha.

Các khu chức năng được gắn kết với nhau bởi trục đi bộ, đồng thời cũng là trục cảnh quan chính liên kết xuyên suốt toàn khu vực. Trục cảnh quan và hai dòng sông là biểu tượng cho các không gian tĩnh và động trong tổng thể quy hoạch.

Trục cảnh quan liên kết hai ngọn Núi Đại Huệ và Núi Chung với trung tâm là không gian mặt nước như một tấm gương phản chiếu bầu trời tượng trưng cho sự thanh cao và minh triết của trí tuệ.

2. Định hướng quy hoạch khu vực bảo tồn, tôn tạo di tích

a) Khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích

- Cụm di tích Làng Sen:

+ Khu vực bảo vệ I, diện tích 0,924 ha, gồm các di tích: Nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm, nhà ông Nguyễn Sinh sắc, lò rèn Cố Điền, giếng Cốc, nhà ông Vương Thúc Quý, đình làng Sen, nhà thờ dòng họ Nguyễn Sinh, sân vận động làng Sen.

+ Khu vực bảo vệ II, diện tích 1,854 ha.

+ Khu vực cây xanh - mặt nước: Chỉnh trang khu vực cây xanh - mặt nước xung quanh khu vực bảo vệ I và II hình thành vùng đệm cây xanh cảnh quan cho cụm di tích.

+ Khu tưởng niệm và trung tâm quản lý, dịch vụ công cộng

- Cụm di tích làng Hoàng Trù:

+ Khu vực bảo vệ I, diện tích 0,405 ha, gồm các di tích gốc: Nhà ông Hoàng Xuân Đường, nhà bà Hoàng Thị Loan, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà thờ đại tôn họ Hoàng Xuân.

+ Khu vực bảo vệ II, diện tích 0,562 ha.

+ Vùng đệm cây xanh cảnh quan - mặt nước: Chuyển đổi phần lớn diện tích bãi đậu xe hiện có thành khu cây xanh cảnh quan làng quê truyền thống vùng Bắc Trung bộ thế kỷ 19.

+ Vùng trung tâm dịch vụ công cộng: Tổ chức tuyến đi bộ kết nối với các cụm di tích khác (khu Núi Chung, khu trồng lúa huyết rồng, khu du lịch văn hóa 45ha...).

- Khu mộ bà Hoàng Thị Loan:

+ Khu vực bảo vệ I, diện tích 0,148 ha: Gồm mộ bà Hoàng Thị Loan, mộ cụ Hà Thị Hy, mộ cụ Nguyễn Sinh Xin và mộ tổ họ Lê Khắc.

+ Khu vực bảo vệ II, diện tích 9,610 ha: Là không gian cảnh quan xung quanh khu vực các di tích gốc.

+ Vùng trung tâm quản lý và dịch vụ công cộng.

+ Định hướng tổ chức không gian: Giữ lại khu đất dân cư hiện có và đất rừng ở phía Nam và phía Bắc. Duy tu, bảo dưỡng hàng năm khu mộ các thành viên trong gia đình. Hoàn thiện hệ thống cây xanh cảnh quan và công viên với ý tưởng “Công viên Đại Huệ” tại khu vực đón tiếp. Thực hiện dự án Thác 9 tầng với biểu tượng chủ đạo là hình ảnh hoa sen cách điệu - một trong những công trình điểm nhấn của Khu lưu niệm. Mật độ xây dựng gộp toàn khu khoảng 4-5%, tầng cao tối đa 2 tầng, chiều cao không quá 8 m.

b) Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích

- Khu vực bảo vệ I của di tích: Bảo tồn giá trị nguyên gốc của di tích dựa theo các dữ liệu lịch sử.

+ Bảo tồn nguyên trạng hình thức kiến trúc dân gian, hình thái thửa đất.

+ Sử dụng các loài cây bản địa (tre, dâm bụt, chè tàu, các cây ăn quả và rau củ hoa màu địa phương trồng theo mùa), vật liệu địa phương (tre, gỗ, gạch, ngói, đất nện...) để tạo cảnh quan truyền thống.

+ Các trang thiết bị kỹ thuật (hồ và trụ nước cứu hỏa, camera quan sát, bảng hiệu, bảng thông tin, chiếu sáng, thùng rác, ghế ngồi...) được thiết kế, bao che bởi các vật liệu tre hoặc gỗ.

+ Mật độ xây dựng tối đa 10%. Tầng cao không quá 01 tng, chiều cao tối đa 4m

- Khu vực bảo vệ II của di tích: Phục dựng các hộ láng giềng và không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh theo nguyên mẫu kiến trúc nhà ở nông thôn thế kỉ thứ 19 (tư liệu lịch sử và lời kể của các nhân chứng).

+ Khuyến khích sử dụng các loài cây bản địa (tre, dâm bụt, chè tàu, các cây ăn quả và rau củ hoa màu địa phương trồng theo mùa), vật liệu địa phương (tre, gỗ, gạch, ngói, đất nện...) để tạo cảnh quan truyền thống.

+ Các trang thiết bị kỹ thuật (hồ và trụ nước cứu hỏa, camera quan sát, bảng hiệu, bảng thông tin, chiếu sáng, thùng rác, ghế ngồi...) được thiết kế hoặc bao che bởi các vật liệu tre hoặc gỗ.

+ Mật độ xây dựng gộp toàn khu khoảng 10%. Tầng cao tối đa 3 tầng, chiều cao không quá 12 m. Riêng biểu tượng thác 9 tầng tại Khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan chiều cao tối đa 10m.

- Khu vực dân cư gần khu vực di tích gốc: Lưu giữ các hình thức kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn 1950-1980. Chiều cao xây dựng tối đa 1 tầng. Đối với các công trình 2-3 tầng đã xây dựng cần khuyến khích cải tạo chỉnh trang mặt đứng bằng các vật liệu cửa gỗ mái ngói, sử dụng cây xanh che phủ mặt tiên, phủ xanh các hàng rào tường gạch bng các loại dây leo.

Ranh giới cụ thể của Khu vực bảo vệ I và II được xác định trong hồ sơ quy hoạch tại bản vẽ Sơ đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm của từng điểm di tích.

3. Định hướng quy hoạch khu vực phát huy giá trị di tích:

a) Nguyên tắc chung: Hình thức kiến trúc của các công trình xây dựng mới đảm bảo hài hòa với không gian cảnh quan các khu vực di tích và địa phương; chiều cao công trình không quá 16m; khuyến khích sử dụng hình thức kiến trúc truyền thống vùng Nam Đàn.

b) Quy hoạch các khu vực phát huy giá trị di tích, bao gồm:

- Khu vực Núi Chung gồm:

+ Khu du lịch văn hóa - sinh thái Núi Chung, diện tích 83,63 ha, gồm Đn thờ các cụ thân sinh và chị em ruột Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu du lịch sinh thái kết hợp dã ngọai và khu công viên cây xanh cảnh quan: Hình thành địa điểm “Du lịch về nguồn” kết hợp với bảo tồn, phát huy các yếu tố sinh quyển đặc hữu của địa phương, gắn kết không gian với toàn khu tưởng niệm bằng trục không gian ảo, điểm đầu tại khu vực núi mộ bà Hoàng Thị Loan và điểm cuối tại khu vực núi Chung. Mật độ xây dựng gộp khoảng 2-3%, tầng cao tối đa 3 tầng.

+ Khu cánh đồng lúa huyết rồng, diện tích 60,73ha (Là khu đất nông nghiệp nằm cạnh núi Chung): Quy hoạch thành khu vực trồng và bảo tồn lúa huyết rồng, canh tác theo hình thức organic, kết hợp với không gian trải nghiệm và bảo tồn kiến trúc làng quê truyền thống.

- Khu du lịch văn hóa, diện tích 45ha: Hình thành khu du lịch văn hóa - lịch sử gắn với các mô hình xưởng sản xuất các sản phẩm nghệ thuật làm từ sen như: tranh làm từ lá sen, nón lá sen, quạt lá sen, lụa làm từ tơ sen, các sản phẩm ẩm thực từ sen...; không gian bảo tồn cảnh quan kiến trúc làng quê truyền thống vùng đất Nam Đàm, trung tâm dịch vụ (cơ sở dịch vụ, cơ sở lưu trú và khu hậu cần), hạ tầng kỹ thuật và bãi đỗ xe, không gian mặt nước và không gian xanh công cộng (đồng lúa và không gian cảnh quan nông nghiệp truyền thống, các đầm, bàu sen, rặng tre và hệ thống cây xanh đặc hữu)...

Các công trình được bố trí theo từng lớp: khu công cộng, khu phục vụ du lịch, khu văn hóa và khu bảo tồn cảnh quan nông nghiệp hai bên trục chính. Không gian mặt nước ở trung tâm, cây xanh công cộng và khu bảo tồn cảnh quan nông nghiệp cảnh quan các đầm, bàu sen tạo mảng xanh cho khu vực. Mật độ xây dựng gộp khoảng 14-15%, tầng cao tối đa 4 tầng.

4. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

a) Về phát triển các sản phẩm du lịch

- Xây dựng tuyến, điểm du lịch: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng lân cận; mở rộng các tuyến tham quan từ Khu di tích Kim Liên đến các di tích, danh thắng trong vùng, các làng quê của huyện Nam Đàn. Hình thành các tuyến du lịch kết nối với các điểm du lịch trong tỉnh:

+ Theo tuyến đường chạy dưới chân núi Đại Huệ kết nối với chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang trong không gian tâm linh sinh thái.

+ Theo tuyến đường huyện kết nối với thị trấn Nam Đàn, hình thành tuyến du lịch Vinh - Kim Liên - Chùa Đại Tuệ - Khu lưu niệm Phan Bội Châu - Khu di tích Mai Hắc Đế - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp - Đình Hoành Sơn - Đình Trung Cần.

+ Theo tuyến du lịch đường thủy kết nối Khu di tích Kim Liên với vùng di tích kiến trúc nghệ thuật vùng Chín Nam: làng cổ Khánh Sơn, đình Trung Cần; Quê hương các danh nhân Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu; các di tích đền vua Quang Trung, đền Ông Hoàng Mười, đền vua Lê, đình Hoành Sơn, mộ vua Mai...

+ Theo tuyến Quốc lộ 7 kết nối thành phố Vinh - Khu di tích Kim Liên - Khu di tích lịch sử Truông Bồn - Vườn quốc gia Pù Mát;

+ Theo tuyến Quốc lộ 46, hình thành các tuyến tham quan: Cửa Lò - đền thờ Vua Quang Trung - Quảng trường Hồ Chí Minh - Khu di tích Kim Liên; Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai - Đài tưởng niệm Liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

+ Theo tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối thành phố Vinh - Khu di tích Kim Liên - Khu di tích lịch sử Truông Bồn - Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh;

- Phát triển các hình thức du lịch:

+ Tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ đạo dựa trên tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẵn có của khu vực, gồm: tham quan các điểm di tích; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch tìm hiểu trải nghiệm văn hóa địa phương nhất là các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của địa phương gắn với các khu vực trình diễn Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, trình diễn các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi dân gian.

+ Sản xuất, trưng bày các sản phẩm đồ lưu niệm do chính người dân địa phương làm ra gắn với biểu tượng hoa Sen, các sản phẩm từ Sen.

b) Về truyền thông, quảng bá khu di tích

- Đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các kênh thông tin: internet, báo chí, truyền hình và các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; tại các sự kiện văn hoá và du lịch ở trong nước và nước ngoài với tư cách là biểu tượng của du lịch tỉnh Nghệ An;

- Đẩy mạnh liên kết với các điểm du lịch khác tại địa phương trong việc xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá du lịch. Thiết lập mối quan hệ với Khu di tích lưu niệm và Bảo tàng các lãnh tụ cách mạng quốc tế.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các công ty du lịch để tổ chức các đoàn khách về thăm quê Bác; tổ chức các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, lễ hội (Festival) tầm cỡ khu vực, quốc gia và quốc tế tại khu vực phát huy giá trị di tích.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu về khu di tích làm cơ sở phục vụ lâu dài cho các hoạt động liên quan đến khu di tích.

- Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về di tích, bản đồ, chỉ dẫn đặt tại trung tâm thông tin du lịch tại di tích và các điểm du lịch khác tại địa phương.

5. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: Chỉ san nền, đào đắp cục bộ phục vụ các công trình xây dựng, hạn chế làm biến dạng địa hình chung. Các khu vực san lấp có diện tích lớn là khu vực đầu tư xây dựng mới Khu du lịch văn hóa, khu vực Núi Chung, các bãi đỗ xe tập trung, sân và đường trục, phù hợp với định hướng quy hoạch kiến trúc cảnh quan và đảm bảo việc tiêu, thoát nước.

b) Hệ thống giao thông

- Hình thành hệ thống giao thông trên cơ sở nâng cấp, cải tạo các tuyến đường hiện có, xây dựng các tuyến giao thông mới tại khu vực khu du lịch văn hóa, khu vực núi Chung và các tuyến đường phục vụ hoạt động chung và kết nối toàn khu.

- Hệ thống đường trong khu vực được thiết kế với 3 cấp đường: Đường liên khu vực, đường chính khu vực và đường làng xóm được cải tạo, chỉnh trang, đảm bảo kết nối hệ thống giao thông trong khu vực với hệ thống giao thông đối ngoại và giữa các khu vực chức năng trong khu.

- Hệ thống bãi đỗ xe: Đ xuất 05 bãi đỗ xe tập trung tại Khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan (1 điểm), Khu du lịch văn hóa (2 điểm) và Khu núi Chung (2 điểm); 03 bãi, ga đỗ xe điện, xe 2 bánh tại Cụm di tích làng Sen, làng Hoàng Trù và Khu du lịch văn hóa. Các điểm đỗ xe quy mô nhỏ phục vụ cho các điểm dịch vụ công cộng và khu vui chơi kết hợp tại các khu vực sân bãi và công viên cây xanh.

- Hệ thống giao thông công cộng: Hệ thống xe điện và xe đạp được sử dụng cho khách du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử trong khu vực nghiên cứu. Giữa các điểm du lịch bố trí trạm dừng chân phục vụ du khách với khoảng cách giữa 2 điểm là 4km.

c) Hệ thống cấp và thoát nước

- Hệ thống cấp nước: Tuân thủ hướng cấp nước theo quy hoạch chung của khu vực đã được phê duyệt, cấp nước liên tục, đảm bảo về lưu lượng, áp lực nước, an toàn cho đường ống cấp nước đến tất cả các điểm trong hệ thống. Đảm bảo lượng nước cho các hoạt động của di tích và cho công tác chữa cháy.

- Hệ thống thoát nước thải:

+ Hệ thống thoát nước thải được bố trí riêng hoặc chung với hệ thống thoát nươc mưa tùy theo theo điều kiện thực tế từng khu vực.

+ Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi được xả vào hệ thống thoát nước chung.

+ Thiết kế đường cống, theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát nước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát nước mưa - san nền.

d) Xử lý chất thải rắn: Phân loại chất thải rắn ngay từ nguồn thải. Thu gom chất thải rắn từ khu dân cư và các công trình công cộng trước khi chuyển đến trạm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Nam Đàn.

đ) Hệ thống cấp điện: Hạ ngầm các tuyến cấp điện trong khu vực bảo vệ di tích, đảm bảo công suất cho hoạt động của toàn khu.

e) Hệ thống thông tin liên lạc: Bảo đảm thông tin liên lạc trong toàn khu hoạt động ổn định. Thiết lập mạng lưới Internet kết hợp giữa lưới truyền dẫn và các điểm phát wifi công cộng.

6. Xác định các nhóm dự án thành phần, phân kỳ đầu tư và thứ tự ưu tiên và nguồn vốn thực hiện

a) Các nhóm dự án thành phần

- Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo di tích (DA01): Xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo quản, tu bổ, phục hồi các công trình di tích theo kế hoạch hàng năm (trưng bày, bia biển giới thiệu di tích, tôn tạo cảnh quan...)

- Nhóm dự án phát huy giá trị di tích (DA02): Hình thành các tuyến đi bộ kết nối làng Sen và làng Hoàng Trù đến khu trung tâm du lịch văn hóa; hình thành các điểm dừng chân tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh kỷ niệm theo các chủ đề về Bác; Hoàn thiện hệ thống vườn cây trong “Công viên Đại Huệ” và đầu tư xây dựng Thác 9 tầng tại khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan, Khu trồng và bảo tồn lúa huyết rồng; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Khu du lịch văn hóa thuộc xóm Mậu 4, Mậu 5 và xóm Liên Minh, xã Kim Liên với chức năng chính là bãi đỗ xe tập trung và các công trình thương mại dịch vụ; Khu du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh núi Chung.

b)Nhóm dự án xây dựng hạ tầng (DA03): Cải tạo, chỉnh trang và hình thành mới một số tuyến đường giao thông kết nối trong khu vực và liên khu vực; Các công trình hạ tầng đầu mối trong khu vực.

c) Thời gian thực hiện quy hoạch: Từ năm 2021 đến năm 2030.

d) Xác định dự án ưu tiên và các giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 2021 - 2025: Thực hiện Nhóm dự án DA01 và một số hạng mục ưu tiên tại nhóm DA02 và DA03, như: Đầu tư xây dựng Thác 9 tầng tại khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan; Xây dựng Khu trồng và bảo tồn lúa huyết rồng; Xây dựng bãi xe - dịch vụ, Đường cơ giới trong khu di tích; Hồ nước trung tâm, Trung tâm thông tin du lịch, Lối đi bộ dẫn vào khu di tích Hoàng Trù, Xây dựng khu tổ hợp thương mại tại Khu du lịch văn hóa; Xây dựng bãi đỗ xe, các tuyến giao thông chính kết nối nội khu và nhà dịch vụ phía Tây Bắc tại khu vực Núi Chung.

- Giai đoạn sau 2025: Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục khác tại nhóm DA02 DA03.

Thứ tự và mức độ ưu tiên đầu tư hàng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung căn cứ yêu cầu thực tế về bảo tồn, phát triển, khả năng huy động vốn, khả năng cân đối và nguồn cấp vốn theo kế họaqch của trung ương và địa phương.

e) Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó:

- Vốn từ ngân sách Trung ương được bố trí căn cứ vào nội dung dự án đầu tư và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương hằng năm, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành;

- Vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện, xã có di tích liên quan trong phạm vi Quy hoạch này);

- Vốn sự nghiệp dành cho các công tác nghiệp vụ như tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy hoạch; sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật; bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị không gian sống...;

- Thu từ hoạt động du lịch; huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước, của nhân dân và các nguồn huy động hợp pháp khác.

7. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp quản lý quy hoạch: Thực hiện quản lý theo phân vùng quy hoạch và theo Quy hoạch được phê duyệt (chi tiết trong Hồ sơ quy hoạch tổng thể được duyệt). Các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành khác có liên quan trong phạm vi quy hoạch cần thực hiện theo Quy hoạch này. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động của khu di tích Kim Liên”.

- Phân công trách nhiệm quản lý:

+ Trong khu vực bảo vệ của di tích: Ban Quản lý Khu di tích Kim Liên quản lý dưới sự giám sát của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An. Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật liên quan khác.

+ Các khu vực đầu tư xây dựng mới nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích: Do chủ đầu tư quản lý dưới sự giám sát của Ban Quản lý Khu di tích Kim Liên và các cơ quan chức năng liên quan theo phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Việc xây dựng, quản lý tại khu vực đầu tư xây dựng mới tuân thủ theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật liên quan.

b) Giải pháp huy động vốn

- Lập danh mục các dự án đầu tư thành phần, phân loại và xác định giai đoạn thực hiện, nguồn vốn đầu tư, làm cơ sở để huy động vốn từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa, vốn vay... Trong đó:

+ Các khu di tích Làng Sen, Làng Hoàng Trù, mộ bà Hoàng Thị Loan sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Các điểm khai thác dịch vụ thu hút các chủ đầu tư thứ cấp đầu tư dưới sự quản lý của Khu di tích Kim Liên.

+ Các dự án du lịch - dịch vụ xây dựng mới: khu Núi Chung, khu trồng lúa huyết rồng, các khu vực mới khai thác tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan, khu dịch vụ 45ha do các chủ đầu tư thứ cấp đầu tư dưới sự quản lý của Khu di tích Kim Liên.

- Xem xét, ưu tiên hỗ trợ và bố trí vốn hàng năm từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Nghệ An để thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích gốc và các hạng mục công trình có ý nghĩa quan trọng khác. Tranh thủ ngun vn trung ương, lồng ghép các mục tiêu đầu tư phát triển nông thôn, phát triển kinh tế để tăng hiệu quả đu tư chung, góp phn bảo tồn di tích và phát trin du lịch. Xây dựng phương án huy động các nguồn lực hp pháp khác đ thực hiện.

- Đề xuất các chương trình đầu tư các hạng mục công trình theo tiến độ thực hiện để từng bước kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong cả nước tham gia theo hình thức xã hội hóa.

c) Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng

- Kết nối của cộng đồng dân cư trong và lân cận khu vực di tích với hoạt động bảo tồn di tích và phát triển các hoạt động du lịch. Đ người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch tại di tích.

- Xây dựng quy định, định hướng quy mô, mẫu kiến trúc cho các công trình nhà ở của dân kế cận khu di tích để tạo nên tổng thể không gian cảnh quan phù hợp, tôn vinh giá trị di tích.

- Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của di tích, vận động nhân dân địa phương tham gia thông tin tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích.

- Tạo điều kiện và khuyến khích cộng đồng dân cư trong khu vực di tích tham gia vào công tác lập kế hoạch quản lý, bảo tồn khu di tích, phát triển các loại hình du lịch phù hợp.

d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho Khu di tích Kim Liên; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức Khu di tích Kim Liên trong công tác bảo tồn, tôn tạo (đầu tư các trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh, đào tạo cán bộ...), áp dụng kiến thức vào hoạt động du lịch.

- Tăng cường mở các lớp tập huấn ngắn hạn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại quê hương Bác.

e) Giải pháp tuyên truyền

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành, các t chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư, qua đó tạo sự đồng thuận giữa các bên liên quan trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá giá trị di tích, văn hóa khu vực Kim Liên - Nam Giang nhằm xây dựng hình ảnh du lịch với những yếu tố đổi mới về sản phẩm du lịch, kích cầu du lịch. Xây dựng hình ảnh di tích, các loại hình du lịch để tạo ra sức hấp dẫn bằng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

a) Công bố công khai Quy hoạch, tiến hành cắm mốc giới, di dời các hộ dân trong khu vực di tích theo hồ sơ quy hoạch được duyệt. Cập nhật ranh giới các điểm di tích thành phần thuộc quy hoạch vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và hồ sơ khoa học xếp hạng di tích.

b) Xây dựng lộ trình thu hồi đất để bàn giao triển khai kế hoạch bảo vệ di tích và thực hiện các dự án đầu tư thành phần căn cứ vào điều kiện thực te về kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Phê duyệt các nhóm dự án thành phần trên cơ sở Quy hoạch được duyệt. Quản lý hoạt động bảo tồn và đây tư xây dựng theo Điều lệ quản lý Quy hoạch được duyệt.

d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng và chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tài liệu để xác định, hoàn chỉnh các cứ liệu khoa học cho việc lập, tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư các nhóm dự án thành phần theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với khả năng cân đối và nguồn kinh phí đầu tư, trên cơ sở đồ án Quy hoạch đã được phê duyệt.

đ) Chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương; Có cơ chế phù hợp để khuyến khích, huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tham gia thực hiện Quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và kế hoạch.

e) Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đô thị trong phạm vi bảo vệ của di tích trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này và các quy hoạch có liên quan được lập theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng.

2. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thẩm định nội dung chuyên môn các dự án thành phần liên quan đến di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia thuộc nội dung quy hoạch được duyệt. Giám sát, kiểm tra tiến độ việc triển khai thực hiện Quy hoạch, bảo đảm thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra và đúng kế hoạch được phê duyệt.

3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước xem xét, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các nhóm dự án thành phần liên quan đến di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo Quy hoạch được phê duyệt; bảo đảm tiến độ cấp vốn phù hợp với kế hoạch được duyệt, quy định của pháp luật đầu tư công và ngân sách nhà nước.

4. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đất đai; hướng dẫn y ban nhân dân tỉnh Nghệ An cập nhật ranh giới diện tích Quy hoạch vào Ke hoạch sử dụng đất của tỉnh.

5. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ: VHTTDL, KHĐT, TC, XD, TNMT, NNPTNT;

- Tỉnh y, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An;

- Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL);

- Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, NN, KTTH, QHĐP;

- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT.THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 




Vũ Đức Đam

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất