Quyết định 19/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005

thuộc tính Quyết định 19/2003/QĐ-TTg

Quyết định 19/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2003/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/01/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 19/2003/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 19/2003/QĐ-TTG
NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
"CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HOÁ ĐẾN NĂM 2005"

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (công văn số 2831/VHTT-KH ngày 25 tháng 7 năm 2001) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 7114 BKH/VPTĐ ngày 22 tháng 10 năm 2001),

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005", với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc.

- Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở (phường, xã, thị trấn, thị tứ, thôn, làng, bản ấp ...).

- Hiện đại hoá công nghệ sản xuất, lưu trữ và phổ biến phim.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Ngăn chặn một cách có hiệu quả nguy cơ bị xuống cấp và mất mát các di sản văn hoá. Đầu tư trùng tu, tôn tạo, phục hồi và xây dựng các di tích, danh thắng và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể thành những sản phẩm văn hóa có giá trị trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hoá thông tin cơ sở, nhất là khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không để tồn tại các điểm thiếu tổ chức các hoạt động văn hoá; xây dựng các điểm sáng hoạt động văn hoá trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tạo sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển văn hoá trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất và phổ biến phim. Nâng cao trình độ sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại về sản xuất và phổ biến phim cho cán bộ chuyên môn kỹ thuật ngành điện ảnh nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm điện ảnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân và xuất khẩu phim Việt Nam ra nước ngoài.

2. Nội dung của chương trình:

Bao gồm 3 nhiệm vụ chủ yếu:

1. Nhiệm vụ Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Bao gồm 3 dự án:

a) Dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến, gồm các nội dung:

- Tiếp tục bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến, nhất là đối với các di tích có giá trị đặc biệt quan trọng.

- Nghiên cứu, bảo quản di tích theo công nghệ hiện đại.

- Đào tạo cán bộ quản lý, bảo vệ, tổ chức hoạt động tại các di tích.

b) Dự án sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu và xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể; gồm các nội dung:

- Hệ thống hóa các di sản văn hoá phi vật thể ở các địa phương.

- Sưu tầm toàn diện di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của một số địa phương và của các dân tộc ít người.

- Nghiên cứu phục dựng và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật truyền thống tiêu biểu.

- Thành lập ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể.

- Đào tạo cán bộ sưu tầm, quản lý văn hoá phi vật thể.

c) Dự án điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là làng) tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người. Gồm các nội dung:

- Điều tra và lập hồ sơ một số làng tiêu biểu của các dân tộc ít người hiện còn giữ được nhiều đặc trưng văn hóa cổ truyền. Tuyển chọn lập dự án và thực hiện bảo tồn thí điểm 2 - 3 làng đặc biệt tiêu biểu.

- Hỗ trợ tổ chức sinh hoạt lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người.

2. Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bao gồm 4 dự án:

a) Dự án xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, xây dựng mô hình hoạt động văn hoá thông tin ở làng, xã (ưu tiên trước hết cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng), gồm các nội dung:

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà văn hoá, làng văn hoá, đội thông tin lưu động.

- Trang bị phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động văn hoá thông tin lưu động (xe ô tô chuyên dùng và thuyền văn hoá).

- Xây dựng một số cụm thông tin ở các cửa khẩu biên giới.

- Đào tạo cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở.

b) Dự án đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, phường văn hoá, gồm các nội dung:

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn văn hóa đối với từng loại đơn vị cơ sở.

- Xây dựng chế độ khen thưởng gia đình, làng, xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hoá.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hoá thông tin ở xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

c) Tiếp tục thực hiện Dự án cấp các sản phẩm văn hoá thông tin cho cơ sở, gồm các nội dung:

- Cấp các sản phẩm văn hoá thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn, các trường dân tộc nội trú.

- Cấp sách cho thư viện các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, xây dựng thí điểm tủ sách lưu động cho thư viện tỉnh, thành phố để luân chuyển về thư viện cơ sở.

d) Dự án phối hợp với Bộ Tư lệnh biên phòng tăng cường hoạt động văn hoá thông tin tuyến biên giới và hải đảo, gồm các nội dung:

- Trang thiết bị hoạt động văn hoá thông tin cho các đồn biên phòng.

- Cấp sản phẩm văn hoá thông tin và tổ chức liên hoan văn hoá thông tin cho các đồn biên phòng.

3. Nhiệm vụ hiện đại hoá công nghệ sản xuất lưu trữ và phổ biến phim, bao gồm các dự án:

a) Dự án hiện đại hoá khâu sản xuất phim, gồm:

Trang bị phương tiện, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ cho một số Hãng phim lớn của Trung ương, đảm bảo sản xuất được phim âm thanh lập thể.

b) Dự án trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại cho khâu phổ biến phim.

Trang thiết bị máy chiếu phim nhựa âm thanh lập thể cho một số rạp chiếu bóng lớn; tiếp tục bổ sung máy chiếu phim thích hợp cho các đội chiếu bóng lưu động hoạt động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

c) Dự án đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất và phổ biến phim, gồm các nội dung:

- Gửi cán bộ chuyên môn kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất và lưu trữ phim đi đào tạo ở nước ngoài.

- Thuê chuyên gia nước ngoài giảng dạy, nâng cao trình độ cho công nhân kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại của ngành điện ảnh.

d) Dự án trang thiết bị một số phương tiện chuyên dụng hiện đại để bảo quản lưu trữ phim tại Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam.

4. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2005

- 30% di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến và di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng được tiếp tục đầu tư tu bổ và tôn tạo bằng các nguồn vốn khác nhau.

- Sưu tầm, lưu trữ toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc, các giá trị văn hóa cổ truyền có giá trị đang có nguy cơ mai một cao.

- 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.

- 50% làng, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa.

- Xây dựng thí điểm tại mỗi tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa 2 đến 3 trung tâm văn hóa - thể thao.

- 100% các đồn biên phòng được trang bị phương tiện nghe - nhìn, một số đầu sách cho hoạt động văn hoá - thông tin và 50% đồn biên phòng trở thành điểm sáng về văn hóa.

- Các Hãng phim ở Trung ương được đầu tư đồng bộ kỹ thuật sản xuất phim với công nghệ hiện đại.

- Các rạp chiếu bóng ở các thành phố lớn, trung tâm du lịch và các tỉnh đã có rạp chiếu bóng, có khả năng doanh thu, được trang bị máy chiếu phim nhựa, video 300 inch âm thanh lập thể. Trang bị một số máy video 100 inch cho các đội chiếu bóng lưu động ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật ngành điện ảnh sử dụng thành thạo trang thiết bị điện ảnh hiện đại đã được trang bị trong sản xuất và phổ biến phim.

3. Thời gian thực hiện chương trình:

Từ nay đến năm 2005.

4. Về nguồn vốn cho chương trình:

- Vốn ngân sách Nhà nước bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.

- Vốn huy động từ nguồn ngân sách địa phương.

- Vốn của các doanh nghiệp, các đơn vị.

- Vốn nhân dân đóng góp; vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng bố trí vốn hàng năm trong khả năng ngân sách nhà nước; Bộ Văn hoá - Thông tin có các giải pháp cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình theo tiến độ đề ra.

 

Điều 2. Trên cơ sở chương trình này, Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo lập các dự án cụ thể để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Đối với mục tiêu hiện đại hoá công nghệ sản xuất, lưu giữ và phổ biến phim, căn cứ vào quy hoạch phát triển điện ảnh đã được Chính phủ phê duyệt, Chương trình cần tập trung trước hết cho khâu phổ biến và lưu trữ phim; việc đầu tư các dự án lớn cần tách riêng để đầu tư độc lập, không đưa vào chương trình.

Việc bảo tồn các di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc là đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Bộ Văn hoá - Thông tin căn cứ vào mức độ quan trọng và nguy cơ xuống cấp của từng di tích để đưa vào danh mục công trình cần ưu tiên đầu tư, bảo tồn trong chương trình.

 

Điều 3.

1. Giao Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý điều hành chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các dự án của chương trình; trong quá trình triển khai cần phải lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội khác trên địa bàn.

2. Cơ chế về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá thực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình quốc gia.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No: 19/2003/QD-TTg
Hanoi , Day 28 month 01 year 2003
 DECISION
APPROVING THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON CULTURE TILL 2005
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 on the national target programs in the 2001-2005 period;
At the proposals of the Minister of Culture and Information (Official Dispatch No. 2831/VHTT-KH of July 25, 2001) and the Minister of Planning and Investment (Official Dispatch No. 7114 BKH/VPTD of October 22, 2001),
DECIDES:
Article 1.- To approve the national target program on culture till 2005 with the following principal contents:
1. The program’s objectives:
a/ General objectives:
- To conserve and promote the nation’s typical cultural values.
- To build and develop the cultural life at the grassroots level (wards, communes, townships, towns, villages, hamlets,...).
- To modernize the film production, archival and dissemination technologies.
b/ Specific objectives:
- To efficiently preclude dangers of degradation and disappearance of cultural heritages. To invest in reparation, replenishment, restoration and building of monuments and beauty spots, and develop non-material cultural heritages into valuable cultural products in the work of education of historical and old-age cultural traditions in service of the demands for cultural activities of the whole society in general and the tourist development demands in particular.
To continue promoting the results achieved in the building and development of grassroots information and culture, especially in highland, deep-lying, remote, mountainous, border, island and ethnic minority areas. Not to allow the existence of places where cultural activities are not organized; to build bright spots of cultural activities in all fields of the social life.
- To create harmony between cultural conservation and development in building an advanced Vietnamese culture strong with national identity.
- To modernize the film production and dissemination techniques. To improve the skills to use modern film production and dissemination equipment and techniques for cinematographic professionals in order to raise the quality of cinematographic works, meet the people’s increasing demands for cultural enjoyment, and export Vietnamese films to foreign countries.
2. The program’s contents:
Including the following 3 major tasks:
1. The task of conserving, replenishing and promoting the nation’s typical cultural heritage values, involving the following 3 projects:
a/ The project for degradation combat and replenishment of historical, revolutionary and resistance war relics, including the following contents:
- To continue conserving and replenishing historical, revolutionary and resistance war monuments, especially those relics of particularly important value.
- To study and preserve monuments by modern technologies.
- To train managerial officials, protect and organize activities at relics.
b/ The project for collection and conservation of typical non-material cultural values and building of a data bank on the non-material culture, including the following contents:
- To systemize non-material cultural heritages in localities.
- To collect in a comprehensive manner the typical non-material cultural heritages of some localities and of ethnic minority groups.
- To study for restoration and dissemination of a number of types of typical traditional cultural and artistic activities.
- To establish a data bank on the non-material culture.
- To train officials who shall collect and manage the non-material culture.
c/ The project for survey and conservation of a number of typical villages and hamlets (hereafter referred collectively to as villages) and unique traditional rituals of ethnic minority groups, including the following contents:
- Surveys and compilation of dossiers of a number of typical villages of ethnic minority groups, which have still maintained many traditional cultural particularities. Selection of villages for project formulation and experimental conservation of 2 or 3 particularly typical villages.
- Support for the organization of unique traditional rituals of ethnic minority groups.
2. The task of building the cultural life at the grassroots level, including the following 4 projects:
a/ The project for building grassroots cultural and information institutions, building models of culture and information activities in villages and communes (with priority given first to highland, deep-lying, remote and mountainous and ethnic minority areas in order to narrow the cultural enjoyment gap between regions), including the following contents:
- To provide equipment in service of activities of cultural houses, cultured villages and mobile information teams.
- To equip transport means used exclusively for mobile cultured and information activities (special-use automobiles and culture boats).
- To build a number of information clusters at border gates.
- To train officials who shall perform the work of grassroots culture and information.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 19/2003/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường