Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT về truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực thủy sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2011/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 21/01/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 03/2011/TT-BNNPTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định nguyên tắc và thủ tục thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm:
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨM
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Lô hàng xuất bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước nhập khẩu yêu cầu thu hồi hoặc trả về do không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Lô hàng xuất có nguồn gốc từ các cơ sở/vùng nuôi, vùng thu hoạch thủy sản bị phát hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong phạm vi các Chương trình giám sát quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Các vi phạm quy định này được xem xét, xử lý như một nội dung về điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản được Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011)
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Đối với truy xuất nguồn gốc:
a) Các cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau để đảm bảo khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm;
b) Việc truy xuất phải có khả năng thực hiện được thông qua các thông tin đã được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện (mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở;
c) Cơ sở phải lưu giữ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng xác định: lô hàng sản xuất; lô hàng nhận, cơ sở cung cấp và lô hàng xuất, cơ sở tiếp nhận.
d) Cơ sở phải có biện pháp phân biệt rõ lô hàng nhận/lô hàng sản xuất/lô hàng xuất để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất.
2. Đối với thu hồi sản phẩm: Cơ sở phải thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm phù hợp, đảm bảo thu hồi và loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc có khả năng gây mất an toàn thực phẩm ra khỏi các cơ sở trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc và thủ tục thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phải được soát xét và sửa đổi bổ sung ít nhất 01 lần/năm cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của cơ sở.
II. HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM:
1. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau:
a) Phạm vi áp dụng của hệ thống;
b) Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước;
c) Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
d) Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
e) Thủ tục truy xuất nguồn gốc (Ai? Làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?);
đ) Phân công trách nhiệm thực hiện.
2. Lưu trữ và cung cấp thông tin:
2.1. Lưu trữ thông tin:
2.1.1. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở:
a) Đối với lô hàng nhận:
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng nhận;
- Thời gian, địa điểm giao nhận;
- Thông tin về lô hàng nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
b) Đối với lô hàng sản xuất: Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian sản xuất, chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng);
c) Đối với lô hàng xuất:
- Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất;
- Thời gian, địa điểm giao nhận;
- Thông tin về lô hàng xuất (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
2.1.2. Riêng đối với lô hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để chế biến, cơ sở phải đảm bảo lưu trữ thêm thông tin về nước xuất khẩu.
2.1.3. Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ được quy định như sau:
a) 06 (sáu) tháng đối với sản phẩm thủy sản tươi sống;
b) 02 (hai) năm đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh, chế biến;
c) 01 (một) chu kỳ sản xuất đối với từng đối tượng giống thủy sản;
d) 06 (sáu) tháng sau thời hạn sử dụng của từng loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.
2.2. Cung cấp thông tin:
Khi tiến hành cung cấp, phân phối lô hàng xuất, cơ sở phải cung cấp các thông tin để phục vụ truy xuất nguồn gốc nêu tại Mục 2.1.1 Phụ lục này cho cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất.
3. Trình tự thủ tục truy xuất nguồn gốc:
Cơ sở sản xuất thực hiện hoạt động truy xuất như sau:
a) Tiếp nhận yêu cầu truy xuất lô hàng sản xuất/lô hàng xuất;
b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc;
c) Nhận diện lô hàng sản xuất/lô hàng xuất cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu trữ.
d) Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất/lô hàng xuất phải thực hiện truy xuất nguồn gốc;
đ) Xác định nguyên nhân và công đoạn mất kiểm soát;
e) Đề xuất các biện pháp xử lý;
g) Lập báo cáo kết quả truy xuất sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô hàng sản xuất/lô hàng xuất.
4. Thu hồi sản phẩm:
4.1. Thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm:
a) Thiết lập các kế hoạch thu hồi mẫu;
b) Áp dụng thử nghiệm và phê duyệt hiệu lực các kế hoạch thu hồi mẫu.
4.2. Trình tự thủ tục thu hồi sản phẩm:
a) Tiếp nhận yêu cầu thu hồi;
b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi;
c) Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) trình lãnh đạo phê duyệt;
d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt.
đ) Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng xuất bị thu hồi và lưu trữ hồ sơ. Trong trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, cơ sở có báo cáo gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây