Quyết định 62/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 62/2002/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/2002/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 11/07/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 62/2002/QĐ-BNN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 62/2002/QĐ-BNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 15 tháng 2 năm 1993, Nghị đinh số 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 3 tháng, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Bùi Bá Bổng
QUY ĐỊNH
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
(Ban hành theo Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN
ngày 11 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1. Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (sau đây viết tắt là cơ sở an toàn dịch bệnh) để cung cấp động vật, sản phẩm động vật cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu gồm:
a) Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh một loài động vật đối vôi một bệnh hoặc nhiều bệnh.
b) Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh nhiều loài động vật đối với một bệnh hoặc nhiều bệnh.
2. Động vật, sản phẩm động vật trong Quy định này theo Điều 2 khoản 1, 2 của Pháp lệnh Thú y, trừ động vật dưới nước.
3. Tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; mua bán, giết mổ động vật; chế biến, kính doanh sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải thực hiện theo Quy định này.
Điều 2. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vùng an toàn địch bệnh" là vùng lãnh thổ được xác định ở đó không xảy ra ca bệnh nào trong thời gian quy định cho từng bệnh và hoạt động về thú y đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Vùng an toàn dịch bệnh gồm vùng an toàn và vùng đệm. Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng an toàn.
2. "Cơ sở an toàn dịch bệnh" là trong phạm vi cơ sở chăn nuôi không xảy ra ca bệnh nào trong thời gian quy định cho từng bệnh và hoạt động chăn nuôi, thú y đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật.
3. "Ổ dịch" là một bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn quy định xảy ra ở một xã hoặc một cơ sở có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật
4. "Giám sát dịch bệnh" là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến kinh doanh sản phẩm động vật và đề ra các biện pháp phòng bệnh, khống chế bệnh hoặc thanh toán đối với từng bệnh cụ thể.
Điều 3. Phân công trách nhiệm:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh ở địa phương, đầu tư cho các hoạt động về thú y và các hoạt động khác trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
2. Cục Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, chỉ đạo các Chi cục Thú y trong việc xây dựng và quản lý các hoạt động đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
3. Chi cục Thú y tỉnh, thành phế trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ sở chăn nuôi trong việc xây dựng, quản lý vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thực hiện các nội dung chuyên môn kỹ thuật thuộc thẩm quyền.
Chương II
ĐIỀU KIỆN THÚ Y ĐỐI VỚI VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH
Điều 4. Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh để xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật gồm:
1. Không có dịch bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả lợn trong khoảng thời gian từ ngày có con vật ốm, chết, giết hủy cuối cùng đến ngày được công nhận là vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Có xảy ra bệnh khác thuộc danh mục phải công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng không phát thành dịch và động vật mắc bệnh được tiêu hủy, xử lý kịp thời theo quy định.
3. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thú y trong bản Quy định này đối với việc tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.
4. Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y ở các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y quy định ở Điều 1, khoản 3 của Quy định này theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn cụ thể của Cục Thú y.
Điều 5. Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh để cung cấp động vật, sản phẩm động vật cho tiêu dùng trong nước gồm:
1. Đảm bảo đủ các đều kiện theo quy định tại Điều 4 khoản 2, 3, 4 của Quy định này;
2. Không xảy ra dịch bệnh đang đề nghị công nhận là vùng an toàn đối với dịch bệnh đó trong thời gian được quy định tùy theo từng vùng, tính chất từng bệnh, từng loài động vật tính đến ngày được công nhận đối với vùng .an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Điều 6. Quy định về việc khai báo dịch bệnh: Cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết phải báo ngay cho cơ quan thú y sở tại hoặc chính quyền địa phương và không được bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.
Thú y xã, trạm thú y huyện nhận được khai báo phải kiểm tra xác minh ngay trong trường
hợp nghi mắc bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn hoặc bệnh được đăng ký an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thì phải báo cáo ngay cho Chi cục Thú y tỉnh, thành phố, đồng thời lấy mẫu gửi chẩn đoán, xét nghiệm .
Điều 7. Quy định về việc tiêm phòng: Chế độ tiêm phòng đối với từng bệnh, từng loài gia súc và loại vắc xin trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh để xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật phải tiêm phòng theo Quy định số 1243-NN-TY/QĐ ngày 24/7/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 8 Quy định về việc kiểm dịch động vật:
1. Trong trường hợp cần ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các chất kiểm dịch động vật trên các đường giao thông chính trong vùng đệm.
2. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt đối với động vật, sản phẩm động vật nhập vào vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
3. Phải có cơ sở cách ly kiểm dịch. Thời gian theo dời cách ly kiểm dịch tùy theo từng bệnh.
4. Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật được lấy từ vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Điều 9. Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật:
1. Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2. Việc giết mổ gia súc để kinh doanh phải thực hiện tại các cơ sở giết mổ được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Gia súc giết mổ phải được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.
3. Việc giết mổ gia cầm để kinh doanh phải được cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ.
Điều 10. Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm:
1. Khi có động vật ốm, chết nghi ngờ mắc dịch bệnh nguy hiểm phải được cơ quan thú y tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm và có phiếu kết quả chẩn đoán kèm theo báo cáo dịch bệnh.
2. Tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 11. Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm:
1. Thực hiện việc giết hủy động vật mắc bệnh lở mồm long móng ngay khi phát hiện được bệnh.
2. Thực hiện việc giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh Dịch tả lợn.
8. Thực hiện việc giết hủy, giết mổ bắt buộc đối vôi động vật mắc các bệnh khác theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y phù hợp cho từng bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.
Chương III
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CÔNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH
Điều 12. Địa phương, cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải lập hồ sơ đăng ký gồm:
1. Đơn đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định của Cục Thú y);
2. Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh dự kiến được xây dựng có các nội dung sau:
a) Lập báo cáo mô tả vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;
b) Hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;
Mỗi vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.
Điều 13. Nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thời hạn tiến hành:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ đăng ký xây dựng ang an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh nói ở Điều 12 về Chi cục thú y tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thú y công ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở chăn nuôi tiến hành lập dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Điều 14. Địa phương, cơ sở chăn nuôi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải làm thủ tục sau:
1. Lập hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định;
b) Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đã được xây dựng.
2. Nộp hồ sơ đăng ký về Cục Thú y.
Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và trả lời kết quả. Khi đủ điều kiện thì các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh cho địa phương theo quy định tại Điều 17 Quy định này.
Trong trường hợp thẩm định là chưa đủ điều kiện là vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thì địa phương, cơ sở có thể đề nghị thẩm định lại sau khi đã sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu trong lần thẩm định trước .
Điều 15. Thành lập đoàn thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:
1. Cục Thú y có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn thẩm định.
2. Thành phần đoàn thẩm định do Cục trưởng Cục Thú y quyết định gồm các cán bộ thuộc các đơn vị chuyên môn kỹ thuật thú y có liên quan đến nội dung thẩm định.
Điều 16. Nhiệm vụ của đoàn thẩm định:
1. Kiểm tra các điều kiện của vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đề nghị được công nhận.
2. Đánh giá về tình hình dịch bệnh, vận chuyển gia súc trong vùng và xuất, nhập với các địa phương, nước khác.
3. Xác định khả năng của các cơ quan có trách nhiệm đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
4. Lập báo cáo thẩm định và kiến nghị ở một trong các mức sau đây:
a) Mức A: đạt đầy đủ tiêu chuẩn về nội dung kiểm tra đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, đề nghị công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Mức B: đạt tiêu chuẩn chưa đầy đủ, cần hoàn thành những nội dung theo yêu cầu của đoàn thẩm định để đề nghị thẩm định lại.
c) Mức C: không đạt tiêu chuẩn, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng ang an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Điều 17. Thẩm quyền cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:
Cục Thú y cấp giấy công nhận huyện, quận, cơ sở chăn nuôi là vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh theo đề nghị của Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 18. Quản lý vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:
1. Giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có giá trị 2 năm kể từ ngày cấp và được thông báo cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Trước khi hết thời hạn 3 tháng đơn vị phải có đơn xin thẩm định lại gửi về Cục Thú y. Nếu trong thời gian được cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh không đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy
2. Cục Thú y tổ chức thẩm định lại vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh trong phạm vi 2 tháng kể từ ngày nhận đơn xin thẩm định, với các nội dung sau:
a) Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi.
b) Kiểm tra huyết thanh học các bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người.
c) Kiểm tra công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:
1. Cục Thú y chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục Thú y trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
c) Ra quyết định công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
d) Giám sát, kiểm tra, thanh tra các vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
2. Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương, cơ sở chăn nuôi xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Đề nghị Cục Thú y công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh.
3. Các đơn vị được Cục Thú y cử thẩm định, chẩn đoán, xét nghiệm đối với các vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận của mình.
Điều 20. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
1 Các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải tuân theo mọi quy định của pháp
luật về thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
2. Tổ chức, cá nhân ở các vùng khác có các hoạt động liên quan đến vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải chấp hành các quy định áp dụng đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Trách nhiệm thi hành:
Cực trưởng Cục Thú y trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) xem xét giải quyết./.
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 62/2002/QD-BNN | Hanoi, July 11, 2002 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON ANIMAL EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government’s Decree No. 73/CP of November 1, 1995 stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Ordinance on Veterinary Medicine of February 15, 1993; and the Government’s Decree No .93/CP of November 27, 1993 guiding the implementation of the Ordinance on Veterinary Medicine;
At the proposal of the director of the Veterinary Medicine Department,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate together with this Decision the Regulation on animal epidemic-free zones and establishments.
Article 2.-This Decision takes effect 3 months after its signing.
Article 3.-The director of the Ministry’s Office, the director of the Veterinary Medicine Department, the directors of the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development, the heads of the concerned units and concerned individuals shall have to implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
REGULATION
ON ANIMAL EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
(Promulgated together with Decision No.62/2002/QD-BNN of July 11, 2002 of the Minister of Agriculture and Rural Development)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Application scope and objects
1. Epidemic-free zones (hereinafter abbreviated to EFZs), epidemic-free animal-farming establishments (hereinafter abbreviated to EF establishments), which supply animals and/or animal products for domestic consumption or export, include:
a/ EFZs or EF establishments where an animal species is free from one or several epidemics.
b/ EFZs or EF establishments where several animal species are free from one or several epidemics.
2. Animals and animal products mentioned in this Regulation are those defined in Clauses 1 and 2, Article 2 of the Veterinary Medicine Ordinance, except for aquatic animals.
3. Organizations and individuals that are engaged in activities related to the farming of cattle and/or poultry; producing and/or trading in livestock feed or veterinary drugs; trading in or slaughtering animals, processing and/or trading in animal products in EFZs or EF establishments, must comply with this Regulation.
Article 2.-In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. "Epidemic-free zones"are geographical areas where no epidemic case is detected in the duration prescribed for each disease and where veterinary activities can control epidemics, slaughter, trading in and transportation of animals and animal products.
Each EFZ covers a safety area and buffer areas. Buffer areas are those adjacent to a safety area.
2. EF establishments are places where no epidemic case occurs in the duration prescribed for each disease and where veterinary activities can control epidemics, the delivery and receipt of animals and animal products.
3. "Epidemic nidus"means a commune or an establishment engaged in animal-farming and/or slaughtering, or animal-product processing where a contagious or parasitic disease on the list promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development occurs.
4. "Epidemic surveillance"means the monitoring, examination and evaluation of the nature, causes and spreading modes of diseases throughout the course of farming, transporting and slaughtering animals, processing and trading in animal products as well as the adoption of measures to prevent, check or eliminate each specific disease.
Article 3.-Assignment of responsibilities
1. The provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development shall submit to the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities the building up of EFZs and/or EF establishments in their respective localities, and the investment in veterinary activities and other activities in such EFZs and EF establishments.
2. The Veterinary Medicine Department shall have to guide the setting up and expertise of EFZs and EF establishments, and direct the Veterinary Medicine Sub-Departments in setting up and managing the operations of EFZs and EF establishments.
3. The Veterinary Medicine Sub-Departments of the provinces or centrally-run cities shall have to help the district People’s Committees and animal-farming establishments in setting up and managing EFZs and EF establishments, and performing professional and technical operations within their respective competence.
Chapter II
VETERINARY CONDITIONS FOR EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Article 4.-Veterinary hygiene conditions for EFZs and EF establishments to export animals and animal products include:
1. No case of foot-and-mouth disease (FMD) or pig cholera occurs during the period from the date the last animal falls sick, dies or is destroyed at a zone or establishment to the date such zone or establishment is recognized as an EFZ or EF establishment according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development .
2. The occurrence of other diseases on the Ministry of Agriculture and Rural Development’s list of diseases subject to epidemic declaration does not entail widespread epidemics and diseased animals are promptly destroyed or disposed of as prescribed.
3. The veterinary requirements set in this Regulation regarding the inoculation, quarantine, inspection of veterinary hygiene in slaughtering, processing or trading in animals, animal products or livestock feed or epidemic declaration are fully met.
4. All veterinary hygiene conditions at establishments conducting veterinary medicine-related activities defined in Clause 3, Article 1 of this Regulation under stipulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development and specific guidance of the Veterinary Medicine Department are met.
Article 5.-Veterinary hygiene conditions for EFZs and EF establishments to supply animals and/or animal products for domestic consumption include:
1. Satisfaction of all the conditions prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Regulation;
2. Non-occurrence of epidemics which such EFZs and EF establishments request to be recognized free from in the duration prescribed for each zone, nature of each disease or animal species, up to the date of recognition of EFZ or Ef establishment.
Article 6.-Regulations on declaration of diseases and epidemics:
Animal-farming and/or slaughtering establishments, when detecting their animals are infected with diseases or die, shall have to promptly declare such with the local veterinary offices or local administrations, and must not sell, slaughter or market those animals.
Commune or district veterinary offices, when receiving declarations, shall have to promptly inspect and verify declared cases. In cases of suspected infection of FMD, pig cholera or diseases which EFZs or EF establishments have been registered to be free from, they shall have to promptly report them to the provincial/municipal Veterinary Medicine Sub-Departments, and at the same time take and send samples for diagnosis and testing.
Article 7.-Regulations on inoculation
The regime of inoculation against each disease, for each animal species or each vaccine applicable to EFZs or EF establishments which export animals and/or animal products must comply with Decision No.1243/NN-TY/QD of July 24, 1996 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 8.-Regulations on animal quarantine
1. In cases where it is necessary to check the spread of epidemics, the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development shall propose the provincial People’s Committees to permit the setting up of animal quarantine checkpoints along major traffic routes within buffer areas.
2. Strict control of transportation of animals and animal products, especially those imported into EFZs and EF establishments.
3. There must be quarantine isolation places. The duration for quarantine monitoring and isolation depends on each disease.
4. Quarantine certificates shall be issued only to animals and animal products taken from EFZs and EF establishments.
Article 9.-Regulations on inspection of veterinary hygiene and animal slaughter
1. Livestock feeds must ensure the prescribed quality and meet all the veterinary hygiene standards.
2. The slaughter of cattle for trading purpose must be conducted at slaughter-houses licensed by competent agencies. Cattle to be slaughtered must be controlled by the veterinary offices in charge of animal slaughter.
3. The slaughter of poultry for trading purpose must be strictly controlled by the veterinary offices.
Article 10.-Regulations on diagnosis and testing
1. When animals fall sick or die of suspected infection with dangerous diseases, they must undergo a diagnosis and/or testing by veterinary offices which shall issue diagnosis result slips together with epidemic reports.
2. To conduct serological surveys and evaluations according to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 11.-Regulations on disposal of animals infected with contagious diseases
1. To conduct the slaughter and destruction of animals infected with FMD right after they are detected.
2. To conduct the compulsory slaughter of animals infected with pig cholera.
3. To conduct the compulsory destruction or slaughter of animals infected with other diseases under the veterinary offices instructions and supervision suitable to each disease according to the provisions of the legislation on veterinary medicine.
Chapter III
PROCEDURES FOR REGISTERING AND RECOGNIZING EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
Article 12.-Animal-farming localities and establishments which register to build up EFZs or EF establishments must compile registration dossiers, each comprises:
1. An application for registration of an EFZ or EF establishment (made according to the form set by the Veterinary Medicine Department);
2. An exposition on conditions for EFZ or EF establishment expected to be build up with the following contents:
a/ A report describing EFZ or EF establishment regarding its location, natural geography and husbandry production characteristics;
b/ Veterinary activities at such EFZ or EF establishment;
For each EFZ or EF establishment, there must be a separate exposition.
Article 13.-Places for registering EFZs and EF establishments and registration time limit
1. District-level People’s Committees registering for building of EFZs and animal-farming establishments registering for building of EF establishments shall send dossiers prescribed in Article 12 to the Veterinary Medicine Sub-Departments of the provinces or centrally-run cities.
2. Within 30 days after receiving valid dossiers, the provincial/municipal Veterinary Medicine Sub-Departments shall coordinate with the district People’s Committees and animal-farming establishments in working out schemes for building of EFZs and EF establishments.
Article 14.-Animal-farming localities and establishments which register for recognition of EFZs or EF establishments shall have to carry out the following procedures
1. Compiling registration dossiers, each comprises:
a/ An application for evaluation;
b/ An exposition on conditions of the already built up EFZ or EF establishment.
2. Submitting registration dossiers to the Veterinary Medicine Department
Within 30 days after receiving valid dossiers, the Veterinary Medicine Department shall evaluate the conditions of the concerned EFZs or EF establishments, then notify them of the evaluation results. When the conditions are fully met, the competent agencies shall issue certificates of EFZs or EF establishments to the concerned localities or establishments according to the provisions in Article 17 of this Regulation.
In cases where the evaluation concludes that all conditions for EFZs or EF establishments are not met, the concerned localities or establishments may request the re-evaluation after they modify or improve unsatisfactory contents in the previous evaluation.
Article 15.-Setting up of delegations for evaluating EFZs and EF establishments
1. The Veterinary Medicine Departments shall have to decide on setting up of evaluation delegations.
2. Evaluation delegations, as decided by the director of the Veterinary Medicine Department, shall be composed of officials from the units in charge of veterinary operations and techniques related to the to be-evaluated contents.
Article 16.-Tasks of evaluation delegations
1. To inspect conditions of EFZs or EF establishments requested to be recognized.
2. To evaluate the situation of epidemics, transportation of cattle within the zone as well as export or import thereof with other localities or foreign countries.
3. To determine the capability of agencies responsible for EFZs and EF establishments.
4. To make evaluation reports and proposals at one of the following levels:
a/ Level A: The standards regarding the inspected contents for EFZs or EF establishments are fully met. The evaluation delegation shall propose the recognition of EFZs or EF establishments.
b/ Level B: The standards are not yet fully met. The evaluation delegation shall request the improvement of some contents before they are requested to be re-evaluated.
c/ Level C: The standards are not met. The evaluation delegation shall request the continuation of activities of building up EFZs or EF establishments.
Article 17.-Competence to issue certificates of recognition of EFZs and EF establishments
The Veterinary Medicine Department shall issue certificates of recognition of urban districts, rural districts or animal-farming establishments as EFZs or EF establishments at the proposals of the Veterinary Medicine Sub-Departments of the provinces and centrally-run cities.
Article 18.-Management of EFZs or EF establishments
1. A certificate of recognition of EFZ or EF establishment shall be valid for 2 years from the date of issuance and the issuance thereof shall be notified to the provinces and cities throughout the country. Three months before the expiry of such certificate, the concerned unit shall have to send an application for re-evaluation to the Veterinary Medicine Department. Certificates of recognition shall be withdrawn by competent agencies if the recognized EFZs and EF establishments fail to ensure all the prescribed conditions in the duration of recognition.
2. The Veterinary Medicine Department shall organize the revaluation of EFZs or EF establishments within 2 months after receiving re-evaluation applications, with the following contents:
a/ Examination of veterinary hygiene conditions of animal-farming establishments.
b/ Serological testing of diseases subject to the epidemic-free registration and those contagious to human being.
c/ Inspection of the work of inoculation, quarantine and slaughter control.
Article 19.-Responsibilities of the State management agencies in charge of veterinary medicine toward EFZs and EF establishments
1. The Veterinary Medicine Department shall have to:
a/ Instruct and direct Veterinary Medicine Sub-Departments in building up EFZs and EF establishments.
b/ Evaluate EFZs and EF establishments.
c/ Issue decisions to recognize EFZs and EF establishments.
d/ Supervise, inspect and examine EFZs and EF establishments.
2. The Veterinary Medicine Sub-Departments of the provinces and centrally-run cities shall have to:
a/ Coordinate with the concerned local agencies and animal-farming establishments in building up EFZs and EF establishments.
b/ Propose the Veterinary Medicine Department to recognize EFZs and EF establishments.
c/ Supervise, inspect and examine veterinary activities at EFZs and EF establishments.
3. Units designated by the Veterinary Medicine Department to evaluate or conduct diagnosis or testing regarding EFZs and EF establishments shall be held responsible before law for their conclusions.
Article 20.-Responsibilities of organizations and individuals engaged in activities related to animal farming and veterinary medicine at EFZs and EF establishments
1. Establishments farming animals, processing livestock feed, slaughtering animals and/or trading in animal products in EFZs or EF establishments must comply with all provisions of the veterinary medicine legislation applicable to EFZs and EF establishments.
2. Organizations and individuals in other localities that conduct activities related to EFZs and EF establishments must abide by regulations applicable to EFZs and EF establishments.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 21.-Implementation responsibilities
The director of the Veterinary Medicine Department shall, within the ambit of his/her functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Regulation.
Any problems arising in the course of implementation of this Regulation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Veterinary Medicine Department) for study and solution.
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây