Quyết định 17/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng và giải pháp phát triển cây bông thời kỳ 2001-2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 17/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2002/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: | 21/01/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 17/2002/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2002/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐỊNH
HƯỚNG VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY BÔNG CÔNG NGHIỆP
THỜI KỲ 2001-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Định hướng và giải pháp phát triển cây bông công nghiệp thời kỳ 2001-2010 nhằm:
1- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt, giảm dần việc nhập khẩu bông xơ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động sản xuất.
2- Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tạo thêm việc làm cho khoảng 400.000 lao động trong nông nghiệp và hàng vạn lao động trong công nghiệp chế biến, tăng thu nhập cho nông dân và xoá đói giảm nghèo.
3- Bảo đảm ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với thị trường trong nước và ngoài nước.
4- Đến năm 2005 diện tích đạt khoảng 115.000 ha, sản lượng 80.000 tấn, bảo đảm 50% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt và đến năm 2010 diện tích đạt khoảng 230.000 ha, sản lượng khoảng 180.000 tấn, bảo đảm 70% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt.
Điều 2: Quan điểm phát triển
1- Huy động mọi nguồn lực trên phạm vi cả nước, nhanh chóng mở rộng diện tích trồng bông công nghiệp ở những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp để thay thế dần nhu cầu bông xơ nhập khẩu và tiến tới đảm bảo đủ nhu cầu bông xơ trong nước.
2- Phát triển cây bông phải theo hướng xây dựng các vùng tập trung, sử dụng giống ưu thế lai trồng trong mùa khô có tưới, áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn các cây trồng khác trong cùng điều kiện.
3- Phát triển cây bông phải gán với công nghiệp chế biến trên địa bàn.
4- Đa dạng hoá các sản phẩm từ bông như: sợi, dầu, thức ăn chăn nuôi để tăng nguồn thu hỗ trợ cho trồng bông.
Điều 3: Những giải pháp chủ yếu
1- Về quy hoạch vùng sản xuất: phát triển bông công nghiệp gắn với cơ sở chế biến bông xơ theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, thâm canh, có tưới. Trước mắt tập trung ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà; các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắc Lắc, một số tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi (bao gồm: nâng cấp các công trình đã có, hoàn chỉnh các công trình dở dang, xây dựng công trình mới) thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, cụ thể là:
Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng, hệ thống công trình thuỷ lợi và hồ: Sông Lòng Sông, Phan Rí - Phan Thiết, Sông Luỹ, Sông Cà Giây, Sông Quao (xây dựng mới hồ Sông Luỹ), Sông Dinh 3, Tà Pao, Tân Giang, Định Bình, Đại Ninh, Iasoup Thượng, Iasoup Hạ, Ealâu, Eamơ, Krông Pa, AJunpa, Đồng Tròn.
Kiên cố hoá kênh mương đối với hệ thống công trình thuỷ lợi đã có.
3- Về đầu tư các cơ sở chế biến: Việc đầu tư các cơ sở cán bông phải gắn với vùng nguyên liệu, thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại bảo đảm tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghiệp dệt.
- Nâng cấp các nhà máy cán bông hiện có, xây dựng mới các nhà máy cán bông mới, để đến năm 2010 đạt công suất khoảng 470.000 tấn bông hạt/năm.
- Xây dựng một số nhà máy ép dầu hạt bông đạt tổng công suất khoảng 200.000 tấn/năm.
4- Về khoa học công nghệ: Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân.
- Tập trung đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1; nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
- Hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ sản xuất giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất.
- Các Viện nghiên cứu cây bông Nha Hố, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện cây ăn quả miền Nam, Viện khoa học nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp và trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp miền Trung (thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) phải có Chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông từ giống, canh tác, chế biến, nhất là việc tạo giống bông bằng công nghệ sinh học để có những bộ giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng cung cấp cho nhu cầu sản xuất.
- Triển khai rộng rãi các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với cây bông.
- Tăng cường công tác khuyến nông cây bông theo hướng xã hội hoá công tác khuyến nông gồm khuyến nông Nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp, khuyến nông tự nguyện... để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng bông, chế biến.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phân cấp bông xơ nhằm bảo đảm chất lượng vải từ nguyên liệu bông xơ trong nước, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
5- Về đầu tư và tín dụng:
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi bao gồm hồ chứa, công trình đầu mối, kênh chính, hệ thống giao thông theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đầu tư nâng cấp Viện nghiên cứu cây bông, các cơ sở sản xuất giống, chế biến hạt giống bông lai F1;
- Nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
- Cấp giống gốc, giống ông bà cho các cơ sở tham gia sản xuất giống hạt lai để cung cấp cho dân;
- Hỗ trợ giá giống thương phẩm cho nông dân trong thời gian 2 năm, năm thứ nhất 60% và năm thứ hai 50% theo giá tại thời điểm.
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án cải tạo nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới các nhà máy cán bông, ép dầu hạt bông, sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón từ khô dầu bông.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho vay đối với người trồng bông theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; phối hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tổ chức tín dụng tiết kiệm, tổ tương hỗ vay vốn đề nông dân vay vốn được thuận lợi hơn và sử dụng vốn có hiệu quả, trả được nợ vay.
d) Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ưu tiên giành vốn cho vùng phát triển bông công nghiệp để cho dân vay vốn trồng bông góp phần xoá đói giảm nghèo.
6- Về thuế và quỹ: Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế giá trị gia tăng cho thu mua bông hạt; miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng bông công nghiệp.
Lập quỹ hỗ trợ giá bông công nghiệp để hỗ trợ giá bông trong nước, khi giá bông thế giới giảm. Quỹ do tổ chức, cá nhân thu mua, chế giến bông tham gia và đóng góp. Mức đóng góp đối với tổ chức cá nhân thu mua, chế biến bông bằng 2% giá trị bông hạt thu mua, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng bông bằng 2% giá trị nguyên liệu bông xơ nhập khẩu trong năm, nhưng không vượt quá 50% lợi nhuận phát sinh. Nguồn quỹ được trích vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Quỹ do Hiệp hội cây bông quản lý, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may Việt Nam ban hành Quy chế quản lý và sử dụng quỹ.
7- Về tiêu thụ và giá cả:
a) Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam phải ký hợp đồng tiêu thụ hết bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông xơ trong nước. Các cơ sở chế biến, cán ép bông xơ phải ký hợp đồng tiêu thụ bông hạt với người sản xuất hoặc hợp tác xã. Hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của hai bên, phải xác định giá bông hạt tối thiểu bảo đảm có lợi cho người sản xuất và giá được công bố ngay từ đầu vụ để người trồng bông yên tâm sản xuất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện hình thức hợp đồng 2 chiều dịch vụ vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...), ứng vốn, khuyến nông và tiêu thụ bông hạt đối với người trồng bông, từng bước gắn sản xuất, chế biến tiêu thụ trong quá trình sản xuất.
b) Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống thông tin thị trường, dự báo, xúc tiến thương mại hàng dệt, may, bông xơ và dầu bông, nhằm hình thành quan hệ cung cầu và giá cả hợp lý của mặt hàng này bảo đảm quyền lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
8- Về phát triển các thành phần kinh tế; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng bông, tiêu thụ, chế biến bông công nghiệp.
a) Công ty Bông Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước của các địa phương tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý theo hướng dịch vụ giống, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ chế biến bông hạt.
b) Từng bước hình thành hợp tác xã của những người trồng bông để hỗ trợ, giúp nhau trong dịch vụ vật tư kỹ thuật và tiêu thụ bông hạt.
c) Lập Hiệp hội cây bông bao gồm: những người trồng bông, tiêu thụ, chế biến bông và những nhà nhập khẩu bông xơ để bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
9- Về tổ chức chỉ đạo thực hiện:
a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành bông, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp trên địa bàn rà soát, lập quy hoạch chi tiết và xây dựng dự án cụ thể; phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện quy hoạch, dự án trồng bông công nghiệp của tỉnh mình.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất cây bông, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển bông công nghiệp trên phạm vi cả nước.
c) Bộ Công nghiệp quản lý Nhà nước về lĩnh vực dệt may, chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may có trách nhiệm tiêu thụ bông xơ cho các cơ sở chế biến.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5: Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại, Khoa học công nghệ và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính, Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 17/2002/QD-TTg | Hanoi, January 21, 2002 |
DECISION
ON THE ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR THE DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL COTTON PLANT IN THE 2001-2010 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Industry,
DECIDES:
Article 1.-The orientations and solutions for the development of industrial cotton plant in the 2001-2010 period aim to:
1. Supply raw materials for the textile industry so as to gradually reduce the import of cotton fibers, save foreign currencies and take initiative in production.
2. Contribute to the efficient restructuring of agricultural production, create jobs for about 400,000 agricultural laborers and tens of thousands of others in the processing industry, increase peasants incomes, and contribute to hunger elimination and poverty alleviation.
3. Ensure the textile and garment industry’s sustainable development and competitiveness on domestic and foreign markets.
4. Strive to reach the acreage of 115,000 hectares and the outputs of 80,000 tons, satisfying 50% of the textile industry’s demand for raw materials by the year 2005, and then 230,000 hectares, 180,000 tons and 70% by 2010.
Article 2.-Development viewpoints
1. To mobilize all resources throughout the country and quickly expand the areas under industrial cotton plant in regions where the land and climatic conditions permit so as to gradually substitute the imported cotton fibers and strive to fully satisfy the domestic cotton fiber demand.
2. To develop cotton plant along the direction of formulating concentrated zones, cultivating heterotic strains with irrigation in dry season, applying high and new technologies so as to raise productivity and quality, reduce production costs and make the income per acreage unit higher than that from other crops under the same conditions.
3. To develop cotton plant in combination with the processing industry in localities.
4. To diversify products deriviating from cotton such as: fiber, oil, and animal feed, so as to increase the revenue sources in support of cotton growing.
Article 3.-Major solutions
1. On the planning of production areas: To develop industrial cotton in association with cotton fiber-processing establishments along the direction of formulating concentrated intensive and irrigated farming zones. First of all, to focus on the southern central coastal provinces of Ninh Thuan, Binh Thuan, Phu Yen and Khanh Hoa; the Central Highlands provinces of Gia Lai and Dak Lak; and several eastern-southern and Mekong River delta provinces.
2. On infrastructure investment: To give priority to investing in irrigation works (including: upgrading existing works, completing half-done works, and building new works) in concentrated areas, with specialized or intensive cultivation and irrigation, concretely:
Dau Tieng irrigation work, the system of irrigation works and reservoirs: Long Song river, Phan Ri’Phan Thiet, Luy river, Ca Giay river, Quao river (building Luy River reservoir), Dinh River 3, Ta Pao, Tan Giang, Binh Dinh, Dai Ninh, Upper Iasoup, Lower Iasoup, Ealau, Eamo, Krong Pa, Ajunpa, and Dong Tron.
Solidifying canals of the existing irrigation systems.
3. On investment in processing establishments: The investment in cotton-processing establishments must be made in association with raw material zones, advanced and modern equipment and technologies so as to ensure that high-quality products are turned out, compatible with the requirements of the textile industry.
- To upgrade the existing cotton-ginning plants and build new ones, so as to reach the capacity of about 470,000 tons of seed cotton/year by 2010.
- To build some cotton oil-extracting plants with the total capacity of about 200,000 tons/year.
4. On science and technology: To concentrate efforts on researching into the creation, selection and importation of cross-bred and disease-resistant cotton strains of high yield and high quality to satisfy production demand of peasants.
- To concentrate the investment in establishments that research and/or produce cotton strains, including prototype, parent and F1 cross-bred strains; to import prototype strains of high yield and high quality.
- To improve the techniques of producing cross-bred cotton strains, build up a network of strain-producing establishments, thus ensuring the adequate supply of strains for production.
- Nha Ho Cotton Research Institute, Southern Agricultural Science and Technique Institute, Me Kong River Delta Rice Institute, Southern Fruit Tree Institute, Central Highlands Agricultural and Forestry Science Institute, Agricultural Genetics Institute and Central Agricultural Scientific Research Institute (under Vietnam Agricultural Science and Technique Institute) shall have to work out programs and plans on the research into and application of technical, scientific and technological advances to the cotton plant, regarding strains, cultivation and processing, especially the creation of cotton strains by biological technology, so as to have strains of high yield and high quality, suitable to ecological conditions of each area, so as to satisfy production demand.
- To widely apply integrated prevention measures (IPM) to cotton plant.
- To enhance the work of agricultural promotion along the direction of socializing agricultural promotion, including agricultural promotion carried out by the State, agricultural promotion carried out by enterprises and voluntary agricultural promotion in order to transfer as soon as possible technical advances and new technologies in cotton growing and processing.
- To well implement the activities of inspecting and testing the quality of raw materials, as well as the classification of cotton fibers in order to ensure the quality of fabrics made of domestic cotton fibers, thus serving the increasing demand of people and the production of textiles and garments for export.
5. On investment and credit:
a) The State budget shall provide support for the investment in:
- Building irrigation works including reservoirs, base works, main canals and traffic systems under projects ratified by competent authorities;
- Upgrading cotton plant research institutes, strain-producing and F1 cross-bred cotton seed-processing establishments;
- Conducting scientific and technological research, carrying out agricultural promotion activities, and transferring technical advances;
- Supplying prototype and grandparent strains for establishments to produce cross-bred seeds for supply to peasants;
- Giving price subsidies for commodity strains for peasants for a duration of two years, the subsidy levels for the first year shall be 60% of the price at that time, and that for the second year shall be 50%.
b) The State development investment credit shall be given to projects on the upgrading and renewal of technology and equipment, as well as the building of cotton-ginning, cotton oil-extracting plants, and plants producing animal feed and fertilizers from cotton oil cake.
c) Vietnam State Bank shall direct commercial banks and credit institutions to lend capital to cotton growers under the Prime Minister’s Decision No. 67/1999/QD-TTg of March 30, 1999 on a number of credit policies in service of agricultural and rural development; and coordinate with Vietnam Peasants Associations, Vietnam Women’s Union in expanding the forms of savings credit group and mutual borrowing group, thus creating more favorable conditions for peasants to borrow and use capital efficiently and be able to repay their debts.
d) The Bank for the Poor and the national target program on hunger elimination, poverty alleviation and employment shall prioritize the allocation of capital for industrial cotton-developing areas for re-lending to cotton growers, thus contributing to hunger elimination and poverty alleviation.
6. On tax and fund:
The Ministry of Finance shall study and adjust the level of input deduction when calculating the value added tax upon the purchase of seed cotton; exempt and reduce agricultural land use tax for areas cultivated with industrial cotton plant.
To establish industrial cotton price support fund in order to provide price subsidies for domestic cotton when the cotton prices on the world market fall. The fund shall be contributed by organizations and individuals that are engaged in the purchase and processing of cotton. The contribution level for organizations and individuals purchasing and processing cotton shall be 2% of the value of purchased seed cotton, and for organizations and individuals using cotton, it shall be 2% of the value of the cotton raw materials imported in the year, but not exceed 50% of the generated profits. Fund sources shall be calculated into production costs of enterprises. The fund shall be managed by Cotton Plant Association. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Industry and Vietnam Textile and Garment Corporation in promulgating the regulation on the management and use of such fund.
7. On consumption and prices:
a) Member enterprises under Vietnam Textile and Garment Corporation shall have to sign contracts on the consumption of cotton fibers with domestic cotton-processing establishments. Cotton-processing establishments shall have to sign contracts on the consumption of seed cotton with producers or cooperatives. The contracts must clearly define the responsibilities and interests of the two parties, determine the minimum prices of seed cotton beneficial to producers, and such prices must be announced right at the beginning of the harvest so that the cotton growers feel assured. Organizations and individuals are encouraged to apply the form of two-way contracts, providing services, supplies (seeds, fertilizers, insecticides..), and advance capital and conducting agricultural promotion together with consuming seed cotton for cotton growers, step by step linking production to processing and consumption.
b) The Ministry of Trade shall coordinate with the concerned ministries and branches in building a system of market information and forecast and conducting trade promotion for textiles and garments, as well as cotton fibers and cotton oil, in order to set up the demand-supply relations and reasonable prices for these commodities, thus ensuring the interests of both producers and consumers; stepping up trade promotion and taking initiatives in integrating into the region and world.
8. On the development of various economic sectors: To encourage and create favorable conditions for organizations and individuals of various economic sectors to invest in the cultivation, consumption and processing of industrial cotton.
a) Vietnam Cotton Company and local State enterprises shall have to continue renewing their organization and management along the direction of providing services regarding seeds, supplies and techniques, and consuming as well as processing seed cotton.
b) To gradually set up cooperatives of cotton growers so as to support and help one another in term of supplies, techniques as well as seed cotton consumption.
c) To set up Cotton Plant Association, comprising cotton growers, consumers and processors, as well as cotton fiber importers with a view to protecting members interests.
9. On directing the implementation organization:
a) The provincial People’s Committees shall, basing themselves on the overall planning on the development of cotton sector, have to direct professional bodies and enterprises in their respective localities to revise and work out detailed planning and specific plants on the growing of industrial cotton plant in their respective localities; approve and organize the implementation thereof according to their competence.
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to perform its function of the State management over cotton production, assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and provincial People’s Committees in working out planning and plans on the development of industrial cotton nationwide.
c) The Ministry of Industry shall perform the State management in the field of textile and garment, and direct textile and garment enterprises to consume cotton fibers turned out by processing establishments.
Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 5.-The Ministers of Agriculture and Rural Development; Planning and Investment; Industry; Finance; Trade; and Science, Technology and Environment, the Governor of Vietnam State Bank, the General Director of Land Administration, the General Director of Development Assistance Fund, the General Director of Vietnam Textile and Garment Corporation, the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and the heads of the concerned agencies shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây