Nghị định 13/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao

thuộc tính Nghị định 13/CP

Nghị định 13/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:13/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:16/03/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 13/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/CP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 1996 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ HÀM, CẤP NGOẠI GIAO

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao ngày 31 tháng 5 năm 1995; Căn cứ Quyết định số 517/QĐ-CTN ngày 28 tháng 12 năm 1995 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phong hàm, cấp ngoại giao trừ hàm tuỳ viên đến hàm Công sứ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC XÉT PHONG HÀM, CẤP NGOẠI GIAO

 

Điều 1.- Công chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao có đủ tiêu chuẩn quy định tại các Điều 13, 14, 15 của Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh), và các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định này thì được xét phong hàm ngoại giao.

 

Điều 2.- Người mang hàm ngoại giao, khi được điều động sang công tác tại các cơ quan, tổ chức khác hoặc nghỉ hưu được giữ nguyên hàm, cấp ngoại giao đang mang như một vinh dự của ngành ngoại giao, nhưng không được sử dụng với tư cách đại diện cho ngành ngoại giao ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

 

Điều 3.-

1. Công chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức khác được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao được tuyển vào biên chế của Bộ Ngoại giao từ 3 năm trở lên có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 1 của Nghị định này cũng được xét phong hàm ngoại giao.

2. Công chức thuộc cơ quan, tổ chức khác được cử đi công tác tại cơ quan đại diện Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và căn cứ vào nhu cầu công tác, được xét bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự trong thời gian công tác, nhưng không được xét phong hàm, cấp ngoại giao.

 

CHƯƠNG II

TIÊU CHUẨN CÁC HÀM NGOẠI GIAO

 

Điều 4.- Hàm đại sứ:

Người được phong hàm đại sứ phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Nắm chắc và có khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Có khả năng phối hợp với các cơ quan Nhà nước để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách và các hoạt động đối ngoại được giao.

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các chủ trương, chính sách đối ngoại và công tác xây dựng ngành.

- Chủ trì các công trình nghiên cứu, hoàn chỉnh các văn bản, quyết định cấp Bộ và cấp Nhà nước về các vấn đề đối ngoại quan trọng.

- Có khả năng tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực thuộc nghiệp vụ ngoại giao.

- Chủ trì hoặc tham gia với cương vị là thành viên chủ chốt trong các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế quan trọng.

- Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế.

- Có kiến thức tổng hợp sâu rộng, tầm nhìn xa và khả năng phân tích, đánh giá tình hình, xu thế phát triển của các khu vực, các châu lục và toàn thế giới.

- Thành thạo trong việc viết và sửa các văn kiện ngoại giao quan trọng của cấp Bộ và cấp Nhà nước.

- Có trình độ và năng lực đào tạo bồi dưỡng công chức cấp dưới.

- Tốt nghiệp đại học trở lên, có trình độ chính trị cao cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao và kinh tế.

- Có đóng góp lớn vào các công trình nghiên cứu khoa học về công tác đối ngoại hoặc xây dựng ngành được nghiệm thu và áp dụng có hiệu quả trong ngành .

- Có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phổ thông (theo Liên hợp quốc quy định) và có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc tương đương, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao hoặc đã là người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Có thời gian công tác trong ngành Ngoại giao từ 10 năm trở lên.

 

Điều 5.- Hàm Công sứ:

Người được phong hàm Công sứ phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Có khả năng phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để thực hiện các đề án của Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại hoặc công tác xây dựng ngành.

- Xây dựng các đề án của Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại và xây dựng ngành.

- Chủ trì hoặc tham gia với cương vị là thành viên chính trong các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế quan trọng.

- Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp của quốc tế.

- Có kiến thức tổng hợp, khả năng dự báo xu thế phát triển của tình hình thế giới và khu vực hoặc các tổ chức quốc tế lớn.

- Có khả năng dự thảo và sửa các văn kiện ngoại giao và các văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến ngoại giao.

- Có khả năng bồi dưỡng, đào tạo công chức cấp dưới.

- Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị cao cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao và kinh tế.

- Có đóng góp tích cực vào các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác đối ngoại hoặc xây dựng ngành đã được nghiệm thu và áp dụng trong ngành.

- Có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phổ thông, và có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao, chuyên viên chính ngành ngoại giao, hoặc đã công tác với cương vị là viên chức ngoại giao tại cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 8 năm trở lên.

 

Điều 6.- Hàm tham tán:

Người được phong hàm Tham tán phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Biết vận dụng các đường lối chính sách về công tác đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Có khả năng đề xuất với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các chủ trương, chính sách có liên quan đến hoạt động ngoại giao hoặc công tác xây dựng ngành.

- Chủ trì soạn thảo văn bản kiến nghị về các chủ trương, chính sách, sách lược đối với một nước lớn, một trọng điểm, một khu vực hoặc một số tổ chức quốc tế quan trọng.

- Có khả năng chủ trì hoặc là thành viên của các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến các vấn đề phụ trách.

- Có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá những diễn biến tình hình thế giới, những vấn đề quốc tế lớn.

- Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, biết ứng phó linh hoạt, đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế.

- Có khả năng soạn thảo và sửa các văn kiện ngoại giao và các văn bản pháp quy liên quan đến công đối ngoại và công tác xây dựng ngành.

- Có khả năng bồi dưỡng công chức cấp dưới về nghiệp vụ ngoại giao.

- Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị trung, cao cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao và kinh tế.

- Có đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu.

- Có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phổ thông và có khả năng giao dịch thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao, chuyên viên chính ngành ngoại giao, chuyên viên ngành ngoại giao, hoặc đã công tác với cương vị là viên chức ngoại giao ở cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam ở nước ngoài. Có thời gian công tác trong ngành Ngoại giao từ 8 năm trở lên.

 

Điều 7.- Hàm Bí thư thứ nhất:

Người được phong hàm Bí thư thứ nhất phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Biết vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

- Có khả năng đề xuất với Bộ về các chủ trương và biện pháp công tác đối ngoại và xây dựng ngành.

- Có khả năng tham gia các đoàn đàm phán cấp Bộ, hoạt động độc lập trong các tiểu ban khi tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến công tác đối ngoại.

- Có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại giao.

- Có khả năng dự thảo các văn kiện ngoại giao và các văn bản pháp quy khác có liên quan đến công tác đối ngoại.

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho công chức cấp dưới.

- Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị trung cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao.

- Có khả năng sử dụng thông thạo một ngoại ngữ thuộc khu vực mình phụ trách và biết giao dịch thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là chuyên viên chính hoặc chuyên viên ngành ngoại giao. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên.

 

Điều 8.- Hàm Bí thư thứ hai:

Người được phong hàm Bí thư thứ hai phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

- Có khả năng đề xuất với Bộ về một số lĩnh vực của công tác đối ngoại và công tác xây dựng ngành.

- Tham gia nghiên cứu về đề tài có liên quan đến nghiệp vụ ngoại giao.

- Có khả năng nghiên cứu, công tác độc lập và áp dụng các kiến thức chuyên môn vào công việc được giao. Có khả năng giúp đỡ công chức cấp dưới về nghiệp vụ chuyên môn.

- Có hiểu biết về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại giao.

- Có khả năng dự thảo các văn kiện ngoại giao, văn bản pháp quy khác có liên quan đến công tác mình phụ trách.

- Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị sơ cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao.

- Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ thuộc khu vực mình phụ trách và có thể giao dịch thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là chuyên viên ngành ngoại giao. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên.

 

Điều 9.- Hàm Bí thư thứ ba:

Người được phong hàm Bí thư thứ ba phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Nắm được đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

- Giúp Thủ trưởng đơn vị đề xuất các chủ trương công tác của Bộ có liên quan đến quan hệ với nước hoặc lĩnh vực mình phụ trách.

- Tham gia dự thảo các văn bản ngoại giao có liên quan đến nước hoặc lĩnh vực mình phụ trách.

- Có khả năng nghiên cứu, theo dõi một mặt tình hình của một nước, một khu vực hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ ngoại giao.

- Có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao. Có thể dự thảo được các văn bản ngoại giao loại trung bình.

- Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị sơ cấp. Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao.

- Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ thuộc khu vực mình phụ trách và có thể giao dịch thông thường bằng tiếng Anh (nếu ngoại ngữ chính không phải là tiếng Anh).

- Là chuyên viên ngành ngoại giao. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên.

 

Điều 10.- Hàm Tuỳ viên:

Người được phong hàm Tuỳ viên phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau:

- Nắm được đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

- Triển khai thực hiện một phần việc cụ thể trong các quyết định của Bộ có liên quan đến công tác đối ngoại hoặc công tác xây dựng ngành.

- Có khả năng thu nhập tư liệu, chuẩn bị hồ sơ, dự kiến tình hình cho lãnh đạo đơn vị.

- Có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao. Dự thảo các văn bản ngoại giao theo mẫu có sẵn.

- Có khả năng xây dựng các tờ trình, đề án nhằm triển khai quyết định Bộ đã ban hành có liên quan đến công việc được giao.

- Đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ tương đương. Có trình độ chính trị sơ cấp.

- Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ thuộc khu vực mình phụ trách và có thể giao dịch thông thường bằng tiếng Anh.

- Là chuyên viên ngành ngoại giao. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên.

CHƯƠNG III

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN VỀ HÀM, CẤP NGOẠI GIAO VÀ VIỆC PHONG, THĂNG, HẠ VÀ TƯỚC HÀM NGOẠI GIAO

 

Điều 11.-

1. Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao.

2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Hội đồng.

3. Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này, trên cơ sở yêu cầu công tác đối ngoại, Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao xem xét và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc phong, thăng, hạ và tước hàm ngoại giao theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.

 

Điều 12.- Việc phong, thăng, hạ và tước hàm Đại sứ:

1. Sau khi xem xét ý kiến của Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao và tham khảo ý kiến các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc phong hoặc thăng hàm Đại sứ.

2. Trường hợp người mang hàm Đại sứ vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc hạ hoặc tước hàm Đại sứ.

Điều 13.- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét ý kiến đề xuất của Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao, quyết định việc phong, thăng, hạ và tước hàm ngoại giao từ Tuỳ viên đến Công sứ theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước.

1. Phong hàm Ngoại giao cho công chức ngành ngoại giao căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại các Điều 14, 15 của Pháp lệnh và tại các ĐIều 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định này.

2. Thăng hàm ngoại giao:

- Công chức mang hàm ngoại giao được xét thăng lên hàm ngoại giao liền kề khi có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn của hàm mới.

- Người mang hàm ngoại giao từ Tuỳ viên đến Bí thư thứ hai phải có thời gian mạng hàm cũ tối thiểu là 2 năm mới được xem xét thăng lên hàm ngoại giao liền kề;

- Người mang hàm ngoại giao từ Bí thư thứ nhất đến Công sứ phải có thời gian mang hàm cũ tối thiểu là 3 năm mới được xét thăng lên hàm ngoại giao liền kề;

- Đối với những người có thành tích đặc biệt xuất sắc, có thể được xem xét thăng vượt một hàm ngoại giao liền kề.

3. Hạ hàm ngoại giao:

Công chức mang hàm ngoại giao không hoàn thành nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách đạo đức không đáp ứng tiêu chuẩn quy định, vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì bị hạ xuống hàm ngoại giao thấp hơn.

4. Tước hàm ngoại giao: Công chức mang hàm ngoại giao vi phạm kỷ luật nghiêm trọng chịu hình phạt bị buộc thôi việc, bị sa thải khỏi ngành hoặc phạm tội bị kết án và bản án có hiệu lực pháp luật thì bị tước hàm ngoại giao hiện có.

 

CHƯƠNG IV

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI MẠNG HÀM NGOẠI GIAO

 

Điều 14.- Ngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, người mang hàm ngoại giao còn có trách nhiệm:

1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công chức Nhà nước.

2. Không được sử dụng hàm ngoại giao vào mục đích cá nhân hoặc tập thể trái với quy định của Pháp lệnh và của Nghị định này.

 

Điều 15.- Ngoài các quyền lợi do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước, người mang hàm ngoại giao còn được hưởng các quyền lợi sau:

1. Được ưu tiên đào tào về nghiệp vụ ngoại giao và ngoại ngữ cả ở trong nước và ngoài nước.

2. Khi có nhu cầu, người mang hàm ngoại giao được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự tại cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh, không phải qua kiểm tra, thi tuyển.

- Người mang hàm ngoại giao công tác tại cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các chế độ ưu đãi của ngành ngoại giao để phục vụ công tác đối ngoại và có thể được điều động công tác sang các địa bàn khác theo nhu cầu công tác.

3. Việc phong, thăng hàm cấp ngoại giao được coi là một cơ sở để xem xét, bố trí công tác, đề bạt và nâng lương cho công chức theo đúng quy định của Pháp luật.

4. Trong những trường hợp cần thiết khi thi hành công vụ, người mang hàm ngoại giao xuất trình giấy chứng nhận về hàm, cấp ngoại giao phải được các cơ quan Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện dễ dàng và được bảo vệ trước mọi sự đe doạ hoặc cản trở để thực thi các nhiệm vụ đối ngoại.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Nghị định này.

 

Điều 17.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------
No. 13-CP
Hanoi ,March 16 ,1996
DECREE
DEFINING DETAILS FOR IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON DIPLOMATIC RANKS AND GRADES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Diplomatic Ranks and Grades of May 31, 1995;
Pursuant to Decision No.517-QD/CTN of December 28, 1995 of the President of the Socialist Republic of Vietnam on mandating the Minister for Foreign Affairs to make promotions for diplomatic ranks and grades from Attache’ to Minister;
At the proposal of the Minister for Foreign Affairs,
DECREES:
Chapter I
PERSONS TO BE CONSIDERED FOR DIPLOMATIC RANKS AND GRADES
Article 1.- Public employees who are working in agencies and organizations pertaining to the Ministry for Foreign Affairs and meeting the qualifications defined in Articles 13, 14, 15 of the Ordinance on Diplomatic Ranks and Grades (hereafter referred to as the Ordinance) and Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 of this Decree, are considered for appointment to diplomatic ranks.
Article 2.- Persons with diplomatic titles who are transferred to other agencies and organizations or retired, are allowed to retain their last diplomatic titles as an honor of the diplomatic service, but are not allowed to use them in the capacity of representing the diplomatic service at home or abroad.
Article 3.-
1. Public employees of other agencies and organizations who are assigned to the Ministry for Foreign Affairs and have been on the payroll of the Ministry for Foreign Affairs for three years or more and who meet the qualifications defined in Article 1 of this Decree, are also considered for diplomatic titles.
2. Public employees of other agencies and organizations who are assigned to work at overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam and who meet the qualifications defined by law, may, as required by their work, be considered for appointment to diplomatic or consular posts during their work tenures, but not for appointment to diplomatic titles.
Chapter II
QUALIFICATIONS OF DIPLOMATIC RANKS
Article 4.- Ambassador rank:
The person to be appointed Ambassador must have the following intellectual and professional competence:
- To firmly grasp and be able to correctly apply the Party and State viewpoint, line, decisions and policies on domestic and foreign affairs; to be able to coordinate with various State agencies for the successful implementation of the assigned undertakings, policies and foreign activities.
- To advise the Minister for Foreign Affairs in foreign decisions and policies and in service-building work.
- To direct research works and complete Ministerial- and State-level documents and decisions on important issues of foreign relations.
- To be able to organize scientific researches in the professional field of diplomacy.
- To preside over or to participate in the capacity of a key member in important negotiations, conferences and international seminars.
- To grasp Vietnam’s political, economic and social situation, to have a basic knowledge of the history of international relations, the world economy, international economic relations and international law.
- To have a wide and deep general knowledge, long-vision, and the ability to analyze and assess the situation and development trends of the regions and continents and the world as a whole.
- To have the proficiency in writting and correcting important Ministerial - and State-level diplomatic documents.
- To have the capability and competence for training and fostering public employees of lower echelons.
- To have graduated from a university or a higher institute, and to have a high qualification in political science. To have passed a refresher training course on diplomacy and economics.
- To have made considerable contributions to scientific researches on external relations or on service, building, which have been accepted and effectively applied in the service.
- To be proficient in an universal foreign language (as defined by the United Nations and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
-To be Minister, Vice Minister or equivalent in rank, Department Head, Deputy Department Head or equivalent in rank, senior expert of the diplomatic service or to have served as head of an overseas Representative Office of the Socialist Republic of Vietnam. To have worked in the diplomatic service for 10 or more years.
Article 5.- Minister rank:
The person to be appointed Minister must have the following intellectual and professional competence:
- To firmly grasp the Party and State line, decisions and policies on domestic and external affairs, to be able to coordinate with various Ministries and central-level branches for the implementation of projects by the Ministry for Foreign Affairs on foreign relations or service building.
- To design projects of the Ministry for Foreign Affairs on external relations and service building.
- To preside over or participate in the capacity of a key member in important international negotiations, conferences and seminars.
- To grasp Vietnam�s political, economic and social situation, to have a basic knowledge of the history of international relations, the world economy, international economic relations and international law.
- To have good general knowledge and the ability to forecast development trends in the world and regional situation or large international organizations.
- To be able to draft and correct diplomatic documents and important legal document related to diplomatic affairs.
- To be able to foster and train public employees of lower echelons.
- To have graduated from a university and have a high qualification in political science. To have passed a refresher training course on diplomacy and economics.
- To have made active contributions to scientific researches on foreign affairs or service building which have been accepted and applied in the service.
- To be proficient in a universal foreign language and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
- To be Department Head, Deputy Department Head or equivalent in rank, senior expert of the diplomatic service, main expert of the diplomatic service, or to have worked in the capacity of a diplomatic official at an overseas Representative Office of the Socialist Republic of Vietnam. To have worked in the diplomatic service for 8 or more years.
Article 6.- Counselor rank:
The person to be appointed Counselor must have the following intellectual and professional competence:
- To know how to apply correctly Party and State line, decisions and policies on domestic and foreign affairs.
- To be able to recommend to the Minister for Foreign Affairs decisions and policies on foreign relations or service building.
- To direct the drafting of recommendations on decisions, policies and tactics towards a major power, a key area, a region or a number of important international organizations.
- To be able to preside over or to be a member in international negotiations, conferences, seminars on issues related to one’s area of responsibility.
- To be able to analyze, relate and assess development in the world situation and major international issues.
- To grasp the country�s political, economic and social situation, know how to act flexibly and in line with the State�s foreign line, decisions and policies at international conferences and seminars.
- To have a basic knowledge of the history of international relations, the world economy, inter- national economic relations and international law.
- To be able to draft and correct diplomatic documents and legal documents on foreign and service-building works.
- To be able to foster public employees of lower echelons on diplomatic professional qualities.
- To have graduated from a university and have secondary or high qualification in political science. To have passed a refresher training course on diplomacy and economics.
- To have conducted a research project which has been accepted.
- To be proficient in a universal foreign language and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
- To be Department Head, Deputy Department Head or equivalent in rank, senior expert of the diplomatic service, main expert of the diplomatic service, expert of the diplomatic service, or to have worked in the capacity of a diplomatic official at an overseas Representative Office of the Socialist Republic of Vietnam. To have worked in the diplomatic service for 8 or more years.
Article 7.- First Secretary rank:
The person to be appointed First Secretary must have the following intellectual and professional competence:
- To know how to apply correctly the Party and State line, decisions and policies on domestic and foreign affairs and the decisions of the Ministry for Foreign Affairs.
- To be able to recommend to the Ministry decisions and measures regarding foreign affairs and service-building work.
- To be able to participate in delegations to Ministerial-level negotiations and to operate independently in sub-committees at international conferences and seminars on foreign affairs.
- To have a basic knowledge of the history of international relations, the world economy, international economic relations and international laws on diplomatic activities.
- To be able to draft diplomatic and legal documents related to foreign affairs.
- To be able to provide professional guidance to public employees of lower echelons.
- To have graduated from a university and have a secondary level in political science. To have passed a refresher training course on diplomacy.
- To be proficient in a foreign language of one’s own area of responsibility and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
- To be main expert or expert of the diplomatic service. To have worked in the diplomatic service for 5 or more years.
Article 8.- Second Secretary rank:
The person to be appointed Second Secretary must have the following intellectual and professional competence:
- To know how to apply the Party and State line, decisions and policies on domestic and foreign affairs and the decisions of the Ministry for Foreign Affairs.
- To be able to recommend to the Ministry proposals on a number of spheres of diplomatic activities and service-building work.
- To have taken part in research on subjects related to diplomacy.
- To have the ability to conduct research, operate independently and apply professional knowledge to given assignments. To be able to assist Government employees of lower echelons in professional matters.
- To have knowledge of the history of international relations, the world economy, international economic relations and international laws related to diplomatic activities.
- To be able to draft diplomatic and legal documents related to one’s own area of responsibility.
- To have graduated from a university and have primary level in political science. To have passed a refresher training course on diplomacy.
- To be able to use a foreign language of one’s own area of responsibility and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
- To be expert of the diplomatic service. To have worked in the diplomatic service for 5 or more years.
Article 9.- Third Secretary rank:
The person to be appointed Third Secretary must have the following intellectual and professional competence:
- To grasp the Party and State line and policies and decisions of the Ministry for Foreign Affairs.
- To be able to assist the division leadership to recommend undertakings to the Ministry regarding relations with the country or area of one’s own responsibility.
- To participate in the drafting of diplomatic documents related to the country or sphere of one’s own area of responsibility.
- To be able to research into and monitor an aspect of the situation of a country, a region or an area of diplomacy.
- To have a basic knowledge of diplomacy. To be able to draft medium-level diplomatic documents.
- To have graduated from a university and have a primary level in political science. To have passed a refresher traning course on diplomacy.
- To be able to use a foreign language of one’s own area of responsibility and able to communicate in English (if the major foreign language is not English).
- To be expert of the diplomatic service. To have worked in the diplomatic service for 3 or more years.
Article 10.- Attache’ rank:
The person to be appointed Attache’ must have the following intellectual and professional competence:
- To grasp the Party and State line and policies and decisions of the Ministry for Foreign Affairs.
- To deploy and implement part of a concrete assignment in decisions of the Ministry for Foreign Affairs related to foreign or service-building affairs.
- To be able to collect material, prepare dossiers and anticipate contingencies for the division leadership.
- To have basic knowledge of diplomacy. To be able to draft diplomatic documents in line with available patterns.
- To be able to draft reports and projects for the deployment of the Ministry’s decisions in areas related to one’s own assignment.
- To have graduated from a university or an institution of equivalent level. To have a primary level in political science.
- To be able to use a foreign language from the region of one’s own area of responsibility and to communicate in English.
- To be expert of the diplomatic service. To have worked in the diplomatic service for 3 or more years.
Chapter III
THE CONSULTATIVE COUNCIL ON DIPLOMATIC RANKS AND GRADES AND THE APPOINTMENT, PROMOTION, DEMOTION AND CANCELLATION OF DIPLOMATIC TITLES
Article 11.-
1. The Prime Minister entrusts the Minister for Foreign Affairs with the right to decide on setting up a Consultative Council on Diplomatic Ranks and Grades.
2. The Minister for Foreign Affairs shall concretely define the functions, tasks, powers, organization and operating statute of the Council.
3. Annually, in line with the qualifications defined in Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10 of this Decree and on the basis of foreign affairs requirements, the Consultative Council on Diplomatic Ranks and Grades shall consider and recommend to the Minister for Foreign Affairs the appointment, promotion, demotion and cancellation of diplomatic titles provided for in Articles 12 and 13 of this Decree.
Article 12.- The appointment, promotion, demotion and cancellation of the Ambassador title:
1. Upon considering the opinion of the Consultative Council on Diplomatic Ranks and Grades and consulting the concerned agencies, the Minister for Foreign Affairs shall propose the Prime Minister to submit to the State President decisions on the appointment or promotion of Ambassadors.
2. In case a person of Ambassadorial rank violates disciplines which carry a warning or higher sanction, the Minister for Foreign Affairs shall propose the Prime Minister to submit to the State President for a decision to demote or cancel his/her Ambassador title.
Article 13.- The Minister for Foreign Affairs shall consider the proposal by the Consultative Council on Diplomatic Rank and Grade to decide the appointment, promotion, demotion and cancellation of diplomatic titles from Attaché’ to Minister, as entrusted by the State President.
1. The appointment of diplomatic titles for public employees of the diplomatic service is to be based on the qualifications defined in Article 14 and 15 of the Ordinance and in Articles 5, 6, 7, 8, 9 and 10 of this Decree.
2. Promotion of diplomatic tiles:
- Public employees of diplomatic titles are considered for promotion to an immediate higher diplomatic title when the need arises and when they have met the qualifications of a new rank.
- The persons of diplomatic titles from Attaché’ to Second Secretary must have held their titles for at least 2 years before being eligible for consideration for promotion to an immediate higher diplomatic rank.
- The person of diplomatic titles from First Secretary to Minister must have held their titles for at least 3 years before being eligible for consideration for promotion to an immediate higher diplomatic rank.
- The persons who have made exceptionally outstanding achievements may be considered for promotion to a rank higher than the immediate higher diplomatic rank.
3. Demotion of diplomatic ranks: Public employees of diplomatic titles who fail to accomplish their assignments, or whose professional qualification and moral conduct fail to match the defined qualifications or who violate disciplines which carry warnings or high sanctions shall be demoted to lower diplomatic ranks.
4. Cancellation of diplomatic rank: Public employees of diplomatic titles who seriously violate disciplines for which they are sanctioned to work suspension and expulsion from the service or are convicted, with their sentences effective shall have their diplomatic titles cancelled.
Chapter IV
THE OBLIGATIONS, RIGHTS AND INTERESTS OF THE DIPLOMATIC
TITLE HOLDERS
Article 14.- Apart from the obligations defined in Article 21 of the Ordinance, the holders of diplomatic titles have responsibility of:
1. Fully implementing the obligations of a public employee.
2. Not using their diplomatic titles for individual or collective purposes which are contrary to the provisions of the Ordinance and this Decree.
Article 15.- Apart from the rights and interests defined for public employees by the State, the diplomatic title holders, shall enjoy the following rights and interests:
1. To have priority in training on diplomacy and foreign languages both at home and abroad.
2. In case the need arises, the diplomatic title holders may be appointed to diplomatic or consular posts at overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam as defined in Article 10 of the Ordinance without having to go through selection tests or examinations.
The diplomatic title holders working at overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam are entitled to the privileges that the diplomatic service reserves for foreign service activities and may be assigned to other areas of work as required.
3. The appointment and promotion of diplomatic rank is a basis for consideration of work assignment, promotion and salary raise for public employee as provided for by law.
4. In necessary cases during their execution of official assignment, the diplomatic title holders shall produce certificates of their diplomatic ranks and grades, and shall be assisted by State agencies through creating favorable conditions for and protecting them from all threats or obstacles against their execution of the foreign service tasks.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16.- This Decree takes effect from the date of its signing. The previous provisions which are contrary to this Decree shall all be annulled.
The Minister for Foreign Affairs is responsible for providing guidance for and monitoring the implementation of this Decree.
Article 17.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Heads of the overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam are responsible for the implementation of this Decree.

  
FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER



Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 13/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 04TTLB của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc nhập khẩu hoặc mua tại Việt Nam, tái xuất khẩu và chuyển nhượng những vật dụng cần thiết phục vụ cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam

Xuất nhập khẩu, Ngoại giao

văn bản mới nhất