Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

thuộc tính Thông tư liên tịch 79/TTLT

Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:79/TTLT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Đỗ Quang Trung; Nguyễn Sinh Hùng; Trần Hồng Quân; Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:19/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 79/TTLT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Kế hoạch|và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo số 79/TTLT ngày 19 tháng 9 năm 1997 hướng dẫn thực hiện Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

Thực hiện Điều 8, Quyết định 874/TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Quyết định này như sau:

1. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ Xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước". Để thực hiện mục tiêu này, cần bám sát các nội dung cụ thể sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước nhằm làm cho cán bộ và công chức Nhà nước đạt đủ tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch công chức Nhà nước, từng chức danh cán bộ quản lý, theo "Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức Nhà nước" đã được Nhà nước ban hành.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước nhằm làm cho cán bộ và công chức Nhà nước đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch công chức Nhà nước, từng chức danh cán bộ quản lý, theo "Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức Nhà nước" đã được Nhà nước ban hành.
- Trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước hướng vào việc khắc phục kịp thời sự hẫng hụt về trình độ chuyên môn, hạn chế về năng lực quản lý để cán bộ và công chức Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tập trung trang bị, bổ sung những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, quan lý, nhất là về quản lý hành chính Nhà nước, sát với yêu cầu công việc và tiêu chuẩn cán bộ và công chức Nhà nước, đáp ứng yêu cầu kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước.
1.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
Đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ và công chức Nhà nước, bao gồm: cán bộ do bầu cử; Cán bộ, công chức hành chính; Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ; Cán bộ kinh tế, quản lý kinh tế và doanh nghiệp; Cán bộ chính quyền cơ sở.
Trước mắt, 2 đối tượng chủ yếu cần được ưu tiên và tập trung đào tạo, bồi dưỡng là:
- Cán bộ, công chức hành chính làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, Đoàn thể, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Cán bộ chính quyền cơ sở, bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và uỷ viên Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và các chức danh cán bộ nghiệp vụ: văn phòng, tài chính, tư pháp, địa chính, văn hoá - xã hội, v.v... của xã, phường, thị trấn.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 2 đối tượng này là trọng điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước từ nay đến năm 2000. Để thực hiện chỉ tiêu "hàng năm có ít nhất 20% cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng", các Bộ, Ngành, Địa phương tập trung làm tốt việc huấn luyện giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và dành phần kinh phí thoả đáng để thực hiện các chương trình trọng điểm này.
2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
2.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Quyết định 874/TTg đã xác định nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước bao gồm: Những kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Khi triển khai thực hiện cần lưu ý:
- Việc quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần tiến hành kịp thời, thường xuyên trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước về ngoại ngữ, được thực hiện theo Chỉ thị số 422/TTg, ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên bộ số 171/TTLB ngày 04/11/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị nói trên.
- Trong các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã được xác định trong Quyết định 874/TTg, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước về quản lý hành chính, quản lý Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ hiện nay. Cùng với trang bị, bổ sung những kiến thức lý luận, cần đặc biệt chú trọng khâu thực hành (kỹ năng quản lý, điều hành, phương pháp thực hành công cụ, v.v...) và phổ biến kinh nghiệm quản lý trong, ngoài nước. Kỹ năng thực hành là khâu quan trọng thuộc nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, cần có một tỷ lệ thích hợp trong cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác nhau.
2.2. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng:
Các nội dung trên được triển khai theo các loại hình đào tạo, bồi dưỡng sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng để thi tuyển cán bộ và công chức Nhà nước; thi, sát hạch những người được tạm tuyển vào cơ quan Nhà nước trước khi được bổ nhiệm vào một ngạch công chức nhất định, nhằm bổ sung nguồn nhân lực thường xuyên cho các tổ chức và cơ quan Nhà nước, đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của từng ngạch công chức, chức danh cán bộ quản lý.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước để bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý hay ngạch công chức cao hơn.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và các kiến thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, tin học v.v... để đáp ứng yêu cầu phát triển liên tục của nhiệm vụ.
Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng này được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tập trung, bán tập trung, tại chức hoặc dưới hình thức kèm cặp tại chỗ (trong quá trình công tác, do các đồng nghiệp có kinh nghiệm và trình độ hướng dẫn).
3. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước hiện nay là bộ phận quan trọng của Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước phải có kế hoạch, nằm trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước nói chung; kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này được tính chung trong tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Việc cử cán bộ và công chức Nhà nước đi, bồi dưỡng ở nước ngoài có sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước phải được Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đồng ý.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước ở nước ngoài hoặc có sự tham gia của nước ngoài phải đảm bảo tính thiết thực, nội dung sát với yêu cầu công việc, gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội và phù hợp với điều kiện, khả năng của các đối tượng.
- Các bộ, Ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, trong đó xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, điều kiện thực hiện và hàng năm gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, căn cứ kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình hợp tác và tổ chức, hướng dẫn các Bộ, Ngành, Địa phương thực hiện.
- Trước mắt, các bộ, Ngành, địa phương có dự án hoặc khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước có sự tham gia, hợp tác với nước ngoài, phải thông báo với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về nội dung, chương trình, đối tượng dạy và học, đảm bảo quản lý chặt chẽ, định kỳ tổng hợp, báo cáo Chính phủ và xin phép Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
4.1. Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ và Công chức Nhà nước:
- Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước bao gồm:
+ Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ là đầu mối quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Cùng với Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quản lý lĩnh vực công tác này có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phạm vi quản lý và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan trên đã được xác định rõ trong Quyết định 874/TTg.
+ Cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước ở Địa phương là Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở Trung ương là Vụ (Ban, Phòng) tổ chức Cán bộ các Bộ, Ngành Trung ương.
+ Cán bộ, ngành, địa phương thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình. Đối với các địa phương có thể thành lập Phòng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, thuộc Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước là nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan quản lý nói trên. Trong phạm vi đã được phân cấp, nội dung chủ yếu của công tác này là:
+ Tổng hợp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó đối với các cơ quan quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
+ Theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo Cán bộ và Công chức Nhà nước.
+ Xây dựng định mức, chỉ tiêu ngân sách hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước; phân bổ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, chế độ ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
+ Xây dựng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
+ Tổng hợp, xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
4.2. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước:
Việc tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước phải căn cứ vào chương trình khung được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ và Công chức Nhà nước: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính quốc gia; trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường (trung tâm) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước các Bộ, Ngành Trung ương.
- Vị trí tổ chức và nhiệm vụ của trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được xác định trong Quyết định 874/TTg. Các Bộ, ngành Trung ương rà soát lại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, khả năng và quy mô của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước của mình, để sắp xếp vị trí tổ chức của các cơ sở này theo tinh thần của Quyết định 874/TTg.
- Dưới sự chỉ đạo của Bộ, ngành, địa phương chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước cấp trên, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước cùng cấp để thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước trong phạm vi đã được phân cấp.
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ là đầu mối phối hợp quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước thuộc các Bộ, ngành, địa phương. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng này chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học việc Hành chính quốc gia, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về từng lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng ghi trong Quyết định 874/TTg.
5. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRƯỚC MẶT
Ngoài các biện pháp để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước đã xác định trong Quyết định 874/TTg, trước mắt, các cơ quan hữu quan cần phối hợp để tiến hành tốt các công việc sau đây:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu, vận dụng, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác), tiến tới trình Chính phủ ban hành quy chế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước và chế độ, chính sách đối với giáo viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp kế hoạch, cân đối ngân sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, trình Chính phủ phê duyệt, giao tổng chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước và tham gia với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính phân bổ chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, địa phương, đề xuất và tham gia xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương thống kê, báo cáo thực trạng về cơ sở vật chất, kế hoạch phát triển và nâng cấp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển chung, trình Chính phủ phê duyệt, theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng và Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức điều tra trình độ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ và công chức Nhà nước. Việc điều tra tiến hành bắt đầu từ năm 1997, trên cơ sở thống nhất nội dung, cách làm để thường xuyên có thể cập nhật những số liệu cần thiết, tiến tới xây dựng mạng quản lý chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Kinh phí cho hoạt động này được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các đơn vị.
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ giáo dục và Đào tạo, từng bước xây dựng các chương trình khung thích hợp với yêu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ và công chức Nhà nước, tránh chồng chéo, trùng lặp; từng bước chuẩn hoá các loại giáo trình chủ yếu, xây dựng các văn bản quy định về việc sử dụng chương trình, giáo trình và cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Năm 1997, tập trung xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 2 đối tượng là cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở, bước đầu chuẩn hoá chương trình, giáo trình dùng cho các đối tượng này.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xây dựng chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ và công chức Nhà nước đi học và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Năm 1997, cần sửa đổi Thông tư liên bộ số 37/TTLB ngày 22/4/1994 về quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước cho phù hợp với tình hình mới. Kể từ năm 1998, các Bộ, ngành, địa phương cần gửi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước (trong và ngoài nước) của mình về Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đúng thời gian quy định trong Luật Ngân sách để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách trình Chính phủ.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ Quyết định 874/TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, xem xét, ra những quyết định thích hợp để tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ và Công chức Nhà nước trong phạm vi phân cấp.
- Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính các Bộ, ngành Trung ương; Ban Tổ chức chính quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sỏ Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị bổ sung hoặc sửa đổi, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét giải quyết.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất