Thông tư hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân về một số tranh chấp trong lao động
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 02-TT/LN
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động; Bộ Tư pháp; Tổng cục Dạy nghề; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 02-TT/LN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Nguyễn Lư; Nguyễn Ngọc Giao; Nguyễn Thị Ngọc Khanh; Phùng Văn Tửu; Trần Đình Hoan |
Ngày ban hành: | 02/10/1985 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 02-TT/LN
THÔNG TƯ
LIÊN NGÀNH TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP - BỘ LAO ĐỘNG - TỔNG CỤC DẠY NGHỀ SỐ 02-TT/LN NGÀY 02/10/1985 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN VỀ MỘT SỐ VIỆC TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG
a. Công nhân, viên chức Nhà nước bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc;
b. Học sinh học nghề trong nước; học sinh học nghề, hoặc giáo viên dạy nghề và thực tập sinh sản xuất ở nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn đào tào cho Nhà nước, vì bị thi hành kỷ luật;
c. Những người đi hợp tác lao động với nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn cho Nhà nước, vì vi phạm hợp đồng; bị kỷ luật phải về nước trước thời hạn.
d. Những tranh chấp giữa người làm công với chủ tư nhân.
Sau khi trao đổi ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề ra Thông tư liên ngành này hướng dẫn thi hành quyết định nói trên như sau:
Những khiếu nại của những cán bộ sau đây về buộc phải thôi việc sẽ do cơ quan quản lý cấp trên xét không phải chuyển cho Toà án xét xử;
- Các Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Hiệu trưởng Trường đại học và cấp tương đương trở lên;
- Các Giám đốc Sở, Giám đốc Xí nghiệp, Chủ nhiệm Công ty và cấp tương đương;
- Những người giữ những chức vụ trong bộ máy Nhà nước do cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng nhân dân) bầu ra.
Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố đối với những trường hợp buộc thôi việc không đúng pháp luật. Thời hạn khởi tố không hạn chế. Quyết định khởi tố gửi cho Toà án và tổ chức đã ra quyết định buộc thôi việc.
Thủ trưởng cơ quan, Giám đốc Xí nghiệp hoặc Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định buộc thôi việc phải chuyển hồ sơ cho Toà án nhân dân trong thời hạn 7 ngày kể từ này nhận được đơn khiếu nại của đương sự, quyết định khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân hoặc nhận được công văn của Toà án nhân dân yêu cầu chuyển hồ sơ (trường hợp đương sự trực tiếp gửi đơn cho Toà án nhân dân).
Trong trường hợp đương sự đã bị xử lý về hành chính hoặc bị cơ quan Công an, Kiểm sát hoặc Toà án xử lý trong hồ sơ còn phải có những văn bản xử lý của cơ quan đó (như quyết định phạt về thuế, hải quan, quyết định miễn tố, bản án v.v...).
Toà án nhân dân có thể yêu cầu cấp đã quyết định kỷ luật cung cấp tài liệu bổ sung.
- Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ mà không có lý do chính đáng hoặc cố tình không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên;
- Không tôn trọng quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, quy tắc an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc gây tai nạn lao động nghiêm trọng;
- Cố tình không thực hiện nội quy của cơ quan, xí nghiệp, thường xuyên gây rỗi trật tự nghiêm trọng, hoặc tự ý nghỉ việc, bỏ việc nhiều lần, đã bị khiển trách, cảnh cáo mà không sửa chữa;
- Tham ô, chiếm đoạt, sử dụng trái phép, huỷ hoại tài sản xã hội chủ nghĩa, lãng phí nghiêm trọng nguyên liệu vật liệu, vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật công tác, nhận hối lộ, ức hiếp quần chúng v.v...
- Những trường hợp đương sự bị Toà án phạt tù giam quy định trong Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành và Thông tư số 14/LĐ/TT ngày 21/6/1977 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành Điều lệ đó.
Người được miễn tố, miễn trách nhiệm hình sự không bị buộc thôi việc. Trường hợp được hưởng án treo thì xử lý theo các điểm 2 và 3 Điều 44 Bộ luật hình sự.
Khi Toà án đã huỷ quyết định buộc thôi việc, thì đương sự phải được trở lại làm việc ở đơn vị công tác cũ và được khôi phục những quyền lợi chính đáng trong những thời gian họ bị buộc thôi việc.
Trường hợp học sinh sản xuất trong nước thì Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị mức bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý nhà trường đó quyết định. Trường hợp học sinh học tập, thực tập ở nước ngoài thì tổ chức của nước ta quản lý những học sinh đó ở nước ngoài đề nghị mức bồi thường; Tổng cục dạy nghề quyết định.
Đơn khiếu nại của người phải bồi thường có thể gửi cho cơ quan đã ra quyết định bắt bồi thường, Toà án nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân.
Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi tố thì quyết định khởi tố gửi cho Toà án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử, cơ quan đã ra quyết định bắt bồi thường và đương sự.
Cơ quan đã ra quyết định bồi thường phải chuyển hồ sơ cho Toà án nhân dân trong hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, quyết định khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân, hoặc yêu cầu của Toà án nhân dân về việc chuyển hồ sơ (trường hợp đương sự đưa đơn khiếu nại thẳng cho Toà án). Trường hợp cơ quan yêu cầu Toà án nhân dân xét xử thì gửi đơn kiện cùng với hồ sơ.
Hồ sơ gửi cho Toà án nhân dân phải có hợp đồng lao động hoặc giấy cam đoan của đương sự, quy chế về học nghề, những tài liệu chứng minh sai lầm, khuyết điểm của đương sự (biên bản, tài liệu, bản tự kiểm của đương sự, quyết định phạt về thuế, hải quan, quyết định miễn tố, bản án...), quyết định về thi hành kỷ luật, quyết định về bắt bồi thường...
Nếu xét thấy quyết định của cơ quan bắt bồi thường là đúng thì Toà án nhân dân bác đơn khiếu nại của đương sự và giữ nguyên quyết định bắt bồi thường. Nếu đương sự không chịu bồi thường mà cơ quan quản lý yêu cầu Toà án xét xử thì Toà án xét xử buộc đương sự phải thi hành quyết định.
Nếu xét thấy quyết định thi hành kỷ luật là sai thì Toà án huỷ quyết định đó và huỷ quyết định bắt bồi thường. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý phải khôi phục những quyền lợi chính đáng của đương sự.
Nếu xét thấy cần sửa mức bồi thường thì Toà án có quyền quyết định mức bồi thường hợp lý.
Khi xảy ra tranh chấp về trách nhiệm hoặc quyền lợi giữa người làm công và chủ tư nhân Việt Nam thì khi xét xử, các Toà án nhân dân cần căn cứ vào quy định tạm thời về trách nhiệm và quyền lợi của người làm công và chủ tư nhân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 186/CP ngay 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 05/LĐ-TT ngày 12 tháng 3 năm 1977 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành quy định đó.
Nếu đại diện công đoàn vắng mặt thì việc xét xử vẫn được tiến hành.
Toà án phải xét xử trong vòng 3 tháng kể từ ngày thụ lý và việc kháng cáo và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm cũng được thực hiện như đối với các việc xét xử về dân sự.
Toà án nhân dân cần phải xin ý kiến của Toà án nhân dân cấp trên đối với những việc quan trọng, phức tạp, đồng thời Toà án nhân dân cấp trên cần có kế hoạch theo dõi, hướng dẫn kịp thời cấp dưới.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây