Thông tư về việc thành lập trường giáo dục thiếu niên hư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 68/TTg-VG
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 68/TTg-VG |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Hùng |
Ngày ban hành: | 13/07/1964 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 68/TTg-VG
THÔNG TƯ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 68/TTG-VG
NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1964 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRƯỜNG
GIÁO DỤC THIẾU NIÊN HƯ
Trong những năm qua, công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng của chúng ta đã đạt được nhiều thành tích tốt; số đông thiếu niên nhi đồng đã nêu nhiều gương tốt về học tập, lao động và đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những gương tốt đó, còn có một số ít thiếu niên nhi đồng, kém kỷ luật, lêu lổng, phạm trộm cắp, phạm pháp luật nhiều lần. Nguyên nhân là do những thiếu sót trong việc giáo dục của gia đình và nhà trường, do ảnh hưởng của những thói hư tật xấu còn sót lại của xã hội cũ,do ảnh hưởng của những phần tử xấu.
Những trẻ em lêu lổng, phạm trộm cắp, phạm pháp luật nhiều lần đã ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em khác, đã làm mất trật tự trị an xã hội, nhất là ở các thành phố, thị xã lớn. Tình hình đó cần được giải quyết. Ngoài việc tăng cường giáo dục ở nhà trường, ở gia đình và trong các đoàn thể thanh niên, thiếu niên, cần thành lập những trường học để tập trung và giáo dục những trẻ em hư.
Mục đích của trường nhằm cải tạo những thiếu niên hư thành những người tốt. Trường đặc biệt chú trọng việc giáo dục rèn luyện tư tưởng, đạo đức và giáo dục lao động cho các em.
Căn cứ vào lứa tuổi và mức độ phạm pháp của các em, cần tổ chức thành 2 loại trường:
a) Loại trường cho các em từ 9 đến 13 tuổi.
b) Loại trường cho các em từ trên 13 đến 17 tuổi.
Các trường này lấy tên là trường Kim Đồng do Bộ Giáo dục phụ trách, có sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Công an, Đoàn thanh niên lao động, Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương.
Thời gian giáo dục ở trường trung bình là 2 năm; những em tiến bộ có thể được cho ra trường trước thời hạn. Những em chưa tiến bộ, phải được tiếp tục giáo dục ở trường cho đến khi trở thành người tốt. Những em ra trường, nếu còn nhỏ tuổi sẽ được giới thiệu vào học các trường phổ thông. Những em ra trường đủ tuổi lao động, Bộ Lao động cần cố gắng sắp xếp công việc làm cho các em, giới thiệu các em về cơ sở sản xuất, hợp tác xã, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường.
Đối với các trẻ em con mồ côi, con liệt sĩ, hiện nay ở chung một trại với các trẻ em hư, Bộ Giáo dục cần tổ chức những trường học riêng .
Việc đưa các thiếu niên hư vào trường Kim Đồng do Sở hoặc Ty Công an và Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng tỉnh hay thành phố đề nghị, có sự đồng ý của gia đình và được Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố giới thiệu.
Việc giáo dục ở nhà trường, cần được kết hợp với việc giáo dục của gia đình. Thường xuyên cha mẹ, hay người bảo trợ các em cần đến thăm hỏi hoặc gửi thư từ động viên khuyến khích các em học tập, tu dưỡng.
Việc cho các em ra trường do Hiệu trưởng đề nghị và được Bộ Giáo dục, hoặc Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố quản lý trường quyết định. Trước khi cho các em ra trường, nhà trường nên mời gia đình đến nhận và hướng dẫn việc tiếp tục giáo dục các em.
Địa điểm xây dựng trường phải ở xa thành phố, thị xã; chọn ở những nơi bảo vệ trị an tốt và có điều kiện sản xuất. Thời gian đầu chưa nên tập trung quá nhiều (khoảng 200 hay 300 em mỗi trường). Khi đã có kinh nghiệm giáo dục, khi tổ chức nhà trường được củng cố, thì có thể mở rộng quy mô của trường, tuỳ theo yều cầu phải tập trung thêm thiếu niên hư.
Kinh phí xây dựng và hoạt động của các trường Kim Đồng do Bộ Giáo dục dự trù trình Thủ tướng Chính phủ duyệt và Bộ Tài chính cấp phát. Sinh hoạt phí hàng tháng, chi cho mỗi học sinh trong các trường này là 21 đồng về ăn, mặc, học tập, thuốc men, sách báo, v.v.. Số tiền này sẽ do cha mẹ các em đóng góp một phần tuỳ theo khả năng và theo quy định dưới đây:
- Đối với gia đình các em ở thành phố, thị xã nếu mức thu nhập bình quân từ 20 đồng trở lên thì gia đình phải đóng góp 2/3 số tiền sinh hoạt phí của mỗi em; nếu mức thu nhập bình quân từ 15 đến 19 đồng thì gia đình phải đóng góp 1/ 2 số tiền sinh hoạt phí của mỗi em. Nếu mức thu nhập bình quân dưới 15 đồng thì gia đình được miễn đóng góp.
- Đối với gia đình các em ở nông thôn, nếu mức thu nhập bình quân từ 15 đồng trở lên thì gia đình phải đóng góp 1/2 số tiền sinh hoạt phí của mỗi em; nếu mức thu nhập bình quân từ 10 đồng đến dưới 15 đồng thì gia đình phải đóng góp 1/3 số tiền sinh hoạt phí của mỗi em; nếu mức thu nhập bình quân dưới 10 đồng thì gia đình được miễn đóng góp.
Số tiền đóng góp của các gia đình sẽ do Uỷ ban hành chính các tỉnh hay thành phố thu và chuyển vào tài khoản của nhà trường.Đối với gia đình có khả năng mà không chịu đóng góp sinh hoạt phí cho con, em mình thì Uỷ ban hành chính các tỉnh hay thành phố sẽ báo cho cơ quan quản lý hoặc hợp tác xã nơi cha mẹ các em công tác, hoặc sản xuất để cơ quan hoặc gợp tác xã thu bằng cách trừ vào lương hoặc thu nhập ở hợp tác xã và nộp cho nhà trường.
Phần thu hoạch sản phẩm do các em sản xuất sẽ được sử dụng để cải thiện đời sống cho các em, thiết bị thêm cho nhà trường, và giảm bớt một phần kinh phí của nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các địa phương nghiên cứu và thực hiện tốt Thông tư này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây