Nghị quyết về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ và các Uỷ ban của Quốc hội

thuộc tính Nghị quyết Không số

Nghị quyết về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ và các Uỷ ban của Quốc hội
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Tôn Đức Thắng
Ngày ban hành:06/07/1960
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP VÀ CÁC QUYỀN LỢI KHÁC

CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, UỶ BAN THƯỜNG VỤ

VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

 

Để tạo điều kiện thuận tiện cho các đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu của mình, Quốc hội quy định chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội như sau:

 

I- ĐỐI VỚI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI.

 

1- Mỗi đại biểu Quốc hội được hưởng một khoản phụ cấp đại biểu Quốc hội hàng năm là 200 đồng.

2- Đại biểu Quốc hội đi dự hội nghị Quốc hội, trong thời gian hội nghị, được hưởng một khoản phụ cấp hội nghị ngang với chế độ phụ cấp hội nghị cao nhất của Nhà nước.

3- Đại biểu Quốc hội đi làm nhiệm vụ đại biểu sẽ sử dụng phương tiện vận tải thông thường, được ngồi hạng nhất nếu có, được quyền ưu tiên trong việc mua vé tàu hoả, ô-tô, ca-nô. Chi phí vận tải do Nhà nước đài thọ theo thể lệ hiện hành.

4- Khi đại biểu Quốc hội phải tạm thời thoát ly nơi mình làm việc thường xuyên để đi làm nhiệm vụ đại biểu, thì:

- Nếu đại biểu ở trong biên chế Nhà nước thì cơ quan mà đại biểu làm việc thường xuyên vẫn đài thọ lương và phụ cấp của đại biểu trong thời gian ấy;

- Nếu đại biểu làm việc ở một tổ chức không thuộc biên chế Nhà nước, và nếu bộ máy tổ chức này không có điều kiện trả lương trong thời gian đại biểu vắng mặt, thì ngân sách Nhà nước sẽ đền bù lại cho đại biểu Quốc hội bằng một khoản phụ cấp - Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu chế độ và cách đền bù cho thoả đáng.

5- Khi đau ốm cần được điều trị, các đại biểu Quốc hội được hưởng chế độ cung cấp thuốc men, nằm bệnh viện theo tiêu chuẩn ấn định cho Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh.

Đại biểu phụ nữ, khi sinh đẻ, được hưởng chế độ như trên.

6- Mỗi đại biểu Quốc hội được cấp Công báo nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và các tài liệu khác mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần thiết cho sự hoạt động của đại biểu.

 

II- ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI.

 

1- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và những Uỷ viên thường xuyên công tác tại cơ quan Uỷ ban thường vụ Quốc hội được hưởng chế độ lương và phụ cấp như sau:

- Chủ tịch: tương đương với Thủ tướng Chính phủ.

- Phó chủ tịch: tương đương với Phó thủ tướng Chính phủ.

- Tổng thư ký: tương đương với Bộ trưởng.

- Các Uỷ viên khác: tương đương với Thứ trưởng.

2- Những Uỷ viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, và do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ.

 

III- ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI.

 

1- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và những Uỷ viên thường xuyên công tác tại cơ quan các Uỷ ban Quốc hội thì được hưởng chế độ lương và phụ cấp tương đương với chế độ của các thành viên các Uỷ ban Nhà nước thuộc Hội đồng Chính phủ.

2- Những Uỷ viên của các Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Uỷ ban thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, và do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ.

 

Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 6 tháng 7 năm 1960.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường