Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

thuộc tính Nghị quyết 40/2000/QH10

Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:40/2000/QH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:09/12/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 40/2000/QH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

 CỦA QUỐC HỘI  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỐ 40/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

 QUỐC  HỘI

 NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.
Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên; lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1- Giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; hàng năm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả và tiến độ thực hiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục an hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định chương trình, sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng đối với các địa bàn khác nhau; xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông; đổi mới chương trình đào tạo ở các trường, các khoa sư phạm; tổ chức bồi dưỡng để giáo viên có đủ khả năng giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới; chỉ đạo địa phương xây dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật bảo đảm để học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề  nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, biên chế, xây dựng chính sách đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở địa phương; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục; tiến hành nâng cấp và xây dựng trường, lớp, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp