Nghị định quy định về việc nhập khẩu và tái xuất khẩu ô tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thuộc tính Nghị định 161-HĐBT

Nghị định quy định về việc nhập khẩu và tái xuất khẩu ô tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:161-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:27/08/1987
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 161-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

SỐ 161-HĐBT NGÀY 27-8-1987 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô TÔ

VÀ CÁC VẬT DÙNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC

VÀ SINH HOẠT CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI

TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Điều lệ Hải quan do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1960;

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và ý kiến Bộ Ngoại giao,

 

NGHỊ ĐỊNH

 

Điều 1. Nay quy định việc nhập khẩu và tái xuất khẩu ô tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những đối tượng sau đây được nhập khẩu và tái xuất khẩu ô tô và những vật dụng cần thiết phục vụ cho nhu cầu công tác và sinh hoạt (có danh mục kèm theo):

1. Các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức quốc tế có trụ sở thường trực tại Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Những người có thân phận ngoại giao của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và những viên chức thuộc các tổ chức quốc tế tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết (kể cả những thành viên trong đình họ cùng đi).

3. Những nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của các cơ quan nói ở điểm 1 Điều này và những thành viên trong gia đình họ không phải là người Việt Nam, được xác nhận là "người cư trú".

 

Điều 2.

1. Các vật dụng kể từ số thứ tự 1 đến thứ 3 trong danh mục kèm theo được phép nhập khẩu sử dụng lâu dài cho nhu cầu công tác và sinh hoạt là loại hàng tạp nhập sẽ phải tái xuất.

2. Các vật dụng kể từ số thứ tự thứ 6 đến thứ 8 trong danh mục kèm theo được nhập khẩu 3 tháng 1 lần là loại hàng tiêu dùng, không được chuyển nhượng tại Việt Nam.

3. Số lượng ô tô và các vật dụng khác cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của từng đối tượng nói ở Điều 1 được quy định trong danh mục kèm theo.

 

Điều 3.

1. Những đối tượng nói ở Điều 1, khi nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt (dù là vật dụng có ghi hoặc không ghi trong danh mục) phải xin phép trước Tổng cục Hải quan. Nếu được cấp giấy phép nhập khẩu thì:

a. Những đối tượng nói ở các điểm 1 và 2 của Điều 1 khi nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt thì được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.

b. Những đối tượng ở điểm 3 Điều 1, trong 12 tháng đầu khi mới đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam (tính từ ngày nhập cảnh lần đầu) nếu nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt thì được miễn thuế hàng hoá phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác. Riêng đối với ô tô (dù nhập khẩu trong thời điểm nào) cũng phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.

2. Những vật dụng mang theo người chỉ cần làm thủ tục với hải quan cửa khẩu. Riêng thuốc lá ngoại tiêu chuẩn ghi trong danh mục mỗi người khi nhập cảnh được phép mang theo người 5 tút (loại 1 tút 10 bao; 1 bao 20 điếu). Nếu mang quá 5 tút thì số thuốc lá còn lại cũng như những vật dụng cần thiết khác được tính vào tiêu chuẩn ghi trong danh mục.

3. Các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt (không thuộc loại hàng cấm nhập bằng đường phi mậu dịch theo mục của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987 và không có tên trong danh mục kèm theo Nghị định này) thì phải xin phép Tổng cục Hải quan bằng văn bản (kèm theo bản kê chi tiết) và làm thủ tục hải quan, nếu được cấp giấy phép, thì phải tuân theo quy định của điểm 1 trên đây.

 

Điều 4. Khi tái xuất khẩu những vật dụng kể từ số thứ tự thứ 1 đến thứ 5 trong danh mục:

1. Những đối tượng nói ở các điểm 1 và 2 của Điều 1 thì được miễn thuế hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.

2. Những đối tượng nói ở điểm 3 của Điều 1:

- Nếu khi nhập đã nộp thuế thì nay được miễn thuế hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.

- Nếu khi nhập chưa nộp thuế thì nay phải phải nộp thuế hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch (trừ những vật dụng đã nhập khẩu trong 12 tháng từ khi bắt đầu nhận công tác tại Việt Nam) và nộp các lệ phí khác.

3. Sau khi tái xuất, các đối tượng nói trên đều được nhập bổ sung đủ số lượng quy định trong danh mục.

 

Điều 5. Những đối tượng nói ở điều 1, nếu mua các vật dụng từ số thứ tự 1 đến 5 trong danh mục hoặc những vật dụng tương tự khác (tủ lạnh, máy giặt) tại các cửa hàng Nhà nước của Việt Nam bán thu ngoại tệ, nếu có hoá đơn hợp lệ, thì khi xuất khẩu những vật dụng đó được miễn thuế hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác. Quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp vật dụng mua bằng tiền Việt Nam (như tiền chuyển đổi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền lương, phụ cấp...) tại các cửa hàng mậu dịch quốc doanh của Việt Nam.

 

Điều 6.

1. Những đối tượng nói ở Điều 1 không được tự ý chuyển nhượng tại Việt Nam các vật dụng đã nhập khẩu; trong trường hợp đặc biệt, có lý do xác đáng, muốn chuyển nhượng các vật dụng ghi trong danh mục từ số thứ tự thứ 1 đến thứ 5 phải có công hàm xin phép Tổng cục Hải quan (thông qua Cục phục vụ Ngoại giao đoàn thuộc Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nếu được chuyển nhượng thì chỉ chuyển nhượng cho Cục phục vụ Ngoại giao Đoàn và giá cả do hai bên thoả thuận. (Riêng đối với ô tô việc chuyển nhượng được quy định cụ thể tại điều 7 dưới đây).

2. Về chế độ thuế đối với việc chuyển nhượng các vật dụng nêu trên được quy định như sau:

a. Các đối tượng nói ở các điểm 1 và 2 Điều 1, nếu được phép chuyển nhượng thì được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhưng phải nộp các lệ phí khác.

b. Các đối tượng nói ở điểm 3 Điều 1, nếu được phép chuyển nhượng thì:

- Phải nộp thuế hàng hoá, nhập khẩu phi mậu dịch (nếu khi nhập chưa nộp) và các lệ phí khác.

- Không phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch (nếu khi nhập đã nộp), nhưng phải nộp các lệ phí khác.

 

Điều 7. Trong trường hợp đặc biệt, có lý do xác đáng các đối tượng nói ở Điều 1 muốn chuyển nhượng ô tô thì phải tuân theo những điều kiện dưới đây:

1. Chủ xe hết nhiệm kỳ công tác hoặc phải về nước trước khi hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam hoặc ô tô đã sử dụng tại Việt Nam từ ba năm trở lên (tính từ ngày nhận xe).

2. Những đối tượng nói ở các điểm 1 và 2 của Điều 1 nếu được phép chuyển nhượng ô tô cho nhau thì được miễn thuế, nhưng phải nộp các lệ phí khác; trong trường hợp được phép chuyển nhượng ô tô cho những đối tượng nói ở điểm 3 Điều 1 thì người mua phải nộp thuế và các lệ phí khác.

3. Những đối tượng nói ở điểm 3 Điều 1, nếu được phép chuyển nhượng ô tô cho nhau hoặc cho các đối tượng nói ở các điểm 1 và 2 Điều 1 thì:

a. Nếu khi nhập đã nộp thuế thì được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch nhưng phải nộp các lệ phí khác.

b. Nếu khi nhập chưa nộp thuế thì phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và các lệ phí khác.

4. Những đối tượng nói ở Điều 1, sau khi đã chuyển nhượng ô tô thì được phép tạm nhập ô tô khác thay thế nhưng không được vượt quá số lượng quy định trong danh mục. Nếu là cá nhân thì chỉ được nhập ô tô khác thay thế khi thời gian công tác ở Việt Nam còn trên 6 (sáu) tháng.

5. Cơ quan đại diện nước ngoài hoặc cá nhân là người nước ngoài được phép sử dụng ô tô chuyển nhượng tại Việt Nam thì phải tính ô tô đó vào tiêu chuẩn định lượng ghi trong danh mục.

6. Những đối tượng nói ở điểm 1 muốn chuyển nhượng ô tô cho phía Việt Nam thì chỉ được phép chuyển nhượng cho Cục phục vụ ngoại giao đoàn. Về nguyên tắc tính thuế và lệ phí trong trường hợp này:

a. Nếu ô tô của các đối tượng nói ở điểm 1 và 2 Điều 1 thì được miễn thuế, nhưng phải nộp lệ phí khác.

b. Nếu ô tô của các đối tượng nói ở điểm 3 Điều 1 thì áp dụng quy định tại điểm 3 điều này.

 

Điều 8.

1. Các cơ quan và mọi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không quy định trong Nghị định này khi nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển nhượng ô tô tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải nộp thuế hải quan và các lệ phí khác.

2. Những người của các nước láng giềng được phép nhập cảnh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng đường bộ (công tác, tham quan, du lịch) trong thời gian ngắn, nếu muốn mang ô tô con để sử dụng đều phải được cơ quan hải quan Việt Nam cho phép với điều kiện khi rời Việt Nam phải đem theo đúng xe đó ra khỏi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

3. Những người nước ngoài khác tạm trú (vãng lai, tham quan, du lịch...) tại Việt Nam không được mang theo ô tô con vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Điều 9.

1. Tất cả các trường hợp nhập khẩu, tái xuất khẩu các vật dụng theo quy chế này đều phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong trường hợp có thoả thuận riêng giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước hữu quan, thì việc nhập khẩu và tái xuất khẩu các vật dụng sẽ được áp dụng theo những quy định của các thoả thuận đó.

3. Những ưu đãi về hải quan nói trong Nghị định này được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại.

 

Điều 10. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Mọi hành vi vi phạm các điều khoản của Nghị định này đều bị xử lý theo luật lệ hải quan và pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

 

Điều 11. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định này.

Thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

DANH MỤC
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VÀ ĐỊNH LƯỢNG VỀ Ô TÔ
VÀ CÁC LOẠI VẬT DỤNG CẦN THIẾT
ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI
VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

(Kèm theo Nghị định số 131-HĐBT ngày 27/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng)

 

 

 

Số lượng cho các loại cơ quan

Số lượng cho các loại thành viên trong cơ quan

 

 

 

 

 

 

Tên vật dụng

Các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế

Các bộ phận chuyên trách thương vụ, quân sự, các phòng nghiệp vụ chuyên môn khác

 

 

 

Người đứng đầu các cơ

 

 

 

 

Người có thân

 

 

 

Nhân viên hành chính, kỹ

 

 

 

 

 

Ghi chú

 

Cơ quan nhỏ dưới (10 người)

Cơ quan lớn (từ 10 người trở lên)

Cơ quan nhỏ (từ 5 người trở xuống)

Cơ quan lớn (từ 5 người trở lên)

quan đại diện ngoại

giao, các tổ chức quốc tế

phận ngoại giao

thuật và nhân viên phục vụ

 

1. Ô tô con

2 chiếc

4 chiếc

1chiếc

2chiếc

1 chiếc

1 chiếc

 

 

Đối với các loại ô tô khác, các cơ quan đại

diện nước ngoài có nhu cầu nhập thì phải xin

phép trước Tổng cục Hải quan.

 

2. Xe gắn máy

2 chiếc

3 chiếc

1 chiếc

2 chiếc

không

không

1 chiếc

(loại từ 125 phân khối trở xuống)

3. Vidieocatsetee

1 chiếc

2 chiếc

1 chiếc

2 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

 

4. Radiocatsetee

2 chiếc

4 chiếc

2 chiếc

4 chiếc

3 chiếc

2 chiếc

1 chiếc

 

5. Tivi

2 chiếc

3 chiếc

1 chiếc

2 chiếc

2 chiếc

2 chiếc

1 chiếc

Đen trắng hoặc mầu

6. Rượu mạnh

100 chai

200 chai

100 chai

200 chai

100 chai

60 chai

15 chai

Từ 25o trở lên (loại 0,75l)

7. Bia

40 két bia chai hoặc 40 các tông bia hộp

60 két bia chai hoặc 60 các tông bia hộp

20 két bia chai hoặc 20 các tông bia hộp

40 két bia chai hoặc 40 các tông bia hộp

40 két bia chai hoặc 40 các tông bia hộp

30 két bia chai hoặc 30 các tông bia hộp

20 két bia chai hoặc 20 các tông bia hộp

Loại 30 chai (0,5l) một két, loại 24 hộp (0,33l) 1 các tông

8. Thuốc lá

30 tút

60 tút

20 tút

30 tút

20 tút

15 tút

10 tút

10 bao (loại 20 điếu) 1 tút

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất