Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999

thuộc tính Luật Báo chí sửa đổi 1999

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:12/1999/QH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Luật
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:12/06/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xem Luật Báo chí mới nhất đang áp dụng.

Xem chi tiết Luật12/1999/QH10 tại đây

tải Luật 12/1999/QH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BÁO CHÍ
SỐ 12/1999/QH10 NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1999

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng12 năm 1989.

 

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung Lời mở đầu và một số điều của Luật báo chí như sau:

1. Lời mở đầu được sửa đổi, bổ sung:

"Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;

Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định chế độ báo chí".

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 3. Các loại hình báo chí

Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài".

3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;

4- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;

5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;

6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 9. Cải chính trên báo chí

1- Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.

2- Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.

Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.

Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.

3- Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.

4- Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án".

5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 12. Cơ quan chủ quản báo chí

Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.

Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép;

2- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí;

3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;

4- Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí;

5- Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động;

6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc".

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

1- Nhà báo có những quyền sau đây:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

b) Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

c) Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí;

d) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ;

đ) Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

2- Nhà báo có những nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;

b) Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

c) Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí".

7. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 17. Nội dung quản lý nhà nước về báo chí

Nội dung quản lý nhà nước về báo chí bao gồm:

1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí;

2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí;

3- Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí;

4- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí;

5- Tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí;

6- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo;

7- Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam;

8- Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý kho lưu chiểu báo chí;

9- Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí;

10- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí".

8. Bổ sung Điều 17a:

"Điều 17a. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí

1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

2- Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

3- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo quy định của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ".

9. Bổ sung Điều 17b:

"Điều 17b. Quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí

Nhà nước mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Chính phủ quy định cụ thể về quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí".

10. Bổ sung Điều 17c:

"Điều 17c. Tài chính của cơ quan báo chí

1- Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển.

Cơ quan chủ quản báo chí có trách nhiệm bố trí các nguồn lực tài chính cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động.

Cơ quan báo chí được tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức và cá nhân theo quy định của Chính phủ.

2- Cơ quan báo chí được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật để tạo thêm nguồn thu đầu tư trở lại cho việc phát triển báo chí. Cơ quan báo chí phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Cơ quan báo chí được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế, ưu đãi về phí đối với hoạt động xuất bản, phát hành báo chí theo quy định của pháp luật.

3- Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê, thanh tra, kiểm tra tài chính theo quy định của pháp luật."

11. Bổ sung Điều 17d:

"Điều 17d. Xuất bản, phát hành báo chí phục vụ một số đối tượng

Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách tạo điều kiện cho xuất bản, phát hành báo chí đến với nhân dân các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài".

12. Bổ sung Điều 17đ:

"Điều 17đ. Thanh tra báo chí

Thanh tra báo chí là thanh tra chuyên ngành về báo chí.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về báo chí do Chính phủ quy định".

13. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 19. Cấp giấy phép hoạt động báo chí

1- Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí phải căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật báo chí và phải phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.

Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định.

2 - Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án".

14. Bổ sung Điều 19a:

"Điều 19a. Thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí

1- Cơ quan báo chí có nhu cầu thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú ở trong nước phải có đủ điều kiện về nhân sự, trụ sở và phải được sự đồng ý bằng văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú và phải thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin biết.

2- Chính phủ quy định cụ thể việc đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí nước ngoài tại Việt Nam".

15. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 21. Thực hiện loại hình báo chí khác, xuất bản ấn phẩm báo chí khác, phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ

1- Cơ quan báo chí chỉ được thực hiện loại hình báo chí khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật báo chí và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.

2. Tổ chức muốn xuất bản đặc san hoặc cơ quan báo chí muốn xuất bản số phụ, phụ trương, đặc san, phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ thì phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép".

 

16. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 22. In báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình, đưa báo điện tử lên mạng thông tin máy tính

Cơ sở in có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, bảo đảm thời gian phát hành của báo chí; không in báo chí không có giấy phép, không được in lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Cơ sở kỹ thuật phát sóng cho đài phát thanh, đài truyền hình có trách nhiệm bảo đảm phạm vi tỏa sóng quy định.

Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở thực hiện chương trình nghe - nhìn thời sự không được phát nội dung tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Báo điện tử được thực hiện trên mạng thông tin máy tính theo quy định của Chính phủ".

17. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 28. Xử lý vi phạm

1- Cơ quan báo chí vi phạm quy định về giấy phép hoạt động báo chí, về những điều không được thông tin trên báo chí quy định tại Điều 10 của Luật báo chí, về cải chính trên báo chí và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

2- Người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí khác vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3- Người nào vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Điều 2

1. Trong Luật báo chí, cụm từ "Hội đồng Bộ trưởng" được thay bằng từ "Chính phủ", cụm từ "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng" được thay bằng cụm từ "Thủ tướng Chính phủ".

2. Bỏ Điều 30 của Luật báo chí.

Chuyển Điều 31 của Luật báo chí thành Điều 30.

Điều 3

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1999.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật báo chí phù hợp với Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 12/1999/QH10
Hanoi, June 12, 1999
 
LAW
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE PRESS LAW
(No. 12/1999/QH10 on the 12 of June, 1999)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law amends and supplements a number of Articles of the Press Law passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on December 28, 1989.
Article 1.- To amend and supplement the Preamble and a number of Articles of the Press Law as follows:
1. The Preamble is amended and supplemented as follows:
"To ensure the citizens’ right to freedom of the press and freedom of speech in the press in conformity with interests of the State and the people;
To bring into play the press’s role in the cause of construction and defense of the Socialist Vietnam Fatherland along the renewal line of the Communist Party of Vietnam;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes the press regime".
2. Article 3 is amended and supplemented as follows:
"Article 3.- Types of press
The press referred to in this Law is the Vietnamese press, including: the printed press (newspapers, magazines, news bulletins, newsletters), the voice press (radio programs), the visual press (television programs, audio-visual news programs effected by various technical means) and the electronic press (transmitted on the computerized information network) in Vietnamese language, dialects of different ethnic minority groups of Vietnam and/or foreign languages".
3. Article 6 is amended and supplemented as follows:
"Article 6.- Tasks and powers of the press
The press shall have the following tasks and powers:
1. To convey true information on the domestic and world situation in conformity with the interests of the country and the people;
2. To disseminate, popularize and contribute to the elaboration and protection of, the Party’s lines, directions and policies, the State’s laws and achievements of the country and the world, according to the guiding principles and objectives of the press bodies; to contribute to the political stabilization, raising the people’s knowledge, meeting the people’s healthy cultural needs, protecting and bringing into play the nation’s fine traditions, building and promoting the socialist democracy, strengthening the entire people’s unity bloc, building and defending the Socialist Fatherland Vietnam;
3. To reflect and guide public opinion; to act as a forum for people to exercise the right to freedom of speech;
4. To discover and display examples of good people, good deeds and good factors; to prevent and combat acts of law violations and other negative phenomena in the society;
5. To contribute to preserving the purity and clarity of Vietnamese language and dialects of ethnic minorities of Vietnam;
6. To broaden the mutual understanding between the countries and peoples, take part in the world people’s cause for peace, national independence, democracy and social progress."
4. Article 9 is amended and supplemented as follows:
"Article 9.- Corrections on the press
1. If the press conveys untrue or distorted information, slanders or infringes upon the prestige of organizations, the honor or dignity of individuals, it shall have to issue or broadcast a correction or apology of its own or of the press work’s author. In cases where there is a conclusion of the competent State agency, the concerned press body shall have to publish or broadcast such conclusion.
2. Organizations and individuals shall have the right to make written speeches on the contents of information on the press if having grounds to believe that the press has given untrue or distorted information, slandered or infringed upon them. The concerned press body shall have to publish or broadcast such organizations’ and individuals’ speeches on the information already carried or transmitted on their own press.
Organizations’ and individuals’ speeches must not infringe upon the press bodies, the author’s honor and dignity.
After receiving speeches of organizations or individuals, within 5 days for daily newspapers, radio stations and television stations, 10 days for weekly newspapers and in the latest issue for magazines, the press bodies shall have to publish or broadcast such speeches.
3. Corrections or apologies of the press bodies and press works’ authors as well as speeches of organizations and individuals stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article must be published or broadcast corresponding to the information already released by the press under the Government’s stipulations.
4. Where the press bodies fail to make corrections or apologies or make corrections or apologies in contravention of this Law; fail to publish or broadcast organizations’ or individuals’ speeches, such organizations or individuals shall have the right to lodge complaints to the parent agencies of such press bodies or the State management agencies in charge of the press or initiate a lawsuit at court".
5. Article 12 is amended and supplemented as follows:
"Article 12.- Parent agencies of the press bodies
Parent agencies of the press bodies are organizations applying in their own names for press activity permits and directly managing the press bodies.
Parent agencies of the press bodies shall have the following tasks and powers:
1. To determine and direct the materialization of the guiding principles and objectives; the objects of their service and the main scope of distribution; the broadcasting capacity, time, frequencies and range, and the languages used by the press bodies as prescribed in their permits;
2. To direct the press bodies to fulfil their tasks, orientations and operation plans, organize their apparatus and build the contingent of journalists;
3. To appoint, dismiss or demote the heads of their dependent press bodies after consulting with the State management agencies in charge of the press;
4. To inspect the press bodies’ activities;
5. To create necessary conditions for operation of the press bodies;
6. To be answerable before law within the ambit of their tasks and powers for violations by their dependent press bodies."
6. Article 15 is amended and supplemented as follows:
"Article 15.- Rights and obligations of journalists
1. The journalists shall have the following rights:
a/ To carry out journalistic activities on the territory of the Socialist Republic of Vietnam; or overseas according to the Government’s stipulations;
b/ To exploit and be provided with information in the journalistic activities in accordance with the provisions of law;
c/ To refuse to compile or to participate in the compilation of the journalistic works in contravention of the provisions of the press legislation;
d/ To enjoy professional training and fostering to raise their journalistic skills; and be entitled to a number of priorities necessary for their journalistic activities according to the Government’s stipulations;
e/ To be protected by law in their professional activities. No one is allowed to threaten or menace the journalists’ life, infringe upon their honor and dignity, destroy, seize or confiscate their means of operation and/or documents or prevent them from carrying out lawful professional activities.
2. The journalists shall have the following obligations:
a/ To convey true information on domestic and world situation in conformity with the interests of the country and the people; to reflect the people’s opinions and legitimate aspirations, contributing to the exercise of citizens’ right to freedom of the press and freedom of speech in the press;
b/ To defend the Party’s lines, directions and policies and the State’s laws; to discover and defend positive factors; to prevent and combat erroneous ideas and acts;
c/ To regularly study and train themselves in order to raise the political consciousness, moralities and journalistic skills; to refrain from abusing the journalist’s title to hassle others and commit acts of law violation;
d/ To make corrections or apologies if giving untrue information, making distortion or slanders or infringing upon the prestige of organizations and/or the honor and dignity of individuals;
e/ To be answerable before law and the heads of the press bodies for the contents of their press works as well as for their acts of violating the press legislation."
7. Article 17 is amended and supplemented as follows:
"Article 17.- Contents of State management over the press
The contents of State management over the press shall include:
1. Elaborating and directing the implementation of the strategy, planning and plans for development of the press;
2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on the press; elaborating the press-related regimes and policies;
3. Organizing the provision of information for the press; managing the press’s information;
4. Training, fostering and raising the political and professional skills as well as the professional ethics of the contingent of journalists;
5. Organizing and managing scientific and technological activities in the journalistic field;
6. Granting or withdrawing the press activity permits and journalists’ cards;
7. Managing international journalistic cooperation as well as the overseas activities of the Vietnamese press and foreign press activities in Vietnam;
8. Inspecting the depositary of the press; managing the press depositary warehouses;
9. Organizing and directing the commendation and reward in the press activities;
10. Guiding, examining and inspecting the implementation of the regimes, policies, planning and plans for development of the press as well as the observance of the press legislation; taking measures to prevent unlawful press activities; settling complaints, denunciations and handling violations in the press activities".
8. To add the following Article 17a:
"Article 17a.- State management agencies in charge of the press
1. The Government shall exercise the unified State management over the press.
2. The Ministry of Culture and Information shall take responsibility before the Government for the State management over the press.
3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the ambit of their tasks and powers, have to exercise the State management over the press in accordance with the Government’s stipulations.
The Government shall specify the responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in the coordination with the Ministry of Culture and Information for the exercise of the unified State management over the press.
4. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over the press in their respective localities according to the assignment of responsibilities by the Government".
9. To add the following Article 17b:
"Article 17b.- International relations in the press activities
The State shall expand international relations in the press activities on the principle of respect for each other’s national independence and sovereignty, equality and mutual benefit.
The Government shall stipulate in detail international relations in the press activities".
10. To add the following Article 17c:
"Article 17c.- Finance of the press bodies
1. The State shall adopt the policies of budgetary support and create conditions for the press to develop.
The parent agencies of the press bodies shall have to arrange necessary financial resources for the operation of the press bodies.
The press bodies shall be entitled to receive and use for the right purposes and efficiently voluntary aids from organizations and individuals according to the Government’s stipulations.
2. The press bodies shall be entitled to organize business and service activities compatible with their professional activities according to the Government’s stipulations and other provisions of law so as to create more sources of revenue for investment in the press development. The press bodies shall have to fulfil tax obligations regarding their business and service activities.
The press bodies shall enjoy tax and fee preferences for their publication and press activities as prescribed by law.
3. The press bodies shall have to abide by the accountancy, statistical, financial examination and inspection regimes as prescribed by law."
11. To add the following Article 17d:
"Article 17d.- Press publication and distribution in service of a number of objects:
The State shall work out the budgetary support policies to create conditions for the press publication and distribution to people in the areas facing difficult socio-economic conditions and areas meeting with exceptionally difficult socio-economic conditions as well as to the overseas Vietnamese community".
12. To add the following Article 17e:
"Article 17e.- Press inspectorate
Press inspectorate is the specialized press inspectorate.
The organization and operation of the specialized press inspectorate shall be defined by the Government".
13. Article 19 is amended and supplemented as follows:
"Article 19.- Granting permits for press activities
1. The granting of press activity permits must be based on the conditions defined in Article 18 of the Press Law and conform with the press development planning.
The Ministry of Culture and Information shall grant permits for press activities.
The dossiers of application for press activity permits shall be stipulated by the Ministry of Culture and Information.
2. The press bodies shall operate only after obtaining permits from the State management agencies in charge of the press. In case of refusal to grant the permit, the involved State management agency in charge of the press shall, within 30 days after receiving the dossier of application for press activity permit, have to reply in writing, clearly stating the reasons therefor. The rejected press body may lodge a complaint to the competent agency or initiate a lawsuit at court".
14. To add the following Article 19a:
"Article 19a.- Establishment of representative and permanent offices of the press bodies
1. Press bodies wishing to establish their representative offices or permanent offices inside the country shall have to meet all conditions on personnel, offices and get written consent from the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities where such representative offices or permanent offices are to be set up and have to notify the Ministry of Culture and Information thereof.
2. The Government shall specify the establishment of the Vietnamese press’s representative offices and permanent offices overseas as well as the establishment of foreign press’s representative offices and permanent offices in Vietnam".
15. Article 21 is amended and supplemented as follows:
"Article 21.- Performing other types of press, publishing other press publications, broadcasting special programs or additional programs
1. Press bodies shall only be allowed to perform other types of press in conformity with their functions and tasks when they meet all conditions stipulated in Article 18 of the Press Law and are granted permits by the Ministry of Culture and Information.
2. Organizations wishing to publish special issues of their publications or press bodies wishing to publish additional issues, supplements, special issues of their publications or broadcast special programs or additional programs must be granted permits by the Ministry of Culture and Information".
16. Article 22 is amended and supplemented as follows:
"Article 22.- Printing the press, broadcasting radio and television programs, launching electronic press on the computerized information network
Printing houses shall have to execute contracts, ensuring the distribution time of the press; they are not allowed to print press publications without permits or re-print press works which have been banned from circulation by order of the State management agencies in charge of the press.
Technical establishments broadcasting radio and television programs shall have to ensure the broadcasting range as prescribed.
Radio stations, television stations and establishments making audio-visual news programs are not allowed to broadcast the contents of those press works which, by issued orders, have been banned from circulation or confiscated.
The electronic press shall operate on the computerized information network in accordance with the Government’s stipulations".
17. Article 28 is amended and supplemented as follows:
"Article 28.- Handling of violations
1. Press agencies violating the regulations on press activity permits; on matters not to be published on the press as stipulated in Article 10 of the Press Law; or corrections on the press and other provisions of the press legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be subject to warning, fines, withdrawal or confiscation of publications and audio-visual tapes and/or discs, temporary suspension of publication or withdrawal of permits as prescribed by law.
The parent agencies of the press bodies shall, within their tasks and power, take responsibility before law for violations of their dependent press bodies.
Press bodies, journalists, organizations and/or individuals providing information harmful to the legitimate interests of other organizations and/or individuals shall have to pay compensation for the latter in accordance with the provisions of the civil legislation.
2. Heads of the press bodies, journalists and other persons engaged in press activities, who violate the provisions of Clause 1, this Article, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, have their journalists’ cards withdrawn, be administratively sanctioned or examined for penal liability.
3. Any person violating the regulations on the supply of information, responses on the press, establishment of the press bodies, press distribution, advertisements or press conferences; obstructing press activities; threatening or menacing the life, infringing upon the honor or dignity of journalists; destroying, damaging their means and/or documents, or violating other provisions of the press legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability".
Article 2.-
1. In the Press Law, phrase "the Council of Ministers" is now replaced by word "the Government", and phrase "the Chairman of the Council of Ministers" is now replaced by word "the Prime Minister".
2. To annul Article 30 of the Press Law.
To change Article 31 of the Press Law into Article 30.
Article 3.- This Law takes effect from September 1st, 1999.
The earlier regulations contrary to the provisions of this Law are all now annulled.
The Government shall amend and/or supplement the documents detailing and guiding the implementation of the Press Law in conformity with this Law.
This Law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on June 12, 1999 at its 5th session.
 

 
THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Law 12/1999/QH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất