Hiệp định thương mại và thanh toán giữa Việt Nam và Triều Tiên 1991

thuộc tính Hiệp định Không số

Hiệp định thương mại và thanh toán giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên; Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp định
Người ký:
Ngày ban hành:06/12/1991
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI VÀ THANH TOÁN GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

 

Chính phủ Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hòa dân Chủ Nhân dân Triều Tiên (dưới đây gọi là các Bên ký kết).

Với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trên nguyên tắc bình đăng và cùng có lợi;

Đã thỏa thuận như sau:

 

Điều 1

Các Bên ký kết, trong phạm vi quy định và luật pháp hiện hành ở mỗi nước, dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong lĩnh vực thuế quan cũng như thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước này sang nước kia.

Những quy định này không áp dụng cho các trường hợp sau:

- Những ưu đãi đã hoặc sẽ cam kết trong tương lai của một trong hai Bên ký kết với các nước láng giềng.

- Những ưu đãi mà một trong hai Bên ký kết đã hoặc sẽ dành cho các nước tham gia trong liên minh thuế quan, khu vực tự do thương mại hoặc Hiệp hội kinh tế khu vực.

 

Điều 2

Các tổ chức ngoại thương của hai Bên ký kết tiến hành trao đổi hàng hóa phù hợp với phụ lục A và B là bộ phận không tách rời của Hiệp định này.

Hàng xuất của Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam được ghi trong phụ lục B, hàng xuất của Cộng hòa dân chủ Nhâ dân Triều Tiên được ghi trong phụ lục A.

Các tổ chức ngoại thương của hai Bên vẫn có thể trao đổi các hàng hóa không ghi trong các phụ lục nêu trên.

 

Điều 3

Hai Bên ký kết áp dụng các biện pháp thỏa đáng phù hợp với quy định và luật pháp của mỗi nước để đảm bảo cân bằng xuất nhập nhằm phát triển và mở rộng buôn bán giữa hai nước.

Hàng hóa trao đổi theo khuôn khổ Hiệp định này chỉ được tái xuất khi có sự đồng ý của nước cung cấp hàng.

 

Điều 4

Việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thương mại ký kết giữa các tổ chức kinh tế được quyền hoạt động ngoại thương, phù hợp với Hiệp định này và luật pháp của mỗi nước.

 

Điều 5

Những điều kiện giao hàng và cung cấp dịch vụ, giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng như thể thức thanh toán sẽ do các tổ chức được quyền hoạt động ngoại thương thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ được tiến hành bằng ngoại tê chuyển đổi hoặc có thể thanh toán bằng các phương thức khác do các tổ chức được quyền hoạt động ngoại thượng thỏa thuận phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối của mỗi nước.

 

Điều 6

Trong vòng hai tháng kể từ khi ký Hiệp định này, Ngân hàng Ngoựi t(ương Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Ngân hàng Ngoại thương Cộng hòa Dân chủ Nhâ dân Triều Tiên sẽ`thỏa ớớc về trình tự kỹ thuật thực hiện Hiệp định này.

 

Điều 7

Hai Bên ký kết tạo mọi thuận lợi cho các tổ chức hữu quan tiến hành triển lãm, trưng bày hàng mẫu của mình ở nước Bên kia và trong phạm vi quy định và luật pháp hiện hành của mỗi nước, sẽ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các hàng hóa và vật phẩm sau:

- Các tài liệu quảng cáo và hàng mẫu cần thiết cho mục đích quảng cáo và đặt hàng.

- Vật phẩm, hàng hóa để triển lãm hoặc trưng bày hàng mẫu, để đàm phán mà không mang vào với mục đích để bán.

 

Điều 8

Hai Bên ký kết ủy nhiệm cho Bộ Thương mại và Du lịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Bộ Ngoại thương Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, ít nhất 2 năm một lần, luân phiên tại Hà Nội và Bình Nhưỡng, cử đoàn đại biểu của mình để tiến hành kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định này và bàn các biện pháp phát triển quan hệ mậu dịch giữa hai nước.

 

Điều 9

Đối với những tổn hại chưa thanh toán thuộc khuôn khổ "Hiệp định trao đổi hàng hóa và thanh toán giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên thời kỳ 1986-1990" ký tại Bình Nhưỡng ngày 12 tháng 8 năm 1986 sẽ được Bên nợ trả bằng hàng hóa trong vòng 12 tháng kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

Giá cả hàng hóa sẽ áp dụng giá Nghị định thư 1990 với điều kiện giao hàng sẽ theo "Điều kiện chung giao hàng từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và từ Cộng Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" ký ngày 27 tháng 6 năm 1959.

Những công nợ chưa được thanh toán trong thời hạn nêu trên sẽ được Bên nợ trả bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo hệ số quy đổi do Hai Bên ký kết thỏa thuận.

 

Điều 10

Sau khi Hiệp định này hết hiệu lực, các quy định của Hiệp định sẽ được tiếp tục áp dụng đối với các hợp đồng được ký kết trong thời gian hiệu lực của Hiệp định nhưng chưa thực hiện xong.

 

Điều 11

Hiệp định này phải được phê duyệt phù hợp với luật pháp của mỗi Bên ký kết và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày nhận công hàm xác nhận của phía Bên kia.

Hiệp định này có giá trị trong 5 năm kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực và 3 tháng trước khi hết thời hiệu, nếu một trong hai Bên ký kết không gửi văn bản cho Bên kia yêu cầu phế bỏ thì đương nhiên thời hiệu của Hiệp định được kéo dài thêm mỗi lần 3 năm.

Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối thực hiện khi có sự thỏa thuận của hai Bên ký kết.

Hiệp định này làm tại Bình Nhưỡng ngày 6 tháng 12 năm 1991 thành hai bản chính bằng tiếng Việt Nam và tiếng Triều Tiên. Cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

 

PHỤ LỤC A

HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN
SANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

1/ Kẽm

2/ Thép xây dựng

3/ Máy công cụ

4/ Xi măng

5/ Vật liệu chịu lửa

6/ Phân bón

7/ P.V.C

8/ Sứ cách nhiệt

9/ Houblon

10/ Thuốc bắc

11/ Hàng tiêu dùng

12/ Hàng hóa khác

 

 

PHỤ LỤC B

HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SANG CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

 

1/ Thiếc

2/ Quặng Chromite

3/ Apatite

4/ Muối

5/ Gạo và ngô

6/ Cao Su

7/ Dầu dừa

8/ Dầu lạc

9/ Đay

10/ Quế

11/ Dược liệu

12/ Hàng tiêu dùng

13/ Hàng hóa khác

 

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất