Thông tư 29/2012/TT-BKHCN hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 29/2012/TT-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 29/2012/TT-BKHCN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Đình Tiến |
Ngày ban hành: | 19/12/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 29/2012/TT-BKHCN
BỘ KHOA HỌC VÀ Số: 29/2012/TT-BKHCN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NỘI DUNG BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN SƠ BỘ TRONG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
PHÊ DUYỆT ĐỊA DIỂM NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân như sau:
Thông tư này quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân; hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định.
Thông tư này áp dụng đối với chủ đầu tư và các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ; các tổ chức tư vấn có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngừ dưới đây được hiểu như sau:
Chủ đầu tư cam kết bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chuẩn xác của các bộ hồ sơ dịch ra tiếng Anh so với hồ sơ gốc tiếng Việt.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN SƠ BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN ngày 19 tháng 12 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Giới thiệu chung
Nội dung này làm rõ: mục đích chính của Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ (sau đây được viết tắt là PTATSB); cơ sở pháp lý lập Báo cáo PTATSB; thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan, tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá phục vụ cho việc phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân (sau đây được viết tắt là NMĐHN); thông tin chung về dự án NMĐHN và tổ máy của NMĐHN; thông tin về quá trình chuẩn bị và cấu trúc của Báo cáo PTATSB.
1.1. Mục đích chính của Báo cáo PTATSB
Mục đích cần đạt được của việc lập Báo cáo PTATSB trong giai đoạn phê duyệt địa điểm NMĐHN.
1.2. Cơ sở pháp lý lập Báo cáo PTATSB
Cơ sở pháp lý cho việc lập Báo cáo PTATSB phục vụ phê duyệt địa điểm NMĐHN bao gồm thông tin ngắn gọn về các quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của chính quyền địa phương.
1.3. Thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan, tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá địa điểm
Thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan, tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá phục vụ cho việc lựa chọn địa điểm NMĐHN.
1.4. Thông tin chung về dự án NMĐHN
Thông tin chung về dự án NMĐHN bao gồm:
- Tổng công suất dự kiến, số lượng tổ máy, loại công nghệ;
- Đặc điểm chung của mỗi tổ máy, bao gồm: công suất thiết kế, chế độ hoạt động, loại lò phản ứng;
- Thông tin về tổ máy tương tự đã được cơ quan có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài thẩm định, cấp phép.
1.5. Thông tin về cơ quan, tổ chức lập Báo cáo PTATSB
Thông tin về cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc lập Báo cáo PTATSB, về cơ quan, tổ chức soạn thảo các chương độc lập của Báo cáo PTATSB, bao gồm thông tin về kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực liên quan, giấy phép thực hiện công việc liên quan đến nội dung đánh giá an toàn.
1.6. Cấu trúc của Báo cáo PTATSB
Cấu trúc của Báo cáo PTATSB bao gồm:
- Các phần chính của Báo cáo;
- Mục đích, phạm vi của mỗi phần;
- Mối liên kết giữa các phần trong Báo cáo.
1.7. Danh mục các từ viết tắt, thuật ngữ và định nghĩa
Danh mục này bao gồm hai phần: các từ viết tắt và các thuật ngữ, định nghĩa sử dụng trong Báo cáo PTATSB.
2. Mô tả chung nhà máy điện hạt nhân
Nội dung này của Báo cáo PTATSB bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn áp dụng; các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của NMĐHN; thông tin về điều kiện xây dựng, sơ đồ bố trí mặt bằng và các khía cạnh khác; đặc điểm kỹ thuật và hoạt động của tổ máy NMĐHN; đặc điểm của hệ thống cấp điện; tài liệu tham khảo kèm theo.
2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn áp dụng
Liệt kê tất cả văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn áp dụng đối với khảo sát, đánh giá địa điểm, xác định các đặc trưng kỹ thuật thiết kế NMĐHN. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định áp dụng thì cần phải luận chứng, tính phù hợp của các văn bản và tiêu chuẩn đó với các yêu cầu về an toàn trên cơ sở các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất, các quy định và cam kết quốc tế hiện hành.
2.2. Đặc điểm kỹ thuật cơ bản
Trình bày ngắn gọn (có thể bằng bảng biểu) thông tin về NMĐHN, bao gồm số lượng tổ máy, loại công nghiệp của mỗi tổ máy, hệ thống làm mát, loại hệ thống cung cấp hơi từ lò phản ứng hạt nhân, loại cấu trúc nhà lò, mức công suất nhiệt, công suất điện tương ứng với mức công suất nhiệt, hệ thống thông tin liên lạc và các đặc điểm khác cần thiết để hiểu được các quá trình kỹ thuật chính trong thiết kế.
Trong trường hợp đã có thiết kế tương tự được cấp phép thì so sánh những điểm khác nhau cơ bản và luận cứ hỗ trợ cho việc thẩm định an toàn những điểm thay đổi của thiết kế mới.
2.3. Thông tin về điều kiện xây dựng, sơ đồ bố trí và các khía cạnh khác
2.3.1. Mô tả về đánh giá ngắn gọn đặc điểm chung của địa điểm có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN, bao gồm: động đất, đứt gãy bề mặt, núi lửa, khí tượng, ngập lụt, sóng thần, địa kỹ thuật, các yếu tố do hoạt động của con người gây ra, nguồn nước làm mát và nguồn điện cấp cho NMĐHN.
2.3.2. Thông tin về sử dụng đất.
2.3.3. Mô tả sơ đồ nguyên lý các hệ thống của NMĐHN, kết nối với lưới điện, kết nối với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Sơ đồ nguyên lý phải thể hiện được toàn bộ NMĐHN cũng như mỗi tổ máy, kèm theo mô tả tóm tắt về các hệ thống và thiết bị chính, mục đích sử dụng, tương tác giữa các hệ thống. Sơ đồ bố trí chung của toàn bộ NMĐHN được trình bày trên bản đồ tỷ lệ 1:5.000 hoặc lớn hơn.
2.3.4. Thông tin liên quan tới bảo vệ thực thể NMĐHN, bao gồm:
- Chỉ rõ các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, hành lang bay và phân bố khu vực dân cư có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của NMĐHN;
- Mô tả các cơ sở sản xuất, kho chứa có trong khu vực, đặc biệt là cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ và phát thải chất độc hại ra môi trường.
2.4. Đặc điểm kỹ thuật và chế độ vận hành của NMĐHN
2.4.1. Trình bày các đặc điểm kỹ thuật của tổ máy NMĐHN liên quan tới phân tích an toàn ở giai đoạn phê duyệt địa điểm.
2.4.2. Mô tả chế độ vận hành của tổ máy NMĐHN liên quan tới phân tích an toàn ở giai đoạn phê duyệt địa điểm.
Thông tin về các hệ thống an toàn của tổ máy NMĐHN liên quan tới địa điểm, đặc biệt là khi có tác động từ bên ngoài với tần suất xuất hiện hơn 1 lần trong 100 năm hoặc khi có tác động của động đất, sóng thần, máy bay rơi.
2.5. Đặc điểm của hệ thống cấp điện cho nhà máy điện hạt nhân
Đặc điểm và sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp điện bảo đảm hoạt động của NMĐHN.
2.6. Tài liệu kèm theo
Các báo cáo riêng được coi là một phần của Báo cáo PTATSB, bao gồm báo cáo về kết quả khảo sát địa điểm, kiểm tra và phân tích, đánh giá chất lượng.
3. Đánh giá địa điểm
Nội dung này của Báo cáo PTATSB bao gồm thông tin chi tiết về địa điểm; nguyên tắc chung về đánh giá các mối hiểm họa tại địa điểm; các hoạt động của con người trong lân cận NMĐHN; khí tượng, thủy văn, sóng thần, địa chất và địa chấn kiến tạo và các điều kiện tự nhiên khác có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN; các nguồn phóng xạ bên ngoài NMĐHN; các vấn đề liên quan tới kế hoạch ứng phó sự cố và quản lý tai nạn; quan trắc các thông số liên quan tới địa điểm; phân tích an toàn đối với địa điểm.
3.1. Thông tin chi tiết về địa điểm
3.1.1. Vị trí của địa điểm
Cung cấp bản đồ, sơ đồ các khu vực hành chính và chỉ rõ các thông tin sau đây:
- Tên địa phương (xã, huyện, tỉnh) nơi đặt nhà máy;
- Tên thành phố hoặc thị xã nơi đặt trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh có nhà máy;
- Khoảng cách từ địa điểm tới thành phố, thị xã nơi đặt trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh;
- Khoảng cách từ địa điểm đến các xã, thị trấn gần nhất;
- Khoảng cách từ địa điểm tới biên giới quốc gia và tên các nước láng giềng.
Chỉ rõ vị trí tương đối của địa điểm so với các khu vực, cơ sở sau:
- Khu vực dân cư, sông, biển, sân bay, ga đường sắt, cảng sông và cảng biển;
- Hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Các cơ sở công nghiệp gần nhất (nhà máy, tổ hợp công nghiệp hóa chất, đường ống dẫn khí và dẫn dầu, các cơ sở chế biến thực phẩm và các cơ sở khác);
- Các cơ sở quân sự gần nhất.
Chỉ rõ khoảng cách từ địa điểm tới các khu nghỉ mát, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Thông tin về khu vực nằm trong sự kiểm soát của chủ đầu tư NMĐHN và khu vực xung quanh (bao gồm cả khu vực cấm bay), tại đó cần kiểm soát các hoạt động có khả năng ảnh hưởng tới vận hành NMĐHN.
3.1.2. Dân cư
Thông tin về dân cư phải được cập nhật kết quả điều tra dân số mới nhất (trong vòng 5 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin phê duyệt địa điểm), luận giải dự báo sự tăng dân số cơ học, khả năng thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố đối với dân địa phương và dân vãng lai. Cần chỉ rõ các thông tin sau đây:
- Mật độ dân cư trong khu vực bán kính 30 km tới địa điểm NMĐHN trước khi bắt đầu xây dựng, trong giai đoạn xây dựng và trong suốt quá trình vận hành của nhà máy;
- Khoảng cách đến các thành phố có số dân lớn hơn 100.000 người trong vòng bán kính 100 km từ địa điểm NMĐHN;
- Phân bố dân cư trên bản đồ theo các khu vực xung quanh địa điểm NMĐHN giới hạn bởi bán kính 10, 10-15, 15-20 và 20-30 km, được phân chia thành 8 hướng;
- Thông tin về các nhóm dân cư đặc thù sống thường xuyên và tạm trú, độ tuổi (trẻ em, người cao tuổi), những người khó sơ tán (bệnh nhân, tù nhân và những người khác);
- Khẩu phần ăn của người dân, tỷ lệ thực phẩm cung cấp tại chỗ và nhập từ nơi khác tới;
- Nhu cầu nước sinh hoạt, nguồn cấp nước;
- Thời lượng người dân ở ngoài trời và trong phòng kín (riêng cho dân thành thị và nông thôn) trong ngày;
- Dân vãng lai trung bình theo ngày và theo mùa du lịch, lễ hội, các hoạt động đặc biệt khác;
- Các phương tiện vận tải, đường giao thông, số lượng các phương tiện vận tải.
3.1.3. Đặc điểm địa kỹ thuật của nền đất, thủy văn và nước ngầm, bao gồm:
- Thông tin về hoạt động khảo sát thu thập dữ liệu để thiết kế nền móng NMĐHN và đánh giá tương tác giữa các công trình xây dựng và nền đất;
- Kế hoạch dự kiến xây dựng các công trình trên mặt đất và công trình ngầm, giải pháp khắc phục điểm yếu của nền đất tại địa điểm.
3.1.4. Thông tin liên quan tới địa điểm, sai số được tính tới trong thiết kế cơ sở và khả năng phát tán phóng xạ, bao gồm:
- Báo cáo về nguồn dữ liệu lịch sử; báo cáo kỹ thuật mô tả chi tiết quá trình khảo sát, nghiên cứu, nguồn dữ liệu thu thập được;
- Tài liệu thiết kế các công trình xây dựng (nếu có) và các biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình có liên quan;
- Tài liệu dự báo sự thay đổi liên quan tới các thông tin nêu trên, khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN trong khoảng thời gian ít nhất bằng thời gian hoạt động dự kiến của nhà máy.
3.1.5. Thông tin về điều kiện địa hình của liên vùng, tiểu vùng, lân cận NMĐHN và của địa điểm NMĐHN, bao gồm:
- Các điểm đánh dấu độ cao tuyệt đối lớn nhất và nhỏ nhất của khu vực bố trí tổ máy NMĐHN;
- Độ nghiêng bề mặt và hướng nghiêng;
- Các dạng địa hình đặc biệt (khe, dốc đứng, chỗ trũng, các phễu karst và các dạng khác);
- Bãi lầy;
- Rừng, đất canh tác và các dạng đất sử dụng khác.
Cung cấp các tài liệu sau đây đối với tiểu vùng:
- Bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1:5.000 hoặc lớn hơn;
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000, kết hợp với sơ đồ mặt cắt địa hình thềm lục địa và địa hình trên mặt đất của lân cận NMĐHN;
- Danh mục các thiết bị quan sát chuyển động hiện đại của vỏ trái đất kèm theo sơ đồ thể hiện kết quả quan sát.
Cung cấp các tài liệu sau đây đối với địa điểm NMĐHN:
- Bản đồ địa hình (trên cạn, dưới nước) tỷ lệ 1:1.000 hoặc lớn hơn;
- Bản đồ địa hình đáy biển (trong trường hợp địa điểm nằm trên bờ biển) tỷ lệ 1:10.000 - 1:5.000.
3.2. Nguyên tắc chung về đánh giá các mối hiểm họa tại địa điểm
3.2.1. Đánh giá chi tiết các nguy hại từ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tại địa điểm.
Trong trường hợp áp dụng các biện pháp hành chính để giảm thiểu các nguy hại, đặc biệt là các nguy hại từ yếu tố nhân tạo, cần nêu thông tin về việc thực hiện, vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện biện pháp đó.
3.2.2. Tiêu chí sàng lọc đối với mỗi nguy hại, bao gồm các giá trị ngưỡng xác suất khả năng xảy ra các sự kiện, cùng với các tác động có thể có của mỗi nguy hại, bao gồm nguồn phát sinh, cơ chế lan truyền và tác động có thể xảy ra tại đặc điểm.
3.2.3. Xác định các mức xác suất mục tiêu mà thiết kế phải đạt được nhằm phòng, chống các nguy hại từ bên ngoài và sự phù hợp với các giới hạn có thể chấp nhận được.
3.2.4. Thông tin về việc tổ chức định kỳ cập nhật đánh giá nguy hại theo thiết bị ghi đo và các hoạt động theo dõi, quan trắc.
3.3. Các hoạt động của con người trong lân cận NMĐHN
3.3.1. Thông tin về các hoạt động của con người có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của NMĐHN, bao gồm:
- Phương pháp và dữ liệu xác định định lượng đặc điểm và các thông số của các yếu tố có khả năng tác động từ bên ngoài đối với NMĐHN;
- Đánh giá đặc điểm và các thông số của các yếu tố nêu trên.
3.3.2. Kết quả đánh giá chi tiết tác động của các sự cố có thể xảy ra tại các cơ sở công nghiệp, giao thông và các cơ sở khác đang tồn tại và sẽ xây dựng trong lân cận NMĐHN.
Các nguy cơ được xác định là có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN đều phải được đưa vào danh sách các sự kiện làm cơ sở thiết kế, bổ sung giảm thiểu tác động của các sự cố có thể xảy ra; dự đoán những thay đổi liên quan tới các sự kiện có thể là nguồn gây ra các nguy cơ mất an toàn.
3.4. Các hoạt động tại địa điểm
3.4.1. Các hoạt động tại địa điểm có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN, bao gồm hoạt động của các phương tiện giao thông trong khu vực nhà máy, hoạt động lưu giữ, vận chuyển nhiên liệu, khí và các hóa chất khác (có khả năng gây cháy nổ hoặc nhiễm độc), khả năng thông gió.
3.4.2. Các công trình bảo vệ bao gồm đê, đập, hệ thống thoát nước và các yếu tố khác tác động tới địa điểm như: thay thế nền đất, thay đổi độ cao của địa điểm và các hoạt động khác. Đánh giá hiệu quả của các công trình, yếu tố và hoạt động này trong mối quan hệ với thiết kế cơ sở.
3.5. Thủy văn
Đánh giá các đặc điểm thủy văn của địa điểm liên quan tới việc bố trí NMĐHN tại địa điểm đó và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật đối với các nguy hại, bao gồm các thông tin sau đây:
3.5.1. Tác động của các điều kiện thủy văn tại địa điểm đối với NMĐHN (đối với thiết kế và vận hành an toàn nhà máy).
Phân tích ảnh hưởng của các hiện tượng bất thường như mưa lớn, ngập lụt (do sông, hồ chứa, khu vực tiêu nước dự phòng và hệ thống tiêu nước tại địa điểm); lưu ý các hiện tượng cực đoan ảnh hưởng tới nguồn nước làm mát.
3.5.2. Khả năng ngập lụt do vỡ đê, lũ quét, động đất, sóng thần.
Đối với địa điểm gần bờ biển hoặc nằm ở vùng cửa sông, cần đánh giá khả năng xảy ra sóng thần, đánh giá các tác động đồng thời trong trường hợp xảy ra động đất và sóng thần, hoặc xảy ra đồng thời thủy triều cao và gió mạnh.
3.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện thủy văn đối với khả năng phát tán phóng xạ tới địa điểm và từ địa điểm ra môi trường.
3.6. Khí tượng
Đánh giá các đặc điểm khí tượng của địa điểm liên quan tới việc bố trí NMĐHN tại địa điểm đó và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật đối với các nguy hại, bao gồm các thông tin sau đây:
3.6.1. Tác động của các điều kiện khí tượng tại địa điểm đối với NMĐHN (đối với thiết kế và vận hành an toàn nhà máy).
3.6.2. Mô tả các đặc điểm khí tượng liên quan tới địa điểm và lân cận NMĐHN, có tính tới tác động khí hậu khu vực và địa phương.
Báo cáo kết quả thu được từ chương trình quan trắc khí tượng tại địa điểm.
Đánh giá giá trị cực trị của các thông số khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ và hướng gió; lưu ý giá trị cực trị của bão và lốc xoáy.
3.6.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đối với khả năng phát tán phóng xạ tới địa điểm và từ địa điểm ra môi trường.
3.7. Địa chất và địa chấn kiến tạo
3.7.1. Đánh giá các đặc điểm địa chất và địa chấn kiến tạo liên quan tới việc bố trí NMĐHN và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật đối với các nguy hại.
Phạm vi (kích thước, hình dáng) khu vực nghiên cứu phải được luận cứ theo đối tượng nghiên cứu và đặc điểm cụ thể liên quan tới địa điểm.
3.7.2. Đánh giá các quá trình địa chất nguy hiểm (trượt lở, sụt lở, karst, vết thấm, dòng, dòng thác, xói lở bờ, sườn dốc và lòng sông (suối), sự lở dưới lòng đất, sự sụp đổ, sụt lún, sự xô đẩy đất, tro bụi núi lửa, sự phun trào của núi lửa) và các tổ hợp của chúng.
Dự báo những thay đổi không thuận lợi có khả năng làm gia tăng các điều kiện địa chất nguy hiểm trong giai đoạn xây dựng, vận hành.
3.7.3. Đánh giá đặc điểm địa chấn kiến tạo của địa điểm và lân cận NMĐHN.
Mô tả chi tiết kết quả đánh giá được sử dụng trong thiết kế các công trình (thiết kế kháng chấn) NMĐHN và phục vụ cho việc phân tích an toàn.
3.7.4. Phân tích đầy đủ, chi tiết kết quả thăm dò, khảo sát công trình đủ để lập luận chứng an toàn NMĐHN.
3.8. Nguồn phóng xạ bên ngoài NMĐHN
3.8.1. Mô tả hiện trạng phóng xạ tại địa điểm, có tính tới ảnh hưởng phóng xạ của các tổ máy hiện có và các nguồn phóng xạ khác để đánh giá điều kiện phóng xạ tại địa điểm.
3.8.2. Mô tả hệ thống quan trắc phóng xạ hiện có, các phương tiện kỹ thuật phát hiện bức xạ và nhiễm bẩn phóng xạ. Phần này có thể dẫn chiếu tới các phần khác của Báo cáo PTATSB có liên quan.
3.9. Các vấn đề liên quan tới địa điểm trong kế hoạch ứng phó sự cố và quản lý sự cố
3.9.1. Nêu rõ tính khả thi của kế hoạch ứng phó sự cố về khả năng tiếp cận NMĐHN, khả năng vận chuyển và công tác bảo đảm giao thông trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng.
3.9.2. Chứng minh sự phù hợp của cơ sở hạ tầng bên ngoài địa điểm trong việc ứng phó sự cố.
3.9.3. Xác định rõ sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp hành chính và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác ngoài tổ chức vận hành NMĐHN.
3.10. Danh mục các tác động bên ngoài tới địa điểm NMĐHN
Trình bày danh mục các tác động bên ngoài tới địa điểm NMĐHN được tính đến trong thiết kế NMĐHN.
3.11. Quan trắc các thông số liên quan tới địa điểm
3.11.1. Kế hoạch quan trắc các thông số địa chấn, khí tượng, thủy văn, dân số, hoạt động sản xuất, kinh doanh và giao thông liên quan tới địa điểm.
Kế hoạch quan trắc phải cung cấp đủ thông tin cần thiết để tiến hành các hoạt động ứng phó với các sự kiện bên ngoài nhà máy, hỗ trợ hoạt động đánh giá an toàn địa điểm theo định kỳ; để xây dựng mô hình phát tán phóng xạ.
Luận cứ về việc: kế hoạch quan trắc có tính đến đầy đủ các khả năng và mức độ nguy hại tại địa điểm.
3.11.2. Chương trình quan trắc trong thời gian dài, bao gồm việc thu thập dữ liệu từ các thiết bị ghi đo tại địa điểm và dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức chuyên môn để so sánh.
Chương trình quan trắc phải có khả năng phát hiện những thay đổi đáng kể trong cơ sở thiết kế, kể cả những thay đổi có thể xảy ra do tác động của hiệu ứng nhà kính.
3.11.3. Kế hoạch và chương trình quan trắc phải được luận cứ về khả năng dự báo tác động của nguy hại liên quan tới địa điểm, hỗ trợ tổ chức vận hành NMĐHN và các cơ quan, tổ chức có liên quan phòng ngừa, giảm thiểu và quản lý sự cố.
4. Ứng phó sự cố
Nội dung này của Báo cáo PTATSB bao gồm những nội dung cơ bản của kế hoạch ứng phó sự cố; khả năng sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố, các hành động cần thiết để bảo vệ công chúng, nhân viên bức xạ và bảo vệ an toàn cho nhà máy.
4.1. Kế hoạch ứng phó sự cố
4.1.1. Kế hoạch ứng phó sự cố phải có các nội dung chính sau đây:
- Mục tiêu, các hành động giảm thiểu hậu quả của sự cố, các hành động quản lý sự cố nghiêm trọng; quy trình triển khai thực hiện các hành động đó;
- Luận cứ về tính khả thi của các hành động nêu trên;
- Tính đến tất cả các sự cố có khả năng xảy ra (đặc biệt là sự cố ngoài thiết kế và tai nạn nghiêm trọng), ảnh hưởng tới môi trường và khu vực ngoài địa điểm;
- Tính đến khả năng hợp tác và sự phối hợp của tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Việc thành lập ban quản lý sự cố;
- Việc xác định, phân loại và thông báo về sự cố cho các cơ quan, tổ chức có liên quan; thông tin cho công chúng; kịch bản, tình huống ứng phó sự cố khi xảy ra động đất, sóng thần hoặc khi đồng thời xảy ra động đất và sóng thần;
- Các biện pháp bảo vệ nhân viên tham gia ứng phó sự cố và phối hợp hành động ứng phó sự cố;
- Các biện pháp được thiết lập để bảo vệ dân chúng trong khu vực bán kính 30 km;
- Các công việc cụ thể cần thực hiện, bao gồm: dự kiến cơ sở trú ẩn; dự kiến địa điểm, tuyến đường, phương tiện, biện pháp phối hợp công tác đảm bảo giao thông trong việc tổ chức sơ tán; công tác y tế;
- Chu kỳ diễn tập ứng phó sự cố.
4.1.2. Trong trường hợp cần thiết, có thể dẫn chiếu tới các phần khác có liên quan của Báo cáo PTATSB.
4.2. Trung tâm ứng phó sự cố
4.2.1. Trung tâm ứng phó sự cố tại địa điểm NMĐHN có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng phó cấp cơ sở, bao gồm:
- Ra quyết định, thực hiện và quản lý tất cả các biện pháp ứng phó của nhà máy, trừ việc điều khiển nhà máy, truyền thông tin về điều kiện của nhà máy tới trung tâm ứng phó sự cố ngoài địa điểm;
- Tiến hành các biện pháp phù hợp cho phép kiểm soát các hệ thống an toàn chính từ phòng điều khiển dự phòng;
- Dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; triển khai các phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh.
4.2.2. Trung tâm ứng phó sự cố ngoài địa điểm có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng phó cấp tỉnh và cấp quốc gia, bao gồm:
- Đánh giá thông tin nhận được từ trung tâm ứng phó sự cố tại địa điểm NMĐHN; khuyến cáo, hỗ trợ việc kiểm soát nhà máy, bảo vệ nhân viên và nếu cần thiết, phối hợp với tất cả các cơ quan, tổ chức tham gia ứng phó sự cố, thông tin và bảo vệ công chúng trong trường hợp cần thiết;
- Vận hành hệ thống quan trắc ngoài địa điểm nhằm truyền dữ liệu và thông tin cho cơ quan quản lý trong trường hợp cần thiết;
- Dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; triển khai các phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh.
4.3. Khả năng dự kiến các tình huống sự cố, phát tán phóng xạ và hậu quả sự cố
4.3.1. Luận cứ năng lực của tổ chức vận hành trong việc dự kiến các tình huống sự cố, khả năng phát tán phóng xạ và hậu quả sự cố.
4.3.2. Đánh giá khả năng phát hiện sớm, quan trắc và đánh giá các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai các hành động ứng phó sự cố, giảm thiểu hậu quả, bảo vệ nhân viên bức xạ và tư vấn các hành động bảo vệ phù hợp ở bên ngoài địa điểm cho các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4.3.3. Việc đánh giá quy định tại khoản 4.3.2 Phụ lục này phải lưu ý các chi tiết sau đây:
- Theo dõi liên tục điều kiện bức xạ tại địa điểm và ngoài địa điểm;
- Dự báo khả năng phát tán phóng xạ quá giới hạn cho phép;
- Đánh giá liên tục hiện trạng của nhà máy, đặc biệt lưu ý khả năng xảy ra hư hại vùng hoạt và dự kiến các hành động ứng phó tiếp theo.
4.3.4. Luận cứ về khả năng hoạt động bình thường của thiết bị và các hệ thống có chức năng bảo đảm an toàn tại nhà máy; có thể dẫn chiếu tới các phần khác có liên quan của Báo cáo PTATSB.
4.3.5. Dự báo khả năng khắc phục hoàn toàn sự cố; xác định tiêu chuẩn chấm dứt sự cố.
Xác định phương pháp và phương tiện tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ, tiêu chuẩn hoàn thành việc khắc phục sự cố và điều kiện chuyển sang vận hành bình thường.
4.4. Diễn tập ứng phó sự cố
Xác định chương trình, phương pháp luận, cách tiến hành huấn luyện và diễn tập ứng phó sự cố, phương tiện kỹ thuật được sử dụng (kể cả thiết bị tập luyện) cho việc tổ chức huấn luyện.
5. Các khía cạnh môi trường
Xác định các biện pháp xử lý, kiểm soát, quản lý chất thải phóng xạ và chất thải phi phóng xạ phù hợp với bản chất hóa - lý của chất thải và khối lượng của chất thải ở các giai đoạn khác nhau (xây dựng, vận hành trong điều kiện bình thường và tháo dỡ nhà máy).
5.1. Tác động phóng xạ
5.1.1. Biện pháp xử lý và kiểm soát chất thải phóng xạ trước khi thải ra môi trường. Xác định rõ các biện pháp xử lý và kiểm soát phụ thuộc vào trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, khí; hoạt độ cao, trung bình, thấp).
5.1.2. Luận giải sự phù hợp của việc phát thải với nguyên tắc ALARA, bao gồm:
- Nguyên nhân và giới hạn cho phép việc phát thải các chất rắn, lỏng, khí trong quá trình vận hành và các biện pháp bảo đảm giới hạn đó;
- Kế hoạch theo dõi mức độ nhiễm xạ và mức phóng xạ ngoài địa điểm;
- Phương pháp ghi đo, lưu giữ thông số phát thải phóng xạ từ địa điểm;
- Chương trình theo dõi môi trường và hệ thống báo động hiện tượng phát thải phóng xạ bất thường và các thiết bị tự động ngừng phát thải (nếu cần thiết);
- Biện pháp, quy trình thông tin cho cơ quan quản lý và công chúng.
5.1.3. Các hoạt động có khả năng làm tăng lượng phát thải phóng xạ ra môi trường, đặc biệt là trong quá trình tháo dỡ NMĐHN.
5.1.4. Chỉ rõ các biện pháp quản lý chất thải phóng xạ tại địa điểm NMĐHN.
5.2. Tác động phi phóng xạ
Mô tả các biện pháp xử lý, kiểm soát, quản lý chất thải phi phóng xạ tương tự như hướng dẫn đối với chất thải phóng xạ quy định tại khoản 5.1 Phụ lục này.
5.3. Đánh giá tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dân cư
5.3.1. Phân tích nguồn phát tán nhân phóng xạ có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
5.3.2. Dự báo hàm lượng nhân phóng xạ có khả năng tác động đáng kể về mặt sinh học đối với cây trồng, vật nuôi, các nguồn thủy hải sản.
5.3.3. Đánh giá mức liều chiếu xạ đối với cây trồng, vật nuôi, các nguồn thủy hải sản và dân chúng; đánh giá tác động có thể xảy ra.
Các phân tích, dự báo, đánh giá quy định tại khoản 5.3 này phải được làm rõ đối với tình huống vận hành bình thường của NMĐHN và khi xảy ra sự cố (kể cả sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế).
5.4. Đánh giá tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với môi trường xã hội
5.4.1. Phân tích đặc điểm hiện tại và dự báo tác động đối với điều kiện sinh hoạt xã hội hàng ngày của người dân.
5.4.2. Đánh giá tình trạng sức khỏe của người dân.
5.4.3. Đánh giá tổng liều chiếu xạ.
5.4.4. Đánh giá các tác động tốt và xấu của NMĐHN đối với môi trường xã hội.
5.4.5. Luận giải biện pháp khắc phục tác động xấu của NMĐHN đối với điều kiện sinh hoạt xã hội của người dân.
Các phân tích, đánh giá, luận giải quy định tại khoản 5.4 này phải được làm rõ đối với dân cư trong lân cận NMĐHN.
5.5. Đánh giá tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với hoạt động giao thông vận tải, các công trình sản xuất kinh doanh và dân sinh
5.5.1. Đánh giá tác động của NMĐHN đối với hoạt động giao thông vận tải, công trình sản xuất kinh doanh và dân sinh, các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa.
5.5.2. Phân tích tác động, của các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất, kinh doanh có khả năng tác động xấu đến NMĐHN; đề xuất phương thức và phương tiện khắc phục các tác động đó.
5.5.3. Luận giải biện pháp bảo đảm an toàn đối với các công trình sản xuất, kinh doanh, dân sinh, các hoạt động giao thông, vận tải.
THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY No. 29/2012/TT-BKHCN | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, December 19, 2012 |
CIRCULAR
SPECIFYING THE CONTENTS OF THE PRELIMINARY SAFETY ANALYSIS REPORT IN THE APPLICATION FOR THE APPROVAL FOR THE NUCLEAR POWER PLANT SITE
Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03rd2008;
Pursuant to the Government s Decree No. 28/2008/NĐ-CP dated March 14th2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
Pursuant to the Government s Decree No.70/2010/NĐ-CPdated June 22nd2010, detailing and guiding the implementation of a number of articles ofthe Law on Atomic Energyapplicable to nuclear power plants
At the proposal of the Director of the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety;
The Minister of Science and Technology issues a Circular specifying the contents of the preliminary safety analysis report in the application for the approval for the nuclear power plantsite as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular specifiesthe contents of the preliminary safety analysis report in the application for the approval for thenuclear power plant site; the documents, order, procedure, time limit for verifying and reporting the verification result.
Article 2. Subjects of application
This Circular is applicable to the investors and organization participating in the formulation, verification, and approval of the preliminary safety analysis reports; and the relevant advisory organizations.
Article 3. Interpretation of terms
In the Circular, the terms below are construed as follows:
1. Nuclear power plant site include the entire area that have the containment buildings, the turbine buildings, the important safety systems, and some other ancillary constructions. The usual area is 01 – 02 km2,surrounded by security fences.
2. The surrounding region of the nuclear power plant is the area around the nuclear power plant, usually a circle of which the radius is 08 km from the containment building; the surrounding region of the nuclear power plant may be expanded where necessary in order to cover all the phenomena and processes that need surveying and researching for the purpose of serving the assessment of the site safety.
3.Sub-regionis the area around the nuclear power plant, usually a circle of which the radius is 40 km from thecontainment building; the surrounding region of the nuclear power plant may be expanded where necessary in order to cover all the phenomena and processes that need surveying and researching for the purpose of serving theassessment of the site safety.
4. Inter-regional area is the area surrounding a sub-region, usually a circle having a radius of 320 km from the containment building; the size of the inter-regional are may be changed depending on the geological and tectonic characteristics; the shape of the inter-regional area may not be symmetrical in order to cover all the earthquake sources that need considering.
Article 4. Contents of the preliminary safety analysis report
1. The preliminary safety analysis report includes 05 sections: general introduction; general description of the nuclear power plant; site assessment; response to emergencies; and environmental aspects.
2. The contents of the preliminary safety analysis report are specified in the Annex enclosed with this Circular.
Article 5.The documents, order, procedure, time limit for verifying and reporting the result of the verificationof the preliminary safety analysis report
1. The investor shall submit 05 dossiers in Vietnamese (01 original, 05 photocopies) and 05 dossiers translated into English of the preliminary safety analysis report, and a written request for the verification, to the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety – the Ministry of Science and Technology.
The investor shall make a written commitment and take responsibility before the law for the accuracy of the English translations.
2. The Vietnam Agency for radiation and nuclear safety shall examine the validity of the dossiers within 15 days from the date the dossiers are received, and may request the investors to provide necessary documents.
3. The Vietnam Agency for radiation and nuclear safety shall verify the preliminary safety analysis report within 06 months from the date on which the complete and valid dossiers or additional documents are received as prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Where necessary, the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety shall make a plan for hiring Vietnamese or foreign independent advisory organizations or experts to assist in the verification, then send that plant to the Minister of Science and Technology for considering and sending reports to the Prime Minister.
5. The Vietnam Agency for radiation and nuclear safety shall report the result of the verification of the preliminary safety analysis report to the National Nuclear Safety Council, request the Minister of Science and Technology to approve the result of the preliminary safety analysis report verification, and notify the verification result to the investor.
Article 6. Effects
1. This Circular takes effect after 45 days from the date on which it is signed.
2.Organizations and individuals are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation tothe Ministry of Science and Technologyforamendment and supplementation./.
| FOR THE MINISTER |
ANNEX
CONTENTS OF THE PRELIMINARY SAFETY ANALYSIS REPORT
(Enclosed with the Circular No.29/2012/TT-BKHCNdated December 19th2012 of the Minister of Science and Technology)
1.General introduction
This section is to specify the primary objectives of the preliminary safety analysis report (hereinafter referred to as PSAR); the legal basis for making the PSAR; the information about the investor, the contractors, the organizations that carry out the surveys and assessment serving the approval for the nuclear power plant site; the general information about the nuclear power plant projects and generating units of the nuclear power plant; the information about the preparation and format of the PSAR.
1.1. Primary objectives of the PSAR
The objectives of the formulation of the PSAR during the approval of the nuclear power plant site.
1.2. The legal basis for making the PSAR
The legal basis for making the PSAR serving the approval for the nuclear power plant site include the brief information about the official decisions made by competent State agencies and local authorities.
1.3. The information about the investor, the contractors, the organizations that survey and assess the site
The information about the investor, the contractors, the organizationscarry out the surveys and assessment serving the selection of the nuclear power plant site.
1.4. General information about the nuclear power plant project
Thegeneral information about the nuclear power plant projectincludes:
- The estimated total power, the number of generating units, the technologies;
- The general characteristics of each generating units, including the designed power, the operation mode, the types of reactors;
- The information about similar generating units verified and licensed by Vietnamese or foreign competent agencies.
1.5. The information about the organizations that makes the PSAR
The information about the organization in charge of making the PSAR, about the organizations that compile the chapters of the PSAR, including the information about the experience in relevant disciplines, the licenses to do relevant jobs related to the safety analysis.
1.6. The format of the PSAR
The format of the PSARincludes:
- The main parts of the report;
- The purposes and scope of each part;
- The connection among the parts in the report.
1.7. The list of acronyms, terminologies, and definitions.
This list comprises two parts: the acronyms and terminologies, definitions used in the PSAR.
2. General description of the nuclear power plant
This section of the PSAR includes: the system of law documents and applicable standards; the fundamental technical specification of the nuclear power plant; the information about the construction conditions, the layout, and other aspects, the technical characteristics and operations of generating units, the characteristics of the power supply system; the references enclosed;
2.1. The system of law documents and applicable standards
Alllaw documents and standardsapplicable to the survey and assessment of the site, the determination of technical characteristics of the nuclear power plant design must be enumerated. If the application of law documents and standards are not prescribed by competent agencies, it is necessary to prove the conformity of such documents and standards with the requirements for safety based on the practical experience, current international commitments and regulations.
2.2. Fundamental technical specifications.
Briefly present the information about the nuclear power plant, including the number of generating units, the industrial type of each generating unit, the cooling system, the type of steam supply system from the reactor, the structure of the containment building, the thermal power rate and corresponding electric power rate, the communication system, and other necessary specifications for understanding the primary technical processes in the design.
If there is a licensed similar design, the basic differences and foundations for assessing the safety of the changes in the new design must be compared.
2.3. The information about the construction conditions, the layout, and other aspects
2.3.1. Briefly assess the general characteristics of the site that might affect the safety of the nuclear power plant, including: earthquake, faults, volcanoes, meteorology, flooding, tsunami, geotechnical engineering, the human factors, the cooling water sources, and the power supply for the nuclear power plant.
2.3.2. The information about land use.
2.3.3. Describe the diagrams of the systems of the nuclear power plant, the connection to the grid, the connection to the railway system, road traffic system, and waterway system. The diagram must demonstrate the whole nuclear power plant as well as each generating unit, together with brief description of the primary system and devices, their purposes, and the interaction among the systems. The general layout of the whole nuclear power plant shall be demonstrate on a scale of 1:5,000 or bigger.
2.3.4. The information relevant to the protection of the nuclear power plant, including:
- The roads, railways, waterways, flight corridors, and residential areas that possibly affect the operation of the nuclear power plant;
- Describe the local factories and warehouses in the area, especially the places posing high risk of fire, explosion, and release of toxic waste into the environment.
2.4. The technical specification and operation mode of the nuclear power plant
2.4.1. Present the technical specifications of the nuclear power plant relevant to the safety analysis during the approval of the site.
2.4.2. Present the technical specifications of the nuclear power plant relevant to the safety analysis during the approval of the site.
The information about the safety system of generating units relevant to the site, especially under the impacts form the outside of which the frequency exceeds once every 100 years, or under the impact of earthquake, tsunami, plane crash.
2.5. The characteristics of the power supply system of the nuclear power plant
Thecharacteristicsand diagramof the power supply systemthat ensures the operation ofthe nuclear power plant.
2.6. Enclosed documents
The separate reports are considered part of the PSAR, including the reports on the site survey result, the quality assessment, analysis, and inspection.
3. Assessment of the site
This section of the PSAR includes the detailed info about the site; the general rules for assessing the hazards at the site; the activities of humans in the surrounding region of the nuclear power plant, the tsunami, meteorological, hydrographical, geological, tectonic conditions, and other natural conditions that possibly affect the safety of the nuclear power plant; the radioactive sources outside the nuclear power plant; the issues related to the plan for managing and responding to emergencies; observations of the measurements related to the site; the site safety analysis.
3.1. Detailed information about the site
3.1.1. Location of the site
Provide the map, diagram of administrative areas, and specify the following information:
- Name of the locality (commune, district, province) where the plant is situated;
- Name of the city of town of the administrative agency of the province where the plant is situated
- The distance from the site to the city or town where the provincial administrative agency is situated;
- The distance from the site to the nearest commune or town;
- The distance from the site to the national border, and names of the adjacent countries.
The relative position of the site and the following areas:
- Residential areas, rivers, sea, airports, train stations, river ports, and sea ports;
- The perimeter of the important constructions relevant to the national security;
- The nearest industrial facility (factory, industrial chemical complex, oil and gas pipeline, food factories, and other facilities);
- The nearest military bases.
The distance from the site to the holiday destinations, wildlife sanctuaries, national historical and cultural remains
The information about the areas under the management of the investor in the nuclear power plant and the surrounding region (including no-fly zone), the activities that possibly affect the operation of the nuclear power plant must be controlled.
3.1.2. The residents
The information about the residents must include the latest population survey result (within 5 years from the date of submission of the application for the approval for the site), the explanation of the mechanical growth of population, the feasibility of the emergency response plan available to local residents and non-local residents. The following information must be specified:
- The population density in the area within the radius of 30 km form the nuclear power plant site before commencing the construction, during the construction, and during the entire operation of the plant;
- The distance from the cities of which the population exceed 100,000 people within the radius of 100 km from the nuclear power plant site;
- The population distribution on the map in the area around the nuclear power plant site within the radii of 10, 10 – 15, 15 – 20, and 20 – 30 km, in 8 directions;
- The information about the particular groups of permanent and temporary residents, their ages (children, elders), the people hard to evacuate (patients, prisoners, and other people);
- The portions of residents, the ratio of local food and imported food;
- The demand for tap water, the water supply sources;
- The duration of staying outdoors and indoors (applicable to rural and urban residents) in a day;
- The average number non-local residents in a day, during holidays, festivals, and other special activities;
- The vehicles, roads, and amount of vehicles.
3.1.3. The geotechnical characteristic of the ground, the hydrography, and underground water, Including:
- The information about the survey for designing the foundation of the nuclear power plant, and the assessment of the interaction between the constructions and the ground;
- The plan for building the overground and underground constructions, the solutions for the weakness of the ground at the site.
3.1.4. Information about the site, the tolerances calculated in the fundamental design, and the possibility of radioactive dispersion, including:
- Reports on the historical data sources; technical reports on the detailed description of the survey, research, and data collected;
-The designs of the constructions (if any) and the measures for ensuring the safety of relevant constructions;
- The documents forecasting the changes related to the information above, the possibility of affecting the safety of the nuclear power plant over a period equal to at least the anticipated operating time of the plant.
3.1.5. Information about the topographical conditions of the inter-regional areas, sub-regions, surrounding region of the nuclear power plant and the nuclear power plant site, including:
- The points marking the maximum and minimum altitudes of the areas where the generating units of the nuclear power plant are located;
- The angle of inclination and direction of inclination;
- The special topographical features (cracks, cliffs, depressions,karstfunnels, and other forms);
-Swamps;
- Forests, farmland, and other types of land.
Provide the following documents about sub-regions:
- The above-water topographic map on the scale of 1:5,000 or larger;
- The bathymetric map on the scale of 1:10,000, together with the diagram of the cross-section of the continental shelve and the topographical map of the surrounding region of the nuclear power plant;
- The list of the instruments for observing the movements of the earth s crust, together with a diagram showing the observation results.
Provide the following documents aboutnuclear power plant site:
-Theabove-water and underwatertopographic maps mapon the scale of 1:1,000 or larger;
- The bathymetric map (if the site is located by the coast) on the scale of1:10,000 - 1:5,000.
3.2. The general rules for assessing the hazards at the site
3.2.1. The assessment of the hazards from natural and human factors at the site.
When taking administrative measures for minimizing the hazard, especially the hazards caused by human factors, it is necessary to provide information about the implementation, the roles, and responsibility of each person and organization for the implementation of such measures.
3.2.2.The criteria for filtering the hazards, including the thresholds of the probability of events, together with the possible impacts of each hazard, including the sources, the transmission mechanism, and possible impacts at the site.
3.2.3. The target probabilities that the design must reach in order to prevent the external hazards, and the conformity with the acceptable limits.
3.2.4. The information about the periodic update of the hazard assessment according to the measuring instruments and the observations.
3.3. Activities of humans in the surrounding region of nuclear power plant
3.3.1. Information about the activities of humans that possibly affect the operation of the nuclear power plant, including:
- The method and data for quantitative determination of the characteristics and measurements of the factors that may have an impact on the nuclear power plant from the outside;
- The assessment of the characteristics and measurements of the factors stated above.
3.3.2. The result of the detailed assessment of the impacts of the emergencies that might arise at the industrial facilities, traffic facilities, other existing facilities and future facilities in the surrounding region of the nuclear power plant.
The risks that might affect the safety of the nuclear power plant must be included in the list of events as the basis for diminishing the impacts of the possible emergencies, and forecasting the changes relevant to the events that might lead to hazards.
3.4. Activities at the site
3.4.1. The activities at the site that might affect the safety of the nuclear power plant, including the activities of the vehicles in the plant perimeter, the storage and transport of fuel, gases, and other chemicals that might cause fire, explosion or contamination, the ventilation capacity.
3.4.2. The protective constructions include dykes, dams, drainage system, and other factors that might affect the site such as: replacing the ground, changing the altitude of the site, and other activities. Assessment of the efficiency of these constructions, factors, and activities in relation with the fundamental design
3.5. The hydrography
Assessment of the hydrographic features of the site relevant to the selection of that location, and the technical protective measures against the hazards, including the following information:
3.5.1. The impacts of the hydrographic conditions at the site on the nuclear power plant (on the design and safe operation of the plant).
The analysis of the impacts of unusual phenomena such as monsoons, flooding, (on account of the rivers, reservoirs, provisionary drainage area, and drainage system as the site); especially the negative phenomena that affect the cooling water sources.
3.5.2. The possibility of flooding due to dyke breach, inundation, earthquake, tsunami.
If the site is near the coast or estuary, it is required to examine the possibility of tsunami, assess the overall impacts upon the occurrence of earthquake and tsunami, or high tide and strong wind.
3.5.3. The impacts of the hydrographic conditions on the possibility of radioactive dispersion to the site and from the site into the environment.
3.6. The meteorology
Assessment of the meteorologicalfeatures of the site relevant to the selectionof that location, and the technical protective measures against the hazards, including the following information:
3.6.1. The impacts of the meteorological conditions at the site on the nuclear power plant (on the design and safe operation of the plant).
3.6.2. The description of the meteorological features relevant to the site and surrounding region of the nuclear power plant, considering the regional and local climatic impacts.
Reports on the results of the meteorological observation at the site.
Assessment of the peak values of the meteorological measurements such as temperature, humidity, rainfall, wind speed and wind direction, especially the extrema of storms and tornados.
3.6.3. Analysis of the impact of meteorological conditions on the possibility of radioactive dispersion to the site and from the site into the environment.
3.7. Geology and tectonics
3.7.1. Assessment of the geological and tectonic features relevant to the location of the nuclear power plant, and the technical protective measures against the hazards.
The scale (sizes and shapes) of the research areas must be founded on the subjects of research and the specific features relevant to the site.
3.7.2. Assessment of the dangerous geological processes (sliding, avalanche, karst, alluvium, streams, waterfalls, erosion, slope and river bed, , subduction, collapse, subsidence, abrasion, volcanic ash, volcanic eruption) and their combinations.
Forecast of the unfavorable changes that possibly increase the dangerous geological conditions during the construction and operation.
3.7.3. The assessment of the tectonic features of the site and surrounding region of the nuclear power plant.
The detailed description of the assessment result used in the design of constructions (anti-earthquake design) of the nuclear power plant that serve the safety analysis.
3.7.4. The comprehensive and detailed analysis of the result of construction surveys for setting up the foundation for the nuclear power plant safety.
3.8. Radioactive sources outside the nuclear power plant
3.8.1. The description of the radioactivity at the site, considering the impact of the radioactivity from the existing generating units and other radioactive sources for assessing the radioactivity at the site.
3.8.2. The description of the existing radioactivity observation system, the technical instrument for detecting radiation and radioactive contamination. This section may be referred to in other relevant section of the PSAR.
3.9. The issues related to the site in the plan for emergency response and emergency management
3.9.1. Specify the feasibility of the plan for emergency response, specifically the access to the nuclear power plant, the ability to transport, and the traffic assurance upon the occurrence of serious emergencies.
3.9.2. Prove the suitability of the off-site infrastructures for the emergency response.
3.9.3. Determine the necessity of administrative measures and responsibility of other organizations and individuals than the operators of the nuclear power plant.
3.10. The list of external impacts on the nuclear power plant site
Enumerate theexternal impacts on the nuclear power plant sitetaken into account in the nuclear power plant design.
3.11. Observation of measurements related to the site
3.11.1.The plan for the observation of the seismic, meteorological, hydrographic quantities, the factors of population, production, trade, and traffic related to the site.
The observation plan must sufficiently provide necessary information for the response actions outside the plant, assisting in the periodic assessment of the site safety for the purpose of developing the dispersion modeling of radioactive releases.
The foundation for concluding that the observation plan takes into account the possibility and extent of hazards at the site.
3.11.2. The long-term observation program, including the collection of data from the measuring instrument at the site and the data from the specialized organizations for comparison.
The observation program must be able to detect the remarkable changes in the design, including the changes caused by the greenhouse effect.
3.11.3. The observation plan and program must be founded on the forecast about the impacts of relevant hazards on the site, assist the operators of the nuclear power plant and relevant organizations in preventing, minimizing, and managing emergencies.
4. Emergency response
This section of the PSAR includes the basic contents of the plans for emergency response; the ability to respond upon the occurrence of emergencies, the necessary actions for protecting the community, the radiation workers, and the plant.
4.1. The plan for emergency response
4.1.1. The plan for emergency response must have the following contents:
- The targets and actions for mitigating the consequences of the emergency, the actions for managing serious emergencies, the procedure for taking such actions;
- The foundation for the feasibility of those actions;
- Taking into account the possible emergencies (especially the unplanned emergencies and serious emergencies) that affect the environment and the area external to the site;
- Taking into account the ability to cooperate and the coordination of all relevant organizations;
- The establishment of the emergency management board;
- The determination, classification, and notification of the emergencies to relevant organizations; the provision of information for the community, the scenario for responding upon the occurrence of earthquakes, tsunami, or both;
- The measures for protecting the workers participating in the emergency response;
- The measures for protecting the people within the radius of 30 km;
- The specific jobs including: planning the shelters, the locations, routes, vehicles, measures for ensuring the traffic during the evacuation, the medical works;
- The cycle of emergency response drills
4.1.2. Refer to other relevant sections of the PSAR where necessary.
4.2. Response center
4.2.1. The response center at the nuclear power plant site shall direct the implementation of the on-site response plan, including:
- Making decisions, take and manage all responding measures of the plant, except for the control of the plan, transmission of information about the plant condition to the off-site response center;
- Take appropriate measures for controlling the primary safety system from the backup control room;
- Forecast the possible emergencies; launch the plans for mobilizing manpower and vehicles to take the initial measures, help people, prevent the spread of emergencies, mitigate the consequences, isolate the hazardous zones, and control the safety and security.
4.2.2. The off-site response center shall direct the implementation of the provincial and national response plan, including:
- Assessing the information receive from the emergency response center at the nuclear power plant site; provide recommendations and assist in controlling the plant and protecting the workers where necessary, cooperate with all organizations in responding to the emergency, providing information and protecting the community where necessary;
- Run the off-site observation systems in order to transmit data and information to the governing body where necessary;
-Anticipate the possibleemergencies; launch the plans for mobilizing manpower and vehicles to take initial measures, help people, preventthe emergency from spreading, mitigate the consequences, isolate the hazardous zones, and control the safety and security.
4.3. The ability to anticipate the emergencies, radioactive dispersion, and emergency consequences
4.3.1. The foundation for the ability of the operating organization to anticipate the emergencies, the possibility of radioactive dispersion, and emergency consequences.
4.3.2. The assessment of the ability to detect, observe, and assess the conditions that ensure the performance of emergency actions, mitigate consequences, protect radiation worker, radiation workers, and the recommend suitable protective actions outside the site to the relevant organizations.
4.3.3. The assessment prescribed in Clause 4.3.1 in this Annex must be able to:
- Continuously monitor the on-site and off-site radioactive conditions;
- Anticipate the radioactive dispersion that exceeds the permissible limits;
- Constantly assess the condition of the plant, especially the possible damage and plan the next emergency actions.
4.3.4. The foundation for the ability to run normally of the safety equipment and systems; may be referenced to other relevant sections of the PSAR.
4.3.5. The forecast of the complete emergency recovery; the standards of emergency recovery.
The plan and instruments for decontaminating the radioactively contaminated areas; the standards of emergency recovery, and the conditions for normal operation.
4.4. Emergency response drill
The program, methodology, method of training and practicing emergency response, the technical instruments (including practicing instruments) for the training.
5. The environmental aspects
The measures for treating, controlling, managing radioactive waste and non-radioactive waste that suit the chemical – physical properties of the waste and the amount of waste in over various period (construction, normal conditions, and decommissioning).
5.1. Radiological impacts
5.1.1. The measures for treating and controlling the radioactive waste before it is discharged into the environment. The measures for treating and controlling that depend on the state of the waste (solid, liquid, gas; high, medium, and low activity).
5.1.2. The explanation for the conformity of the release with ALARA rules, including:
- The reasons and limits on the release of solid, liquid, and gas waste during the operation, and the measures for ensuring such limits;
- The plan for monitoring the level of radioactive contamination and the level of off-site radiation;
- The method for measuring, recording, and retaining the measurements about radioactive release from the site;
- The plan for monitoring the environment, and the system for detecting unplanned radioactive release, and the devices for automatically stopping the release (where necessary);
- The solutions and process of information provision for the governing body and the public.
5.1.3. The actions that might increase the radioactive release, especially during the decommissioning of the nuclear power plant.
5.1.4. The measures for managing the radioactive waste at the nuclear power plant site.
5.2. Non-radiological impacts
Description of the measures for treating, controlling, and managing non-radioactive waste similar to that of radioactive waste prescribed in Clause 5.1 of this Annex.
5.3. Assessment of the impact of the nuclear power plant on the agriculture, forestry, aquiculture, and the public
5.3.1. Analyze the sources of radioactive nuclei that might affect the agricultural, forestry, and aquiculture.
5.3.2. Anticipate the amount radioactive nuclei that might significantly affect the biological aspect of plants, animals, and aquatic organisms.
5.3.3. Assess the exposure to radiation of plants, animals, aquatic organisms, and the public; assess the possible impacts.
The analyses, forecasts, and assessments prescribed in Clause 5.3 must cover the usual operation of the nuclear power plant and the occurrence of emergencies (including the planned and unplanned emergencies).
5.4. The impacts of the nuclear power plant on the social environment
5.4.1. Analyze the current characteristics and forecast the impacts on the everyday social conditions of the people.
5.4.2. Assess the people s health
5.4.3. Assess the total exposure to radiation.
5.4.4. The positive and negative impacts of the nuclear power plant on the social environment.
5.4.5. Explain the measures for overcoming the negative impacts of the nuclear power plant on the everyday social conditions of the public.
The analyses, assessments, and explanations prescribed in Clause 5.4 must cover the residents in the surrounding region of the nuclear power plant.
5.5. Assessment of the impacts of the nuclear power plant on the traffic, the industrial constructions, and civil constructions
5.5.1. Assess the impacts of the nuclear power plant on the traffic, the industrial constructions, civil constructions, architectural, historical, and cultural constructions.
5.5.2. Analyze the possible negative impacts of the traffic, production, and trade on the nuclear power plant; suggest method and instruments for diminishing such impacts.
5.5.3. Explain the measures for ensuring the safety of industrial constructions, civil constructions, and transport.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây