Thông tư 26/2011/TT-BTTTT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

thuộc tính Thông tư 26/2011/TT-BTTTT

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2011/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thành Hưng
Ngày ban hành:04/10/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 26/2011/TT-BTTTT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

Số: 26/2011/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VIỄN THÔNG

--------

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 04 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông sau:
1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại) - Ký hiệu QCVN 42:2011/BTTTT;
2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự - Ký hiệu QCVN 43:2011/BTTTT;
3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu (và thoại) - Ký hiệu QCVN 44:2011/BTTTT;
4) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện - Ký hiệu QCVN 47:2011/BTTTT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- UBND và Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các doanh nghiệp TT&TT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 42 : 2011/BTTTT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

CÓ ĂNG TEN RỜI DÙNG CHO TRUYỀN SỐ LIỆU (VÀ THOẠI)

 

National technical regulation

on land mobile radio equipment having an antenna connector intended for the transmission of data (and speech)

 

 

 

 

HÀ NI - 2011

 

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích từ ng

1.4. Ký hiệu

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐNH KỸ THUT

2.1. Môi trường hoạt động

2.2. Các yêu cầu đối vớiy phát

2.2.1. Sai số tần s

2.2.2 Công suất sóng mang (dn)

2.2.3. Công suất bức xạ hiệu dng (cường độ trường)

2.2.4. Công suất kênh lân cận

2.2.5. Phát xạ giả

2.2.6. Suy hao xuyên điều chế

2.2.7. Thời gian kích hoạt máy phát

2.2.8. Thời gian khử hoạt máy phát

2.2.9. Quá độ của máy phát

2.3. Các yêu cầu đối với máy thu

2.3.1. Đnhạy (số liệu hoặc bản tin)

2.3.2. Triệt nhiễu đồng kênh

2.3.3. Đchọn lọc kênh lân cận

2.3.4. Triệt đáp ứng gi

2.3.5. Triệt đáp ứng xuyên điều chế

2.3.6. Nght

2.3.7. Bức xạ giả

2.3.8. Giảm nhạy máy thu

2.3.9. Triệt đáp ứng giả máy thu

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM

3.1. Các điều kiện môi trường

3.1.1. Các điều kiện đo bình thường và tới hạn

3.1.2. Nguồn công suất đo kiểm

3.1.3. Lựa chọn thiết bị đo

3.2. Đánh giá kết quả đo

4. QUY ĐNH VỀ QUẢN LÝ

5. TRÁCH NHIỆM CA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

6. TỔ CHỨC THỰC HIN

Phụ lục A (Quy đnh) Đo trường bức xạ

Phụ lục B (Quy đnh) Các điều kiện chung

 

Lời nói đầu

QCVN 42 : 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chun Ngành TCN 68 - 229:2005 “Thiết bị tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại) - Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết định số 28/2005/QĐ-BBCVT ngày 17/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Các quy định kỹ thuật và phương pháp đo của QCVN 42 : 2011 phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ETSI EN 300 113-2 V1.1.1 (3-2001) của Viện Tiêu chuẩn Vin thông châu Âu (ETSI).

QCVN 42 : 2011/BTTTT do Viện Khoa học K thut Bưu điện biên soạn, VKhoa hc và Công nghtrình duyt và BThông tin và Truyn thông ban hành theo Thông tư s26/2011/TT-BTTTT ngày 04/10/2011 ca Btrưởng BThông tin và Truyn thông.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN RỜI DÙNG CHO TRUYỀN SỐ LIỆU (VÀ THOẠI)

National technical regulation

on land mobile radio equipment having an antenna connector intended for the transmission of data (and speech)

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Quy chuẩn này áp dng cho các hệ thống điều chế góc có đường bao không đổi trong nghip vụ lưu đng mặt đất, sử dụng các băng thông hiện có, hoạt động ở các tần số vô tuyến giữa 30 MHz và 1 GHz, vi các khong cách kênh 12,5 kHz và 25 kHz, với mục đích truyền số liệu.

Quy chuẩn này áp dng cho thiết bị vô tuyến số và thiết bị kết hợp tương t/số có ăng ten rời với mục đích truyền số liệu và/hoặc thoại. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các loại thiết bị sau:

- Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten được sử dụng ở vị trí cố định);

- Trạm di động (thiết bị có ổ cm ăng ten thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như một trạm u động);

- Máy cm tay:

+ Có ổ cắm ăng ten; hoặc

+ Không có ổ cắm ăng ten ngoài (thiết bị ăng ten lin), nhưng có đầu nối tần số vô tuyến 50  cố định hoặc tạm thời bên trong cho phép nối với đầu ra máy phát và đầu vào máy thu.

Máy cầm tay không có đầu ni tần số vô tuyến bên trong hoặc bên ngoài và không có đầu nối tần số vô tuyến 50  không thuc phạm vi của Quy chuẩn này.

1.2. Đối ợng áp dng

Quy chuẩn này được áp dụng đi với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nưc ngoài có hoạt đng sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ng

1.3.1. Trm gốc (base station)

Thiết bị có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài và ở vị trí cố định.

1.3.2. Trm di động (mobile station)

Thiết bị di động có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài, thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như   một trạm lưu động.

1.3.3. Máy cầm tay (hand portable station)

Thiết bị có ổ cắm ăng ten hoặc ăng ten liền, hoặc cả hai, thường được sử dụng độc lập, có thể mang theo người hoặc cầm tay.

1.3.4. Ăng ten liền (integral antenna)

Ăng ten được thiết kế để gắn vào thiết bị mà không sử dụng đầu nối ngoài 50  và được coi là một phn của thiết bị. Ăng ten liền có thể được gắn cố định bên trong hoặc bên ngoài thiết b.

1.3.5. Điều chế góc (angle modulation)

Điều chế pha hoặc điều chế tần số.

1.3.6. c phép đo dn (conducted measurements)

c phép đo sdụng kết nối 50  trực tiếp với thiết bcần đo.

1.3.7. Các phép đo bức xạ (radiated measurements) Các phép đo giá trị tuyệt đối của trường bức xạ.

1.3.8. Bit (binary digit) Số nhị phân.

1.3.9. Khối (block)

Lượng thông tin nhỏ nhất được gửi qua kênh vô tuyến. Một số cố định các bit có ích được gửi cùng với nhau và với các bit thông tin dư.

1.3.10. Gói (packet)

Một khối hoặc dòng các khối kế tiếp được truyền đi bởi một máy phát (logic) tới mt máy thu hoặc một nhóm máy thu.

1.4. Ký hiu

Eo: Cường độ trường chuẩn

Ro: Khoảng cách chuẩn

dBd: Tăng ích ăng ten so với lưỡng cực /2

dBi: Tăng ích ăng ten so với bộ bức xạ đẳng hướng

D-M0, D-M1, D-M2, D-M2, A-M3: Tên các tín hiệu đưc xác định trong phụ lc B.2.

1.5. Chữ viết tắt

BS           Trạm gốc                                                             Base Station

CRC        dư theo chu kỳ                                               Cyclic Redundancy Code

dBc         Decibel tương đối so với công suất sóng mang      Decibels Ralative to the Carrier Power

emf         Sức điện động                                                     Electromotive Force

erp          Công suất bức xạ hiu dụng                                 Effective Radiated Power

FEC         Sửa lỗi trước                                                       Forward Error Correction

FFSK       Khoá dịch tần nhanh                                             Fast Frequency Shift Key F

SK           Khoá dịch tần                                                       Frequency Shift Key

GMSK     Khoá dịch tối thiểu Gauss                                     Gaussian Minimum Shift Keying

IF            Trung tần                                                             Intermediate Frequency

LSB         Bit có trọng số thấp nhất                                       Least Significant Bit

MSB        Bit có trọng số cao nhất                                        Most Significant Bit

MSK        Khoá dịch tối thiểu                                                Minimum Shift Keying

PLL         Vòng khoá pha                                                     Phase Locked Loop

PSK        Khoá dịch pha                                                      Phase Shift Keying

PSTN      Mạng điện thoại chuyn mạch công cộng              Public Switched Telephone Network

RF           Tần số vô tuyến                                                   Radio Frequency

rms         Căn trung bình bình phương                                 Root mean square

Rx           Máy thu                                                               Receiver

sr            Dải tần của các kênh cài đặt sẵn                           Switching Range

Tx           Máy phát                                                             Transmitter

2.1. Môi trường hoạt động

2. QUY ĐNH KTHUT

Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này áp dụng ở các điều kin môi trưng hoạt động của thiết bị, nhng điều kiện này đưc xác định theo loại môi trường của thiết bị. Thiết bị phải tuân theo tất cả các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này khi hoạt động trong phạm vi giới hạn của điều kiện môi trường hoạt động.

2.2. Các yêu cầu đối với máy phát

2.2.1. Sai số tần số

Phép đo này được thực hiện nếu thiết bị có khả năng phát sóng mang không điu chế. Mặt khác, công suất kênh lân cận cũng phải được đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn và các giới hn trong 2.2.4.2 phải được thoả mãn.

2.2.1.1. Định nghĩa

Sai số tần số của máy phát là hiệu giữa tần số sóng mang không điều chế đo được và tần số danh định của máy phát.

2.2.1.2. Giới hạn

Sai số tần số không được vượt quá các giá trị trong Bảng 1, ở c điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn, hoặc mt điều kiện trung gian.

Bảng 1 - Sai số tần số

Khong cách kênh (kHz)

Gii hạn sai số tần số (kHz)

Thấp hơn 47 MHz

Từ 47 MHz đến 137 MHz

Từ 137 MHz đến 300 MHz

Từ 300 MHz đến 500 MHz

Từ 500 MHz đến 1000 MHz

25

±0,60

±1,35

±2,00

±2,00 (Chú thích)

±2,50 (Chú thích)

12,5

±0,60

±1,00

±1,00 (B)

±1,50 (M)

±1,00 (B)

±1,50 (M) (Chú thích)

Không xác định

 

CHÚ THÍCH:

Đối vi các máy cầm tay có ngun tích hp, nhng giới hn này chỉ áp dng cho dải nhiệt độ ti hn từ 0oC đến + 30oC.

Tuy nhiên ở điều kin nhiệt độ tới hạn đầy đủ, giới hạn sai số tần số là:

o    ±2,50 kHz vi các tần số nằm giữa 300 MHz và 500 MHz;

o    ±3,00 kHz vi các tần số nằm giữa 500 MHz và 1000 MHz.

(B) Trạm gốc

(M) Trạm di đng

2.2.1.3. Phương pháp đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 1- Sơ đồ đo

Thiết bị phải được nối với ăng ten giả (mục B.3).

Tần số sóng mang được đo khi không có điều chế. Phép đo phải được thực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường (3.1.1.1) và các điều kiện đo kiểm tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đng thời).

2.2.2. Công suất sóng mang (dẫn)

Nếu thiết bị được thiết kế với các công suất sóng mang khác nhau, công suất danh định của mỗi mức hoc một dải các mức phải được nhà sản xuất công bố. Người sử dụng phải không thể tác động được vào bộ phận điều khiển công suất.

Các yêu cu của Quy chuẩn này phải được thoả mãn với tất cả các mức công suất hoạt động của máy phát. Thực tế, chỉ thực hiện phép đo ở mức công suất thấp nhất và cao nhất của máy phát.

2.2.2.1. Định nghĩa

Công suất sóng mang (dẫn) của máy phát là công suất trung bình cấp cho ăng ten giả trong một chu kỳ tn số vô tuyến.

Công suất đầu ra danh định là công suất sóng mang (dẫn) của thiết bị được nhà sản xuất công bố.

2.2.2.2. Giới hạn

Phép đo này áp dụng cho tất cả các thiết bị thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Công suất sóng mang (dẫn) ở các điều kiện đo xác định (2.2.2.3) và ở các điều kiện đo bình thường phải nằm trong khoảng ±1,5 dB so vi công suất sóng mang (dẫn) danh định.

Công suất sóng mang (dẫn) ở các điều kin đo tới hạn phải nằm trong khoảng +2,0 dB và -3 dB so với công suất đầu ra danh định.

2.2.2.3. Phương pháp đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 2 - Sơ đồ đo

Khi đo, tốt nhất là không sử dụng điều chế tín hiệu.

Nếu không thực hiện được điều kiện này, phải ghi li trong các báo cáo đo (mục B.5).

Nối máy phát với một ăng ten giả (mục B.3), đo công suất cấp cho ăng ten giả này.

Thực hiện phép đo ở các điều kiện đo bình thường (3.1.1.1) và các điều kin đo tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).

2.2.3. Công suất bức xạ hiệu dụng (cường độ trường)

Phép đo này chỉ áp dụng đối với thiết bị không có đầu nối ăng ten ngoài.

Nếu thiết bị được thiết kế hoạt động với các công sut sóng mang khác nhau, công suất danh định của mỗi mức hoặc một dải các mc được nhà sản xuất công bố. Người sử dụng phải không thể tác động được vào bộ phận điều khiển công suất.

Các yêu cu của Quy chuẩn này phải được thoả mãn với tất cả các mức công suất hoạt động của máy phát. Thực tế chỉ thực hiện phép đo ở mức công suất thấp nhất và cao nhất của máy phát.

2.2.3.1. Định nghĩa

Công suất bức xạ hiệu dụng là công suất bức xạ ở hướng có cường độ trường cực đại với các điều kiện đo xác định.

Công suất bức xạ hiu dụng danh định là công suất bức xạ hiu dụng của thiết bị được nhà sản xuất công bố.

2.2.3.2. Giới hạn

Công suất bức xạ hiu dụng ở các điều kin đo bình thường phi nằm trong khoảng df so với công suất bức xạ hiệu dụng danh định.

df được xác định theo sai số của thiết bị (1,5 dB) và sai số đo thc tế:

df2 = dm2 + de2

Trong đó:

- dm là độ không đảm bảo đo thực tế;

- de là sai số của thiết bị (1,5 dB);

- df là sai số tổng.

Các giá trị được biểu diễn theo đơn vị tuyến tính.

Ngoài ra, công suất bức xạ hiệu dụng cực đại không được vượt quá giá trị lớn nhất cho phép bởi nhà qun lý.

2.2.3.3. Phương pháp đo

Phép đo chỉ được thc hiện ở các điều kiện đo bình thường. Khi đo, tốt nhất là không sử dụng điều chế tín hiệu.

Nếu không thực hiện được điều kiện này, phải ghi li trong các báo cáo đo (mục B.5).

Thủ tục đo như sau:

a) Sử dụng một vị trí đo, được chọn theo Phụ lục A, thoả mãn các yêu cầu về dải tần của phép đo này. Đầu tiên, ăng ten đo phải được định hướng theo phân cực đứng, trừ khi có chỉ dn khác.

Máy phát cần đo phải được đặt ở độ cao xác định trên một giá đỡ không dẫn đin ở vị trí giống như vị trí sử dụng bình thường được nhà sản xuất công bố. V trí này phải được ghi lại trong báo cáo đo.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1)     Máy phát cần đo

2)     Ăng ten đo

3)     Máy phân tích phhoặc Vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)

Hình 3 - Sơ đồ đo

b) Máy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc phải được điều chỉnh tới tần số sóng mang của máy phát. Ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xung trong toàn bộ dải độ cao xác định cho đến khi thu được mc tín hiệu lớn nhất trên máy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc. Ăng ten đo không cần nâng lên hoặc hạ xuống nếu thực hiện phép đo ở vị trí đo như mục A.1.1 (phòng không phản x).

c) Máy phát phải được xoay 3600 quanh trục thẳng đứng cho đến khi thu được tín hiệu cực đại lớn hơn.

d) Ăng ten đo tiếp tục được nâng lên hoặc hạ xuống trong toàn bộ dải độ cao xác định cho đến khi thu được mức tín hiệu ln nhất. Ghi lại mức này. (Mức cực đại này phải có giá trị thấp hơn giá trị thu được ở các độ cao ngoài các giới hạn xác định).

Ăng ten đo có thể không cần nâng lên hoặc hạ xuống nếu thực hiện phép đo ở vị trí đo như mục A.1.1 (phòng đo không phản x).

e) Sơ đồ đo như trong Hình 4, ăng ten thay thế (mục A.1.5) được sử dụng thay cho ăng ten máy phát ở cùng vị trí và phân cực đứng. Tần số của bộ to tín hiệu phi được điều chỉnh đến tần số sóng mang của máy phát. Nếu cần thiết, ăng ten đo phải được nâng lên hoặc hạ xung để đảm bảo rằng vẫn thu được tín hiệu cực đại.

Ăng ten đo không cần nâng lên hoặc hạ xung nếu thực hiện phép đo ở vị trí đo như mục A.1.1 (phòng đo không phản x).

Mức tín hiệu vào ăng ten thay thế được điều chỉnh cho đến khi mức công suất thu được ở máy thu đo bằng mức công suất tương ứng đo được khi có máy phát.

Công suất bức xạ sóng mang cực đại bằng công suất cung cấp bi bộ tạo tín hiệu và có hiệu chnh theo tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao cáp nối giữa bộ tạo tín hiệu và ăng ten thay thế.

f) Lặp li các bước từ b) đến e) với ăng ten đo và ăng ten thay thế theo phân cực ngang.

Số đo công suất bức xhiệu dụng là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ghi được ở đầu vào ăng ten thay thế có hiệu chỉnh theo tăng ích ca ăng ten nếu cần.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Bộ tạo tín hiệu

2) Ăng ten thay thế

3) Ăng ten đo

4) Máy phân tích phổ hoặc Vôn kế chn lc (Máy thu đo)

Hình 4 - Sơ đồ đo

2.2.4. Công suất kênh lân cận

2.2.4.1. Định nghĩa

Công suất kênh lân cận là một phần của tổng công suất đầu ra máy phát với các điều kiện điều chế xác định, nm trong các băng thông xác định có tần số trung tâm là tần số danh định của hai kênh lân cận. Công suất này là tổng công suất trung bình sinh ra do điều chế, tạp âm và nhiễu của máy phát.

2.2.4.2. Giới hạn

Với các khoảng cách kênh 25 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn -70,0 dB so với công suất sóng mang (dẫn) của máy phát mà không nhất thiết phải thấp hơn 0,2 µW (-37 dBm).

Với khoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn -60,0 dB so với công suất sóng mang (dn) của máy phát mà không nhất thiết phải thấp hơn 0,2 µW (-37 dBm).

2.2.4.3. Phương pháp đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 5 - Sơ đồ đo

Công suất kênh lân cận có thể được đo bng máy thu đo công suất (trong phần này ký hiệu là “máy thu”) tuân theo Phụ lục B.

Máy phát phải làm việc tại công suất sóng mang được xác định trong 2.2.2 ở các điều kiện đo bình thường (3.1.1.1). Đầu ra máy phát được nối vi đầu vào của “máy thu” bằng thiết bị ni có trở kháng đối vi máy phát là 50Ω và có mức phù hợp ở “đầu vào máy thu”.

Với máy phát không điều chế, điều chỉnh máy thu” sao cho thu được đáp ứng lớn nhất. Đây là điểm đáp ứng 0 dB. Ghi lại việc thiết lập bộ suy hao “máy thu” và chỉ số của máy đo. Nếu phải điều chế sóng mang, khi đó thực hiện phép đo bằng cách điều chế máy phát với các tín hiệu đo bình thường D-M2 hoặc D-M4 (theo mục B.2) và ghi lại trong báo cáo đo.

Tần số của “máy thu” phải được điều chỉnh cao hơn sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của “máy thu” mà gần nhất với tần số sóng mang của máy phát có vị trí dịch chuyển so với tần số sóng mang như chỉ ra trong Bảng 2.

Bảng 2 - Dch tần số

Khong cách kênh

(kHz)

Băng thông cần thiết

(kHz)

Dịch so vi điểm -6 dB (kHz)

12,5

8,5

8,25

25

16

17

Máy phát phải được điều chế bằng tín hiệu đo bình thường D-M2 hoặc D-M4, mục B.2.

Điều chỉnh bộ suy hao của “máy thu” để đạt được cùng mức (hoặc một tlệ xác định) ở máy đo trong bước b).

Tỷ số công suất kênh lân cận so với công suất sóng mang là độ chênh lệch giữa các giá trị thiết lập bộ suy hao như trong các bước b) và e), và được hiệu chỉnh theo chỉ số của máy đo.

Với mỗi kênh lân cận, ghi lại công suất của kênh lân cn đó.

Lặp lại phép đo với tần số “máy thu” được điều chnh thấp hơn sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của “máy thu” mà gần nhất với tần số sóng mang của máy phát có vị trí dịch chuyển so với tần số sóng mang như chỉ ra trong Bảng 2.

Công suất kênh lân cn của thiết bị cần đo là giá trị cao hơn trong hai giá trị được ghi lại ở bước f) đối với hai kênh lân cận trên và dưới của kênh đang đo.

Nếu không thể thực hiện đo sai số tần số mà không sử dụng điều chế (xem 2.2.1), phải lặp li phép đo này ở các điều kiện đo tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).

2.2.5. Phát xạ giả

2.2.5.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là các phát xạ tại các tần số không phải là tần số sóng mang và nm ngoài các dải biên với điều chế bình thường.

Mức phát xạ giả được đo bằng các cách sau:

- Đo mức công suất ở các tải xác định (phát xạ giả dẫn); và

- Đo công suất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ do vỏ và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ máy); hoặc

- Đo công suất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ do vỏ máy và ăng ten lin, trong trường hợp thiết bị cầm tay có ăng ten liền và không có đầu nối RF bên ngoài.

2.2.5.2. Giới hạn

Công suất của phát xạ giả không được vượt quá các giá trị trong Bảng 3 và 4.

Bảng 3 - Các phát xạ dẫn

Dải tần

Trạng thái phát

Trạng thái chờ

9 kHz đến 1 GHz

0,25 µW (-36 dBm)

2,0 nW (-57 dBm)

Trên 1 GHz đến 4 GHz, hoặc từ 1 GHz đến 12,75 GHz

1,00 µW (-30 dBm)

20 nW (-47 dBm)

Bảng 4 - Các phát xạ bức xạ

Dải tần

Trạng thái phát

Trạng thái chờ

30 MHz đến 1 GHz

0,25 µW (-36 dBm)

2,0 nW (-57 dBm)

Trên 1 GHz đến 4 GHz

1,00 µW (-30 dBm)

20 nW (-47 dBm)

Khi đo bức xạ của các máy cầm tay, áp dụng các điều kiện sau:

- Với thiết bị có ăng ten liền bên trong, ăng ten bình thường vẫn được kết nối;

- Vi thiết bcó ổ cắm ăng ten ngoài, khi đo kiểm phải nối tải givới ổ cắm này.

2.2.5.3. Phương pháp đo

2.2.5.3.1. Đo mức công suất

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

CHÚ THÍCH: Chỉ sử dng nếu không thể thực hiện được phép đo vi máy phát không điu chế.

Hình 6 - Sơ đồ đo

Phương pháp đo này chỉ áp dụng đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài.

Đo các phát xạ giả theo mức công suất của bất kỳ tín hiệu rời rc nào (không kể tín hiệu mong muốn) trên tải 50Ω. Việc này có thể thực hin được bng cách ni đầu ra máy phát thông qua bộ suy hao tới máy phân tích phổ (mục B.7) hoặc Vôn kế chọn lọc, hoặc bằng cách kiểm tra các mức tương đối của các tín hiệu tạp cấp cho ăng ten giả (mục B.3).

Phép đo phải được thực hiện với máy phát không sử dụng điều chế nếu có thể. Nếu không thể thực hiện được điều này, máy phát phải được điều chế bằng tín hiệu đo bình thường D-M2 hoặc D-M4 (mục B.2). Việc điu chế phải được thực hiện liên tc trong quá trình đo.

Băng thông phân giải của thiết bị đo phải là băng thông nhỏ nhất khả dụng mà lớn hơn độ rộng phổ của các thành phần tạp đang được đo. Điều này phải được xem xét để đạt được khi băng thông cao nhất tiếp theo gây ra sự giảm biên độ ít hơn 1 dB.

Các điều kiện trong các phép đo liên quan phải được ghi lại trong báo cáo đo.

Phải thực hiện các phép đo với thiết bị hoạt động trên các tần số không vượt quá 470 MHz, trong dải tn 9 kHz - 4 GHz, và với thiết bị hoạt động trên các tn số lớn hơn 470 MHz, trong dải tần 4 GHz - 12,75 GHz, ngoại trừ kênh hoạt động của máy phát và các kênh lân cận.

Lặp lại phép đo với máy phát ở trạng thái “chờ”.

2.2.5.3.2. Đo công suất bức xạ hiệu dụng

Thủ tục đo như sau:

Tại vị trí đo (thoả mãn các yêu cầu Phụ lục A), mẫu thử được đặt ở độ cao xác đnh trên giá đỡ.

Máy phát phải hoạt đng với công suất sóng mang như xác định trong 2.2.2 để cp cho:

- Ăng ten giả (mục B.3) đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài (xem 2.2.5.1); hoặc

- Ăng ten liền (xem 2.2.5.1).

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy phát cần đo

2) Ăng ten đo

3) Máy phân tích phhoc Vôn kế chn lọc (Máy thu đo)

Hình 7 - Sơ đồ đo

Nếu có thể, phép đo phải thực hiện với máy phát không sử dụng điều chế. Nếu không thể thực hiện được điều này thì phải điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 hoặc D-M4 (mục B.2). Nếu có thể, phải điều chế liên tục trong suốt thời gian đo.

Băng thông phân giải của thiết bị đo là băng thông nhỏ nhất mà vẫn lớn hơn độ rộng phổ của thành phần tạp đang được đo. Điều này cần phải quan tâm để đạt được khi độ rộng băng cực đại kế tiếp làm cho biên độ tăng ít hơn 1 dB.

Điều kin trong các phép đo liên quan phải được ghi li trong báo cáo đo.

Dò tìm bức xạ của các thành phần tạp bằng máy thu và ăng ten đo trong toàn bộ dải tần 30 MHz - 4 GHz ngoại trừ kênh hoạt động của máy phát và các kênh lân cận.

Tại mỗi tần số dò thấy thành phần tạp, xoay mẫu thử để thu được đáp ứng cực đại và công suất bức xạ hiệu dụng của thành phần tạp được xác định bằng phép đo thay thế, sơ đồ đo như trong Hình 8;

Ghi lại giá trị công suất bức xạ hiệu dụng ca thành phần tạp đó. Lặp lại phép đo với ăng ten đo ở mặt phẳng phân cực trực giao; Lặp lại phép đo với máy phát ở trạng thái “chờ”;

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Bộ tạo tín hiệu

2) Ăng ten thay thế

3) Ăng ten đo

4) Máy phân tích phhoặc Vôn kế chọn lc (Máy thu đo)

Hình 8 - Sơ đồ đo

2.2.6. Suy hao xuyên điều chế

2.2.6.1. Định nghĩa

Trong Quy chuẩn này, suy hao xuyên điu chế là số đo khả năng hạn chế việc tạo ra các tín hiệu ở c phần tử phi tuyến của máy phát khi có tín hiệu sóng mang và nhiễu đi vào máy phát qua ăng ten.

2.2.6.2. Giới hạn

Yêu cầu này chỉ áp dụng đối với các máy phát được sử dụng trong các trm gốc.

Có hai loi suy hao xuyên điu chế của máy phát, thiết bị phải thoả mãn một trong các yêu cầu:

- Tỷ số suy hao xuyên điều chế nhỏ nhất phải là 40,0 dB đối với bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế nào;

- Với thiết bị trạm gốc được sử dụng trong các điều kin dịch vụ đặc biệt (ở các vị trí có nhiều máy phát hoạt động), tỷ số suy hao xuyên điều chế nhỏ nhất phi là 70,0 dB đối với bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế nào.

2.2.6.3. Phương pháp đo

Sơ đồ đo được chỉ trong Hình 9.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 9 - Sơ đồ đo

Nối máy phát với bộ suy hao công suất 50 Ω 10 dB và với máy phân tích phổ qua bộ ghép (định hướng). Có thể cần bộ suy hao phụ giữa bộ ghép định hướng và máy phân tích phổ để tránh quá tải.

Để giảm ảnh hưởng của sai số ghép không thích ứng, phải ghép bộ suy hao công suất 10 dB với máy phát cần đo bằng dây ni ngắn nhất có thể.

Nguồn tín hiệu nhiễu có thể là một máy phát cấp cùng một công suất và có kiểu tương tự như máy phát cần đo hoặc một bộ tạo tín hiệu và bộ khuếch đại công sut tuyến tính có khả năng cấp công suất đầu ra giống như máy phát cần đo.

Bộ ghép (định hướng) phải có suy hao ghép thấp hơn 1 dB. Nếu được sử dụng, bộ ghép đnh hướng phi có băng thông đủ ln và phải có hệ số định hướng thấp nhất là 20 dB.

Máy phát cần đo và và nguồn tín hiệu đo phải được phân cách về mặt vật lý sao cho phép đo không bị ảnh hưởng bởi bức xtrực tiếp.

Máy phát cần đo phải không được sử dng điều chế và máy phân tích phổ được điều chỉnh để có chthị cực đại với độ rộng quét tần số là 500 kHz.

Nguồn tín hiệu nhiễu phải không được điều chế và có tần số cao hơn tần số máy phát cần đo từ 50 kHz đến 100 kHz.

Chọn tn ssao cho c thành phn xuyên điu chế đưc đo không trùng vi các thành phần tp khác. Điều chnh công sut đu ra ca nguồn n hiệu nhiu ti mc công sut sóng mang ca máy phát cần đo bằng cách sdụng y đo công suất.

Đo thành phần xuyên điều chế bằng cách quan sát trc tiếp trên máy phân tích phổ tỷ số của thành phần xuyên điều chế thứ ba lớn nhất so với sóng mang. Ghi lại giá trị này.

Lặp lại phép đo này với nguồn tín hiệu nhiu thử ở một tần số thấp hơn tn số của máy phát cần đo từ 50 kHz đến 100 kHz.

Suy hao xuyên điều chế của máy phát cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị được ghi ở trên.

2.2.7. Thời gian kích hoạt máy phát

2.2.7.1. Định nghĩa

Thời gian kích hoạt máy phát (ta) là khoảng thời gian giữa thời điểm “bật máy phát” (Txon, xem 2.2.9.1) và thời điểm xảy ra sau trong hai thời điểm sau đây (2.2.9, Hình 10 và 11):

- Thời đim khi công suất đầu ra máy phát đạt đến mức -1 dB hoặc +1,5 dB so với công suất trạng thái n định (Pc) và duy trì ở mức trong khoảng từ -1 dB đến +1,5 dB so với Pc, như quan sát trên thiết bị đo hoặc đồ thị công suất/thời gian; hoặc

- Thời điểm sau khi tần số sóng mang duy trì trong khoảng 1 kHz so với tần số trạng thái ổn định Fc, như quan sát trên thiết bị đo hoặc đồ thị tần s/thời gian.

Giá trị đo được của ta là tam, giới hạn là tal.

2.2.7.2. Giới hạn

Thời gian kích hoạt máy phát không được vượt quá 25 ms (tam  tal).

2.2.7.3. Phương pháp đo

Sơ đồ đo xem 2.2.9.3.2, Hình 13. Thủ tục đo như sau:

Nối máy phát với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua tải thích ng. Suy hao của tải được chn sao cho đầu vào của bộ phân biệt đo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế ca bộ phân biệt đo hot động đúng trong dải giới hạn ngay sau khi công suất sóng mang của máy phát (trước khi suy giảm) vượt quá 1 mW. Máy hiện sóng có nhớ 2 đường (hoặc máy ghi quá độ) ghi lại biên độ quá độ từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá độ từ bộ phân biệt đo.

Có thể sử dụng một công tắc để đảm bảo rằng thời đim quét của máy hiện sóng bắt đầu ngay sau khi “bật máy phát”. Sơ đồ đo như trong Hình 13, 2.2.9.3.2.

Máy phân tích phổ và máy hin sóng có nhớ/bộ phân biệt cũng có thể được sử dụng.

Các đường của máy hiện sóng được hiệu chuẩn theo công suất và tần số (trục y) và theo thời gian (trục x), sử dụng bộ tạo tín hiệu.

Thời gian kích hoạt máy phát được đo bằng cách đc trực tiếp trên máy hiện sóng trong khi máy phát không được điều chế là tốt nhất.

2.2.8. Thời gian khử hoạt máy phát

2.2.8.1. Định nghĩa

Thời gian khử hoạt máy phát (tr) là khoảng thời gian giữa thời điểm “tắt máy phát” (Txoff, xem 2.2.9.1) và thời điểm khi công suất đầu ra máy phát giảm xuống thấp hơn công suất trạng thái ổn định (Pc) 50 dB và duy trì thấp hơn mức y như quan sát trên thiết bị đo hoặc đồ thị công sut/thời gian (2.2.9, Hình 12).

Giá trị đo được của tr là trm, giới hạn là trl.

2.2.8.2. Giới hạn

Thời gian khử hoạt máy phát không được vượt quá 20 ms (trm ≤ trl).

2.2.8.3. Phương pháp đo

Sơ đồ đo xem 2.2.9.3.2, Hình 13. Thủ tục đo như sau:

Nối máy phát với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua bộ suy hao công suất thích ứng. Suy hao được chọn sao cho đầu vào của bộ phân biệt đo được bo

vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt đng đúng trong dải giới hạn với điều kin công suất sóng mang của máy phát (trước suy hao) vượt quá 1 mW. Máy hiện sóng có nhớ 2 tia (hoặc máy ghi quá độ) ghi lại biên độ quá độ từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá độ từ bộ phân bit.

Có thể sử dụng một công tắc để đảm bảo rng thời điểm quét của máy hiện sóng bắt đầu ngay sau khi “tắt máy phát”. Sơ đồ đo như trong Hình 13, 2.2.9.3.2.

Máy phân tích phổ và máy hin sóng có nhớ/bộ phân biệt cũng có thể được sử dụng.

Các đường của máy hiện sóng được hiệu chuẩn theo công suất và tần số (trục y) và theo thời gian (trục x) bằng cách thay thế máy phát và tải bằng bộ tạo tín hiệu.

Thời gian khử hoạt máy phát được đo bằng cách đọc trực tiếp trên máy hiện sóng trong khi máy phát không sử dụng điều chế là tốt nhất.

2.2.9. Quá độ của máy phát

2.2.9.1 Định nghĩa

Quá độ ca máy phát là sự phụ thuộc theo thời gian của tần số máy phát, công suất và phổ khi bật và tắt công suất RF đầu ra.

Công suất, tần số, dung sai tần số và thời gian quá độ được quy định như sau: P0: Công suất danh đnh;

Pc: Công suất trạng thái ổn định;

Pa: Công suất quá độ của kênh lân cận. Đó là công suất quá độ trong các kênh lân cận do bật và tắt máy phát (theo 2.2.9.3.3).

F0: Tần số sóng mang danh định;

Fc: Tần số sóng mang ở trạng thái ổn định;

df: Lệch tn số (so vi Fc) hoặc sai số tần số (tuyệt đối ) (theo 2.2.1.1) của máy phát;

dfe: Giới hạn sai số tần số (df) ở trạng thái ổn định (theo 2.2.5.2);

df0: Giới hạn độ lệch tần số (df) bằng 1 kHz. Nếu không thể tắt điều chế máy phát thì phải cộng thêm một nửa khoảng cách kênh;

dfc: Giới hn độ lệch tần số (df) quá độ, bng một na khoảng cách kênh; trong khi độ lệch tần số nhỏ hơn dfc, tần số sóng mang vẫn nm trong phạm vi của kênh n định. Nếu không thể thực hiện tt điều chế máy phát thì cộng thêm một nửa khoảng cách kênh;

Txon: Thi điểm bật máy phát;

ton: Thời điểm khi công suất mang (đo được ở đầu ra máy phát) vượt quá Pc - 30 dB;

tp: Khoảng thời gian bắt đầu từ thời điểm ton và kết thúc khi công suất đạt mức Pc – 6 dB;

ta: Thời gian kích hoạt máy phát như định nghĩa trong 2.2.7;

tam: Giá trị đo được của ta;

tal: Giới hạn của tam như trong 2.2.7.2; Txoff: Thi điểm tắt máy phát;

Toff: Thời điểm khi công suất mang xuống thấp hơn Pc - 30 dB;

td: Khoảng thời gian bắt đầu khi công suất xung thấp hơn Pc - 6 dB và kết thúc ở thời điểm toff.

tr: Thời gian khử hoạt máy phát như định nghĩa trong mục 2.2.8 (sau thời gian khhoạt này, công suất giữ ở mức thấp hơn Pc - 50 dB);

trm: Giá trị đo được của tr;

trl: Giới hạn trm như trong 2.2.8.2.

Nếu sử dng bộ tổng hợp và/hoặc hệ thống mạch vòng khoá pha (PLL) để xác định tần số máy phát thì máy phát phải bị tắt khi mất đng bộ hoặc, trong trường hợp PLL, khi hthống mạch vòng không khóa được.

2.2.9.2. Giới hạn

2.2.9.2.1. Miền thời gian của công suất và tần số

Hình 10, 11 và 12 mô tả các thời điểm, tn số và công suất như định nghĩa trong 2.2.7.1, 2.2.8.1 và 2.2.9.1.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 10 - Thời gian kích hoạt máy phát theo mục 2.2.7.1 và quá độ khi bật máy

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 11 - Thời gian kích hoạt máy phát theo mục 2.2.7.1 và quá độ khi bật máy

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 12 - Thời gian khử hoạt máy phát theo mục 2.2.8.1 và quá độ khi tt máy

Các đồ thị công suất sóng mang (dẫn) và tần số sóng mang theo thời gian (gồm một số điểm quá độ phù hợp) phải được ghi trong báo cáo đo.

Tại thời điểm bất kỳ khi công suất sóng mang lớn hơn Pc - 30 dB, tần số sóng mang phải duy trì trong phạm vi nửa khoảng cách kênh (dfc) so với tần số sóng mang ở trạng thái ổn định (Fc).

Độ dốc ca các đồ thị “công suất theo thời gian” ứng với cả thời gian kích hoạt và khử hot, phải thoả mãn:

tp ≥ 0,20 ms và td ≥ 0,20 ms, đối với cả thời gian kích hoạt và khử hoạt;

Trong khong giữa đim Pc – 30 dB và điểm Pc – 6 dB (đối với cả thời gian kích hot và khử hoạt), độ dốc phải không được thay đổi.

2.2.9.2.2. Công suất quá độ ở kênh lân cn

Đối với các khoảng cách kênh 25 kHz, công suất quá độ trong các kênh lân cn không được lớn hơn -60 dB so với công suất sóng mang (dẫn) của máy phát (tính theo decibel tương đối so với công suất sóng mang (dBc)) mà không nhất thiết phải thấp hơn 2 µW (-27,0 dBm);

Đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất quá độ trong các kênh lân cận không được lớn hơn -50 dB so với công suất sóng mang (dẫn) của máy phát (theo dBc) mà không nhất thiết phải thấp hơn 2 µW (-27,0 dBm).

2.2.9.3. Phương pháp đo

Các thời điểm quá độ (các trường hợp chuyển mạch bật và tắt) và các độ lệch tần số trong những thời điểm này có thể được đo bằng máy phân tích phổ và bộ phân biệt đo mà thoả mãn các yêu cầu được nêu trong 2.2.9.3.2.

Công suất, làm giảm hoạt động ở các kênh lân cận, có thể được đo bằng cách sử dụng máy đo công suất quá độ phù hợp mà thoả mãn các yêu cầu của 2.2.9.3.4.

2.2.9.3.1. Đo miền thời gian của công suất và tần số

Nếu có thể, phải thực hiện phép đo với máy phát không sử dụng điều chế. Nếu không, phép đo được thực hiện với máy phát có sử dụng điều chế và phải ghi li điều này trong báo cáo đo.

Nối máy phát theo sơ đồ như Hình 13.

Kiểm tra việc hiệu chuẩn thiết bị đo. Đầu ra máy phát được nối với đầu vào máy phân tích phổ và bộ phân biệt đo thông qua các bộ suy hao công suất và bộ chia công suất.

Giá trị của bộ suy hao công suất được lựa chọn sao cho đầu vào của thiết bị đo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động chính xác trong dải giới hạn khi đạt được các điều kin công suất trong 2.2.9.1.

Máy phân tích phổ được thiết lập để đo và hiển thị công suất theo thời gian (“chế độ zero span”).

Hiệu chun bộ phân biệt đo. Điều này được thực hiện bằng cách cấp các đin áp RF từ bộ tạo tín hiệu với các độ lch tần số xác định so với tần số danh định của máy phát.

Sử dụng thiết bị thích hợp để tạo ra xung kích cho thiết bị đo khi bt và tt máy phát. Có thể giám sát việc bật và tắt công suất RF.

Điện áp ở đầu ra bộ phân biệt đo phải được ghi lại theo hàm thời gian tương ứng với mức công suất trên bộ nhớ hoặc bộ ghi quá độ. Điện áp này là số đo độ lệch tần số. Các khoảng thời gian trong quá độ tần số có thể được đo bằng cách sử dụng gốc thời gian của thiết bị nhớ. Đầu ra của bộ phân biệt đo chỉ có hiệu lực sau ton và trước toff.

2.2.9.3.2. Sơ đồ đo và các đặc tính của bộ phân biệt đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 13 - Sơ đồ đo quá độ công suất và tần số của máy phát trong thời gian kích hoạt và khử hoạt máy phát

Bộ phân biệt đo có thể gồm một bộ trộn và một bộ dao động ni (tạo tần số phụ) để biến đi tần số máy phát đo được thành tần số cấp cho bộ khuếch đại hạn chế (băng rộng) và bộ phân biệt băng rộng kết hợp:

- Bộ phân biệt đo phi đủ nhạy để đo các tín hiệu vào giảm tới Pc - 30 dB;

- Bộ phân biệt đo phải đủ nhanh để hiển thị các độ lệch tần số (khoảng 100 kHz/100 ms);

Đầu ra bộ phân biệt đo phải đưc ghép đin một chiều.

2.2.9.3.3. Đo công suất quá độ kênh lân cn

Máy phát cần đo đưc nối với “thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận” thông qua bộ suy hao công suất như mô tả trong 2.2.9.3.4 để có mức vào phù hợp (giữa 0 dBm và -10 dBm khi công suất máy phát là Pc).

Nếu có thể được phải thực hiện phép đo vi máy phát không sử dụng điều chế. Nếu không, phép đo được thực hiện với máy phát có sử dụng điều chế và phải ghi li điều này trong báo cáo đo.

Thủ tục đo như sau:

Máy phát phải có mức công suất sóng mang danh định cực đại, ở các điều kiện đo kiểm bình thường (3.1.1.1);

Điều chnh “máy đo công suất quá độ” để thu được đáp ứng cực đại;

Đây là mức chuẩn 0 dBc; Sau đó tắt máy phát.

Điều chỉnh “máy đo công suất quá độ” khỏi tần số sóng mang để đáp ứng -6 dB của nó mà gần nhất với tn số sóng mang của máy phát được dịch chuyển so với tần số sóng mang như trong Bảng 5 ;

Bảng 5 - Dch chuyn tần số

Khong cách kênh (kHz)

Dịch chuyển (kHz)

12,5

8,25

25

17

Bật máy phát;

Sử dụng máy phân tích phổ để ghi lại đường bao của công suất quá độ theo thời gian (thời gian khoảng 50 ms). Công suất đường bao đỉnh quá độ được tính theo dBc;

Tắt máy phát;

Sử dụng máy phân tích phổ để ghi lại đường bao của công suất quá độ theo thời gian (thời khoảng 50 ms). Công suất đường bao đỉnh quá độ được tính theo dBc;

Lặp li các bước năm lần và ghi lại đáp ứng lớn nhất trong các điều kiện “bật” và “tắt;

Lặp lại các bước với “thiết bị đo công suất quá độ” được điều chỉnh tới biên khác ca sóng mang;

Công suất quá độ kênh lân cận trong các thời gian ch hoạt và khử hoạt là giá trị cao nhất trong các giá trị được ghi ở trên). Ghi lại giá trị này.

2.2.9.3.4. Các đặc tính của máy đo công suất quá độ kênh lân cn

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 14 - Sơ đồ đo thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận

Yêu cầu đi với thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cn như sau:

Bộ trộn: Btrộn điốt cân bằng 50Ω; với mc độ dao động nội phù hợp, ví dụ +7 dB; Bộ lọc kênh lân cận: thích ứng 50 Ω;

Máy phân tích phổ: dải thông 100 kHz, tách sóng đỉnh hoặc đo công suất/thời gian.

2.3. Các yêu cầu đối với máy thu

2.3.1. Đnhạy (số liu hoặc bn tin)

2.3.1.1. Định nghĩa

Độ nhạy khả dụng cực đại (số liệu hay bản tin, dẫn) là mức tín hiệu nhỏ nhất (emf) của sóng mang ở đu vào máy thu mà sau khi giải điều chế nhn được tín hiệu svới một tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc một tỷ lệ bản tin đúng là 80%. Tín hiệu sóng mang này phải có tần số là tần số danh định của máy thu và được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).

2.3.1.2. Giới hạn

Độ nhạy khả dụng cực đại (emf):

- Ở các điều kiện đo bình thường không được vượt quá: +3,0 dBV và

- Ở các điều kiện đo tới hạn không được vượt quá: +9,0 dBV.

2.3.1.3. Phương pháp đo

2.3.1.3.1. Phương pháp đo với các dòng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 15 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

Đưa một tín hiệu có tần số bằng tần số danh định của máy thu, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2) tới đầu vào máy thu;

Mẫu bit ca tín hiệu điều chế được so sánh với mẫu bit thu được ở máy thu sau khi giải điều chế (xem thêm mục B.4);

Điều chnh sức điện động của tín hiệu đầu vào máy thu cho đến khi tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn (khi giá trị 10-2 không thể đạt được chính xác, phải tính đến giá trị của độ không đảm bảo đo).

Độ nhạy khả dụng cực đại là sức điện động của tín hiệu đầu vào máy thu. Ghi lại giá trị này. Lặp lại phép đo ở các điều kin đo kiểm tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).

2.3.1.3.2. Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 16 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

- Đưa một tín hiệu có tần số bằng tần số danh định của máy thu, được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) (phù hợp với chỉ dn của nhà sản xuất và được chấp nhận bởi phòng thử nghiệm) tới đầu vào máy thu;

Mức tín hiệu này phải đảm bảo sao cho thu được tỷ số bản tin đúng nhỏ hơn 10%.

- Sau đó phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) kể cả khi bản tin thu được là đúng hay không đúng.

Tăng mức tín hiệu vào 2 dB đối với mỗi trưng hợp không thu được đúng bản tin.

Thủ tục đo được lặp li cho đến khi thu đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Ghi lại mức tín hiệu vào.

- Giảm mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá trị mới.

- Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải tăng mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu vào cho đến khi ba bản tin liên tiếp đu thu được đúng. Trong trường hợp này, giảm mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Độ nhạy khả dụng cực đại là trung bình cộng của các giá trị (ơng ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80. Ghi lại giá trị này.

- Lặp li phép đo ở các điều kin đo kiểm tới hạn (theo 3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).

2.3.2. Trit nhiễu đồng kênh

2.3.2.1. Định nghĩa

Triệt nhiễu đồng kênh là số đo khả năng của máy thu để thu tín hiệu mong muốn mà không vưt quá độ suy giảm cho trước do sxuất hin của tín hiệu điều chế không mong muốn, cả hai tín hiệu đều cùng ở tần số danh đnh của máy thu.

2.3.2.2. Giới hạn

Giá trị của tỷ số triệt nhiễu đồng kênh, tính theo dB, như sau:

Nằm trong khoảng -8,0 dB và 0 dB, đối với các khoảng cách kênh 25 kHz;

Nằm trong khoảng -12,0 dB và 0 dB, đối với các khoảng cách kênh 12,5 kHz.

2.3.2.3. Phương pháp đo

2.3.2.3.1. Phương pháp đo với dòng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 17 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2).

Cả hai tín hiệu vào phải ở tần số danh định của máy thu cần đo.

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dng cực đại (mục B.6) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 V emf ở các điều kin đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.

d. Phát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e. Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f. Với mỗi tần số của tín hiệu không mong muốn, tỷ số triệt nhiễu đồng kênh phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong muốn 12% khoảng cách kênh.

h. Triệt nhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong 3 giá trđược tính trong bước f) và được tính theo dB.

2.3.2.3.2. Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 18 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2).

Cả hai tín hiệu vào phải ở tần số danh định của máy thu cần đo.

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ to tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng cực đại (mc B.6) 3 dB, tại các cng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kim bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10%.

d. Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong mỗi trưng hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mi trường hợp mà không thu được đúng bản tin.

Lặp lại thủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e. Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải tăng mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tlệ bản tin đúng là 80%).

f. Với mỗi tần số của tín hiệu không mong mun, tỷ số triệt nhiễu đồng kênh phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức trung bình được ghi lại ở bước trên mức n hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong muốn 12% khoảng cách kênh.

h. Triệt nhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong 3 giá trị được tính theo bước f và được tính theo dB.

2.3.3. Đchọn lọc kênh lân cận

2.3.3.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc kênh lân cận là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn ở tần số cách tần số của tín hiệu mong muốn một khoảng cách bằng độ phân cách kênh lân cận của thiết bị.

2.3.3.2. Giới hạn

Độ chọn lọc kênh lân cận đối với các khoảng cách kênh khác nhau không được thấp hơn các giá trị trong Bảng 6.

Bảng 6 - Độ chọn lọc kênh lân cận

 

Khong cách kênh

12,5 kHz

25 kHz

Các điều kiện đo bình thường

60,0 dB

70,0 dB

Các điều kiện đo ti hạn

50,0 dB

60,0 dB

2.3.3.3. Phương pháp đo

2.3.3.3.1. Phương pháp đo với dòng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 19 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai btạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2) và có tần số bằng tần số của kênh nm kề trên kênh của tín hiệu mong muốn.

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.

d. Phát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e. Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f. Với mỗi kênh lân cận, độ chọn lọc phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân cận mà có tần số thấp hơn tần số kênh của tín hiệu mong muốn.

h. Độ chọn lọc kênh lân cận là giá trthấp hơn trong hai giá trị đo được trong các kênh lân cn của kênh đang thu.

i. Lặp lại phép đo ở các điều kiện đo tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời) với mức tín hiệu mong muốn (như xác định trong mục B.6) tăng 6 dB.

2.3.3.3.2. Phương pháp đo với các bản tin

 

Hình 20 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a.Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A- M3 (mục B.2) và có tn số bằng tần số của kênh nằm kề trên kênh của tín hiệu mong muốn.

b.Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại trong mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 V emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong mun cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10%.

Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong mỗi trường hp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản tin.

d.Lặp lại thủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e.Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi ba bản tin liên tiếp đều thu đưc đúng. Trong trường hợp này, tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tlệ bản tin đúng là 80%).

f. Với mỗi kênh lân cận, độ chọn lc phải đưc biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) ca mức trung bình trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại giá trị này.

g. Lặp li phép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân cận nm kề dưới kênh của tín hiệu mong muốn.

h. Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị cần đo là giá trthấp hơn trong hai giá trị đo được ở các kênh lân cận của kênh đang thu.

i. Lặp lại phép đo ở c điều kiện đo tới hạn (3.1.1.2.1 và 3.1.1.2.2 áp dụng đồng thời) với mức tín hiệu mong muốn (như xác định trong mục B.6) tăng 6 dB.

2.3.4 Triệt đáp ứng giả

2.3.4.1 Định nghĩa

Triệt đáp ứng giả là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn ở bt kỳ tần

số nào mà có đáp ứng giả.

2.3.4.2 Giới hạn

Tại tần số bất kỳ cách tần số danh định của máy thu một khoảng bằng 2 khoảng cách kênh hoặc nhiều hơn, triệt đáp ứng giả không đưc thấp hơn 70,0 dB.

2.3.4.3 Phương pháp đo

2.3.4.3.1 Giới thiệu phương pháp đo

Để xác định các tần số mà có đáp ứng giả, phải thực hiện các tính toán sau:

a. Tính “dải tần giới hạn”:

Dải tần giới hạn được định nghĩa là tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cng hoặc trừ tổng các tần số trung tần (fI1,, fIn) và một nửa di tần của các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu;

Do đó, tần số fl của di tần giới hạn là:

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

b. Tính các tần số ngoài dải tần giới hạn:

Tính các tần số mà tại đó có đáp ứng giả ở ngoài dải tần gii hạn được thực hiện cho các dải tần liên quan còn lại;

Các tần số ngoài dải tần giới hạn bằng các hài của tín hiệu bộ dao động nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cộng hoặc trừ tn số trung tần thứ nhất (fI1) của máy thu;

Do đó các tần số của những đáp ứng giả này là: nfLO  fI1, trong đó n là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 2.

Phép đo đáp ứng ảnh thứ nhất của máy thu được thực hiện đu tiên để kiểm tra việc tính toán các tần số có đáp ứng giả.

Với các tính toán ở trên, nhà sn xuất phải công bố tần số của máy thu, tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu, các tần số trung tần (fI1, fI2,), và dải tần của các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu.

2.3.4.3.2 Phương pháp dò trong dải tần giới hạn

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 21 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai btạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục B.1).

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A- M3 (mục B.2).

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng cực đại (được xác định trong mục B.6) 3 dB, tại các cổng vào của           máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

Trong trường hợp sử dụng dòng bit liên tục, tỷ số lỗi bit của máy thu sau khi giải điu chế phải được ghi li.

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn tới 86 dBµV tại các cổng vào máy thu.

Thay đổi tần số của bộ tạo tín hiệu không mong muốn theo các bưc 5 kHz trong dải tần giới hạn (2.3.4.3.1.a)) và theo các tần số được tính ngoài dải tần giới hạn này (2.3.4.3.1.b)).

d. Ghi lại tần số của bất kỳ đáp ứng giả nào mà phát hiện được trong khi dò để sử dụng trong các phép đo ở 2.3.4.3.2 và 2.3.4.3.3.

e. Trường hợp không thể sử dng dòng bit liên tục thì có thể sử dụng một phương pháp tương tự. Khi đó thay cho việc nhận ra đáp ứng giả do tăng tỷ số lỗi bit bằng việc nhận ra đáp ứng giả do gim tỷ số bản tin thành công.

2.3.4.3.3. Phương pháp đo với các dòng bit liên tục

Sơ đồ đo như trong Hình 23. Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1).

n hiệu mong muốn (t bto tín hiệu A) phi ở tần sdanh định ca y thu và được điều chế vi n hiệu đo kim bình thường D-M2 (mc B.2).

Tín hiệu không mong muốn (tbộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tần số 400 Hz và với đlệch 12% khoảng cách kênh (A-M3) (mục B.2), và phải ở tần số mà cần kiểm tra đáp ứng giả.

b. Đầu tiên, tt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại trong mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 V emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong mun cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.

d. Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e. Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f. Với mỗi tần số, triệt đáp ứng giả phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo ti tất cả các tần số có đáp ứng giả được phát hiện khi dò tìm trong “dải tần giới hạn” (mục 2.3.4.3.1.a)) và tại các tần số có đáp ứng giả (2.3.4.3.1.b)) được tính cho di tần từ fRx/3,2 hoặc 30 MHz (chọn số ln hơn) đến 3,2 x fRx (fRx là tần số danh định của máy thu).

h.Triệt đáp ứng giả ca thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các giá trị được ghi ở bước f).

2.3.4.3.4. Phương pháp đo với các bản tin

Sơ đồ đo như trong Hình 23. Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (tbộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tần số 400 Hz và với đlệch 12% khoảng cách kênh (A-M3) (mục B.2), và phải ở tần số mà cần kiểm tra đáp ứng giả.

b. Đầu tiên, tt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng cực đại (mục B.6) 3 dB, tại các cng vào của y thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kin đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong mun cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10%.

d. Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mc B.2) khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản tin.

e.Lặp lại thủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi ba bản tin liên tiếp đều thu đưc đúng. Trong trường hợp này, tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình cng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%) trong các bước d) và e).

f. Với mỗi tần số, triệt đáp ứng giả phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo ti tất cả các tần số có đáp ứng giả được phát hiện khi dò tìm trong “dải tần giới hạn” (2.3.4.3.1.a)) và tại các tần số có đáp ứng giả được tính cho dải tần từ fRx/3,2 hoc 30 MHz (chọn số ln hơn) đến 3,2 x fRx (fRx là tần số danh định của máy thu).

h. Triệt đáp ứng giả ca thiết bị cần đo là giá tr thấp nhất trong các giá trị được ghi ở bước f).

2.3.5. Trit đáp ứng xuyên điều chế

2.3.5.1. Định nghĩa

Triệt đáp ng xuyên điều chế là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do có hai hoặc nhiều tín hiệu không mong muốn có mối liên hệ về tần số được qui định so với với tần số tín hiệu mong muốn.

2.3.5.2. Giới hạn

Tỷ số triệt đáp ứng xuyên điều chế không được thp hơn 70,0 dB đối vi thiết bị

trạm gốc và 65,0 dB đối với thiết bị cầm tay và di động.

2.3.5.3. Phương pháp đo

2.3.5.3.1. Phương pháp đo với dòng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Thủ tục đo như sau:

a. Nối ba bộ tạo tín hiệu (A, B và C) với máy thu qua bộ kết hợp (mục B.1);

n hiệu mong muốn (tbtạo n hiệu A) phải ở tần sdanh định ca y thu và được điều chế vi n hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn thứ nhất (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không được điều chế.

Điều chnh tín hiệu này tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 50 kHz.

Tín hiệu không mong muốn thứ hai (từ bộ tạo tín hiệu C) phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần số danh định ca máy thu 100 kHz.

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) các bộ tạo tín hiệu B và C (các tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức hạn của độ nhạy khả dụng cực đại xác đnh trong mục B.6 (số liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 V emf ở các điều kiện đo kim bình thường).

c. Sau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu không mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.

d. Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e. Giảm mức các tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f. Với mỗi trường hợp thay đổi các tín hiệu không mong muốn, triệt đáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của c mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo với bộ tạo tín hiệu không mong mun B có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 50 kHz và bộ tạo tín hiệu không mong mun C có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.

h.Triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị được ghi ở bước f).

2.3.5.3.2 Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 23 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối ba bộ tạo tín hiệu (A, B và C) với máy thu qua bộ kết hợp (mục B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn thứ nhất (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không được điều chế.

Điều chnh tín hiệu này tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 50 kHz.

Tín hiệu không mong muốn thứ hai (từ bộ tạo tín hiệu C) phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần số danh định ca máy thu 100 kHz.

b. Đầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) các bộ tạo tín hiệu B và C (các tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hn ca độ nhạy khả dụng cực đại (được xác định trong mục B.6, số liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại c cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kim bình thường).

c. Sau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu không mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điều chỉnh mức các tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d. Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mc B.2) khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.

Giảm mức các tín hiệu không mong muốn 2 dB mỗi khi không thu đúng bản tin.

Lặp lại thủ tục cho đến khi thu đúng bản tin trong ba ln liên tiếp. Ghi lại các mức tín hiệu vào.

e. Tăng các mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Với mỗi trường hợp không thu được đúng bản tin, giảm các mc tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới. Nếu bn tin thu được đúng, mức của các tín hiệu không mong muốn phải không được thay đổi cho tới khi thu được đúng ba 3 bản tin liên tiếp. Trong trường hợp này, các tín hiệu không mong muốn phải được tăng 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình cng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%) trong các bước d) và e).

f. Với mỗi trường hợp thay đổi các tín hiệu không mong muốn, triệt đáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) ca mức trung bình đưc ghi li trong bước e) trên mc tín hiệu mong muốn ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo với bộ tạo tín hiệu không mong mun B có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 50 kHz và bộ tạo tín hiệu không mong mun C có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.

h. Triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị bước f.

2.3.6 Nghẹt

2.3.6.1 Định nghĩa

Nghẹt là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn tại bất kỳ tần số nào không phải là tần số có đáp ứng giả hoặc tần số của các kênh lân cận.

2.3.6.2 Giới hạn

Tỷ số nght tại tần số bất kỳ trong các dải tần xác định không được thấp hơn 84,0 dB, ngoại trừ tại các tn số có đáp ứng giả (theo 2.3.4).

2.3.6.3 Phương pháp đo

2.3.6.3.1 Phương pháp đo với các dòng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 24 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

n hiệu mong muốn (tbtạo n hiệu A) phải ở tần sdanh định ca y thu và được điều chế vi n hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không đưc điều chế và phải nằm tại tần số cách tn số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.

Thực tế, các phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz, tránh các tần số có đáp ứng giả.

b. Đầu tiên, tt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng cực đại xác định trong mục B.6 (sliệu hoặc bản tin)

3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong mun cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.

d. Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e. Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f. Với mỗi tần số, nghẹt được biểu din là tỷ số (tính theo dB) của mc tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo tại tất cả các tn số được xác đnh như trên.

h. Chỉ tiêu nghẹt của thiết bị cần đo là giá trthấp nhất trong các giá trị đưc ghi ở bước f.

2.3.6.3.2 Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 25 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mc B.1);

Tín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 (mục B.2).

Tín hiệu không mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không đưc điều chế và phải nằm tại tần số cách tn số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.

Thực tế, các phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz, tránh các tần số có đáp ứng giả .

b. Đầu tiên, tt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng cực đại xác định trong mục B.6 (sliệu hoặc bản tin)

3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1 µV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).

c. Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong mun cho tới khi đạt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d. Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mc B.2) khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản tin.

Lặp lại thủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi li mức của tín hiệu vào.

e. Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi ba bản tin liên tiếp đều thu đưc đúng. Trong trường hợp này, tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tlệ bản tin đúng là 80%).

f. Với mỗi tần số, nghẹt được đánh giá theo tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.

Ghi lại tỷ số này.

g. Lặp lại phép đo tại tất cả các tn số được xác đnh ở trên.

h. Chỉ tiêu nghẹt của thiết bị cần đo là giá trthấp nhất trong các giá trị đưc ghi ở bước f.

2.3.7. Bức xạ giả

2.3.7.1. Định nghĩa

Bức xgiả từ máy thu là các phát xạ ở bất kỳ tần số nào được bức xạ từ thiết bị và ăng ten của nó. Mức bức xạ giả là:

- Mức công suất tạp ở tải (phát xạ giả dẫn); và

- Công suất bức xạ giả hiệu dụng từ vỏ và thiết bị (bức xạ vỏ máy); hoặc

- Công suất bức xạ giả hiệu dụng từ vỏ và ăng ten liền trong trường hợp thiết bị cầm tay có ăng ten và không có đầu nối RF bên ngoài.

2.3.7.2. Giới hạn

Công suất của bất kỳ bức xạ giả nào không được vượt quá các giá trị trong Bảng 7 và 8.

Bảng 7 - Các thành phần dẫn

Dải tần

Gii hạn

9 kHz đến 1 GHz

2,0 nW (-57 dBm)

Từ 1 GHz đến 4 GHz, hoc từ 1 GHz đến 12,75 GHz

20 nW (-47 dBm)

Bảng 8 - Các thành phần bức xạ

Dải tần

Gii hạn

30 MHz đến 1 GHz

2,0 nW (-57 dBm)

Từ 1 GHz đến 4 GHz

20 nW (-47 dBm)

Khi đo bức xạ của các máy cầm tay, áp dụng các điều kiện sau:

Với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài, khi đo kiểm phải nối tải giả với đầu nối này; Với thiết bị có ăng ten liền bên trong vẫn giữ ăng ten bình thường.

2.3.7.3 Phương pháp đo mức công suất

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 26 - Sơ đồ đo

Phương pháp này chỉ áp dụng đi với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài.

Bức xạ giả được đo theo mức công suất của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào tại các cổng vào của máy thu. Các cổng vào máy thu được nối với máy phân tích phhoặc vôn kế chọn lọc có trở kháng vào 50Ω; Bật máy thu.

Nếu thiết bị dò không được hiệu chuẩn theo công suất vào thì mức của bất kỳ thành phần nào được tìm thấy phải được xác định bằng phương pháp thay thế sử dụng bộ tạo tín hiệu.

Các phép đo phải được mở rộng trong dải tần 9 kHz đến 4 GHz đối với thiết bị hoạt động ở các tần số không vượt quá 470 MHz. Ngoài ra phải lặp li các phép đo trong dải tần 4 GHz đến 12,75 GHz đối vi thiết bị hoạt động ở các tn số trên 470 MHz.

2.3.7.4 Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy thu cn đo

2) Ăng ten đo

3) Máy phân tích phhoc vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)

Hình 27 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Tại vị trí đo, thoả mãn các yêu cầu Phụ lc A, mẫu thử được đặt ở độ cao xác định trên giá đỡ cách điện.

Máy thu phải được cp nguồn thông qua bộ lọc tần số vô tuyến để tránh bức xạ từ các cực ca nguồn công suất. b. Nối máy thu với:

Ăng ten giả (mục B.3) đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài hoc Ăng ten liền.

c. Dò tìm bức xạ của các thành phần tạp bằng máy thu và ăng ten đo trong toàn bộ dải tần 30 MHz - 4 GHz.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Bộ tạo tín hiệu

2) Ăng ten thay thế

3) Ăng ten đo

4) Máy phân tích phhoc vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)

Hình 28 - Sơ đồ đo

d. Tại mỗi tần số dò thấy thành phần tạp, xoay mẫu thử để thu được đáp ứng cực đại và công suất bức xhiệu dng của thành phần tp được xác định bằng phép đo thay thế, sơ đồ đo như trong Hình 28;

Ghi lại giá trị công suất bức xạ hiệu dụng ca thành phần tạp đó.

e. Lặp lại phép đo với ăng ten đo ở mặt phẳng phân cực trực giao;

2.3.8 Giảm nhạy máy thu

2.3.8.1 Định nghĩa

Giảm nhạy là sự suy giảm độ nhạy của máy thu, kết quả của việc chuyển công suất từ máy phát tới máy thu do các hiệu ứng ghép. Nó được tính bằng sự khác nhau theo dB giữa các mc độ nhạy khả dụng cực đại (số liệu hoặc bản tin, dẫn) khi phát đồng thời và không đng thời.

2.3.8.2 Giới hạn

Giảm độ nhạy không được vượt quá 3,0 dB và giới hạn độ nhạy khả dụng cực đại ở các điều kiện đo kiểm bình thưng phải được thoả mãn (xem 2.3.1).

2.3.8.3 Phương pháp đo

2.3.8.3.1 Đo giảm độ nhạy với các dòng bit liên tục

A. Phương pháp đo đối với thiết bị có blọc song công

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 29 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Cổng ăng ten của thiết bị gồm máy thu, máy phát và bộ lọc song công phải đưc nối với ăng ten giả (mục B.3) thông qua bộ ghép.

Bộ tạo tín hiệu được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2). Nối bộ tạo tín hiệu với bộ ghép để nó không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.

b. Bật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong 2.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2’ (mục B.2).

c. Sau đó đo độ nhạy máy thu (số liệu, dẫn) theo 2.3.1.3.1.

Mức đầu ra của bộ to tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

d. Sau đó tắt máy phát và đo độ nhạy (số liu, dẫn) máy thu.

e. Mức đầu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

f. Giảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB. B. Phương pháp đo đối với thiết bị có hai ăng ten

Thủ tục đo như sau:

a. Nối máy phát với bộ suy hao công suất (để làm giảm công suất RF danh định của máy phát). Giá trị công suất danh định được nhà sản xuất công bố.

Đầu ra của bộ suy hao phải được nối với đầu vào máy thu thông qua bộ ghép nối và một bộ lọc. Tổng suy hao giữa máy phát và máy thu phải là 30 dB.

Bộ tạo tín hiệu phải được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2). Nối bộ tạo tín hiệu với bộ ghép sao cho không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

b. Bật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong 4.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2’ (Mục B.2).

c. Sau đó đo độ nhạy máy thu (số liệu, dẫn) theo 2.3.1.3.1

Mức đầu ra của bộ to tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

d. Sau đó tắt máy phát và đo độ nhạy (số liu, dẫn) máy thu.

e.Mức đầu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

f. Giảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 30 - Sơ đồ đo

2.3.8.3.2. Đo giảm độ nhạy với các bản tin

A. Phương pháp đo đối với thiết bị có blọc song công

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 31 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Cổng ăng ten của thiết bị gồm máy thu, máy phát và bộ lọc song công phải đưc nối với ăng ten giả (mục B.3) thông qua bộ ghép.

b. Bộ tạo tín hiệu được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thưng D-M2 (mục B.2). Nối bộ tạo tín hiệu với bộ ghép để nó không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.

c. Bật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong 2.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M4 (Mục B.2). Sử dụng bản tin khác bản tin trong bước a).

d. Sau đó đo độ nhạy máy thu (bản tin, dẫn) theo 2.3.1.3.2.

Mức đầu ra của bộ to tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

e. Sau đó tắt máy phát và đo độ nhạy (bản tin, dẫn) máy thu.

Mức đầu ra của bộ to tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

f. Giảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB. B. Phương pháp đo đối với thiết bị có hai ăng ten

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 32 - Sơ đồ đo

Thủ tục đo như sau:

a. Nối máy phát với bộ suy hao công suất (để làm giảm công suất RF danh định của máy phát). Giá trị công suất danh định được nhà sản xuất công bố.

Đầu ra của bộ suy hao phải được nối với đầu vào máy thu thông qua bộ ghép nối và một bộ lọc. Tổng suy hao giữa máy phát và máy thu phải là 30 dB.

Bộ tạo tín hiệu phải được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2). Nối bộ tạo tín hiệu với bộ ghép sao cho không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

b. Bật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong 2.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M4 (mục B.2). Sau đó đo độ nhạy máy thu (bản tin, dẫn) theo 2.3.1.3.2.

Mức đầu ra của bộ to tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

c. Sau đó tắt máy phát và đo độ nhạy (số liu, dẫn) máy thu.

e. Mức đầu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá trị hiệu dụng 1 µV.

f. Giảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.

2.3.9 Triệt đáp ứng giả máy thu

2.3.9.1 Định nghĩa

Triệt đáp ng giả (ở chế độ song công) là số đo khả năng của máy thu đạt được tỷ số triệt đáp ứng giả xác định khi thu tín hiệu điều chế mong muốn trong trường hp có:

- Tín hiệu không mong muốn ở bất kỳ tần số nào khác mà có thể có đáp ứng.

- Tín hiệu không điều chế của máy phát hoạt động ở khoảng cách tần số song công, tại công suất ra danh định và bị suy hao bởi bộ lọc song công hoặc do khoảng cách giữa các ăng ten.

2.3.9.2 Giới hạn

Tại tần số bất kỳ nào cách tần số danh định của máy thu 2 khong cách kênh hoặc nhiều hơn, tỷ số triệt đáp ứng giả phải lớn hơn: 67,0 dB.

2.3.9.3 Phương pháp đo

Triệt đáp ứng giả của máy thu ở chế độ song công được đo như trong mục 4.3.4 với sơ đồ đo như trong 2.3.8.3.1 hoặc 2.3.8.3.2 ngoại trừ là máy phát phải không được điều chế. Máy phát phải hoạt động với công suất sóng mang đầu ra như xác đnh trong 2.2.2.

Thực hiện phép đo xung quanh các tần số fm được tính như sau:

(p)ft + (q)fm = fr và fm = (n)ft ± fI1;

Trong đó:

ft là tần số máy phát;

fr là tần số máy thu; và

fI1 là trung tần 1 của máy thu. n ≥ 2

Đặc biệt chú ý đến các giá trị sau:

(p) = -1, (q) = 2 và (p) = 2, (q) = -1

Cần chú ý rằng phương pháp đo có thể gây ra sai số do ảnh hưởng của hiện tượng xuyên điều chế của bộ tạo tín hiệu. Để khắc phục những sai số này, cần sử dụng bộ lọc chặn di tại các tần số phát, cùng với mạng kết hợp bộ tạo tín hiệu.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO KIM

3.1. Các điều kiện môi trường

3.1.1. Các điều kiện đo bình thường và tới hạn

Các phép đo phải được thực hiện ở các điều kiện đo bình thường và khi có chỉ dẫn phải thực hiện ở các điều kiện đo tới hạn.

3.1.1.1 Các điều kiện đo bình thường

3.1.1.1.1 Nhiệt độ và độ ẩm bình thường

Các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường khi đo kiểm là các nhiệt độ và độ ẩm nằm trong các khoảng sau:

Nhiệt độ: +150C đến +350C;

Độ ẩm tương đối: 20% đến 75%.

3.1.1.1.2 Nguồn điện đo kiểm bình thường a) Điện áp lưới

Điện áp đo kiểm bình thường đối với thiết bị nối với lưới điện phải là điện áp danh định của lưới. Trong khuôn khổ của Quy chuẩn này, điện áp danh định là điện áp được công bố hoặc bt kỳ điện áp nào được thiết kế cho thiết bị.

Tần số nguồn công suất đo kiểm của mạng điện xoay chiều phải nằm giữa 49 Hz và 51 Hz.

b) Nguồn điện ắc quy chì-axít sử dụng trên các phương tiện

Khi thiết bị vô tuyến sử dụng trên phương tiện dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo kiểm bình thường bằng 1,1 ln điện áp danh định của ắc quy.

c) Các nguồn điện khác

Khi sử dụng các nguồn điện hoc ắc quy khác, điện áp đo kiểm bình thường phải là điện áp do nhà sản xuất công bố.

3.1.1.2 Các điều kiện đo kiểm tới hạn

3.1.1.2.1 Nhiệt độ tới hạn

Khi đo kim ở nhiệt độ tới hạn, các phép đo phải được thực hiện theo các thủ tục trong mục 5.1.1.3 ở các nhiệt độ cận trên và cận dưới trong khoảng sau:

Từ -200C đến +550C.

Với ghi chú trong Bảng 1, mục 2.2.1.2, dải nhiệt độ tới hạn là từ 00C đến +300C phi được sử dụng khi thích hợp.

Các báo cáo đo phải ghi rõ dải nhiệt độ được sử dụng.

3.1.1.2.2 Các điện áp nguồn đo kiểm tới hạn a) Điện áp lưới

Điện áp đo kiểm tới hạn đối với thiết bị được nối tới nguồn điện xoay chiều phải điện áp danh định ca lưới 10%.

b) Nguồn điện ắc quy chì-axít sử dụng trên các phương tiện

Khi thiết bị vô tuyến sử dụng trên phương tiện dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo kiểm bình thường bằng 1,3 và 0,9 lần điện áp danh định của ắc quy.

c) Các nguồn ắc quy khác

Nhiệt độ tới hạn dưới đối với thiết bị có nguồn ắc quy như sau:

Với ắc quy Leclanche hoặc Lithi:

0,85 lần điện áp danh định của ắc quy. Với ắc quy thuỷ ngân hoặc niken-catmi:

0,9 lần đin áp danh định của ắc quy. Không có điện áp đo kiểm tới hạn trên.

Trong trưng hợp không có đin áp tới hạn trên như ở trên, có thể dùng điện áp danh định, tương ứng với bốn điu kiện đo kiểm tới hạn là:

Vmin/Tmin, Vmin/Tmax;

(Vmax = danh định)/Tmin, (Vmax = danh định)/Tmax

d) Các nguồn điện khác

Khi sử dụng các nguồn điện hoc ắc quy khác, điện áp đo kiểm tới hạn phải là đin áp do nhà sản xuất lựa chọn hoặc được sự đồng ý giữa nhà sản xuất thiết bị và phòng thử nghim. Điều này phi được ghi lại trong báo cáo đo.

3.1.1.3 Thủ tục đo tại các nhiệt độ tới hạn

Trước khi thực hiện phép đo, thiết bị phải đạt được cân bằng nhiệt trong phòng đo. Thiết bị phải được tắt trong quá trình ổn định nhiệt độ.

Trong trưng hợp thiết bị có mạch ổn định nhiệt độ hoạt động liên tục, các mạch này phải được bật trong thời gian 15 phút sau khi đạt được cân bng nhiệt, và sau đó thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác đnh.

Nếu không kiểm tra được cân bằng nhiệt bởi các phép đo, chu kỳ ổn định nhiệt độ phải ít nhất là 1 giờ hoặc với thời gian lâu hơn mà được phòng thử nghiệm quyết định. Thứ tự đo phải được lựa chọn và độ ẩm của phòng đo được điều chnh sao cho không diễn ra hin tượng ngưng tụ.

3.1.1.3.1 Thủ tục đo đối với thiết bị hoạt động liên tục

Nếu nhà sản xuất công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động liên tc, khi đó thủ tục đo như sau:

Trước khi đo ở các nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bt thiết bị ở trạng thái phát trong thời gian một nửa giờ, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.

Trước khi đo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thi gian một giờ, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.

3.1.1.3.2 Thủ tục đo đối với thiết bị hoạt động không liên tục

Nếu nhà sản xuất công bố rằng thiết bị đưc thiết kế hoạt động không liên tục, khi đó thủ tục đo như sau:

Trước khi đo ở các nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bt thiết bị ở trạng thái phát trong thời gian một phút, tiếp theo là 4 phút ở trạng thái thu, sau thời gian này thiết bị phi đạt được các yêu cầu xác định.

Trước khi đo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thi gian một phút, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.

3.1.2. Nguồn công suất đo kiểm

Khi đo, ngun công sut của thiết bphải đưc thay bằng mt nguồn công sut đo kim có khnăng cung cp các điện áp đo kiểm bình thường và ti hn như c định theo 3.1.1.1.2 và 3.1.1.2.2. Trkháng trong của nguồn công sut đo kiểm phải đnhđể ảnh hưởng của nó ti c kết quđo là không đáng kể. Với mc đích đo kiểm, điện áp nguồn công suất phải được đo ở đu o của thiết bị.

Nếu thiết bị có cáp công suất nối cố định, điện áp đo kiểm phải là điện áp được đo ở điểm nối cáp công suất với thiết bị.

Đối với các thiết bị sử dụng pin, pin phải đưc tháo ra và nguồn công suất đo phải có chỉ tiêu kỹ thuật giống với pin thực tế.

Trong khi đo kiểm, các điện áp nguồn công suất phải có dung sai ±1% so với điện áp khi bắt đầu mỗi phép đo. Giá trị dung sai này là giới hạn đối với các phép đo công suất.

3.1.3. Lựa chọn thiết bị đo

Nhà sản xuất phải cung cấp một hoặc nhiều mẫu thiết bị đo kiểm phù hợp.

Nếu thiết bị có một số tính năng tùy chọn, cần phải xem xét không để ảnh hưởng đến các tham số tần số vô tuyến, tiếp theo chỉ cần thực hiện các phép đo trên thiết bị có cấu hình kết hợp các tính năng được xem là đầy đủ nhất như đề nghị của nhà sản xuất và được sự đồng ý của phòng thử nghim.

3.2. Đánh giá kết quả đo

Việc đánh giá các kết quả đối với các phép đo được ghi lại trong báo cáo đo như sau:

i. Giá trị đo được so với giới hạn tương ứng sẽ được sử dụng để quyết định xem thiết bị có thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không.

j. Giá trị độ không đảm bảo đo của mỗi tham số đo phải được ghi trong báo cáo đo.

k. Giá trị độ không đảm bảo đo (đi với mỗi phép đo) phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị trong Bảng 9.

Với phương pháp đo (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), các giá trị độ không đảm bảo đo phi được tính theo ETR 028 và phi tương ứng với hệ số khai triển k = 1,96 hoặc k = 2 (có độ tin cậy là 95% và 95,45% trong trường hợp các đặc tính phân bố của độ không đảm bảo đo là chuẩn (Gauss)).

Bảng 9 dựa trên các hệ số khai triển này.

Hệ số khai triển thực tế được sử dụng để ước lượng độ không đảm bảo đo phải được công bố.

Bảng 9 - Độ không đảm bảo đo tuyệt đối: các giá trị cực đại

Tham s

Độ không đm bảo đo

Tần số vô tuyến

±1 x 10-7

ng suất RF dẫn (lên đến 160 W)

±0,75 dB

ng suất RF bức x

±6 dB

ng suất kênh lân cận

±5 dB

Độ nhạy trung bình (bức xạ)

±3 dB

Đo hai tín hiu, lên đến 4 GHz (dùng bộ ghép đo)

±4 dB

Đo hai tín hiu sdụng tng bức xạ (xem ghi chú)

±6 dB

Đo ba tín hiu (dùng bộ ghép đo)

±3 dB

Phát xạ giả dẫn ca máy phát, lên đến 12,75 GHz

±4 dB

Phát xạ giả dẫn ca máy thu, lên đến 12,75 GHz

±3 dB

Phát xạ bức xcủa máy phát, lên đến 4 GHz

±6 dB

Phát xạ bức xcủa máy thu, lên đến 4 GHz

±6 dB

Tần số quá đcủa máy phát (lệch tần số)

Thi gian quá độ ca máy phát

±250 Hz

±20%

CHÚ THÍCH: Các giá trị có hiu lực tới 1 GHz đối với các tham số RF, trừ khi có công bố khác.

 

4. QUY ĐNH VQUN LÝ

Các thiết bị vô tuyến thuộc phạm vi điều chnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

5. TRÁCH NHIM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền sliệu (và thoại) và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

6. TỔ CHỨC THỰC HIN

6.1 Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai quản lý các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liu (và thoại) theo Quy chuẩn này.

6.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế tiêu chuẩn ngành mã số TCN 68-229:2005 “Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liu (và thoại) - Yêu cầu kỹ thuật”.

6.3 Trong trường hợp các quy đnh nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy đnh tại văn bản mới./.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Đo trường bức xạ

A.1. c vtrí đo và sơ đchung cho c phép đo có sdụng trường bc x

Phần này giới thiệu 3 vị trí đo thông dụng nhất được sử dụng cho các phép đo bức xạ: phòng đo không phản xạ, phòng đo không phản xạ có mt đt và vị trí đo vùng mở (OATS). Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối có thể được thực hiện ở những vị trí này. Khi thực hiện các phép đo tuyệt đối, phòng đo phải được kiểm tra

A.1.1. Phòng đo không phản x

Phòng không phản xạ là phòng được bao quanh và lớp tường, sàn nhà, trần nhà bên trong được phủ vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến thường có dạng bọt hình chóp. Phòng đo thường có cột đỡ ăng ten ở một đầu và bàn xoay ở đầu kia. Một kiểu phòng đo không phản xạ được chỉ trong Hình A.1.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.1- Phòng đo không phn xạ

Phòng đo được bao quanh và phủ vật liu hấp thụ vô tuyến tạo ra một môi trường được kiểm soát phục vụ mục đích đo. Kiu phòng đo này mô phỏng các điều kin không gian tự do.

Việc bao bọc tạo ra một không gian đo, làm giảm mức nhiễu tín hiệu cũng như các ảnh hưởng khác từ bên ngoài, trong khi vật liệu hấp thụ vô tuyến làm giảm sự phản xạ không mong muốn từ tường và trần nhà có thể ảnh hưởng đến các phép đo. Thực tế, có thể dễ dàng che chắn để có các mc triệt nhiễu môi trường cao (80 dB đến 140 dB), thường thì làm cho mc nhiễu môi trường là không đáng kể.

Bàn xoay có kh năng xoay 3600 trong mt phng nằm ngang và được sdụng đ đt mu th(EUT) ở đcao phù hp so vi mt đất. Phòng đo phi đrộng đcho phép khong cách đo ít nhất là 3 m hoc 2(d1 + d2)2/λ (m), chn sln hơn. Khoảng cách đưc sdng trong c phép đo thc tế phi đưc ghi trong kết qu đo.

Phòng đo không phản xthường có một slợi thế hơn so với các phòng đo khác.

Đó là giảm nhiễu môi trường, giảm các phản xạ từ sàn, trần và tường bao quanh đồng thời không phụ thuộc vào điều kin thời tiết. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là có khoảng cách đo bị giới hạn và việc sử dụng tần số thấp cũng bị giới hạn do kích thước của vật liệu hấp thụ hình chóp.

Tất cả các phép đo phát xạ, độ nhạy và sự miễn nhim có thể thực hiện trong phòng đo không phản xạ mà không bị các hạn chế ở trên.

A.1.2. Phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn điện

Phòng đo không phn xạ có mặt sàn dẫn điện là phòng được bao quanh và lp tường, trần nhà bên trong được phủ vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến và có dạng bọt hình chóp. Sàn bằng kim loại không phủ vật liệu hấp thụ. Phòng đo thường có cột đỡ ăng ten ở một đầu và n xoay ở đầu kia. Một kiểu phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn điện được chỉ trong Hình A.2.

Trong phòng đo này, mặt sàn tạo ra đường phản x mong muốn, do đó tín hiệu nhận được bởi ăng ten thu là tổng các tín hiệu từ các đường truyền trc tiếp và phản xạ. Điều này tạo ra một mức tín hiệu thu duy nhất ở mỗi độ cao của ăng ten phát (hoặc EUT) và ăng ten thu so với mặt sàn.

Cột đỡ ăng ten có thể thay đổi được độ cao (từ 1 m đến 4 m) để ăng ten có thể đặt được ở vị trí thu được tín hiệu tng hợp cc đại giữa các ăng ten hoặc giữa EUT và ăng ten đo.

Bàn xoay có khả năng xoay 3600 trong mặt phẳng nằm ngang và được sử dụng để đặt mẫu thử (EUT) ở độ cao xác định so với mặt đt, thường là 1,5 m. Phòng đo phải đủ rộng để cho phép khoảng cách đo ít nhất là 3 m hoặc 2(d1 +d2)2/λ (m), chọn số lớn hơn. Khoảng cách được sử dụng trong các phép đo thc tế phải được ghi trong kết quả đo.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.2 - Phòng đo không phn xạ có mặt sàn dẫn điện

Trong các phép đo phát xạ, vic thứ nhất là tìm cưng độ trường lớn nhất từ EUT bằng cách nâng hoặc hạ ăng ten đo trên cột (để thu được tín hiệu giao thoa cực đi của các tín hiệu trực tiếp và phản xạ từ EUT) và sau đó xoay bàn xoay để tìm giá trị cực đại trong mặt phẳng phương vị. Tại độ cao này của ăng ten đo, ghi lại biên độ của tín hiệu thu. Việc thứ hai là thay EUT bằng ăng ten thay thế (được đặt ở điểm giữa của EUT) mà được nối với bộ tạo tín hiệu. Tiếp tục dò tìm giá trị đỉnh của tín hiệu và điu chỉnh đu ra của bộ tạo tín hiệu cho đến khi đo li được mức như trong bước một trên máy thu.

Với các phép đo độ nhạy máy thu trên mặt sàn, cũng tìm giá trị cường độ trường lớn nhất bằng cách nâng và hạ ăng ten đo trên trục để thu được tín hiệu giao thoa cực đại của các tín hiệu trực tiếp và phản xạ. Ăng ten đo được giữ ở độ cao như trong bước 2 đồng thời ăng ten đo được thay thế bằng EUT. Giảm biên độ ca tín hiệu phát để xác định mức cường độ trường mà tại đó thu được đáp ứng xác định từ EUT.

A.1.3. Vị trí đo vùng mở

Vị trí đo vùng mở gồm một bàn xoay ở một đầu và một cột đỡ ăng ten có thể thay đổi độ cao ở đầu kia. Mặt sàn, trong trường hợp lý tưởng, dẫn điện tốt và có thể mở rộng không hạn chế. Thực tế, việc dẫn điện tốt có ththực hiện được còn kích cớ của mặt sàn bị giới hn. Một vị trí đo vùng mở được chỉ trong Hình A.3.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.3 - Vị trí đo vùng mở

Mặt sàn tạo ra đường phản xạ mong muốn, do đó tín hiệu thu được bởi ăng ten thu là tổng các tín hiệu từ các đường truyền trực tiếp và phản xạ. Điều này tạo ra mt mức tín hiệu thu duy nhất ở mỗi độ cao của ăng ten phát (hoặc EUT) và ăng ten thu so với mặt sàn.

Phẩm chất của vị trí đo liên quan đến vị trí ăng ten, bàn xoay, khoảng cách đo và các sắp xếp khác giống như phòng đo không phản xạ có mặt sàn dn điện. Các phép đo bức xạ trong OATS giống như thực hiện trong phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn điện.

Sơ đồ đo điển hình đi với các vị trí đo có mặt sàn dẫn điện được chỉ trong Hình A.4.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.4 - Sơ đồ đo trên v trí đo có mặt sàn dẫn điện

(thiết lập OATS cho các phép đo phát xạ giả)

A.1.4. Ăng ten đo

Ăng ten đo thường được sử dụng trong các phương pháp đo bức xạ. Trong các phép đo phát xạ (sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, phát xgiả và công sut kênh lân cận), ăng ten đo được sử dụng để dò trường bức xạ từ EUT trong giai đoạn 1 của phép đo và từ ăng ten thay thế trong các giai đoạn khác. Khi sử dụng vị trí đo để đo các đặc tính máy thu (độ nhạy và các tham số miễn nhiễm khác), ăng ten được sử dụng như thiết bị phát.

Ăng ten thay thế đưc lắp trên một cột cho phép ăng ten được sử dụng cho cả phân cực đứng và phân cực ngang. Ngoài ra, ở vị trí mặt sàn dẫn điện (các phòng đo không phn xạ có mt sàn dẫn điện và các vị trí đo vùng mở) có thể thay đổi độ cao (tính ttâm ăng ten đo xuống mặt đất) trong một khoảng xác định (thường từ 1 m đến 4 m).

Trong băng tần 30 MHz đến 1000 MHz, các ăng ten lưỡng cực thường được sử dụng. Đối với các tần số cao hơn 80 MHz, các lưỡng cực phải có độ dài sao cho cộng hưởng ở tần số đo. Thấp hơn 80 MHz, nên dùng lưỡng cực có độ dài ngn hơn.

A.1.5. Ăng ten thay thế

Ăng ten thay thế được sử dụng để thay thế EUT đi với các phép đo các tham số máy phát (sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, phát xạ giả và công suất kênh lân cận). Đối với các phép đo ở băng tần 30 MHz đến 1000 MHz, ăng ten thay thế phải là ăng ten lưỡng cực. Với các tần số lớn hơn 80 MHz, các lưỡng cực phải có độ dài sao cho cộng hưởng ở tần số đo. Thấp hơn 80 MHz, nên dùng lưỡng cực có độ dài ngắn hơn.

 

Phụ lục B

 (Quy định)

Các điều kiện chung

B.1.Cấp các tín hiệu đo tới đầu vào máy thu

Nguồn tín hiệu đo cp tới đầu vào máy thu được nối sao cho trở kháng nguồn đi với đầu vào máy thu là 50Ω.

Yêu cầu này phải thoả mãn kể cả khi có một tín hiệu hoặc nhiều tín hiệu sử dụng mạng kết hợp được cấp tới máy thu đồng thời.

Các mức tín hiệu đo ở các đầu vào máy thu (ổ cắm RF) phải được tính theo emf.

Ảnh hưởng của bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế và tạp âm sinh ra trong các nguồn tín hiệu đo phải không đáng kể.

B.2. Các tín hiệu đo kiểm bình thường (các tín hiệu mong muốn và không mong muốn)

Khi thiết bị được thiết kế để phát các dòng bit liên tục (số liệu, fax, truyền ảnh, thoại số), tín hiệu đo kiểm bình thường như sau:

- Tín hiệu D-M0, gồm một chuỗi vô hạn các bit 0;

- Tín hiệu D-M1, gồm một chuỗi vô hạn các bit 1;

- Tín hiệu D-M2, gồm một chuỗi bit giả ngẫu nhiên với ít nhất 511 bit theo Khuyến nghị O.153 của ITU-T.

- Tín hiệu D-M2', có kiểu giống với D-M2, nhưng chuỗi bit giả ngu nhiên đc lập so với D-M2 (có thể giống hệt D-M2 nhưng bắt đầu ở một thời điểm khác).

- Tín hiệu A-M3, gồm một tín hiệu RF, đưc điều chế bằng tín hiệu tần số âm thanh với độ lch là 12% khoảng cách kênh. Tín hiệu này được sử dụng như tín hiệu không mong muốn.

Việc cấp một chuỗi vô hạn các bit 0 hoặc 1 thường không có dải thông đặc trưng. Tín hiệu D-M2 được sử dụng để đạt gần đúng với dải thông đặc trưng.

Nếu việc truyền dòng bit liên tc không ththực hin được, tín hiệu đo kiểm bình thường phải có các bit được mã hoá sửa lỗi hoặc các bản tin. Tín hiệu này có thể được lựa chọn bởi nhà sản xuất hoặc được thoả thuận giữa nhà sản xuất và phòng thử nghiệm, và phải có dải thông chiếm dụng tần số vô tuyến lớn nhất. Chi tiết về tín hiệu thử này phải được ghi trong báo cáo đo.

Trong trường hợp này, bộ mã hoá đi kèm với máy phát phải có khả năng cp tín hiệu đo kiểm bình thường. Điều chế kết quả được gọi là điều chế đo kiểm bình thường. Nếu có thể, phải điều chế liên tục trong thời gian đo.

Tín hiệu đo D-M4 gồm các bit được mã hoá sửa lỗi, các bản tin được phát liên tiếp nhau. Truyền như vậy là cần thiết đối với các phép đo như công suất kênh lân cn và phát xạ giả.

Tín hiệu A-M3 được sử dụng là tín hiệu không mong muốn đối với các phép đo như triệt nhiễu đồng kênh và độ chọn lọc kênh lân cận.

Chi tiết về D-M3 và D-M4 phải được ghi trong các báo cáo đo.

B.3. Ăng ten giả

Các phép đo phi được thực hin bng ch sdng ăng ten gicó trkháng 5 không phn x, bức xvà được nối vi ổ cm ăng ten ca thiết bcn kim tra.

B.4. Các điểm đo đối với phép đo dòng bit

Thực tế không thể luôn luôn đo dòng bit giao diện vô tuyến. Nhà sản xuất phải xác định các điểm đo thiết bị để thực hiện các phép đo các dòng bit theo các mc 2.2 và 2.3.

Cần chú ý rằng điểm đo thử càng được đặt gần giao diện vô tuyến thì sai số đo càng nhỏ do phép đo ít phụ thuộc vào phần ứng dụng.

Phải thực hiện phép đo ở các điểm đo tương ứng nhau.

Các điểm đo được sử dụng phải được ghi trong các báo cáo đo.

B.5. Các chế độ hoạt động của máy phát

Với mục đích đo của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, tốt nhất là sử dụng máy phát không điều chế.

Phương pháp đạt được sóng mang không điều chế hoặc các kiểu mô hình điều chế đặc biệt, nếu phù hợp, có thđược lựa chọn bởi nhà sản xuất hoặc được sự đồng ý giữa nhà sản xuất và phòng thử nghim. Điều này phi trình bày trong báo cáo đo.

B.6. Mc tín hiu mong muốn đi vi các phép đo suy gim (sliu hoặc bản tin)

Các phép đo suy gim là những phép đo được thực hiện trên máy thu để kiểm tra sự suy giảm chất lượng của máy thu do có tín hiệu không mong muốn.

Mức của tín hiệu mong muốn đối với các phép đo suy giảm (ở các điều kiện đo kiểm bình thường theo 3.1.1.1) phải có sức điện động là +6 dBV. Đó là giá trị cao hơn độ nhạy khả dụng cực đại (số liệu hoặc bản tin, dẫn) 3 dB.

B.7. Chỉ tiêu của máy phân tích phổ

Có thể sử dụng băng thông phân giải 1 kHz để đo biên độ tín hiệu hoặc tp âm ở mức cao hơn mức tp âm của máy phân tích phổ 3 dB hoặc nhiều hơn, như hiển thị trên màn hình, với độ chính xác ±2 dB khi có tín hiệu mong muốn.Độ chính xác của các phép đo biên độ tương đối phải nằm trong khoảng ±1 dB.

Đối với điu chế phân bthống , y phân tích phvà btích phân phải xác định đưc mt đphcông sut thc đã được lấy tích phân trong dải thông u cầu.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 43 : 2011/BTTTT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN RỜI DÙNG CHO THOẠI TƯƠNG TỰ

 

National technical regulation

on land mobile radio equipment having an antenna connector intended primarily for analogue speech

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2011

 

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu cho máy phát

2.1.1. Sai số tần số

2.1.2. Công suất sóng mang (dẫn)

2.1.3. Công suất bức xạ hiệu dụng (cường độ trường)

2.1.4. Độ lệch tần số

2.1.5. Công suất kênh lân cận

2.1.6. Phát xạ giả

2.1.7. Suy hao xuyên điều chế

2.1.8. Đặc điểm tần số quá độ của máy phát

2.2. Yêu cầu cho máy thu

2.2.1. Độ nhạy khả dụng cực đại (dẫn)

2.2.2. Độ nhạy khả dụng cực đại (cường độ trường)

2.2.3. Triệt nhiễu đồng kênh

2.2.4. Độ chọn lọc kênh lân cận

2.2.5. Triệt đáp ứng giả

2.2.6. Triệt đáp ứng xuyên điều chế

2.2.7. Nghẹt

2.2.8. Các bức xạ giả

2.2.9. Yêu cầu cho máy thu hoạt động song công

2.3. Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường

2.3.1. Các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn

2.3.2. Nguồn điện đo kiểm

2.3.3. Các điều kiện đo kiểm bình thường

2.3.4. Các điều kiện đo kiểm tới hạn

2.3.5. Thủ tục đo kiểm tại các nhiệt độ tới hạn

2.4. Các điều kiện chung

2.4.1. Điều chế đo kiểm bình thường

2.4.2. Ăng ten giả

2.4.3. Vị trí đo và các bố trí chung cho phép đo bức xạ

2.4.4. Chức năng tắt tự động máy phát

2.4.5. Bố trí các tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy phát

2.4.6. Bố trí các tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy thu

2.4.7. Chức năng câm máy thu

2.4.8. Công suất đầu ra âm tần biểu kiến của máy thu

2.4.9. Đo kiểm thiết bị có bộ lọc song công

2.5. Độ không đảm bảo đo

2.6. Lựa chọn thiết bị cho mục đích đo kiểm

2.7. Giải thích kết quả đo

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Đo bức xạ

Phụ lục B (Quy định) Các quy định về cách bố trí công suất kênh lân cận

Phụ lục C (Quy định) Biểu diễn bằng đồ thị việc lựa chọn thiết bị và tần số đo kiểm

 

Lời nói đầu

QCVN 43 : 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đi Tiêu chun Ngành TCN 68 - 230: 2005 “Thiết bị tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự - Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết đnh số 28/2005/QĐ- BBCVT ngày 17/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo được xây dựng trên cơ sở chp thuận nguyên vẹn Tiêu chuẩn ETSI EN 300 086-1

V1.2.1 (2001-03), có tham khảo thêm các tài liệu EN 300 793, ETR 028, ETR 273 của Vin Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 43 : 2011/BTTTT do Viện Khoa học K thut Bưu điện biên soạn, VKhoa hc và Công nghtrình duyt và BThông tin và Truyn thông ban hành theo Quyết định s26/2011/QĐ-BTTTT ngày 04/10/2011 ca Btrưởng BThông tin và Truyền thông.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN RỜI DÙNG CHỦ YẾU CHO THOẠI TƯƠNG TỰ

National technical regulation

on land mobile radio equipment having an antenna connector intended primarily for analogue speech

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này làm sở cứ cho việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đo kiểm thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự.

Quy chuẩn này bao gồm các đặc tính cần thiết tối thiu để tránh can nhiễu có hại và sử dụng thích hợp các tần số hiện có.

Quy chuẩn này áp dụng cho các hệ thống điều chế góc sử dụng trong dịch vụ lưu động mặt đất, hoạt động tại các tần số vô tuyến giữa 30 MHz và 1000 MHz, có khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz dùng cho thoại tương t.

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị sau:

- Trạm gốc: thiết bị có ổ cắm ăng ten.

- Trạm di động: thiết bị có ổ cắm ăng ten.

- Các máy cầm tay:

a) Có ổ cắm ăng ten; hoặc

b) Không có ổ cắm ăng ten (thiết bị ăng ten liền) nhưng có đầu nối RF 50Ω bên trong cố định hoặc tạm thời cho phép kết nối đến cổng ra của máy phát và cổng vào của máy thu.

Đối với loi thiết bị được định nghĩa trong mục (b), phải thực hiện những phép đo bổ sung sử dng ăng ten của thiết bị đã nối với y (và không sdụng bất kỳ đầu ni nào) sau đây:

- Công suất bức xạ hiệu dụng ca máy phát;

- Phát xạ giả bức xạ của máy phát;

- Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu (cường độ trường);

- Phát xạ giả bức xạ của máy thu.

Quy chuẩn này không áp dụng cho máy cầm tay không có đầu nối RF bên ngoài hay bên trong và không có đầu nối RF 50  bên trong tm thời.

1.2. Đối ợng áp dng

Quy chuẩn này được áp dụng đi với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nưc ngoài có hoạt đng sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam

1.3. Tài liệu viện dẫn

- Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).

- IEC 60489 - 3: “Methods of measurement for radio equipment used in the mobile services. Part 3: Receivers for A3E or F3E emissions”.

- ANSI C 63.5 (1998): American National Standard for Calibration of antennas Used for Radiated Emission Measurements in Electromagnetic Interference (EMI) Control Calibration of antennas (9 kHz to 40 GHz)”.

- ITU-T Recommendation O.41 (1994): Psophometer for use on telephone - type circuits”.

1.4. Giải thích từ ng

1.4.1. Trm gốc (base station)

Thiết bị vô tuyến có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài và ở vị trí cố định.

1.4.2. Trm di động (mobile station)

Thiết bị vô tuyến lưu động có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten bên ngoài, thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như một trạm lưu động.

1.4.3. Máy cầm tay (hand portable station)

Thiết bị vô tuyến có ổ cắm ăng ten, hoặc ăng ten liền, hoặc cả hai, thường được sử dụng độc lập, có thể mang theo người hoặc cầm tay.

1.4.4. Ăng ten liền (integral antenna)

Ăng ten được thiết kế để gắn vào thiết bị mà không sử dụng đầu nối ngoài trở kháng 50Ωđược coi là một phần của thiết bị. Ăng ten liền có thể đưc gắn cố định bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.

1.4.5. Điều chế góc (angle modulation)

Là điều chế pha (G3) hoặc điều chế tần số (F3).

1.4.6. Các phép đo kiểm toàn b(full tests)

Đo kiểm toàn bộ tham số trong Quy chuẩn kỹ thuật này.

1.4.7. Các phép đo kiểm hạn chế (limited tests)

Các phép đo kiểm hạn chế bao gồm:

- Sai số tần số của máy phát, theo 2.1.1;

- Công suất sóng mang của máy phát, theo 2.1.2;

- Công suất bức xạ hiệu dụng của máy phát, theo 2.1.3, chỉ áp dụng cho thiết bị có ăng ten lin;

- Công suất kênh lân cận của máy phát, theo 2.1.5;

- Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu (dẫn), theo 2.2.1;

- Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu (cường độ trường), theo 2.2.2, chỉ áp dụng cho thiết bị có ăng ten liền;

- Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu, theo 2.2.4.

1.4.8.Các phép đo dẫn (conducted measurements)

Các phép đo được thực hiện bằng kết nối trực tiếp có trở kháng 50Ω đến thiết bị cần đo.

1.4.9. Các phép đo bức xạ (radiated measurements)

Các phép đo liên quan đến giá trị tuyệt đối của trường bức xạ.

1.5. Chữ viết tắt

SND/ND:    (Tín hiệu + Tạp âm + Độ méo)/                    (Signal+Noise+Distortion)/

                  (Tạp âm + Độ méo)                                     (Noise+Distortion)

RF:             Tần số vô tuyến                                          Radio Frequency

IF:              Trung tần                                                    Intermediate Frequency

Tx:              Máy phát                                                    Transmitter

Eo:             Cường độ trường chuẩn                              Reference Field Strength

Ro:             Khoảng cách chuẩn                                     Reference Distance

2. QUY ĐNH KTHUT

2.1. Yêu cầu cho máy phát

2.1.1. Sai số tần số

2.1.1.1. Định nghĩa

Sai số tần số của máy phát là sự chênh lệch giữa tần số sóng mang chưa điều chế đo được và tần số danh định của máy phát.

2.1.1.2. Giới hạn

Sai số tần số của máy phát không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 1 dưi các điều kiện đo kiểm bình thưng, tới hạn hoặc bất kỳ các điều kiện trung gian nào.

Vì các lý do thực tế các phép đo chỉ được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn như 2.1.1.3.

Bảng 1 - Sai số tần s

Khong cách kênh, kHz

Gii hạn sai số tần số, kHz

< 47 MHz

Từ 47 MHz

đến 137 MHz

Trên 137 MHz

đến 300 MHz

Trên 300 MHz

đến 500 MHz

Trên 500 MHz

đến 1000 MHz

25

±0,6

±1,35

±2

±2

±2,5 (a)

12,5

±0,6

±1

±1 (B)

±1,5 (M)

±1 (B)

±1,5 (a) (M)

Không xác định

CHÚ THÍCH:

- B: Trạm gốc

- M: Trạm di đng hoặc máy cầm tay

- (a) Đi với y cầm tay có nguồn bên trong, sai số tn số không đưc vượt quá trong dải nhiệt độ từ 00C đến +300C.

Trong các điu kiện nhiệt độ tới hn, sai số tần số không được vượt quá ±2,5 kHz cho khoảng cách kênh 12,5 kHz từ tần số 300 MHz đến 500 MHz, và ±3 kHz cho khoảng cách kênh 25 kHz từ tần số 500 MHz đến 1000 MHz.

2.1.1.3. Phương pháp đo

Nối máy phát với một bộ suy hao công suất 50 , đo tần số sóng mang chưa điều chế.

Phép đo cn đưc thực hiện trong c điều kin đo bình thường, mc 2.3.3 và được lp lại trong c điều kin đo ti hạn, áp dụng đồng thời c2.3.4.1 và 2.3.4.2.

2.1.2. Công suất sóng mang (dẫn)

Các nhà quản lý công bố công suất đầu ra của máy phát cực đại/công suất bức xạ hiệu dụng; đây có thể là điều kiện để cấp phép.

Nếu thiết bị được thiết kế để hoạt động vi nhiu công suất sóng mang khác nhau, thì công suất biểu kiến đối với mỗi mức hoặc dải các mức phải được nhà sản xut qui định. Người sử dụng không thể điều chnh công suất này.

Tại tất cả các mức công suất mà máy phát hoạt động thiết bị phi đáp ứng tất cả các yêu cầu trong Quy chuẩn này. Thực tế, các phép đo được thực hiện chỉ tại mức công suất thấp nhất và cao nhất của máy phát.

2.1.2.1. Định nghĩa

Công suất sóng mang (dẫn) của máy phát là công sut trung bình đưa đến ăng ten giả trong một chu kỳ tn số vô tuyến khi chưa điều chế.

Công suất đầu ra biểu kiến là công suất sóng mang (dẫn) của thiết bị được nhà sản xuất công bố.

2.1.2.2. Giới hạn

Trong các điều kiện đo kiểm bình thường công suất đầu ra của sóng mang (dẫn) phải nằm trong khoảng ±1,50 dB của công suất đầu ra biểu kiến.

Ngoài ra, công suất đầu ra của sóng mang (dẫn) không được vượt quá giá trị lớn nhất được nhà quản lý cho phép.

Trong các điều kiện đo kiểm tới hạn công suất đầu ra của sóng mang (dẫn) phải nằm trong khoảng +2,0 dB và -3,0 dB của công suất đầu ra biểu kiến.

2.1.2.3. Phương pháp đo

Nối máy phát với một bộ suy hao công sut trở kháng 50Ω, đo công suất phát đến ăng ten gi.

Phép đo được thực hiện trong các điều kiện đo kim bình thường, theo 2.3.3 và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn, áp dụng đồng thời cả 2.3.4.1 và 2.3.4.2.

2.1.3. Công suất bức xạ hiệu dụng (cường độ trường)

Phép đo y cháp dng cho thiết bkhông có đu nối ăng ten 50 Ω n ngoài.

2.1.3.1. Định nghĩa

Công suất bức xạ hiu dụng là công suất bức xạ theo hướng cường độ trường cực đại trong các điều kin đo đã được qui định, chưa điều chế.

Công suất bức xhiu dụng biu kiến là công suất bức xhiệu dụng của thiết bị được nhà sản xuất công bố.

2.1.3.2. Giới hạn

Công suất bức xhiu dụng trong điều kin đo kiểm bình thường phải nm trong khoảng ±7,5 dB của công suất bức xạ hiệu dụng biểu kiến.

Ngoài ra, công suất bức xạ hiệu dụng không được vượt quá giá trị lớn nhất được nhà quản lý cho phép.

Chỉ thực hiện các phép đo công suất bức xạ hiệu dng trong các điều kiện đo kiểm bình thường.

2.1.3.3. Phương pháp đo

Tại một vị trí đo đưc lựa chọn theo Phlục A, phải đặt thiết bị trên một cột đỡ không dẫn điện ở độ cao qui định, tại vị trí gần nhất với vị trí sử dng bình thường do nhà sản xuất công bố.

Ăng ten đo kiểm phải được định hướng theo phân cực dọc và chiều dài ca ăng ten đo kiểm được chọn phù hợp với tần số của máy phát. Nối đầu ra của ăng ten đo kiểm với máy thu đo.

Bật máy phát, ở chế độ chưa điều chế, điu chỉnh tần số của máy thu đo đến tần số của máy phát cần đo.

Điều chỉnh độ cao của ăng ten đo kiểm trong một dải độ cao qui định cho đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu cực đại.

Sau đó quay máy phát 360o trong mặt phẳng nằm ngang cho đến khi máy thu đo thu được tín hiệu cực đại.

Ghi lại mức tín hiệu cc đại mà máy thu đo thu được.

Thay y phát bằng một ăng ten thay thế như được định nga trong mc A.1.5.

Ăng ten thay thế đưc định hướng theo phân cực dọc và điều chỉnh chiu dài của ăng ten thay thế phù hợp với tần số của máy phát.

Nối ăng ten thay thế với một bộ tạo tín hiệu đã được đồng chỉnh.

Điều chnh bộ suy hao đầu vào của máy thu đo để làm tăng độ nhạy của máy thu đo.

Điều chỉnh độ cao ca ăng ten đo kiểm này trong một dải độ cao qui định để đảm bảo thu được tín hiệu cực đại.

Điều chỉnh mức tín hiệu đầu vào đến ăng ten thay thế sao cho mức tín hiệu được máy thu đo chỉ thị bằng với mức tín hiệu đã được ghi nhớ khi đo công suất bức xạ của máy phát, đã chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Ghi lại mc đầu vào ăng ten thay thế là mức công suất, đã được chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Lặp li phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng theo phân cực ngang.

Giá trị công suất bức xạ hiệu dụng là giá trị lớn hơn trong hai mức công suất đã được ghi lại, tại đầu vào ăng ten thay thế, đã chỉnh theo độ tăng ích của ăng ten này nếu cần.

2.1.4. Đlệch tần số

Đlệch tần số là sự chênh lệnh cực đại giữa tần số tức thời ca tín hiệu tần số vô tuyến đã được điều chế và tần số sóng mang chưa điều chế.

2.1.4.1. Đlệch tần số cho phép cực đại

2.1.4.1.1. Định nghĩa

Đlệch tn số cho phép cực đại là giá trị độ lệch tần số cực đại quy định cho một khoảng cách kênh tương ứng.

2.1.4.1.2. Giới hạn

Đlệch tần số cho phép cực đại đối với các tần số điều chế từ tần số thấp nhất được thiết bị phát đi (f1) (do nhà sản xuất qui đnh) đến tần số (f2) được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 - Độ lệch tần số cho phép cực đại

Khong cách kênh, kHz

Độ lệch tần số cho phép cực đại, kHz

12,5

±2,5

25

±5,0

2.1.4.1.3. Phương pháp đo

Nối máy phát với một bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω, đo độ lệch tần số tại đầu ra của y phát bằng một bộ lệch kế có khả năng đo được độ lệch tần cực đại, bao gồm độ lch do các thành phần xuyên điều chế và các hài có thể được tạo ra trong máy phát.

Tần số điều chế phi thay đổi giữa tần số thấp nhất được cho là phù hợp và tần số 3 kHz.

CHÚ THÍCH: 2,55 kHz đối vi máy phát có khong cách nh là 12,5 kHz.

Mức của tín hiệu đo kiểm này lớn hơn mức điều chế đo kiểm bình thường là 20 dB.

2.1.4.2. Đáp ứng của máy phát đối với các tần số điều chế lớn hơn 3 kHz

2.1.4.2.1. Định nghĩa

Đáp ứng của máy phát đối với các tần số điều chế lớn hơn 3 kHz là độ lệch tần số liên quan tới các tần số điều chế lớn hơn 3 kHz.

CHÚ THÍCH: 2,55 kHz đối vi máy phát có khong cách nh là 12,5 kHz.

2.1.4.2.2. Giới hạn

Đlch tn sti các tn sđiu chế gia 3,0 kHz (cho các thiết bcó khoảng cách kênh 25 kHz) hoc 2,55 kHz (cho các thiết bcó khong cách kênh 12,5 kHz) và 6,0 kHz không đưc vượt quá đlch tn sti tn sđiu chế 3,0 kHz/2,55 kHz. Tại tần số điều chế 6 kHz độ lệch tần số không được lớn hơn 30% độ lệch tần số cho phép cực đại.

Đlệch tần số tại các tần số điều chế giữa tn số 6,0 kHz và tần số bằng với khoảng cách kênh mà thiết bị sử dụng, không được vượt quá giá trị do đường tuyến tính thể hiện độ lch tần số (dB) so với tần số điều chế, bắt đầu tại tần số giới hạn 6 kHz và có độ dốc là -14 dB/octave tạo ra. Các giá trị giới hạn này được minh họa trong Hình 1.

Các chviết tt:

f1 : Tần số thấp nhất

f2 : 3,0 kHz (cho khoảng cách kênh 25 kHz), hoc 2,55 kHz (cho khong cách kênh 12,5 kHz) MPFD : Độ lch tần số cho phép cc đại.

A : Độ lệch tần số đo đưc tại f2

fcs : Giá trtần số bằng vi khoảng cách kênh.

Hình 1 - Độ lệch tần số

2.1.4.2.3. Phương pháp đo

Máy phát phải hoạt động trong các điều kiện đo kim bình thường, theo 2.3.3, và được nối với độ lệch kế qua một bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω. Máy phát phải được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1.

Với một mức tín hiệu điều chế đầu vào không đổi, tần số điều chế phải thay đổi gia tần số 3 kHz và tần số bằng một khoảng cách kênh mà thiết bị hoạt động.

CHÚ THÍCH : 2,55 kHz đi với máy phát có khong cách kênh 12,5 kHz.

Đo độ lệch tần số bằng độ lệch kế.

2.1.5. Công suất kênh lân cận

2.1.5.1. Định nghĩa

Công suất kênh lân cận là một phần của tổng công suất lối ra của máy phát trong điều kiện điều chế đã biết rơi vào một băng thông xác định có tần số trung tâm là tần số danh đnh của một trong các kênh lân cận.

Công suất này là tổng công suất trung bình do điều chế, tiếng ù và tạp âm của máy phát gây ra.

2.1.5.2. Giới hạn

Đối với khoảng cách kênh 25 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn công suất sóng mang của máy phát trừ đi 70,0 dB, và không cần phải thấp hơn 0,20 µW. Đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn công suất sóng mang của máy phát trừ đi 60,0 dB, và không cần phải thấp hơn 0,20 µW.

2.1.5.3. Phương pháp đo

Công suất kênh lân cận được đo bằng một máy thu đo công suất, máy thu đo công suất này phải tuân thủ các yêu cầu được cho trong phlục B, trong phần này được gọi là “máy thu”.

a) Máy phát phải hoạt đng tại công suất sóng mang được xác định trong 2.1.2 trong các điều kiện đo kiểm bình thường.Nối đầu ra của máy phát đến đầu vào của "máy thu" qua một bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω, để đảm bảo rng trở kháng đến máy phát là 50 , và mức tại đu vào của "máy thu" là phù hợp.

b) Với máy phát chưa được điều chế, phải điều chỉnh tần số "máy thu" sao cho đạt được đáp ứng cực đại. Đây là mức chuẩn 0 dB. Phải ghi lại thông số thiết lập của bộ suy hao biến đổi của máy thu và giá trcủa bộ chỉ thị rms. Nếu không có được sóng mang chưa điều chế, thì phép đo sẽ được thực hiện với máy phát được điều chế đo kim bình thường, xem 2.4.1, phải ghi lại điều kiện đo kiểm trong báo cáo đo.

c) Điều chỉnh tần số của “máy thu” lớn hơn tần số sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của “máy thu” gần vi tần số sóng mang của máy phát nhất xuất hiện tại vị trí cách tần số sóng mang danh định như trong Bảng 3.

Bảng 3 - Khoảng dch chuyển tần số

Khong cách kênh, kHz

Độ rộng băng tần cần thiết qui định, kHz

Khong dịch tần số từ điểm -6 dB, kHz

12,5

8,4

8,25

25

16

17

d) Máy phát được điều chế bởi một tín hiệu đo kiểm 1250 Hz tại một mức tín hiệu cao hơn mức tín hiệu tạo ra độ lệch tần bằng 60% độ lệch tần cho phép cực đại là 20 dB, theo 2.1.4.2.

e) Điều chỉnh bộ suy hao của “máy thu” để đạt được cùng giá trị đọc như trong bước b) hoặc theo một quan hệ đã biết với giá trị đọc được tại bước b).

f) Tỷ số giữa công suất kênh lân cận và công suât sóng mang là độ chênh lệch giữa hai giá trị của bộ suy hao biến đổi của “máy thu” trong hai bước b) và e), đã được chỉnh theo bất kỳ sự khác nhau nào trong cách đọc bộ chỉ thị giá trị rms.

Lặp lại phép đo với tần số của “máy thu” được điều chỉnh thấp hơn tần số của sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB ca “máy thu” gần nhất với tần số sóng mang của máy phát xuất hiện tại vị trí cách tần số sóng mang danh định như trong Bảng 3 .

2.1.6. Phát xạ giả

2.1.6.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là các phát xạ tại các tần số khác với tần số của sóng mang và các di biên khi điều chế đo kiểm bình thường. Mức của phát xạ giả được đo như:

hoặc:

a) Mức công suất của phát xạ giả với tải xác định (phát xạ giả dẫn); và

b) Công suất bức xhiệu dụng của phát xạ giả khi bị bức xạ bởi vỏ máy và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ máy); hoặc

c) Công suất bức xạ hiệu dụng của phát xạ giả khi bị bức xạ bởi vỏ máy và ăng ten liền, trong trường hp máy cm tay có ăng ten liền và không có đầu nối RF bên ngoài.

2.1.6.2. Giới hạn

Công suất của một phát xạ giả bất kỳ không được vượt quá các giá trị cho trong

Bảng 4 và Bảng 5.

Bảng 4 - Phát xạ dẫn

Dải tần s

Từ 9 kHz đến 1 GHz

Trên 1 đến 4 GHz hoặc

Trên 1 đến 12,75 GHz

Tx, trạng thái hoạt động

0,25 µW (-36,0 dBm)

1,00 µW (-30,00 dBm)

Tx, trạng thái ch

2,0 nW (-57,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

Bảng 5 - Phát xạ bức xạ

Dải tần s

Từ 30 MHz đến 1 GHz

Từ 1 GHz đến 4 GHz

Tx, trạng thái hoạt động

0,25 µW (-36,0 dBm)

1,00 µW (-30,00 dBm)

Tx, trạng thái ch

2,0 nW (-57,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

Trong trưng hợp các phép đo bức xạ cho máy cầm tay, áp dụng các điều kiện đo sau đây:

- Máy có ăng ten liền bên trong: nối đến một ăng ten bình thường.

- Máy có ổ cắm ăng ten bên ngoài: nối một tải giả đến ổ cắm này.

2.1.6.3. Phương pháp đo mức công suất với tải xác định

Phương pháp đo này chỉ áp dụng cho thiết bị có đầu nối ăng ten bên ngoài. Nối máy phát với một bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω.

Đầu ra của bộ suy hao công suất được nối với một máy thu đo.

Bật máy phát ở chế độ không điều chế, điều chỉnh tần số của máy thu đo kiểm, phụ lục A, trong dải tần số từ 9 kHz đến 4 GHz cho các thiết bị hoạt động ở các tần số thấp hơn 470 MHz, hoặc trong dải tần số từ 9 kHz đến 12,75 GHz cho thiết bị hot động ở các tần số lớn hơn 470 MHz.

Tại mỗi tần số phát hiện có phát xạ giả, ghi lại mức công suất là mức phát xạ giả dn phát đến một tải xác đnh, ngoại trừ tần số của kênh máy phát đang hoạt động và tần số của các kênh lân cn.

Phép đo sẽ được lặp lại với máy phát ở chế độ chờ.

2.1.6.4. Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng

Phương pháp đo này chỉ áp dụng cho thiết bị có đầu nối ăng ten bên ngoài.

Tại một vị trí đo đưc lựa chọn theo Phlục A, phải đặt thiết bị trên một cột đỡ không dẫn tại một độ cao qui định và tại vị tgần nhất với vị trí sử dụng bình thường được nhà sản xuất công bố.

Đầu nối ăng ten của máy phát được nối đến một ăng ten giả, theo 2.4.2.

Ăng ten đo kiểm phải được định hướng theo phân cực dọc và chiều dài ca ăng ten đo kiểm được chọn phù hợp với tần số tức thời của máy thu đo.

Nối đầu ra của ăng ten đo kiểm đến máy thu đo.

Máy phát được bật ở chế độ không điều chế và điu chỉnh tần số của máy thu đo trong dải tần số từ 30 MHz đến 4 GHz, ngoại trừ tần số của kênh máy phát đang hoạt động và tần số của các kênh lân cận.

Tại mỗi tần số phát hiện có thành phần phát xạ giả, điều chỉnh độ cao của ăng ten đo kiểm trong một dải độ cao qui định cho đến khi máy thu đo thu được mc tín hiệu cực đại.

Sau đó quay máy phát 360o trong mặt phng nằm ngang, cho đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu cc đại.

Ghi lại mức tín hiệu cc đại mà máy thu đo thu được.

Thay máy phát bằng một ăng ten thay thế như được xác đnh trong mục A.1.5.

Ăng ten thay thế đưc định hướng theo phân cực dọc và điều chỉnh chiu dài của ăng ten thay thế phù hợp với tần số của thành phần phát xạ giđã thu được. Nối ăng ten thay thế với một bộ tạo tín hiệu đã được đồng chỉnh.

Đặt tần số của bộ tạo tín hiệu bằng tần số của thành phần phát xạ giả thu được.

Khi cần thiết, có thể điều chnh bộ suy hao đầu vào của máy thu đo để làm tăng độ nhạy của máy thu đo.

Điều chỉnh độ cao ca ăng ten đo kiểm trong dải độ cao qui định để đảm bảo thu được tín hiệu cực đại.

Điều chỉnh tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế đến mức sao cho mức tín hiệu mà máy thu đo chỉ thị bằng vi mức tín hiệu đã đưc ghi nhớ khi đo thành phần phát xạ, đã được chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Ghi lại mức tín hiệu đầu vào ăng ten thay thế là mức công suất, đã chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Lặp lại phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế định hưng theo phân cực ngang.

Giá trị công suất bức xhiệu dụng của các thành phn phát xạ giả là giá trị lớn hơn trong hai mức công suất đã được ghi lại cho mỗi thành phần phát xạ giả tại đầu vào ăng ten thay thế, đã chỉnh theo độ tăng ích của ăng ten nếu cần.

Phép đo được lặp lại khi máy phát ở trạng thái chờ.

2.1.6.5. Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng

Phép đo này chỉ áp dụng cho thiết bị không có đầu nối ăng ten bên ngoài.

Phương pháp đo giống như 2.1.6.4, ngoại trừ đầu ra của máy phát được ni với ăng ten liền chứ không nối với ăng ten giả.

2.1.7. Suy hao xuyên điều chế

Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các máy phát được sử dụng tại các trạm gốc (cố định).

2.1.7.1. Định nghĩa

Suy hao xuyên điều chế là khả năng của máy phát tránh được hiện tượng tạo ra tín hiệu trong các thành phần phi tuyến do sự có mặt của sóng mang và mt tín hiệu nhiễu đi vào máy phát qua ăng ten.

Suy hao xuyên điều chế được xác định là tỷ số giữa mức công suất của i bậc ba với mức công suất của sóng mang, tính theo dB.

2.1.7.2. Giới hạn

Có hai dạng suy hao xuyên điều chế, thiết bị phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

- Tỷ số suy hao xuyên điều chế phải tối thiu là 40,0 dB cho bất kỳ một thành phn xuyên điều chế nào.

- Đối với các trạm gốc sử dụng trong các điều kiện dịch vụ đặc biệt (ví dụ tại các vị trí có nhiều máy phát đang hoạt đng) thì tsố suy hao xuyên điều chế phải tối thiểu là 70,0 dB.

2.1.7.3. Phương pháp đo

Hình 2 - Bố trí phép đo

Bố trí phép đo như trong Hình 2.

Nối máy phát đến bộ suy hao công suất 10 dB trở kháng 50Ω và đến máy phân tích phổ qua một bộ ghép có hướng. Có thể bổ sung thêm một bộ suy hao giữa bộ ghép có hướng và máy phân tích phổ để tránh quá tải cho máy phân tích phổ.

Nối máy phát cần đo với bộ suy hao công suất 10 dB bằng một kết nối ngắn nhất để làm giảm ảnh hướng các lỗi không phối hp.

Nối nguồn tín hiệu đo kiểm nhiễu với đầu kia của bộ ghép có hướng qua một bộ suy hao công suất 20 dB 50Ω.

Nguồn tín hiệu đo kim nhiễu có thể là hoặc:

- Một máy phát có đu ra công suất giống với máy phát cần đo và có dạng tương tự máy phát cần đo, hoặc

- Một bộ to tín hiệu và một bộ khuếch đại công suất tuyến tính có khả năng phát công suất đầu ra giống với máy phát cần đo.

Bộ ghép có hướng phải có suy hao xen nhỏ hơn 1 dB, có độ rộng băng tần đủ và hệ số định hướng lớn hơn 20 dB.

Phân cách vật lý giữa máy phát cần đo và nguồn tín hiệu đo kim sao cho phép đo không bị nh hưởng của bức xtrực tiếp.

Máy phát cần đo ở chế độ không điều chế, điều chỉnh máy phân tích phổ để có đưc chỉ thị cực đại với độ rộng dải quét tần số 500 kHz.

Nguồn tín hiệu đo kiểm nhiễu cũng ở chế độ không điều chế có tần số lớn hơn tần số của máy phát cần đo từ 50 kHz đến 100 kHz.

Chọn tần số của nguồn tín hiệu nhiễu sao cho các thành phần xuyên điu chế đo được không bị trùng với các thành phần giả khác.

Đầu ra công suất của nguồn tín hiệu đo kim nhiễu phải được điều chỉnh đến mức công suất sóng mang của máy phát cần đo bằng cách sử dụng một y đo công suất.

Đo thành phần xuyên điều chế bằng cách quan sát trc tiếp trên máy phân tích phổ, ghi lại tỷ số của thành phần xuyên điều chế bậc ba lớn nhất với mức sóng mang.

Lặp li phép đo này với tần số của nguồn tín hiệu đo kiểm nhiễu nhỏ hơn tn số của máy phát cần đo từ 50 kHz đến 100 kHz.

2.1.8. Đặc điểm tần số quá độ của máy phát

2.1.8.1. Định nghĩa

Đặc điểm tần số quá độ của máy phát là sự biến thiên theo thời gian của chênh lệch tần số so với tần số danh định của máy phát khi công suất đầu ra RF được bật và tắt.

ton: theo phép đo mô tả ở 2.1.8.3, thời điểm bật của máy phát được xác định theo trạng thái khi công suất đầu ra, đo tại cổng ăng ten, vượt quá 0,1% công suất danh định.

t1: khoảng thời gian bt đầu tại ton và kết thúc tại thời điểm cho trong Bảng 6.

t2: khoảng thời gian bắt đầu tại thời điểm kết thúc t1 và kết thúc tại thời điểm cho trong Bảng 6.

toff: thời điểm tắt máy được xác định theo trạng thái khi công suất đầu ra máy phát giảm xung dưới 0,1% của công suất danh định.

t3: khoảng thời gian kết thúc tại toff và bắt đầu tại thời điểm cho trong Bảng 6.

2.1.8.2. Giới hạn

Các chu kỳ quá độ được cho trong Bảng 6 và biểu diễn trong Hình 4.

Bảng 6 - Chu kỳ quá độ

 

Từ 30 MHz

đến 300 MHz

Trên 300 MHz

đến 500 MHz

Trên 500 MHz

đến 1000 MHz

t1, ms

5,0

10,0

20,0

t2, ms

20,0

25,0

50,0

t3, ms

5,0

10,0

10,0

Trong chu kỳ t1 và t3 độ chênh lệch tần số không được vượt quá giá trị bằng một khoảng cách kênh.

Trong chu kỳ t2 độ chênh lnh tần số không được vượt quá giá trị bằng 1/2 khoảng cách kênh.

Trong trưng hợp các máy cầm tay, có công suất đầu ra của máy phát nhỏ hơn 5 W, độ lệch tần số trong khoảng t1 và t3 có thể lớn hơn mt khoảng cách kênh. Đthị tần số theo thời gian tương ứng trong khoảng t1 và t3 phải được ghi li trong báo cáo đo.

2.1.8.3. Phương pháp đo

Bố trí phép đo như trong Hình 3.

Hình 3 - Bố trí phép đo

Đưa hai tín hiệu đến bộ phân biệt đo kiểm qua mạch phối hợp, theo 2.4.6. Nối máy phát với bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω.

Nối đầu ra của bộ suy hao công suất với bộ phân biệt đo kiểm qua một đầu vào của mạch phối hợp.

Nối bộ tạo tín hiệu đo kiểm với đầu vào thứ hai của mạch phối hp.

Điều chnh tín hiệu đo kiểm đến tần số danh định của máy phát.

Tín hiệu đo kiểm được điều chế bởi một tn số 1 kHz với độ lệch bằng ± giá trị của khoảng cách kênh tương ứng.

Điều chnh mức tín hiệu đo kiểm bằng 0,1% công suất máy phát cần đo tại đầu vào của bộ phân biệt đo kiểm. Mức tín hiệu này sẽ được duy trì trong suốt quá trình đo.

Nối đầu ra lệch tần (fd) và lệch biên (ad) ca bộ phân biệt đo kim với một máy hin sóng có nhớ.

Đặt máy hiện sóng có nhớ hiển thị kênh tương ứng với đầu vào lệch tần (fd) có độ lệch tần số ≤ ± độ lch tần số của một kênh, bằng với khoảng cách kênh tương ứng, từ tần số danh định.

Đặt tốc độ quét của máy hiện sóng có nhớ là 10 ms/ một độ chia (div), và thiết lập sao cho chuyển trạng thái xảy ra ở 1 độ chia (div) từ mép bên trái màn hình.

Màn hình sẽ hiển thị tín hiệu đo kiểm 1 kHz một cách liên tục.

Sau đó đặt máy hiện sóng có nhớ để chuyn trạng thái trên kênh tương ứng với đu vào lệch biên độ (ad) ở mức đầu vào thấp, sườn lên.

Sau đó bật máy phát, không điều chế, để to ra xung chuyển trạng thái và hình ảnh trên màn hình hiển thị.

Kết quả thay đổi tỷ số công sut giữa tín hiệu đo kim và đầu ra máy phát sẽ tạo ra hai phần riêng biệt trên màn hình, một phần biểu din tín hiệu đo kiểm 1 kHz, phần thứ hai biểu diễn sự thay đổi tần số của máy phát theo thời gian.

ton là thời điểm chặn được hoàn toàn tín hiệu đo kiểm 1 kHz.

Các khoảng thời gian t1 và t2 được xác định trong Bảng 6 đưc dùng để xác đnh khuôn dạng giới hạn thích hợp.

Trong khoảng thời gian t1 và t2, đlệch tần số không được vượt quá các giá trị cho trong 2.1.8.2.

Sau khi kết thúc t2, độ lệch tần số phi nằm trong giới hạn sai số tần số, theo 2.1.1.2.

Ghi lại kết quả độ lch tần số theo thời gian. Vẫn bật máy phát.

Đặt máy hiện sóng có nhớ để chuyển trạng thái trên kênh tương ứng với đầu vào lệch biên (ad) ở mức đầu vào cao, sườn xuống và đặt sao cho chuyển trạng thái xảy ra tại 1 độ chia (div) từ mép bên phải của màn hình. Sau đó tắt máy phát.

toff là thời điểm khi tín hiệu kiểm tra 1 kHz bắt đầu tăng.

Khoảng thời gian t3 được cho trong Bảng 6, t3 dùng để xác định khuôn dạng giới hạn thích hợp.

Trong khoảng thời gian t3 độ lch tần số không được vượt quá các giá trị cho trong 2.1.8.2.

Trước khi bắt đầu t3, độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn của sai số tần số, theo 2.1.1.2.

Ghi lại kết quả độ lch tần theo thời gian.

Hình 4 - Quan sát t1, t2, và t3 trên máy hiện sóng

2.2. Yêu cầu cho máy thu

2.2.1. Đnhạy khả dụng cực đại (dẫn)

2.2.1.1. Định nghĩa

Độ nhạy khả dụng cực đại (dn) của máy thu là mức tín hiệu cc tiểu (e.m.f) tại đầu vào máy thu, tại tần số danh định của máy thu, trong điều kiện điu chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, mức tín hiệu này sẽ tạo ra:

- Công suất đầu ra tần số âm tần tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến, mục 2.4.8, và

- Tỷ số SND/ND = 20 dB, đo tại đầu ra của máy thu qua một mch đo tạp âm thoại như trong khuyến nghị CCITT O.41, sách đỏ 1984.

2.2.1.2. Giới hạn

Đnhy khdng cc đại không đưc vưt quá giá trsc đin động 6,0 dBV trong các điều kiện đo kim bình thường, và giá trị sức điện động 12,0 dBV trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.

2.2.1.3. Phương pháp đo tỷ số SND/ND

Tín hiệu đo kiểm có tần số bằng tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, được đưa vào bộ kết nối đầu vào của máy thu.

Đầu ra của máy thu được nối với một tải đầu ra âm tn, một y đo SINAD và mt mạch đo tp âm thoại như 2.2.1.1.

Nếu có th, điều chỉnh công sut của máy thu tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến, theo 2.4.8, hoặc trong trường hp điều chỉnh công suất theo bước, thì tại bước đầu tiên công suất ra tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến.

Giảm mức đầu vào của tín hiệu đo kiểm cho đến khi tỷ số SND/ND = 20 dB.

Mức đầu vào của tín hiệu đo kim trong các điều kiện ở trên là giá trị độ nhạy khả dụng cực đại.

Thực hiện phép đo trong các điều kiện đo kiểm bình thường, theo 2.2.3, lặp lại phép đo trong các điều kiện đo kiểm tới hạn áp dụng đồng thời cả 2.2.4.1 và 2.2.4.2.

Dưới các điều kiện đo kiểm tới hạn, công suất đầu ra âm tần của máy thu phải nằm trong khoảng công suất đầu ra âm tần của máy thu dưới điều kiện đo kiểm bình thường ±3 dB.

2.2.2. Đnhạy khả dụng cực đại (cường độ trường)

Phép đo này chỉ áp dụng cho các thiết bị không có đầu nối ăng ten bên ngoài 50Ω.

2.2.2.1. Định nghĩa

Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu là cường độ trường nhỏ nhất xuất hiện tại vị trí của máy thu, tại tn số danh định của máy thu, trong điều kiện điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, độ nhạy khả dụng cực đại phải thoả mãn các yêu cầu của

2.2.1.1.

2.2.2.2. Giới hạn

Độ nhạy khả dụng cực đại không được vượt quá giá trị cường độ trường cho trong Bảng 7.

Bảng 7 - Cường độ trường

Băng tần, MHz

Cưng độ trưng theo dB so vi 1 V/m

Điều kiện đo kiểm bình thưng

30 đến 100

14,0

100 đến 230

20,0

230 đến 470

26,0

470 đến 1000

32,0

2.2.2.3. Phương pháp đo

Tại vị trí đo, được lựa chọn theo Phụ lục A, đặt thiết bị trên một trụ đỡ không dẫn tại độ cao xác định, có vị trí gần nhất với vị trí sử dụng bình thường được nhà sản xuất công bố.

Ăng ten đo kiểm phải được định hướng theo phân cực dọc và chiều dài ca ăng ten đo kiểm được chọn theo tần số của máy thu.

Đầu vào ca ăng ten đo kiểm được nối đến một bộ tạo tín hiệu.

Điều chỉnh tần số của bộ tạo tín hiệu đến tần số của máy thu cần đo và điều chỉnh mức tín hiệu đầu ra của bộ tạo tín hiệu bằng 100 dBV.

Bộ tạo tín hiệu sẽ được điều chế ở chế độ điều chế đo kiểm bình thường theo mục 2.4.1.

Loa/bộ chuyển đổi của y thu được ghép với mt ti đầu ra âm tần, một y đo SINAD và một mạch đo tạp âm thoại theo 2.2.1.1 qua một mạch đo âm, bố trí phép đo theo A.3.3.1.

Nếu có th, điều chỉnh công sut của máy thu tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến, mục 2.4.8, hoặc trong trường hợp hiệu chỉnh từng bước, thì tại bước đầu tiên công suất ra của máy thu tối thiểu bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến.

Giảm mức đầu ra của tín hiệu đo kiểm cho đến khi SND/ND = 20 dB.

Điều chỉnh độ cao ăng ten đo kiểm trong một dải qui định để tìm mức tín hiệu đo kiểm thấp nhất, mức tín hiệu này tạo ra tsố SND/ND = 20 dB.

Sau đó, quay máy thu trong mặt phẳng nằm ngang 360o, để m mức tín hiệu đo kiểm thấp nhất, mức tín hiệu này tạo ra tsố SND/ND = 20 dB.

Duy trì mc tín hiệu đầu vào ăng ten đo kiểm.

Thay máy thu bằng một ăng ten thay thế như trong mục A.1.5.

Ăng ten thay thế được định hưng theo phân cực dc và chọn độ dài của ăng ten thay thế phù hợp với tần số của máy thu.

Nối ăng ten thay thế đến máy thu đo đã được đồng chỉnh.

Điều chỉnh độ cao ca ăng ten đo kiểm trong khoảng độ cao xác định để đảm bảo thu được tín hiệu cực đại.

Ghi lại mức tín hiệu đã được đo bằng máy thu đo là cường độ tng theo dBµV/m.

Lặp li phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng theo phân cực ngang.

Giá trị độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu theo cường độ trường là giá trị nhỏ nhất trong hai mức tín hiệu đã được ghi lại tại đầu vào của máy thu đo, đã chỉnh theo độ tăng tích của ăng ten nếu cần thiết.

2.2.3. Trit nhiễu đồng kênh

2.2.3.1. Định nghĩa

Triệt nhiễu đồng kênh là khả năng của máy thu thu tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của tín hiệu được điều chế không mong muốn tại tần số danh định của máy thu.

2.2.3.2. Giới hạn

Giá trị của tỷ số triệt nhiễu đồng kênh tính theo dB, tại một tần số bất kỳ của tín hiệu không mong muốn trong dải tần số xác định, phải nằm giữa:

-8,0 dB và 0 dB cho khoảng cách kênh 25 kHz

-12 dB và 0 dB cho khoảng cách kênh 12,5 kHz.

2.2.3.3. Phương pháp đo

Đưa hai tín hiệu đầu vào đến máy thu qua một mạch phối hợp, theo 2.4.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBµV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, vào bộ kết nối đầu vào của máy thu qua một đầu của mạch phối hợp.

Đưa tín hiệu đo kiểm giả nhiễu có tần số danh định của máy thu, được điều chế bằng tần số 400 Hz tại độ lệch bằng 60% độ lệch tn số cho phép cực đại, theo 2.1.4.2, đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Điều chỉnh biên độ của tín hiệu đo kiểm giả nhiễu cho đến khi tỷ số SND/ND tại đầu ra của máy thu giảm xuống bằng 14 dB.

Triệt nhiễu đồng kênh là tỷ số giữa mức tín hiệu đo kiểm giả nhiễu và mức tín hiệu đo kiểm mong muốn tại đầu vào máy thu theo dB. Ti giá trị triệt nhiễu đng kênh này tỷ số SND/ND gim xuống bằng 14 dB.

Ghi lại tỷ số này.

Lặp lại phép đo với tn số của tín hiệu đo kiểm giả nhiễu có khong dịch chuyển tần số là ±1500 Hz và ±3000 Hz.

Triệt nhiễu đồng kênh là giá trị nhỏ nhất trong 5 kết quả đo đã được ghi lại.

2.2.4. Đchọn lọc kênh lân cận

2.2.4.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc kênh lân cận là khả năng của máy thu thu tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng đã cho do sự mặt của một tín hiệu được điều chế không mong muốn trong kênh lân cận.

2.2.4.2. Giới hạn

Với các khoảng cách kênh 25 kHz, độ chọn lọc kênh lân cận không được nhỏ hơn 70,0 dB trong điều kiện đo kiểm bình thường, và không được nhỏ hơn 60,0 dB trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

Với khoảng cách kênh 12,5 kHz, độ chọn lọc kênh lân cận không được nhỏ hơn 60,0 dB trong điều kiện đo kiểm bình thường, và không được nhỏ hơn 50,0 dB trong điu kiện đo kim tới hạn.

2.2.4.3. Phương pháp đo

Đưa hai tín hiệu vào máy thu qua một mạch phối hợp, mục 8.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, mục 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBµV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, vào bộ kết nối đầu vào của máy thu.

Đưa tín hiệu đo kiểm giả nhiễu, có tần số lớn hơn tần số danh định của máy thu mt khoảng cách kênh, được điều chế bởi tần số 400 Hz tại độ lệch bằng 60% độ lệch tần số cho phép cực đại, theo 2.1.4.2 đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Điều chỉnh biên độ của tín hiệu đo kiểm giả nhiễu cho đến khi tỷ số SND/ND tại đầu ra của máy thu giảm xuống bằng 14 dB.

Độ chọn lc kênh lân cận là tsố tính theo dB giữa mức tín hiệu đo kiểm giả nhiễu và mức tín hiệu đo kiểm mong muốn tại đầu vào máy thu. Tại giá trị này tỷ số SND/ND bằng 14 dB. Ghi lại tỷ số này.

Lặp li phép đo với tn số của tín hiệu đo kiểm giả nhiễu thấp hơn tần số danh định của máy thu một khoảng cách kênh.

Hai giá trị được ghi lại là độ chọn lọc kênh lân cận cao và thấp.

Lặp lại phép đo trong các điều kiện tới hạn, áp dụng đồng thời 2.3.4.1 và 2.3.4.2 với biên độ ca tín hiệu đo kiểm mong muốn có e.m.f bằng 12 dBµV.

2.2.5. Trit đáp ứng giả

2.2.5.1. Định nghĩa

Triệt đáp ứng giả là khả năng của máy thu phân bit được tín hiệu điều chế mong muốn tại tn số danh định với một tín hiệu không mong muốn tại bất kỳ một tần số nào có đáp ứng thu.

2.2.5.2. Giới hạn

Tại bất kỳ tần số nào cách tần số danh định của máy thu lớn hơn một khoảng cách kênh, tỷ lệ triệt đáp ứng giả không được nhỏ hơn 70,0 dB.

2.2.5.3. Giới thiệu phương pháp đo

Sử dụng các tính toán sau đây để xác đnh các tần số tại đó có đáp ứng gi

a) Tính toán "dải tần số giới hạn" “Dải tần số giới hạn” bằng:

- Tần số tín hiệu của bộ dao đng nội (flo) được đưa đến bộ trộn đầu tiên của máy thu ± tổng của các tần số trung tần (if1, ..., ifn) và một nửa dải tn các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu, xem Phụ lc C.

Do đó:

- “Dải tần số giới hạn” = flo ± (if1+ if2+...+ ifn + sr/2)

b) Tính các tần số ngoài “dải tần số giới hạn”

Việc tính toán các tn số tại đó xuất hiện các đáp ng giả bên ngoài dải tần số đã xác định trong mục a) được thực hiện cho phần còn ca dải tần được quan tâm, theo 2.2.5.4.

Các tần số ngoài “dải tần số giới hạn” bằng:

- Các hài của tần số tín hiệu của bộ dao động nội (flo) được đưa đến bộ trộn đầu tiên của máy thu ± giá trị tần số trung tần thứ nhất của máy thu;

Do đó:

- Tần số ca các đáp ứng giả này = nflo ± if1

Trong đó n là số nguyên ≥ 2.

Để tính toán a) và b), nhà sản xuất phải công bố tần số của máy thu, tần số tín hiệu của bộ dao động nội (flo) được đưa đến btrộn đầu tiên của máy thu, các tần số trung gian (if1, if2...) và dải tần các kênh cài đt sẵn (sr) của máy thu.

2.2.5.3.1. Phương pháp tìm kiếm trêndải tn số giới hn

Đưa hai tín hiệu đầu vào đến máy thu qua một mạch phối hợp, theo 2.4.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm mong mun có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBµV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, đến bộ kết nối đầu vào của máy thu qua một đầu vào của mạch phối hợp.

Đưa tín hiệu đo kiểm giả nhiu được điều chế bằng một tần số 400 Hz có độ lệch là ±5 kHz, có e.m.f bằng 86 dBV, đến bộ kết nối đầu vào của máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Tăng dn dn tn sca n hiu đo kim ginhiễu lớn hơn “dải tần sgiới hn”. Các bước tăng tần số của tín hiệu đo kiểm giả nhiu là 5 kHz.

Ghi lại tần số của bất kỳ đáp ứng giả o xuất hiện trong quá trình tìm kiểm để sử dụng cho các phép đo tương ứng trong 2.2.5.4.

2.2.5.4. Phương pháp đo

Đưa hai tín hiệu đầu vào đến máy thu qua một mạch phối hợp, theo 2.4.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBµV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, vào bộ kết nối đầu vào của máy thu qua một đầu của mạch phối hợp.

Đưa tín hiệu đo kiểm giả nhiu, được điều chế bằng tần số 400 Hz có độ lệch tần bằng 60% độ lệch tần cho phép cực đại, theo 2.1.4.2, có e.m.f bằng 86 dBV đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Thực hiện phép đo tại tất cả các tần số có đáp ứng giả được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm trên “dải tần số giới hạn”, theo 2.2.5.3.1, và tại c tn số còn lại có đáp ứng giả trong dải tần t100 kHz đến 2 GHz đối với thiết bị hoạt động tại c tần số nhỏ hơn 470 MHz hoặc trong dải tần số từ 100 kHz đến 4 GHz đối với thiết bị hoạt động tại các tần số lớn hơn 470 MHz.

Tại mỗi tần số có đáp ứng giả, điều chỉnh mức đầu vào cho đến khi tỷ số SND/ND giảm xung còn 14 dB.

Triệt đáp ứng giả là tỷ số giữa mức tín hiệu đo kiểm giả nhiễu và mức tín hiệu đo kiểm mong muốn tại đầu vào máy thu theo dB. Tại giá trị này tỷ số SND/ND gim xung bằng 14 dB.

Ghi lại tỷ số này là giá trị triệt đáp ứng giả cho mỗi đáp ứng giả được tìm thy.

2.2.6. Trit đáp ứng xuyên điều chế

2.2.6.1. Định nghĩa

Triệt đáp ứng xuyên điều chế là khả năng của máy thu thu một tín hiệu được điu chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của nhiều tín hiệu không mong muốn có quan hệ tần số xác đnh với tần số tín hiệu mong muốn.

2.2.6.2. Giới hạn

Tstrit đáp ng xuyên điều chế không đưc nhhơn 70,0 dB đi vi các trm gc, và không được nhhơn 65,0 dB đi với các trạm di động và y cm tay.

2.2.6.3. Phương pháp đo

Đưa ba tín hiệu đầu vào đến máy thu qua một mạch phối hợp, theo 2.4.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm mong mun (A), có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kim bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, vào bộ kết nối đầu vào của máy thu qua một đầu ca mạch phối hợp.

Đưa tín hiu đo kiểm giả nhiễu (B), có tần số lớn hơn tần số danh định ca máy thu là 25 kHz, không điều chế, đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Đưa tín hiu đo kiểm giả nhiễu (C), có tần số lớn hơn tần số danh định của máy thu là 50 kHz, được điều chế với tần số 400 Hz tại độ lệch tần bằng 60% độ lệch tần khả dụng cực đại, theo 2.1.4.2, đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ ba của mạch phối hợp.

Điều chỉnh và duy trì biên độ của các tín hiệu (B), (C) bằng nhau cho đến khi tỷ số SND/ND tại đầu ra của máy thu giảm xung còn 14 dB.

Triệt đáp ng xuyên điều chế là tỷ số giữa mức của các tín hiệu đo kiểm giả nhiễu và mức của tín hiệu đo kiểm mong muốn tại đầu vào của máy thu theo dB, tại giá trị này tỷ số SND/ND giảm xuống bằng 14 dB. Ghi lại tỷ số này.

Lặp lại phép đo với tn số tín hiệu (B) lớn hơn tần số danh định của máy thu 50 kHz và tần số của tín hiệu (C) lớn hơn tần số danh định ca máy thu là 100 kHz.

Hai ln đo mô tả ở trên sẽ được lặp li với tần số của các tín hiệu đo kiểm giả nhiễu (B) và (C) thấp hơn tần số danh định của máy thu tương ứng là 25 kHz, 50 kHz và 50 kHz, 100 kHz.

2.2.7. Nghẹt

2.2.7.1. Định nghĩa

Nghẹt là sự thay đổi (thường là suy giảm) công suất đầu ra âm tần mong muốn của máy thu hoặc là sự suy giảm tỷ số SND/ND do một tín hiệu không mong mun ở một tần số khác.

2.2.7.2. Giới hạn

Tỷ lệ nght, đối với bt kỳ tần số nào nằm trong dải tần số xác định, không được nhỏ hơn 84,0 dB , ngoại trừ tại các tn số có đáp ứng giả, theo 2.1.5.

2.2.7.3. Phương pháp đo

Đưa hai tín hiệu đầu vào đến máy thu qua một mạch phối hợp, theo 2.4.6.

Đưa tín hiệu đo kiểm mong muốn, có tần số danh định của máy thu, được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, có e.m.f bằng 6 dBµV, giá trị giới hạn cho độ nhạy khả dụng cực đại, đến bộ kết nối đầu vào của máy thu qua một đầu của mạch phối hợp.

Nếu có thể, điều chỉnh công sut ca y thu ti thiểu bng 50% công suất đầu ra biểu kiến, theo 2.4.8, hoc trong trường hợp điều chỉnh theo c, thì ti bưc đu tiên công suất đu ra của y thu ti thiu bằng 50% công sut đu ra biu kiến.

Mức đầu ra âm tần đạt được phải được ghi nhớ.

Đưa tín hiệu đo kiểm giả nhiu, không điều chế, tại tn số cách tần số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz đến bộ kết nối đầu vào máy thu qua đầu vào thứ hai của mạch phối hợp.

Vì các lý do thực tế nên thực hiện các phép đo tại tn số của tín hiệu đo kiểm giả nhiễu xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz.

Điều chnh biên độ ca tín hiệu đo kiểm giả nhiễu cho đến khi:

- Mức đầu ra âm tần của tín hiệu mong muốn giảm đi 3 dB; hoặc

- Tỷ số SND/ND tại đầu ra của máy thu giảm đến giá trị 14 dB.

Bất kể điều kiện nào xảy ra trước. Mức tín hiệu này phi được ghi nhớ.

Nghẹt là tỷ số giữa mức tín hiệu đo kiểm giả nhiễu và mức tín hiệu đo kiểm mong muốn tại đầu vào của máy thu theo dB, tại giá trị này tỷ số SND/ND giảm xung bằng 14 dB hoặc mức đầu ra âm tần giảm đi 3 dB.

Ghi lại tỷ số này cho mỗi 8 mức đã được ghi nhớ.

2.2.8. Các bức xạ giả

2.2.8.1. Định nghĩa

Bức xạ giả từ máy thu là các thành phần bức xạ tại bất kỳ tần số nào, bị bức xạ bởi thiết bị và ăng ten.

Đo mức ca các bức xạ giả như sau:

hoặc

a) Mức công suất của các bức xạ giả với tải xác đnh (phát xạ giả dẫn) và,

b) Công suất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ giả do bức xạ của vỏ máy và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ máy); hoc,

c) Công suất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ giả do bức xạ của vỏ máy và ăng ten liền, trong trường hợp máy cầm tay có ăng ten liền và không có bộ kết nối RF bên ngoài.

2.2.8.2. Giới hạn

Công suất của bất kỳ bức xạ giả nào không được vượt quá các giá trị cho trong các Bảng 8 và 9.

Bảng 8 - Các thành phần dẫn

Dải tần s

Từ 9 kHz đến 1 GHz

Trên 1 GHz đến 4 GHz

Trên 1 GHz đến 12,75 GHz

Gii hn

2,0 nW (-57,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

Bảng 9 - Các thành phần bức xạ

Dải tần s

Từ 30 MHz đến 1 GHz

Trên 1 GHz đến 4 GHz

Gii hn

2,0 nW (-57,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

Trong trưng hợp đo bức xạ cho các máy cầm tay, sử dụng các điều kin đo kiểm sau đây:

- Máy có ăng ten liền bên trong: nối đến một ăng ten bình thường;

- Máy có ổ cắm ăng ten bên ngoài: nối một tải giả đến ổ cắm này.

2.2.8.3. Phương pháp đo mức công suất với tải xác định

Phương pháp đo này chỉ áp dụng cho thiết bị có đầu nối ăng ten bên ngoài. Nối máy thu với bộ suy hao trở kháng 50Ω.

Nối đầu ra bộ suy hao với máy thu đo.

Bật máy thu, điều chỉnh tần số máy thu đo trong dải tần số từ 9 kHz đến 4 GHz đối với thiết bị hoạt động tại các tần số nhỏ hơn 470 MHz, hoặc trong dải tần số từ 9 kHz đến 12,75 GHz đối với thiết bị hoạt động tại các tần số lớn hơn 470 MHz.

Tại mỗi tần số phát hiện có thành phần bức xạ giả, mức công suất được ghi lại mức bức xạ giả phát đến tải xác định.

2.2.8.4. Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng

Phương pháp này chỉ áp dụng cho thiết bị có đầu nối ăng ten bên ngoài.

Tại một vị trí đo được lựa chọn theo phụ lục A, đặt thiết bị trên một trụ đỡ không dẫn ở một độ cao xác đnh, tại vị trí gần nhất với sử dụng bình thường được nhà sản xuất qui định.

Nối bộ kết nối ăng ten của máy thu đến một ăng ten giả, theo 2.4.2.

Ăng ten đo kiểm định hướng theo phân cực dọc, chọn chiều dài của ăng ten đo kiểm phù hợp với tần số tc thời của máy thu đo.

Nối đầu ra của ăng ten đo kiểm đến máy thu đo.

Bật máy thu, điều chỉnh tần số của máy thu đo trong dải tần số từ 30 MHz đến 4 GHz.

Tại mỗi tần số phát hiện có thành phần giả, điều chỉnh độ cao của ăng ten đo kiểm trong một dải độ cao qui định cho đến khi máy thu đo thu được mc tín hiệu cực đại.

Sau đó, quay máy thu 360o trong mặt phẳng nằm ngang cho đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu cc đại.

Mức tín hiệu cực đại mà máy thu đo thu được phải được ghi nhớ. Thay máy thu bằng một ăng ten thay thế như trong mục A.1.5.

Ăng ten thay thế đưc định hướng theo phân cực dọc, điều chỉnh chiều dài ăng ten thay thế phù hợp với tần số của thành phần giả thu được.

Nối ăng ten thay thế đến một bộ tạo tín hiệu đã được đồng chỉnh.

Đặt tần số của bộ tạo tín hiệu đã được đồng chỉnh đến tần số của thành phần giả thu được.

Nếu cần thiết, điều chỉnh bộ suy hao đầu vào của máy thu đo để làm tăng độ nhạy của máy thu đo.

Điều chỉnh độ cao ăng ten đo kiểm trong một dải độ cao qui đnh để đảm bảo thu

được tín hiệu cực đại.

Điều chỉnh tín hiệu đu vào ăng ten thay thế đến mt mức sao cho mức tín hiệu mà máy thu đo chỉ thị bằng với mức tín hiệu đã được ghi nhớ khi đo thành phần giả, đã chỉnh theo sự thay đổi của bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Ghi lại mc đầu vào ăng ten thay thế là mức công suất bức xạ giả, đã được chỉnh theo sự thay đổi bộ suy hao đầu vào của máy thu đo.

Lặp li phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng theo phân cực ngang.

Giá trị công suất bức xạ hiệu dng của các thành phần giả là mức công suất lớn hơn trong hai mức công suất đã ghi li tại đầu vào đến ăng ten thay thế, đã chỉnh theo độ tăng ích ca ăng ten nếu cần.

2.2.8.5 Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng

Phương pháp này chỉ áp dụng cho thiết bị không có đầu nối ăng ten bên ngoài.

Phướng pháp thực hiện phép đo này như trong 2.2.8.4, ngoại trừ đầu vào máy thu được nối đến ăng ten liền mà không nối đến ăng ten gi.

2.2.9. Yêu cầu cho máy thu hoạt động song công

Thu và phát đồng thời.

Nếu thiết bị được thiết kế để hoạt động song công thì phải thực hiện các phép đo bổ sung sau để đảm bảo cho hoạt động song công.

Với các phép đo này thiết bị phải có blọc song công.

2.2.9.1. Suy gim độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu (nghẹt)

2.2.9.1.1. Định nghĩa

Suy giảm độ nhạy khả dụng cc đại của máy thu (nghẹt) là khả năng của máy thu thu được một tín hiệu điều chế mong muốn tại tần số danh đnh mà không bị suy giảm vượt qua một ngưỡng qui định do sự có mặt của một tín hiệu được điều chế không mong muốn (công suất bị suy hao từ máy phát).

2.2.9.1.2. Giới hạn

Nghẹt không được vượt quá 3,0 dB, và giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại trong các điều kiện đo kiểm bình thưng phải thoả mãn theo 2.2.1.

2.2.9.1.3. Phương pháp đo khi thiết bị hoạt động với một bộ lọc song công

Nối đầu ni ăng ten đến một bộ suy hao công suất trở kháng 50Ω, qua một thiết bị phối hợp.

Đưa tín hiệu đo kiểm, được điều chế đo kiểm bình thường, mc 2.4.1, đến thiết bị ghép sao cho không làm ảnh hưởng sự phối hợp trở kháng. Máy phát hoạt động tại công suất đầu ra biểu kiến, theo 2.1.2.

Máy phát được điều chế bằng tần số 400 Hz, với độ lệch tần bằng 60% độ lệch tần cho phép cực đại, theo 2.1.4.2.

Đo độ nhạy của máy thu như trong theo 2.2.1.

Mức tín hiệu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi lại là C đơn vị dBµV. Tắt máy phát và đo độ nhạy của máy thu.

Mức tín hiệu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi lại là D đơn vị dBµV. Nghẹt là sự chênh lệch giữa hai mức C và D.

2.2.9.1.4. Phương pháp đo khi thiết bị hoạt động với hai ăng ten

Nối đầu ra RF của máy phát với một bộ suy hao công sut.

Nối đu ra của bộ suy hao công suất đến đầu vào của máy thu qua một thiết bị ghép.

Suy hao giữa máy phát và máy thu là 30 dB.

Đưa tín hiệu đo kiểm được điều chế đo kiểm bình thường, theo 2.4.1, đến thiết bị ghép sao cho không làm ảnh hưởng sự phối hợp trở kháng.

Máy phát hoạt động tại công suất đầu ra biểu kiến như đã xác đnh trong theo 2.1.2.

Máy phát được điều chế bởi tần số 400 Hz với độ lch tần số bằng 60% độ lệch tần cho phép cực đại, theo 2.1.4.2.

Đo độ nhạy của máy thu như trong 2.2.1

Ghi lại mức tín hiệu ra của bộ tạo tín hiệu là C đơn vị dBµV. Tắt máy phát, đo độ nhạy của máy thu

Ghi lại mức tín hiệu ra của bộ tạo tín hiệu là D đơn vị dBµV. Nghẹt là sự chênh lệch giữa hai giá trị C và D.

2.2.9.2 Triệt đáp ứng giả của máy thu

2.2.9.2.1. Phương pháp đo

Triệt đáp ng giả của máy thu được đo như trong 2.2.6 với bố trí thiết bị như trong

2.2.9.1.3 hoặc 2.2.9.1.4, ngoại trừ máy phát không được điều chế.

Máy phát hoạt động tại công suất đầu ra biểu kiến như được qui định trong mục 2.1.2.

2.2.9.2.2. Giới hạn

Tại bất kỳ tần số nào cách tần số danh định của máy thu lớn hơn hai khoảng cách kênh, tỷ số triệt đáp ứng giả không được nhỏ hơn 67,0 dB.

2.3. Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường

2.3.1. Các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn

Các phép đo phải được thực hiện trong các điều kin bình thường, và khi cần thiết phải được thực hiện trong các điu kiện tới hạn.

2.3.2. Nguồn điện đo kiểm

Trong khi thực hiện phép đo, thay nguồn điện của thiết bị bằng nguồn điện đo kiểm có khả năng tạo ra các điện áp đo kiểm bình thường và đo kiểm tới hạn như qui định trong 2.3.3.2 và 2.3.4.2. Trở kháng trong ca nguồn điện đo kiểm phải đủ bé để ảnh hưởng của nó đến kết quả đo là không đáng kể. Đphục vụ cho việc đo kiểm, phải đo điện áp của nguồn điện đo kim giữa hai đầu vào nguồn điện của thiết bị.

Nếu thiết bị có cáp điện nối cố định, phải đo điện áp của nguồn đo kiểm tại điểm kết nối từ cáp điện đến thiết bị.

Nếu thiết bị có ắc qui bên trong thì khoảng cách nối từ nguồn đin đo kiểm đến các đầu cực của ắc qui phải ngắn nhất theo thực tế.

Trong quá trình đo phải duy trì điện áp của nguồn đin đo kiểm với dung sai nhỏ hơn ±3% so với điện áp tại thời điểm ban đầu của mỗi phép đo. Giá trị dung sai này là rt quan trọng đối với các phép đo công suất, việc sử dụng một dung sai nhỏ hơn sẽ cho giá trị độ không đảm bảo đo tốt hơn.

2.3.3. Các điều kiện đo kiểm bình thường

2.3.3.1. Độ ẩm và nhiệt độ bình thường

Các điu kiện bình về nhiệt độ và độ ẩm cho phép đo là một sự kết hợp bất kỳ giữa nhiệt độ và độ ẩm nm trong các dải sau đây:

Nhiệt độ:                        +150C đến +350C

Độ ẩm tương đối:           20% đến 75%

Khi không thể thực hiện được phép đo kiểm dưới c điều kiện như trên, ghi lại nhiệt độ môi tờng và độ ẩm tương đối khi thực hiện phép đo kiểm, phải ghi lại những chú ý trên trong báo cáo đo.

2.3.3.2. Nguồn điện đo kim bình thường

2.3.3.2.1. Điện lưi

Điện áp đo kiểm bình thường đối với thiết bị được nối với nguồn điện lưới phải điện áp nguồn điện lưới danh định. Theo mục đích của Quy chuẩn, điện áp danh định phải là điện áp được công bố hay một giá trị bất kỳ trong các điện áp thiết kế cho thiết bị được công bố.

Tần số của nguồn điện đo kiểm tương ứng với nguồn điện lưới AC phải nằm giữa 49 Hz và 51 Hz.

2.3.3.2.2. Nguồn ắc qui axit chì thông dụng trên xe tải

Khi thiết bị vô tuyến hoạt động bằng nguồn ắc qui axit chì thông dụng trên xe ti, điện áp đo kiểm bình thường bằng 1,1 ln điện áp danh định của ắc qui (ví dụ 6 V; 12 V...)

2.3.3.2.3. Các nguồn điện áp khác

Khi thiết bị hoạt động với các nguồn điện hay các loại ắc qui khác (sơ cấp hoặc thứ cấp) thì điện áp đo kim bình tờng phải là điện áp được nhà sản xuất thiết bị công bố.

2.3.4. Các điều kiện đo kiểm ti hạn

2.3.4.1 Nhiệt độ tới hn

Đối với các phép đo tại nhiệt độ tới hạn, phép đo phải thực hiện theo các thủ tục như trong mục 2.3.5, tại c nhiệt độ cao hơn và thấp hơn dải nhiệt độ sau đây: -200C đến +550C.

Đối vi phần chú ý (a) trong bảng 1 mục 2.1.1, phải sử dụng dải nhiệt độ rút gọn phụ là: 00C đến +300C.

Các báo cáo đo kiểm phải ghi lại dải nhiệt độ đã chọn.

2.3.4.2. Điện áp nguồn đo kim tới hạn

2.3.4.2.1. Điện áp lưới

Thiết bị được nối với nguồn đin lưới AC, điện áp đo kiểm tới hạn bằng điện áp lưới danh định ±10%.

2.3.4.2.2. Nguồn ắc qui axit chì thông dụng trên xe tải

Nếu thiết bị hoạt động bằng nguồn ắc qui axit chì thông dụng trên xe tải thì điện áp đo kiểm tới hạn bằng 1,3 và 0,9 lần điện áp danh định của ắc qui này (6 V, 12 V...).

2.3.4.2.3. Các nguồn ắc qui khác

Điện áp đo kiểm tới hạn thấp đối với thiết bị có các nguồn điện sử dụng các ắc qui sau phải:

- Đối với loại ắc qui Leclanche hay Lithium: bằng 0,85 lần đin áp danh định của ắc qui này.

- Đối với loại ắc qui Nickel-Cadmium hoặc Mercury: bằng 0,9 lần điện áp danh định của ắc qui này.

Không sử dụng các điện áp tới hạn cao.

Trong trường hợp không áp dụng điện áp đo kiểm tới hạn cao hơn điện áp danh định thì 4 điều kiện đo kiểm tới hạn tương ứng là: Vmin/Tmin , Vmin/Tmax

(Vmax = đin áp danh định)/Tmin , (Vmax = đin áp danh định)/Tmax

2.3.4.2.4. Các nguồn khác

Đi vi thiết bsdụng c ngun đin khác hoc có thhoạt đng bng nhiu loi ngun đin thì c đin áp đo kim tới hn phi là các đin áp được nhà sn xuất thiết bla chn hoc các đin áp đưc tha thun gia nhà sn xuất thiết bvà phòng thí nghim đo kim. c đin ápy phi đưc ghi lại trong o cáo đo.

2.3.5. Thủ tục đo kiểm tại các nhiệt độ tới hạn

Trước khi thực hiện phép đo kiểm tại c nhiệt độ tới hạn thì thiết bị phải đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt trong buồng đo. Phải tắt thiết bị trong khoảng thời gian n định nhiệt độ.

Nếu thiết bị có mạch ổn định nhiệt độ được thiết kế để hoạt động liên tục, thì bt mạch ổn đnh nhiệt độ khoảng 15 phút sau khi đã đạt trạng thái qui định cân bằng nhiệt, sau đó thiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu. Đối với các thiết bị này, nhà sản xuất phải cung cấp một nguồn điện riêng cho mạch ổn định nhiệt độ và không phụ thuộc vào nguồn điện cấp cho phần còn lại của thiết bị.

Nếu không kiểm tra đưc trạng thái n bằng nhit bằng các pp đo, thì khong thời gian n định nhit đtối thiu phi là 1 giđồng hhoc khoảng thời gian y có thđưc nhà quản lý đo qui đnh. Chọn thtthc hiện c phép đo, điều chỉnh đm trong buồng đo sao cho không xy ra hiện tượng ngưng tquá mc.

2.3.5.1. Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được thiết kế hoạt động liên tục

Nếu nhà sản xuất thiết bị công bố rằng thiết bị được thiết kế để hoạt động liên tục, thủ tục đo kiểm như sau:

Trước khi thực hiện các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn cao, thiết bị phải được đặt trong buồng đo và tắt thiết bị cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái phát trong khoảng thời gian là 1/2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, thiết bị phải thoả mãn các yêu cầu được qui định.

Trước khi thực hiện các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn thấp, thiết bị phải được đt trong buồng đo và tắt thiết bị cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái chờ hoặc trạng thái thu trong khoảng thời gian 1 phút. Sau thời gian này, thiết bị phải thoả mãn các yêu cầu được qui định.

2.3.5.2.Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được thiết kế hoạt động không liên tục

Nếu nhà sản xuất thiết bị công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động không liên tục, thủ tục đo kiểm như sau:

Trước khi thực hiện các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn cao, thiết bị phải được đặt trong buồng đo và tắt thiết bị cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó phải bật thiết bị ở trạng thái phát trong khoảng thời gian là 1 phút và tiếp theo là ở trạng thái thu trong khoảng thời gian là 4 phút.

Trước khi thực hiện các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn thấp, thiết bị phải được đt trong buồng đo và tắt thiết bị cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái chờ hoặc ở trạng thái thu trong khoảng thời gian 1 phút. Sau thời gian này, thiết bị phải thoả mãn các yêu cầu được qui định.

2.4. Các điều kiện chung

2.4.1. Điều chế đo kiểm bình thường

Trong điều chế đo kiểm bình thường, tần số điều chế là 1 kHz và độ lch tần thu được phải bằng 60% của độ lệch tần số cho phép cực đại, theo 2.1.4.2. Tín hiệu đo kiểm về thực chất không được điều chế biên độ.

2.4.2. Ăng ten giả

Các phép đo kiểm được thực hiện bằng cách sử dụng một ăng ten giả, ăng ten này về thực chất là một ti 50Ω không bức xạ, không phn kháng được nối đến đầu ni ăng ten.

2.4.3. Vị trí đo và các bố trí chung cho phép đo bức xạ

Trong Phụ lục A có các hướng dẫn vị trí đo bức xạ. Mô tả chi tiết cách bố trí các phép đo bức xạ cũng có trong phụ lục này.

2.4.4. Chc năng tắt tự động máy phát

Nếu thiết bị có chức năng tắt máy phát tự động, thì phải tắt chức năng này trong khoảng thời gian thc hiện phép đo, trừ khi phải duy trì hoạt đng của chức năng này để bảo vệ thiết bị. Khi để chức năng này hoạt động phải thông báo trạng thái của thiết bị.

2.4.5. Bố trí các tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy phát

Tín hiệu điều chế tần số âm tần của máy phát được đưa đến đu vào micrô của thiết bị và micrô bên trong được ngắt ra, trừ khi có các yêu cầu khác.

2.4.6. Bố trí các tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy thu

Các nguồn tín hiệu đo kiểm được đưa vào máy thu phải có trở kháng 50Ω nối với đầu vào máy thu. Yêu cầu này phải được đáp ứng cho dù có một hay nhiu tín hiệu được đưa vào máy thu đồng thời qua một mạch phối hợp.

Mức của các tín hiệu đo kiểm được biểu diễn theo đơn vị sức điện động (e.m.f) tại bộ kết nối đầu vào của máy thu.

Ảnh hưởng của nhiễu hay các thành phần xuyên điều chế do các nguồn tín hiệu đo kiểm tạo ra phải là không đáng k.

2.4.7. Chc năng câm máy thu

Nếu máy thu có mạch câm thì phải làm cho mạch này không hoạt động trong khoảng thời gian thực hiện các phép đo.

2.4.8. Công suất đầu ra âm tần biểu kiến của máy thu

Công suất đầu ra âm tần biểu kiến là công suất cực đại được nhà sản xuất qui đinh. Tại công suất này tt cả các yêu cầu trong bản Quy chuẩn kỹ thuật này đều được thoả mãn. Với điều chế đo kiểm bình thưng, mục 2.4.1, phải đo công suất đầu ra âm tần này với một tải mô phỏng đúng bằng tải của máy thu hoạt động bình thường. Giá trị của tải này được nhà sản xuất thiết bị đo công b.

2.4.9. Đo kiểm thiết bị có bộ lọc song công

Nếu thiết bị có bộ lọc song công bên trong, hoặc một bộ lọc riêng thì các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật này phải được thoả mãn khi các phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng bộ kết nối ăng ten của bộ lọc này.

2.5. Độ không đảm bảo đo

Đối với c phương pháp đo trong bản Quy chuẩn kỹ thuật này, việc tính toán các giá trị độ không đảm bảo đo được tuân thủ ETR 028 [5] với hệ số phủ tương ứng là k = 1,96 hoặc k = 2 (các hệ số phủ này có mức độ tin cậy tương ứng là 95% và 95,45% trong trường hợp phân bố của các độ không đảm bảo đo thực tế là phân bố chuẩn (Gauss)).

Bảng 10 được tính dựa trên các hệ số phủ này.

Phải công bố hệ số phủ cụ thể đã sử dụng để tính độ không đảm bảo đo.

Bảng 10 - Độ không đảm bảo đo tuyệt đối: các giá trị lớn nhất

Chỉ áp dụng tần số nhỏ hơn hoặc bng 1 GHz cho các thông số RF

Tần số RF

< ±1 x 10-7

ng suất RF

< ± 0,75 dB

Độ lch tần scc đại

- Từ 300 Hz đến 6 kHz

- Từ 6 kHz đến 25 kHz

 

< ±5%

< ±3 dB

Gii hn độ lch

< ±5%

ng suất kênh lân cận

< ± 5 dB

Phát xạ dẫn của máy phát

< ±4 dB

Phát xạ dẫn của máy phát, gii hn đến 12,75 GHz

< ±7 dB

ng suất đu ra âm tần

< ±0,5 dB

Đc điểm biên độ ca máy thu

< ±1,5 dB

Độ nhạy tại 20 dB SINAD

< ±3 dB

Phát xạ dẫn của máy thu

< ±3 dB

Phát xạ dẫn của máy thu, gii hạn đến 12,75 GHz

< ±6 dB

Đo hai tín hiu, gii hạn đến 4 GHz

< ±4 dB

Đo ba tín hiu

< ±3 dB

Phát xạ bức xcủa máy phát, gii hạn đến 4GHz

< ±6 dB

Phát xạ bức xcủa máy thu, gii hn đến 4GHz

< ±6 dB

Thi gian chuyển đổi ca máy phát

< ±20%

Tần số chuyển đổi ca máy phát

< ±250 Hz

Xuyên điều chế ca máy phát

< ±3 dB

Giảm độ nhy của máy thu (hoạt động song công)

< ±0,5 dB

2.6. Lựa chọn thiết bị cho mục đích đo kiểm

Các thông tin về lựa chọn thiết bị cho mục đích đo kiểm xem Phụ lục C.

2.7. Giải thích kết quả đo

Việc gii thích kết quả đo (ví dụ: các kết quả được ghi trong một bản báo cáo đo) trong Quy chuẩn kỹ thuật này phải như sau:

a) So sánh giá trị đo được với giới hạn tương ứng để quyết định xem thiết bị có đáp ứng được các yêu cầu của thông số đó cho trong Quy chuẩn kỹ thuật này không;

b) Các giá trị độ không đảm bảo đo thực tế đối với mỗi phép đo phải bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị cho trong mục 2.5 (giá trị độ không đảm bảo đo cho phép lớn nhất).

c) Đối với mỗi phép đo cụ thể phải ghi li độ không đảm bảo đo của phòng thí nghiệm nơi thực hiện các phép đo trong bản báo cáo đo kiểm (nếu có).

Đối với c phương pháp đo trong bản Quy chuẩn này, việc tính toán các giá trị độ không đm bảo đo được tuân thủ ETR 028 [5] với hệ số phủ tương ứng là k = 1,96 hoặc k = 2 (các hệ số phủ này có mức độ tin cậy tương ứng là 95% và 95,45% trong trường hợp phân bố của các độ không đảm bảo đo thực tế là phân bố chuẩn).

Hsphthc được sdng đtính đkhông đảm bảo đo phải được cho trước.

3. QUY ĐNH VQUN LÝ

Các thiết bị vô tuyến thuộc phạm vi điều chnh (mục 1.1) phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

4. TRÁCH NHIM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự và chịu sự kim tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIN

5.1 Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự theo Quy chuẩn này.

5.2 Quy chuẩn này được áp dụng thay thế tiêu chuẩn ngành TCN 68-230:2005 “Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự - Yêu cầu kỹ thuật”.

5.3 Trong trường hợp các quy đnh nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy đnh tại văn bản mới./.

 

Phụ lc A

(Quy định)

Đo bức xạ

A.1. Các vị trí đo và cách bố trí chung cho các phép đo có sử dụng các trường bức xạ

Phụ lục này đưa ra 3 vtrí đo phổ biến nhất được sdụng cho các phép đo bức xạ là: buồng đo không phản xạ, buồng đo không phn xạ có mặt nền dẫn và vị trí đo khoảng trống (OATS). Các vị trí đo này thưng được tham chiếu đến như là các vị trí đo trường tự do. Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối đều có thể được thực hiện trong các vị trí này. Buồng đo, nơi thực hin các phép đo tuyệt đối, cần được đánh giá. Thủ tc đánh giá chi tiết đưc mô tả trong các phần liên quan 2, 3, và 4 của ETR 273 [6].

CHÚ THÍCH: Để đảm bảo khả năng tái tạo và bám của các phép đo bức xạ chỉ sử dụng các vị trí đo dưới đây cho các phép đo bức xạ theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

A.1.1. Buồng đo không phản x

Buồng đo không phản xạ là một phòng kín thường được bao bọc, tường, nền và trần của nó được phủ bng vật liện hấp thụ vô tuyến thường là loại xốp urethane hình chóp. Trong buồng đo thường có một giá đỡ ăng ten ở một đầu và một bàn quay ở đầu kia. Một buồng đo không phản xạ điển hình được đưa ra trong hình A.1.

Vật liệu hp thụ vô tuyến và phần bao bọc buồng kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường được kiểm soát cho các mục đích đo kiểm. Loại buồng đo này mô phỏng các điều kiện không gian tự do.

Phần bao bọc buồng tạo ra một không gian đo kiểm, làm giảm các mức can nhiễu từ các tín hiệu xunh quanh cũng như làm giảm các hiệu ng bên ngoài khác, trong khi vật liệu hp thụ vô tuyến giảm thiểu các phản xạ không mong muốn từ tưng và trn có thể ảnh hưởng đến các phép đo. Trong thực tế có thể dễ dàng bao bọc để tạo ra các mức loại bỏ can nhiễu xung quanh cao (từ 80 dB đến 140 dB), thường là tạo ra mức can nhiễu xung quanh không đáng k.

n quay có khnăng quay 360o trong mt phng ngang và nó đưc sdng đđỡ mu đo th(EUT) ở mt đcao phù hp (ví dnhư 1 m) so vi nn đt. Bung đo phi đln đcho phép khong ch đo ít nht là 3 m hay 2(d1+ d2)2/λ (m), chọn giá trị lớn hơn (xem mục A.2.5). Khoảng cách được sử dụng trong các phép đo thực tế phải được ghi cùng với các kết quả đo kim.

Hình A.1- Buồng đo không phn xạ

Buồng đo không phản xạ nói chung có một vài ưu điểm so với các vị trí đo thử khác. Giảm tối thiểu các can nhiễu xung quanh cũng như các phản xạ từ nền, trần và tường đồng thời nó lại không phụ thuộc và thời tiết. Tuy vậy nó có một số nhược điểm, đó là khoảng cách đo bị giới hạn, vic sử dụng tần số thấp cũng bị giới hạn vì kích cỡ của các vật liệu hấp thụ hình chóp. Để cải thiện tính năng tần số thấp, sử dụng cấu trúc kết hợp giữa các viên ngói Ferrite và vật liệu hấp thụ xốp urethane.

Tất cả các phép đo phát xạ, độ nhạy và miễn nhiễm có thể được tiến hành trong một buồng đo không phản xạ mà không có shạn chế nào.

A.1.2. Buồng đo không phản xạ có mặt nền dẫn

Buồng đo không phn xạ có mt nền dẫn là một phòng kín được bao bọc, tường và trần bên trong của buồng đo được bao phủ bằng vật liệu hấp thụ vô tuyến thường là loại xp urethane hình chóp. Nn của buồng đo bằng kim loại, không được bao bọc và tạo thành mặt nền dẫn. Buồng đo thường có cột ăng ten ở một đầu và bàn quay ở đầu kia. Một buồng đo không phản xạ điển hình có mt nền dẫn được đưa ra trong Hình A.2.

Loại buồng đo kiểm này mô phỏng vị trí đo khoảng trống lý tưởng mà đặc điểm cơ bản của nó là một mặt nền dẫn hoàn hảo rộng vô tận.

Hình A.2 - Buồng đo không phn xạ có mặt nền dẫn

Trong vị trí đo này, mặt nền tạo nên một đường phản xạ mong muốn vì vy tín hiệu mà ăng ten thu được là tổng của các tín hiệu từ các đường truyền trực tiếp và phản xạ. Điều này tạo nên một mức tín hiệu thu được duy nhất đối vi mỗi độ cao của ăng ten phát (hay EUT) và ăng ten thu so với mặt nền.

Cột ăng ten có độ cao thay đổi (từ 1 đến 4 m) làm cho vị trí của ăng ten đo thử được tối ưu để có tín hiệu ghép giữa các ăng ten hay giữa một EUT và ăng ten đo thử lớn nhất.

Bàn quay có khả năng quay 360o trong mặt phẳng ngang, nó đưc dùng để đỡ mẫu đo thử (EUT) ở một độ cao qui định, thường là 1,5 m, so với mặt nền. Buồng đo phải đủ lớn để cho phép khoảng cách đo ít nhất là 3 m hay 2(d1+ d2)2/λ (m), chọn giá trị lớn hơn (xem mục A.2.5). Khoảng cách được sử dng trong các phép đo thực tế phải được ghi cùng với các kết quả đo kim.

Phép đo phát xtrước hết liên quan đến việc xác đnh đỉnh cường độ tờng của EUT bằng cách nâng lên và hạ xuống ăng ten thu trên cột ăng ten (để thu được can nhiễu cộng cực đại ca các tín hiệu trực tiếp và phản xạ từ EUT), sau đó xoay bàn quay tìm giá trị “đỉnh” trong mặt phẳng cực. ở độ cao này của ăng ten đo kiểm, ghi lại biên độ tín hiệu thu được. Tiếp theo là thay EUT bằng một ăng ten thay thế (được đặt ở trung tâm pha hay biên độ của EUT), ăng ten này được nối với một máy phát tín hiệu. Ta lại tìm giá trị đỉnh của tín hiệu, và điều chỉnh mức đầu ra của bộ tạo tín hiệu cho đến khi thu được mức tín hiệu như trong bước 1 trên máy thu.

Các phép đo kiểm độ nhạy máy thu trên mt nền dẫn cũng liên quan đến vic tìm giá trị đỉnh ca cường đtrường bằng cách thay đổi độ cao ăng ten đo kim để thu được can nhiễu cng cực đại ca các tín hiệu trực tiếp và phản xạ, ln này sử dụng một ăng ten đo kiểm được đặt ở trung tâm pha hay biên độ của EUT trong suốt thời gian đo thử. Đưa ra một hệ số chuyển đổi. Ăng ten đo kiểm vẫn ở độ cao như giai đoạn 2, trong khoảng thời gian này, ăng ten đo kiểm được thay bằng EUT. Giảm biên độ tín hiệu phát để c định mức cường độ trường mà ở mức này chúng ta thu được một đáp ứng qui định từ EUT.

A.1.3. Ví trí đo khoảng trống (OATS)

Vị trí đo khoảng trống bao gồm bàn quay ở một đầu và cột ăng ten có độ cao thay đổi ở đầu kia trên một mặt nền dẫn, trong trường hợp lý tưởng nó có tính dẫn hoàn hảo và rộng vô hạn. Trong thực tế, khi có thể đạt được tính năng dẫn tốt thì kích cỡ mặt nền đất phải bị giới hạn. Một ví trí đo khoảng trống tiêu biểu được trình bày trong Hình A.3.

Hình A.3 - Vị trí đo khoảng trống

Mặt nền to ra một đường phản xạ mong muốn do đó tín hiệu ăng ten thu được là tổng của các tín hiệu từ đường truyền trực tiếp và phn xạ. Việc kết hợp ca hai tín hiệu này tạo ra một mức duy nht ứng với mỗi độ cao của ăng ten phát hay (EUT) và ăng ten thu trên mặt nền.

Đặc điểm liên quan đến các vị trí ăng ten, bàn quay, khoảng cách đo và các cách bố trí khác ca vị trí đo giống như đối với buồng đo không phản xạ có mặt nền dẫn. Trong các phép đo bức xạ, OATS cũng được sử dng theo cách giống như buồng đo không phản xạ có mặt nền đất.

Các bố trí phép đo tiêu biểu và phổ biến đối với các vị trí đo có mt nền được đưa ra trong Hình A.4.

Hình A.4 - Bố trí phép đo tại vị trí đo có mặt nền dẫn

A.1.4. Ăng ten đo kim

Ăng ten đo kiểm được sử dụng trong các phép đo bc xạ. Trong các phép đo phát xạ (ví dụ phép đo sai số tần số, công suất bức xhiu dụng, các bức xgiả và công suất kênh lân cận) ăng ten đo kiểm được sử dụng để phát hiện trường từ EUT trong giai đoạn 1 của phép đo và từ ăng ten thay thế trong giai đoạn khác. Khi sử dụng vị trí đo này để đo các đặc tính của máy thu (ví dụ như độ nhạy, các thông số min nhiễm) thì ăng ten đo kiểm được sử dụng làm thiết bị phát.

Ăng ten đo kiểm cần được gắn vào một giá đỡ có khả năng cho phép ăng ten được sử dụng theo phân cực ngang hay đứng, trên các vị trí đo có mặt nền (ví dụ như trong các buồng đo không phn xạ có mặt nền dẫn và các vị trí đo khoảng trống), ngoài ra có thể thay đổi được độ cao của ăng ten trong một dải xác định (thường từ 1 m đến 4 m).

Trong dải tần số từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị nên sử dụng các ăng ten lưỡng cực (được sản xuất theo tiêu chuẩn ANSI C 63.5 [8]). Với các tần số 80 MHz và lớn hơn thì các ăng ten lưỡng cực n có độ dài sao cho có sự cộng hưởng tại tần số đo. Dưới tần số 80 MHz, nên dùng các ăng ten lưỡng cực có độ dài ngn hơn. Tuy nhiên, đi vi các phép đo phát xgi, skết hợp ca các ăng ten dàn lưỡng cực có chu kỳ log được sử dụng để bao phủ hoàn toàn dải tần số từ 30 đến 1000 MHz. Với các tần số lớn hơn 1000 MHz, khuyến nghị sử dụng các kén dẫn sóng tuy vẫn có thể dùng các ăng ten có chu kỳ log.

A.1.5. Ăng ten thay thế

Ăng ten thay thế đưc dùng để thay EUT trong các phép đo thông số phát (ví dụ như sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, các phát xgiả, và công suất kênh lân cận). Với các phép đo trong dải tần từ 30 đến 1000 MHz ăng ten thay thế nên là một ăng ten lưỡng cực (được sản xuất theo tiêu chuẩn ANSI C63.5 [8]). Đối với các tần số 80 MHz và lớn hơn, các ăng ten lưỡng cực phải có chiều dài sao cho có sự cộng hưởng tại tần số đo kiểm. Dưới tần số 80 MHz sử dng các ăng ten lưỡng cực có chiều dài ngắn hơn. Với các phép đo trên 1000 MHz nên sử dụng một kén dẫn sóng. Tâm của ăng ten này phải trùng với trung tâm pha hoặc trung tâm biên độ.

A.1.6. Ăng ten đo

Ăng ten đo được sử dụng trong các phép đo thông số thu của EUT (ví dụ các phép đo miễn nhiễm và độ nhạy). Mục đích của nó là để thực hiện phép đo cường độ đin trường gần EUT.

Với các phép đo trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz ăng ten đo nên là một ăng ten lưỡng cực (được sản xuất theo tiêu chuẩn ANSI C63.5 [8]). Đối với các tần số 80 MHz và ln hơn, các ăng ten lưỡng cực phải có chiều dài sao cho có sự cộng hưởng tại tần số đo kiểm. Dưới tần số 80 MHz sử dng các ăng ten lưỡng cực có chiều dài ngắn hơn. Trung tâm của ăng ten này phải trùng với trung tâm pha hoặc trung tâm biên độ của EUT (như được qui đnh trong phương pháp đo kiểm).

A.2. Hướng dẫn sử dụng các vị trí đo bức xạ

Phần này trình bày cụ thể các thủ tục, cách bố trí thiết bị đo và đánh giá các bước này nên được tiến hành trước khi thực hiện bất kỳ phép đo bức xạ nào. Cơ chế này

là chung cho tất cả các loại vị trí đo mô tả trong Phụ lục A.

A.2.1. Đánh giá vị trí đo kiểm

Không nên tiến hành một phép đo nào trên một ví trí đo chưa có một chứng chỉ thẩm định hợp lệ. Thủ tục thẩm định các loại vị trí đo khác nhau mô tả trong Phụ lục A được trình bày trong các phần 2, 3 và 4 tương ứng của ETR 273 [6].

A.2.2. Chuẩn bị EUT

Nhà sản xuất cần cung cấp các thông tin về EUT bao gồm tần số hoạt động, sự phân cực, điện áp nguồn và bề mặt chuẩn. Các thông tin phụ, cụ thể đối với loại EUT nên gồm công suất sóng mang, khoảng cách kênh, các chế độ hoạt động khác (ví dụ như các chế độ công suất thấp và cao) và sự hoạt động là liên tục hay chịu một chu kỳ làm việc đo kiểm cực đại (ví dụ một phút bật, bốn phút tắt).

Ở những nơi cần thiết, nên có một ổ gắn cỡ tối thiểu để gắn EUT trên bàn quay. Ổ này cần được sản xut từ vật liệu có hằng số điện môi tương đối thấp (nhỏ hơn 1,5) và độ dẫn thấp chẳng hạn như polystyrene, balsawood...

A.2.3. Cấp nguồn đin lưới cho EUT

Tất cả các phép đo kiểm cần được thực hiện với nguồn điện lưới ở bất cứ nơi nào có các nguồn điện lưới, bao gồm cả các phép đo với EUT được thiết kế chỉ sử dụng pin. Trong tất cả các trường hp, các dây dẫn điện cần được nối với các đầu vào cung cấp điện của EUT ( và đưc giám sát bằng một vôn kế số) nhưng pin vẫn nên để ở máy và được cách điện với phần còn lại của thiết bị, có thể bằng cách dán băng lên các đầu tiếp xúc của nó.

Tuy nhiên, sự xuất hin cáp điện lực có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đo kiểm EUT. Vì lý do này, cần tạo cho chúng là "trong suất" đối với vic đo kiểm. Điều này có thể đạt được bằng cách hướng chúng cách xa EUT và dn xuống dưới màn chắn, mặt phẳng đất hay tường của vị trí đo (sao cho phù hợp) với các đưng ngắn nhất có thể.

A.2.4. Thiết lập điều khiển biên độ cho các phép đo thoại tương tự

Nếu không có các thông báo khác thì trong tất cả các phép đo thoại tương tự của máy thu, cần điều chỉnh biên độ máy thu để cho công suất ra ít nhất bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến. Trong tờng hợp điều khiển biên độ theo bước thì việc điu khiển biên độ nên được đặt sao cho tại bước thứ nht nó cung cấp công suất lối ra ít nhất bằng 50% công suất đầu ra biểu kiến. Không nên điều chỉnh lại biên độ của máy thu giữa các điển kiện đo kiểm bình thường và tới hạn trong các phép đo.

A.2.5. Khoảng cách

Khoảng cách đối với tất cả c loại vị trí đo n đủ lớn để cho phép đo trong trường xa của EUT, tức là nó nên bằng hoặc lớn hơn:

Trong đó:

d1 là đường kính lớn nhất của EUT/lưỡng cực sau khi thay thế, m

d2 là đường kính lớn nhất của ăng ten đo thử, m

λ là bước sóng tần số đo thử, m

Cần chú ý trong phần thay thế của phép đo này, nếu cả ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế đều là các lưỡng cực nửa bước sóng, khong cách tối thiểu cho việc đo trường xa sẽ là: 2.

Cần chú ý trong các báo cáo kết quả đo kiểm khi một trong những điều kiện này không đưc đáp ứng thì có thkết hợp độ không đảm bảo đo phụ vào các kết quả đo.

CHÚ THÍCH 1: Đi vi bung đo không phản xhoàn toàn, ở một góc quay bất kcủa mâm xoay, không có phn biên độ nào của EUT nằm ngoài "vùng yên lng" ca bung tại tần số danh đnh ca phép đo.

CHÚ THÍCH 2: "Vùng yên lặng" là một thể tích trong bung đo không phn xạ (không có mặt nền) trong đó cht lưng quy đnh đã được chng minh tng qua đo kiểm hoặc được đảm bảo bởi nhà thiết kế/nhà sản xuất. Cht lưng được qui đnh y thường là đphn xạ ca các tấm hp thhay một thông số có liên quan trực tiếp (ví dụ như sự đng nhất của tín hiệu về biên độ và pha). Tuy nhiên cũng nên chú ý rằng các mức qui đnh cho vùng yên lng có thể thay đổi.

CHÚ THÍCH 3: Đi vi buồng đo không phản xcó mặt nền, nên có khnăng quét toàn bđcao, tc là từ 1 m đến 4 m, sao cho kng có phn nào ca ăng ten đo kim được nằm dưới chiu cao 1 m của các tm hấp thụ. Với cả hai loi bung đo kng phn xạ, tính phản xạ ca các tấm hấp thụ không được nhỏ hơn -5 dB.

CHÚ THÍCH 4: Đi vi bung đo kng phản xcó mặt nền và vị trí đo khoảng trng, không có phần nào ăng ten nào được nằm trong khong 0,25 m của mặt nền ti bất kỳ thời đim nào trong suốt các phép đo. Khi bt kỳ một trong các điu kiện y không được thoả mãn thì không được tiến hành các phép đo.

A.2.6. Chuẩn bị vị trí

Các dây cáp ở cả hai đầu của vị trí đo cần được dải theo chiều ngang cách xa khu vực đo tối thiểu là 2 m (trừ phi đã chạm tưng phía sau trong trường hợp của cả hai loại bung không dội), sau đó cho đi dây theo chiều dọc và bên ngoài mặt nền hay vỏ bọc (sao cho phù hợp) đối với thiết bị đo. Nên cẩn trọng để giảm thiểu thất thoát trên các dây dẫn này (ví dụ việc bọc các mối hàn ferrite hay các tải khác). Đối với dây cáp, việc đi dây và bọc chúng cần giống tài liệu đánh giá.

CHÚ THÍCH: Đối với các vị trí đo có sự phản xạ mặt nn (như các buồng đo không phản xạ có mặt nền và vị trí đo khong trng), nơi kết hp một trống cuốn cáp với cột ăng ten, thì yêu cầu khoảng cách 2 m ở trên có thể không đáp ứng được.

Cần có số liệu hiệu chnh cho tất cả các mục của thiết bị đo thử. Đối với các ăng ten đo kiểm, thay thế và đo, số liệu này nên bao gồm hệ số khuếch đi liên quan đến hệ số bức xạ đẳng hướng (hay hệ số ăng ten) ứng với tần số đo. Cũng nên biết giá trị VSWR của các ăng ten thay thế và đo kiểm.

Số liu hiu chỉnh đi với tất cả các dây cáp và bộ suy hao nên gồm suy hao xen và VSWR trong toàn dải tần số của phép đo. Tất cả các hình vẽ suy hao xen và VSWR cần được ghi lại trong bản kết quả với một phép đo cụ thể.

Ở những nơi yêu cầu các bảng/hệ số hiệu chỉnh thì nên có sẵn ngay tại đó.

Đối với tất cả các mục của thiết bị đo thử, nên biết c lỗi cực đại và phân blỗi ca nó, ví dụ:

- Suy hao cao: ±0,5 dB với phân bố hình chữ nhật

- Máy thu đo: độ chính xác mức tín hiệu (độ lệch chuẩn) 1,0 dB với phân bố lỗi Gauss.

thời điểm bắt đầu các phép đo, cần phải thực hiện việc kiểm tra hệ thống đối với các mục ca thiết bị đo được sử dụng trên vị trí đo thử.

A.3. Việc ghép các tín hiệu

A.3.1. Tổng quan

Sự có mặt của các dây dẫn điện trong trường bức xạ có thgây nhiễu lên trường bức xạ và gây ra độ không đảm bảo đo phụ. Các nhiễu này có thể được làm giảm bằng cách sử dụng các phương pháp ghép phù hợp, tạo ra sự cô lập tín hiệu và tác động lên trường là tối thiểu (ví dụ như ghép quang và âm).

A.3.2. Các tín hiệu d liệu

Sự cô lập tín hiệu có thể được to ra bằng cách sử dụng biện pháp quang học, siêu âm hay hng ngoại. Có thể giảm thiểm sự tác động lên trường bằng các kết nối sợi quang phù hợp. Cần có các bin pháp kết nối bức xạ hồng ngoại hay siêu âm phù hợp để gim thiểu nhiễu xung quanh.

A.3.3. Các tín hiệu tương tự và thoại

Nên sử dụng một bộ ghép âm ở những nơi không có cổng ra âm.

Khi sử dụng bộ ghép âm nên kim tra xem nhiễu xung quanh có làm ảnh hướng đến kết quả đo không.

A.3.3.1. Mô tả bộ ghép âm

Bộ ghép âm bao gm mt phu nhựa, một ống âm và một micrô có một bộ khuếch đại phù hp. Các vật liệu được sử dụng để tạo ra phu và ống nên có tính dẫn đin thấp và hằng số điện môi tương đối thấp (tc là nhỏ hơn 1,5 dB).

- ng âm nên đủ dài để nối từ EUT đến micrô, và được đặt ở một vị trí không làm ảnh hưởng đến trường RF. ng âm cần có đường kính trong khoảng 6 mm và dày khoảng 1,5 mm, và đủ linh hoạt để không cản trở sự quay của bàn quay.

- Phễu nhựa có đường kính tương ứng với kích cỡ loa của EUT, có cao su xốp mềm được n ở mép, và được gắn vào một đầu của ống âm, micrô gắn vào đầu kia. Gắn tâm của phu vào vị trí sao chép liên quan đến EUT, bi vị trí trung tâm này có một ảnh hưởng mạnh lên đáp ứng tần số được đo. Điu này có thể đt được bằng cách đặt EUT trong một gá lắp ráp âm lắp ghép kín do nhà sn xuất cung cấp, phễu là một phần tích hợp của nó.

- Micrô cần có đặc tính đáp ng phẳng trong khoảng 1 dB trong dải tần từ 50 Hz đến 20 kHz, dải động tuyến tính ít nhất là 50 dB. Độ nhạy của micrô và mức âm máy thu lối ra nên phù hợp để đo tỷ số giữa tín hiệu và nhiễu ít nhất là 40 dB tại mức âm lối ra danh định của EUT. Kích cỡ của micrô phải đủ nhỏ để ghép vào ống âm.

- Mạch hiệu chỉnh tần số nên hiệu chỉnh đáp ứng tần số của bộ ghép âm sao cho phép đo SINAD âm là đúng (xem phần phụ lục E của IEC 60489-3 [7]).

A.3.3.2. Đồng chỉnh

Mục đích của đồng chỉnh bộ ghép âm là để xác đnh tỷ số SINAD âm, nó tương đương tsố SINAD ở lối ra máy thu.

 

Phụ lc B

(Quy định)

c quy đnh về cách bố trí công suất kênh lân cận

B.1. Qui định máy thu đo công suất

Máy thu đo công suất bao gồm một bộ trộn, một bộ lọc IF, một bộ dao động, một bộ khuếch đại, một bộ suy hao biến đổi và một bộ chỉ thị giá trrms. Có thể sử dụng vôn kế rms được đồng chỉnh theo dB làm bộ chỉ trị giá trị rms thay cho một bộ suy hao biến đổi và một bộ chỉ thị giá trị rms. Các đc tính kỹ thuật của máy thu đo công suất được trình bày trong các mục từ B.1.1 đến B.1.4.

B.1.1. Blọc IF

Bộ lọc IF cần nằm trong các giới hạn của đặc tính chn lọc sau.

Hình B.1 - Đặc tính chọn lọc bộ lọc IF

Phụ thuộc vào khoảng cách kênh, đặc tính chọn lọc cần duy trì các khoảng cách tần số từ tần số trung tâm danh định của kênh lân cận sau:

Bảng B1 - Đặc tính chọn lọc

Khong cách kênh, kHz

Khong cách tần số ca đưng cong bộ lọc từ tn số trung tâm danh định của kênh lân cận, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

25

3

5

4,25

8,0

5,5

9,25

9,5

13,25

Phụ thuộc vào sự phân cách kênh, các đim suy hao phải không vượt quá các giá trị cho phép được qui định trong Bảng B.2 và B.3.

Bảng B2 - Các điểm suy hao gần sóng mang

Khong cách kênh, kHz

Dải dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

+1,35

±0,1

-1,35

-5,35

25

+3,1

±0,1

-1,35

-5,35

Bảng B3 - Các điểm suy hao xa sóng mang

Khong cách kênh, kHz

Dải dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

+2,0

±2,0

±2,0

±2,0

-6,0

25

+3,5

+3,5

+3,5

+3,5

-7,5

Suy hao tối thiểu của bộ lọc IF nằm ngoài các điểm suy hao 90 dB phải bằng hay lớn hơn 90 dB.

Bảng B.4 - Khoảng dịch chuyn tần số

Khong cách kênh, kHz

Độ rộng băng tần qui định, kHz

Khong dịch chuyển từ điểm - 6 dB, kHz

12,5

25

8,5

16

8,25

17

Cần điều chỉnh sự thay đổi tần số của máy thu đo công suất cách xa sóng mang của máy phát sao cho đáp ứng tại điểm -6 dB gần với tần số sóng mang của máy phát thứ nhất được đặt trong khoảng dịch tần số cách tần số sóng mang danh đnh được qui định trong Bảng B.4.

B.1.2. Bộ suy hao biến đổi

Bộ suy hao biến đổi có dải tối thiểu là 80 dB và độ phân giải là 1 dB.

B.1.3. Bộ ch thị giá trị rms

Thiết bị phải chỉ thị chính xác các tín hiệu khác sin theo tlệ nhỏ hơn hoặc bằng 10:1 giữa giá trị đỉnh và giá trị rms.

B.1.4. Bộ dao động và khuếch đại

Bộ dao đng và bộ khuếch đại cần được thiết kế sao cho phép đo công suất lân cận của máy phát không điều chế tạp âm thấp cho giá trị đo được  -90 dB với khoảng cách kênh là 25 kHz và  -80 dB với khong cách kênh là 12,5 kHz, so sánh với sóng mang của bộ dao động, nhiễu tự phát của máy phát không điều chế tạp âm thấp có ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả đo.

 

Phụ lc C

(Quy định)

Biểu diễn bằng đồ thị việc lựa chọn thiết bị và tần số đo kiểm

Thông tin liên quan đến việc lựa chọn thiết bị cho các mục đích đo kiểm được cho trong EN 300 793.

Các đồ thị sau được trích từ EN 300 793 minh họa các nguyên tắc được sử dụng trong tiêu chuẩn đó, cthể là các khái niệm như các phép đo thử đầy đủ và hạn chế. Tham khảo EN 300 793 để có những thông tin chi tiết hơn (ví dụ, các định nghĩa, tham chiếu) liên quan đến Phụ lc này.

C.1. Lựa chọn kiểu thiết bị đo hợp chun

Nhà sản xuất phải cung cấp một hoặc nhiu mẫu thiết bị thích hợp để phc vụ việc đo kiểm hợp chuẩn.

Nếu thiết bị có một số chức năng tuỳ chọn, cần xem t để không ảnh hưởng tới các tham số tn số vô tuyến (RF), sau đó chỉ cần thực hiện các phép đo trên thiết bị được cấu hình với tổ hợp chức năng được xem là phức tạp nhất, theo đề xuất của nhà sản xuất và được sự đồng ý của phòng thử nghim.

C.2. Đnh nghĩa về dải tần các kênh cài đặt sẵn, dải đồng chnh và dải tn hoạt động

C.2.1. Đnh nghĩa dải tần các kênh cài đặt sẵn

Nhà sản xuất phải cung cấp c dải tần các kênh cài đặt sẵn ca máy thu và máy phát (hai dải này có thể khác nhau).

Dải tần các kênh cài đặt sẵn (SR) là dải tần số cực đại quy định bởi nhà sản xut qua đó máy thu và máy phát có thể hoạt động trong dải đồng chỉnh mà không cần đặt lại chương trình hoặc đồng chỉnh li.

C.2.2. Đnh nghĩa dải đồng chnh

Khi đưa thiết bị tới đo kiểm, nhà sản xuất cũng phi cung cấp các dải đồng chỉnh cho máy thu và máy phát.

Dải đng chỉnh (AR) được xác định như dải tần số qua đó máy thu và/hoặc máy phát có thể được lập trình và/hoặc đồng chỉnh để hoạt động mà không cần bất cứ thay đổi nào về mạch điện ngoại trừ việc thay thế các ROM (Read Only Memory) chương trình hoặc các tinh thể (trong máy thu và máy phát) và tinh chỉnh các linh kiện rời rạc.

Tinh chỉnh là hoạt đng mà qua đó làm thay đổi giá trị (trong trường hợp này liên quan tới tần số) của một linh kin trong mch. Hoạt động này có thể bao gm cả thay đổi về vật lý, thay thế (bằng các linh kiện có kích cỡ và kiểu dáng tương tự) hoặc kích hoạt/xoá kích hoạt các linh kiện (thông qua việc đặt lại các cầu đã hàn).

Đối với mc đích các phép đo thì máy thu và máy phát được xem xét riêng rẽ.

C.2.3. Đnh nghĩa dải tần hoạt động

Dải tần hoạt động (OFR) là toàn bộ dải tn số phân bố cho mt kiểu hoặc một họ thiết bị.

Cần chú ý rằng, một họ thiết bị có khả năng bao phủ một dải tần số rộng hơn so với dải đồng chỉnh của một kiểu thiết bị.

C.3. Đnh nghĩa các loại dải đng chnh (AR0, AR1, AR2 và AR3)

Dải đồng chỉnh phân thành bốn loại:

- Loại thứ nhất, AR0: thiết bị có dải đồng chnh nhỏ hơn hoặc bằng 5 MHz;

- Loại thứ hai, AR1: thiết bị có dải đồng chỉnh lớn hơn 5 MHz và nhỏ hơn hoặc bằng 30 MHz;

- Loại thứ ba, AR2: thiết bị có dải đồng chỉnh lớn hơn 30 MHz và nhỏ hơn hoặc bằng 60 MHz;

- Loại thứ tư, AR3: thiết bị có dải đồng chỉnh lớn hơn 60 MHz.

C.4. Đo kiểm thiết bị loại AR0

Các phép đo kiểm toàn bộ được tiến hành trên mt kênh trong khoảng 50 kHz của tần số trung tâm dải đồng chỉnh.

C.5. Đo kiểm thiết bị loại AR1

Các phép đo kiểm toàn bộ được tiến hành trên mt kênh trong khoảng 50 kHz của tần số cao nhất dải đồng chỉnh và trên mt kênh trong khoảng 50 kHz ca tần số thấp nhất dải đồng chnh.

C.6. Đo kiểm thiết bị loại AR2

Các phép đo kiểm toàn bộ được tiến hành trên mt kênh trong khoảng 50 kHz của tần số cao nhất dải đồng chỉnh và trên mt kênh trong khoảng 50 kHz ca tần số thấp nhất dải đồng chnh.

Các phép đo kiểm hn chế đưc tiến hành trên một kênh trong khoảng 50 kHz của tần số trung tâm dải đồng chỉnh

C.7. Đo kiểm thiết bị loại AR3

Các phép đo kiểm toàn bộ được tiến hành trên hai kênh, một kênh nằm trong khoảng 50 kHz ca tần số cao nhất di đồng chỉnh, và kênh kia nằm trong khoảng 50 kHz của tần số thấp nhất dải đồng chnh.

Các phép đo giới hn được tiến hành trên các kênh đo kiểm trung gian trong tng khoảng (50 kHz) của dải đồng chỉnh và chọn sao cho khoảng cách giữa các kênh đo kiểm không vượt quá 30 MHz.

C.8. Các phép đo thử một mẫu

Nếu dải tn hoạt động (OFFR) của mỗi thiết bị tương ứng với dải đồng chỉnh của nó (AR0, AR1, AR2 hay AR3) thì chỉ phải kiểm tra một mẫu thử.

Hình C.1 - Các phép đo thử mt mẫu cho thiết bị có dải tần các kênh cài đặt sẵn bằng với dải đồng chnh

C.9. Các phép đo thử và các mẫu cần thiết khi dải tần các kênh cài đặt sẵn SR là một tập con của dải đồng chnh AR

Để che dải đồng chỉnh AR, có thể cần mt số mẫu tách biệt có các dải tần các kênh cài đặt sẵn (SR) khác nhau nằm trong dải đng chỉnh (AR). Sau đó đo kiểm các mẫu này theo các phần tương ứng 4.4, 4.5, 4.6 và 4.7 trong EN 300 793. Các ví dụ sau đây giả thiết dải tần các kênh cài đặt sẵn là 5 MHz.

Hình C.2 - Các phép đo thiết bị có các dải tần các kênh cài đặt sẵn là các tập con của dải AR

C.10. Các phép đo thử và các mẫu cho một họ thiết bị có AR là một tập con ca toàn bộ dải tần hoạt động

Nếu dải đng chỉnh của thiết blà mt phn ca toàn bdải tn hot động thì có thchia dải tn hot động thành c di đồng chỉnh loại tương ng. Sau đó đo kim c mu y theo c phn tương ng 4.4, 4.5, 4.6 và 4.7 trong EN 300 793.

Ví dụ muốn chứng nhận chủng loại cho một họ thiết bị có dải tn hoạt động từ 403 MHz đến 470 MHz. Thiết bị đưc đo thử không che dải này bằng một loại dải đồng chỉnh.

C.10.1. Kch bản đo kiểm 1

Dải tần hoạt động (OFR) của nó có thể được che bằng hai di đồng chỉnh a) và b) và được thực hiện trong các mẫu a) và b):

a) 403 MHz đến 430 MHz: Đây là loại AR1;

b) 425 MHz đến 470 MHz: Đây là loại AR2.

Hình C.3 - Các phép đo kiểm cho họ thiết bị có các dải đồng chnh là một phần của toàn bộ dải tn hoạt động (ví dụ 1)

C.10.2. Kch bản đo kiểm 2

Dải tần hoạt động (OFR) của nó có thể được che bằng cách khác bằng 3 dải đồng chỉnh AR1 và được thực hiện trong các mẫu a), b) và c):

a) Từ 403 đến 430 MHz: Đây là loại AR1;

b) Từ 425 đến 450 MHz: Đây là loại AR1;

c) Từ 450 đến 470 MHz: Đây là loại AR1.

Hình C.4 - Các phép đo kiểm cho họ thiết bị có các dải đồng chnh là một phn của toàn bộ dải tần hoạt động (ví d2)

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 44 : 2011/BTTTT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

CÓ ĂNG TEN LIỀN DÙNG CHO TRUYỀN DỮ LIỆU (VÀ THOẠI)

 

National technical regulation

on land mobile radio equipment using an integral antenna intended for the transmission of data (and speech)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NI - 2011

 

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối ợng áp dng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Thiết bị cần đo kiểm

2.1.2. Đo kiểm tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật

2.1.3. Các điều kiện chung

2.1.4. Giải thích các kết quả đo

2.2. Các yêu cầu đối với máy phát

2.2.1. Sai số tần s

2.2.2. Công suất bức xạ hiệu dng

2.2.3. Công suất kênh lân cận

2.2. 4. Phát xạ giả bức x

2.2.5. Thời gian kích hoạt máy phát

2.2.6. Thời gian khử hoạt máy phát

2.2.7. Tác động quá độ của máy phát

2.3. Các yêu cầu đối với máy thu

2.3.1. Đnhạy khả dụng trung bình (cường độ trường, dữ liệu hoc bản tin)

2.3.2. Triệt nhiễu đồng kênh

2.3.3. Đchọn lọc kênh lân cận

2.3.4. Triệt đáp ứng gi

2.3.5. Triệt đáp ứng xuyên điều chế

2.3.6. Nghẹt

2.3.7. Bức xạ gi

3. QUY ĐNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy đnh) Các phép đo trường bức xạ

Phụ lục B (Quy đnh) Chỉ tiêu kỹ thuật cho sơ dồ đo công suất kênh lân cận

 

 

Lời nói đầu

QCVN 44 : 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi TCN 68 - 231: 2005 “Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền số liu (và thoại) - Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết định số 28/2005/QĐ-BBCVT ngày 17/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo được xây dựng trên cơ sở chp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn EN 300 390-1 V.1.2.1 (2000-09) và EN 300 390-2 V.1.1.1 (2000-09), có tham khảo thêm các tài liệu ETS 300-390 (1996-02), ETR 027, ETR 028 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 44 : 2011/BTTTT do Viện Khoa học K thut Bưu điện biên soạn, VKhoa hc và Công nghtrình duyt và BThông tin và Truyn thông ban hành theo Quyết định s26/2011/QĐ-BTTTT ngày 04/10/2011 ca Btrưởng BThông tin và Truyền thông.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN LIỀN DÙNG CHO TRUYỀN DỮ LIỆU (VÀ THOẠI)

National technical regulation

on land mobile radio equipment using an integral antenna intended for the transmission of data (and speech)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy đnh các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất sử dụng điều chế góc có đường bao không đổi, hoạt động ở dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1 GHz, với các khoảng cách kênh 12,5 kHz và 25 kHz.

Quy chuẩn này được áp dụng cho thiết bị vô tuyến số và thiết bị vô tuyến kết hp tương tự/sloi cm tay dùng ăng ten lin đtruyn s liu/hoặc thoại.

1.2. Đối ợng áp dng

Quy chuẩn này được áp dụng đi với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nưc ngoài có hoạt đng sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

ETSI ETS 300 296: "Radio Equipment Systems (RES); Land Mobile Service; Technical characteristics and test conditions for radio equipment using integral antennas intended primarily for analogue speech".

ITU-T Recommendation O.153 (1992): "Basic parameters for the measurement of error performance at bit rates below the primary rate".

ETSI ETS 300 341: "Radio Equipment and Systems (RES); Land Mobile Service; Technical characteristics and test conditions for radio equipment using integral antenna transmitting signals to initiate a specific response in the receiver ".

IEC 60489-3 (1988): "Methods of measurement for radio equipment used in the mobiles services. Part 3: Receivers for A3E or F3E emissions".

1.4. Giải thích từ ng

1.4.1. Điều chế góc có đường bao không đi (Constant envelope angle modulation)

Bao gồm cả điều pha (G3) và điều tần (F3).

1.4.2. Ăng ten liền (integral antenna)

Ăng ten được thiết kế để nối với thiết bị mà không cần sử dng giắc nối ăng ten ngoài có trở kháng 50Ωđược coi như một phần của thiết bị. Ăng ten liền có thể lắp bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.

1.4.3. Phép đo dẫn (conducted measurements)

Phép đo sử dụng kết nối RF trực tiếp với thiết bị cần đo.

1.4.4. Phép đo bức xạ (radiated measurements)

Các phép đo giá trị tuyệt đối của trường bức xạ.

1.4.5. Trm gốc (base station)

Thiết bị vô tuyến có đầu nối ăng ten để kết nối với ăng ten ngoài và được sử dụng ở vị trí cố định.

1.4.6. Trm di động (mobile station)

Thiết bị vô tuyến lưu động có đầu nối ăng ten để kết nối với ăng ten ngoài, thông thường được sử dụng trên phương tiện vận tải hoặc có thể di chuyển được.

1.4.7. Máy cầm tay (handportable station)

Thiết bị vô tuyến có đầu nối ăng ten hoặc ăng ten liền, hoặc cả hai, thông thường được sử dụng độc lp, được mang bên người hoặc cầm tay được.

1.5. Chữ viết tắt

AC              Dòng xoay chiều                                   Alternating Current

dBc            dB so với công suất sóng mang             Decibels Ralative to the Carrier Power

DC             Dòng một chiều                                     Direct current

Emf            Sức điện động                                      Electromotive Force

Erp             Công suất bức xạ hiu dụng                  Effective Radiated Power

FM             Điều tần                                               

FFSK          Khóa dịch tần nhanh                              Fast Frequency Shift Key

FSK            Khóa dịch tần                                        Frequency Shift Key

IF               Tần số trung gian (trung tần)                  Intermediate Frequency

LSB            Bit có trọng số thấp nhất                        Least Significant Bit

MSB           Bit có trọng số cao nhất                         Most Significant Bit

PLL            Vòng khóa pha                                      Phase Locked Loop

Rms           Giá trị hiệu dụng                                    Root Mean Square

RF              Tần số vô tuyến                                    Radio Frequency

RX              Máy thu                                                Receiver

SINAD        Tín hiệu + tạp âm + méo                        Signal , noise and distortion

TX              Máy phát                                              Transmitter

VSWR        Tỷ số sóng đứng điện áp                       Voltage Standing Wave Ratio

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Thiết bị cần đo kiểm

2. QUY ĐNH KTHUT

Mỗi thiết bị đưa ra để đo kiểm hp chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật này trên tất cả các kênh hoạt động của nó.

Để đơn gin hóa và làm hài hòa các thủ tục đo kiểm chứng nhận giữa các phòng thử nghiệm khác nhau, các phép đo phải được thực hin theo Quy chuẩn kỹ thuật này với các mẫu thiết bị được quy định tại các mục 2.1.1.1 đến 2.1.1.11. Những mục này nhằm đưa ra độ tin cậy để đáp ứng các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật mà không cần thực hiện đo kiểm ở tất cả các kênh.

2.1.1.1. Lựa chọn kiểu mu thiết bị để chứng nhận hợp chuẩn

Để phục vụ việc đo kiểm hợp chuẩn, nhà sản xuất phải cung cấp một hoặc nhiu kiểu mẫu sản phẩm của thiết bị phù hợp với yêu cầu đo kiểm.

Nếu chứng nhận hợp chuẩn được cấp trên cơ sở đo kiểm trên một mẫu xuất xưởng thì các kiểu mẫu sản phẩm tương ứng cần giống hoàn toàn với kiu mẫu xuất xưởng đã đo kiểm.

2.1.1.2. Định nghĩa về dải đồng chỉnh, dải tần các kênh cài đặt sẵn

Khi đưa thiết bị tới đo kiểm hợp chuẩn, nhà sản xuất phải thông báo các dải đồng chỉnh của máy thu và máy phát.

Dải đồng chỉnh (AR) được xác định là dải tần số, tại đó máy thu hoặc máy phát có thể được lập trình và/hoặc đồng chỉnh để hoạt động mà không cần bất cứ thay đổi vật lý nào về mạch điện nào ngoại trừ việc thay thế các ROM chương trình hoặc các tinh thể (trong máy thu và máy phát).

Nhà sản xuất cũng phải cung cấp dải tần các kênh cài đặt sẵn của máy thu và máy phát (hai dải này có thể khác nhau).

Dải tần các kênh cài đặt sẵn (SR) là dải tần số cực đại quy định bởi nhà sản xut qua đó máy thu và máy phát có thể hoạt động mà không cần đặt lại chương trình hoặc đồng chỉnh li.

Đối với mc đích c phép đo thì y thu và y phát được xem t riêng r.

2.1.1.3. Định nghĩa các loại dải đồng chỉnh (AR1 và AR2)

Dải đồng chỉnh nằm trong một trong hai loi sau:

Loại thứ nhất tương ứng với một giới hn dải đồng chỉnh của máy thu và máy phát mà giới hn này nhỏ hơn 10% tần số cao nhất của dải đồng chỉnh đối với thiết bị hoạt động tại các tần số nhỏ hơn hoặc bằng 500 MHz, hoặc nhỏ hơn 5% đối với thiết bị hoạt động trên 500 MHz. Loại này được định nghĩa là AR1.

Loại thứ hai tương ứng với một dải đồng chnh của máy thu và máy phát mà dải này lớn hơn 10% tần số cao nhất của dải đồng chỉnh đối với thiết bị hoạt động tại các tần số nhỏ hơn hoặc bằng 500 MHz, hoặc lớn hơn 5% đối với thiết bị hoạt động trên 500 MHz. Loại này được định nghĩa là AR2.

2.1.1.4. Lựa chọn các tần số

Các tần số để đo kiểm phải được chọn bởi nhà sản xuất, phù hợp với các mục 2.1.1.5 đến 2.1.1.11. Nhà sản xuất lựa chọn các tần số đo kiểm phải đảm bảo rằng các tần số được chọn phải nm trong một hoặc nhiều băng tần quốc gia quy định cho thiết bị.

2.1.1.5. Đo kim thiết bị đơn kênh loại AR1

Trong trưng hp thiết b là đơn kênh loi AR1 thì chcn đo kim mt mẫu.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên một kênh nằm trong 100 kHz ở tần số trung tâm của dải đồng chỉnh.

2.1.1.6. Đo kim thiết bị đơn kênh loại AR2

Trong trưng hợp thiết bị là đơn kênh loại AR2 thì cần đo kiểm ba mẫu. Các phép đo kiểm được thực hiện trên tổng ba kênh.

Tần số kênh của mẫu đầu tiên sẽ nằm trong 100 kHz tại tần số cao nhất của dải đồng chỉnh.

Tần số kênh của mẫu thứ hai sẽ nằm trong 100 kHz tại tần sthấp nhất của di đồng chỉnh.

Tần số kênh của mẫu thứ ba sẽ nằm trong 100 kHz tại tần số trung tâm của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên cả ba kênh này.

2.1.1.7. Đo kim thiết bị hai kênh loại AR1

Trong trưng hp thiết bcó hai kênh loi AR1 thì chcn đo kim mt mẫu. Các phép đo kiểm được thực hiện trên cả hai kênh.

Tần số của kênh trên sẽ nằm trong 100 kHz ở tần số cao nhất của dải tần các kênh cài đặt sẵn.

Tần số của kênh dưới sẽ nằm trong 100 kHz ở tần số thấp nhất ca dải tần các kênh cài đặt sẵn. Ngoài ra trung bình các tn số của hai kênh sẽ phải nằm trong 100 kHz tại tần số trung tâm của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ tại kênh trên và đo kiểm giới hạn ở kênh dưới.

2.1.1.8. Đo kim thiết bị hai kênh loại AR2

Trong trưng hợp thiết bị có hai kênh loại AR2 thì cần đo kiểm ba mẫu. Thực hiện đo kiểm trên tổng bốn kênh.

Tần số cao nhất trong dải tần các kênh cài đặt sẵn ca mẫu đầu tiên sẽ nm trong 100 kHz tại tần số trung tâm của dải đồng chỉnh. Tần số của kênh trên sẽ nm trong 100 kHz ti tn scao nht ca di tn các kênh cài đt sn và tn sca nh dưới sẽ nằm trong 100 kHz tại tần số thấp nhất của dải tần các kênh cài đặt sẵn. Thực hiện đo kiểm đầy đủ tại kênh trên và đo kiểm giới hạn ở kênh dưới.

Tần số của một kênh ở mẫu thứ hai phi nm trong 100 kHz tại tần số cao nhất của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên kênh này.

Tần số của một kênh ở mẫu thứ ba phải nm trong 100 kHz tại tn số thấp nhất của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên kênh này.

2.1.1.9. Đo kim thiết bị đa kênh (nhiều hơn 2 kênh) loại AR1

Trong trưng hợp thiết bị đa kênh loại AR1, chỉ cần đo kiểm một mẫu.

Tần số trung tâm của dải tần các kênh cài đặt sẵn của mẫu sẽ phải tương ứng với tần số trung tâm của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ tại tần số nằm trong 100 kHz ở tần số trung tâm của di tần các kênh cài đặt sẵn. Thực hiện đo kim giới hạn nằm trong 100 kHz tại tần số thấp nhất và cao nhất của dải tần các kênh cài đặt sẵn.

2.1.1.10. Đo kim thiết bị đa kênh (nhiều hơn 2 kênh) loại AR2 (dải tần các kênh cài đặt sẵn nhỏ hơn dải đồng chỉnh)

Trong trưng hợp thiết bị đa kênh loại AR2 có dải tn các kênh cài đặt sn nhỏ hơn dải đồng chỉnh, cần đo kiểm ba mẫu.

Thực hiện đo kiểm trên 5 kênh.

Tần số trung tâm ca dải tần các kênh cài đặt sẵn của mẫu đầu tiên sẽ nằm trong

100 kHz tại tần số trung tâm của dải đồng chỉnh. Tần số của kênh trên sẽ nm trong

100 kHz ti tn scao nht ca di tn các kênh cài đt sn và tn sca nh dưi sẽ nằm trong 100 kHz tại tần số thấp nhất của dải tần các kênh cài đặt sẵn.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ tại kênh trung tâm và đo kiểm giới hạn ở kênh trên và kênh dưới.

Tần số của một kênh ở mẫu thứ hai phi nm trong 100 kHz tại tần số cao nhất của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên kênh này.

Tần số của một kênh ở mẫu thứ ba phải nm trong 100 kHz tại tn số thấp nhất của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ trên kênh này.

2.1.1.11. Đo kim thiết bị đa kênh (nhiều hơn 2 kênh) loại AR2 (dải tần các kênh cài đặt sẵn tương đương dải đồng chỉnh)

Trong trưng hợp thiết bị đa kênh loại AR2 có dải tần các kênh cài đặt sẵn tương đương dải đồng chỉnh, chỉ cần đo kiểm một mẫu.

Tần số trung tâm của dải tần các kênh cài đặt sẵn của mẫu sẽ tương ứng với tần số trung tâm của dải đồng chỉnh.

Thực hiện đo kiểm đầy đủ tại tần số nằm trong 100 kHz ở tần số trung tâm của di tần các kênh cài đặt sẵn và nằm trong 100 kHz tại tần số thấp nhất và cao nhất của dải tần các kênh cài đt sẵn.

2.1.2. Đo kiểm tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật

2.1.2.1. Các điều kiện đo bình thường và tới hạn

Các phép đo phải được thực hiện ở các điu kiện đo kiểm bình thường và khi có chỉ dẫn phải thực hiện ở các điều kin đo kiểm tới hạn.

2.1.2.2. Nguồn điện đo kim

- Khi đo, nguồn điện của thiết bị phải được thay bằng một nguồn điện đo kiểm có khả năng cung cấp các điện áp đo kiểm bình thường và tới hạn như xác định trong 2.1.2.3.2 và 2.1.2.4.2. Trở kháng ni của nguồn điện đo kim phải đủ nhỏ để không ảnh hưởng đáng kể tới các kết quả đo. Với mục đích đo kiểm, điện áp nguồn đin phải được đo ở lối vào của thiết bị.

- Nếu thiết bị có cáp nguồn điện, thì điện áp đo kiểm phải là điện áp được đo ở điểm nối cáp nguồn điện với thiết bị.

- Đối với các thiết bị sử dụng pin, phải tháo rời pin ra và nguồn điện đo kiểm phải có chỉ tiêu kỹ thuật giống với pin thực tế.

- Trong khi đo kiểm, các điện áp nguồn phải có dung sai ±1% tương đối so với điện áp khi bắt đầu mỗi phép đo. Giá trị dung sai này là giới hạn đi với các phép đo nguồn điện.

2.1.2.3. Các điều kiện đo bình thường

2.1.2.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm bình thường

Các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường khi đo kiểm là các nhiệt độ và độ ẩm nằm trong các khoảng sau:

- Nhiệt độ: +100oC đến +300oC;

- Độ ẩm tương đối: 20% đến 75%.

2.1.2.3.2. Nguồn điện đo kiểm bình thường

2.1.2.3.2.1. Điện áp lưới

- Điện áp đo kiểm bình thường đối với thiết bị được nối với lưới điện phải là đin áp lưới danh định. Trong khuôn khổ của Quy chuẩn này, điện áp danh định là điện áp được công bố hoặc bt kỳ điện áp nào đã được thiết kế cho thiết bị.

- Tần số nguồn điện đo kiểm của mạng điện xoay chiều phải nằm giữa 49 Hz và 51 Hz.

2.1.2.3.2.2. Nguồn đin ắc quy chì-axít sử dng trên các phương tiện vận tải

Khi thiết bị vô tuyến sử dụng trên phương tiện dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo kiểm bình thường bằng 1,1 ln điện áp danh định của ắc quy.

2.1.2.3.2.3. Các nguồn điện khác

Khi sử dụng các nguồn điện hoặc loại ắc quy khác, điện áp đo kiểm bình thường phải là điện áp do nhà sản xuất công bố.

2.1.2.4. Các điều kiện đo kim tới hạn

2.1.2.4.1. Nhiệt độ tới hạn

- Khi đo kim ở nhiệt độ tới hạn, các phép đo phải được thực hiện theo các thủ tục trong mục 2.2.1.3 ở các nhiệt độ cận trên và cn dưới trong khoảng sau:

-200oC đến +500oC.

- Với ghi chú trong bảng 2, mục 2.2.1.2, dải nhiệt độ tới hạn bổ sung đã giảm bớt từ 0oC đến +300oC phải được sử dụng khi thiết bị không phù hợp với yêu cầu dải nhiệt độ tới hạn được cho trong bảng 2 từ -200oC đến +500oC.

- Các báo cáo đo phải ghi rõ dải nhiệt độ được sử dụng.

2.1.2.4.2. Các điện áp nguồn đo kiểm tới hạn

2.1.2.4.2.1. Điện áp lưới

Điện áp đo kiểm tới hạn đối với thiết bị được nối tới nguồn điện xoay chiều phải điện áp lưi danh định ±10%.

2.1.2.4.2.2. Nguồn đin ắc quy chì-axít sử dng trên các phương tiện vận tải

Khi thiết bị sử dụng trên các phương tiện vận tải dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo kiểm bình thường bằng 1,3 lần và 0,9 lần điện áp danh định của ắc quy (6 V, 12 V...).

2.1.2.4.2.3. Các nguồn điện sử dụng từ các loại ắc quy khác

Nhiệt độ tới hạn dưới đối với thiết bị có nguồn ắc quy như sau:

- Với ắc quy Leclanché hoặc Lithium: 0,85 lần điện áp danh định ca ắc quy.

- Với ắc quy thủy ngân hoặc Nickel-Cadmium: 0,9 lần điện áp danh đnh của ắc quy.

Không có điện áp đo kiểm tới hạn trên.

2.1.2.4.2.4. Các nguồn điện khác

Đối với thiết bị sử dụng các nguồn điện hoặc ắc quy khác, điện áp đo kiểm tới hạn phải là đin áp do nhà sản xuất lựa chọn hoặc được sự đồng ý giữa nhà sản xut thiết bvà phòng thnghiệm. Điu y phải đưc ghi lại trong o o đo.

2.1.2.5. Thủ tục đo kiểm tại các nhiệt độ tới hạn

- Trước khi thực hiện phép đo, thiết bị phải đạt được cân bằng nhiệt trong phòng đo. Thiết bị phải được tắt trong quá trình ổn định nhiệt độ.

- Trong trường hợp thiết bị có mạch ổn định nhiệt độ để hoạt đng liên tục, các mạch ổn đnh nhiệt độ này phải được bật trong thời gian 15 phút sau khi đạt được cân bằng nhiệt và sau đó thiết bị phải đạt được các yêu cầu qui định.

- Nếu không kiểm tra được cân bằng nhiệt bằng các phép đo, thời gian n định nhiệt độ phải ít nhất là 1 giờ hoặc với thời gian lâu hơn theo quyết định của phòng thử nghiệm. Trình tự phép đo phải được lựa chọn và độ ẩm của phòng đo đưc điều chỉnh sao cho không diễn ra hiện tượng ngưng tụ.

2.1.2.5.1. Thủ tục đo đối với thiết bị hoạt động liên tục

Nếu nhà sản xuất công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động liên tục, thì thủ tục đo như sau:

- Trưc khi đo ở c nhiệt đtới hạn trên, thiết bphải được đt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái phát trong thời gian một nửa giờ, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu qui định.

- Trước khi đo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phi được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thời gian một phút, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu qui định.

2.1.2.5.2. Thủ tục đo đối với thiết bị hoạt động gián đon

Nếu nhà sản xuất công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động gián đon, thì thủ tục đo như sau:

- Trước khi đo ở các nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phi được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bt thiết bị ở trạng thái phát trong thời gian một phút, tiếp theo là 4 phút ở trạng thái thu, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu qui định.

- Trước khi đo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phi được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thời gian một phút, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu qui định.

2.1.3. Các điều kiện chung

2.1.3.1. c n hiu đo kiểm bình thường (tín hiệu mong mun và không mong muốn)

Các tín hiệu mong muốn cho các phương pháp đo với luồng bit và bản tin đnh nghĩa trong mục A.1.1 và A.1.2.

Tín hiệu A-M3 được dùng như tín hiệu không mong muốn cho phương pháp đo với luồng bit hoặc bản tin như triệt nhiễu đồng kênh và độ chọn lọc kênh lân cận. Tín hiệu này được định nghĩa như sau:

Tín hiệu A-M3, gồm một tín hiu RF, đưc điều chế bởi tín hiệu tần số âm thoại 1 kHz với độ lệch 12% so với khong cách kênh.

2.1.3.1.1. Các tín hiệu đối với phép đo lung bit

- Khi thiết bị được thiết kế để phát các dòng bit liên tục (dữ liệu, fax, truyền ảnh, thoại số), tín hiệu đo kiểm bình thường như sau:

+ Tín hiệu D-M0, gồm một chuỗi vô hạn các bit 0;

+ Tín hiệu D-M1, gồm một chuỗi vô hạn các bit 1;

+ Tín hiệu D-M2, gm mt chuỗi bit giả ngẫu nhiên với ít nhất 511 bit theo khuyến nghị ITU-T O.153.

+ Tín hiệu D-M2', có kiểu giống với D-M2, nhưng chuỗi bit giả ngẫu nhiên độc lập so với D-M2 (có thể giống hệt D-M2 nhưng bắt đầu ở một thời điểm khác).

- Việc cấp một chuỗi vô hạn các bit 0 hoặc 1 thường không có dải thông đặc trưng.

Tín hiệu D-M2 được sử dụng để đạt gần đúng với dải thông đặc trưng.

2.1.3.1.2. Các tín hiệu đối với bản tin

Khi thiết bị được đo sử dụng bn tin, tín hiệu đo kiểm bình thường sẽ là chuỗi các bản tin hoc các bit đã mã hoá đúng.

Các tín hiệu đo kiểm bình thường và điều chế sẽ đạt được như sau:

- Tín hiệu D-M3, tương ứng với các cụm đơn, được dùng trong các phép đo bằng phương pháp lên-xung, được kích thích bằng nhân công hoặc bằng hệ thống đo kiểm tự đng.

- Tín hiệu D-M4, gồm các tín hiệu đã mã hóa đúng, các bản tin được phát lần lượt, từng bản tin một, không có khoảng cách giữa các bản tin.

D-M3 đưc dùng cho phương pháp đo máy thu với các bản tin, ở đó cần thiết phát các bản tin đơn một số lần. Điu chế đo kiểm bình thường tương ứng phải được thống nhất giữa nhà sản xuất và phòng thử nghim.

Tín hiệu D-M4 được dùng cho phương pháp đo máy phát như công suất kênh lân cận và phát xạ giả bức xạ.

Chi tiết các tín hiệu D-M3 và D-M4 phải đưc ghi vào báo cáo đo.

2.1.3.2. Ăng ten gi

Các phép đo đối với máy phát sử dụng bộ ghép đo phải được thực hiện với tải 50Ω không bức xạ, không phản xạ được nối kết cuối của bộ ghép đo.

2.1.3.3. Btrí c n hiu đo tới đu o máy thu qua bghép đo và ăng ten đo kim

Nguồn tín hiệu đo cp tới đầu vào máy thu thông qua bộ ghép đo và ăng ten giả được nối sao cho trở kháng của bộ ghép đo, ăng ten đo đều là 50 Ω. Yêu cầu này phải thỏa mãn kể cả khi có một tín hiệu hoặc nhiều tín hiệu sử dụng mạng kết hợp được cấp tới máy thu đồng thời.

Các mức tín hiệu đo thử được biểu diễn bng emf tại lối ra của nguồn thử.

Ảnh hưởng của bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế nào và nhiu sinh ra trong các nguồn tín hiệu đo phải không đáng kể.

2.1.4. Giải thích các kết quả đo

Việc gii thích các kết quả đo được ghi lại trong báo cáo đo như sau:

a) Giá trị đo được so với giới hn tương ng sẽ được sử dụng để quyết định xem thiết bị có thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật này hay không.

b) Độ không đảm bảo đo thực tế của mỗi tham số đo phải được ghi trong báo cáo đo.

c) Giá trị Độ không đảm bảo đo thực tế phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị trong Bảng 1 (độ không đảm bảo đo tuyệt đối).

Bảng 1 - Độ không đảm bảo đo tuyệt đối: các giá trị cực đại

Tham s

Độ không đảm bảo đo

Tần số vô tuyến

± 1 x 10-7

ng suất RF bức x

± 6 dB

ng suất RF dẫn biến đi khi dùng bộ ghép đo

± 0,75 dB

ng suất kênh lân cận

± 5 dB

Độ nhạy

± 3 dB

Đo hai tín hiu, lên đến 12,75 GHz (dùng bộ ghép đo)

± 4 dB

Đo hai tín hiu sdụng tng bức x

± 6 dB

Đo ba tín hiu (dùng bộ ghép đo)

± 3 dB

Phát xạ bức xcủa máy phát, lên đến 12,75 GHz

± 6 dB

Phát xạ bức xcủa máy thu, lên đến 12,75 GHz

± 6 dB

Thi gian quá độ bật máy phát

± 20%

Thi gian quá độ tắt máy phát

± 20%

Tần số quá đcủa máy phát

± 250 Hz

2.2. Các yêu cầu đối với máy phát

2.2.1. Sai số tần số

2.2.1.1. Định nghĩa

Sai số tần số của máy phát là hiu số giữa tần số sóng mang chưa điều chế đo được và tần số danh định của máy phát.

2.2.1.2. Giới hạn

Sai số tần số không được vượt quá các giá trị qui định trong Bảng 2, ở các điều kiện đo kiểm bình thường, tới hạn, hoặc bất kỳ điều kiện trung gian nào.

Bảng 2 - Sai số tần s

Khoảng cách kênh (kHz)

Giới hạn sai số tần số (kHz)

Thấp hơn 47 MHz

Từ 47 MHz đến 137 MHz

Trên 137 MHz đến 300 MHz

Trên 300 MHz đến 500 MHz

Trên 500 MHz đến 1000 MHz

25

±0,60

±1,35

±2,00

±2,00

±2,50 (Chú thích)

12,5

±0,60

±1,00

±1,50

±1,50 (Chú thích)

Không xác định

CHÚ THÍCH: Đối với các máy cầm tay có nguồn liền, những giới hạn này chỉ áp dụng trong dải nhiệt độ tới hạn đã giảm bớt từ 00C đến + 300C.

Tuy nhiên, ở các điều kiện nhiệt độ tới hạn (mục 4.2.4.1), nằm ngoài dải nhiệt độ tới hạn ở trên, thì áp dụng các giới hạn sai số tần số là:

±2,50 kHz với các tần số nằm giữa 300 MHz và 500 MHz;

±3,00 kHz với các tần số nằm giữa 500 MHz và 1000 MHz.

2.2.1.3. Phương pháp đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 1 - Sơ đồ đo sai số tần số

Đặt thiết bị cần đo kiểm trong bộ ghép đo (mục A.6), nối bộ ghép đo với ăng ten giả (theo 2.1.3.2). Đo tần số sóng mang khi chưa điều chế.

Phép đo phi được thc hiện ở các điều kin đo kim bình thường (theo 2.1.2.3) và các điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời 2.1.2.4.1 và 2.1.2.4.2).

2.2.2. Công suất bức xạ hiệu dụng

Nhà quản lý có thể công bố giá trị cực đại về công suất bức xạ hiệu dụng cực đại của máy phát; đây có thể là điều kiện để cấp giấy phép chứng nhận.

Nếu thiết bị được thiết kế hoạt động với các công suất sóng mang khác nhau thì công suất bức xạ hiu dụng cc đại biểu kiến tại mỗi mức hoặc dải các mức sẽ được nhà sản xuất công bố. Người sử dụng không thể can thiệp điều chỉnh thay đổi công suất này được.

Các yêu cu kỹ thuật trong Quy chuẩn này phải thỏa mãn tất cả mức công suất của máy phát có thể hoạt động. Trên thực tế, chỉ thực hin phép đo tại mức công suất cao nhất và thấp nhất của máy phát.

2.2.2.1. Định nghĩa

Công suất bức xạ hiệu dụng cc đại được định nghĩa như công suất bức xạ hiu dụng ở hướng có cường độ trường cực đại trong điều kiện đo kim xác định.

Công suất bức xạ hiu dụng cực đại biểu kiến là công suất bức xạ hiệu dụng cực đi do nhà sản xuất công bố.

Công suất bức xạ hiu dụng trung bình là giá trị trung bình của công suất bức xạ hiệu dụng được đo ở 8 hướng.

Công suất bức xhiu dụng trung bình biu kiến của thiết bị cũng do nhà sản xuất công bố.

2.2.2.2. Giới hạn

Công suất bức xạ hiu dụng cực đại ở các điều kiện đo kiểm bình thường phải nằm trong khoảng df so với công suất bức xạ hiu dụng cực đại biểu kiến.

Công suất bức xạ hiu dụng trung bình ở các điều kiện đo kiểm bình thường phi nằm trong khong df so vi công suất bc xhiu dng trung bình biu kiến.

Sai số đặc tính của thiết bị (±1,5 dB) sẽ đưc kết hợp với độ không đảm bảo đo thực tế để tính df như sau:

df 2 = dm2 + de2

trong đó:

dm là độ không đảm bảo đo thực tế.

de là sai số cho phép của thiết bị (± 1,5 dB).

df là sai số tổng.

Tất cả các giá trị phải được biểu diễn dưới dạng tuyến tính.

Trong mi trường hợp đkhông đm bảo đo phải tuân ththeo 2.1.4, Bảng 1.

Ngoài ra công suất bức xạ hiệu dụng cực đại không được vượt quá giá trị cực đại do nhà quản lý qui định.

2.2.2.3. Phương pháp đo

2.2.2.3.1. Công sut bc xhiệu dụng cc đi trong điu kiện đo kiểm bình thường

a) Vị trí đo kiểm phải đáp ứng được yêu cầu về dải tần số qui định của phép đo. Trước tiên, ăng ten đo kiểm được định hướng theo phân cực đứng, trừ khi có chỉ dẫn khác.

Đặt máy phát cần đo tại vị trí chuẩn (mục A.2) và bật máy ở chế độ không điều chế.

b) Điều chỉnh tần số của máy phân tích phổ hoặc máy thu đo đến tần số sóng mang của máy phát. Điều chỉnh độ cao ăng ten đo kiểm trong phạm vi dải độ cao qui định cho đến khi thu đưc mức tín hiệu lớn nhất trên máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần.

c) Máy phát được xoay 360o quanh trục thẳng đứng cho đến khi thu được tín hiệu cao hơn hoặc thu được tín hiệu cực đại “cao nhất”.

d) Ăng ten đo kiểm được điều chỉnh lên hoặc xuống một lần na trong phạm vi độ cao qui định cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại mới. Ghi lại mức này. Mức tín hiệu cực đại này có ththấp hơn giá trị có thể đạt được ở độ cao nằm ngoài giới hạn qui đnh. Ăng ten đo kiểm có thể không cần điều chỉnh độ cao, nếu phép đo được thực hiện tại vị trí đo kiểm phòng đo không phản xạ (mục A.1.2).

e) Sử dụng sơ đồ đo như Hình 3, ăng ten thay thế được sử dụng thay cho ăng ten máy phát ở cùng vị trí và có cùng phân cực đứng. Điều chnh tần số của bộ tạo tín hiệu đến tần số sóng mang của máy phát. Ăng ten đo kiểm phải được điều chỉnh lên hoặc xuống để đảm bảo vẫn thu được tín hiệu cực đại.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy phát cần đo; 2) Ăng ten đo kiểm; 3) Máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần

Hình 2 - Sơ đồ đo

Điều chỉnh mức tín hiệu vào ăng ten thay thế cho đến khi máy thu đo thu đưc mức tương đương của máy phát hoặc mức ứng với sự tương quan xác định.

Giá trị Công suất bức xạ hiu quả cực đại của thiết bị cần đo tương đương với công suất phát của bộ tạo tín hiệu sau khi đã được tăng theo tương quan đã biết nếu cần thiết và sau khi hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao do cáp giữa bộ tạo tín hiệu vi ăng ten thay thế.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Bộ tạo tín hiệu; 2) Ăng ten thay thế; 3) Ăng ten đo; 4) Máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần

Hình 3 - Sơ đồ đo

f) Thực hiện lại các bước từ b) đến e) ở trên với ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế định hướng theo phân cực ngang.

g) Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại của thiết bị cần đo sẽ được biểu diễn bằng giá trị cao hơn trong hai giá trị tìm được trong bước e).

2.2.2.3.2. Công sut bc xhiệu dụng trung bình trong điều kin đo kim bình thường.

a) Lặp lại các thủ tục từ các bước b đến e trong 2.2.2.3.1, ngoại trừ trong bước c) máy phát sẽ được quay đến 8 vị trí khác nhau, cách nhau 45o bt đầu từ vị trí tương ứng có công suất bức xạ hiệu dng cực đại (theo 2.2.2.3.1 bước g)).

b) Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình tương ứng với 8 giá trị đo ở trên được tính như sau:

Công suất bức xạ hiu dụng trung bình =Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

trong đó Pi là công sut đo được ứng với mỗi vị trí.

2.2.2.3.3. Phương pháp đo công suất bức xạ hiệu dụng trung bình và cực đại trong điều kiện đo kiểm tới hạn

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 4 - Sơ đồ đo

a) Các phép đo kiểm cũng phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm tới hạn. Do không thể lặp lại phép đo trên tại vị trí đo trong điều kiện nhiệt độ tới hạn nên chthực hiện phép đo tương đối sử dụng bộ ghép đo.

b) Công suất cung cấp đến tải đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường và điều kiện đo kiểm tới hạn. Giá trị chênh lệch được tính bằng dB. Giá trị chênh lệch này được cộng đại số vào công suất bức xạ hiệu dng trung bình trong điều kiện đo kiểm bình thường để tính ra công suất bức xạ trung bình trong điều kiện đo kiểm tới hạn

c) Tương tự như vậy, có thể tính được công suất bức xạ hiệu dụng cực đại.

d) Trong điều kiện đo kiểm tới hạn, do việc hiệu chuẩn bộ ghép đo có thể xuất hiện thêm độ không đảm bảo đo.

2.2.3. Công suất kênh lân cận

2.2.3.1. Định nghĩa

Công suất kênh lân cận là một phần của tổng công suất đầu ra máy phát trong những điu kiện điều chế xác đnh nằm trong băng thông quy đnh, có tần số trung tâm là tần số danh đnh của một trong hai kênh lân cn. Công suất này là tng công suất trung bình sinh ra do điều chế, tiếng ù và tạp âm của máy phát.

2.2.3.2. Giới hạn

Đối với khoảng cách kênh 25 kHz, công suất kênh lân cận phải thấp hơn công suất sóng mang của máy phát ít nhất là 70,0 dB, công suất kênh lân cận không nhất thiết thấp hơn 0,2 W.

Đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất kênh lân cận phải thấp hơn công suất sóng mang của máy phát ít nhất là 60,0 dB, công suất kênh lân cận không nhất thiết thấp hơn 0,2 mW.

Trong trưng hợp thiết bị không có khả năng tạo được sóng mang chưa điều chế, các phép đo này sẽ được thực hiện ở điều kiện đo kim tới hạn. Trong điều kiện đo kiểm tới hạn, công suất kênh lân cận đo được không vượt quá:

- 65 dB so với công sut sóng mang ca thiết bvới khong cách kênh 25 kHz.

- 55 dB đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz.

2.2.3.3. Phương pháp đo

a) Đặt máy phát cần đo vào trong bộ ghép đo (mục A.6) kết nối với máy thu đo công suất thông qua ăng ten giả (theo 2.1.3.2). Hiệu chỉnh máy thu đo để đo mức công suất rms. Mức tại đu vào máy thu đo công suất phải nằm trong phạm vi giới hn cho phép. Máy phát phải được hoạt động ở mức công suất sóng mang cực đại cho phép.

Hình 5 - Sơ đồ đo công suất kênh lân cận

b) Đối với máy phát chưa điều chế, điều chỉnh máy thu đo công suất sao cho thu được đáp ứng cực đại. Đây là điểm đáp ng 0 dB. Ghi lại giá trị thiết lập cho bộ suy hao của máy thu đo công suất.

c) Điều chnh tần số của máy thu đo công suất lệch khỏi sóng mang sao cho có được đáp ứng -6 dB tại tần số gần nhất với tần số sóng mang của máy phát, tần số này tương ứng với độ dịch chuyển khỏi tần số danh định của sóng mang như cho trong Bảng 3.

Bảng 3 - Dch chuyn tần số

Khong cách kênh (kHz)

Dịch chuyển tần số (kHz)

12,5

8,25

25

17

d) Máy phát được điều chế bằng các tín hiệu đo kiểm D-M2 hoặc D-M4 (theo 4.3.1).

e) Điều chỉnh bộ suy hao biến đổi của y thu đo công suất để thu được cùng giá trị công suất như trong bước b). Ghi lại giá trị này.

f) Tỷ số giữa công suất kênh lân cận so với công suất sóng mang chính là độ chênh lệch giữa các giá trthiết lập ở bộ suy hao trong các bước b) và e). Có thể tính toán giá trị tuyệt đối của công suất kênh lân cận từ tỷ số trên và công suất sóng mang của máy phát.

g) Lặp lại các phép đo từ bước c) đến f) với máy thu đo công suất được điều chỉnh tới sườn bên kia của sóng mang.

h) Đối với những thiết bị không có khả năng tạo sóng mang chưa điều chế, lặp lại những phép đo trong điều kin đo kiểm tới hạn (áp dng đồng thời theo 2.1.2.4.1 và 2.1.2.4.2).

2.2. 4. Phát xạ giả bc xạ

2.2. 4.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là các phát xạ do ăng ten và vỏ thiết bị của máy phát tại các tần số khác với tần số sóng mang và các dải biên tần có điều chế bình thường.

Chúng được quy đnh như là công suất bc xca bất kn hiu ri rc nào.

2.2.4.2. Giới hạn

Công suất của bất kỳ phát xạ tạp bức xkhông được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 4 .

Bảng 4 - Các phát xạ tạp bức x

Dải tần s

Tx ở chế độ hoạt động

Tx ở chế độ chờ

30 MHz đến 1 GHz

0,25 µW (-36,0 dBm)

2,0 nW (-57,0 dBm)

Trên 1 GHz đến 12,75 GHz

1,00 µW (-30,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

2.2.4.3. Phương pháp đo

a) Vị trí đo kiểm phải thỏa mãn yêu cầu di tần số quy định ca phép đo. Ăng ten kiểm tra sẽ được đnh hướng theo phân cực đứng và nối với máy phân tích phổ hoặc máy thu đo qua bộ lọc thích hợp để tránh quá tải cho máy thu đo. Đrộng băng tần của máy phân tích phổ sẽ được chọn trong khoảng 10 kHz - 100 kHz, được thiết lập một giá trị thích hp để thực hiện phép đo chính xác.

Để đo phát xạ tạp dưới hài bậc hai của tần số sóng mang, sử dng bộ lọc “Q” cao có tần số trung tâm giống với tần số sóng mang máy phát và suy hao tín hiệu ít nhất là 30 dB.

Để đo phát xạ tạp tại và trên hài bậc hai ca tần số sóng mang sử dụng bộ lọc thông cao có độ triệt băng tần chặn lớn hơn 40 dB. Tần số cắt của bộ lọc thông cao xấp xỉ bằng 1,5 ln tần số sóng mang của máy phát.

Máy phát cần đo sẽ được đặt trên giá tại vị trí tiêu chuẩn và bật máy ở chế độ chưa điều chế.

Nếu không thể thu được sóng mang chưa điều chế. Phép đo sẽ được thực hiện vi máy phát được điều chế bằng tín hiệu D-M2 hoặc D-M4.

b) Bức xạ của bất kỳ phát xạ tạp nào trong dải tần từ 30 MHz đến 4 GHz sẽ được xác định bởi ăng ten đo kiểm và máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần trừ kênh mà máy phát hoạt động và kênh lân cận của nó. Ngoài ra, đối với thiết bị hoạt động ở các tần số trên 470 MHz, các phép đo sẽ được lập lại trong dải tần số từ 4 GHz đến 12,75 GHz. Ghi lại tần số của mỗi phát xạ tạp đã phát hiện. Nếu vtrí đo kim bnhiu tn ngoài vào, phép đo phi đưc thc hin trong phòng có màn chắn với khoảng cách giữa máy phát và ăng ten đo được rút ngắn lại.

                        1) Máy phát cần đo                     3) Bộ lọc “Q” cao hoc bộ lọc thông cao

                        2) Ăng ten đo kiểm                      4) Máy phân tích phhoc vôn-kế chọn tần

Hình 6 - Sơ đồ đo phát xạ tạp bức xạ

c) Tại mỗi tần số mà đã phát hiện được phát xạ, điều chỉnh máy phân tích phổ và độ cao ăng ten đo kiểm trong dải độ cao quy định cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy phân tích phổ.

d) Xoay máy phát 360o xung quanh trục thẳng đứng cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy phân tích phổ.

e) Điều chỉnh độ cao ăng ten đo kiểm một lần nữa trong phạm vi độ cao quy định để m lại mức thu cực đi mới. Ghi lại mức tín hiệu này.

f) Sử dụng sơ đồ đo như Hình 7, đổi ăng ten máy phát bằng ăng ten thay thế ở cùng vị trí và cùng phân cực đứng. Nối ăng ten thay thế với bộ tạo tín hiệu.

g) Tại mỗi tần số đã phát hiện phát xạ, điều chỉnh bộ to tín hiệu, ăng ten thay thế và máy phân tích phổ đến tần số phát xạ này, điều chnh độ cao ăng ten đo kim trong dải quy định cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần.

Ghi lại mức của bộ tạo tín hiệu trên máy phân tích phổ giống như mục e) ở trên. Giá trị này sau khi hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao cáp nối giữa ăng ten thay thế và bộ tạo tín hiệu chính là mức phát xạ tạp bức xạ tại tần số này.

Độ rộng băng phân giải của thiết bị đo là độ rộng băng tần khả dụng nhỏ nhất, nhưng lớn hơn độ rộng phổ của thành phần phát xạ giả cần đo.

h) Thực hiện lại các phép đo với ăng ten đo kiểm theo phân cực ngang từ bước c) đến g) ở trên.

i) Lp li c phép đo tc) đến h) ở trên vi y phát ở chế đch(nếu có).

1) Bộ tạo tín hiệu 2) Ăng ten thay thế 3) Ăng ten đo kiểm 4) Máy phân tích ph

Hình 7 - Sơ đồ đo phát giả tạp bức xạ dùng ăng ten thay thế

2.2.5. Thời gian kích hoạt máy phát

2.2. 5.1. Định nghĩa

Thời gian kích hoạt máy phát (ta) là khoảng thời gian giữa thời điểm “bật máy phát” (Txon) và:

a) Thi đim khi công sut đu ra y phát đạt đến mức -1 dB hoặc +1,5 dB so vi công suất trạng thái n định (Pc) và duy trì ở mc trong khoảng +1,5 dB/-1 dB, như quan sát trên thiết bị đo hoặc trên đồ thị công suất/thời gian; hoặc

b) Thời đim sau khi tn ssóng mang duy trì trong khoảng ±1 kHz so với tn strng thái n đnh Fc, như quan t trên thiết b đo hoc đthtn s/thi gian.

Giá trị đo được của ta là tam; giới hạn là tal.

2.2.5.2. Giới hạn

Thời gian tam (thời gian kích hoạt của máy phát đo được) không được vượt quá 25 ms (tam ≤ tal).

2.2. 5.3. Phương pháp đo

Sơ đồ đo như Hình 8.

Hình 8 - Sơ đồ đo đáp ứng quá độ của công suất máy phát và tần số, bao gồm thời gian kích hoạt và thời gian khử hoạt máy phát

a) Đặt máy phát cần đo vào trong bộ ghép đo được nối với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua tải đo thích hợp. Suy hao của tải đo kiểm được chọn sao cho đầu vào ca bộ phân biệt đo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động chính xác trong dải gii hạn ngay khi công suất sóng mang của máy phát (trước suy hao) vượt quá 1 mW.

Đthị quét hai chiều của máy hiện sóng có nhớ (hoặc máy ghi quá độ) ghi lại biên độ quá độ từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá độ từ bộ phân biệt đo.

Bộ kích đảm bảo rằng thời điểm quét ca máy hiện sóng bắt đầu ngay sau khi bắt đầu “bật máy phát”.

b) Đthị quét của máy hiện sóng được hiu chuẩn theo công suất và tần s(trục y) và theo thời gian (trục x), sử dụng bộ tạo tín hiệu.

c) Thời gian kích hoạt máy phát được đo bằng cách đọc trực tiếp trên máy hiện sóng trong khi máy phát chưa điều chế.

2.2.6. Thời gian khử hoạt máy phát

2.2.6.1. Định nghĩa

Thời gian khử hoạt máy phát (tr) là khoảng thời gian giữa thời đim bắt đầu “tắt máy phát” (Txoff) và thời điểm khi công suất đầu ra máy phát giảm xuống thấp hơn công suất trạng thái ổn định (Pc) 50 dB và duy trì thấp hơn mức y như quan sát trên thiết bị đo hoặc đồ thị công suất/thời gian (Hình 11).

Giá trị đo được của tr là trm; giới hạn là trl.

2.2.6.2. Giới hạn

Thời gian khử hoạt (trm) máy phát không đưc vượt quá 20 ms (trm ≤ trl).

2.2.6.3. Phương pháp đo

Sơ đồ đo như Hình 8.

a) Đặt máy phát cần đo vào trong bộ ghép đo được nối với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua tải đo kiểm thích hợp. Suy hao của tải đo kiểm được chọn sao cho đầu vào của bộ phân biệt đo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động chính xác trong dải giới hạn như công suất sóng mang của máy phát (trước suy hao) vượt quá 1 mW.

Máy hiện sóng có nhhai tia (hoặc máy ghi quá độ) ghi lại biên độ quá độ (chuyển tiếp) từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá độ từ bộ phân biệt đo.

Bộ kích đảm bảo rằng thời điểm quét của máy hiện sóng được bắt đầu ngay sau khi “bật máy phát”.

b) Các vệt dấu của máy hiện sóng được hiệu chỉnh theo công suất và tần số (trục y) và theo thời gian (trục x) bằng cách thay thế máy phát và tải đo bằng bộ tạo tín hiệu.

c) Thời gian khử hoạt máy phát được đo bng cách đc trực tiếp trên máy hiện sóng trong khi máy phát không có điu chế.

2.2.7. Tác động quá độ của máy phát

2.2.7.1. Định nghĩa

Tác động quá độ của máy phát là sự phụ thuộc theo thời gian ca tần số máy phát, công sut và ng sut y phát kênh n cận khi bt và tắt công sut đầu ra RF.

Các công suất, tần số, dung sai tần số và thời điểm quá độ được quy định như sau:

P0: Công suất biểu kiến;

Pc: Công suất trạng thái ổn định;

Pa: Công suất quá độ của kênh lân cận. Đây là công suất quá độ trong các kênh lân cận do bật và tắt máy phát;

Fo: Tần số sóng mang danh định;

Fc: Tần số sóng mang ở trạng thái ổn định;

df: Lệch tn số (tương đối so vi Fc) hoặc sai số tần số (tuyệt đối) (theo 2.2.1.1) của máy phát;

dfe: Giới hạn của sai số tần số (df) ở trạng thái ổn định (theo 2.2.1);

dfo: Giới hạn của lệch tần số (df) bằng 1 kHz. Nếu không thể tắt điều chế máy phát thì phải cộng thêm một nửa khoảng cách kênh;

dfc: Giới hạn của lệch tần số (df) trong khi quá độ, bằng một na khoảng cách kênh; Khi lệch tần số nhỏ hơn dfc, tần số sóng mang vẫn nằm trong phạm vi của kênh ấn định. Nếu không thể tắt điều chế máy phát thì phải cộng thêm một nửa khoảng cách kênh;

Txon: Thời điểm bật máy phát;

ton: Thời điểm khi công suất sóng mang vượt quá Pc - 30 dB;

tp: Khoảng thời gian bắt đầu từ thời điểm ton và kết thúc khi công suất đạt mức Pc - 6 dB;

tam: Thời gian kích hoạt máy phát như định nghĩa trong 2.2.5.1;

tal: Giới hạn của tam như trong 2.2.5.2;

Txoff: Thời điểm tắt máy phát;

Toff: Thời điểm khi công suất sóng mang xuống thấp hơn Pc - 30 dB;

td: Khoảng thời gian bắt đầu khi công suất xung thấp hơn Pc - 6 dB và kết thúc ở thời điểm toff.

trm: Thời gian khử hoạt máy phát như định nghĩa trong mục 2.2.6.1, sau thời gian này, công suất duy trì ở mức thấp hơn Pc - 50 dB;

trl: Giới hạn trm như trong 2.2.6.2

Nếu sử dụng bộ tổ hợp hoặc/và hệ thống mạch vòng khóa pha (PLL) để xác định tần số máy phát thì máy phát phải tắt khi mất đồng bộ hoặc, trong trường hợp sử dụng PLL, khi hthống mạch vòng không khóa được.

Định thời, tần số và công suất

Hình 9, 10 và 11 mô tả các định thời, tần số và công suất đã đưc định nghĩa trong 2.2.5.1, 2.2.6.1, 2.2.7.1 và phù hợp với các giới hạn trong 2.2.5, 2.2.6, 2.2.7.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 9 - Thời gian kích hoạt máy phát và tác động quá độ khi bật máy

(Tác động của công suất tăng lên trong thời gian kích hoạt máy phát)

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 10 - Thời gian kích hoạt máy phát và tác động quá độ trong khi bật máy

(Tác động quá độ của tần số khi bật máy)

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 11 - Thời gian khử hoạt máy phát và tác động quá độ trong khi tắt máy

2.2.7.2. Giới hạn

2.2.7.2.1. Phân tích miền thời gian của công suất và tn số

Các đồ thị công suất sóng mang và tần số sóng mang theo thời gian gồm một số giá trị quá độ phù hợp phi được ghi trong báo cáo đo.

Tại bất kỳ thời điểm nào khi công suất sóng mang lớn hơn công suất trạng thái ổn định (Pc) - 30 dB, tần số sóng mang sẽ duy trì trong phạm vi nửa khoảng cách kênh (dfc) từ tần số sóng mang ở trạng thái ổn định (Fc).

Độ dốc của các đồ thị tương ng với cả thời gian kích hoạt và khử hoạt, phải thỏa mãn:

- tp ≥ 0,20 ms và td ≥ 0,20 ms, đối với thời gian kích hoạt và khử hoạt (theo 2.2.7.1);

- Trong khoảng giữa điểm Pc - 30 dB và điểm Pc - 6 dB, trong cả hai trường hợp thời gian kích hoạt và khử hot, độ dốc không được thay đổi.

2.2.7.2.2. Công suất quá độ kênh lân cận

Công suất quá độ trong các kênh lân cận không được vượt quá giá trị sau:

- Thấp hơn 60 dB so với công suất sóng mang của máy phát, tính theo dB tương đối so với công suất sóng mang (dBc) mà không nhất thiết thấp hơn 2 µW (-27,0 dBm), đối với các khoảng cách kênh 25 kHz;

- Thấp hơn 50 dBc mà không nhất thiết thp hơn 2 µW (-27,0 dBm), đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz.

2.2.7.3. Phương pháp đo

Máy phát cần đo được đặt vào bộ ghép đo (mục A.6).

Các thời điểm quá độ (chuyển mạch bật và tắt) và các độ lệch tần số xuất hiện trong các chu kỳ này có thể được đo bằng máy phân tích phổ và bộ phân biệt đo thỏa mãn các yêu cầu được cho trong 2.2.7.3.2.

2.2.7.3.1. Đo phân tích miền tần số và thời gian

- Thực hiện phép đo đối với máy phát chưa điều chế.

- Sơ đồ đo được thiết lập như Hình 12. Máy phát cần đo được đặt trong bộ ghép đo.

- Kiểm tra việc hiệu chuẩn thiết bị đo. Đầu ra bộ ghép đo được nối với đầu vào máy phân tích phổ và bộ phân biệt đo thông qua các bộ suy hao công suất và bộ chia công suất.

- Giá trị ca bộ suy hao công suất được lựa chọn sao cho đầu vào của thiết bị đo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động chính xác trong dải giới hạn khi đạt được các điều kin công suất theo 2.2.7.1.

- y phân tích phđược thiết lp đđo và hin thcông sut theo thi gian.

- Hiệu chuẩn bộ phân biệt đo. Điều này được thực hiện bằng cách cấp các điện áp RF từ bộ tạo tín hiệu với các đlệch tần số xác định so với tn số danh định của máy phát.

- Sử dụng thiết bị thích hợp để tạo ra xung kích thích cho thiết bị đo khi bật và tắt máy phát.

- Có thể giám sát việc bật và tt công suất RF.

- Điện áp ở đầu ra bộ phân biệt đo được ghi lại theo hàm thời gian tương ứng với mức công suất trên thiết bị nhớ hoặc bộ ghi quá độ. Điện áp này là số đo độ lệch tần số. Các khoảng thời gian trong quá độ tần số có thể được đo bằng cách sử dụng gốc thời gian của thiết bị nhớ. Đầu ra của bộ phân biệt đo chỉ có hiệu lực sau ton và trước toff.

2.2.7.3.2. Sơ đồ đo và các đặc tính của bộ phân biệt đo

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 12 - Sơ đồ đo tác động quá độ công suất và tần số của máy phát trong thời gian kích hoạt và khử hoạt máy phát

Bộ phân biệt đo có thể gồm một bộ trộn và một bộ dao động ni (tạo tần số phụ) để biến đi tần số máy phát đo được thành tần số cấp cho bộ khuếch đại hạn chế (băng rộng) và bộ phân biệt băng rộng kết hợp:

- Bộ phân biệt đo phi đủ nhạy để đo các tín hiệu vào xung tới Pc – 30 dB;

- Bộ phân biệt đo phải đủ nhanh để hiển thị các độ lệch tần số (khoảng 100 kHz/100 s);

- Đầu ra ca bộ phân biệt đo phi được ghép nối điện một chiều DC.

2.2.7.3.3. Đo công suất quá độ kênh lân cn

Máy phát cần đo được đặt trong bộ ghép đo (mục A.6) và nối với “thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận” thông qua bộ suy hao công suất như mô tả trong 2.2.7.3.4 sao cho mức tại đầu vào của thiết bị trong khoảng giữa 0 dBm và -10 dBm, khi công suất máy phát là Pc.

a) Máy phát phải chưa điều chế và hoạt động ở mức công suất cực đại, trong điều kiện đo kiểm bình thường.

b) Điều chỉnh “máy đo công suất quá độ” để thu được đáp ứng cực đại. Đây là mức chuẩn 0 dBc.

c) Điều chnh điều hưởng của “máy đo công suất quá độ” ra khỏi tần số sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của nó gần nhất với tần số sóng mang của máy phát được dịch chuyn từ tần số sóng mang danh định như trong Bảng 5.

Bảng 5 - Dch chuyn tần số

Khong cách kênh (kHz)

Dịch chuyển tần số (kHz)

12,5

8,25

25

17

d) Bật máy phát.

e) Sử dụng máy phân tích phổ để ghi lại 35 ms đầu tiên của đường bao công sut quá đtheo thi gian. Ghi li công sut quá đđưng bao đnh tính theo dBc.

f) Tắt máy phát.

g) Sử dụng máy phân tích phổ để ghi lại 35 ms đầu tiên của đường bao công sut quá đtheo thi gian. Ghi li công sut quá đđưng bao đnh tính theo dBc.

h) Lặp lại các bước c) đến g) với “thiết bị đo công sut quá độ” được điều chỉnh tới biên khác của sóng mang.

i) Công suất quá độ kênh lân cn trong các thời gian ch hoạt và khử hoạt là giá trị dBc tương ứng với mức công suất cao nhất trong bốn giá trị công suất thu được đối với các kênh lân cận ghi ở các bước e) và g).

2.2.7.3.4. Các đặc tính của thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 13 - Sơ đồ bố trí thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận

Yêu cầu đi với thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cn như sau:

- Btrộn: Btrộn đi-ốt cân bằng có trở kháng 50Ω; với mức dao động nội phù hp, ví dụ +7 dBm;

- Blọc kênh lân cận: phù hợp với trở kháng 50Ω (Phlục B);

- Máy phân tích phổ: có độ rộng băng 100 kHz, thăm dò đỉnh hoc đo công suất/thời gian.

2.3. Các yêu cầu đối với máy thu

2.3.1. Đnhạy khả dụng trung bình (cường độ tng, dữ liệu hoặc bản tin)

2.3.1.1. Định nghĩa

Độ nhạy khả dụng trung bình (dữ liệu) được biểu thị bằng cường độ trường trung bình có đơn vị là dBµV/m, được tạo ra bởi sóng mang tại tần số danh định của máy thu đã điều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường (mục 2.1.3.1). Tín hiệu này, không kể nhiễu, sau khi giải điều chế tạo ra một tín hiệu dữ liu có tỷ llỗi bit xác định là 10-2 hoặc tỉ lệ bản tin thành công xác định là 80%. Mức trung bình được tính từ 8 phép đo cường độ trường tại máy thu đưc quay tăng dần từng góc 45o bắt đầu từ hướng bất kỳ.

CHÚ THÍCH: Độ nhạy khdụng trung bình chỉ khác rất ít so với đnhy khdng cực đại khi đo tại một ng o đó. Điều y là do đặc thù của quá trình ly trung bình như công thức trong mục 2.3.1.3. Ví dụ, sai số không thể vượt q1,2 dB nếu đnhy trong by ng tương đương n nhau, còn trong hưng thứ tám thì rất kém. Với lý do như vậy, có thể chọn ngẫu nhiên hướng (hoặc góc) bắt đu.

2.3.1.2. Giới hạn

Đối vi các giới hạn về độ nhạy khả dụng trung bình, có 4 loại thiết bị được xác đnh như sau:

Loại A: thiết bị có ăng ten liền nằm hoàn toàn trong vỏ máy.

Loại B: thiết bị có ăng ten liền cố định hoc có thể kéo dài ra tối đa 20 cm.

Loại C: thiết bị có ăng ten liền cố định hoc có thể kéo dài ra hơn 20 cm.

Loại D: thiết bị không bao gồm các loại A, B hoặc C kể trên.

Trong điều kiện đo kiểm bình thường, độ nhạy khả dụng trung bình đối với thiết bị loại A, B và D sẽ không vượt quá các giá trị cường độ trường cho trong Bảng 6(a) và 6(b).

Bảng 6(a) - Giới hạn độ nhy đối với thiết bị loại A và D

Băng tần (MHz)

Độ nhạy khả dụng trung bình tính bằng dB so vi 1 µV/m

30 đến 400

27,0

Trên 400 đến 750

28,5

Trên 750 đến 1000

30,0

Bảng 6(b) - Giới hạn độ nhy đối với thiết bị loại B

Băng tần (MHz)

Độ nhạy khả dụng trung bình tính bằng dB so vi vi 1 µV/m

30 đến 130

18,0

Trên 130 đến 300

19,5

Trên 300 đến 440

21,5

Trên 440 đến 600

23,5

Trên 600 đến 800

25,5

Trên 800 đến 1000

28,0

Trong điều kiện bình thường, các giới hạn đối với thiết bị loại C, sẽ tuân theo như sau:

- Tại các tn số lớn hơn 375 MHz các giới hn phải tuân theo Bảng 6(b).

- Tại c tần số nhỏ hơn hoặc bằng 375 MHz, thì lấy các giá trị cường đtrường trong bảng 6(b) trừ đi hệ số hiệu chỉnh K và K sẽ được tính như sau:

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Trong đó: l là độ dài ca phần bên ngoài của ăng ten tính bằng cm.

Sự hiệu chỉnh này chỉ phù hợp nếu độ dài ăng ten bên ngoài vnhỏ hơn (15000/f0 - 20) cm, trong đó f0 tần số tính bằng MHz.

Đi vi tt cc loi thiết bktrên, giá trgii hn đo ở điu kin đo kim tới hạn bằng giá trị giới hạn đo ở điều kiện đo kiểm bình thưng cộng thêm 6 dB.

2.3.1.3. Phương pháp đo

2.3.1.3.1. Đo với các luồng bit liên tục ở điều kiện đo kiểm bình thường

a) Nối ăng ten đo kiểm với bộ to tín hiệu. Điều chỉnh tần số trên bộ tạo n hiệu bằng tần số danh định của máy thu và sử dụng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1).

b) Mẫu bit của tín hiệu điều chế được so sánh với mu bit của máy thu sau khi giải điều chế để thu được tỉ llỗi bit.

c) Điều chnh mức ca bộ tạo tín hiệu cho đến khi thu được tỷ llỗi bit là 10-1.

d) Điều chnh độ cao ăng ten đo theo độ cao quy định để m tỉ lli bit thấp nhất; Nếu vị trí đo kiểm phù hợp với mục A.1.2 được sử dng hoặc nếu sự phản xạ của

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy đo lỗi bit

2) Bộ phối âm/photo dectector

3) Máy thu cn đo

4) Ăng ten đo

5) Btạo tín hiệu

6) Btạo lung bit

Hình 14(a) - Sơ đồ đo độ nhy với luồng bit liên tục ở điều kiện đo kiểm bình thường

e) Điều chnh lại mức của bộ tạo tín hiệu một lần nữa cho đến khi thu được tlli bit là 10-2 .

f) Ghi lại mức nhỏ nhất của bộ to tín hiệu trong bước d).

g) Lặp lại các bước từ c) đến f) đối với 7 hướng còn lại của máy thu (mỗi góc quay 45o).

h) Sử dụng mối quan hệ trong mục A.1.2, các cường độ trường trong 8 hướng Xi (i = 1,..., 8) tính bằng µV/m tương ng với các mức thu được của bộ tạo tín hiệu trên sẽ được tính toán và ghi lại.

i) Độ nhạy khả dụng trung bình của máy thu được biểu diễn bng cường độ trường Etrung bình (dBµV/m) được xác định theo công thức sau:

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

trong đó Xi là đi lưng ca 8 cường đtrường đã đưc tính toán trong bưc h).

j) Hướng chuẩn là hướng có độ nhạy cực đại (tương ứng với cường độ trường nhỏ nhất thu được trong thời gian đo) xuất hin trong khi đo ở 8 vị trí.

Ghi lại giá trị cường độ trường chuẩn này, độ cao và hướng tương ứng.

2.3.1.3.2. Đo với các luồng bit liên tục ở điều kiện đo kiểm tới hạn.

Sử dụng bộ ghép đo trong sơ đồ Hình 14(b), tiến hành đo độ nhạy khả dng trung bình với luồng bit liên tục trong điều kiện đo kiểm tới hạn

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 14(b) - Sơ đồ đo độ nhy với luồng bit liên tục ở điều kin đo kiểm tới hạn

Xác định mức vào của tín hiệu đo kiểm để tạo tỉ llỗi bit là 10-2 trong điu kiện đo kiểm bình thường và tới hạn, độ chênh lệch được tính bằng dB. Cộng độ chênh lệch này với độ nhạy khả dụng trung bình trong điều kiện đo kiểm bình thường đối với các trường bc x, tính bng dBV/m như trong 2.3.1.3.1, bưc i) để được độ nhạy trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

2.3.1.3.3. Đo với các bản tin ở điều kiện đo kiểm bình thường

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy đo bn tin

2) Bộ phối âm/ photo dectector

3) Máy thu cn đo

4) Ăng ten đo kiểm

5) Btạo tín hiệu

6) Btạo bản tin

Hình 15(a): Sơ đồ đo độ nhy với các bản tin ở điều kiện đo kiểm bình thường

a) Nối ăng ten đo kiểm với bộ tạo tín hiệu. Điều chỉnh tần số trên bộ tạo tín hiệu giống như tần số danh định của máy thu và sử dụng điều chế đo kiểm bình thường (mục 2.1.3.1).

b) Điều chnh mức của bộ tạo tín hiệu cho đến khi thu được tỷ số bản tin thành công nhỏ hơn 10%.

c) Điều chnh độ cao ăng ten đo kiểm trong phạm vi chiều cao quy định được sử dụng để tìm tỉ lệ bản tin thành công lớn nhất; Nếu vị trí đo phù hợp yêu cầu quy định được sử dụng hoặc nếu sự phản xcủa nền đất bị loại trừ một cách hiệu quả thì không cần thực hiện thay đổi độ cao của ăng ten đo kiểm.

Điều chỉnh lại lần nữa mức của tín hiệu đo kiểm để tạo ra bản tin thành công đã quy định trong bước b).

d) Ghi lại mức nhỏ nhất của bộ to tín hiệu trong bước c).

e) Tín hiệu đo kiểm bình thường được phát liên tiếp trong khi quan sát mỗi trường hợp xem bản tin có thu được thành công hay không.

Tăng mức tín hiệu đo kiểm lên 2 dB cho mỗi trường hợp thu được bản tin không thành công.

Tiếp tc thc hiện thtc cho đến khi thu đưc liên tiếp 3 bản tin thành công. Ghi lại mức nhỏ nhất của bộ tạo tín hiệu trong hướng này.

f) Giảm 1 dB đối với mức thu đưc trong bước e) và ghi lại giá trị mới.

Phát 20 ln tín hiệu đo kiểm bình thường. Mỗi trường hợp, nếu thu được bản tin không thành công, thì tăng mức tín hiệu lên 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được bản tin thành công, thì không cần thay đổi mức cho đến khi thu được thành công 3 bản tin liên tiếp.

Trong trưng hp y sgiảm mc n hiu xung 1 dB và ghi li giá trmi

Giá trị trung bình thu được tương ứng với tỉ lệ bản tin thành công là 80%. Nó sẽ được dùng để tính toán cường độ trường liên quan đến mỗi vị trí trong bước h).

g) Lặp lại các bước từ b) đến f) đối với 7 hướng còn lại của máy thu (mỗi góc quay 45o).

h) Sử dụng mối quan hệ được mô tả trong mục A.1.2, các cường độ trường trong 8 hướng Xi (i = 1,..., 8) tính bằng µV/m tương ứng với các giá trị trung bình trên sẽ được tính toán và ghi lại;

i) Độ nhạy khả dụng trung bình của máy thu được biểu diễn bng cường độ trường Etrung bình (dBµV/m) được cho bởi công thức:

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Trong đó Xi là đại lượng của 8 cường đtrường đã được tính toán trong bước h).

j) Hướng chuẩn là hướng có độ nhạy cực đại (tương ứng với cường độ trường nhỏ nhất thu được trong thời gian đo) xuất hin trong khi đo ở 8 vị trí.

Ghi lại giá trị cường độ trường chuẩn này, độ cao và hướng tương ứng.

2.3.1.3.4. Đo với các bản tin ở điều kiện đo kiểm tới hạn

Sử dụng bộ ghép đo trong sơ đồ hình 15(b), tiến hành đo độ nhạy khả dụng trung bình với bản tin trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 15(b) - Sơ đồ đo độ nhy với bản tin ở điều kin đo kiểm tới hạn

Xác định mức vào của tín hiệu đo kiểm để tạo tỉ lệ bản tin thành công 80% trong điều kiện đo kiểm bình tờng và tới hạn, độ chênh lệch được tính bằng dB. Cộng độ chênh lệch này với độ nhạy khả dụng trung bình trong điều kiện đo kiểm bình thường đối với các trường bc xạ, tính bằng dBµV/m như trong 2.3.1.3.3, bước i) để được độ nhạy trong điều kin đo kiểm tới hạn.

2.3.1.3.5. Phép đo độ suy giảm

2.3.1.3.5.1. Định nghĩa

Phép đo độ suy giảm là phép đo được thực hiện cho máy thu, mục đích để xác định độ suy gim chất lượng của máy thu do sự xuất hin của một hay nhiều tín hiệu không mong muốn (nhiễu). Đối với những phép đo như vậy, mức tín hiệu mong muốn phải được điều chỉnh cao hơn mức giới hn của độ nhạy khả dng trung nh 3 dB tutheo loi thiết bvà được biu th bng cường đtrường. Phép đo độ suy giảm chia thành 2 loại:

a) Phép đo được thực hiện ở vị trí đo kiểm;

b) Phép đo được thực hiện sử dụng bộ ghép đo.

Chỉ sử dụng bộ ghép đo cho những phép đo kiểm mà ở đó sự sai lệch về tần số giữa tín hiệu đo kiểm mong muốn và không mong muốn là rất nhỏ so với tần số thực tế, do vậy suy hao ghép nối của bộ ghép đo là như nhau đối với tín hiệu đo kim mong muốn và không mong muốn.

2.3.1.3.5.2. Thủ tục đối với phép đo sử dụng bộ ghép đo

Nối bộ ghép đo với bộ tạo tín hiệu qua mạch kết hợp để tạo tín hiệu đo kim mong muốn và không mong muốn vào máy thu đặt trong bộ ghép đo. Vì vậy cần thiết phải đặt mức ra của tín hiệu đo kiểm mong muốn từ bộ tạo tín hiệu để tạo ra tín hiệu tại máy thu (đặt trong bộ ghép đo) tương ứng với độ nhy khả dụng trung bình (cường độ trường) xác đnh trong 2.3.1.2.

Mức ra ca tín hiệu đo kiểm này từ bộ tạo tín hiệu đối với tín hiệu mong muốn được sử dụng cho tất cả các phép đo máy thu sử dụng bộ ghép đo.

Phương pháp xác đnh mức ra đo kiểm từ bộ tạo tín hiệu như sau:

a) Đo độ nhạy khả dụng trung bình thực tế của máy thu theo 2.3.1.3 bước i) tính bằng cường độ trường.

b) Ghi lại sự sai lệch giữa giới hạn về độ nhạy khả dụng trung bình xác định trong 2.3.1.2 và đnhy khdụng trung bình thc tế trên (bưc a)) tính bằng dB.

c) Đặt máy thu vào bộ ghép đo.

Nối bộ tạo tín hiệu tạo ra tín hiệu vào mong muốn với bộ ghép đo thông qua mạch kết hợp. Tất cả các cng vào khác của mạch kết hợp được kết cuối bằng tải 50Ω;

Đối vi lung bit liên tục, điều chỉnh mức ra của bộ tạo tín hiệu với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 để thu được tllỗi bit là 10-2. Sau đó tăng mức ra này thêm mt lượng tương ứng với độ sai lệch tính bằng dB như trong bước b).

Đối với bản tin, điều chỉnh mức ra của bộ tạo tín hiệu với điều chế đo kiểm bình thường để thu được tlệ bản tin thành công là 80%. Sau đó tăng mức ra này thêm một lượng tương ứng với độ sai lệch tính bằng dB như trong bước b).

Đối với mỗi loại thiết bị sử dụng, mức ra của bộ tạo tín hiệu được xác định tương đương với mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình cho thiết bị đó, tính bằng cường độ trường (theo 2.3.1.2).

2.3.1.3.5.3. Thủ tục đối với phép đo ở vị trí đo kiểm

Khi phép đo được tiến hành ở vtrí đo kiểm thích hợp, n hiu mong muốn và không mong muốn được hiệu chuẩn dng dBµV/m tại vtcủa thiết bcần đo kiểm.

Đối với phép đo theo 2.3.4, 2.3.6 và A.2 thì cần ghi lại chiều cao của ăng ten đo kiểm và hướng (góc) của thiết bị cần đo kiểm, như trong 2.3.1.3.1 bước j) và theo 2.3.1.3.3 bước j) (ớng chuẩn).

2.3.2. Trit nhiễu đồng kênh

2.3.2.1. Định nghĩa

Triệt nhiễu đồng kênh là số đo khả năng của máy thu để nhận được tín hiệu mong muốn đã điều chế mà không vưt quá độ suy giảm đã cho do sự xuất hiện tín hiệu điều chế không mong muốn, cả hai tín hiệu đều cùng ở tần số danh định của máy thu.

2.3.2.2. Giới hạn

Giá trị của tỷ số triệt nhiễu đồng kênh, tính theo dB, ở bất kỳ tần số nào của tín hiệu không mong muốn sẽ nằm trong khoảng gia:

-8,0 dB và 0 dB, đối với khoảng cách kênh 25 kHz;

-12,0 dB và 0 dB, đối với khoảng cách kênh 12,5 kHz.

2.3.2.3. Phương pháp đo

2.3.2.3.1. Phương pháp đo với luồng bit liên tục

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 16 - Sơ đồ đo

a) Máy đo được đặt vào bộ ghép đo. Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với máy thu cần đo qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A được đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1.1).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (theo 2.1.3.1).

Cả hai tín hiệu vào phải đặt ở tần số danh định của máy thu cần đo.

b) Ban đầu, tắt tín hiu không mong muốn (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra). Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cao hơn 3 dB so với mức giới hn của độ nhy khả dụng trung bình, đối với loại thiết bị được sử dụng, biểu diễn bằng cường độ trường.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B và điu chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1.

d) Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e) Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f) Với mỗi tần số của n hiệu không mong muốn, tỷ số triệt nhiễu đồng kênh phi được biểu diễn như tỷ số của mức tín hiệu không mong muốn trên mc tín hiệu mong muốn (tính theo dB). Ghi li tỷ số này.

g) Lặp lại phép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong mun ±12% của khoảng cách kênh.

h) Triệt nhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo được biu diễn bng giá trị thấp nhất tính theo dB trong 3 giá trị đo được ở bước f).

Giá trcủa tỷ strit nhiu đồng kênh, tính bằng dB, thông thường là sâm.

2.3.2.3.2. Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 17 - Sơ đồ đo

a) Máy đo được đặt vào bộ ghép đo. Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với máy thu cần đo qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A được đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường D-M3 (theo 2.1.3.1.2).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (theo 2.1.3.1).

Cả hai tín hiệu vào phải đặt ở tần số danh định của máy thu cần đo.

b) Ban đầu, tắt tín hiệu không mong muốn. Điều chỉnh mức tín hiệu mong mun tbto tín hiu A cao hơn 3 dB so vi mức giới hn ca đnhy khdng trung bình, đối với loi thiết bị được sử dụng, biểu din bằng cường độ trường.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B và điu chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi thu được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu thành công bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được bản tin thành công.

Tiếp tục thực hiện đo cho đến khi thu được thành công bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e) Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được bản tin thành công thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Ghi lại trung bình của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin thành công là 80%) trong các bước d) và e).

f) Với mỗi tần số của n hiệu không mong muốn, tỷ số triệt nhiễu đồng kênh phi được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức trung bình thu đưc trong bước e) so với mức tín hiệu mong muốn. Ghi lại tỷ số này.

g) Lặp lại phép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong mun 12% của khoảng cách kênh.

h) Tỷ số triệt nhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo không vượt quá giá trị thấp nhất trong ba giá trị thu được ở bước f), tính theo dB.

2.3.3. Đchọn lọc kênh lân cận

2.3.3.1. Định nghĩa

Độ chọn lc kênh lân cận là số đo khả năng của máy thu để nhận được tín hiệu điu chế mong muốn mà không bị vượt quá độ suy giảm đã cho do sự xuất hiện tín hiệu không mong muốn ở tần số cách tần số tín hiệu mong muốn một khoảng bằng khoảng cách kênh lân cận của thiết bị.

2.3.3.2. Giới hạn

Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị trong điều kiện đo kiểm quy định đối với các khoảng cách kênh khác nhau không được vượt quá các mức tín hiệu không mong muốn cho trong Bảng 7.

Bảng 8 - Độ chọn lọc kênh lân cận

Khong cách kênh (kHz)

Gii hạn độ chọn lọc kênh lân cận (dBV/m)

Các tần số không mong muốn

≤ 68 MHz

Các tần số không mong muốn

> 68 MHz

Các điều kiện đo bình thưng

Các điều kiện đo ti hạn

Các điều kiện đo bình thưng

Các điều kiện đo ti hạn

25

75

65

38,3 + 20lg(f)

28,3 + 20lg(f)

12,5

65

55

28,3 + 20lg(f)

18,3 + 20lg(f)

CHÚ THÍCH: f là giá trị tần số sóng mang tính bằng MHz

2.3.3.3. Phương pháp đo

2.3.3.3.1. Phương pháp đo với luồng bit liên tục

a) Máy thu cần đo được đặt vào bộ ghép đo. Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với máy thu cần đo qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A được đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2.

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tín hiệu A-M3 và đặt tại tần số của kênh gần nhất phải cao hơn tn số kênh của tín hiệu mong muốn.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 18 - Sơ đồ đo

b) Ban đầu, tắt tín hiệu không mong muốn. Điều chỉnh mức tín hiệu mong mun tbto tín hiu A cao hơn 3 dB so vi mức giới hn ca đnhy khdng trung bình, đối với loi thiết bị được sử dụng, biểu din bằng cường độ trường.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B và điu chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit khong 10-1.

d) Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e) Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu không mong muốn.

f) Với mỗi kênh lân cận, độ chn lọc phải được biểu diễn bằng tỷ số tính theo dB của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn. Ghi li tỷ số này.

g) Lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân cận mà có tần số thấp hơn tần số kênh của tín hiệu mong muốn.

h) Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị cn đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị đo được ở các kênh lân cận hạn trên và hạn dưới (bước f).

2.3.3.3.2. Phương pháp đối với các bản tin

a) Máy đo cần đo được đặt vào bộ ghép đo. Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với máy thu cần đo qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A được đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường.

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tín hiệu A-M3 và đặt tại tần số của kênh gần nhất phải cao hơn tn số kênh của tín hiệu mong muốn.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 19 - Sơ đồ đo

b) Ban đầu, tắt tín hiệu không điều chế. Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ to n hiu A cao hơn 3 dB so vi mức gii hn ca đnhy khdng trung bình, đối với loại thiết bị được sử dụng, biểu diễn bằng cường độ trường.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B và điu chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi thu được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu thành công bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được bản tin thành công.

Tiếp tục thực hiện thủ tục cho đến khi thu được thành công bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e) Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được bản tin thành công thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được bản tin thành công, thì không cần thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi thu được liên tiếp 3 bản tin thành công.

Trong trưng hợp này tăng mức tín hiệu không mong muốn n 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu không mong mun, trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin thành công là 80%) thu được trong các bước d) và e).

f) Với mỗi kênh lân cận, độ chọn lọc sẽ được biểu diễn bằng tỷ số giữa mức trung bình thu được trong bước e) và mức của tín hiệu không mong muốn, tính bằng dB. Ghi lại giá trị này.

g) Lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân cận mà có tần số thấp hơn tần số kênh của tín hiệu mong muốn.

h) Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị cn đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị đo được ở các kênh lân cận hạn trên và hạn dưới (bước f).

2.3.4. Trit đáp ứng giả

2.3.4.1. Định nghĩa

Triệt đáp ứng giả là khả năng của máy thu khi nhận được tín hiệu điều chế mong muốn mà không vưt quá đsuy giảm chất lưng quy đnh do sxut hin tín hiệu điều chế không mong muốn ở bất kỳ tần số nào khác mà có đáp ứng.

2.3.4.2. Giới hạn

Triệt đáp ng của thiết bị phải đm bảo để trong các điều kiện đo kiểm quy định, độ suy giảm chất lượng quy định không bị vượt quá khi mức của tín hiệu không mong muốn lên tới:

• 75 dBV/m đối với các tín hiệu không mong muốn có tần số ≤ 68 MHz;

• (38,3 + 20log10f) dBV/m đối với các tín hiệu không mong muốn có tần số > 68

MHz, trong đó f là tần số sóng mang (MHz).

5.2.4.3. Phương pháp đo

5.2.4.3.1. Giới thiệu phương pháp đo

Để xác định các tần số có đáp ứng tạp, phải thực hiện các tính toán sau:

a) Tính “dải tần giới hạn”:

- Dải tần giới hạn đưc định nga là tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cng hoặc trừ tổng các tần số trung gian (fI1,…fIn) và một nửa di tần của các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu;

- Do đó, tn số fL của dải tần giới hạn là:

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

b) Tính các tần số ngoài dải tần giới hạn:

- Tính các tần số có đáp ứng tạp ở ngoài dải tần gii hạn mà được xác định trong bước a) được thực hiện cho các dải tần liên quan còn lại;

- Các tần số ngoài dải tần giới hạn bằng các hài tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) được cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cộng hoặc trừ tần số trung tần thứ nhất (fI1) của máy thu;

- Do đó những tần số của các đáp ứng tạp này là: nfLO  fI1, trong đó n là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 2;

- Phép đo đáp ứng nh thứ nht của máy thu ban đu được thực hiện để xác định việc tính toán các tần số đáp ứng tạp.

Với các tính toán như trong bưc a), b) ở trên, nhà sn xuất phải công bố tn số của máy thu, tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) được cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu, các tần số trung gian (fI1, fI2,…) và dải tần của các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu.

2.3.4.3.2. Sơ đồ đo

a) Sử dụng vị trí đo kiểm tương ứng trong phép đo độ nhạy khả dụng trung bình (theo 2.3.1.3).

b) Độ cao của ăng ten đo kiểm băng rộng và hướng (góc) của thiết bị cần đo kiểm được đặt ở vị trí theo 2.3.1.3.1 và 2.3.1.3.2.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Máy đo li bit hoặc bản tin

2) Bộ ghép âm/ photo detector

3) Máy thu cần đo

4) Ăng ten đo băng rộng

5) Bộ kết hợp (chỉ sử dng khi dùng1 ăng ten)

6) Bộ tạo tín hiệu A

7) Bộ tạo tín hiệu B

8) Ăng ten đo đối với tín hiệu mong muốn

Hình 20 - Sơ đồ đo

c) Trong quá trình đo có thể cần phải phát bức xạ công suất lớn trong dải tần rộng và phải thận trọng để các tín hiệu không gây nhiễu đến các dịch vụ đang khai thác ở khu vực lân cận.

d) Trong trường hợp có mặt phẳng đất phản xạ, độ cao của ăng ten đo kiểm băng rộng phải được thay đổi để tối ưu hoá sự phản xạ từ mặt phẳng đất. Điều này không thể tiến hành đồng thời cho hai tần số khác nhau.

Nếu là phân cực đứng, sự phản xạ từ mặt phẳng đất có thtriệt dễ dàng bng cách sử dụng ăng ten đơn cực thích hp đặt trực tiếp trên mặt phẳng đất.

e) Trong trường hợp ăng ten đo kiểm băng rộng không bao trùm được dải tần cần thiết thì có thể sử dụng 2 ăng ten khác nhau ghép cho đủ để thay thế.

f) Thiết bị cần đo kiểm được đặt trên giá ở vị trí chuẩn (mục A.2) và theo hướng chuẩn như đã chỉ dẫn (theo 2.3.1.3.1, 2.3.1.3.3 và 2.3.1.3.5).

2.3.4.3.3. Phương pháp dò tìm dải tần giới hạn với luồng bit liên tục

a) Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với ăng ten đo kiểm băng rộng qua mạch kết hợp, nếu có thể, hoặc với hai ăng ten khác nhau theo 2.3.4.3.2 (bước e);

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A có tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tần số 400 Hz tại mức tạo ra độ lệch tần bằng ±5 kHz.

b) Đầu tiên, tt tín hiệu không mong muốn (vẫn duy trì trở kháng đầu ra). Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB, đối với loại thiết bị được sử dụng, biểu diễn bằng cường độ trường (theo 2.3.1.2).

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn để có cường độ trường cao hơn tối thiểu 10 dB.

d) Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e) Nếu tỉ llỗi bit tốt hơn 10-2, thì không có ảnh hưởng đáp ứng giả và tiếp tc dò tìm trên tần số kế tiếp.

f) Nếu tỉ llỗi bit xấu hơn 10-2, thì ảnh hưởng đáp ứng giả được phát hiện và sẽ tiếp tục dò tìm trên tần số kế tiếp.

g) Tần số của bất kỳ đáp ứng giả được phát hin trong quá trình dò tìm và vị trí các ăng ten và độ cao của nó được ghi lại để sử dụng trong các phép đo theo 2.3.4.3.5.

2.3.4.3.4. Phương pháp dò tìm trong dải tần giới hạn vi bản tin

a) Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp; Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kiểm bình tờng D-M2. Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tần số 400 Hz và với độ lệch ±5 kHz.

b) Đầu tiên, tắt tín hiệu không mong muốn. Điều chnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB, đối với loại thiết bị được sử dụng, biểu diễn bằng cường độ trường (theo 2.3.1).

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn đảm bảo cường độ trường cao hơn tối thiểu 10 dB.

d) Phát tín hiệu đo kiểm bình thường (theo 2.1.3.1.2) trong khi quan sát trong mỗi trường hợp có thu được bản tin thành công hay không.

e) Nếu tỉ lệ bản tin lớn hơn 80%, thì không có ảnh hưng đáp ứng tạp và tiếp tục dò tìm trên tần số kế tiếp.

f) Nếu không thu được liên tiếp 3 bản tin thành công, thì ảnh hưởng đáp ứng giả được phát hiện và sẽ tiếp tục dò tìm trên tần số kế tiếp.

g) Tần số của bất kỳ đáp ứng giả được phát hin trong quá trình dò tìm và vị trí các ăng ten và độ cao của nó được ghi lại để sử dụng trong các phép đo theo 2.3.4.3.5.

2.3.4.3.5. Phương pháp đo với các luồng bit liên tục

a) Sơ đồ đo giống như 2.3.4.3.3. Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải ở tần số danh đnh của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường D- M2 (theo 2.1.3.1.1).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tần số 400 Hz và với độ lệch 12% khoảng cách kênh và phải ở tần số của đáp ứng giả quan tâm.

b) Đầu tiên, tắt tín hiệu không mong muốn ở bộ tạo tín hiệu B.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB, đối với loi thiết bị được sử dụng, biểu din bằng cường độ trường (theo 2.3.1).

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 khi quan sát tỷ số bit lỗi.

e) Giảm mức tín hiệu không mong muốn từng bước 1 dB cho đến khi thu được BER = 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức của tín hiệu không mong muốn.

f) Tăng 20% khoảng cách kênh lên hoặc xuống đối với tần số của tín hiệu không mong muốn và lặp li các bước từ c) đến e) cho đến khi thu được mức thấp nhất như trong bước e).

g) Lặp lại phép đo tại tất cả các tần số đáp ứng tạp được phát hiện khi dò tìm trong “dải tần giới hạn” (theo 2.3.4.3.1 và 2.3.4.3.2) và tại các tần số đáp ứng giả được tính cho dải tần từ fRx/3,2 hoặc 30 MHz (chọn số lớn hơn) đến 3,2 x fRx (fRx là tần số danh định của máy thu), với vị trí và độ cao ăng ten đã ghi lại tại 2.3.4.3.3, bước g).

h) Triệt đáp ứng tạp của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các giá trị được ghi ở bước f) tính theo dBµV/m của cường độ trường tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu.

2.3.4.3.6. Phương pháp đo với các bản tin.

a) Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A (theo 2.3.4.3.4) phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thưng (theo 2.1.3.1.2).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải được điều chế với tần số 400Hz và với độ lệch 12% khoảng cách kênh và phải ở tần số của đáp ứng giả quan tâm.

b) Đầu tiên, tắt tín hiệu không mong muốn ở bộ tạo tín hiệu B.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhy khả dụng trung bình 3 dB, đối với loi thiết bị được sử dụng (theo 2.3.1), biểu diễn bằng cường độ trường.

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi thu được bản tin thành công nhỏ hơn 10%.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (theo 2.1.3.1.2) khi quan sát trong mỗi trường hợp kể cả khi thu thành công bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp không thu được đúng bản tin. Tiếp tục thực hiện cho đến khi thu được thành công 3 bản tin liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e) Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi li giá trị mới.

Nếu thu được đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi ba bản tin liên tiếp đều thu được thành công. Trong trường hợp này, tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào, trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình các giá trị trong các bước d) và e) (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%).

f) Tăng 20% khoảng cách kênh lên hoặc xuống đối với tần số của tín hiệu không mong muốn và lặp lại các bước từ d) đến e) cho đến khi thu được mức trung bình thấp nhất như trong bước e).

g) Lặp lại phép đo tại tất cả các tần số đáp ứng tạp được phát hiện khi dò tìm trong “dải tần gii hạn” và tại các tần số đáp ứng tạp được tính cho dải tần từ fRx/3,2 hoặc 30 MHz (chọn số lớn hơn) đến 3,2 x fRx (fRx là tần số danh định của máy thu), ghi lại vị trí và độ cao ăng ten.

h) Triệt đáp ứng tạp của thiết bị được kiểm tra là giá trị thấp nhất trong các giá trị được ghi ở bước f) tính bằng cường độ trường của tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu.

2.3.5. Trit đáp ứng xuyên điều chế

2.3.5.1. Định nghĩa

Triệt đáp ng xuyên điều chế là số đo khả năng của máy thu thu được tín hiệu mong muốn đã điều chế không vượt quá độ suy giảm chất ợng quy đnh do sự xuất hiện của hai hay nhiều tín hiệu không mong mun có mối quan hệ tần số đặc biệt với tần số tín hiệu mong muốn.

2.3.5.2. Giới hạn

Triệt đáp ứng xuyên điều chế ca thiết bị phải đảm bảo để trong các điều kiện đo kiểm quy định, độ suy giảm chất lượng quy định không bị vượt quá đối với các mức của tín hiệu không mong muốn lên tới:

• 70 dBV/m đối với các tần số tín hiệu không mong muốn ≤ 68 MHz;

• (33,3 + 20log10f) dBV/m đối với các tần số tín hiệu không mong muốn > 68 MHz, f là tần số sóng mang (MHz).

2.3.5.3. Phương pháp đo

2.3.5.3.1. Phương pháp đo với luồng bit liên tục

a) Máy thu cần đo được đặt trong bộ ghép đo. Nối ba bộ tạo tín hiệu A, B và C với bộ ghép đo qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1.1).

Tín hiệu không mong muốn thứ nhất từ bộ tạo tín hiệu B phải không được điều chế. Điều chỉnh tín hiệu này tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 50 kHz.

Tín hiệu không mong muốn thứ hai từ bộ tạo tín hiệu C phải được điều chế với tín hiệu A-M3 và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 100 kHz.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 21 - Sơ đồ đo

b) Đầu tiên, tắt các tín hiệu không mong muốn.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB, biểu diễn bằng cường độ tờng đối với loại thiết bị đã sử dụng (theo 2.3.1).

c) Sau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu không mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điều chỉnh cho tới khi đạt được tỷ slỗi bit là 10-1 hoc xấu hơn.

d) Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e) Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo từng bước 1 dB cho tới khi đt đưc ts li bit là 10-2 hoc tt hơn. Ghi li mức tín hiu không mong mun.

f) Với mỗi cấu hình của các tín hiệu không mong muốn, triệt đáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số các mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiu mong muốn, tính theo dB. Ghi lại tỷ số này.

g) Lặp lại phép đo với bộ tạo tín hiệu không mong muốn B có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 50 kHz và bộ tạo tín hiệu không mong mun C có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.

h) Triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị được kiểm tra là giá trthấp hơn trong hai giá trị được ghi ở bước f).

2.3.5.3.2. Phương pháp đo với các bản tin

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình 22 - Sơ đồ đo

a) Máy thu cần đo được đặt trong bộ ghép đo.

Nối ba bộ tạo tín hiệu A, B và C với bộ ghép đo qua mạch kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải đặt ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1.2).

Tín hiệu không mong muốn thứ nhất từ bộ tạo tín hiệu B phải không được điều chế.

Điều chỉnh tín hiệu y ti tn scao hơn tn sdanh định của y thu 50 kHz.

Tín hiệu không mong muốn thứ hai từ bộ tạo tín hiệu C phải được điều chế với tín hiệu A-M3 (theo 2.1.3.1) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 100 kHz.

b) Đầu tiên, tắt các tín hiệu không mong muốn ở bộ tạo tín hiệu B và C.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB.

c) Sau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu không mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điu chỉnh cho tới khi đt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (theo 2.1.3.1.2) trong khi quan sát các bản tin có thu được thành công hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB mỗi khi không thu chính xác bản tin.

Tiếp tục thủ tục cho đến khi thu được bản tin thành công trong ba lần liên tiếp. Ghi lại các mức tín hiệu vào.

e) Tăng các mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (theo 2.1.3.1.2) 20 lần. Với mỗi trường hợp nếu không thu được đúng bản tin, thì giảm các mức tín hiệu không mong muốn 1dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu bản tin nhận được thành công thì không cần phi thay đổi cho đến khi 3 bản tin liên tiếp nhận được thành công, trong trường hợp này mức tín hiệu không mong muốn sẽ được tăng lên 1 dB, ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình của các giá trị trong các bước d) và e) (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%).

f) Với mỗi cấu hình của các tín hiệu không mong muốn, triệt đáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số của mức trung bình được ghi li trong bước e) trên mức tín hiệu mong muốn, tính theo dB. Ghi lại tỷ số này.

g) Lặp lại phép đo với bộ tạo tín hiệu không mong muốn B có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 50 kHz và tần số không mong muốn ở bộ tạo tín hiệu C có tần số thấp hơn tần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.

h) Triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị được kiểm tra là giá trthấp hơn trong hai giá trị được ghi ở bước f).

2.3.6. Nghẹt

2.3.6.1. Định nghĩa

Nghẹt là số đo khả năng của máy thu khi nhận được tín hiệu điều chế mong mun mà không vượt quá độ suy giảm qui định do sự xuất hiện tín hiệu không mong muốn tại bất kỳ tần số nào khác với tn số có đáp ứng tạp hoặc tần số của các kênh lân cận.

2.3.6.2. Giới hạn

Mức nghẹt tại bất kỳ tn số nào trong phạm vi dải qui đnh phải:

- ≥ 89 dB µV/m đối với các tần số tín hiệu không mong muốn ≤ 68 MHz;

- ≥ (52,3 + 20log10f) dBµV/m với các tần số tín hiệu không mong muốn phải lớn hơn 68 MHz, trong đó f là giá trị của tần số sóng mang tính bằng MHz.

2.3.6.3. Phương pháp đo

2.3.6.3.1. Phương pháp đo với các luồng bit liên tục

a) Nối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) vi ăng ten đo kiểm băng rộng qua bộ kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2.

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phi chưa được điều chế và ở tần số cách tần số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.

Thực tế, các phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz, tránh các tần số có đáp ứng tạp (theo 2.3.4).

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

                        1) Máy đo bit lỗi                                    2) Bộ ghép âm/photo detector

                        3) Máy thu cần đo                                 4) Ăng ten đo băng rộng

                        5) Bộ kết hợp                                        6) Bộ tạo tín hiệu A

                                                                                    7) Bộ tạo tín hiệu B

Hình 23 - Sơ đồ đo

b) Đầu tiên, tắt tín hiệu không mong muốn.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB.

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1.

d) Phát tín hiệu đo kim bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số lỗi bit.

e) Giảm mức tín hiệu không mong muốn theo từng bước 1 dB cho tới khi đt đưc ts li bit là 10-2 hoc tt hơn. Ghi li mc n hiu không mong mun.

f) Với mỗi tần số, nghẹt phải được biểu thị bằng mức dBµV/m của tín hiệu cường độ trường không mong muốn tại vị trí máy thu. Ghi lại giá trị này.

g) Lặp lại phép đo tại tất cả các tn số được xác đnh trong bước a).

h) Nghẹt của thiết bị được kiểm tra là giá trị cường đtrường thấp nhất ca n hiệu không mong mun nh bằng dBV/m ti vtrí y thu ghi đưc ở bưc f).

2.3.3.6.2. Phương pháp đo với các bản tin

a) Ni hai bto tín hiu A và B vi ăng ten đo băng rng qua mạch kết hợp;

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A phải ở tần số danh định của máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kim bình thường D-M2 (theo 2.1.3.1.2).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B phải không đưc điều chế và phải nằm tại tần số cách tn số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.

Thực tế, các phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz, tránh các tần số có đáp ứng tạp.

b) Đầu tiên, tắt tín hiệu không mong muốn.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới hạn ca độ nhạy khả dụng trung bình 3 dB;

c) Sau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chnh mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.

d) Phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường khi quan sát trong mỗi trường hợp xem có thu thành công bản tin hay không.

Giảm mức tín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp không thu được thành công bản tin.

Tiếp tục thực hiện cho đến khi thu được thành công bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi lại mức của tín hiệu vào.

e) Tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Sau đó phát tín hiệu đo kiểm bình thường (theo 2.1.3.1.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu không thu được thành công bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Nếu thu được thành công bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi ba bản tin liên tiếp đều thu được thành công. Trong trường hợp này, tăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.

Không ghi lại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.

Ghi lại trung bình của các giá trị trong các bước d) và e) (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%).

f) Với mỗi tần số, nghẹt phải được biểu din bằng mc dBµV/m của tín hiệu cường độ trường không mong muốn tại vị trí máy thu tương ứng với giá trị trung bình thu được ở mc e). Ghi lại giá trị này đối với mỗi tần số.

g) Lặp lại phép đo tại tất cả các tn số được xác đnh trong bước a).

h) Nghẹt của thiết bị được kiểm tra là giá trthấp nhất trong các giá trị được ghi ở bước f), tính bằng cường độ trường của tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

                        1) Máy đo bản tin                                  2) Bộ ghép âm/ photo detector

                        3) Máy thu cần đo                                 4) Ăng ten đo băng rộng

                        5) Bộ kết hợp                                        6) Bộ tạo tín hiệu A

                                                                                    7) Bộ tạo tín hiệu B

Hình 24 - Sơ đồ đo

2.3.7. Bức xạ giả

2.3.7.1. Định nghĩa

Bức xạ tạp từ máy thu là các thành phần tại bất kỳ tần số nào được bức xtthiết bị và ăng ten của nó. Chúng được xác đnh như công suất bức xạ của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào.

2.3.7.2. Giới hạn

Công sut của c bức xtp không được vưt quá c giá trcho trong Bng 8.

Bảng 8 - Các thành phần bức xạ

Dải tần

Gii hạn

30 MHz đến 1 GHz

2,0 nW (-57,0 dBm)

Trên 1 GHz đến 12,75 GHz

20,0 nW (-47 dBm)

2.3.7.3. Phương pháp đo

a) Ăng ten đo kiểm được định hướng phân cực đứng và được nối tới máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần. Độ rộng băng phân gii của máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần phải là độ rộng băng nhỏ nhất có thể và lớn hơn độ rộng phổ của thành phần giả cần đo.

b) Đặt y thu cn đo trên giá ở vtrí chun (mc A.2). Bc xca bất kthành phn tp o sđưc phát hin bi ăng ten đo kim và máy phân ch phhoặc n-kế chn tn trên di tn 30 MHz đến 4 GHz. Nếu c thiết bhot động ở tn strên 470 MHz, thì c phép đo đưc lp li trên di tần 4 GHz đến 12,75 GHz.

c) Tại mỗi tần số mà thành phần tạp được phát hiện, thay đổi độ cao ăng ten đo kiểm và điều chỉnh máy phân tích phổ cho đến khi thu được mức tín hiệu lớn nhất trên máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần.

d) Xoay máy thu xung quanh trục đứng 360o để m mức tín hiệu thu lớn nhất.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

               1) Máy thu cần đo            2) Ăng ten đo             3) Máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần

Hình 25 - Sơ đồ đo

e) Nâng lên hoặc hạ xung ăng ten đo kiểm trong phạm vi độ cao qui định để thu được tín hiệu cực đại. Ghi lại giá trị này.

f) Dùng sơ đồ đo Hình 26, thay ăng ten máy thu bằng ăng ten thay thế trong cùng vị trí và cùng phân cực đứng. Nối ăng ten vào bộ tạo tín hiệu.

g) Tại mỗi tần số mà thành phần tạp được phát hiện, điều chỉnh máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần bộ tạo tín hiệu và thay đổi độ cao ăng ten đo kiểm trong phạm vi độ cao qui định cho đến khi thu được mc tín hiệu cực đại hiện trên máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chọn tần.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Bộ tạo tín hiệu 2) Ăng ten thay thế 3) Ăng ten đo 4) Máy phân tích phhoặc vôn-kế chọn tần

Hình 26 - Sơ đồ đo

Ăng ten đo kiểm không cần thiết nâng lên hoặc hạ xuống nếu phép đo được thực hiện ở vị trí đo kiểm tuân theo mục A.1.2.

Ghi lại mức của bộ tạo tín hiệu được tạo ra tương ng với mc tín hiệu trên máy phân tích phổ hoặc vôn-kế chn tần như bước e). Giá trị này, sau khi được hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao của cáp nối giữa bộ tạo tín hiệu và ăng ten thay thế, chính là thành phần bức xạ giả tại tần số này.

h) Thực hiện lặp li phép đo từ bước b) đến bước g) đối với ăng ten đo kiểm có phân cực ngang.

3. QUY ĐNH VQUN LÝ

Các thiết bị vô tuyến thuộc phạm vi điều chnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

4. TRÁCH NHIM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu (và thoại) và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIN

5.1 Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức triển khai qun lý các thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu (và thoại) theo Quy chuẩn này.

5.2 Quy chuẩn này được áp dụng thay thế tiêu chuẩn ngành mã số TCN 68-231:2005 “Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền số liệu (và thoại) - Yêu cầu kỹ thuật”.

5.3 Trong trường hợp các quy đnh nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy đnh tại văn bản mới./.

 

Phụ lc A

(Quy định)

Các phép đo trường bức xạ

A.1. Các vị trí đo kiểm và sơ đồ chung cho các phép đo liên quan đến các trường bc xạ

Có thể sử dụng một trong bốn vị trí đo kiểm dưới đây:

A.1.1. Vị trí đo ngoài trời

A.1.1.1. Mô t

Một ví trí đo không gian mở có thể được sử dụng để thực hiện các phép đo sử dụng phương pháp đo trường bức xạ. Có ththực hiện các phương pháp đo tuyệt đối hoặc tương đối đối với máy thu và máy phát;

Cần thận trọng để đảm bảo các phản xạ từ những vật thể bên ngoài gần với vị trí đo không làm giảm độ chính xác của phép đo, đặc biệt:

+ Không được có các vật dẫn bên ngoài có kích thước vượt quá một phần tư bước sóng của tần số đo cao nhất ở trong vùng lân cận với vị trí đo;

+ Cần chn cáp có trở kháng thấp, tất cả các dây cáp phải càng ngắn càng tt; số lượng dây cáp nằm trên mặt phẳng đất hoặc thấp hơn càng nhiều càng tốt.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Thiết bcần đo kiểm

2) Ăng ten đo kiểm

1) Blc thông cao

4) Máy phân tích phhoc y thu đo

Hình A.1 - Sơ đồ đo

A.1.1.2. Thiết lập quan hệ giữa mức tín hiệu và cường độ trường

Thtc y cho phép to ra mt cường đtrường biết tc, ti mt vtrí cho trưc, bằng cách sdụng y phát n hiu nối với ăng ten đo. Nó chđúng tại mt tần scho trước đối vi một kiu phân cực cho trước và với vtrí chính c của ăng ten đo.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1) Vôn-kế chọn tần 2) Ăng ten thay thế 3) Ăng ten đo 4) Máy tạo tín hiệu

Hình A.2 - Sơ đồ đo

Tất cả các thiết bị phải được điều chỉnh tới tần số sử dụng. Ăng ten đo và ăng ten thay thế phải có cùng kiểu phân cực. Ăng ten thay thế được nối với vôn-kế chọn tn tạo thành một máy đo cường độ trường chuẩn hoá:

a) Điều chỉnh mức ca máy phát tín hiệu để tạo được cường độ trường yêu cầu như được đo trên vôn-kế chọn tần;

b) Điều chnh ăng ten đo nâng lên và hạ xuống trong một dải xác định cho đến khi đạt được mức tín hiệu cực đại trên vôn-kế chọn tần;

c) Điều chnh lại mức của máy phát tín hiệu để tạo được cường độ trường yêu cu như đo trên vôn-kế chọn tần. Từ đó xây dựng được quan hệ giữa mức ca tín hiệu máy phát và cường độ trường.

A.1.2. Phòng đo không có phn xạ

A.1.2.1. Yêu cầu chung

Phòng đo không có phản xạ là một phòng được che chắn tốt toàn bộ ở bên trong bằng các vật liệu hấp thụ tần số vô tuyến và mô phỏng một môi trường không gian tự do.

Phòng đưc chọn thay thế để thực hiện các phép đo sử dụng các phương pháp đo trường bức xạ. Có ththực hiện các phép đo tuyệt đối hoặc tương đối trên máy phát hoặc máy thu. Các phép đo cường độ trường tuyệt đối yêu cu việc hiu chun phòng đo không có phản xạ. Ăng ten đo, thiết bị cần đo và ăng ten thay thế được sử dụng giống như trong trường hợp ví trí đo không gian mở, nhưng chúng được đặt tại cùng một độ cao cố định trên mặt sàn.

A.1.2.2 Mô t

Một phòng đo không có phản xạ cần đáp ứng được các yêu cu về suy hao che chắn và suy hao phản xạ.

Hình A.3 đưa ra mt ví dvphòng không có phản xcó din tích mt bằng 5 m x 10 m và đcao 5 m. Trn và tường đưc phbằng c vt hấp thhình chóp có đcao xp xỉ 1 m. Nn đưc phbằng c vt hp thđặc bit tạo thành mt sàn. Kích thưc n trong ca phòng đo là 3 m x 8 m x 3 m, do đó khoảng cách đo tối đa theo trc giữa của phòng là 5 m. Các vật hấp thụ sàn sẽ loại bỏ các phản xạ từ mặt sàn để không cần phải thay đổi chiều cao của ăng ten. Có thể sử dụng các phòng không có phản xạ có kích thước khác.

Ở tần số 100 MHz, khoảng cách đo có thể được mở rộng lên tối đa là bằng hai lần bước sóng.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.3 - Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lớp che chắn và phản xạ

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.4 - Phòng đo không có phản xạ mô phỏng cho các phép đo trong không gian tự do

A.1.2.3. Ảnh hưởng của phản xạ ký sinh

Đối với truyền dẫn không gian tự do trong trường xa thì mối quan hệ giữa cường độ trường E và khoảng cách R được tính bằng E = E0 (R0/R), trong đó E0 là cường độ trường chuẩn và R0 là khoảng cách chuẩn. Mối quan hệ này cho phép thực hiện các phép đo tương đối khi loại bỏ tất cả các hệ số trong tỷ số và không tính đến suy hao cáp, mất phối hợp ăng ten hoặc kích thước ăng ten.

Nếu lấy logarit phương trình trên thì dễ dàng quan sát được độ lệch khỏi đường cong lý tưởng bởi vì sự tương quan lý tưng của cường độ trường và khoảng cách biểu diễn như một đường thẳng. Đlệch này xảy ra trong thực nghiệm dễ dàng nhìn thấy. Phương pháp gián tiếp này cho thy nhanh chóng và dễ dàng bất cứ nhiễu loạn nào do phản xạ gây ra và không khó bằng phương pháp đo trực tiếp suy hao phản xạ.

Với một phòng không có phản xạ có kích thước như ở trên thì tại các tần số thấp hơn 100 MHz không cần các điều kiện vtrường xa, nhưng nếu các phản xcủa bức tường mạnh hơn thì cần thiết phải hiệu chuẩn cẩn thận. Trong dải tần số trung gian từ 100 MHz đến 1 GHz thì sự phụ thuc cường đtrường vào khoảng cách phù hợp với cách tính. Tại tần số lớn hơn 1 GHz, do có nhiều phản xxảy ra nên sự phụ thuộc của cường độ trường vào khoảng cách sẽ không tương quan chặt chẽ với nhau.

A.1.2.4. Phương thức thực hiện

Phương thức thực hiện giống như đối với vị trí đo không gian mở, khác biệt duy nhất là không nhất thiết phải điều chnh độ cao của ăng ten đo kiểm để m mc tín hiệu cực đại, điều này giúp đơn giản hoá phép đo.

A.1.3. Sơ đồ đo với dây trần

A.1.3.1. Yêu cầu chung

Dây trần là một phương tiện ghép nối RF để ghép ăng ten liền của thiết bị với một kết cuối tần số vô tuyến 50Ω. Điều này cho phép thc hiện đưc các phép đo bc xạ không cần đặt tại vị trí đo kiểm không gian mở nhưng chỉ trong một dải tần số giới hạn. Có ththực hiện các phép đo giá trị tuyệt đối và tương đối; các phép đo giá trị tuyệt đối yêu cầu cần hiệu chuẩn sơ đồ đo với dây trần.

A.1.3.2. Mô t

Dây trần được làm bằng ba tấm dẫn điện tốt có dạng như một phần dây truyền dẫn cho phép thiết bị cần đo được đặt vào một trường điện kiểm soát được. Các tấm dẫn điện này phải đủ cứng để đỡ được thiết bị cần đo kim.

Dưới đây là hai ví dvđặc tính của dây trần.

 

 

IEC 60489-3

J FTZ No. 512 TB 9

- Dải tần ssdụng

MHz

1 đến 200

0,1 đến 4000

- Gii hạn về kích thước

(tính cả ăng ten)

Dài

200 mm

1200 mm

 

Rộng

200 mm

1200 mm

 

Cao

250 mm

400 mm

A.1.3.3. Hiệu chuẩn

Mục đích của hiệu chuẩn là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa điện áp cung cấp từ bộ tạo tín hiệu và cường độ trường tại khu vực đo kiểm được thiết kế bên trong dây trần tại bất kỳ tn số nào.

A.1.3.4. Phương thức thực hiện

Sơ đồ đo với dây trn có thể sử dụng cho tất cả các phép đo bức xạ trong dải tần hiệu chuẩn của nó.

Phương pháp đo giống như phương pháp đo tại vị trí đo không gian mở với sự thay đổi sau: giắc cắm đầu vào của sơ đồ đo với dây trần được sử dụng thay cho ăng ten đo kiểm.

A.1.4. Vị trí đo trong nhà

A.1.4.1. Mô t

Một ví trí đo trong nhà là một vị trí được che chắn một phần, trong đó bc tường phía sau mẫu đo đưc phủ bằng một loại vật liệu hấp thụ tần số vô tuyến và một tấm phản xạ góc được sử dụng cùng với ăng ten đo. Phương pháp này có thể được sử dụng khi tần số của tín hiệu đo lớn hơn 80 MHz.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.5 - Sơ đồ vị trí đo trong nhà (cho loại phân cực ngang)

Vị trí đo có thể là một phòng thí nghiệm với diện tích tối thiểu là 6 m x 7 m và có chiều cao ít nhất là 2,7 m.

Ngoài thiết bị đo và người đo, phòng đo cần phải hạn chế các vật phản xạ hết mc có thể ngoài tường, sàn và trần.

Các phản xtiềm tàng từ bức tường phía sau thiết bị cần đo được giảm thiểu bằng cách đặt một tấm vật liệu hấp thụ ở phía trước nó. Tm phản xạ góc bao quanh ăng ten đo đưc sử dụng để giảm hiệu quả của các phản xạ từ bức tường đối diện và từ sàn, trần trong trường hợp đo phân cực ngang. Tương tự, tm phản xạ góc làm giảm ảnh hưởng do phản xạ từ các bức tường hai bên đối với các phép đo phân cực đứng. Đối với phần thấp của dải tần số (dưới khong 175 MHz) thì không cần sử dụng tấm phản xạ góc hay tấm hấp thụ. Thực tế, có thể thay thế ăng ten nửa bước sóng trong hình A.5 bằng ăng ten có độ dài không đổi sao cho độ dài nằm trong khoảng từ một phần tư bước sóng đến một bước sóng tại tần số đo và độ nhạy của hệ thống đo là đủ.

A.1.4.2 Đo kim các phản xạ ký sinh

Để đảm bo không có lỗi do đường truyền đẫn tới điểm mà tại đó xảy ra triệt pha giữa các tín hiệu trực tiếp và các tín hiệu phản xạ còn lại, ăng ten thay thế sẽ phải dịch chuyn trong khoảng 10 cm theo hướng của ăng ten đo kiểm cũng như theo hai hướng vuông góc với hướng lên.

Nếu việc thay đổi trong khong cách y gây ra sự thay đổi tín hiệu lớn hơn 2 dB thì mu đo kiểm cn thay đổi vị trí cho đến khi tìm được sự thay đổi nhỏ hơn 2 dB.

A.1.4.3. Phương thức thực hiện

Phương thức thực hiện giống như đối với vị trí đo không gian mở, chỉ khác là không cần phải thay đổi độ cao ăng ten đo để tìm mức tín hiệu cực đại, điều này giúp đơn giản hoá phép đo.

A.2. Vtrí chuẩn

Ngoại trừ sơ đồ đo vi dây trần, vị trí chuẩn nằm trong các vị trí đo kiểm, đối với thiết bị không dùng để đeo bên người, kể cả thiết bị cầm tay sẽ được đặt trên mặt bàn không dẫn điện, cao 1,5 m, có khả năng xoay xung quanh trục thẳng đứng. Vị trí chuẩn của thiết bị như sau:

Đối với thiết bị có ăng ten liền thì nó sẽ được đặt tại vị trí gần nhất với cách sử dụng bình thường như nhà sản xuất quy định;

Đối với thiết bị có ăng ten bên ngoài cđịnh, ăng ten sẽ đặt theo phương thẳng đứng;

Đối với thiết bị có ăng ten ngoài không cố đnh, thiết bị đặt trên giá không dẫn điện và ăng ten sẽ được kéo ra theo phương thẳng đứng.

Đối vi thiết bị được đeo bên người, thiết bị sẽ được đo kiểm bằng cách sử dụng người giả trợ giúp.

Người giả gồm có mt ống acrylic xoay đưc, đổ đầy nước muối và đặt trên mặt đất.

ng sẽ có kích thước như sau:

Cao                                            1,7 m ± 0,1 m

Đường kính trong                       300 mm ± 0,5 mm

Bề dày thành ống                        5 mm ± 0,5 mm

ng sẽ được đổ đầy nước muối (NaCl) pha theo tlệ 1,5 g muối trên một lít nước cất.

Thiết bsđưc gắn cđịnh o bmt ngưi gitại một vtrí cao thích hợp.

CHÚ THÍCH: Để làm giảm khối lưng của người giả, cần sử dng một ống khác có đưng kính trong cực đi là 220 mm.

Trong sơ đđo vi dây trn, thiết bcn đo kiểm hoc ăng ten thay thế được đt trong vùng đo kim thiết kế ti điểm hot đng bình thường, tutheo trường to ra và tt cđặt trên mt bm bng vt liu đin môi thp (hsđin i nh hơn 2).

A.3. Bộ phối âm

A.3.1. Yêu cầu chung

Khi thực hiện các phép đo bức xạ cho máy thu, điện áp đầu ra âm tần cần phải dẫn ty thu đến thiết bđo mà không m o trn trường điện gần y thu.

Việc xáo trộn này có thể tối thiu hoá bằng cách sử dụng các dây có điện trở suất cao cùng với thiết bị đo có trở kháng đầu vào cao.

Khi không thể áp dụng trường hp trên thì chúng ta sẽ sử dụng bộ phối âm.

CHÚ THÍCH: Khi sử dng bộ phối âm, cần cẩn thn để tạp âm xung quanh không làm nh hưng đến kết quđo kiểm.

A.3.2. Mô tả

Bộ phối âm bao gm mt cái phễu bằng chất dẻo, một ống dẫn âm thanh và một micrô có bộ khuếch đại phù hợp.

ng dẫn âm thanh phải đủ dài (ví dụ 2 m) để có thể nối từ thiết bị cần đo kiểm đến micrô, ống này được đặt tại vị trí không làm ảnh hưởng đến trường RF. ng dẫn âm thành phải có đường kính trong khoảng 6 mm và có thành ống dày khoảng 1,5 mm và cần đủ dẻo để dễ dàng uốn được.

Phễu chất dẻo phải có đường kính xấp xỉ kích cỡ của chiếc loa trong thiết bị cần đo, phễu này có gioăng cao su mềm gắn vào gờ của nó, một đầu để nối với ống dẫn âm thanh còn đầu kia gắn với loa. Việc gn cố định phn giữa của phễu vào một vị trí thích hợp của thiết bị cần đo là rất quan trng bởi vì vị trí của phần giữa của phễu có ảnh hưởng lớn đến đáp ứng tần số sẽ được đo. Có ththực hiện được điều này bằng cách đặt thiết bị vào gần một giá đỡ âm thanh do nhà sản xuất cung cấp trong đó phễu là một phần.

Micrô phải có đc tính đáp ng phng trong khong 1 dB trong di tn t50 Hz đến 20 kHz, dải động tuyến tính ít nhất 50 dB. Độ nhạy của micrô và mức đầu ra âm tần của máy thu phải phù hợp để đo được tỷ số tín hiệu trên tạp âm lớn hơn 40 dB tại mức đầu ra âm tn danh đnh của thiết bị cần đo. Kích thước của micrô phải đủ nhỏ để có thể nối đưc với ống dẫn âm thanh.

A.3.3. Hiệu chuẩn

Mục đích của việc hiu chuẩn bộ phối âm là để xác đnh tỷ số SINAD âm thanh, tỷ số này tương đương với tỷ số SINAD tại đầu ra máy thu.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình A.6 - Sơ đồ đo để hiệu chuẩn

a) Bộ phối âm sẽ được lắp ráp vào thiết b, nếu cần thiết thì sử dụng bộ ghép đo. Cần nối điện trực tiếp đến các kết cuối từ các đầu ra của bộ chuyển đổi. Bộ tạo tín hiệu sẽ được nối với đầu vào máy thu (hoc vào đầu vào của bộ ghép đo). Tín hiệu từ bộ tạo tín hiệu sẽ có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế bằng phương pháp điều chế đo kiểm bình thường.

b) Nếu có thể, điều chỉnh âm lưng máy thu ít nhất bng 50% công suất đầu ra âm tần biểu kiến và, trong trường hợp việc điều khiển âm lượng theo từng nấc, điều chỉnh đến nấc đầu tiên mà có công suất ít nhất bằng 50% công suất đầu ra âm tần biểu kiến.

c) Mức đầu vào của tín hiệu đo kiểm cần giảm cho đến khi thu được tỷ số SINAD điện là 20 dB, kết nối vào vị trí 1. Ghi lại mc tín hiệu đầu vào.

d) Với cùng mức đầu vào tín hiệu này, cần đo và ghi lại tỷ số SINAD tương đương âm thanh, kết nối vào vị trí 2.

e) Lặp lại các bước c) và d) đối với tỷ số SINAD đin là 14 dB, đo và ghi lại tỷ số SINAD tương đương âm thanh.

A.4. Ăng ten đo kiểm

Khi vị trí đo được sử dụng để đo mức phát xạ, ăng ten đo được sử dụng để dò trường do mẫu đo và ăng ten thay thế phát ra. Khi vị trí đo được sử dụng để đo các đặc tính của máy thu, ăng ten này lại được sử dụng như một ăng ten phát. Ăng ten này được gắn trên một giá đỡ có khả năng cho phép ăng ten được sử dụng theo cả hai kiểu phân cực ngang và phân cực đứng và chiều cao của trục ăng ten so với mặt đất có thể thay đổi trong một dải cho trước, nên sử dụng các ăng ten đo có tính định hướng cao. Kích tớc của ăng ten đo theo hướng trục đo không được vượt quá 20% khoảng cách đo.

A.5. Ăng ten thay thế

Ăng ten thay thế đưc sử dụng để thay cho các thiết bị cần đo. Với những phép đo dưới 1 GHz, ăng ten thay thế n sử dụng là loại ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng công hưởng tại tần số đang xem xét, hoặc là một ăng ten lưỡng cực rút ngắn, được chuẩn hoá theo ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng. Để đo tần số trong khoảng 1 GHz đến 4 GHz, có thể sử dụng hoặc là ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng hoặc ăng ten loa. Để đo khoảng tần số trên 4 GHz, sử dụng ăng ten loa. Tâm của ăng ten phải trùng với điểm chuẩn của mẫu đo mà nó thay thế. Điểm chuẩn này là tâm thể tích của mẫu đo khi ăng ten được gắn bên trong vỏ máy hoặc là điểm gắn ăng ten bên ngoài với vỏ máy.

Khoảng ch giữa đim thấp nhất của lưỡng cực và mặt đất tối thiểu phải bằng 30 cm.

CHÚ THÍCH: Tăng ích của ăng ten loa thưng được biu diễn tương ứng với một bbức xđng hướng.

A.6. Bộ ghép đo

A.6.1. Mô tả

Bộ ghép đo là một thiết bị ghép tần số vô tuyến kết hp với một thiết bị ăng ten liền để ghép ăng ten liền này với đầu cuối tần số vô tuyến trở kháng 50Ω tại tần số làm việc của thiết bị cần đo. Điều này cho phép thực hiện một số phép đo nhất định sử dụng các phương pháp đo dẫn. Chỉ có ththực hiện được các phép đo tương đối tại hoặc gần các tần số mà bộ ghép đo đã được hiệu chuẩn. Ngoài ra, bộ ghép đo phải cung cấp:

a) Một kết nối đến một nguồn cung cấp đin ngoài

b) Mt giao diện âm tn hoặc bằng kết nối trc tiếp hoặc bằng mt bghép âm. Bộ ghép đo thường được cung cấp từ các nhà sản xuất.

Các đặc tính hoạt đng của bộ ghép đo phải được phòng thnghiệm thông qua và phải tuân theo các tham số cơ bản sau:

a) Suy hao phối ghép không đưc vượt quá 30 dB;

b) Sự biến đổi suy hao phối ghép trong dải tần sử dụng để đo không được vượt quá 2 dB;

c) Mạch điện gắn với bộ phối ghép RF không được chứa các thiết bị chủ động và các thiết bị phi tuyến;

d) VSWR tại giắc cắm 50Ω không được lớn hơn 1,5 trong dải tần đo;

e) Suy hao phối ghép phải không phụ thuc vào vị trí của bộ ghép đo và không bị ảnh hưởng của những vật thể và người xung quanh. Suy hao phối ghép phải có khả năng tạo li được khi thiết bị cần đo được tháo bỏ và thay thế;

f) Suy hao phối ghép phải cơ bản được giữ nguyên khi điều kiện môi trường thay đổi.

Các đặc tính và hiệu chuẩn phải được đưa vào báo cáo đo.

A.6.2. Hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn bộ ghép đo thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra của bộ tạo tín hiệu và cường độ trường đưa vào thiết bị bên trong bộ ghép đo.

Hiệu chuẩn chỉ có hiu lực tại một tần số cụ thể và một phân cực cụ thể của trường chuẩn.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

1)Tải AF/bộ ghép âm 2) Máy đo mức âm tần/ hệ số méo và bộ lọc tạp âm thoại

Hình A.7 - Sơ đồ đo để hiệu chuẩn

a) Sử dụng phương pháp đo mô tả ở 5.2.1, đo độ nhạy tính bằng cường độ trường và ghi lại giá trị của cường độ trường này theo dBµV/m và loại phân cực được sử dụng;

b) Đặt y thu o bộ ghép đo đã được kết nối với bộ tạo tín hiệu. Ghi lại mức ca bộ tạo tín hiệu tạo ra tỉ số SINAD là 20 dB;

c) Việc hiu chuẩn bộ ghép đo là quan hệ tuyến tính giữa cường độ trường tính bằng dBµV/m và mức bộ to tín hiệu tính theo dBµV emf.

A.6.3. Phương thức thực hiện

Bộ ghép đo có thđược sử dụng cho các phép đo trong mục 5.1 và 5.2 trên các thiết bị với ăng ten liền.

Nó được sử dụng trong các phép đo công suất sóng mang bức xạ và độ nhạy khả dụng được biểu diễn dưới dạng cường độ trường trong mục 5.1 và 5.2 trong nhng điều kiện đo tới hạn.

Đối với các phép đo máy phát, không cần thiết phải hiu chuẩn.

Đối với các phép đo máy thu, hiệu chuẩn là cần thiết.

Đáp dng mức tín hiu mong mun qui đnh biu din dưi dng ng đtrường thì phải đổi nó thành mức tín hiệu máy phát tín hiệu (emf) sử dụng đường cong hiu chuẩn của bộ ghép đo. Sử dụng giá trị này đối với máy phát tín hiệu.

 

Phụ lc B

(Quy định)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho sơ đồ đo công suất kênh lân cận

B.1. Chỉ tiêu kỹ thut máy thu đo công suất

B.1.1. Yêu cu chung

Máy thu đo công suất được sử dụng để đo công suất kênh lân cận của máy phát. Nó bao gồm btrộn, máy dao động ký, bộ lọc IF, bộ khuếch đại, bộ suy hao biến đổi và một máy chỉ thị mức như Hình vẽ B.1.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình B.1 - Máy thu đo công suất

Đc tính kthut ca máy thu đo công sut được trình y ở các mc dưi đây:

B.1.2. Bộ lc IF

Bộ lọc IF phải nằm trong gii hạn về các đc tính chọn lọc cho trong Hình B.2 dưới đây. Tùy thuộc vào khoảng cách kênh, các đặc tính chọn lọc phải giữ khoảng cách tần số và dung sai cho trong Bng B.1. Suy hao tối thiểu của bộ lọc nằm ngoài điểm suy hao 90 dB phải ln hơn hoặc bằng 90 dB.

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Hình B.2 - Các giới hạn về đặc tính chọn lọc

CHÚ THÍCH: Có thể sử dng bộ lọc đối xng với điu kin mỗi bên thỏa mãn dung sai bé hơn và các điểm D2 được điu chỉnh đến đáp ng - 6 dB. Khi sdng bộ lọc kng đi xng y thu cn được thiết kế để dung sai nhỏ được sử dng gần với ng mang.

Bảng B.1 - Đặc tính chọn lọc

Khong cách kênh (kHz)

Khong cách tần số ca đưng cong bộ lọc tính từ tần số trung tâm danh đnh của kênh lân cận (kHz)

D1

D2

D3

D4

12,5

3

4,25

5,5

9,4

25

5

8,0

9,25

13,25

Phụ thuộc vào khoảng cách kênh, các điểm suy hao sẽ không được vượt quá các dung sai cho trong Bảng B.2 và Bảng B.3.

Bảng B.2 - Các điểm suy hao gần với sóng mang

Khong cách kênh (kHz)

Dải dung sai (kHz)

D1

D2

D3

D4

12,5

+1,35

±0,1

-1,35

-5,35

25

+3,10

±0,1

-1,35

-5,35

Bảng B.3 - Các điểm suy hao xa sóng mang

Khong cách kênh (kHz)

Dải dung sai (kHz)

D1

D2

D3

D4

12,5

±2,0

±2,0

±2,0

+2,0

-6,0

25

±3,5

±3,5

±3,5

+3,5

-7,5

Suy hao tối thiểu của bộ lọc nằm ngoài đim suy hao 90 dB phải lớn hơn hoặc bằng 90 dB.

Bảng B.4 - Độ dch chuyển tần số

Khong cách kênh (kHz)

Độ rộng băng tần cần thiết quy định (kHz)

Độ dịch chuyển khỏi điểm -6 dB (kHz)

12,5

85

8,25

20

4

13

25

16

17

Điều chỉnh máy thu đo công suất xa sóng mang, sao cho đáp ng - 6 dB gần nhất với tần số sóng mang máy phát được đặt tại vị trí dịch chuyển khỏi tần số sóng mang danh định cho trong Bảng B.4.

B.1.3. Bộ dao động và bộ khuếch đại

Phép đo các tần số chuẩn và thiết lập tần số của bộ dao động nội phi nm trong khoảng ±50 Hz.

Btrn, bdao đng ni và bkhuếch đi phi đưc thiết kế theo cách đphép đo công suất kênh n cn ca mt ngun n hiu đo kiểm chưa điu chế, có nh hưng tp âm không đáng kđến kết quđo kim, đưa ra giá trđó đưc ≤ -90 dB đi vi khong cách kênh 25 kHz và ≤ -80 dB đi vi khong cách kênh là 12,5 kHz so với mức ca ngun n hiệu đo kim.

Đ tuyến tính ca bkhuếch đại phải đm bo đmt lỗi khi đọc nhn 1,5 dB với sthay đổi mc đầu o là 100 dB.

B.1.4. Bộ ch thị suy hao

Bộ chỉ thị suy hao phi có dải tối thiểu là 80 dB và phân dải là 1 dB.

B.1.5. Bộ ch thị mức

Cần yêu cầu hai bchỉ thị mức để thực hiện phép đo mức điện áp rms và phép đo đột biến đnh.

B.1.5.1. Bộ chỉ thị mc rms

Bộ chỉ thị mức rms phải chỉ thị chính xác các tín hiệu không phải hình sin trong tlệ 10 : 1 giữa giá trị đỉnh và giá trị rms.

B.1.5.2. Bộ chỉ thị mc đỉnh

Bộ chỉ thị mức đỉnh sẽ chỉ thị chính xác và lưu giữ mức công sut đỉnh. Đối với phép đo công suất đột biến, độ rộng băng tần bộ chỉ thị sẽ phải lớn hơn hai lần khoảng cách kênh.

Máy dao động ký có nhớ hoặc máy phân tích phổ có thể được sử dụng như bộ chỉ thị mức đỉnh.

nhay“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện”, ký hiệu QCVN 47:2011/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư này bị thay thế bởi QCVN 47:2015/BTTTT theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 12/2015/TT-BTTTT
nhay

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 47 : 2011/BTTTT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHỔ TẦN SỐ VÀ BỨC XẠ VÔ TUYẾN ĐIỆN ÁP DỤNG CHO CÁC THIẾT BỊ THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN

 

 

National technical regulation

on radio spectrum and radiation of Radio Telecommunications Equipments

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NI - 2011

 

QCVN 47:2011/BTTTT

 

 

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích từ ng

1.4. Các chữ viết tắt

2. QUY ĐNH KỸ THUT

2.1. Các yêu cầu chung

2.2. Can nhiễu từ các đài vô tuyến điện

3. QUY ĐNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục 1(Quy định) Phân loại bức xạ và độ rộng băng tần cần thiết

Phụ lục 2 (Quy định) Xác đnh độ rộng băng tần cần thiết cho c loi hình bức xạ (ITU-R SM.1138)

Phụ lục 3 (Quy định) Ấn định và phân phi tần số

Phụ lục 4 (Quy định) Các nghiệp vụ mặt đất – vũ trụ dùng chung dải tần trên 1 GHz

Phụ lục 5 (Quy định) Quy định cho các nghiệp vụ

 

QCVN 47:2011/BTTTT

 

Lời nói đu

QCVN 47: 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở rà soát các chỉ tiêu kỹ thuật áp dng cho chng nhn hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện ban hành theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là BThông tin và Truyền thông).

Các quy đnh kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 47:2011/BTTTT phù hợp với Thlệ vô tuyến điện quốc tế (2008), Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện (Quyết định số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

QCVN 47: 2011/BTTTT do Viện Khoa học Kthut Bưu điện biên soạn, VKhoa học và Công nghtrình duyt và được ban hành theo Thông tư s26 /2011/TT- BTTTT ngày 04 tháng 10 m 2011 của Btrưởng BThông tin và Truyn thông.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHỔ TẦN SỐ VÀ BỨC XẠ VÔ TUYẾN ĐIỆN ÁP DỤNG CHO CÁC THIẾT BỊ THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN

National technical regulation

on radio spectrum and radiation of Radio Telecommunications Equipments

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về phổ tần số và bức xạ vô tuyến đin đối vi thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hoạt động trong di tn số từ 9 kHz đến 40 GHz, sử dụng các phương thc điều chế, mã hoá và nén dãn phổ tần khác nhau.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dng đối vi các cơ quan, tổ chức, nhà sản xuất, nhập khẩu và khai thác thiết bị, hệ thống thông tin vô tuyến điện trong các hoạt động sau:

- Thiết lập quy hoạch phát triển mạng, quản lý phổ tần và nghip vụ vô tuyến điện.

- Lắp đặt, kiểm tra các hệ thống vô tuyến đin nhằm ngăn ngừa nhiễu có hại cho các nghip vụ đã được phân bổ và đã nằm trong quy hoch được duyệt.

- Giải quyết các tranh chấp vcan nhiễu, chỉnh đốn hoặc điều tiết việc áp dụng các công nghệ cũ và mới.

- Chứng nhận hợp quy các thiết bị thu phát vô tuyến điện về phổ tần số và bức xạ trong trường hợp các thiết bị này chưa có quy chuẩn kỹ thuật riêng về phổ tần số và bức xạ.

1.3. Giải thích từ ng

1.3.1. Vô tuyến điện (radio)

Một thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện.

1.3.2. Thông tin vô tuyến điện (radiocommunication) Viễn thông dùng sóng vô tuyến điện.

1.3.3. Vô tuyến xác đnh (radiodetermination)

Sự xác đnh vị trí, vận tốc hoặc các tham số khác của một vật thể hoặc thu thập các thông tin liên quan đến các tham số đó qua tính chất truyền lan của sóng vô tuyến điện.

1.3.4. Vô tuyến dẫn đường (radio navigation)

Vô tuyến xác định dùng cho các mục đích dẫn đường, kể cả cảnh báo chướng ngại.

1.3.5. Vô tuyến đnh vị (radiolocation)

Vô tuyến xác định dùng cho c mục đích khác vi mục đích của vô tuyến dn đường.

1.3.6. Vô tuyến đnh hướng (radio -direction finding)

Vô tuyến xác định dùng việc thu sóng vô tuyến để c định hướng của một đài hoc một vật th.

1.3.7. Vô tuyến thiên văn (radio astronomy)

Nghiên cứu thiên văn dựa trên việc thu sóng điện từ có nguồn gc từ vũ tr.

1.3.8. Phân chia (băng tần số )(allocation (of a frequency band))

Là việc quy định trong bảng phân chia tần số một băng tần c định với mục đích dùng cho một hay nhiều nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ hay nghip vụ vô tuyến thiên văn trong những điều kiện xác định.

1.3.9. Phân bố (một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện) (allotment (of a frequency or radio channel))

Quy định một kênh tần số được chỉ định trong một quy hoạch đã được thoả thuận, được thông qua bởi một Hội nghị có thẩm quyền phê duyt, sử dụng bi một hoặc nhiều cơ quan quản lý trong nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mt đất hoặc vũ trụ ở một hay nhiều quốc gia, vùng địa lý nhất định và theo những điều kiện cụ thể.

1.3.10. Ấn đnh (một tần số hay một kênh tần số) (assignment (of a frequency or radio frequency channel))

Cơ quan quản trị cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số tuyến điện hay một kênh tần số vô tuyến điện cụ thể theo những điều kin cụ thể.

1.3.11. Đài vô tuyến điện (station)

Một hay nhiều máy phát hay máy thu hoặc tổ hợp các máy phát và máy thu, bao gồm các phụ kiện m theo được đặt tại một địa đim để tiến hành một nghip vụ thông tin vô tuyến điện hoặc nghiệp vụ vô tuyến thiên văn.

1.3.12. Đài mặt đất (terrestrial station)

Một đài thc hin thông tin vô tuyến điện trên mặt đất. Trong bn Quy chuẩn này, tr

khi có ghi chú riêng, tất cả các đài đều là đài mặt đất.

1.3.13. Đài trái đất (earth station)

Một đài được đặt trên bề mặt trái đất hoặc một vị trí trong phn chính của khí quyển trái đất dùng để thông tin:

- với một hoặc nhiều đài không gian, hoặc

- với một hoặc nhiều đài cùng loại thông qua một hay nhiều vệ tinh phản xhay các vật thể khác trong không gian.

1.3.14. Đài không gian (space station)

Một đài đt trên một vật thể ở bên ngoài, có xu hưng đi ra bên ngoài hoặc đã ở ngoài khí quyển trái đất.

1.3.15. Đài tàu cứu nạn (survival craft station)

Một đài lưu động trong nghiệp vụ Lưu động hàng hải hoặc Lưu đng hàng không chỉ sử dụng mục đích cu nạn và được đặt trên xuồng cứu nạn, bè cứu nạn hoặc các phương tin cứu nạn khác.

1.3.16. Đài cố đnh (fixed station) Một đài thuộc nghiệp vụ cố định.

1.3.17. Đài lưu động (mobile station)

Một đài thuộc nghiệp vụ Lưu động được sử dụng trong khi chuyển động hay tạm dừng ở những thời điểm không xác đnh.

1.3.18. Đài quảng bá (broadcasting station) Một đài thuộc nghiệp vQuảng bá.

1.3.19. Khai thác đơn công (simplex operation)

Một phương thức khai thác trong đó sự truyền đưa tín hiệu được thực hiện lần lượt đổi chiu ở mỗi hướng của kênh thông tin.

1.3.20. Khai thác song công (duplex operation)

Một phương thức khai thác trong đó sự truyn đưa tín hiệu được thực hiện đng thi từ cả hai hướng của kênh thông tin.

1.3.21. Bức xạ (radiation)

Năng lượng sinh ra từ 1 nguồn bất kỳ ở dạng sóng vô tuyến điện.

1.3.22. Phát x(emission)

Bức xạ được tạo ra, hoặc sự sản sinh ra bức xạ bởi một đài phát vô tuyến điện. Ví dụ: năng lượng phát xạ từ một bộ dao động nội ca một máy thu vô tuyến thì không phải là pt xạ mà là bức xạ.

1.3.23. Phát xạ đơn biên (Single -Sideband emission (SSB)) Một phát xạ điều biên chỉ có một biên tần.

1.3.24. Phát xạ đơn biên có đủ sóng mang (full carrier single sideband emission) Một phát xạ đơn biên có đầy đủ sóng mang.

1.3.25. Phát xạ đơn biên vi mức sóng mang giảm (reduced carrier single- sideband emission)

Một phát xạ đơn biên trong đó mức sóng mang bị nén, mức độ nén sóng mạng có thể cho phép sóng mang được khôi phục li được và được dùng để giải điều chế.

1.3.26. Phát xạ đơn biên loại bỏ sóng mang (suppressed carrier single-sideband emission)

Một phát xạ đơn biên trong đó sóng mang được loi bỏ hoàn toàn và không được dùng cho giải điều chế.

1.3.27. Phát xạ ngoài băng (out-of-band emission)

Phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngay ngoài độ rộng băng tần cần thiết do kết quả của quá trình điều chế nhưng không bao gồm phát xạ giả.

1.3.28. Phát xạ giả (spurious emission)

Phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết và mức các phát xạ này có thể được bị suy giảm nhưng không ảnh hưởng đến sự truyền dẫn tương ứng của thông tin. Phát xạ giả bao gm các phát xạ hài, các phát xạ ký sinh, các sản phẩm xuyên điều chế và các sn phẩm quá trình chuyển đổi tần số, nhưng không bao gồm phát xạ ngoài băng.

1.3.29. Phát xạ ngoài ý muốn ( unwanted emission) Bao gồm các phát xạ giả và phát xạ ngoài băng.

1.3.30. Băng tần số ấn đnh (assigned frequency band)

Băng tần số mà trong đó một đài được phép phát xạ: Độ rộng băng tần bằng độ rộng băng tần cần thiết cộng với hai lần giá trị tuyệt đối ca sai số cho phép. Nếu là đài không gian thì băng tần ấn định bao gồm hai lần tần số hiệu ứng Doppler ln nhất có thể sinh ra đối với một điểm nào đó trên bề mặt trái đất.

1.3.31. Tần số ấn đnh (assigned frequency)

Tần số trung tâm của băng tần số đã ấn định cho một đài.

1.3.32. Dung sai tần số cho phép (frequency tolerance)

Sự dịch chuyển cho phép ln nhất của tần số trung tâm của băng tần bị chiếm dụng bởi một phát xạ so vi tần số ấn định hoặc của tần số đặc trưng của phát xạ so vi tần số tham chiếu. Sai lệch tần số được biểu thị bng Megahec (MHz) hoặc bằng Hec (Hz).

1.3.33. Băng thông cần thiết (necessary bandwidth)

Đối vi mỗi loi bức xđã cho, độ rộng băng tần phải vừa đủ để đảm bo truyền thông tin với tốc độ và chất lượng theo yêu cầu trong các điều kin xác định.

1.3.34. Độ rộng băng tần chiếm dụng (occupied bandwidth)

Độ rộng của băng tần số, thấp hơn giới hn tần số thấp và cao hơn giới hạn tần số cao, mà công suất phát xạ trung bình bằng số phần trăm cho trước từng biên bằng y/2 của toàn bộ công suất trung bình của một phát xạ cho trước.

Ngoài giá trị được nêu trong khuyến nghị ITU-R cho loại phát xthích hợp, giá trị y/2 nên chọn là 0,5%.

1.3.35. Công suất (power)

Công suất của một máy phát vô tuyến điện phải được biểu thị bng một trong những dạng sau đây, tuỳ theo loại phát xạ, và dùng các ký hiệu viết tắt như sau:

- Công suất đường bao đỉnh (PX hay pX)

- Công suất trung bình (PY hay pY)

- Công suất sóng mang (PZ hay pZ)

Đối với các loi phát xạ khác nhau thì quan hệ gia công suất đường bao đỉnh, công suất trung bình và công suất sóng mang trong những điều kiện khai thác bình thường và không điều chế được ghi trong khuyến nghị của ITU-R có thể được sử dụng như là tài liệu hướng dẫn.

Trong các công thức, ký hiệu p biểu thị công suất tính bằng Oát (W) và ký hiệu P biểu thị công suất tính bằng decibel (dB) so với một mức tham khảo.

1.3.36. Công suất bao đnh (của một máy phát vô tuyến điện) (Peak Envelope

Power (of a radio transmitter))

Công suất trung bình đưa ra đường truyền dẫn cung cấp đến anten từ mt máy phát trong một chu kỳ tần số vô tuyến điện tại đnh của biên điều chế, trong điu kiện làm việc bình thường.

1.3.37. Công suất trung bình (của một máy phát vô tuyến đin) (Mean Power (of a radio transmitter))

Công suất trung bình đưa ra đường truyền dẫn cung cấp cho anten từ một máy phát trong khong thời gian đủ dài so với tần số điều chế thấp nhất trong điều kiện làm việc bình thường.

1.3.38. Độ tăng ích anten (gain of an antenna)

Tỷ số, thường tính bằng decibel (dB), giữa công suất cần thiết tại đầu vào một anten chuẩn không suy hao với công suất cung cấp ở đầu vào của một anten cho trước, sao cho ở một hướng cho trước tạo ra cường độ trường hay một mật độ thông lượng công suất là như nhau tại cùng một cự ly. Nếu không có ghi chú thêm thì độ tăng ích anten là giá trị đối với hướng bức xlớn nhất.

1.3.39. Công suất phát xđẳng hướng tương đương (Eqivalent Isotropically Radiated Power (e.i.r.p))

Tích số của công sut sinh ra để cung cấp cho một anten phát với tăng ích của anten đó ở hướng đã cho đối với anten đẳng hướng (độ tăng ích tuyệt đối hay tăng ích đẳng hướng).

1.3.40. Công suất bức xạ hiu dụng (trên một hướng cho trước) (Effective Radiated Power (e.r.p))

Tích số của công sut sinh ra cung cấp cho một anten với tăng ích ứng với dippol nửa bước sóng ở một hướng cho trước.

1.3.41. Can nhiễu ( interference)

Ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết bởi một hoặc nhiu nguồn phát xạ, bức xạ hoặc cm ứng trên máy thu trong hệ thng thông tin vô tuyến điện, dẫn đến thông tin bị giảm chất lượng, gián đoạn, hoặc bị mất hẳn, mà có thể khôi phục được nếu không còn những nguồn năng lượng không cần thiết đó.

1.3.42. Can nhiễu cho phép (permissible interference)

Can nhiễu thấy được hoặc dự tính được trước mà thoả mãn mức cho phép và những điu kiện dùng chung trong Quy chuẩn này, trong khuyến nghị ca ITU-R hoặc những thỏa thuận đặc biệt được cung cấp trong Thể lệ vô tuyến điện.

1.3.43. Can nhiễu chấp nhận được (accepted interference)

Can nhiễu với mức độ cao hơn mức can nhiễu cho phép và đã được sự đồng ý ca hai hay nhiều cơ quan quản lý mà không ảnh hưởng đến các cơ quan quản lý khác.

Thuật ngữ “Can nhiễu cho phép” và “Can nhiễu chp nhn được” được sử dụng trong việc phối hợp n định tần số giữa các cơ quan quản lý.

1.3.44. Can nhiễu có hại (harmful interference)

Can nhiu làm nguy hại đến hoạt động của nghip vụ Vô tuyến dẫn đường hoặc các nghip vụ an toàn khác hoặc làm hỏng, làm cản trở nghiêm trọng hoặc làm gián đoạn nhiều lần một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện.

1.3.45. Vùng phối hợp (coordination area)

Khi xác định yêu cầu phối hợp, phần diện tích bao quanh một đài trái đất hoạt động chung băng tần với các đài trái đất, hay xung quanh một đài trái đất phát dùng chung băng tần được phân bổ theo hai hướng với các đài trái đát thu, mà ngoài phạm vi đó mức nhiễu không vượt qua mức nhiễu cho phép và do đó không yêu cầu phi hợp.

1.4. Các chữ viết tắt

DSB                   Song biên                                     Double Sideband

EIRP                   Công suất phát xạ đng hướng      Equivalent Isotropically Radiated Power

                          tương đương

ERP                   Công suất bức xạ hiu dụng          Effective Radiated Power

FM-TV                Truyền hình điều tần                      Frequency Modulation TV

GMDSS              Hệ thống an toàn cứu nạn             Global Maritime Distress Safety System

                          hàng hải toàn cầu

HF                      Tần số cao (sóng ngắn)                 High Frequency

PSK                   Điều pha                                       Phase Sift Keying

SSB                   Đơn biên                                       Single Sideband

RR                      Thể lệ vô tuyến điện quốc tế          Radio Regulations

UHF/VHF            Tần số UHF/VHF                           Ultra/Very High Frequency

2. QUY ĐNH KỸ THUẬT

2.1. Các yêu cầu chung

2.1.1. Việc chọn lựa thiết bị và các đặc tính thiết bị dùng trong đài vô tuyến điện và phát xạ từ các thiết bị đó phải tuân thủ các quy định kỹ thuật nêu tại quy chuẩn này.

2.1.2. Thiết bị phát và thu dự định dùng một phần phổ tần số cho trước cn được thiết kế có tính đến các đặc tính kỹ thuật của thiết bị phát và thu giống như đưc dùng trong các phần phổ tần lân cận và các phần khác của phổ tần, với điu kiện là phải có các biện pháp thoả đáng về kỹ thuật để giảm mức phát xạ không cần thiết từ các thiết bị phát đó và giảm khả năng gây nhiễu cho các máy thu lắp đặt sau này.

2.1.3. Cần áp dụng các phương pháp xử lý tín hiệu cho thiết bị sử dụng trong đài, cho phép sử dụng hiu quả nhất phổ tần, phù hợp với các khuyến nghị hiện có của ITU-R. Những phương pháp xử lý tín hiu ở đây bao gồm các kỹ thuật mở rộng băng thông và đặc biệt là các hthống điều biên, việc sử dụng kỹ thuật đơn biên trong các hthống điu biên.

2.1.4. Các đài phát phải đáp ứng yêu cầu về sai số tn số cho phép nêu trong Bảng 2-1.

2.1.5. Các đài phát phải thoả mãn yêu cầu về mức công suất phát xạ gicực đại cho phép nêu trong Bảng 2-2.

2.1.6. Các đài phát phải đảm bảo yêu cu về mức công suất phát xạ cc đại cho phép đối với bức xạ ngoài băng cho một số nghiệp vụ nhất định và các loi bức xạ trong quy chuẩn này. Khi không có những số liệu về mức công suất phát xlớn nhất thì các đài phát với mọi khả năng có thể phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc hạn chế phát xạ ngoài băng được nêu trong những khuyến nghị mới nhất của ITU-R.

2.1.7. Ngoài ra, cần giữ sai số tn số và mức phát xạ ngoài ý mun ở trị số nhỏ nhất, mà điều kin kỹ thuật và dạng nghiệp vụ cho phép.

2.1.8. Độ rộng băng thông của phát xạ phải sao cho đạt được việc sử dng phổ tn số một cách có hiệu quả nhất, có nghĩa là yêu cầu độ rộng băng tần phải được giữ ở mức hẹp nhất mà điều kiện kỹ thuật và dạng nghiệp vụ đảm đương. Phlục 2 hướng dẫn xác định độ rộng băng thông cần thiết.

2.1.9. Khi dùng các phương pháp dãn phổ tần, phải sử dụng mật độ công suất phổ nhỏ nhất, phù hợp với việc sử dụng hiệu quả phổ tần.

2.1.10. Khi cần sử dng có hiệu quả phổ tần, các đài thu thuộc mọi nghiệp vụ phi tuân thủ về sai số tn số của máy phát thuộc nghip vụ đó, có tính đến hiệu ứng Doppler.

2.1.11. Các đài thu phải sử dụng các thiết bị có đặc tính kỹ thuật phù hợp vi phương thức phát x. Độ chọn lọc của máy thu phải phù hợp với mục 2.1.8 về độ rộng băng thông bức xạ.

2.1.12. Các tính năng hoạt động của các máy thu phải đủ đm bảo không bị nhiu bởi các máy phát đặt ở một khoảng cách hợp lý và hoạt động của nó phi phù hợp với quy chuẩn này.

2.2. Can nhiễu từ các đài vô tuyến điện

2.2.1. Việc lựa chọn và sử dụng các máy thu phát vô tuyến điện cần được tuân thủ theo mục 2.1 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.2.2. Cần có những xem xét đặc biệt để tránh nhiễu cho các tần số an toàn và cứu nạn và các tần số liên quan đến an toàn và cứu nạn, như xác định trong Phlục 13 của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế.

2.2.3. Các bức xạ ngoài băng ca các đài phát không được gây nhiễu có hại cho các nghip vụ hoạt động ở các băng lân cận phù hợp với quy chuẩn này và được dùng cho máy thu tuân thủ các mục 2.1.3, 2.1.10, 2.1.11, 2.1.12.

BẢNG 2-1. YÊU CU VỀ DUNG SAI TẦN SỐ CHO CÁC MÁY PHÁT

B.1. Dung sai tần số được biểu thị bằng phn triệu (10-6), trừ khi có chú thích thêm.

B.2. Công suất danh định cho các đài khác nhau là công suất đường bao đỉnh đi với những máy phát bức xạ đơn biên và là công suất trung bình đối với tất cả những máy phát bức xạ khác, trừ khi có chú thích thêm.

B.3. Vì những lý do kỹ thuật và khai thác, một số loại đài vô tuyến điện có thể phải tuân thủ những qui định về dung sai nghiêm ngặt hơn so với những dung sai ghi trong bảng dưới đây.

Băng tần số (chỉ tính tần số giới hạn trên) và loại đài

Dung sai tần số máy phát (Hz)

Băng: Từ 9 kHz đến 535 kHz

 

1       Các đài cố định

-        Từ 9 kHz đến 50 kHz

-        Từ 50 kHz đến 535 kHz

2       Các đài mt đất

a       Các đài duyên hải

b       Các đài hàng không

3       Các đài lưu động

a       Các đài tàu

b       Các máy phát dự phòng trên tàu

c       Các đài cu nạn

d       Các đài máy bay

4       Các đài vô tuyến xác định toạ độ

5       Các đài truyền thông quảng bá

 

100

50

 

1001)2)

100

 

2003)4)

5005)

500

100

100

10 Hz

Băng: 535 kHz đến 1606,5 kHz

 

Các đài truyền thông quảng bá

10 Hz6)

Băng: 1606,5 kHz đến 4000 kHz

 

1       Các đài cố định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W

-        Công suất trên 200 W

2       Các đài mt đất

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W

-        Công suất trên 200 W

3       Các đài lưu động

a       Các đài tàu

b       Các đài cu nạn

c       Phao vô tuyến khẩn báo vị trí khẩn cấp

d       Các đài máy bay

e       Các đài lưu động mặt đất

4       Các đài vô tuyến xác định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 W

-        Công suất trên 200 W

5       Các đài truyền thông quảng bá

 

1007)8)

507)8)

 

1001)2)7)9)10)

501)2)7)9)10)

 

40 Hz3)4)12

100

100

10010)

5013)

 

2014)

1014)

10 Hz15)

Băng: 4 MHz đến 29,7 MHz

 

1       Các đài cố định

a       Phát xạ đơn biên và biên tần độc lập

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W

-        Công suất trên 500 W

b       Phát xạ loại F1B

c       Phát xạ các loại khác

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W

-        Công suất trên 500 W

2       Các đài mt đất

a       Các đài duyên hải

b       Các đài hàng không

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 500 W

-        Công suất trên 500 W

c       Các trạm gốc

3       Các đài lưu động

a       Các đài tàu

-        Phát xạ loại A1A

-        Các phát xạ khác ngoài loi A1A

b       Các đài cu nạn

c       Các đài máy bay

d       Các đài lưu động mặt đất

4       Các đài truyền thông quảng bá

5       Các đài không gian

6       Các trạm mặt đất

 

 

50 Hz

20 Hz

10 Hz

 

20

10

 

20 Hz1)2)16

 

10010)

5010)

207)

 

 

10

50 Hz3)4)19)

50

10010)

4010)

10 Hz15)21)

20

20

Băng: 29,7 MHz đến 100 MHz

 

1       Các đài cố định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 W

-        Công suất trên 50 W

2       Các đài mt đất

3       Các đài lưu động

4       Các đài vô tuyến xác định

5       Các đài truyền thông quảng bá (không kể truyền hình)

6       Các đài truyền thông quảng bá (truyền hình ảnh và âm thanh)

7       Các đài không gian

8       Các trạm mặt đất

 

30

20

20

2022)

5033)

2000 Hz23)


500 Hz24)25)


20

20

Băng: 100 MHz đến 470 MHz

 

1       Các đài cố định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 W

-        Công suất trên 50 W

2       Các đài mt đất

a       Các đài duyên hải

b       Các đài hàng không

c       Các đài gc

-        Trong băng 100 ÷ 235 MHz

-        Trong băng 235 ÷ 401 MHz

-        Trong băng 401 ÷ 470 MHz

3       Các đài lưu động

a       Các đài tàu và các đài cứu nạn

-        Trong băng 156 ÷ 174 MHz

-        Ngoài băng 156 ÷ 174 MHz

b       Các đài máy bay

c       Các đài lưu động mặt đất

-        Trong băng 100 ÷ 235 MHz

-        Trong băng 235 ÷ 401 MHz

-        Trong băng 401 ÷ 470 MHz

4       Các đài vô tuyến xác định

5       Các đài truyền thông quảng bá (không kể truyền hình)

6       Các đài truyền thông quảng bá (truyền hình ảnh và âm thanh)

7       Các đài không gian

8       Các trạm mặt đất

 

2026)

10

 

10

2028)

 

1529)

729)

529)

 

 

10

5031)

3028)

 

1529)

729)32)

529)32)

5033)

2000 Hz23)


500 Hz24)25)


20

20

Băng: 470 MHz đến 2450 MHz

 

1       Các đài cố định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W

-        Công suất trên 100 W

2       Các đài mt đất

3       Các đài lưu động

4       Các đài vô tuyến xác định

5       Các đài truyền thông quảng bá (không phải truyền hình)

6       Các đài truyền thông quảng bá (truyền hình ảnh và âm thanh)

7       Các đài không gian

8       Các trạm mặt đất

 

100

50

2036)

2036)

50033)

100


500 Hz24)25)


20

20

Băng: 2450 MHz đến 10500 MHz

 

1       Các đài cố định

-        Công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 W

-        Công suất trên 100 W

2       Các đài mt đất

3       Các đài lưu động

4       Các đài vô tuyến xác định

5       Các đài không gian

6       Các trạm mặt đất

 

200

50

100

100

125033)

50

50

Băng: 10,5 GHz đến 40 GHz

 

1       Các đài cố định

300

2       Các đài vô tuyến xác định

500033)

3       Các đài truyền thông quảng bá

100

4       Các đài không gian

100

5       Các trạm mặt đất

100

CHÚ THÍCH ( trong bng dung sai tần số)

1. Đối với các máy phát của đài duyên hi dùng cho điện báo in trực tiếp hoặc truyền số liệu, dung sai là:

- 5 Hz đối vi điện báo điều pha băng hp (di pha)

- 15 Hz đi với máy phát được lắp đặt trước ngày 2 tháng 1 năm 1992

- 10 Hz đi với điện báo di tần lắp đặt sau ngày 1 tháng 1 m 1992

2. Đối với các đài phát của đài duyên hải dùng cho gi chn số, dùng sai là 10 Hz.

3. Đối với nhng máy phát của đài tàu dùng cho điện bảo in trực tiếp hoặc truyền số liệu, dùng sai là:

- 5 Hz đối vi điện báo điều pha băng hp (di pha)

- 40 Hz đi với điện báo điều tân băng hp lp đặt điều tn trước ny 2/1/1992.

- 10 Hz đi với điện báo di tần lắp đặt sau ngày 1/1/1992.

4. Đối với máy phát đài tàu sử dng đgi chn số, dung sai là 10 Hz.

5. Nếu y phát khẩn cấp được dùng như là máy phát dbị thay cho máy phát chính thì dung sai áp dng nđối với c máy phát đài tàu.

6. Trong các nưc Bắc M, dung sai là 20 Hz.

7. Đối với nhng máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên trừ các đài duyên hải, thì sai số là:

- Trong các băng 1606,5 ÷ 4000 kHz và 4 ÷ 29,7 MHz với c công suất bao đnh 200 W hoặc nhhơn, 500 W hoặc nhỏ hơn đu là 50 Hz.

- Trong các băng 1606,5 ÷ 4000 kHz và 4 ÷ 29,7 MHz với các công suất bao đnh trên 200 W và trên 500 W đều là 20 Hz.

8. Đối với các máy phát vô tuyến điện báo có manip di tần, dung sai là 10 Hz.

9. Đối với các máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên ca đài dun hải thì dung sai là 20 Hz.

10. Đối vi các y phát đơn biên khai thác trong các băng 1606,5 ÷ 4000 kHz và 4 ÷ 29,7 MHz được phân bố riêng cho nghiệp vụ thông tin lưu đng hàng không (R), dung sai trên tần số mang chun là:

- 10 Hz với tất cả các đài hàng không;

- 20 Hz với tất cả các máy bay khai thác nghip vụ quốc tế;

- 50 Hz với tất cả các máy bay khai thác riêng cho nghiệp vụ trong nước.

11. Không dùng

12. Đôi với bức xạ A1A thì dung sai là: 50 x 10-6

13. Đối với những máy phát dùng cho vô tuyến đin thoi đơn biên hoặc cho vô tuyến đin báo di tần thì dung sai đó là 40 Hz.

14. Đối với các y phát phao vô tuyến trong băng 1606,5 ÷ 1800 kHz thì dung sai là 50 x 10-6.

15. Đối với máy phát A3E có công suất nhhơn hoặc bng 10 kW thì dung sai là 20 x 10-6 , 15 x 10-6 và 10 x 10-6 trong các băng 1606,5 ÷ 4000 kHz, 4 ÷ 5,95 MHz và 5,95 ÷ 29,7 MHz tương ng.

16. Đối với bức xạ A1A thì sai số là 10 x 10-6.

17. Không dùng.

18. Không dùng.

19. Đối với các y phát đài tàu trong băng tn 26175 ÷ 27500 kHz, trên các xung nhỏ, với công suất kng quá 5 W khai thác trong hoặc gần vùng nước quanh bờ và phát A3E, F3E hoặc G3E thì sai số tần số là 40 x 10-6.

20. Đối với các máy phát vô tuyến điện thoại đơn biên thì dung sai tần số là 50 kHz không kể các y phát khai thác trong băng 26175 ÷ 27500 kHz, và không ợt quá công suất đưng bao đnh 15 W, trong trưng hợp này thì áp dụng dung sai cơ bản là 40 x 10-6.

21. Các cơ quan qun lý cần tránh sự chênh lệch tần số sóng mang ở mức vài Hz, vì nó gây nên sự suy thoái như là pha đinh có chu k. Điều đó có thtránh được nếu như dung sai tần số là 0,1 Hz, sai số này cũng phù hợp vi nhng máy bức xạ đơn biên.

22. Đối với những thiết bị xách tay gn nhẹ có công suất trung bình của máy phát không vượt quá 5 W thì sai số là 40 x 10-6.

23. Đối với nhng máy phát có công suất trung bình 50 W hoặc nhỏ hơn làm việc trong các tần số ới 108 MHz thì dung sai là 3000 Hz.

24. Trong trưng hợp các đài truyn hình có công suất:

- 50 W (công suất đưng bao hình ảnh) hoặc nhhơn trong băng 29,7  100 MHz;

- 100 W (công suất đưng bao hình ảnh) hoc nhhơn trong băng 100 ÷ 960 MHz và thu tín hiệu từ các đài truyn hình khác hoặc phục vụ đều các ớng cho một khu vực công cộng nhỏ, vì lý do khai thác có thkng đảm bo được dung sai này. Với nhng đài đó thì dung sai là 2000 Hz.

Đối với nhng đài có công suất 1 W (công suất bao định hình) thì sai số có thđược nới rộng tới:

- 5 kHz trong băng 100  470 kHz;

- 10 kHz trong băng 470  960 kHz.

25. Đối với nhng máy phát của hệ thống M (NTSC) thì dung sai là 1000 Hz. Tuy nhiên với nhng máy phát công suất thấp dùng cho hthống này thì áp dng chú thích 24.

26. Trong hệ thng vô tuyến chuyn tiếp nhiều bước nhy áp dụng cách đổi tần số trực tiếp thì dung sai là 30 x 10-6.

27. Không sử dng.

28. Với độ rộng kênh là 50 kHz thì dung sai: 50 x 10-6.

29. Nhng dung sai này áp dng cho độ rộng kênh bằng hoặc nhhơn 20 kHz.

30. Không sử dng.

31. Đối với những máy pt dùng cho các đài thông tin trên boong tàu thì áp dụng dung sai 5 x 10-6.

32. Đối với thiết bgọn nhch tay có công suất phát trung bình không vượt quá 5 W thì dung sai là 15 x 10-6.

33. Tại nhng nơi mà tần số riêng không ấn đnh cho nhng đài radar đrng băng tần bị chiếm bởi các đài do phi duy trì toàn bộ trong băng tần phân bố cho nghiệp vụ đó và không áp dng dung sai đã cho.

34. Không sử dng.

35. Không sử dng.

36. Trong việc áp dụng các dung sai này, các cơ quan quản lý cần tuân thcác khuyến nghị mới nhất của ITU-R.

BẢNG 2-2. MỨC CÔNG SUẤT PHÁT XẠ GIẢ TỐI ĐA CHO PHÉP

B.1. Mức công suất phát xgiả tối đa cho phép qui đnh trong Bảng 2-2a được áp dụng cho các máy phát được lắp đặt trước hoặc vào ngày 01/01/2003.

B.2. Mức công suất phát xgiả tối đa cho phép qui đnh trong Bảng 2-2b được áp dụng cho các máy phát được lắp đặt sau ngày 01/01/2003.

B.3. Phát xạ giả từ một thành phần bất kỳ được lp đặt (không phải là anten và hthống truyền dẫn) không được gây ảnh hưởng lớn hơn khi hệ thống anten được cấp công suất tối đa cho phép tại tần số phát xạ giả đó.

B.4. Các mức phát xạ này không áp dng cho các phao vô tuyến chỉ dẫn vị trí (EPIRB), máy định vị khẩn cấp, các máy phát khẩn cấp của tàu, các máy phát trên xung cứu nạn, các máy phát cứu nạn hay các máy phát hàng hải khi sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

B.5. Vì các lý do khai thác và lý do kỹ thuật, có thể áp dụng các mức nghiêm ngặt hơn mức ghi trong phlục này để bảo vệ một số nghip vụ trong các băng tần nht định. Các mức này phải được sự đồng ý của các Hội nghị vô tuyến truyền thông thế giới và các tổ chức quản lý có liên quan.

Giới hạn phát xạ giả cho các máy phát được lắp đặt trưc hoặc vào ngày 01/01/2003 (Có giá trị đến 01/01/2012).

B.6. Trong phần này các hthống radar có mức bức xạ githấp nhất (WRC-2000).

Bảng 2-2a. Giá trị suy hao và mức công suất trung bình tuyệt đối dùng để tính mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép đối với thiết bị vô tuyến.

Băng tần số (không tính tần số giới hn dưới, chỉ tính tần số giới hn trên)

Đối với mọi thành phần phát xạ giả, mức suy hao (giữa công suất trung bình trong độ rộng băng tần cần thiết so với công suất trung bình của thành phần phát xạ giả) phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi dưới đây và mức công suất trung bình tuyệt đối không được vượt quá giá trị ghi trong bảng(1)

9 kHz ÷ 30 MHz

40 dB

50 mW(2,3,4)

30 MHz ÷ 235 MHz

- Công suất trung bình > 25 W

 

- Công suất trung bình ≤ 25 W

60 dB

1 mW(5)

40 dB

25 mW

235 MHz ÷ 960 MHz

 

- Công suất trung bình > 25 W

60 dB

20 mW(6,7)

- Công suất trung bình ≤ 25 W

40 dB

25 mW(6,7)

960 MHz  17,7 GHz

- Công suất trung bình > 10 W

 

- Công suất trung bình ≤ 10 W

50 dB

100 mW(6,7,8,9)

100 mW(6,7,8,9)

Lớn hơn 17,7 GHz

Xem khuyến nghị 66 (Rev.WRC-2000)

CHÚ THÍCH:

1 Khi đánh giá sự phù hợp vi các qui đnh trong bảng trên, cần phải đảm bảo rằng đrng băng thông của thiết bị đo đủ rộng để nhn tất cả các thành phn quan trọng ca bức xạ giả đang kiểm tra.

2 Đối với các máy phát di động hoạt đng ở tần sdưi 30 MHz, thì bt kỳ thành phn bức xginào đều phải suy giảm ít nhất 40 dB và không vượt quá giá trị 200 mW nhưng cần có mọi cố gng để duy trì ở mức 50 mW ở nhng nơi có thể.

3 Đối với các máy phát có công suất trung bình lớn hơn 50 kW và có thể hoạt đng trên hai hay nhiều tần số trong một dải lớn hơn hoặc bng một quãng tám (1 octave), thì không bắt buộc áp dng mức 50 mW nhưng bắt buộc áp dng mức suy giảm là 60 dB.

4 Đối với thiết bị xách tay có công suất trung bình nhhơn 5 W, mức suy giảm phải là 30 dB, nhưng cố gng đt mức suy hao 40 dB nếu đưc.

5 Các tổ chức có thể chp nhn mức 10 mW, miễn là nhiu không gây hại.

6 Khi nhiều y phát ni đến một anten chung hoặc các anten đặt gần nhau trên các tần số lân cn, thì phải có các bin pháp thực hiện thích hợp để tuân thủ quy đnh y.

7 Vì các mức này có thkhông đảm bảo bảo vệ phù hợp cho các trạm thu trong các nghiệp vụ hàng không và thiên văn, nên cần xem t các mức nghiêm ngặt hơn ứng với mỗi trưng hợp và nghiệp vụ cụ thể.

8 Các mức này không áp dng cho các hệ thng sử dng các kỹ thuật điều chế số, nhưng có thsdng như một chdẫn. Các giá trị cho các hệ thng này có thđược cung cp bi các khuyến nghị ITU-R tương ứng.

9 Các mức này không áp dụng cho các trạm cung cp dịch vụ không gian, nhng các mức bức xgiả của chúng có thphải giảm tới các giá trị thấp nhất. Các giá trị cho các hệ thng y có thđược ly từ các khuyến nghị ITU-R tương ng.

Giới hạn phát xạ giả cho các máy phát được lắp đặt sau ngày 01/01/2003 và cho tất cả các máy phát lắp đặt sau ngày 01/01/2012.

B.7. Dải tn số của phép đo bc xạ giả là: từ 9 kHz đến 110 GHz hoặc hài bậc 2 hoặc ở dải tần cao hơn.

B.8. Hướng dẫn phương pháp đo bức xạ giả được cho trong phiên bản mới nhất của khuyến nghị ITU-R SM.329. Nên sử dụng phương pháp EIRP trong khuyến nghị này

khi hướng dẫn này không có khả năng áp dụng để đo công suất cấp đến đường dây anten. Khi dùng phương pháp EIRP cần lưu ý đến một số thay đổi cần thiết trong các trường hợp đặc biệt.

B.9. Hướng dẫn phương pháp đo phát xạ giả từ các hệ thống radar được cho trong phiên bn mới nhất của khuyến nghị ITU-R M.1177. Độ rộng băng tần chuẩn cn thiết cho phép đo phát xạ giả phải được tính toán cho mỗi hệ thống radar. Độ rộng băng tần chuẩn cho các hệ thống radar:

- Đối với hệ thống radar không điu xung mã, tần số cố định: độ rộng băng tần chun bằng 1 chia cho độ dài xung (tính theo giây);

- Đối với hệ thống radar điều xung mã, tần số cố định: độ rộng băng tần chun bằng 1 chia cho độ dài chip (tính theo giây);

- Đối vi hệ thống radar điều tn (FM): độ rộng băng tần chun bằng căn quân phương thương của phép chia độ rộng di tần (tính theo MHz) cho chiu dài xung (tính theo giây);

Đối với các hệ thống radar như trên, mà không có các phương pháp đo phù hợp thì cần cố gắng đạt được mức bức xạ giả nhnhất.

B.10. Các mức bức xạ giả được xác đnh trong các độ rộng băng tần chuẩn như sau:

- 1 kHz giữa 9 kHz và 150 kHz;

- 10 kHz gia 150 kHz và 30 MHz;

- 100 kHz giữa 30 MHz và 1 GHz;

- 1 MHz với tần số trên 1 GHz.

Các trường hợp ngoại lệ, độ rng băng tần chuẩn cho nghiệp vụ không gian là 4 kHz.

Bảng 2-2b. Giá trị suy hao dùng để tính mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép đối với thiết bị vô tuyến

Loại dch vụ hoặc thiết bị 15

Suy hao (dB) dưới công suất cung cấp cho anten

Tất cả các dịch vụ trừ các dịch vụ dưới đây

43 + 10 log (P) hoặc

70 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 70 dBc

Các dịch vụ không gian (các trm mặt đất)10,16

43 + 10 log (P) hoặc

60 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 60 dBc

Các dịch vụ không gian (các trm không gian)10,17

43 + 10 log (PEP) hoặc

60 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 60 dBc

Vô tuyến xác định14

43 + 10 log (P) hoặc

60 dBc nếu công thức trên cho giá trlớn hơn 60 dB

Truyền hình quảng bá11

46 + 10 log (P) hoặc

60 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 60 dBc và không được vượt mức công suất tuyệt đối 1 mW đối vi các trạm VHF hoặc 12 mW đối với các trạm UHF. Tuy nhiên, có thể yêu cầu suy hao ln hơn trong từng trường hợp cụ thể

Phát thanh FM

46 + 10 log (P) hoặc

70 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 70 dBc không nên vượt quá mức công suất trung bình tuyệt đối 1 mW.

Phát thanh ở băng MF/HF

50 dBc; không được vượt quá mức công suất trung bình tuyệt đối 50 mW

SSB từ các trạm di động12

43 dB thấp hơn PEP

Vô tuyến nghiệp dư hoạt động ở băng tần dưới 30 MHz (bao gồm cả SSB)16

43 + 10 log (PEP) hoặc

50 dBc nếu công thức trên cho giá trlớn hơn 50 dB

Các dịch vụ ở băng tần dưới 30 MHz, trừ các dịch vụ không gian, dịch vụ cô tuyến c định, phát thanh, dịch vụ sử dng điu chế SSB từ các trạm di động và vô tuyến nghiệp dư12

43 + 10 log (X) hoặc

60 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 60 dBc, trong đó X = PEP đi vi điều chế SSB và X=P đối với điu chế khác

Thiết bị vô tuyến công suất thấp13

56 + 10 log (P) hoặc

40 dBc nếu công thức trên cho giá trị ln hơn 40 dBc

Các máy phát cứu hộ, cứu nạn

Không giới hạn

CHÚ THÍCH:

P: Công suất trung bình (tính bng W) cấp vào đường truyn dn tới anten, phù hp với điu 1.37 của Quy chun này. Khi sử dng truyn dẫn burst, công suất trung bình P và công suất trung bình của bất kbức xạ giđược đo bng cách ly trung bình trong thời gian tồn tại cm tín hiệu.

PEP: Công suất đưng bao đnh (tính bng W) cấp vào đưng truyn dẫn ti anten, phù hợp vi điu 1.36 của Quy chuẩn này.

dBc: Mức decibel tương đối so với công sut sóng mang chưa điều chế của bức xạ. Trong trưng hợp không sóng mang, ví dụ trong một số phương thức điều chế số kng thđo được sóng mang, mức tham chiếu tương đương ca dBc là mức decibel tương đi so với mức công suất trung bình P.

10 Giới hạn phát xạ giđối vi tất cả các dịch vụ không gian có độ rộng băng tần tham chiếu là 4 kHz.

11 Đối với dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyn hình, mức công suất trung bình được đnh nghĩa với một điều chế tín hiu video. Tín hiệu video phi được chọn sao cho mức công suất trung bình cực đi (ví dụ mức để trắng tín hiu video cho hệ thống truyn hình điu chế âm) được cấp đến đưng truyn dẫn anten.

12 Tất cả các kiểu bức xsdng điu chế SSB thuộc loại “SSB”.

13 Các thiết bị vô tuyến công suất thấp có công suất ra cc đi nhỏ hơn 100 mW và dự kiến dùng cho các mục đích điu khiển thông tin phm vi hẹp thì không cn cấp pp từng chiếc.

14 Đối với các hệ thng đnh vị vô tuyến suy hao bức xgiả (dB) cn được c đnh cho các bức xạ vô tuyến không phải là ở đưng dẫn vào anten. Các phép đo bức xạ được tuân theo ITU-R M.1177 (WRC-03).

15 Trong trưng hợp điu chế số (bao gồm cả phát thanh số), các hệ thống băng rộng, điều chế xung và các bộ phát công suất cao băng hp cho tất cả các loại dịch vụ, có thể khó đạt gtrị giới hn tại điểm gần ± 250 % ca độ rộng băng tần cần thiết.

16 Các trạm mt đất trong nghiệp vụ nghiệp dư qua vệ tinh hoạt đng ở tần số ới 30 MHz thuộc loại nghiệp vụ nghiệp dư hoạt đng ở tn số i 30 MHz” (gồm cả SSB) (WRC-2000).

17 Các đài kng gian trong nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ dđnh hoạt đng trong khong không gian xa theo điu 1.177 ca Thể lệ vô tuyến đin quốc tế có các giới hạn bức xgiả theo WRC-03.

18 Các phao vô tuyến chỉ thị vị trí khẩn cp, các máy phát chỉ thị vị trí khẩn cấp, các phao chỉ thị vị trí cá nhân, các thuyến cứu nn và các y phát trên tàu thuyền cứu nạn thuộc dịch vụ mặt đất, hàng không và hàng hải (WRC-2000).

3. QUY ĐNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các thiết bị thu phát sóng vô tuyến đin thuộc phạm vị điều chỉnh quy định tại điều 1.1 và thuộc Danh mục sản phẩm phải chứng nhn hợp quy, công bố hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành phải tuân thủ các quy định kỹ thuật nêu tại quy chuẩn này.

3.2. Thủ tc đánh giá thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện phù hp với quy chuẩn kỹ thuật này như sau:

a) Xác định và phân loại thiết vô tuyến điện cần đánh giá phù hợp theo mục 2 Phụ lục 1.

b) Xác định tính phù hợp của dải tần hoạt động theo mục 2.1.3 và Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia (ban hành theo Quyết định số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

c) Xác định độ rộng băng thông cần thiết theo mục 2.1.8 và Phlc 2.

d) Xác định và đo sai số tần số bc xạ theo mục 2.1.4 và Bảng 2-1.

e) Xác định và đo công suất bức xạ giả lớn nhất theo mục 2.1.5 và Bảng 2-2.

f) Đánh giá mức độ phù hợp của thiết bị theo các mục a, b, c, d và e nêu trên. Thiết bị được coi là phù hp với quy chuẩn kỹ thuật này nếu tuân thủ tất cả các mục a, b, c, d và e.

4. TRÁCH NHIỆM CA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận, công bố các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện phù hp với quy chuẩn này và chịu sự kim tra của cơ quan qun lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chc triển khai quản lý các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện phù hợp với quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy đnh tại văn bản mới.

 

Phụ lục 1

(Quy đnh)

Phân loại bức xạ và độ rộng băng tần cần thiết

1.1. Bức xạ được phân loại theo độ rộng băng tần cần thiết và sự phân loại ca chúng đưc giải thích trong phlục này.

1.2. Các công thức và ví dụ phân loại bức xạ trong phlục này được lấy từ khuyến nghị ITU-R SM.1138.

1.3. Độ rộng băng thông cần thiết như định nghĩa trong mục 1.3.33 phi được biu thị bằng 3 chữ số và 1 chữ cái. Chữ cái chỉ giá trị dấu phẩy thập phân và là đơn vị độ rộng băng tần, số 0 và các chữ cái K, M, G không đưc dùng làm ký tự đầu tiên.

1.4. Độ rộng băng tần cần thiết:

Giữa 0,001 và 999 Hz sẽ biểu thị bằng Hz (chữ H). Giữa 1,00 và 999 kHz sẽ biểu thị bằng kHz (chữ K). Giữa 1,00 và 999 MHz sẽ biểu thị bằng MHz (chữ M). Giữa 1,00 và 999 GHz sẽ biểu thị bằng GHz (chữ G).

1.5. Đxác định đầy đủ bức xạ, độ rộng băng tần cn thiết đưc biểu thbằng 4 ký tự và phải thêm vào trước đó các ký tự chỉ thị loại. Khi sử dụng, độ rộng băng tần cần thiết phải được xác định bng một trong các phương pháp sau:

- Sử dụng các công thức và ví dụ về độ rộng băng tần cần thiết và tên gọi loi bức xạ tương ứng như trong khuyến nghị ITU-R SM.1138;

- Tính toán theo các khuyến nghị của ITU-R;

- Đo kiểm tra trong trưng hợp không dùng 2 phương pháp trên.

Phân loại

1.6. Loại bức xạ là một tập hợp những đc tính phù hợp với mục 1.7 của phụ lục này.

1.7. Bức xạ được phân loi và ký hiệu theo các đặc tính cơ bản và được cho trong mục 1.8 và tất cả các đặc tính bổ sung trong mục 1.9 của phụ lục này.

- Ký hiệu thứ nhất: loại điều chế tần số mang chính;

- Ký hiệu thứ hai: Bản chất của tín hiệu điều chế tần số sóng mang chính;

- Ký hiệu thứ ba: Loại thông tin được truyền đưa.

Trường hợp điều chế chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và có tính chất ngẫu nhiên (thí dụ trong những trường hợp để nhận dạng hoặc để gọi) người ta có thể bỏ qua vi điu kiện là không cn phải tăng thêm độ rộng băng tần cần thiết đã nói.

1.8. Các đặc tính cơ bản

1) Ký hiệu thứ nhất: Loại điều chế tần số mang

1.1)

Bức xạ 1 sóng không điều chế

N

1.2)

Bức xạ điều biên (bao gồm tần số mang phụ điều chế góc)

 

1.2.1)             Song biên                                                                                                            A

1.2.2)             Đơn biên, sóng mang đủ                                                                                       H

1.2.3)             Đơn biên, sóng mang giảm dần hay biến đổi                                                         R

1.2.4)             Đơn biên, loại bỏ sóng mang                                                                                 J

1.2.5)             Các biên độc lập                                                                                                  B

1.2.6)             Biên sót                                                                                                               C

1.3)               Bức xạ trong đó tần số mang chính được điều chế góc

1.3.1)             Điều tần                                                                                                               F

1.3.2)             Điều pha                                                                                                              G

1.4)               Bức xạ mà sóng mang được điu biên và điều góc đng thời hoặc                       D

có thtự trước sau

1.5)               Bức xxung

1.5.1)             Dãy xung không điu chế                                                                                      P

1.5.2)             Dãy xung

1.5.2.1)          Điều biên                                                                                                             K

1.5.2.2)          Điều chế độ rộng/độ dài vthời gian                                                                      L

1.5.2.3)          Điều pha/vị trí                                                                                                       M

1.5.2.4)          Sóng mang điều góc trong chu kỳ xung                                                                 Q

1.5.2.5)          Tập hợp các loại trước hoặc sản phẩm của phương pháp khác                              V

1.6)               Trường hp không thuộc các dng ở trên mà trong bức xạ gồm tần                        W

số mang bđiều chế, hoặc đồng thời hoc theo thứ tự sắp đặt trước theo một tổ hợp hai hoặc nhiều loại sau: Điều biên, góc, pha hoặc điều xung

1.7)               Các trường hợp khác

2) Ký hiệu thứ hai: Loại tín hiu điều chế tần số mang

2.1)          Không có tín hiệu điu chế                                                                                         0

2.2)          Đơn kênh chưa tin tức đã được lượng tử hoặc hoặc tín hiệu số không                        1

sử dụng điều chế sóng mang phụ

2.3)          Đơn kênh chứa tin tức đã được lượng tử hoặc tín hiệu số, sử dụng                       2

điều chế sóng mang phụ

2.4)          Đơn kênh chứa tin tc tương tự                                                                                 3

2.5)          Hai hoặc nhiều kênh chứa tin tức đã lượng tử hoặc số                                                7

2/6)          Hai hoặc nhiều kênh chứa tin tức tương tự                                                                 8

2.7)          Hthống hỗn hợp gm 1 hoặc nhiều kênh chứa tin tức lượng tử hoá                        9

hoặc số, cùng với 1 hoặc nhiều kênh chứa tin tức tương t

2.8)          Các trường hợp khác                                                                                                 X

3) Ký hiệu thứ ba: Loại thông tin được phát đi

3.1)          Không có tin phát đi                                                                                                   N

3.2)

Điện báo thu bằng tai

A

3.3)

Điện báo thu tự động

B

3.4)

Facsimile

C

3.5)

Truyền số liệu, đo xa, điều khiển xa

D

3.6)

Điện thoi (bao gồm cả phát thanh)

E

3.7)

Truyền hình (video)

F

3.8)

Tập hợp các kiểu trên

W

3.9)

Các trường hợp khác

X

1.9. Các đặc tính bổ sung để phân loại bức x

Để mô tả chi tiết hơn các phát x, hai đặc tính phụ được bổ sung thêm:

- Ký hiệu thứ tư: Các chi tiết về tín hiệu

- Ký hiệu thứ năm: Bản chất ghép kênh.

Khi không sử dụng hai ký hiệu này thì phải chỉ thị bằng dấu gạch ngang (-)

1) Ký hiệu thứ tư: Chi tiết về tín hiệu

1.1)          Mã hai điu kiện cùng với các phần tử tín hiệu khác nhau hoặc về                           A

                 số hoặc về thời gian

1.2)          Mã hai điu kiện cùng với các phần tử tín hiệu ging nhau về số và                           B

                 thời gian không sửa sai

1.3)          Mã hai điu kiện cùng với các phần tử tín hiệu giống hệt nhay về số                           C

                 và thời gian có sửa sai

1.4)          Mã 4 điều kiện, mỗi điều kiện hiện diện 1 phần tử (của 1 hoặc nhiều bit)                      D

1.5)          Mã đa điu kiện, mỗi điều kiện hiện din 1 phần tử (của 1 hoặc nhiều bit)                     E

1.6)          Mã đa điều kiện, mi điều kiện tổ hợp điều kiện hiện diện một đặc tính                     F

1.7)          Chất lượng phát âm thanh (đơn âm)                                                                           G

1.8)          Chất lượng phát âm thanh (âm thanh stereo hoặc đa sắc)                                           H

1.9)          Chất lượng âm thanh thương mại (ngoại trừ loại ghi trong mục 1.10 và 1.11)               J

1.10)         Chất lượng lượng âm thanh thương mại sử dụng đảo tần số hoặc tách băng           K

1.11)         Chất lượng thương mại với những tín hiu điu chế tần số riêng                                  L

                 điều khiển mức tín hiệu giải điều chế

1.12)         Hình ảnh đơn sắc                                                                                                      M

1.13)         Hình ảnh màu                                                                                                            N

1.14)

Tổ hợp các loại trên

W

1.15)

Những trường hợp khác

X

2) Ký hiệu thứ 5: Bản chất của kênh ghép

2.1)

Không ghép kênh

N

2.2)

Ghép kênh phân chia mã

C

2.3)

Ghép kênh phân chia theo tần số

F

2.4)

Ghép kênh phân chia theo thời gian

T

2.5)

Tổ hợp ghép kênh theo tần số và thời gian

W

2.6)

Các loi ghép kênh khác các loại trên

X

 

Phụ lục 2

(Quy đnh)

Xác đnh độ rộng băng tần cần thiết cho các loại hình loại bức xạ (ITU-R SM.1138)

Các ký hiệu trong Phụ lục 2:

Bn: Băng thông cần thiết (Hz)

B: Tốc độ điều chế (Bd)

N: Số phần tử đen và trắng cực đại có thể cần truyền trong một giây cho dịch vụ fax.

M: Tần số điều chế cực đại (Hz)

C: Tần số sóng mang phụ (Hz)

D: Đlch đỉnh, mức lệch giữa giá trị max và min của tần số tức thời. Tần số tức thời là tốc độ thay đổi pha (rad) chia cho 2π.

t: Độ rộng xung (s) tính tại nửa biên độ

tr: Thời gian tăng của xung (s) trong khoảng từ 10% đến 90% biên độ.

K: Hệ số, thay đổi theo loại bức xạ và phụ thuộc vào mức méo tín hiệu cho phép

Nc: Slưng kênh băng gốc trong các hệ thống vô tuyến dùng ghép đa kênh

fp: Tần số phụ tín hiệu dẫn (pilot) (Hz)

Mô tả bức xạ

Độ rộng dải tần cần thiết

Ký hiệu bức xạ

Công thức

Thí dụ tính toán

I. Không tín hiệu điu chế

Bức xạ sóng liên tục

-

-

Hoàn toàn không có

II. Điều chế biên độ

1. Thông tin lượng tử hoá hoặc số

Điện báo liên tục

(Morse)

Bn = BK

K = 5 cho mạch có pha đinh

K = 3 cho mạch không có pha đinh

25 chữ/phút

B = 20;

K = 5

Độ rộng di tần: 100 Hz

100HA1AAN

Điện báo dùng khoá tắt mở phần tử điều chế âm thanh, mã Morse

Bn = BK + 2M

K = 5 cho mạch có pha đinh

K = 3 cho mạch không có pha đinh

25 chữ/phút

B = 20,

M = 1000,

K = 5,

Độ rộng di tần: 2,1 kHz

2K10A2AAN

Chọn lựa tín hiệu thoại dùng mã đơn tần số liên tục, một biên tần, đầy đủ sóng mang.

Bn = M

Tần số mã cực đại là 2110 Hz

M = 2110

Độ rộng di tần: 2,11 kHz

2K11H2BFN

Điện báo truyền chữ trực tiếp sử dụng tần số di tần và mã sửa sai, một biên tần, có nén song mang.

Bn = 2M + 2DK

M = B/2

B = 50; D = 35 Hz (10 Hz shift)

K = 1,2

Đổ rộng băng tần: 134 Hz

134HJ2BCN

Điệu báo đa kênh sử dụng các kênh băng thoại, có mã sửa lỗi, một số kênh được ghép với nhau theo phương thức phân chia theo thời gian, có nén sóng mang

Bn = tần số trung tâm cao nhất + M + DK

M = B/2

15 kênh; tần số trung tâm cao nhất là 2805 Hz

B = 100

D = 42,5 Hz (di tần 85 Hz)

K = 0,7. Độ rộng dải tần: 2,885 kHz

2K89R7BCW

2. Thoại (chất lượng thương mi)

Thoại song biên đơn kênh

Bn = 2M

M = 3000

Độ rộng di tần 6000 Hz = 6 kHz

6K00A3EJN

Thoại đơn biên đầy đủ sóng mang (đơn kênh)

Bn = M

M = 3000

Độ rộng di tần: 3 kHz

3K00H3EJN

Thoại đơn biên nén sóng mang đơn kênh

Bn = M - Tần số điều chế thấp nhất

M = 3000

Độ rộng di tần: 2,7 kHz

2K70J3EJN

Thoại với các tín hiệu điều chế phân cách nhau để kiểm soát mức tín hiệu điều chế thoại, đơn biên, có nén sóng mang (lencompex) (đơn kênh)

Bn = M

Tần số điu chỉnh tối đa = 2990 Hz

M = 2990

Độ rộng di tần: 2,99 kHz

2K99R3ELN

Thoại đơn biên loại bỏ sóng mang (2 hoặc nhiu kênh)

Bn = NcM - Tần số điều chế thấp nhất ở kênh thấp nhất

Nc = 2; M = 3000

tần số điều chế thấp nhất = 250 Hz

Độ rộng di tần: 5,75 kHz

5K75J8EKF

Thoại, biên tần độc lập (2 hay nhiều kênh)

Bn = tổng của M cho mỗi biên tần

2 kênh; M = 3000

Độ rộng di tần: 6 kHz

6K00B8EJN

3. Phát thanh

Phát thanh song biên

Bn = 2M; M có thể biến đổ từ 4000 đến 10000, tuỳ theo chất lượng yêu cầu.

Thoại và âm nhạc

M = 4000

Độ rộng di tần: 8 kHz

8K000A3EGN

Phát thanh đơn biên có suy giảm sóng mang

Bn = M; M có thể biến đi từ 4000 đến 10000 tuỳ theo chất lượng yêu

cầu.

Thoại và âm nhạc

M = 4000

Độ rộng di tần: 4 kHz

4K00R3EGN

Phát thanh đơn biên nén sóng mang

Bn = M - tn số điều chế thấp nhất

Thoại và âm thanh

M = 4500

tần số điều chế thấp nhất = 50 Hz

Độ rộng di tần: 4,45 kHz

4K45J3EGN

4. Truyền hình

Truyền hình, âm thanh và hình ảnh

Xem tài liu ITU-R về băng tần thường sử dụng cho các hệ thống TV

Số dòng quét: 625

Độ rộng danh định băng tần tín hiệu hình: 5 MHz

Giá trị tương đối sóng mang tín hiệu âm thanh so với tín hiệu hình: 5,5 MHz

Độ rộng di tần tổng cộng: 6,25 MHz

Băng tần FM bao gồm cả khoảng bảo vệ: 750 kHz

Độ rộng di tần vô tuyến: 7 MHz

6M25C3F--

750KF3EGN

5. Fax

Fax tương tự điều tần sóng mang phụ, đen trắng

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông 

K = 1,1

N = 1100 ứng với chỉ số phối hợp 352 và tốc độ quay của trống là 60 vòng/phút. C = 1900

D = 400 Hz

Độ rộng di tần: 2,89 kHz

2K89R3CMN

Fax tương tự, điều chế sóng mang phụ, đơn biên, có nén sóng mang

Bn = 2M + 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K = 1,1

N = 1000

D = 400 Hz

Độ rộng di tần: 1,98 kHz

1K98J3C--

6. Phát xạ tổng hợp

Chuyển tiếp tín hiệu truyền hình song biên

Bn = 2C + 2M + 2D

Tín hiệu hình 5 MHz, tín hiệu tiếng ở 6,5 MHz, điều chế tần số sóng mang phụ, độ lệch tần số sóng mang phụ là 50 kHz.

C = 6,5x106

D = 50x103 Hz

M = 15000

Độ rộng di tần: 13,13 MHz

13M1A8W--

Hệ thống chuyển tiếp vô tuyến song biên, ghép kênh theo tần số

Bn = 2M

10 kênh thoại chiếm băng tần từ 1 kHz đến 164 kHz

M = 164000

Độ rộng di tần 328 kHz

328KA8E

Hệ thống VOR có sử dụng thoại (VOR-VHF omnidirectional radio range)

Bn = 2Cmax + 2M + 2DK

K = 1 (điển hình)

Sóng mang chính được điều chế bởi:

- Một sóng mang phụ 30 Hz

- Một sóng mang sinh ra bởi một tín hiệu tần số 9960 Hz được điều chế bằng một tín hiệu tần số 30 Hz.

- Một kênh thoại

- Một tín hiệu khoá ở 1020 kHz để xác định tín hiệu Morse liên tục.

Cmax = 9960

M = 30

D = 480 Hz

Độ rộng di tần: 20,94 kHz

20K9A9WWF

Các biên tn độc lập; một số kênh có sửa lỗi ghép với một số kênh thoại có bảo mật; ghép kênh phân chia theo tần số.

Bn = tổng của M cho mỗi biên tần

Thông thường hệ thống phát xạ tổng hợp hoạt động tuân thủ các yêu cầu của ITU-R (ví dụ Rec. ITU-R F.348)

3 kênh thoại và 15 kênh điện báo cần sử dụng dải tần: 12 kHz

12K0B9WWF

III.A. Điều chế tần số

1. Tín hiệu lượng tử hoặc thông tin số

Điện báo không sửa lỗi (đơn kênh)

Bn = 2M + 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông 

k=1,2 (điển hình)

B = 100

D = 85 Hz (dịch tần 170 Hz)

Độ rộng di tần: 304 Hz

304HF1BBN

Điện báo băng hẹp in trực tiếp có sửa lỗi trước (đơn kênh).

Bn = 2M 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K = 1,2 (điển hình)

B = 100

D = 85 Hz (dịch tần 170 Hz)

Độ rộng di tần: 304 Hz

304HF1BCN

Tín hiệu gi chọn lọc

Bn = 2M + 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K = 1,2

B = 100

D = 85 Hz (dịch tần 170 Hz)

Độ rộng di tần: 304 Hz

304HF1BCN

Điện báo song công sử dụng 4 tần số

Bn = 2M + 2DK

B: hệ số điều chế của kênh tốc độ cao hơn (Bd)

Nếu các kênh là đồng bộ thì:

 Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông(trong các trường hợp khác M = 2B)

K=1,1 (điển hình)

Khoảng cách giữa các tần số lân cận = 400 Hz

Các kênh đồng bộ: B =100

M = 50

D = 600 Hz

Độ rộng di tần 1,42 kHz

1K42F7BDX

2. Thoại (chất lượng thương mi)

Thoại thương mại

Bn = 2M + 2DK

K = 1

(Thông thường, trong một strường hợp giá trị của K có thể cao hơn)

Trong các hệ thống thoại thương mại bình thường:

D = 500 Hz

M = 3000

Độ rộng di tần: 16 kHz

16K0F3EJN

3. Phát thanh

Phát thanh

Bn = 2M + 2DK

K + 1 (điển hình)

D = 75000 Hz

M = 15000

Độ rộng di tần: 180 kHz

180KF3EGN

4. Fax

Fax điều chế trực tiếp sóng mang

Bn = 2M + 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông 

(điểm hình)

N = 1100 phần tử/s

D = 400 Hz

Độ rộng di tần: 1,98 kHz

1K98F1C--

Fax tương t

Bn = 2M 2DK

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K = 1,1

N = 1100 phần tử/s

D = 400 Hz

Độ rộng di tần: 1,98 kHz

1K98F3C--

5. Phát xạ tổng hợp

Hệ thống chuyển tiếp vô tuyến, ghép kênh phân chia theo tần số.

Bn  = 2 f p  + 2DK

K = 1 (điển hình)

60 kênh thoại chiếm băng tần từ 60 kHz đến 30 kHz; độ lệch với mỗi kênh rms là 200 kHz; sóng mang liên tục tại 331 kHz tạo ra độ lệch 100 kHz so với sóng mang chính:

D = 200´103´3,76´2,02 =1,52´106  Hz

fp = 0,331´106  Hz

Độ rộng di tần: 3,702´106  Hz = 3,702 MHz

3M70F8EJF

Hệ thống chuyển tiếp vô tuyến, ghép kênh theo tần số

Bn  = 2M + 2DK

K = 1 (điển hình)

960 kênh thoại chiếm băng tần từ 60 kHz đến 4028 kHz; lệch tần số rms kênh: 200 kHz; tín hiệu pilot tại 4715 kHz tạo ra độ lệch 140 kHz rms so với sóng mang chính.

D = 200 ´103 ´ 3,76 ´ 5 = 4,13 ´106  Hz

M  = 4,028 ´106  Hz

 f p   = 4,715 ´106  Hz

Độ rộng di tần: 16,32´106  Hz = 16,32 MHz

16M3F8EJF

Hệ thống chuyển tiếp vô tuyến ghép kênh theo tần số

Bn = 2 f p

600 kênh thoại chiếm băng tần gốc từ 60 kHz đến 2540 kHz; rms/độ lệch kênh 200 kHz, độ lệch do sóng mang pilot tại tần số 8500 kHz gây ra độ lệch 140 kHz rms so với sóng mang chính.

D = 200 x 103  x 3,76 x 4,36 = 3,28 x 106 Hz

M = 2,54 x 106

K = 1

fp = 8,5 x 106

(2M + 2DK) < 2 fp

Độ rộng di tần: 17x106 Hz=17 MHz

17M0F8EJF

Tín hiệu âm thanh stereo quảng bá ghép với sóng mang phụ tín hiệu thoại

Bn = 2M 2DK

K = 1 (điển hình)

Hệ thống âm pilot: M = 75000

D = 75000

Độ rộng di tần: 300 kHz

300KF8EHF

III.B. Các hệ số nhân dùng để tính độ lệch tần số đnh D trong các phát xạ đa kênh ghép kênh phân chia theo tần số FM (FM-FDM)

Đối với các hthống FM-FDM độ rộng băng thông cần thiết là:

Bn = 2M 2DK

Giá trị của độ lệch tần số đỉnh, D, trong các công thức tính Bn ở trên được tính bằng cách lấy giá trị căn quân phương của độ lệch một kênh nhân với một hệ số nhân thích hợp. Cách tính hệ số nhân này sẽ được trình bày trong các phần dưới đây.

Trong trưng hợp hệ thống sử dụng tín hiệu dẫn liên tục có tần số f P lớn hơn tần số điều chế ln nhất M, công thức tính tổng quát là:

Bn = 2 f p 2DK

Trong trưng hợp hệ số điều chế sóng mang chính của tín hiệu dẫn nhỏ hơn 0,25 và căn quân phương của độ lệch tần số sóng mang chính sinh ra bởi tín hiệu dẫn nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị căn quân phương của độ lệch ứng với mỗi kênh, công thức tổng quát trở thành:

Bn = 2 f p hoặc Bn = 2M + 2DK

Bn nhận giá trị lớn hơn trong hai giá trị kể trên.

Số lưng kênh thoại, Nc N c

Hệ số nhân (1)

 

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

3 < N c < 12

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

12 < N c < 60

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

 

Hệ số nhân (2)

Số kênh thoại N c

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

60 ≤ N c < 240

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

N c ≥ 240

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

IV. Điều chế xung

1. Radar

Bức xạ xung chưa điều chế

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K phụ thuộc vào tỷ số giữa độ rộng xung và thời gian sườn lên của xung. Giá trị này thường nằm trong khoảng từ 1 đến 10 và trong nhiều trường hợp, giá trị này không vượt quá 6

Radar có độ phân giải khoảng cách 150 m (xung tam giác t≈tR, chxét những thành phần có mức tín hiệu không thấp hơn mức tín hiệu của thành phần lớn nhất 27 dB)

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

Độ rộng băng tần: 3 MHz

3M00P0NAN

2. Phát xạ tổng hợp

Hệ thống chuyển tiếp vô tuyến

Thông tư 26/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông

K = 1,6

Điều xung vị trí bởi 36 kênh thoại băng gốc; độ rộng xung tại mức na biên độ = 0,4 µs

Độ rộng băng thông 8 x 106 Hz = 8MHz

( Độ rộng băng thông độc lập với số kênh thoại)

8M00M7EJT

         

 

Phụ lục 3

(Quy đnh)

Ấn đnh và phân phối tần số

3.1. Các nhà khai thác thông tin vô tuyến điện phi hn chế số lượng tần số và phổ tần sử dụng đến mức tối thiểu, sao cho thoả mãn các nghip vụ cần thiết của mình, vì mục đích đó, các nhà khai thác phải nhanh cng áp dụng những thành tựu kỹ thuật mới nhất.

3.2. Các nhà khai thác phải đảm bảo khi ấn định tần số cho các đài có khả năng gây nhiễu cho các nghiệp vụ đang hiện hành bởi các đài của một nước khác và nhà khai thác khác, thì các ấn định tần số đó phi tuân theo bảng phân phối tần số quốc gia và các mục của quy chuẩn này.

3.3. Bất kỳ một ấn định tần số mới hoặc bất kỳ một thay đổi về tần số cũng như về các tham số cơ bản khác của một ấn định hiện hành cần được thực hiện sao cho tránh gây nhiễu cho các nghiệp vụ của các đài đã sử dụng đúng tần số theo bảng phân bổ tần số quốc gia.

3.4. Các cơ qun quản lý không được ấn định cho các đài bất kỳ một tn số nào khác với bảng phân phối tần số quốc gia, trừ điều kin đặc biệt là các đài dùng các phổ tần số như vậy không gây nhiễu cho các đài hoạt động theo bản Quy chuẩn kỹ thuật này.

3.5. Tần số phân bổ cho các đài thuộc nghiệp vụ cho trước phải đủ cách xa các gii hạn của băng tần phân bổ cho nghiệp vụ này, căn cứ theo băng tần phân bổ cho đài đó, sao cho không gây nhiễu cho các nghiệp vụ được phân bổ cho các băng tần sử dụng ngay cạnh đó.

3.6. Phân phối tần số cho các nghip vụ vô tuyến điện ở Việt Nam phải tuân thủ Quyết định 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

 

Phụ lục 4

(Quy đnh)

Các nghiệp vụ mặt đất – vũ trụ dùng chung giải tần trên 1 GHz

Chọn vị trí và tần số sử dụng

4.1. Vtrí và tần số ca các trạm và đài mặt đất hoạt đng trong các băng tần chung với các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ và các tuyến mặt đất cần được chọn sao cho tuân thủ các khuyến nghị tương ứng của ITU-R về khoảng cách địa lý giữa các đài và trm.

4.2. Đối vi các đài phát (trong các dịch vụ cố định và di động) có công sut bức xạ đẳng hưng hiu dng (EIRP) vượt quá các giá trị cho trong Bng 4-1 tại các băng tần đã c định, thì cần phải la chọn vị trí của đài sao cho hướng bức xạ cực đi của anten sẽ lệch so với quỹ đo vệ tinh địa tĩnh một góc tối thiu (tính theo độ) như trong bảng dưới đây, có tính đến ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển.

Bảng 4-1

Băng tần (GHz)

Giá trị EIRP (dBW)

Góc lệch tối thiểu (độ)

1 - 10

+ 35

2

10 - 15

+45

1,5

25,25 - 27,5

+24 (trong băng 1 MHz)

1,5

Các băng tần khác > 15

+ 55

Không giới hạn

Giới hạn công suất cho các trạm mặt đất

4.3. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) của một trạm (trong dịch vụ cố định hoặc di đng) không được vượt quá +55 dBW.

4.4. Khi băng tần 1-10 GHz không phù hợp với mục 4.2 thì, công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) của trạm không được vượt quá:

- +47 dBW ở mọi hướng trong góc 0,50 của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh;

- +47 dBW ÷ +55 dBW, tính theo thang dB tuyến tính (8 dB/0), với mọi hướng trong góc 0,50 ÷ 1,50 của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh (có tính đến ảnh hưởng khúc xạ khí quyển).

4.5. Công suất bức xạ từ một đài phát đến một anten (trong dịch vụ cố định hoặc di động) không được vượt quá +13 dBW ở mọi băng tần từ 1 GHz ÷ 10 GHz, hoặc không quá +10 dBW trong các băng tần > 10 GHz.

4.6. Các hệ thống chuyển tiếp trong các băng 1700 ÷ 1710 MHz, 1970 ÷ 2010 MHz, 2025 ÷ 2110 MHz và 2200 ÷ 2290 MHz có thể có các giá trị vưt quá các giới hạn quy định trong mục 4.3 và 4.5, nhưng cần tuân thủ các chỉ tiêu trong mục 4.2 và 4.4.

Do những khó khăn khi dùng chung với các nghiệp vụ khác, các nhà quản lý phải đảm bảo số lượng các hệ thống chuyển tiếp trong các băng này ở mức ít nhất.

Giới hạn công suất cho các trạm mặt đất

4.7. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP do các trạm mt đất phát đi ở tất cả các hướng không được vượt quá các giới hạn cho sau đây, trừ khi áp dụng mục 4.9 và 4.10:

a. Trong các băng tần 1 GHz ÷ 15 GHz:

- +40 dBW trong các băng thông 4 kHz với θ ≤ 00;

- +40 +3 θ dBW trong các băng thông 4 kHz với 00 < θ ≤ 50

b. Trong các băng tần lớn hơn 15 GHz:

- +64 dBW trong các băng thông 1 MHz với θ ≤ 00;

- +64 + 3 θ dBW trong các băng thông 1 MHz với 00 < θ ≤ 50

trong đó θ là góc ngẩng được quan sát tại tâm phát của anten trạm mặt đất và đưc tính theo độ với góc dương nm trên mặt phẳng đất và góc âm nằm phía dưới mặt phẳng đất.

4.8. Đối vi các góc ngẩng ln hơn 50, không cần hạn chế công suất bức xạ đẳng hưởng tương đương do trạm mt đất phát đi theo hướng chân trời.

4.9. Ngoại trừ giới hạn trong mc 4.7, công suất bức xạ đng hướng tương đương của trạm mặt đất trong dịch vụ nghiên cu vũ trụ không được vượt quá +55 dBW trong dải 4 kHz thuộc các băng 1 GHz ÷ 15 GHz, và +79 dBW trong dải 1 MHz thuộc các băng lớn hơn 15 GHz.

4.10. Khi cần, có thể cho phép vượt quá các giới hn cho trong mục 4.7 và 4.9 một giá trị không lớn hơn 10 dB. Tuy nhiên, khi vùng hoạt động mrộng sang lãnh thổ của một nước khác thì mức gia tăng của các giá trị này phải được sự đồng ý của các cơ quan quản lý thuộc nước đó.

4.11. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP ở tất cả mọi hướng được phát đi bởi một trạm mặt đất trong dịch vụ vệ tinh định vị vô tuyến trong băng 1610 ÷ 1626,5 MHz không được vượt quá -3 dBW trong băng 4 kHz.

 

Phụ lục 5

(Quy đnh)

Quy đnh cho các nghiệp vụ

5.1. Nghiệp vụ vũ trụ

Giới hạn công suất lệch trục của trạm mặt đất trong dch vụ vệ tinh cố đnh

5.1.1. Đối với góc lệch φ so với búp sóng chính của anten lớn hơn 30, mức công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP do trạm mặt đất phát đi không được vượt quá các giá trị sau:

Bảng 5-1

Góc lệch trục

Giá trị EIRP cực đại

30 ≤ φ ≤ 70

(42-25 log φ) dB (W/40 kHz)

70 < φ ≤ 9,20

21 dB (W/40 kHz)

9,20 < φ ≤ 480

(42-25 log φ) dB (W/40 kHz)

480 < φ 1800

3 dB (W/40 kHz)

5.1.2. Đối với bức xạ FM-TV phân tán năng lượng, EIRP có thể vượt quá các giới hạn trong mục 5.1.1 đến 3 dB miễn là EIRP lệch trục của sóng mang FM-TV phát đi không đưc vượt quá các giá trị sau:

Bảng 5-2

Góc lệch trục

Giá trị EIRP cực đại

30 ≤ φ ≤ 70

(56 - 25 log φ) dB W

70 < φ ≤ 9,20

35 dBW

9,20 < φ ≤ 480

(59 - 25 log φ) dBW

480 < φ 1800

14 dBW

5.1.3. Sóng mang FM-TV không phát tán năng lưng phải được điều chế tại mỗi thời điểm với các mẫu thử phù hợp. Trong trường hợp này, EIRP lệch trục của sóng mang FM-TV phát đi không đưc vượt quá các giá trị sau:

Bảng 5-3

Góc lệch trục

Giá trị EIRP cực đại

30 ≤ φ ≤ 70

(56 - 25 log φ) dB W

70 < φ ≤ 9,20

35 dBW

9,20 < φ ≤ 480

(59 - 25 log φ) dBW

480 < φ 1800

17 dBW

5.1.4. Các giới hạn EIRP trong các mục 5.1.1, 5.1.2 và 5.1.3 có thể được áp dụng trong các băng tần được cấp cho các nghip vụ vệ tinh cố định (hướng mặt đất-trụ):

12,75 ÷ 13,25 GHz

13,75 ÷ 14 GHz

14 ÷ 14,5 GHz.

5.1.5. Mức EIRP bức xạ từ các trạm mặt đất trong mạng vệ tinh đa tĩnh dùng dải tần 29,5 - 30 GHz không được vưt quá các giá trị cho hướng lệch trục của búp sóng chính φ như sau:

Bảng 5-4

Góc lệch trục

Giá trị EIRP cực đại

30 ≤ φ ≤ 70

(28 - 25 log φ) dB(W/40 kHz)

70 < φ ≤ 9,20

7 dB(W/40 kHz)

9,20 < φ ≤ 480

(31 - 25 log φ) dB(W/40 kHz)

480 < φ 1800

-1 dB(W/40 kHz)

5.2. Các nghiệp vụ quảng bá

5.2.1. Cấm xây dựng và sử dụng các trạm quảng bá (trạm quảng bá âm thanh và truyền hình) trên các tàu thuyền, máy bay ngoài lãnh thổ quốc gia.

5.2.2. Về nguyên tắc, ngoại trừ băng tần 3900 ÷ 4000 kHz, các trạm quảng bá dùng các tần số thấp hơn 5060 kHz hoặc cao hơn 41 MHz sẽ chỉ được sử dụng công suất ở mức cần thiết để duy trì chất lượng dịch vụ tốt, một cách hiệu quả và kinh tế.

5.2.3. Các băng tần sau dùng cho nghip vụ quảng bá bị hạn chế sử dụng trong vùng nhiệt đới:

2300 ÷ 2498 kHz (vùng 1)

2300 ÷ 2495 kHz (vùng 2 và vùng 3)

3200 ÷ 3400 kHz (tất cả các vùng)

4750 ÷ 4995 kHz (tất cả các vùng)

5005 ÷ 5060 kHz (tất cả các vùng)

5.2.4. Công suất sóng mang của máy phát hoạt động trong nghiệp vụ này ở c băng đã liệt kê trong mục 5.2 phải không được vượt quá 50 kW.

5.2.5. Đối với các trạm vũ trụ trước đây dùng cho nghip vụ quảng bá qua vệ tinh thì tất cả các phương tin kỹ thuật phải được áp dụng để hạn chế đến mức tối đa bc xạ trên lãnh thổ nước khác, trừ khi đã có các thoả thuận trước đó giữa hai nước.

5.3. Nghiệp vụ cố định

5.3.1. Các cơ quan quản lý và các nhà khai thác không sử dụng các hệ thống truyền dẫn điện thoại vô tuyến song biên trong các nghiệp vụ cố định.

5.3.2. Các phát xloi F3E và G3E bị cấm dùng cho các dịch vụ cố đnh trong các băng thấp hơn 30 MHz.

5.4. Nghip vụ nghiệp dư

5.4.1. Cấm các đài vô tuyến điện nghiệp dư, nếu các cơ quan quản lý nhận thy chúng có ảnh hưởng đến thông tin vô tuyến.

5.4.2. Cấm tuyệt đối các đài vô tuyến điện nghip dư truyền thông tin quốc tế nhân danh một nước thứ 3.

5.4.3. Bất kỳ người nào xin phép hoạt động cho các thiết bị nghiệp dư đều phi chứng minh rằng họ có khả năng gửi điện bằng tay và thu đúng bằng tai, văn bn bằng tín hiệu Morse. Tuy vậy, các cơ quan quản lý có thể khước từ các yêu cầu này trong trường hợp các đài phát dùng các tần số độc quyền trên 30 MHz.

5.4.4. Các cơ quan quản lý phải có các biện pháp cần thiết để thẩm định khả năng kỹ thuật và khai thác cho các trạm vô tuyến điện nghiệp dư.

5.4.5. Công suất bức xạ cực đi của các đài nghiệp dư sẽ được cố định bi cơ quan quản lý nhà nước, tuỳ theo các tiêu chí và khả năng của nhà khai thác trong điu kiện các đài hoạt động.

5.5. Nghiệp vụ đnh vị vô tuyến điện

5.5.1. Trong nghip vụ định vị vô tuyến hàng hải, tần số điện báo sử dụng cho định hướng vô tuyến là 410 kHz. Các trạm định hướng trong nghip vụ định vị vô tuyến hàng hải sử dụng tần số điện báo phi có khả năng sử dụng tần số này. Hơn nữa, chúng phi có khả năng xác định phương hướng ở tần số 500 kHz, đặc biệt là việc xác định vị trí các trạm phát các tín hiệu báo nguy, tín hiệu cảnh báo và tín hiệu khn cấp.

5.5.2. Khi một nghiệp vụ định hướng vô tuyến được cung cấp trong dải tần 1605 kHz ÷ 2850 kHz, các trạm định hướng phải có khả năng đnh hướng tần số điện báo báo nguy và tần số gọi 2182 Hz.

5.5.3. Khi một trm định hướng vô tuyến hoạt động trong các di nằm trong khoảng tần số 156 MHz ÷ 174 MHz, thì nó phải có khả năng định hưng tần số báo nguy VHF với tần số gọi 156,8 MHz và tần số gọi chọn số 156,525 MHz .

5.5.4. Phao vô tuyến của các trm dẫn đưng vô tuyến được xây dựng trên mặt đất hay tàu thuyền thưng xuyên bỏ neo, ngoại trừ các tàu thuyn đnh vị trong một vùng hữu hạn. Các đèn hiệu này có thể phát xạ vô hướng hoặc có hướng.

5.5.5. Công suất phát xạ của một đèn hiệu phải đưc điều chỉnh đạt tới giá trị cần thiết để tạo ra cường độ trường qui ước trong giới hạn yêu cầu

5.6. Nghiệp vụ thiên văn vô tuyến điện

5.6.1. Trạng thái của nghip vụ thiên văn trong các băng tần khác nhau được xác định trong bảng cấp phát tần số trong điều 5 của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế.

5.6.2. Đbảo vệ nhiu cho các nghip vụ thiên văn theo phương thức cố đnh hoc tạm thời, các cơ quan quản lý và các nhà khai thác phải sử dụng các phương tiện thích hợp, như phân cách theo địa lý, chn anten, dùng anten định hướng, sử dụng tuần tự theo thời gian và công suất phát xạ cực tiểu.

5.6.3. Các nhà khai thác và quản lý phi xem xét các khuyến nghị ca ITU-R liên quan, với mục đích giới hạn nhiu từ các nghiệp vụ khác cho nghip vụ thiên văn.

5.7. Thông tin an toàn và cứu nạn

5.7.1. Các tần số dùng cho truyn dẫn thông tin an toàn và cứu nạn trong hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hi toàn cầu (GMDSS), được quy định trong Phụ lục 15 của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế.

5.7.2. Bất kỳ bức xạ nào gây nhiễu hại cho thông tin an toàn cứu nạn ở các tần số xác đnh theo Phụ lục 13 và 15 của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế đều bị cấm.

5.7.3. Các thiết bị đin thoại vô tuyến dùng trong các máy phát cứu nạn hàng không hoạt động ở dải tần 156-174 MHz phải có khả năng thu và phát tín hiệu 156,8 MHz hoặc ít nhất một tần số khác trong băng này.

5.7.4. Thiết bị phát các tín hiệu định vị từ các đài vô tuyến điện trên máy bay phải có khả năng hoạt động ở dải tần 9200-9500 MHz.

5.7.5. Thiết bị với các phương tiện gi chọn số dùng trên máy bay cứu nạn nếu có khả năng làm việc:

a) Trong băng tần 1605-2850 kHz phải phát được tn số 2187,5 kHz;

b) Trong băng tần 4000-27500 kHz phải phát được tn số 8414,5 kHz;

c) Trong băng tần 156-1474 MHz phải phát được tần số 156,525 MHz.

5.7.6. Các tín hiệu phao vô tuyến EPIRB chỉ vị trí khẩn cấp phát trong băng tần 156,525 MHz và các tín hiệu EPIRB trong băng tần 406-406,1 MHz và 1645,5-1646,5 MHz phải phù hợp với các khuyến nghị của ITU-R tương ng.

5.7.7. Đặc tính của các “cuộc gi cứu nạn” phải phù hợp với các khuyến nghị của ITU-R liên quan.

5.8. Nghip vụ hàng không

5.8.1. Các tần số trong băng tần bất kỳ được phân phối cho nghiệp vụ di động hàng không và di động hàng hải thông qua vệ tinh phải đưc dành trước cho thông tin an toàn và điu hành chuyến bay giữa các máy bay và trạm hàng không mặt đất, hàng không mặt đất qua vệ tinh, trước tiên là các chuyến bay dân dụng quốc gia và quc tế.

5.8.2. Các tần số trong các băng phân phối cho di động hàng không từ 2850 đến 22000 kHz phải được ấn định theo các điu khoản ca Phụ lục 26 và 27 của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế.

5.8.3. Để giảm can nhiễu, các đài phát trên máy bay phải cố gng chọn lọc và thực hiện các cuộc gọi trong các băng tần có các đặc đim truyền lan sóng vô tuyến tốt nhất.

5.8.4. Nhà nước, có thể theo thoả thuận quyết định các tần số dùng cho các cuộc gi và trả lời trong nghiệp vụ di động hàng không và di động hàng không qua vệ tinh.

5.9. Nghip vụ hàng hải

5.9.1. Các đài thu phát trên tàu được cấp phép khai thác băng tần 415 kHz và 535 kHz cần phát các tần số như trong tài liệu này.

5.9.2. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 tần số 490 kHz được dành riêng cho các đài trên bờ cho các nghip vụ khí tượng và đạo hàng, các thông tin khẩn cấp cho tàu bằng phương pháp điện báo in trực tiếp.

5.9.3. Trong vùng 2 và 3, các tần số mang 2635 kHz (tần số ấn định 2636,4 kHz) và tần số 2638 kHz (tần số ấn định 2639,4 kHz) được dùng cho thoại đơn biên qua các tàu và chỉ được sử dng loại bức xạ J3E.

5.9.4. Các đài dùng điện báo Morse đơn biên phải sử dụng biên tần bức xạ trên. Các tần số được quy đinh ở đây là 500 kHz và 8364 kHz (H2A và H2B).

5.9.5. Các đài thu phát điện báo Morse trên bờ dùng các bức xạ đơn biên loại A1A và F1B và các cuộc gọi chọn số hoạt động trong băng tần phân phối độc quyền cho nghip vụ di động hàng hải, trong dải 4000-275000 kHz bất kỳ không được phát công suất trung bình quá các mc dưới đây:

Bảng 5-5

Tần số, MHz

Công suất cực đại, kW

4/6

5

8

10

12;16; 18/19; 22; 25/26

15

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất