Thông tư 23/2013/TT-BKHCN về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2

thuộc tính Thông tư 23/2013/TT-BKHCN

Thông tư 23/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2013/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Việt Thanh
Ngày ban hành:26/09/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
------

Số: 23/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định s 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là phương tiện đo) bao gồm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo; phê duyệt mẫu; kiểm định phương tiện đo.
2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện đo bức xạ, hạt nhân, phương tiện đo là hàng hóa được ưu đãi, miễn trừ thủ tục hải quan, hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gửi kho ngoại quan, hàng hóa phục vụ các yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo.
2. Tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định.
3. Cơ quan nhà nước về đo lường, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ký hiệu là ĐLVN) hiện hành.
2. Phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng đo định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.
3. Phê duyệt mẫu là biện pháp kiểm soát về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại (type) phương tiện đo (sau đây gọi tắt là mẫu) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
4. Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
5. Cơ sở sản xuất phương tiện đo là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp ráp, cải tiến, cải tạo phương tiện đo tại Việt Nam.
6. Cơ sở nhập khẩu phương tiện đo là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu phương tiện đo nguyến chiếc.
7. Cơ sở kinh doanh phương tiện đo là tổ chức, cá nhân bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán phương tiện đo tại Việt Nam.
8. Các từ ngữ khác được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Chương 2.
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN ĐO, BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
VỀ ĐO LƯỜNG VÀ CHU KỲ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
Điều 4. Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo

Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo bao gồm:
1. Các phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy định trong bảng sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Biện pháp kim soát về đo lường

Chu kỳ kiểm đnh

Phê duyệt mẫu

Kiểm định

Ban đầu

Định k

Sau sửa chữa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Lĩnh vực đo đ dài

1

Thước cun

-

x

-

-

 

2

Taximet

x

x

x

x

12 tháng

3

Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông

x

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo khối lượng

 

 

 

 

 

4

Cân phân tích

-

x

x

x

12 tháng

5

Cân kỹ thuật

-

x

x

x

12 tháng

6

Cân bàn

x

x

x

x

12 tháng

7

Cân đĩa

x

x

x

x

12 tháng

8

Cân đng h lò xo

x

x

x

x

12 tháng

9

Cân treo dọc thép-lá đ

x

x

x

x

12 tháng

10

Cân treo móc câu

x

x

x

x

12 tháng

11

Cân ô tô

x

x

x

x

12 tháng

12

Cân tàu hỏa tĩnh

x

x

x

x

12 tháng

13

Cân tàu hỏa động

x

x

x

x

24 tháng

14

Cân băng tải

x

x

x

x

12 tháng

15

Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

x

x

x

x

12 tháng

16

Quả cân cấp chính xác E2

-

x

x

x

24 tháng

17

Quả cân cấp chính xác đến F1

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo dung tích, lưu lượng

18

Cột đo xăng du

x

x

x

x

12 tháng

19

Cột đo khí du mỏ hóa lỏng

x

x

x

x

12 tháng

20

Đng hnước lạnh cơ khí

x

x

x

x

60 tháng

21

Đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử

x

x

x

x

36 tháng

23

Đng h xăng du

x

x

x

x

12 tháng

24

Đồng hồ khí dầu mỏ hóa lỏng

x

x

x

x

x

25

Đồng hồ khí công nghiệp

x

x

x

x

12 tháng

26

Đồng hồ khí dân dụng

- Qmax 16m3/h

- Qmax16m3/h

 

x

x

 

x

x

 

x

x

 

x

x

 

60 tháng

36 tháng

27

Phương tiện đo dung tích thông dụng

-

x

x

x

24 tháng

28

B đong cđịnh

-

x

x

x

60 tháng

29

Xi téc ô tô

x

x

x

x

12 tháng

30

Xi téc đường sắt

x

x

x

x

12 tháng

31

Phương tiện đo mức xăng dầu tự động

x

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo áp suất

32

Áp kế lò xo

-

x

x

x

12 tháng

33

Áp kế điện tử

-

x

x

x

12 tháng

34

Huyết áp kế thủy ngân

-

x

x

x

12 tháng

35

Huyết áp kế lò xo

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo nhiệt độ

36

Nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng

-

x

-

-

-

37

Nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu

-

x

-

-

-

38

Nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại

-

x

-

-

-

39

Nhiệt kế y học thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại

-

x

-

-

-

40

Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cc đi

-

x

x

-

06 tháng

41

Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại đo tai

 

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo hóa lý

42

Phương tiện đo độ m hạt nông sản

-

x

x

x

12 tháng

43

Tỷ trọng kế

-

x

x

x

24 tháng

44

Phương tiện đo hàm lượng bụi tổng trong không khí

-

x

x

x

12 tháng

45

Phương tiện đo nng độ cn trong hơi thở

x

x

x

x

12 tháng

46

Phương tiện đo nng độ khí thải xe cơ giới

-

x

x

x

12 tháng

47

Phương tiện đo nng độ SO2, CO2, CO, NOx trong không khí

-

x

x

x

12 tháng

48

Phương tiện đo pH, nng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ đục của nước, tổng chất rắn hòa tan trong nước

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo điện, điện từ

 

 

 

 

 

49

Công tơ điện xoay chiu 1 pha

x

x

x

x

60 tháng

50

Công tơ điện xoay chiều 3 pha

x

x

x

x

24 tháng

51

Biến dòng đo lường

x

x

x

x

60 tháng

52

Biến áp đo lường

x

x

x

x

60 tháng

53

Phương tiện đo điện trở cách điện

-

x

x

x

12 tháng

54

Phương tiện đo điện trở tiếp đất

-

x

x

x

12 tháng

55

Phương tiện đo điện tim

-

x

x

x

24 tháng

56

Phương tiện đo điện não

-

x

x

x

24 tháng

Lĩnh vực đo âm thanh, rung động

57

Phương tiện đo độ ồn

-

x

x

x

12 tháng

58

Phương tiện đo độ rung động

-

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo quang học

59

Phương tiện đo độ rọi

-

x

x

x

12 tháng

60

Phương tiện đo tiêu cự kính mắt

-

x

x

x

12 tháng

Trong đó: - Ký hiệu “x”: Biện pháp phải được thực hiện đối với phương tiện đo; - Ký hiệu Biện pháp không phải thực hiện đối với phương tiện đo.
2. Các phương tiện đo không quy định tại Khoản 1 Điều này, khi sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp, hoạt động công vụ khác của Nhà nước phải được kiểm định, hiệu chuẩn khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu nhưng không phải phê duyệt mẫu.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo
Hằng năm, theo đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục) tổng hợp, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Chương 3.
PHÊ DUYỆT MẪU
MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT MẪU
Điều 6. Yêu cầu đối với việc phê duyệt mẫu
1. Việc phê duyệt mẫu bao gồm: đăng ký phê duyệt mẫu; thử nghiệm, đánh giá mẫu; quyết định phê duyệt mẫu.
2. Thử nghiệm mẫu phải do tổ chức thử nghiệm thuộc Danh mục các tổ chức thử nghiệm được Tổng cục chỉ định thực hiện.
Danh mục các tổ chức thử nghiệm được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
3. Mẫu phải có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng; phải được thử nghiệm, đánh giá và kết luận là phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
4. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo được phê duyệt mẫu phải có biện pháp bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu
Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu. Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).
3. Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.
Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm x 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, được gắn hoặc in mẫu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.
4. Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).
5. Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Trường hợp cơ sở có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
6. Danh mục tài liệu về việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Điều 8. Xử lý hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp trong hồ sơ có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu nhưng không đủ căn cứ được miễn, giảm, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở về việc phải thử nghiệm mẫu và/hoặc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục, nếu cơ sở chưa đủ hồ sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành. Việc xử lý hồ sơ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ra quyết định phê duyệt mẫu theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Điều 9. Thử nghiệm mẫu
1. Việc thử nghiệm mẫu do cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định.
2. Số lượng mẫu thử nghiệm và trình tự, thủ tục thử nghiệm mẫu thực hiện theo quy trình thử nghiệm tương ứng do Tổng cục ban hành.
3. Trường hợp mẫu chưa có quy trình thử nghiệm, Tổng cục chỉ định tổ chức thử nghiệm xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình thử nghiệm tạm thời và tiến hành thử nghiệm mẫu.
Căn cứ để xây dựng quy trình thử nghiệm tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
Điều 10. Miễn, giảm thử nghiệm mẫu
1. Miễn thử nghiệm mẫu áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo nhập khẩu có giấy chứng nhận phù hợp của tổ chức đo lường quốc tế hoặc có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường có thẩm quyền của nước ngoài và được sự thừa nhận của Tổng cục đối với kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo đó;
b) Phương tiện đo sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã phê duyệt cho cơ sở khác và được cơ sở đó cho phép bằng văn bản;
c) Phương tiện đo nhập khẩu trong thiết bị, dây chuyền thiết bị đồng bộ theo dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giảm thử nghiệm mẫu được xem xét, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo được cải tạo, cải tiến từ mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu nhưng làm thay đổi một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường chính so với mẫu đã được phê duyệt;
b) Phương tiện đo cùng loại với mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu.
Tổng cục xem xét, quyết định việc giảm và mức độ giảm thử nghiệm mẫu.
Điều 11. Đánh giá mẫu
1. Việc đánh giá mẫu đã thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm mẫu đó thực hiện.
Trường hợp mẫu được miễn thử nghiệm, Tổng cục chỉ định một tổ chức thực hiện việc đánh giá mẫu.
2. Nội dung đánh giá mẫu:
a) Sự phù hợp kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng;
b) Sự phù hợp của cấu trúc, tính năng kỹ thuật của mẫu so với yêu cầu bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt trong quá trình sử dụng;
c) Sự phù hợp của các ảnh của mẫu so với yêu cầu bảo đảm so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã được phê duyệt;
d) Sự phù hợp của các biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng với yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
3. Phương pháp đánh giá:
a) Xem xét hồ sơ đăng ký, các tài liệu có liên quan;
b) Trao đổi với chuyên gia kỹ thuật về những thông tin có liên quan;
c) Kiểm tra thực tế tại cơ sở (đối với trường hợp đã thực hiện phương pháp đánh giá quy định tại các điểm a và b Khoản 3 Điều này nhưng không đủ căn cứ để kết luận).
Điều 12. Hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu
Kết thúc việc thử nghiệm, đánh giá mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm, đánh giá mẫu lập một (01) bộ hồ sơ trình Tổng cục. Hồ sơ gồm:
1. Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo theo Mẫu 3. BCPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận thử nghiệm, biên bản kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định tại quy trình thử nghiệm tương ứng (đối với mẫu phải thử nghiệm theo quy định).
Điều 13. Quyết định phê duyệt mẫu
1. Căn cứ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu hợp lệ, Tổng cục xem xét, quyết định phê duyệt mẫu cho cơ sở.
Trường hợp hồ sơ của cơ sở không đạt yêu cầu, Tổng cục có văn bản từ chối phê duyệt mẫu và nêu rõ lý do.
2. Quyết định phê duyệt mẫu có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở;
b) Tên hãng sản xuất, nước sản xuất (đối với mẫu nhập khẩu);
c) Ký hiệu, kiểu của mẫu;
d) Đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu;
đ) Ký hiệu phê duyệt mẫu;
e. Thời hạn hiệu lực.
3) Thời hạn hiệu lực
a) Thời hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu, quyết định gia hạn là mười (10) năm kể từ ngày ký;
b) Thời hạn hiệu lực của quyết định điều chỉnh lấy theo quyết định phê duyệt đã cấp gần nhất trước đó.
4. Ký hiệu phê duyệt mẫu được quy định trong Mẫu 4. KHPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định phê duyệt mẫu được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính.
6. Quyết định và hình ảnh của mẫu đã phê duyệt được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Điều 14. Lưu giữ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt
1. Bộ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt gồm: Quyết định phê duyệt mẫu, hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu quy định tại Điều 7 và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Một (01) bộ hồ sơ được lưu giữ tại Tổng cục. Cơ sở chịu trách nhiệm lập một (01) bộ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt và lưu giữ tại cơ sở.
3. Thời hạn lưu giữ là năm (05) năm sau khi các quyết định phê duyệt mẫu, quyết định điều chỉnh, quyết định gia hạn hết hiệu lực.
MỤC 2. GIA HẠN HIỆU LỰC, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT MẪU
Điều 15. Gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Việc gia hạn hiệu lực chỉ thực hiện một (01) lần đối với một (01) quyết định phê duyệt mẫu.
2. Một (01) tháng trước khi quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Đề nghị gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 5. ĐNGHPDM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) quyết định phê duyệt mẫu.
3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Tổng cục xem xét, quyết định gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (sau đây gọi tắt là quyết định gia hạn) theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Quyết định gia hạn và hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực được lưu giữ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Điều 16. Điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu
1. Trường hợp đề nghị thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở có mẫu đã được phê duyệt
a) Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh;
- Tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung liên quan đến quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này
a) Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn nêu rõ nội dung đề nghị điều chỉnh;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, có văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện việc phê duyệt mẫu mới hoặc ban hành quyết định điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
3. Quyết định điều chỉnh và hồ sơ đề nghị điều chỉnh được lưu giữ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Điều 17. Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt mẫu áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở không hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở có văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt (gọi tắt là quyết định đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định đình chỉ.
3. Quyết định đình chỉ được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
4. Trong thời hạn đình chỉ quy định tại Khoản 2 Điều này, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ và gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở của Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị hủy bỏ quyết định đình chỉ;
b) Các tài liệu, hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở về nội dung đã khắc phục hậu quả.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
7. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ban hành quyết định bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ (gọi tắt là quyết định bãi bỏ hiệu lực).
8. Lưu giữ quyết định và hồ sơ đình chỉ, hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Điều 18. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở có mẫu phê duyệt bị phá sản, giải thể hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Cơ sở có quyết định đình chỉ đã quá thời hạn đình chỉ nhưng không hoàn thành việc khắc phục hậu quả;
c) Cơ sở có văn bản đề nghị không tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt.
2. Tổng cục ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (gọi tắt là quyết định hủy bỏ).
3. Quyết định hủy bỏ được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Chương 4.
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
MỤC 1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI KIỂM ĐỊNH
Điều 19. Các chế độ kiểm định
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
Kiểm định đối chứng là hình thức kiểm định định kỳ được thực hiện theo yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện đo được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của phương tiện đo bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng phương tiện đo phát hiện dấu hiệu có khả năng phương tiện đo không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Điều 20. Yêu cầu đối với thực hiện kiểm định
1. Việc kiểm định do cơ sở có phương tiện đo cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
2. Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
3. Việc kiểm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng do Tổng cục ban hành.
4. Trường hợp phương tiện đo chưa có quy trình kiểm định, Tổng cục chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến hành kiểm định.
Căn cứ để xây dựng quy trình kiểm định tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
5. Chứng chỉ kiểm định được làm theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
6. Chứng chỉ kiểm định phải được in ấn, chế tạo, phát hành, quản lý và sử dụng theo đúng quy định. Chứng chỉ kiểm định cấp cho phương tiện đo được kiểm định đạt yêu cầu có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
7. Thời hạn có giá trị của chứng chỉ kiểm định sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Chu kỳ kiểm định đã hết;
b) Đã có sự thay đổi hoặc cải tiến làm thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Phương tiện đo đã hỏng hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
d) Các chứng chỉ kiểm định bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác.
MỤC 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG
Điều 21. Phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng
1. Phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng bao gồm:
a) Công tơ điện;
b) Đồng hồ nước lạnh.
2. Theo yêu cầu quản lý nhà nước từng giai đoạn, Tổng cục kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng tại Khoản 1 Điều này.
Điều 22. Yêu cầu đối với kiểm định đối chứng
1. Tổ chức được giao thực hiện kiểm định đối chứng (gọi tắt là tổ chức kiểm định đối chứng) phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tổ chức kiểm định đối chứng phải thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được Tổng cục chỉ định quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
b) Về số lượng: không ít hơn hai (02) tổ chức cho một (01) loại phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Số lượng phương tiện đo được kiểm định tại từng tổ chức kiểm định đối chứng được xác định trên tổng số phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng trong một (01) năm trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương đó.
3. Việc xác định và thông báo cụ thể số lượng và tên các tổ chức kiểm định đối chứng, số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng tại từng tổ chức kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương do Tổng cục thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đó.
4. Kiểm định đối chứng được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 20 của Thông tư này.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo
1. Thực hiện quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo tại Chương II và Chương III của Thông tư này khi sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo.
2. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt.
3. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống sự can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
4. Thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý lập báo cáo hoạt động tình hình sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo gửi về Tổng cục.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh phương tiện đo
1. Kinh doanh phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu theo quy định.
2. Thông tin cho khách hàng về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
3. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo
1. Bảo đảm các điều kiện bảo quản, sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
2. Thực hiện việc kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
3. Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
4. Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định
1. Thực hiện việc kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện yêu cầu kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của khách hàng trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Thực hiện việc chế tạo và quản lý sử dụng chứng chỉ kiểm định, thử nghiệm theo quy định.
4. Quản lý hoạt động kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của kiểm định viên đo lường, nhân viên thử nghiệm.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo cáo hoạt động kiểm định, thử nghiệm gửi về Tổng cục và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi tổ chức kiểm định, thử nghiệm đăng ký trụ sở chính.
Điều 27. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đo lường, quy trình kiểm định, quy trình thử nghiệm phương tiện đo.
2. Phê duyệt mẫu phương tiện đo.
3. Chỉ định tổ chức kiểm định phương tiện đo, tổ chức thử nghiệm phương tiện đo theo quy định.
4. Định kỳ hằng năm trước ngày 30 tháng 6 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, thông báo bằng văn bản tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng và tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với việc thực hiện Thông tư này.
Điều 28. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
2. Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định của Thông tư này.
Bổ sung
2. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo trên địa bàn trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
3. Định kỳ hằng năm trước ngày 30 tháng 5 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo cáo tình hình thực hiện kiểm định đối chứng, đề xuất về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng, tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương và gửi về Tổng cục và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Bãi bỏ hiệu lực của các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 1073/QĐ-BKHCNMT ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành Quy trình kiểm định phương tiện đo;
b) Quyết định số 65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định về việc ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định”;
c) Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo;
d) Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định”;
đ) Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định;
e) Quyết định số 11/2008/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007;
g) Thông tư số 14/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp
1. Phương tiện đo đã được sử dụng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này nhưng chưa được phê duyệt mẫu theo quy định, cơ sở sử dụng phương tiện đo lập hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Thông tư này và gửi về Tổng cục.
Căn cứ số lượng, chủng loại phương tiện đo được đề nghị phê duyệt, Tổng cục xem xét, quyết định kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra, đánh giá thực tế tại nơi sử dụng để quyết định phê duyệt mẫu cho cơ sở. Chi phí đánh giá thực tế do cơ sở bảo đảm.
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo có chứng chỉ phê duyệt mẫu còn hiệu lực theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo phù hợp với mẫu đã phê duyệt và theo các quy định tại Thông tư này cho đến thời điểm hết hiệu lực của chứng chỉ phê duyệt mẫu đã cấp cho cơ sở.
Điều 32. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL các tnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Việt Thanh

PHỤ LỤC

CÁC MU BIU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

1. Đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo

Mu 1. ĐKPDM

23/2013/TT-BKHCN

2. Bản cam kết về phần mềm của phương tiện đo

Mu 2. CKPM

23/2013/TT-BKHCN

3. Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo

Mu 3. BCPDM

23/2013/TT-BKHCN

4. Ký hiệu phê duyệt mẫu

Mu 4. KHPDM

23/2013/TT-BKHCN

5. Đề nghị gia hạn quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

Mu 5. ĐNGHPDM

23/2013/TT-BKHCN

Mu 1. ĐNPDM

23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

----------------------

Số:…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------

…………, ngày     tháng     m….

 

 

ĐĂNG KÝ PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

 

Tên cơ sở:..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính (1): ..............................................................................................

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):.......................................................................

Điện thoại: ……………………....Fax:........................... Email:..................................

Đăng ký kinh doanh số: ………….... Ngày cp………….. Nơi cấp...........................

Đề nghị Tổng  cục phê duyệt mẫu đ(sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) phương tiện đo sau:

Tên phương tiện đo:

Đặc tính kỹ thuật đo lường chính: (ghi rõ tên hãng sản xuất, tên nước sản xuất, ký hiệu, kiu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường quan trọng khác)

Đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo: (3)

Lý do đề nghị miễn/giảm thử nghiệm mẫu:

Tài liệu kèm theo (4):

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu ...

CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

(1): Ghi rõ đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.

(3): Ghi rõ đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo quy định tại điều, khoản, điểm cụ thể của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN.

(4): Ghi tên hồ sơ nộp kèm (Ví dụ: Hồ sơ liên quan đến đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu; tờ khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu….)

Mu 2. CKPM

23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

------------------

Số: ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------------

…………, ngày     tháng     năm….

 

 

BẢN CAM KẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM CỦA PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

 

Tên cơ sở:................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính (1):   .........................................................................................

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):......................................................................

Điện thoại: …………………...Fax:........................... Email:......................................

Tên phương tiện đo đề nghị phê duyệt: ..................................................................

Kiểu, ký hiệu: ...........................................................................................................

Cơ sở xin cam kết bảo đảm việc sử dụng, vận hành các chức năng theo chương trình phần mềm của phương tiện đo được (sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) phù hợp với mu đã phê duyệt không làm thay đi các đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính của chúng.

Cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi làm trái với nội dung cam kết này./.

Tài liệu kèm theo:

- Đĩa CD chứa chương trình phần mềm (có niêm phong của cơ sở).

 

 

CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.

Mu 3. BCPDM

23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ

----------------------

Số: …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------------

…………, ngày     tháng     năm….

 

BÁO CÁO

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Theo đề nghị của...(ghi tên cơ sở đề nghị, địa chỉ trụ sở chính) (1) …, từ ... ngày ... tháng ... năm ... đến ngày... tháng ... năm (ghi tên tổ chức đánh giá) đã đánh giá để phê duyệt mẫu (sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) đối với mẫu phương tiện đo sau đây:

Tên mẫu phương tiện đo: ........................................................................................

Kiểu, ký hiệu: ...........................................................................................................

Tên hãng sản xuất:...................................................................................................

Nước sản xuất:.........................................................................................................

Căn cứ biên bản kết quả thử nghiệm mẫu và kết quả đánh giá mẫu, (ghi tên tổ chức đánh giá) báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về mẫu như sau:

Mu có các đặc trưng kỹ thuật lường chính sau đây: (nêu rõ phạm vi đo, cấp chính xác/sai scho phép, các đặc tính kỹ thuật của mẫu,..)

1. Đánh giá mẫu

a) Mu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại quy trình thử nghiệm ...(ghi tên quy trình thử nghiệm)...:

Đạt.

Không đạt.

b) Mu có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng:

Đạt.

Không đạt.

c) Bộ hình ảnh của mẫu bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu:

Đạt.

Không đạt.

d) Biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng so với yêu cầu bảo đảm phương tiện đo được cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với mẫu đã được phê duyệt:

Đạt.

Không đạt.

2. Kết luận, kiến nghị

(Tên tổ chức đánh giá) kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, (phê duyệt hoặc không phê duyệt) mẫu./.

 

 

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.

Mu 4. KHPDM

23/2013/TT-BKHCN

KÝ HIỆU PHÊ DUYỆT MẪU

1. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải được đặt ở vị trí bảo đảm dễ nhìn thấy, dễ đọc, không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản phương tiện đo.

2. Ký hiệu phê duyệt mẫu gồm ba nhóm chữ và số:

a) Nhóm thứ nhất gồm ba chữ PDM;

b) Nhóm thứ hai là số thứ tự mẫu được phê duyệt trong năm;

c) Nhóm thứ ba gồm bốn con số chỉ năm phê duyệt.

Giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai là một ô cách. Giữa nhóm thứ hai và nhóm thứ 3 là dấu gạch ngang.

Ví dụ: PDM 001-2014

3. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải rõ ràng, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn hai (2) mm./.

Mu 5. ĐNGHPDM

23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

--------------------

Số: …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------------

…………, ngày     tháng     năm…

 

 

ĐỀ NGHỊ GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

 

Tên cơ sở: ..............................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính(1): ............................................................................................

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ...................................................................

Điện thoại: ………………………Fax:…………………..Email: ...............................

Đăng ký kinh doanh số: ………………….Ngày cấp..………….Nơi cấp .................

Đề nghị Tổng cục ; gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo số……..ngày….tháng…….năm……..

Thay đổi đặc tính kỹ thuật và đặc tính đo lường so với mẫu đã phê duyệt (nếu có thay đi vkiểu ký hiệu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật và đo lường khác)

 

 Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu …

CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

(1) Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------------

No. 23/2013/TT-BKHCN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------------

Hanoi, September 26, 2013

CIRCULAR

On measurement regulations of category-2 measuring instruments

 

Pursuant to the Law on Measurement dated November 11, 2011;

Pursuant to the Decree No. 20/2013/ND-CP dated February 26, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the request of the Director General of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality,

The Minister of Science and Technology promulgates the Circular on measurement regulations of category-2 measuring instruments.

 

 

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides the measurement regulations of category-2 measuring instruments (hereinafter referred to as measuring instruments) including: list of measuring instruments, measurement control measures and measuring instrument verification interval; type approval; verification of measuring instruments.

2. This Circular does not apply to radiation and nuclear measuring instruments, measuring instruments being goods eligible for preferential treatment or goods exempt from customs procedures, temporarily imported and re-exported goods, goods in transit or border-gate transfer, goods stored in bonded warehouses, goods serving emergency purposes, goods directly serving specific measurements in the national defense and security sector.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals (hereinafter referred to as establishments) that produce, import, trade, and use measuring instruments.

2. Appointed measuring instrument verification, calibration or testing organizations.

3. State agencies in charge of measurement, other relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Technical measurement requirements means a set of technical measurement specifications of measuring instruments specified in current Vietnamese measurement technical documents.

2. Category-2 measuring instruments are measuring instruments used for
quantifying goods and services during the process of selling, buying, and payment;
assurance of safety, public health, and environmental protection; inspection and
examination, judicial investigation, and other tasks that need controlling according
to technical measurement requirements specified in current Vietnamese technical measurement documents.

3. Type approval means the metrological control measure taken by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality to assess and confirm the conformity of the type of measuring instruments or type of the measuring instruments (hereinafter referred to as type) to technical measurement documents.

4. Verification means a measurement control measure taken by an appointed inspecting organization to assess and certify that measuring instruments comply with technical measurement requirements.

5. Manufacturer of measuring instruments means the organization or individual that performs one or more than one of the following activities: technology transfers, manufacturing, assembly, innovation, and upgrade of measuring instruments in Vietnam.

6. Importer of measuring instruments means the organization or individual that imports or entrusts the import of completed built-up measuring instruments.

7. Trader of measuring instruments means the organization or individual that engages in wholesaling, retailing, or sale and purchase agent of measuring instruments in Vietnam.

8. Other terms are construed as interpreted in Article 3 of the Law on Measurement dated November 11, 2011.

 

Chapter II

LIST OF MEASURING INSTRUMENTS, MEASUREMENT CONTROL MEASURES AND MEASURING INSTRUMENT VERIFICATION INTERVAL

 

Article 4. List of measuring instruments, measurement control measures and measuring instrument verification interval

The list of measuring instruments, measurement control measures and measuring instrument verification interval includes:

1. The measuring instruments, measurement control measures and measurement instrument verification interval are specified in the following table:

No.

Name of measuring instrument

Measurement control measure

Verification interval

Type approval

Verification

Initial verification

Periodic verification

Post-repair verification

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Length measurement field

1

Measuring tape

-

x

-

-

 

2

Taximeter

x

x

x

x

12 months

3

Vehicle speed measuring instrument

x

x

x

x

12 months

Mass measurement field

 

 

 

 

 

4

Analytical balance

-

x

x

x

12 months

5

Engineer’s scale

-

x

x

x

12 months

6

Bench scale

x

x

x

x

12 months

7

Pan scale

x

x

x

x

12 months

8

Dial spring scale

x

x

x

x

12 months

9

Crane scale with steel plates

x

x

x

x

12 months

10

Crane scale

x

x

x

x

12 months

11

Vehicle weighing scale

x

x

x

x

12 months

12

Static rail scale

x

x

x

x

12 months

13

In-motion rail scale

x

x

x

x

24 months

14

Belt scale

x

x

x

x

12 months

15

Weighing scale for control load of vehicles

x

x

x

x

12 months

16

Class E2 accuracy weights

-

x

x

x

24 months

17

Class F1 accuracy weights

-

x

x

x

12 months

Capacity and flow measurement field

18

Fuel dispensing dispenser

x

x

x

x

12 months

19

Liquefied petroleum dispensing dispenser

x

x

x

x

12 months

20

Mechanical cold water gauges

x

x

x

x

60 months

21

Electronic cold water gauges

x

x

x

x

36 months

23

Fuel gauges

x

x

x

x

12 months

24

Liquefied petroleum gauges

x

x

x

x

12 months

25

Industrial gas gauges

x

x

x

x

12 months

26

Civil gas gauges

- Qmax < 16m3/h

- Qmax ≥ 16m3/h

 

x

x

 

x

x

 

x

x

 

x

x

 

60 months

36 months

27

Common volume indicator devices

-

x

x

x

24 months

28

Fixed volumetric tank

-

x

x

x

60 months

29

Automobile-transported tanks

x

x

x

x

12 months

30

Railway-transported tanks

x

x

x

x

12 months

31

Automatic fuel level gauges

x

x

x

x

12 months

Pressure measurement field

32

Spring manometers

-

x

x

x

12 months

33

Electronic manometers

-

x

x

x

12 months

34

Mercury sphygmomanometers

-

x

x

x

12 months

35

Spring sphygmomanometers

-

x

x

x

12 months

Temperature measurement field

36

Liquid-in-glass thermometers

-

x

-

-

-

37

Alcohol-in-glass thermometers with minimum device

-

x

-

-

-

38

Mercury-in-glass thermometers with maximum device

-

x

-

-

-

39

Mercury-in-glass medical thermometers with maximum device

-

x

-

-

-

40

Clinical electrical thermometers with maximum device

-

x

x

-

06 months

41

In-ear clinical electrical infrared radiation thermometers

 -

x

x

x

12 months

Physicochemical measurement field

42

Agricultural seed moisture meter

-

x

x

x

12 months

43

Hydrometer

-

x

x

x

24 months

44

Meters for concentration of suspended particle in air

-

x

x

x

12 months

45

Breath alcohol tester

x

x

x

x

12 months

46

Measuring instrument for contents of emission of vehicles

-

x

x

x

12 months

47

Measuring instrument for contents of SO2, CO2, CO, NOx in the air

-

x

x

x

12 months

48

Measuring instrument for pH, contents of dissolved oxygen, conductivity, water turbidity, total dissolved solids in water

-

x

x

x

12 months

Electrical and electromagnetic measurement field

 

 

 

 

 

49

Single-phase AC meters

x

x

x

x

60 months

50

3-phase AC meters

x

x

x

x

24 months

51

Current transformer

x

x

x

x

60 months

52

Voltage transformer

x

x

x

x

60 months

53

Insulation resistance tester

-

x

x

x

12 months

54

Earth resistance tester

-

x

x

x

12 months

55

Electrocardiographs recorder

-

x

x

x

24 months

56

Electroencephalographs recorder

-

x

x

x

24 months

Sound and vibration measurement field

57

Noise meter

-

x

x

x

12 months

58

Vibration meter

-

x

x

x

12 months

Optical measurement field

59

Illuminance meter

-

x

x

x

12 months

60

Focimeters

-

x

x

x

12 months

In which:

- Symbol “x”: indicates mandatory tasks of the measuring instruments;

- Symbol “-”: indicates optional tasks of the measuring instruments.

2. The measuring instruments not specified in Clause 1 of this Article, used in inspection, examination and judicial assessment and other public-duty activities, must be verified and calibrated at request of state management agencies without type approval.

Article 5. Amendment and supplementation of the List of measuring instruments, measurement control measures and measuring instrument verification interval

Every year, at the proposals of ministries, ministerial-level agencies and state management requirements on measurement, the Directorate for Standards, Metrology, and Quality (hereinafter referred to as the Directorate) synthesizes and submits to the Ministry of Science and Technology shall consider and decide to amend and supplement the list of measuring instruments, measurement control measures and measuring instrument verification interval specified in Article 4 of this Circular.

 

Chapter III

TYPE APPROVAL


SECTION 1

ORDER AND PROCEDURES FOR TYPE APPROVAL

 

Article 6. Requirements for type approval

1. Type approval includes: Registration for type approval; type testing and assessment; decision on type approval.

2. Type testing must be performed by a testing organization on the list of testing organizations appointed by the Directorate.

The list of appointed testing organizations is posted on the website of the Directorate.

3. The structure, technical features of the type must be able to resist impacts that changes the primary technical measurement specifications during use; be tested, assessed, and considered conformable with technical measurement requirements.

4. The manufacturers and importers of measuring instruments granted type approval must take measures to ensure that the measuring instruments manufactured or imported are conformable with the approved type.

Article 7. Type approval registration dossier

The establishment prepares one (01) set of type approval registration dossier and sends it to the Directorate whether directly or by post. The set of dossier consists of:

1. Registration for type approval of measuring instruments according to Form 1. DKPDM in the Appendix issued with this Circular.

2. Set of technical documents of the type. The documents must clearly state: Operating principle, structural principle diagram, instructions for use; important structures that affect the main technical measurement specifications of the type; positions of primary measurement specifications of the type; positions of stamping, inspection stamp, seal and other specifications if any on the type; structural positions or technical specifications meant to prevent impacts that change the primary technical measurement specifications of the type in use (in Vietnamese language or English language or both).

3. Set of color pictures of the type and a CD that contain the pictures. The set of pictures includes: One (01) overall photo of the type; photos of the front (side showing measurement results), rear, top, bottom (if any), right and left sides of the type; separate pictures showing information about the symbol, type and primary technical measurement specifications of the type; electronic circuit board (if any), buttons; positions of the label and inspection stamps; positions of the seals; other parts that directly affect primary technical measurement specifications of the type.

Dimensions of pictures must be the same and range between 100 mm x 150 mm and 210 mm x 297 mm; pictures shall be attached to or printed on A4 papers bound together. Pictures must be clear and reflect accurate information about technical measurement specifications of the type to serve comparison and inspection of conformity of measuring instruments manufactured/imported with the approved type.

4. Commitment to the software program of the measuring instrument according to Form 2. CKPM in the Appendix issued with this Circular (if measuring instruments are operated and controlled by software programs).

5. Set of dossiers of test results and type assessment as prescribed in Article 12 of this Circular.

In case the establishment requests exemption or reduction of type testing in the registration for type approval of measuring instrument, the dossier set includes documents related to the exemption or reduction of testing in accordance with Article 10 of this Circular.

6. List of documents on the development and application of management and technical measures to ensure that produced or imported measuring instruments are consistent with approved types.

Article 8. Processing of type approval registration dossier

1. Within seven (07) working days from the date of receipt of the dossier, if the dossier is not complete and valid, the Directorate shall notify the establishment in writing of the contents to be amended and supplemented.

2. In case in the dossier has request for exemption or reduction of type testing but there is not enough basis for exemption or reduction, the Directorate shall notify the establishment in writing of requested type testing and/or supplementation and completion of the type approval registration dossier.

3. Within twenty (20) working days from the date of receiving the notification from the Directorate, if the establishment is not able to complete the application, the establishment must send a document to the Directorate clearly stating the reason and time limit for completion. The dossier shall only be processed when the dossier is complete and valid.

4. Within ten (10) working days from the date of receipt of complete and valid dossier, the Directorate shall issue a decision on the type approval as prescribed in Article 13 of this Circular.

Article 9. Type testing

1. The type testing is selected by the establishment registering for type approval and is carried out in accordance with the agreement with the appointed measuring instrument testing organization.

2. The number of test types and type testing order and procedures are carried out according to the corresponding testing procedures issued by the Directorate.

3. In case no testing procedures are available, the Directorate shall appoint a testing organization to develop temporary testing procedures, submit it to the Directorate for approval and conduct type testing.

The development of temporary testing procedures is based on the recommendations of the International Organization for Legal Metrology (OIML), standards of the International Electrotechnical Commission (IEC), standards of the International Organization for Standardization (ISO), Vietnam’s standards (TCVN), intramural standards (TCCS), foreign standards, technical regulations related to types.

Article 10. Exemption or reduction of type testing

1. Exemption from type testing applies to one of the following cases:

a) Imported measuring instruments have a certificate of conformity from an international measurement organization or have a type approval certificate from a competent foreign measurement agency and are recognized by the Directorate for the test results of such measuring instruments;

b) Measuring instruments manufactured or imported according to approved types for another establishment and the import/manufacturing of such measuring instruments is permitted in writing by such establishment;

c) Measuring instruments imported belong to a project approved by competent state management agencies.

2. Reduction of type testing shall be considered and granted in one of the following cases:

a) The measuring instrument is renovated or improved from the type approved for the establishment registering for type approval but one or several primary technical measurement specifications are modified compared to the approved type;

b) Measuring instruments are of the same type of the type approved for the establishment registering for type approval.

The Directorate reviews and decides on the reduction and level of reduction in type testing.

Article 11. Type assessment

1. The assessment of the tested type is performed by the organization testing such type.

In case the type is exempt from testing, the Directorate shall appoint an organization to carry out type assessment.

2. Type assessment content:

a) Conformity of type testing results with corresponding technical measurement requirements;

b) Conformity of the structure and technical features of the type with the requirements to ensure the prevention of impacts that change the primary technical measurement specifications of measuring instruments manufactured or imported according to the approved type during use;

c) Conformity of type pictures with requirements to ensure comparison, comparison, and inspection of conformity of manufactured or imported measuring instruments with approved types;

d) Conformity of management and technical measures developed and applied by the establishment with the requirements specified in Clause 4, Article 6 of this Circular.

3. Assessment methods:

a) Review of the registration dossier and relevant documents;

b) Discussion with technical experts on relevant information;

c) Actual inspection at the establishment (in cases the assessment method specified in Points a and b, Clause 3 of this Article has been implemented but there is not enough basis for conclusion).

Article 12. Dossiers of results of type testing and type assessment

At the end of type testing and assessment, the organization performing type testing and assessment prepares one (01) set of documents to submit to the Directorate. The dossiers include:

1. Summary report on the results of type testing and type assessment using Form 3. BCPDM in the Appendix issued with this Circular.

2. Testing certificate, minutes of testing results according to the form specified in the corresponding testing procedure (for types to be tested according to regulations).

Article 13. Decision on type approval

1. Based on the type approval registration dossier and the valid type testing and evaluation results dossier, the Directorate shall consider and decide to approve the type for the establishment.

In case the establishment's dossier does not meet the requirements, the Directorate issue a written notification of the rejection and provide explanation.

2. The decision on type approval has the following main contents:

a) Name and address of the establishment's headquarters;

b) Name of manufacturer and country of manufacture (for imported types);

c) Symbol and category of type;

d) Primary technical measurement specifications of type;

dd) Type approval symbol;

e) Validity.

3. Validity

a) The validity of the type approval decision or extension decision is ten (10) years from the date of signing;

b) The validity of the adjustment decision is the same as the previous one.

4. Type approval symbol is specified in Form 4. KHPDM in the Appendix issued with this Circular.

5. The decision on type approval is sent to the establishment and the Department of Standards, Metrology and Quality where the establishment's head office is registered.

6. The decision and pictures of the approved form are posted on the website of the Directorate.

Article 14. Retention of dossier of approved types

1. The approved type dossier set includes: Decision on type approval, type approval application dossier specified in Article 7 and dossier of testing results and type assessment specified in Article 12 of this Circular.

2. One (01) set of dossiers is kept at the Directorate. The establishment is responsible for preparing one (01) set of dossiers of the approved type and keeping it at the establishment.

3. The retention period is five (05) years after the type approval decisions, adjustment decisions, and extension decisions expire.


SECTION 2

EXTENSION OF EFFECT, ADJUSTMENT OF CONTENT, SUSPENSION, CANCELLATION OF DECISION ON TYPE APPROVAL
 

Article 15. Extension of the effect of the type approval decision

1. The effect extension is only carried out once (01) for one (01) type approval decision.

2. One (01) month before the expiration date of the decision on type approval, if there is a need, the establishment shall prepare one (01) set of application for extension and sends it to the Directorate whether directly or by post. The set of dossier consists of:

a) Proposal for renewal of the decision on type approval of the measuring instruments according to Form 5. DNGHPDM of the Appendix issued with this Circular;

b) Certified true copy (with confirmation of true copy from the establishment) of type approval decision.

3. Based on the application dossier, the Directorate shall consider and decide to extend the effect of the type approval decision (hereinafter referred to as the extension decision) in accordance with Article 13 of this Circular.

4. The extension decision and the dossier requesting effect extension are kept in accordance with Article 14 of this Circular.

Article 16. Adjustment of the content of the type approval decision

1. In case of request to change the name and head office address of the establishment with an approved form

a) The establishment prepares one (01) set of dossiers requesting adjustment and sends it to the Directorate whether directly or by post. The set of dossier consists of:

- Written request for adjustment;

- Documents related to the proposed adjustment content.

b) Within seven (07) working days from the date of receipt of complete and valid documents, the Directorate shall consider and issue an adjustment decision in accordance with Article 13 of this Circular on the adjusted content.

2. In case of request to adjust the contents related to the provisions at Point b, Point c, Point d Clause 2 Article 13 of this Circular

a) The establishment prepares one (01) set of dossiers requesting adjustment and sends it to the Directorate whether directly or by post. The set of dossier consists of:

- Written request clearly stating the content of the proposed adjustment;

- Documents related to the proposed adjustment content.

b) Within seven (07) working days from the date of receipt of valid documents, the Directorate shall review and issue written instructions to the establishment to approve the new type or issue adjustment decision in accordance with Article 13 of this Circular for adjusted content.

3. Adjustment decisions and adjustment request documents are kept as prescribed in Article 14 of this Circular.

Article 17. Suspension of the effect of the type approval decision

1. Part or all of the decision on type approval shall be suspended in the following cases:

a) The establishment fails to fulfill its responsibilities as prescribed in Article 23 of this Circular, causing serious consequences;

b) The establishment has a written request to suspend the effect of the type approval decision.

2. The Directorate shall consider and issue a decision to suspend the part or all of the decision on type approval (hereinafter referred to as suspension decision) on a case-by-case basis. The suspension period must not exceed six (06) months from the effective date of the suspension decision.

3. The suspension decision is sent to the establishment and the Department of Standards, Metrology and Quality where the establishment's head office is registered and posted on the website of the Directorate.

4. During the suspension period specified in Clause 2 of this Article, after completing the remediation of consequences due to failure to carry out responsibilities as prescribed in this Circular, the suspended establishment has the right to prepare one (01) set of dossiers requesting to annul the effect of the suspension decision and send it to the Directorate, whether directly or by post. The set of dossier consists of:

a) A written request for canceling the suspension decision;

b) Documents and dossiers proving completion of remediation.

5. On a case-by-case basis, the Directorate shall decide whether to examine the said documents or carry out a site inspection at the establishment’s premises to verify the rectification.

6. Within seven (07) working days from the date of receipt of the dossier, if the dossier does not comply with regulations, the Directorate shall notify the establishment of the contents to be supplemented or amended.

7. Within seven (07) working days from the date of receipt of complete and valid documents, the Directorate shall issue a decision on annulment of the suspension decision (hereinafter referred to as the decision on annulment).

8. Retention of decisions and dossiers of suspension and dossiers of request for annulment shall comply with the provisions of Article 14 of this Circular.

Article 18. Cancellation of the effect of the type approval decision

1. Cancellation of the effect of the type approval decision applies to the following cases:

a) The establishment with the approval type is bankrupt, dissolved or has seriously violated the law;

b) The establishment has a suspension decision that has exceeded the suspension period but has not completed the remediation;

c) The establishment has a written request not to continue producing or importing measuring instruments according to the approved type.

2. The Directorate issues a decision on annulment of the type approval decision (hereinafter referred to as the decision on annulment).

3. The cancellation decision is sent to the establishment and the Department of Standards, Metrology and Quality where the establishment's head office is registered and posted on the website of the Directorate.

 

Chapter IV

VERIFICATION OF MEASURING INSTRUMENTS

 

SECTION 1

GENERAL REQUIREMENTS FOR VERIFICATION
 

Article 19. Verification regimes

1. Initial verification means the first verification of measuring instruments before being put into use.

2. Periodic verification means the periodic verification specified in Article 4 of this Circular for measuring instruments during use.

Comparative verification is a form of periodic verification carried out according to the requirements specified in Section 2 Chapter IV of this Circular.

3. Post-repair verification means the verification of measuring instruments in one of the following cases:

a) The repaired measuring instrument fails to satisfy the prescribed technical measurement requirements;

b) The verification certifications (verification mark, verification stamp, verification certificate) of the measuring instrument is lost, broken or otherwise damaged but the structure and technical measurement specifications of the measuring instrument are not changed compared to the approved type;

c) According to inspection and examination conclusions of competent agencies and persons;

d) The user of the measuring instrument suspects that the measuring instrument does not satisfy the prescribed technical measurement requirements and requests re-verification.

Article 20. Requirements for performing verification

1. The verification is selected and carried out by the establishment with the measuring instrument to be inspected in accordance with the agreement with the appointed verification organization with appropriate verification scope in the List of appointed verification organizations.

The list of appointed verification organizations is posted on the website of the Directorate.

2. The verification is carried out by the measurement verifier of the appointed verification organization. The measurement verifiers must be certified and issued cards according to regulations.

3. The verification is carried out according to the order and procedures specified in the corresponding measuring instrument verification process issued by the Directorate.

4. In case there are no verification procedures applied to a measuring instrument, the Directorate shall appoint a verification organization to develop, submit to the Directorate for approval a temporary verification process and conduct the verification.

The development of temporary verification procedures is based on the recommendations of the International Organization for Legal Metrology (OIML), standards of the International Electrotechnical Commission (IEC), standards of the International Organization for Standardization (ISO), Vietnam’s standards (TCVN), intramural standards (TCCS), foreign standards, technical regulations related to types.

5. The forms of verification certificates shall be uniform nationwide.

6. Verification certificates must be printed, manufactured, issued, managed and used in accordance with regulations. Verification certificates issued to measuring instruments that meet requirements are effective nationwide.

7. The verification certificate shall be invalidated in one of the following cases:

a) The verification interval is over;

b) There has been a change or improvement that changes the technical measurement specifications of the measuring instrument;

c) The measuring instrument is damaged or fails to satisfy the prescribed technical measurement requirements;

d) The verification certificates are lost, damaged or otherwise damaged.


SECTION 2

REQUIREMENTS FOR COMPARATIVE VERIFICATION
 

Article 21. Measuring instruments with required comparative verification

1. Measuring instruments with required comparative verification include:

a) Electricity meters;

b) Cold water gauges.

2. According to state management requirements at each stage, the Directorate shall propose the Ministry of Science and Technology to amend and supplement measuring instruments with required comparative verification in Clause 1 of this Article.

Article 22. Requirements for comparative verification

1. The organization assigned to perform comparative verification (referred to as comparative verification organization) must ensure the following requirements:

a) The comparative verification organization must be on the list of inspection organizations appointed by the Directorate specified in Clause 1, Article 20 of this Circular;

b) On quantity: There is no less than two (02) organizations for one (01) type of measuring instrument with required comparative verification in one (01) province or centrally run city.

2. The number of measuring instruments verified by an organization depends on the number of measuring instruments with required comparative verification in one (1) year in one (01) province or centrally run city and the requirements for state management for measurement in that locality.

3. The number and names of comparative verification organizations, number of measuring instruments with required comparative verification at each verification organization shall be determined and reported by the Directorate after receiving opinions from Provincial Department for Standards, Metrology and Quality.

4. The comparative verification is carried out in accordance with Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 20 of this Circular.

 

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF STATE MEASUREMENT AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

 

Article 23. Responsibilities of establishments manufacturing and importing measuring instruments

1. Adhere to regulations on approval of measuring instrument types in Chapter II and Chapter III of this Circular when manufacturing and importing measuring instruments.

2. Manufacture and import measuring instruments in accordance with type approval.

3. Take measures to prevent interference that changes the primary technical measurement specifications of measuring instruments during use.

4. Carry out the initial verification of measuring instruments in accordance with Chapter IV of this Circular.

5. Comply with inspection and testing of measurement by competent state agencies in accordance with law.

6. Implement the regulations in this Circular and other relevant laws.

7. Make reports on production and import of measuring instruments and send them to the Directorate every year before March 31 or on request.

Article 24. Responsibilities of traders of measuring instruments

1. Trade only measuring instruments granted type approval.

2. Inform customers about technical measurement specifications of measuring instruments.

3. Comply with inspection and testing of measurement by competent state agencies in accordance with law.

Article 25. Responsibilities of establishments using measuring instruments

1. Ensure conditions for storage and use of measuring instruments according to the manufacturer's regulations and technical measurement requirements of the competent state agency in charge of measurement.

2. Carry out periodic verification and post-repair verification of measuring instruments during use in accordance with Chapter IV of this Circular.

3. Comply with requirements on professional qualifications, expertise, and professional experience for users of measuring instruments when performing category-2 measurements according to regulations of competent state management agencies on measurement.

4. Ensure the prescribed conditions for people with related rights and obligations to monitor and inspect the implementation of measurements, measurement methods, measuring instruments, and quantity of goods.

5. Comply with inspection and testing of measurement by competent state agencies in accordance with law.

Article 26. Responsibilities of the appointed measuring instrument verification, calibration or testing organization

1. Carry out verification and testing of measuring instruments in accordance with this Circular.

2. Carry out customers' requests for verification and testing of measuring instruments, except in force majeure cases.

3. Carry out manufacturing and management and use of verification and testing certificates according to regulations.

4. Manage verification and testing activities of measuring instruments of measurement verifiers and testing staff.

5. Comply with inspection and testing of measurement by competent state agencies in accordance with law.

6. Make reports on verification and testing activities and send them to the Directorate and the province-level Department of Standards, Metrology and Quality where the verification and testing organization’s head office is registered every year before March 31 or on request.

Article 27. Responsibilities of the Directorate for Standards, Metrology and Quality

1. Promulgate Vietnamese technical measurement documents on technical measurement requirements, verification procedures, and testing procedures for measuring instruments.

2. Approve measuring instrument types.

3. Appoint an organization to verify measuring instruments and organize testing of measuring instruments according to regulations.

4. Notify in writing to the province-level Department of Standards, Metrology and Quality and relevant organizations and individuals about the number of measuring instruments with required comparative verification and the organization appointed to perform comparative verification in the locality every year before June 30 or on request.

5. Carry out inspections of implementation of this Circular in accordance with the law.

Article 28. Responsibilities of the Department of Science and Technology of provinces and centrally run cities

1. Direct the Department of Standards, Metrology and Quality to carry out state inspection of measurement for measuring instruments within the scope of responsibility specified in Clause 3, Article 13 of the Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Measurement.

2. Direct the Department Inspectorate to inspect and examine compliance with the law on measurement in the area, resolve complaints and denunciations and handle violations of measurement in accordance with law.

Article 29. Responsibilities of the Department of Standards, Metrology and Quality of provinces and centrally run cities

1. Inform, propagate and guide relevant organizations and individuals to implement the provisions of this Circular.

2. Inspect measuring instruments under their management according to Clause 3, Article 13 of the Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Measurement.

3. Make a report on the implementation of comparative verification, propose the number of measuring instruments with required comparative verification, and the organization appointed to perform comparative verification in the locality and send it to the Directorate and the province-level Department of Science and Technology every year before May 30 or on request.

 

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 30. Effect

1. This Circular takes effect from November 15, 2013.

2. The following documents are annulled:

a) Decision No. 1073/QD-BKHCNMT dated May 17, 2002 of the Minister of Science, Technology and Environment (currently the Ministry of Science and Technology) on promulgating the Procedures for verification of measuring instruments;

b) Decision No. 65/2002/QD-BKHCNMT dated August 19, 2002 of the Minister of Science, Technology and Environment (currently the Ministry of Science and Technology) stipulating the promulgation of the “List of measuring instruments subject to verification and registration for verification”;

c) Decision No. 22/2006/QD-BKHCN dated November 10, 2006 of the Minister of Science and Technology regulating the approval of measuring instrument types;

d) Decision No. 13/2007/QD-BKHCN dated July 6, 2007 of the Minister of Science and Technology promulgating the “List of measuring instruments to be verified”;

dd) Decision No. 25/2007/QD-BKHCN dated October 5, 2007 of the Minister of Science and Technology regulating the application of verification process and interval for measuring instruments under the List of measuring instruments to be verified;

e) Decision No. 11/2008/QD-BKHCN dated August 29, 2008 of the Minister of Science and Technology amending and supplementing the “List of measuring instruments to be verified” issued together with the Decision No. 13 /2007/QD-BKHCN dated July 6, 2007;

g) Circular No. 14/2011/TT-BKHCN dated June 30, 2011 of the Minister of Science and Technology amending and supplementing a number of articles of the Decision No. 22/2006/QD-BKHCN dated November 10, 2006 of the Minister of Science and Technology regulations on approval of measuring instrument types.

Article 31. Transitional provisions

1. With regard to measuring instruments put into operation before the effective date of this Circular and have not granted type approval, their users shall submit applications for type approval as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 Article 7 of this Circular to the Directorate.

Based on the number and type of measuring instruments requested for approval, the Directorate shall consider and decide to check documents or conduct actual inspection and assessment at the place of use to decide on type approval for the establishment. Actual assessment costs are born by the establishment.

2. Establishments manufacturing and importing measuring instruments with a valid type approval certificate under the Decision No. 22/2006/QD-BKHCN dated November 10, 2006 of the Minister of Science and Technology are permitted to keep manufacturing/importing measuring instruments in accordance with the approved type and in accordance with this Circular until the expiration date of the type approval certificate issued to the establishment.

Article 32. Implementation organization

1. The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize the implementation of this Circular.

2. The relevant State agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

3. Difficulties or problems that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Science and Technology for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Tran Viet Thanh

 

 

APPENDIX

FORMS
(Issued together with the Circular No. 23/2013/TT-BKHCN dated September 26, 2013 of the Minister of Science and Technology)

 

 

1. Registration for type approval of measuring instruments

Form 1. DKPDM

23/2013/TT-BKHCN

2. Commitment to software of measuring instruments

Form 2. CKPM

23/2013/TT-BKHCN

3. Summary report on the results of type testing and type assessment

Form 3. BCPDM

23/2013/TT-BKHCN

4. Type approval symbol

Form 4. KHPDM

23/2013/TT-BKHCN

5. Proposal for renewal of the decision on type approval of the measuring instruments

Form 5. DNGHPDM

23/2013/TT-BKHCN

 


 

 

Form 1. DNPDM

23/2013/TT-BKHCN

THE GOVERNING BODY
NAME OF PROPOSING ESTABLISHMENT
-----------------------------

No.…………..

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------------

............, dated...............................

 

 

REGISTRATION FOR TYPE APPROVAL OF MEASURING INSTRUMENTS

 

 

Respectfully send to: The Directorate for Standards, Metrology and Quality

 

 

Name of establishment:....................................................................................

Address of Head Office (1): ..............................................................................................

Address of Transaction office (if any):................................................... .................................

Tel: ……………………....Fax:........................... Email:..................................

Business Registration Number: ………….... Date of issue............................. Place of issue................................

Submits for approval of the type for (production or import of) (2) the following measuring instruments:

Name of measuring instruments:

Primary technical measurement specifications: (specify the manufacturer's name, name of country of manufacture, symbol, type, measuring range, accuracy level and other important technical measurement specifications)

Requests for exemption/reduction of type testing according to: (3)

Reasons for requesting exemption/reduction of type testing:

Attached documents (4):

 

 Recipients:
- As above;
- Save...

THE PROPOSING ESTABLISHMENT
(Signature, full name, seal)

____________

(1): Clearly specify the business registration or establishment decision

(2): Specify production or import.

(3): Clearly specify the request for exemption/reduction of type testing in accordance with specific articles, clauses, and points of the Circular No. 23/2013/TT-BKHCN.

(4): Specify the name of the attached document (For example: Documents related to requests for exemption or reduction of type testing; customs declaration for import cases, etc.).

 

 

Form 2. CKPM

23/2013/TT-BKHCN
 

THE GOVERNING BODY
NAME OF PROPOSING ESTABLISHMENT
-------------------

No. ………………..

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------------

............, dated...............................

 

 

COMMITMENT TO SOFTWARE PROGRAM OF MEASURING INSTRUMENTS

 

 

Respectfully send to: The Directorate for Standards, Metrology and Quality

 

 

Name of establishment:...............................................................................

Address of Head Office (1):   .........................................................................................

Address of Transaction office (if any):................................................... .................................

Tel: …………………...Fax:........................... Email:......................................

Name of measuring instrument requested for approval: ...........................................................

Type, symbol: ..........................................................................

The establishment hereby commits to ensuring the use and operation of functions according to the software program of the (manufactured or imported) measuring instrument (2) conform to the approved type without changing its primary technical measurement specifications.

The establishment takes full responsibility before the law if it acts contrary to the content of this commitment./.

Attached documents:

- CD containing software program (with establishment seal).

 

 

THE PROPOSING ESTABLISHMENT
(Signature, seal)

 

            ____________

(1): Clearly specify the business registration or establishment decision

(2): Specify production or import.

 

Form 3. BCPDM

23/2013/TT-BKHCN
 

THE GOVERNING BODY
NAME OF ASSESSMENT ORGANIZATION
----------------------

No. …………….

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------------

............, dated...............................

 

 

SUMMARY REPORT

ON THE RESULTS OF TYPE TESTING AND TYPE ASSESSMENT

 

 

Respectfully send to: The Directorate for Standards, Metrology and Quality

 

 

At the request of...(specify name of proposing establishment, address of head office) (1) …, from ... date ......... to date.......................(specify name of assessment organization) assessed for approval of (manufactured or imported) type (2) for the following types of measuring instruments:

Name of measuring instrument type: ........................................................................................

Type, symbol: ...........................................................................................................

Name of manufacturer:................................................... ................................................................ ....

Name of country of manufacture:.........................................................................................................

Based on the minutes of type testing results and type assessment results, (specify the name of the assessment organization) shall report to the Directorate for Standards, Metrology and Quality about the type as follows:

The type has the following primary technical measurement specifications: (specify the measurement range, accuracy level/allowable error, technical characteristics of the type, etc.)

1. Type assessment

a) The type complies with the technical measurement requirements specified in the testing process ...(specify the name of the testing process)...:

□ Passed.

□ Failed.

b) The type has a structure and technical features that ensure the prevention of changes in primary technical measurement specifications during use:

□ Passed.

□ Failed.

c) A set of type pictures ensures the requirement on comparison, comparison, and inspection of conformity of manufactured or imported measuring instruments compared to types:

□ Passed.

□ Failed.

d) Management and technical measures developed and applied by the establishment compared to the requirements to ensure that the measuring instrument produced or imported by the establishment is consistent with the approved type:

□ Passed.

□ Failed.

2. Conclusions and Recommendations

(Name of assessment organization) requests the Directorate for Standards, Metrology and Quality to review (approve or disapprove) the type./.

 
 

 Recipients:
- As above;
- Save...

THE ASSESSMENT ORGANIZATION
(Signature, full name, seal)

 

 

 

____________

(1): Clearly specify the business registration or establishment decision

(2): Specify production or import.

 

Form 4. KHPDM

23/2013/TT-BKHCN
 

TYPE APPROVAL SYMBOL
 

1. The type approval symbol must be placed in easy-to-see, easy-to-read position, and is not damaged during use, transportation, and storage of the measuring instrument.

2. The type approval symbol consists of three groups of letters and numbers:

a) The first group includes three letters PDM;

b) The second group is the number of type approved in the year;

c) The third group includes four numbers indicating the year of approval.

There is a space between the first group and the second group. There is a dash between the second group and the third group.

For example: PDM 001-2014

3. The type approval symbols must be clear, with letter and number height not less than two (2) mm./.

 

 

Form 5. DNGHPDM

23/2013/TT-BKHCN
 

THE GOVERNING BODY
NAME OF PROPOSING ESTABLISHMENT
-------------------

No. …………….

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------------

............, dated...............................

 

 

PROPOSAL FOR RENEWAL OF THE DECISION ON TYPE APPROVAL OF THE MEASURING INSTRUMENTS

 

 

Respectfully send to: The Directorate for Standards, Metrology and Quality

 

 

Name of establishment: ..............................................................................................................

Address of Head Office(1): ............................................................................................

Address of Transaction office (if any): ...................................................................

Tel: ………………………Fax:…………………..Email: ...............................

Business Registration Number: ………………….Date of issue ...............Place of issue

Request the Directorate to extend the validity of the decision on type approval of the measuring instruments number……..dated….…….……..

Change in technical characteristics and technical measurement specifications compared to the approved type (if there are changes in symbol type, measurement range, accuracy level and other technical characteristics and technical measurement specifications)

 

 Recipients:
- As above;
- Save...

THE PROPOSING ESTABLISHMENT
(Signature, full name, seal)

____________

(1) Clearly specify the business registration or establishment decision

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 23/2013/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 23/2013/TT-BKHCN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất