Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

thuộc tính Thông tư 22/2014/TT-BKHCN

Thông tư 22/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2014/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:25/08/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

Số: 22/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ VÀ NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định nguyên tắc và yêu cầu đối với quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, trách nhiệm của tổ chức cá nhân liên quan trong quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, trừ các nội dung sau đây:
a) Quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
b) Quản lý chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (chất thải NORM) phát sinh từ các hoạt động khai thác, chế biến quặng, khoáng sản và khai thác dầu khí;
c) Chôn cất chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
2. Thông tư này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động tại Việt Nam liên quan tới việc phát sinh chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và tiến hành các hoạt động liên quan trong quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý quy định tại Thông tư này và phải thải bỏ. Chất thải phóng xạ không bao gồm nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
2. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là nguồn phóng xạ kín mà tổ chức, cá nhân sở hữu không còn sử dụng trong công việc bức xạ được cấp giấy phép và không có ý định tiếp tục sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác hoặc không được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép cho phép sử dụng tiếp.
3. Chất thải phóng xạ sinh học là chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý. Chất thải sinh học bao gồm chất thải có khả năng phân hủy sinh học và chất thải sinh học y tế.
Chất thải có khả năng phân hủy sinh học là chất thải có khả năng bị phân hủy sau một khoảng thời gian, biến thành hợp chất gốc nhờ các vi sinh vật. Chất thải dạng này bao gồm chất thải sinh hoạt dạng rắn từ cây cỏ, thực phẩm, giấy, nhựa có khả năng phân hủy, chất thải ra từ người, động vật.
Chất thải sinh học y tế là chất thải có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác. Chất thải dạng này bao gồm vật liệu, vật dụng thải bỏ từ các cơ sở nêu trên như bông, băng, gạc, quần áo, găng tay, kim tiêm, xilanh và mô người, mô động vật.
4. Chủ nguồn chất thải phóng xạ là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có phát sinh chất thải phóng xạ do bản chất của công việc bức xạ hoặc để xảy ra sự cố phát sinh chất thải trong quá trình xử lý sự cố.
5. Chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phát sinh từ công việc bức xạ đã được cấp phép.
6. Cơ sở lưu giữ‎ chất thải phóng xạ là cơ sở được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
7. Mức thanh lý là giá trị nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ mà khi chất thải chứa các nhân phóng xạ có nồng độ hoạt độ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đó sẽ được coi là không gây nguy hại bức xạ đối với con người và môi trường và được quản lý như chất thải không phóng xạ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Chất thải phóng xạ phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường kể từ khi phát sinh cho đến khi được phép thải bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn cất hoặc tái chế đối với vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường cho đến khi được chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài hoặc chôn cất.
2. Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm không gây hại cho con người và môi trường cả ở hiện tại và tương lai, bảo đảm sao cho tổng liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị giới hạn liều quy định tại Thông tư số 19/2012/TT- BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
3. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nước ngoài trong trường hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp có chính sách nhận lại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
4. Việc quản lý chất thải phóng xạ trong thành phần còn chứa các chất nguy hại không phóng xạ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Thông tư này, phải tuân thủ các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.
5. Chất thải có chứa các nhân phóng xạ phát sinh trong một công việc bức xạ có thể được phép thải trực tiếp vào môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải không lớn hơn mức thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng xạ trong thành phần chất thải dạng khí, dạng lỏng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ cho phép để được thải vào môi trường do cơ quan quản lý nhà nước quy định và phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
6. Vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại sắt, đồng, chì, nhôm (sau đây gọi là kim loại nhiễm bẩn phóng xạ) và sản phẩm nấu chảy trực tiếp từ các kim loại này có thể được sử dụng cho tái chế nếu nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ có trong kim loại và mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
7. Cấm bổ sung thêm các thành phần không chứa chất phóng xạ vào chất thải phóng xạ nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải phóng xạ để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường hoặc tiêu chuẩn cho phép tái chế.
Chương II
YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ, NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Điều 4. Thu gom chất thải phóng xạ
1. Chất thải phóng xạ dạng rắn phải được thu gom, phân tách khỏi chất thải không phóng xạ và phân loại dựa trên chu kỳ bán rã của các nhân phóng xạ, hoạt độ phóng xạ có trong chất thải và đặc tính hóa lý của chất thải (đốt được, nén được, kim loại hay chất thải sinh học)‎ theo quy định phân loại chất thải phóng xạ tại Phụ lục I Thông tư này để phục vụ cho bước quản lý tiếp theo. Việc thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Chất thải phóng xạ dạng rắn phải được thu gom theo từng loại riêng biệt;
b) Khi thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn trong thùng đựng thì thùng phải có nắp đậy, đóng mở bằng bàn đạp chân, có lót bao hoặc túi nylon ở trong, được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho nhân viên bức xạ và có dấu hiệu cảnh báo bức xạ dán bên ngoài. Bao, túi thu gom chất thải phóng xạ phải có màu khác nhau cho các loại chất thải phóng xạ khác nhau;
c) Các thùng, bao, túi đựng chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi thu gom phải được bao gói cẩn thận, dán nhãn thông tin nhận dạng trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời với các thông tin trên nhãn như sau:
- Số nhận dạng của thùng, bao, túi đựng;
- Nhân phóng xạ có trong chất thải;
- Phân loại của chất thải;
- Nơi phát sinh chất thải;
- Các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn khác (ví dụ nguy hiểm hóa học, truyền bệnh, cháy nổ);
- Suất liều phóng xạ bề mặt thùng, bao, túi đựng và ngày tháng năm đo.
d) Chất thải phóng xạ dạng rắn được thu gom phải lập thành hồ sơ với các thông tin:
- Số lượng chất thải phóng xạ rắn được thu gom;
- Thông tin nhận dạng của từng thùng, bao, túi đựng chất thải phóng xạ;
- Ngày tháng năm đưa vào nơi lưu giữ.
2. Chất thải phóng xạ dạng lỏng (sau đây gọi là nước thải phóng xạ) phải được thu gom tách khỏi nước thải không phóng xạ vào các bể chứa hoặc các bình đựng. Việc thu gom nước thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Khi thu gom nước thải bằng bình đựng thì bình phải được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho các nhân viên và bảo đảm ngăn ngừa việc rò rỉ nước thải phóng xạ ra môi trường. Bình đựng nước thải phóng xạ thu gom phải đặt trong một thùng kim loại, giữa thùng kim loại và bình phải đổ chất hấp thụ để hấp thụ nước rò rỉ. Bình đựng và thùng bên ngoài phải có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ;
b) Các bình đựng thu gom nước thải phóng xạ phải dán nhãn thông tin nhận dạng như quy định đối với thùng, bao, túi thu gom chất thải dạng rắn trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời;
c) Các bể thu gom nước thải phóng xạ phải được bố trí và thiết kế bảo đảm các yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
d) Nước thải phóng xạ thu gom phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ với các thông tin:
- Số lượng bình đựng nước thải phóng xạ thu gom và thông tin nhận dạng của từng bình;
- Lượng nước thải phóng xạ (m3) và ngày tháng năm được thu gom vào các bể chứa;
- Các nhân phóng xạ chính có trong nước thải và nơi phát sinh nước thải.
3. Chất thải phóng xạ sau khi thu gom phải được lưu giữ, xử lý, điều kiện hóa, thải ra môi trường hoặc chuyển giao theo quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 Thông tư này.
Điều 5. Thải chất thải ra môi trường
1. Chất thải dạng khí có chứa các nhân phóng xạ phát sinh từ các cơ sở sử dụng chất phóng xạ trong y tế, công nghiệp và nghiên cứu được lọc và kiểm soát để bảo đảm lượng nhân phóng xạ trong khí thải ra môi trường khi vận hành bình thường không vượt quá mức cho phép quy định tại Bảng 1 Phụ lục III Thông tư này. Phát thải khí ra môi trường từ các cơ sở này phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Chất thải dạng khí có chứa các nhân phóng xạ phát sinh từ nhà máy điện hạt nhân, cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ bảo đảm sao cho liều bức xạ đối với công chúng do phát thải khí và nước thải ra môi trường từ mỗi cơ sở không vượt quá 100 µSv/năm. Phát thải khí ra môi trường từ các cơ sở này phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ và lượng khí thải phát thải ra môi trường, hoạt độ phóng xạ trong khí thải phải được đo kiểm tra, lập thành hồ sơ.
3. Chất thải phóng xạ dạng rắn thuộc loại mức thấp, sống rất ngắn được lưu giữ tại cơ sở để phân rã đến mức nồng độ hoạt độ nhỏ hơn hoặc bằng mức thanh lý quy định tại Phụ lục II Thông tư này và thải bỏ như chất thải không nguy hại.
4. Nước thải phóng xạ từ các cơ sở y tế, công nghiệp và nghiên cứu có sử dụng chất phóng xạ được lưu giữ tại cơ sở để chờ phân rã hoặc được xử lý loại bỏ thành phần phóng xạ để bảo đảm sao cho lượng nhân phóng xạ trong nước thải khi thải ra môi trường không vượt quá mức cho phép quy định tại Bảng 2 Phụ lục III Thông tư này.
5. Nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ bảo đảm để nước thải từ mỗi cơ sở ra môi trường tuân thủ quy định về liều bức xạ công chúng tại Khoản 2 Điều này.
6. Quy trình thải chất thải dạng rắn và nước thải có chứa các nhân phóng xạ ra môi trường phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phải lập hồ sơ của mỗi lần thải với các thông tin sau:
a) Dạng (rắn hoặc lỏng) và lượng chất thải, nước thải (kg hoặc m3) được thải ra môi trường;
b) Thành phần các nhân phóng xạ trong chất thải;
c) Quy trình thải và điểm thải;
d) Phương pháp và kết quả đo kiểm tra hoạt độ phóng xạ có trong chất thải khi thải ra môi trường.
7. Khi thải chất thải có chứa các nhân phóng xạ ra môi trường vượt quá mức cho phép, chủ nguồn chất thải phóng xạ phải điều tra làm rõ nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi xảy ra sự cố thải ra môi trường vượt mức cho phép, phải báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi công việc bức xạ phát sinh chất thải phóng xạ được tiến hành.
Điều 6. Chuyển giao chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Việc chuyển giao chất thải phóng xạ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
a) Có hợp đồng chuyển giao chất thải phóng xạ được ký giữa bên giao và bên tiếp nhận, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ bên giao và bên tiếp nhận, thông tin về chất thải phóng xạ, số lượng chất thải phóng xạ, số nhận dạng của mỗi kiện chất thải phóng xạ và quy định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý đối với chất thải phóng xạ sau khi hoàn thành việc chuyển giao;
b) Bên chuyển giao phải có nghĩa vụ tài chính đóng góp phí xử lý, lưu giữ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
c) Tuân thủ các quy định pháp luật về xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
d) Việc giao nhận chất thải phóng xạ phải được lập thành biên bản (số lượng 03 bản) theo Mẫu số 1 Phụ lục V Thông tư này, có chữ k‎ý của đại diện bên giao, bên vận chuyển và bên tiếp nhận; mỗi bên giữ 01 bản để lưu;
đ) Việc giao nhận phải được kiểm tra và xác nhận của các bên liên quan bảo đảm chất thải phóng xạ được chuyển đúng số lượng, chủng loại và đến đúng địa chỉ của cơ sở tiếp nhận theo hợp đồng;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao chất thải phóng xạ, chủ nguồn chất thải phóng xạ phải gửi bản sao biên bản giao nhận chất thải phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi công việc bức xạ phát sinh chất thải phóng xạ được tiến hành.
2. Việc chuyển giao kim loại nhiễm bẩn cho cơ sở tái chế phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ với các thông tin:
a) Chủng loại kim loại;
b) Khối lượng chuyển giao;
c) Mã lô hàng chuyển giao;
d) Kết quả kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ;
đ) Ngày tháng năm chuyển giao và tên, địa chỉ các bên giao, bên nhận.
3. Việc chuyển trả nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nước ngoài phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có hợp đồng được ký giữa bên giao của phía Việt Nam và bên tiếp nhận của phía nước ngoài, ghi rõ tên, địa chỉ bên giao, bên tiếp nhận, thông tin về tên, hoạt độ phóng xạ, mã hiệu (model) và số xêri (series No.) của nguồn phóng xạ;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về xin cấp giấy phép vận chuyển, xuất khẩu nguồn phóng xạ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu nguồn phóng xạ, chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải gửi báo cáo về kết quả xuất khẩu nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo Mẫu số 2 Phụ lục V Thông tư này và bản sao chứng từ xác nhận nguồn phóng xạ đã thực xuất của cơ quan hải quan cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi nguồn phóng xạ đã được sử dụng đối với trường hợp nguồn phóng xạ được sử dụng cố định hoặc Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng đặt trụ sở chính trong trường hợp nguồn phóng xạ được sử dụng di động.
4. Việc chuyển giao nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác hoặc cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có hợp đồng chuyển giao nguồn phóng xạ, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ bên giao và bên nhận, thông tin về tên, hoạt độ phóng xạ, mã hiệu (model), số xêri (series No.) của nguồn phóng xạ và quy định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về quản lý an toàn, an ninh nguồn phóng xạ sau khi hoàn thành việc chuyển giao;
b) Trường hợp chuyển giao nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ, bên chuyển giao phải có nghĩa vụ tài chính đóng góp phí lưu giữ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
d) Việc giao nhận nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được lập biên bản (số lượng 03 bản) theo Mẫu số 3 Phụ lục V Thông tư này, có chữ k‎ý của đại diện bên giao, bên vận chuyển và bên tiếp nhận; mỗi bên giữ 01 bản để lưu;
đ) Việc giao nhận phải được kiểm tra và xác nhận của các bên liên quan bảo đảm nguồn phóng xạ được chuyển đúng số lượng, chủng loại và đến đúng địa chỉ của cơ sở tiếp nhận theo hợp đồng;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao nguồn phóng xạ, chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải gửi bản sao biên bản giao nhận nguồn phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương như quy định tại điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 7. Xử lý chất thải phóng xạ
1. Chất thải phóng xạ dạng rắn không phải loại mức thấp, sống rất ngắn sau khi thu gom sẽ được xử lý tùy theo đặc tính của chất thải trước khi điều kiện hóa và lưu giữ bằng các biện pháp sau:
a) Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được nén hoặc ép để giảm thể tích nếu được xác định là loại chất thải có thể nén, ép được và bảo đảm:
- Chất thải không chứa thành phần có thể gây phản ứng hóa học hoặc làm hỏng kiện chất thải khi điều kiện hóa;
- Không có nguồn phóng xạ lẫn trong chất thải;
- Các thành phần có khả năng gây nhiễm bệnh đã được loại bỏ khỏi chất thải hoặc đã được khử trùng;
- Không có bình áp suất lẫn trong chất thải;
- Chất thải đã được làm khô trước khi nén, ép.
b) Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được đốt nếu được xác định là loại chất thải có thể đốt được và bảo đảm:
- Không có nguồn phóng xạ lẫn trong chất thải;
- Không có bình áp suất lẫn trong chất thải;
- Có công nghệ đốt kiểm soát được việc đốt cháy hoàn toàn các thành phần ẩm ướt và xử lý khí thải đạt mức cho phép thải ra môi trường;
- Có giải pháp để quản lý đối với tro phóng xạ tạo ra.
2. Nước thải phóng xạ chứa các nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã từ 100 ngày trở lên phải được xử lý để tách các nhân phóng xạ khỏi thành phần nước thải bảo đảm hoạt độ phóng xạ còn lại trong nước thải sau khi xử lý nhỏ hơn hoặc bằng mức để được phép thải ra môi trường quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Việc xử lý nước thải phóng xạ phải bảo đảm:
a) Phương pháp xử lý phù hợp với đặc tính của nước thải phóng xạ;
b) Các thành phần chất thải thứ cấp tạo thành từ quá trình xử lý nước thải phóng xạ được xử lý và điều kiện hóa theo yêu cầu như đối với chất thải phóng xạ dạng rắn.
3. Chất thải phóng xạ sinh học phải được xử lý tiệt trùng bằng hơi, bằng bức xạ, khử khuẩn bằng hóa chất, xử lý nhiệt khô trước khi áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Điều kiện hóa chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi xử lý phải được điều kiện hóa để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được điều kiện hóa tạo thành khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hoặc lưu giữ trong contenơ chứa nguồn để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lưu giữ lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất sự rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường và giảm mức độ gây nguy hiểm đối với con người. Chất thải phóng xạ thuộc các loại khác nhau phải được điều kiện hóa thành khối điều kiện hóa riêng biệt.
2. Điều kiện hóa chất thải phóng xạ được thực hiện bằng cách cố định chất thải đã được xử lý vào trong một khối chất (như xi măng hóa, bitum hóa, polyme hóa ...), sau đó đặt trong một thùng chứa và bổ sung thêm các bao gói bên ngoài (ví dụ, đặt vào một thùng phuy bao ngoài) để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa.
3. Kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Kiện chất thải phóng xạ phải đảm bảo suất liều bức xạ cực đại sát bề mặt không vượt quá 2 mSv/h (200 mrem/h) và tại điểm cách bề mặt 1 mét không vượt quá 0,1 mSv/h (10 mrem/h); đảm bảo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt lấy trung bình trên toàn diện tích bề mặt không được vượt quá 4 Bq/cm2 đối với chất phát beta, gama, chất phát anpha độc tính thấp và không được vượt quá 0,4 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác;
b) Mỗi kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ, được dán nhãn và lập thành phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ bảo đảm cho việc quản lý lâu dài và dễ dàng tiếp cận. Nhãn trên kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa phải gồm các thông tin sau:
- Số nhận dạng của kiện;
- Trọng lượng của kiện;
- Suất liều bức xạ cực đại tại bề mặt và cách bề mặt kiện 1 mét, mức nhiễm bẩn bề mặt kiện và ngày tháng năm đo.
Phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ đối với kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa ngoài các thông tin như trên nhãn của kiện phải gồm các thông tin bổ sung sau:
- Nguồn gốc chất thải phóng xạ trong kiện;
- Dạng và chi tiết thiết kế của kiện chất thải phóng xạ;
- Kích thước bên ngoài và thể tích của kiện chất thải phóng xạ;
- Các nhân phóng xạ và nồng độ hoạt độ phóng xạ có trong kiện chất thải phóng xạ;
- Lượng vật liệu phân hạch có trong kiện chất thải phóng xạ;
- Các mối nguy hiểm khác có thể có của kiện chất thải phóng xạ.
4. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bị rò rỉ phóng xạ phải được điều kiện hóa như đối với chất thải phóng xạ để tạo thành khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; nguồn phóng xạ đã qua sử dụng vẫn nguyên vẹn, không rò rỉ phóng xạ có thể được lưu giữ trong các contenơ chứa nguồn hoặc điều kiện hóa như đối với chất thải phóng xạ tùy theo đặc tính của nguồn phóng xạ và sự lựa chọn của cơ sở lưu giữ. Khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ yêu cầu như đối với kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Contenơ chứa nguồn phải có khóa an ninh chống lấy nguồn phóng xạ ra khỏi contenơ bất hợp pháp, bảo vệ nguồn khỏi các tác động cơ học, cháy nổ;
c) Mỗi khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ, được dán nhãn và lập thành phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ bảo đảm cho việc quản lý lâu dài và dễ dàng tiếp cận. Nhãn trên khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phải gồm các thông tin:
- Số nhận dạng khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn;
- Suất liều phóng xạ cực đại tại bề mặt, cách bề mặt 1 mét và mức nhiễm bẩn bề mặt của khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn và ngày tháng năm đo.
Phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ ngoài các thông tin như trên nhãn của khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phải gồm các thông tin bổ sung sau:
- Tên, số xêri (Series No.), hoạt độ phóng xạ của các nguồn phóng xạ có trong khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn;
- Nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất của các nguồn phóng xạ;
- Chủ của từng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
6. Chỉ các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng mới được thực hiện điều kiện hóa, trừ đối với trường hợp điều kiện hóa nguồn đã qua sử dụng bằng cách giữ trong contenơ chứa nguồn.
Điều 9. Lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Chất thải phóng xạ dạng rắn và nước thải phóng xạ sau khi thu gom vào bình đựng phải được lưu giữ trong kho lưu giữ tạm thời tại cơ sở nơi phát sinh chất thải để chờ phân rã trước khi thải ra môi trường hoặc chờ để chuyển đi xử lý, điều kiện hóa hoặc chuyển đến cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Nước thải phóng xạ nếu không được thu gom vào bình đựng phải được thu gom và lưu giữ trong các bể lưu giữ chờ xử lý hoặc chờ phân rã. Nguồn phóng xạ sau khi chấm dứt sử dụng phải được lưu giữ trong kho lưu giữ tạm thời cho đến khi chuyển giao cho người sử dụng khác, chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài.
2. Kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được bố trí và thiết kế bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích của kho phải đủ rộng để có thể sắp xếp các thùng, bao, túi, bình đựng chất thải thu gom có thứ tự, dễ đưa vào và lấy ra khi cần thiết và bảo đảm duy trì trạng thái dưới tới hạn nếu lưu giữ vật liệu hạt nhân;
b) Đặt tại khu vực ít người qua lại, cách xa nơi lưu giữ vật liệu nguy hiểm (ví dụ như chất nổ, chất dễ cháy) và cách xa nguồn nước sinh hoạt, chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ và được xây dựng chắc chắn, bề mặt tường và sàn kho phải làm bằng vật liệu dễ tẩy xạ;
c) Thiết kế che chắn của kho phải bảo đảm để suất liều bức xạ bề mặt bên ngoài cửa ra vào, tường kho không vượt quá 0,5 µSv/h;
d) Có khả năng chống ngập lụt, chống tác hại tự nhiên (nóng, ẩm, mưa);
đ) Có khóa an ninh lắp cho cửa ra vào kho.
3. Kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa, khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được lưu giữ trong kho tại cơ sở được cấp giấy phép lưu giữ chất thải phóng xạ.
4. Kho lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa, khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải được bố trí và thiết kế bảo đảm:
a) Các yêu cầu như đối với kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có hệ thống thông gió để xử lý khí phóng xạ và nhiệt thoát ra từ các kiện chất thải phóng xạ được lưu giữ;
c) Có hệ thống chống cháy nổ;
d) Có các thiết bị thích hợp để thu gom chất phóng xạ bị rò rỉ;
đ) Có thiết bị bốc xếp thích hợp;
e) Có hàng rào bảo vệ, có biển cảnh báo bức xạ;
g) Bố trí hệ thống bảo vệ thích hợp.
5. Bể lưu giữ nước thải phóng xạ phải được thiết kế bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được đặt tại vị trí có ít người qua lại và tránh được tác động của điều kiện tự nhiên như mưa, ngập lụt;
b) Dung tích bể phải phù hợp với lượng nước thải phóng xạ cần thu gom và thời gian lưu giữ dự kiến;
c) Thiết kế phải bảo đảm suất liều bức xạ mặt ngoài bể nơi có thể tiếp cận không vượt quá 0,5 µSv/h, không rò rỉ nước thải phóng xạ ra môi trường và nguồn nước ngầm.
6. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn của kho lưu giữ, bể lưu giữ nước thải phóng xạ, cụ thể:
a) Định kỳ hàng quý phải kiểm tra mức bức xạ trong và ngoài kho, khu vực xung quanh các bể lưu giữ nước thải phóng xạ;
b) Định kỳ 06 tháng phải kiểm tra sự rò rỉ các loại nhân phóng xạ ra môi trường.
Điều 10. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ
1. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải được thiết kế và vận hành bảo đảm các yêu cầu chung như sau:
a) Bảo đảm để suất liều bức xạ, mức rò chất phóng xạ ra môi trường ở mức thấp nhất có thể; bảo đảm tổng liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ không vượt quá 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và tổng liều bức xạ cá nhân đối với công chúng không vượt quá 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
b) Áp dụng các biện pháp không để xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động;
c) Có quy trình vận hành cơ sở gồm các nội dung sau:
- Các điều kiện và giới hạn vận hành;
- Hệ thống quản lý;
- Các quy định về kiểm tra, thanh tra nội bộ;
- Quy định về đào tạo, huấn luyện nhân viên;
- Chương trình bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh cơ sở bức xạ, giám sát phát thải chất phóng xạ ra môi trường;
- Tiêu chí chấp nhận đối với các kiện chất thải phóng xạ;
- Chương trình ứng phó sự cố bảo đảm giảm tác hại đến mức thấp nhất khi xảy ra sự cố;
- Yêu cầu lập, lưu giữ hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ.
2. Thiết kế của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Bố trí khu vực xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cách xa khu vực làm việc, khu vực có đông người qua lại, khu vực bảo quản chất nguy hiểm khác;
b) Phải có khu vực tiếp nhận, kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ, khu vực xử lý chất thải phóng xạ, khu vực tiến hành điều kiện hóa chất thải phóng xạ và kho lưu giữ kiện chất thải điều kiện hóa, khối điều kiện hóa hay contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
c) Kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và kho lưu giữ kiện chất thải điều kiện hóa, khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được thiết kế bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 9 Thông tư này;
d) Có đủ trang thiết bị và năng lực kỹ thuật để tiến hành xử lý, điều kiện hóa chất thải phóng xạ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
Điều 11. Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ phải được lập, cập nhật, lưu giữ kể từ khi thu gom cho đến khi thải bỏ, tái chế hoặc lưu giữ tại kho của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.
2. Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được lập, cập nhật, lưu giữ kể từ khi chấm dứt sử dụng cho đến khi chuyển giao hoặc lưu giữ tại kho của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.
3. Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải gồm đầy đủ các thông tin sau:
a) Thống kê chất thải phóng xạ: Thông tin chất thải được thu gom, thông tin thải chất thải ra môi trường, thông tin về việc chuyển giao và tiếp nhận chất thải phóng xạ, thông tin các kiện chất thải điều kiện hóa được lưu giữ;
b) Thống kê nguồn phóng xạ đã qua sử dụng: Thông tin nhận dạng của nguồn phóng xạ, thông tin quá trình chuyển giao và tiếp nhận nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thông tin các khối điều kiện hóa và contenơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ;
c) Báo cáo đánh giá an toàn khi làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ thiết kế bể, kho lưu giữ, hệ thống xử lý chất thải phóng xạ;
đ) Kết quả đo kiểm tra, đánh giá mức phát thải ra môi trường và kết quả kiểm xạ môi trường;
e) Báo cáo các trường hợp sự cố liên quan đến quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ, NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Điều 12. Trách nhiệm của chủ nguồn chất thải phóng xạ
1. Chịu trách nhiệm quản lý bảo đảm an toàn, an ninh đối với chất thải phóng xạ từ khi phát sinh cho tới khi được phép thải bỏ như chất thải không nguy hại, chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc chuyển giao cho cơ sở tái chế đối với kim loại nhiễm bẩn phóng xạ.
2. Tiến hành thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn và nước thải phóng xạ theo yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Áp dụng các biện pháp lọc và kiểm soát chất thải phóng xạ dạng khí theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này trước khi thải trực tiếp ra môi trường.
4. Áp dụng các biện pháp quản lý chất thải phóng xạ dạng rắn và nước thải phóng xạ sau khi thu gom phù hợp với đặc tính, loại chất thải và điều kiện cụ thể của cơ sở:
a) Lưu giữ chất thải phóng xạ dạng rắn thuộc loại mức thấp, sống rất ngắn tại cơ sở để chờ phân rã và thải bỏ như chất thải không nguy hại theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với chất thải dạng rắn không thuộc loại quy định tại điểm a Khoản này, tiến hành xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ lâu dài tại cơ sở nếu có đủ năng lực hoặc phải chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ trong thời hạn không quá 03 năm kể từ sau khi thu gom, lưu giữ trong kho lưu giữ tạm thời;
c) Lưu giữ nước thải phóng xạ để phân rã và xử lý nước thải phóng xạ trước khi thải ra môi trường theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
5. Bảo đảm có kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Trường hợp tự xử lý, điều kiện hóa, lưu giữ lâu dài tại cơ sở, phải bảo đảm có đủ điều kiện, năng lực của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ quy định tại Điều 10 Thông tư này và phải được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ. Khi chuyển giao chất thải phóng xạ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
6. Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ từ khi phát sinh cho đến khi thải bỏ hoặc chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ, chuyển giao cho cơ sở tái chế đối với kim loại nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
7. Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
8. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ nguồn chất thải phóng xạ thuộc đối tượng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử thì chủ nguồn chất thải phóng xạ có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại Điều 36 Luật Năng lượng nguyên tử.
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với chất thải phóng xạ theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
9. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ nguồn chất thải phóng xạ không thuộc Khoản 8 Điều này thì chủ nguồn chất thải phóng xạ có trách nhiệm:
a) Thông báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về lý do, thời gian dự kiến chấm dứt hoạt động;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho chất thải phóng xạ và chuyển giao chất thải phóng xạ cho tổ chức, cá nhân khác có năng lực, điều kiện quản lý theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
c) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với chất thải phóng xạ theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Lựa chọn và áp dụng một trong các phương án sau đây để quản lý đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng:
a) Chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng nếu nguồn còn nguyên vẹn, không bị rò rỉ phóng xạ;
b) Chuyển trả lại cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài;
c) Chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
d) Lưu giữ lâu dài tại cơ sở nếu có đủ năng lực của cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ quy định tại Điều 10 Thông tư này và phải được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ;
đ) Lưu giữ tạm thời tại cơ sở trong thời gian không quá 03 năm cho đến khi thực hiện một trong các phương án quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này;
2. Kiểm tra, đánh giá sự rò rỉ phóng xạ của nguồn phóng xạ ngay sau khi chấm dứt sử dụng, đưa vào nơi lưu giữ tạm thời và trước khi chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác hoặc chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài.
3. Chịu trách nhiệm quản lý các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bảo đảm an toàn, an ninh từ khi phát sinh cho tới khi chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng hoặc chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.
4. Khi chuyển giao nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này; khi lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại cơ sở phải bảo đảm nguồn phóng xạ được lưu giữ trong kho có thiết kế bảo đảm an toàn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này và phải được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Lập và lưu giữ hồ sơ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng từ khi phát sinh cho đến khi được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
6. Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
7. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng thuộc đối tượng quy định tại các điểm b và c Khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử thì chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại Điều 36 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
8. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng không thuộc Khoản 7 Điều này thì chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có trách nhiệm:
a) Thông báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về lý do, thời gian dự kiến chấm dứt hoạt động;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và chuyển giao nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác có năng lực, điều kiện quản lý theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
c) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật năng lượng nguyên tử và Điều 35 Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.
2. Chuyển giao đầy đủ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho bên tiếp nhận theo hợp đồng và thực hiện yêu cầu ký xác nhận trong biên bản giao nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ
1. Bảo đảm các yêu cầu quy định đối với cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ tại Điều 10 Thông tư này.
2. Chỉ được tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi đã có giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
3. Thông báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo Mẫu số 4 Phụ lục V Thông tư này.
4. Lập và lưu giữ hồ sơ đối với chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tại cơ sở theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
5. Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
6. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ được đầu tư từ ngân sách nhà nước phải tiếp nhận, xử lý và lưu giữ không điều kiện đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chất thải phóng xạ không xác định được chủ nguồn chất thải phóng xạ và các trường hợp đặc biệt khác do yêu cầu quản lý nhà nước.
7. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ thuộc đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử thì chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại Điều 36 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
8. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ không thuộc Khoản 7 Điều này thì chủ chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ có trách nhiệm thực hiện quy định tại Khoản 9 Điều 12 và Khoản 8 Điều 13 Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân
1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:
a) Tổ chức, giám sát thu gom chất thải phóng xạ không xác định được chủ nguồn chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát không xác định được chủ nguồn phóng xạ.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân biện pháp quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
c) Thẩm định an toàn và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các công việc bức xạ có phát sinh chất thải phóng xạ và cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.
d) Thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong phạm vi cả nước và xử lý đối với các vi phạm.
2. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thu gom chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ được phát hiện trên địa bàn quản lý mà không xác định được chủ.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn quản lý về biện pháp quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
c) Tổ chức thanh tra và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trên địa bàn quản lý và xử lý đối với các vi phạm.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép và đang tiến hành các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng nhưng không đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Thông tư này, trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo các yêu cầu của Thông tư này để được tiếp tục hoạt động.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Công báo;
- Bộ KH&CN: Cục NLNT, Viện NLNTVN, Vụ PC;
- Lưu: VT, ATBXHN.

BỘ TRƯỞNG





Nguyễn Quân

PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI CHẤT THẢI PHÓNG XẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Phân loại theo đặc tính của nhân phóng xạ có trong chất thải

TT

Phân loại

Đặc điểm

1

Chất thải phóng xạ mức thấp, sống rất ngắn

Chất thải chỉ chứa các nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 100 ngày và có thể phân rã đến mức nhỏ hơn mức thanh lý trong vòng 5 năm kể từ khi phát sinh.

2

Chất thải phóng xạ mức thấp và trung bình, sống ngắn

Chất thải phóng xạ không có khả năng phân rã đến mức thấp hơn mức thanh lý trong vòng 5 năm kể từ khi phát sinh, chứa các nhân phóng xạ phát beta/gamma với chu kỳ bán rã nằm trong khoảng từ 100 ngày đến 30 năm hoặc các nhân phóng xạ phát alpha với nồng độ hoạt độ trung bình không lớn hơn 400 Bq/g.

3

Chất thải phóng xạ mức thấp và trung bình, sống dài

Chất thải phóng xạ chứa các nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã lớn hơn 30 năm hoặc chứa các nhân phóng xạ phát alpha với nồng độ hoạt độ trung bình lớn hơn 400 Bq/g nhưng không lớn hơn 104 TBq/m3.

4

Chất thải phóng xạ mức cao

Chất thải phóng xạ chứa các nhân phóng xạ với nồng độ hoạt độ trên 104 TBq/m3.

II. Phân loại theo đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học của chất thải

Dựa theo đặc trưng về vật lý, hóa học, sinh học, chất thải được phân loại như sau:

- Chất thải rắn, lỏng hoặc khí;

- Chất thải có thể đốt được;

- Chất thải có thể nén được;

- Chất thải sinh học;

- Chất thải kim loại.

PHỤ LỤC II

MỨC THANH LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Mức thanh lý đối với các nhân phóng xạ nhân tạo

Nhân phóng xạ

Nồng độ hoạt độ (Bq/g)

 

 

Nhân phóng xạ

Nồng độ hoạt độ (Bq/g)

 

 

Nhân phóng xạ

Nồng độ hoạt độ (Bq/g)

 

H-3

100

 

 

Sc-47

100

 

 

Co-58m

10000

*

Be-7

10

 

 

Sc-48

1

 

 

Co-60

0,1

 

C-14

1

 

 

V-48

1

 

 

Co-60m

1000

*

F-18

10

*

 

Cr-51

100

 

 

Co-61

100

*

Na-22

0,1

 

 

Mn-51

10

*

 

Co-62m

10

*

Na-24

1

*

 

Mn-52

1

 

 

Ni-59

100

 

Si-31

1000

*

 

Mn-52m

10

*

 

Ni-63

100

 

P-32

1000

 

 

Mn-53

100

 

 

Ni-65

10

*

P-33

1000

 

 

Mn-54

0,1

 

 

Cu-64

100

*

S-35

100

 

 

Mn-56

10

*

 

Zn-65

0,1

 

Cl-36

1

 

 

Fe-52

10

*

 

Zn-69

1000

*

Cl-38

10

*

 

Fe-55

1000

 

 

Zn-69m

10

*

K-42

100

 

 

Fe-59

1

 

 

Ga-72

10

*

K-43

10

*

 

Co-55

10

*

 

Ge-71

10000

 

Ca-45

100

 

 

Co-56

0,1

 

 

As-73

1000

 

Ca-47

10

 

 

Co-57

1

 

 

As-74

10

*

Sc-46

0,1

 

 

Co-58

1

 

 

As-76

10

*

As-77

1000

 

 

Nb-95

1

 

 

Ag-105

1

 

Se-75

1

 

 

Nb-97

10

*

 

Ag-110m

0,1

 

Br-82

1

 

 

Nb-98

10

*

 

Ag-111

100

 

Rb-86

100

 

 

Mo-90

10

*

 

Cd-109

1

 

Sr-85

1

 

 

Mo-93

10

 

 

Cd-115

10

 

Sr-85m

100

*

 

Mo-99

10

 

 

Cd-115m

100

 

Sr-87m

100

*

 

Mo-101

10

*

 

In-111

10

 

Sr-89

1000

 

 

Tc-96

1

 

 

In-113m

100

*

Sr-90

1

 

 

Tc-96m

1000

*

 

In-114m

10

 

Sr-91

10

*

 

Tc-97

10

 

 

In-115m

100

*

Sr-92

10

*

 

Tc-97m

100

 

 

Sn-113

1

 

Y-90

1000

 

 

Tc-99

1

 

 

Sn-125

10

 

Y-91

100

 

 

Tc-99m

100

*

 

Sb-122

10

 

Y-91m

100

*

 

Ru-97

10

 

 

Sb-124

1

 

Y-92

100

*

 

Ru-103

1

 

 

Sb-125

0,1

 

Y-93

100

*

 

Ru-105

10

*

 

Te-123m

1

 

Zr-93

10

*

 

Ru-106

0,1

 

 

Te-125m

1000

 

Zr-95

1

 

 

Rh-103m

10000

*

 

Te-127

1000

 

Zr-97

10

*

 

Rh-105

100

 

 

Te-127m

10

 

Nb-93m

10

 

 

Pd-103

1000

 

 

Te-129

100

*

Nb-94

0,1

 

 

Pd-109

100

 

 

Te-129m

10

 

Te-131

100

*

 

Cs-138

10

*

 

Dy-166

100

 

Te-131m

10

 

 

Ba-131

10

 

 

Ho-166

100

 

Te-132

1

 

 

Ba-140

1

 

 

Er-169

1000

 

Te-133

10

*

 

La-140

1

 

 

Er-171

100

*

Te-133m

10

*

 

Ce-139

1

 

 

Tm-170

100

 

Te-134

10

*

 

Ce-141

100

 

 

Tm-171

1000

 

I-123

100

 

 

Ce-143

10

 

 

Yb-175

100

 

I-125

100

 

 

Ce-144

10

 

 

Lu-177

100

 

I-126

10

 

 

Pr-142

100

*

 

Hf-181

1

 

I-129

0,01

 

 

Pr-143

1000

 

 

Ta-182

0,1

 

I-130

10

*

 

Nd-147

100

 

 

W-181

10

 

I-131

10

 

 

Nd-149

100

*

 

W-185

1000

 

I-132

10

*

 

Pm-147

1000

 

 

W-187

10

 

I-133

10

*

 

Pm-149

1000

 

 

Re-186

1000

 

I-134

10

*

 

Sm-151

1000

 

 

Re-188

100

*

I-135

10

*

 

Sm-153

100

 

 

Os-185

1

 

Cs-129

10

 

 

Eu-152

0,1

 

 

Os-191

100

 

Cs-131

1000

 

 

Eu-152m

100

*

 

Os-191m

1000

*

Cs-132

10

 

 

Eu-154

0.1

 

 

Os-193

100

 

Cs-134

0,1

 

 

Eu-155

1

 

 

Ir-190

1

 

Cs-134m

1000

*

 

Gd-153

10

 

 

Ir-192

1

 

Cs-135

100

 

 

Gd-159

100

*

 

Ir-194

100

*

Cs-136

1

 

 

Tb-160

1

 

 

Pt-191

10

 

Cs-137

0,1

 

 

Dy-165

1000

*

 

Pt-193m

1000

 

Pt-197

1000

*

 

U-231

100

 

 

Cm-242

10

 

Pt-197m

100

*

 

U-232

0,1

 

 

Cm-243

1

 

Au-198

10

 

 

U-233

1

 

 

Cm-244

1

 

Au-199

100

 

 

U-236

10

 

 

Cm-245

0,1

 

Hg-197

100

 

 

U-237

100

 

 

Cm-246

0,1

 

Hg-197m

100

 

 

U-239

100

*

 

Cm-247

0,1

 

Hg-203

10

 

 

U-240

100

*

 

Cm-248

0,1

 

Tl-200

10

 

 

Np-237

1

 

 

Bk-249

100

 

Tl-201

100

 

 

Np-239

100

 

 

Cf-246

1000

 

Tl-202

10

 

 

Np-240

10

*

 

Cf-248

1

 

Tl-204

1

 

 

Pu-234

100

*

 

Cf-249

0,1

 

Pb-203

10

 

 

Pu-235

100

*

 

Cf-250

1

 

Bi-206

1

 

 

Pu-236

1

 

 

Cf-251

0,1

 

Bi-207

0,1

 

 

Pu-237

100

 

 

Cf-252

1

 

Po-203

10

*

 

Pu-238

0,1

 

 

Cf-253

100

 

Po-205

10

*

 

Pu-239

0,1

 

 

Cf-254

1

 

Po-207

10

*

 

Pu-240

0,1

 

 

Es-253

100

 

At-211

1000

 

 

Pu-241

10

 

 

Es-254

0.1

 

Ra-225

10

 

 

Pu-242

0,1

 

 

Es-254m

10

 

Ra-227

100

 

 

Pu-243

1000

*

 

Fm-254

10000

*

Th-226

1000

 

 

Pu-244

0,1

 

 

Fm-255

100

*

Th-229

0,1

 

 

Am-241

0,1

 

 

 

 

 

Pa-230

10

 

 

Am-242

1000

*

 

 

 

 

Pa-233

10

 

 

Am-242m

0,1

 

 

 

 

 

U-230

10

 

 

Am-243

0,1

 

 

 

 

 

* Chu kỳ bán rã nhỏ hơn 01 ngày.

II. Mức thanh lý đối với nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên

Nhân phóng xạ

Nồng độ hoạt độ (Bq/g)

K-40

10

Tất cả các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên khác

1

Ghi chú:

Trường hợp chất thải chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ, công thức sau sẽ được áp dụng:

Trong đó, Ci là nồng độ hoạt độ (Bq/g) có trong chất thải của nhân phóng xạ i;

Xi là mức thanh lý đối với nhân phóng xạ i;

n là số nhân phóng xạ có trong chất thải.

PHỤ LỤC III

MỨC CHO PHÉP THẢI RA MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Bảng 1. Mức hoạt độ phóng xạ cho phép thải ra môi trường đối với chất thải dạng khí

Đồng vị

Mức thải hàng năm
(Bq/năm)

Đồng vị

Mức thải hàng năm
(Bq/năm)

H-3

1 x 1011

Y-90

1 x 1010

C-14

1 x 1010

Mo-99

1 x 109

Na-22

1 x 106

Tc-99

1 x 107

Na-24

1 x 109

Tc-99m

1 x 1011

P-32

1 x 108

In-111

1 x 109

S-35

1 x 108

I-123

1 x 1010

Cl-36

1 x 107

I-125

1 x 108

K-42

1 x 1010

I-131

1 x 108

Ca-45

1 x 108

Xe-127

1 x 1011

Ca-47

1 x 109

Xe-133

1 x 1012

Cr-51

1 x 109

Pm-147

1 x 1010

Fe-59

1 x 108

Er-169

1 x 1010

Co-57

1 x 109

Au-198

1 x 109

Co-58

1 x 109

Hg-197

1 x 1010

Ga-67

1 x 1010

Hg-203

1 x 108

Se-75

1 x 108

Tl-201

1 x 1010

Sr-85

1 x 108

Ra-226

1 x 106

Sr-89

1 x 108

Th-232

1 x 105

Ghi chú:

Trường hợp khí thải chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ, công thức sau sẽ được áp dụng:

Trong đó, Ci là hoạt độ (Bq/năm) có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm của nhân phóng xạ i;

Xi là mức cho phép thải ra môi trường trong năm (Bq/năm) đối với nhân phóng xạ i;

n là số nhân phóng xạ có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm.

Bảng 2. Mức hoạt độ phóng xạ cho phép thải ra môi trường đối với chất thải dạng lỏng

Đồng vị

Mức thải hàng năm
(Bq/năm)

Đồng vị

Mức thải hàng năm
(Bq/năm)

H-3

1 x 1012

Sr-89

1 x 109

C-14

1 x 1010

Y-90

1 x 1010

Na-22

1 x 105

Mo-99

1 x 108

Na-24

1 x 108

Tc-99

1 x 1010

P-32

1 x 106

Tc-99m

1 x 109

S-35

1 x 109

In-111

1 x 108

Cl-36

1 x 1010

I-123

1 x 109

K-42

1 x 109

I-125

1 x 108

Ca-45

1 x 1010

I-131

1 x 107

Ca-47

1 x 108

Pm-147

1 x 1010

Cr-51

1 x 108

Er-169

1 x 1010

Fe-59

1 x 106

Au-198

1 x 108

Co-57

1 x 109

Hg-197

1 x 109

Co-58

1 x 108

Hg-203

1 x 107

Ga-67

1 x 108

Tl-201

1 x 108

Se-75

1 x 106

Ra-226

1 x 106

Sr-85

1 x 106

Th-232

1 x 106

Ghi chú:

Trường hợp chất thải chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ, công thức sau sẽ được áp dụng:

Trong đó, Ci là hoạt độ (Bq/năm) có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm của nhân phóng xạ i;

Xi là mức cho phép thải ra môi trường trong năm (Bq/năm) đối với nhân phóng xạ i;

n là số nhân phóng xạ có trong chất thải được thải ra môi trường trong năm.

PHỤ LỤC IV

MỨC NỒNG ĐỘ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ VÀ NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ BỀ MẶT CỦA KIM LOẠI CHO PHÉP ĐƯỢC TÁI CHẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Đồng vị

Nồng độ hoạt độ
(Bq/g)

Mức nhiễm bẩn bề mặt
(Bq/cm2)

 

Đồng vị

Nồng độ hoạt độ
(Bq/g)

Mức nhiễm bẩn bề mặt
(Bq/cm2)

H-3

1000

100000

 

Zr-95

1

10

C-14

100

1000

 

Nb-93m

1000

10000

Na-22

1

10

 

Nb-94

1

10

S-35

1000

1000

 

Mo-93

100

1000

Cl-36

10

100

 

Tc-97

1000

1000

K-40

1

100

 

Tc-97m

1000

1000

Ca-45

1000

100

 

Tc-99

100

1000

Sc-46

1

10

 

Ru-106

1

10

Mn-53

10000

100000

 

Ag-108m

1

10

Mn-54

1

10

 

Ag-110m

1

10

Fe-55

10000

10000

 

Cd-109

10

100

Co-56

1

10

 

Sn-113

1

100

Co-57

10

100

 

Sb-124

1

10

Co-58

1

10

 

Sb-125

10

100

Co-60

1

10

 

Te-123m

10

100

Ni-59

10000

10000

 

Te-127m

100

100

Ni-63

10000

10000

 

I-125

1

100

Zn-65

1

100

 

I-129

1

10

As-73

100

1000

 

Cs-134

1

10

Se-75

1

100

 

Cs-135

10

1000

Sr-85

1

100

 

Cs-137

1

100

Sr-90

10

10

 

Ce-139

10

100

Y-91

10

100

 

Ce-144

10

10

Zr-93

10

100

 

Pm-147

10000

1000

Sm-151

10000

1000

 

U-236

10

1

Eu-152

1

10

 

U-238

1

1

Eu-154

1

10

 

Np-237

1

0,1

Eu-155

10

1000

 

Pu-236

1

0,1

Gd-153

10

100

 

Pu-238

1

0,1

Tb-160

1

10

 

Pu-239

1

0,1

Tm-170

100

1000

 

Pu-240

1

0,1

Tm-171

1000

10000

 

Pu-241

10

10

Ta-182

1

10

 

Pu-242

1

0,1

W-181

100

1000

 

Pu-244

1

0,1

W-185

1000

1000

 

Am-241

1

0,1

Os-185

1

10

 

Am-242m

1

0,1

Ir-192

1

10

 

Am-243

1

0,1

Tl-204

1000

1000

 

Cm-242

10

1

Pb-210

1

1

 

Cm-243

1

0,1

Bi-207

1

10

 

Cm-244

1

0,1

Po-210

1

0,1

 

Cm-245

1

0,1

Ra-226

1

0,1

 

Cm-246

1

0,1

Ra-228

1

1

 

Cm-247

1

0,1

Th-228

1

0,1

 

Cm-248

1

0,1

Th-229

1

0,1

 

Bk-249

100

100

Th-230

1

0,1

 

Cf-248

10

1

Th-232

1

0,1

 

Cf-249

1

0,1

Pa-231

1

0,1

 

Cf-250

1

0,1

U-232

1

0,1

 

Cf-251

1

0,1

U-233

1

1

 

Cf-252

1

0,1

U-234

1

1

 

Cf-254

1

0,1

U-235

1

1

 

Es-254

10

1

Ghi chú:

1. Giá trị nồng độ hoạt độ của khối kim loại để so sánh với giá trị nồng độ hoạt độ cho trong bảng sẽ được tính trung bình cho kết quả đo với mẫu được lấy ngẫu nhiên với khối lượng khoảng 200 kg.

2. Giá trị mức nhiễm bẩn bề mặt của khối kim loại để so sánh với giá trị mức nhiễm bẩn bề mặt cho trong bảng sẽ được tính trung bình cho kết quả đo với mẫu được lấy ngẫu nhiên với diện tích bề mặt khoảng 1 m2.

3. Trường hợp kim loại nhiễm bẩn bởi nhiều nhân phóng xạ, mức cho phép để kim loại được tái chế sẽ được tính theo công thức:

Trong đó, Ci là nồng độ hoạt độ và mức nhiễm bẩn bề mặt của kim loại đối với nhân phóng xạ i

Xi là mức nồng độ hoạt độ và mức nhiễm bẩn bề mặt đối với nhân phóng xạ i cho phép kim loại được tái chế

n là số các nhân phóng xạ có trong kim loại

4. Mức hoạt độ phóng xạ cho phép nêu trên không áp dụng cho chất thải là vật liệu tổng hợp như cáp điện. Các vật liệu này phải được phân tách riêng thành phần kim loại và phần phi kim loại trước khi áp dụng tiêu chuẩn về mức tái chế cho phần kim loại.

PHỤ LỤC V

MẪU BIÊN BẢN, BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Mẫu 1. Biên bản giao nhận chất thải phóng xạ

Mẫu 2. Báo cáo kết quả xuất khẩu nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Mẫu 3. Biên bản giao nhận nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Mẫu 4. Báo cáo tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.

Mẫu 1
22/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

I. Thông tin CTPX chuyển giao

Số kiện CTPX giao nhận:........................................................................................

Số nhận dạng của từng kiện CTPX:

- Kiện số 1:

- Kiện số 2

- ………..

II. Bên giao CTPX

Tên của tổ chức, cá nhân giao CTPX:....................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Điện thoại:…………………………….. Fax:.............................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Địa chỉ nơi giao CTPX cho bên vận chuyển:..........................................................

Ngày, giờ giao CTPX cho bên vận chuyển............................................................

II. Bên vận chuyển CTPX

Tên của tổ chức, cá nhân vận chuyển CTPX:......................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………… Fax:.....................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Số đăng ký phương tiện vận chuyển:......................................................................

Địa chỉ nơi nhận CTPX:..........................................................................................

Địa chỉ nơi giao CTPX:...........................................................................................

Ngày, giờ nhận CTPX từ bên giao:……….............................................................

Ngày, giờ giao CTPX cho bên tiếp nhận: ...............................................................

III. Bên tiếp nhận CTPX

Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTPX:....................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:..........................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Địa chỉ nơi nhận CTPX từ bên vận chuyển:............................................................

Ngày, giờ nhận CTPX từ bên vận chuyển:..............................................................

Bên tiếp nhận đã nhận đầy đủ kiện chất thải phóng xạ với các thông tin nêu tại mục I Biên bản.

Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như sau.

ĐẠI DIỆN
BÊN GIAO CTPX
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
BÊN VẬN CHUYỂN CTPX
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
BÊN TIẾP NHẬN CTPX
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 2
22/2014/TT-BKHCN

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN BÁO CÁO
-------

Số: ......../BC-........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..., ngày ...tháng...năm...

BÁO CÁO KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Kính gửi:

- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố …

1. Tên tổ chức, cá nhân báo cáo: ..........................................................................

2. Địa chỉ: .............................................................................................................

3. Điện thoại: ......................................Fax: ..........................................................

4. Người quản lý của tổ chức khai báo:

Họ và tên: .................................................Chức vụ: .......................................

Điện thoại: ............................................................................................

Báo cáo kết quả xuất khẩu NPX đã qua sử dụng như sau:

Tên NPX:.................................................................................................................

Số xêri (series No.):.................................................................................................

Mã hiệu (Model): ....................................................................................................

Hoạt độ phóng xạ: ………..mCi (     .MBq)               Ngày đo: ........................................

Tình trạng của NPX:

ˆ Còn nguyên vẹn, không rò rỉ phóng xạ

ˆ Bị rò rỉ phóng xạ

Số giấy phép xuất khẩu NPX:……….. Ngày cấp: ........……...............

Ngày đã xuất khẩu NPX ra khỏi Việt Nam: .................................……

Nước nhận NPX:.....................................................................................................

Nơi nhận NPX:........................................................................................................

Tài liệu kèm theo:

+ Bản sao chứng từ xác nhận NPX đã thực xuất của cơ quan hải quan.

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 3
22/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN GIAO NHẬN NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

I. Thông tin NPX chuyển giao

1. Nguồn thứ nhất

Tên NPX:.................................................................................................................

Số xêri (series No.):.................................................................................................

Mã hiệu (Model): ....................................................................................................

Hoạt độ phóng xạ: ………..mCi (.....MBq)           Ngày đo: .....................................

Tình trạng của NPX hiện nay:

ˆ Còn nguyên vẹn, không rò rỉ phóng xạ

ˆ Bị rò rỉ phóng xạ

2. Nguồn thứ hai

Tên NPX:.................................................................................................................

Số xêri (series No.):.................................................................................................

Mã hiệu (Model): ....................................................................................................

Hoạt độ phóng xạ: ………..mCi (.....MBq)           Ngày đo: .....................................

Tình trạng của NPX hiện nay:

ˆ Còn nguyên vẹn, không rò rỉ phóng xạ

ˆ Bị rò rỉ phóng xạ

................

II. Bên giao NPX (NPX)

Tên của tổ chức, cá nhân giao NPX:.......................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:...........................................................

Địa chỉ nơi giao NPX cho bên vận chuyển:............................................................

Ngày, giờ giao NPX cho bên vận chuyển: .............................................................

III. Bên vận chuyển NPX

Tên của tổ chức, cá nhân vận chuyển NPX:............................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:...........................................................

Số đăng ký phương tiện vận chuyển:......................................................................

Địa chỉ nơi nhận NPX:............................................................................................

Địa chỉ nơi giao NPX:.............................................................................................

Ngày, giờ nhận NPX từ bên giao:...........................................................................

Ngày giao NPX cho bên tiếp nhận: ........................................................................

IV. Bên tiếp nhận NPX

Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận NPX:......................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm:...................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:...........................................................

Địa chỉ nơi nhận NPX từ bên vận chuyển:..............................................................

Ngày, giờ nhận NPX từ bên vận chuyển:................................................................

Bên tiếp nhận đã nhận đầy đủ nguồn phóng xạ với các thông tin nêu tại mục I Biên bản.

Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như sau.

ĐẠI DIỆN
BÊN GIAO NPX
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
BÊN VẬN CHUYỂN NPX
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
BÊN TIẾP NHẬN NPX
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 4
22/2014/TT-BKHCN

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN BÁO CÁO
-------

Số: ......../BC-........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..., ngày ...tháng...năm...

BÁO CÁO TIẾP NHẬN CHẤT THẢI PHÓNG XẠ, NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Kính gửi:


- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố …

1. Tên tổ chức, cá nhân báo cáo: ............................................................................

2. Địa chỉ: ...............................................................................................................

3. Điện thoại: ..........................................Fax: ........................................................

4. Người quản lý của tổ chức khai báo:

Họ và tên:

.................................................................................................................................

Chức vụ:

.................................................................................................................................

Điện thoại:

.................................................................................................................................

Báo cáo việc tiếp nhận CTPX / NPX đã qua sử dụng như sau:

A. Thông tin tiếp nhận CTPX

Số kiện CTPX tiếp nhận:.........................................................................................

Số nhận dạng của từng kiện CTPX:

- Kiện số 1:

- Kiện số 2

- ………..

Chủ nguồn CTPX:...................................................................................................

Ngày tiếp nhận vào cơ sở:.......................................................................................

B. Thông tin NPX đã qua sử dụng được tiếp nhận:

Tên NPX:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Số xêri (series No.):.................................................................................................

Mã hiệu (Model): ...................................................................................................

Hoạt độ phóng xạ: ……….....mCi (     .MBq)                Ngày đo:....................................

Chủ NPX đã qua sử dụng: ......................................................................................

Ngày tiếp nhận vào cơ sở: ......................................................................................

Tài liệu kèm theo:

+ Bản sao biên bản giao nhận NPX.

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
___________

No. 22/2014/TT-BKHCN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

____________

Hanoi, August 25, 2014


CIRCULAR

Providing regulations on the management of radioactive wastes and used radioactive sources

 

Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03, 2008;

Pursuant to Government's Decree No. 20/2013/ND-CP dated February 26, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the proposal of the Directors of the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and Department of Legal Affairs,

The Minister of Science and Technology hereby promulgates the Circular providing regulations on the management of radioactive wastes and used radioactive sources.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular provides principles and requirements for the management of radioactive wastes and used radioactive sources, responsibilities of related organizations and individuals in the management of radioactive wastes and used radioactive sources, except the following contents:

a) Management of spent nuclear fuels;

b) Management of wastes containing naturally occurring radioactive materials (NORM wastes) generated from mining and processing of ores, minerals and petroleum mining;

c) Burial of radioactive wastes and used radioactive sources.

2. This Circular applies to organizations and individuals conducting activities generating radioactive wastes and used radioactive sources and activities related to the management of radioactive wastes and used radioactive sources in Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Radioactive waste means a refuse containing a radionuclide or a object contaminated with radionuclides with the higher radioactivity level than the disposal level as prescribed in this Circular which must be disposed of. Radioactive waste does not include the used radioactive sources.

2. Used radioactive source means the sealed radioactive source which is no longer being used by an organization or individual in the licensed radiation or for any other purposes, or is not licensed for use by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety.

3. Radiobiological waste means the biological waste containing or contaminated with the radionuclides with higher radioactivity level than the disposal level. Biological waste includes the biodegradable and biomedical waste.

Biodegradable waste means the waste degradable after a period of time, turning into a stem compound due to microorganisms. This type of waste includes domestic solid waste generated from grass, plants, food, paper, degradable plastic, human and animal waste.

Biomedical waste means the waste capable of rotting or causing disease arising from medical examination and treatment activities at medical facilities, medical laboratories and from morgues. This type of waste includes waste materials and utilities discharged from the mentioned facilities such as medical cotton, bandages, compresses, clothes, gloves, syringe needles, syringes, human and animal tissues.

4. Owner of radioactive waste sources means the organization or individual licensed to carry out radiation jobs whereby the radioactive waste is generated due to the nature of such jobs or a radioactive waste generating incident negligently occurs during problem solving.

5. Used radioactive source owner means the organization or individual creating the used radioactive source from the licensed radioactive activities.

6. Facility storing radioactive wastes means the facility that is licensed by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety to carry out radiation activities for treatment and storage of radioactive wastes, used radioactive sources.

7. Disposal level is the value of the activity concentration of radionuclides, in which the waste contains radionuclides with an activity concentration less than or equal to that value, will be considered not to pose a radiation hazard to humans and the environment and shall be managed as non-radioactive waste.

Article 3. Principles of management of radioactive wastes and used radioactive sources

1. Radioactive wastes must be managed in order to ensure human and environmental safety since they are generated until they are permissibly disposed as non-hazardous wastes or buried or recycled in case of contaminated metal. Used radioactive sources must be managed in order to ensure human and environmental safety until they are returned to foreign manufacturers, suppliers or buried.

2. Radioactive wastes and used radioactive sources must be managed closely to ensure not to harm human and environment, presently and in the future, be ensured that the total radiation affecting the radiation operators and the public shall not exceed the limit value prescribed in the Minister of Science and Technology's Circular No. 19/2012/TT-BKHCN dated November 08, 2012, on occupational radiation protection and public radiation protection.

3. Used radioactive sources must be returned to foreign manufacturers or suppliers in case they have a policy on receiving the used radioactive sources.

4. The management of radioactive wastes in which hazardous non-radioactive properties still exist shall comply with this Circular and other laws related to hazardous waste management.

5. The waste containing radionuclides generated from a radiation activity may be permissibly discharged directly to environment, provided that the radioactivity concentration of such waste must not higher than the disposal level or total activity of the radionuclides in the gas or liquid properties of the waste and not exceed the radioactivity permitted by state management agencies for being discharged to the environment, and the disposal of the mentioned waste must be licensed according to the license for radiation activities.

6. The contaminated objects, which are iron, copper, lead, aluminium (hereafter referred to as contaminated metal), and the products melted directly from such metal may be used in recycling if radionuclide activity concentration of such metal and the surface contamination level of the metal is lower or equal to the recycling-permitting level as prescribed in Appendix IV to this Circular.

7. It is prohibited to add non-radioactive substances to the radioactive wastes in order to reduce the radioactivity concentration of such wastes to meet the standards for disposal or recycling.

 

Chapter II

REQUIREMENTS FOR MANAGING RADIOACTIVE WASTES AND USED RADIOACTIVE SOURCES

 

Article 4. Collection of radioactive wastes

1. Solid radioactive wastes must be collected, separated from the non-radioactive wastes and classified according to the semi-disintegration period of radionuclides, radioactivity of the wastes and physio-chemical characteristics of the wastes (combustible wastes, compressible wastes, metal or bio-wastes) according to regulations on radioactive waste classification provided in Appendix I to this Circular so as to support the management. The collection of solid radioactive wastes must follow the following requirements:

a) Solid proactive wastes must be collected and classified separately;

b) When collecting solid radioactive wastes in containers, the containers with lids which can be opened or closed by foot pedals, be lined with bags or plastic bags inside, be appropriately covered to protect radiation workers from radiation exposure, and bear the radiation warning sign on the outside. Radioactive waste bags for different types of radioactive wastes shall have different colors;

c) After collecting, solid radioactive waste boxes, bags must be packed carefully, labeled for identification before being relocated to a temporary storage areas, such a label must have the following information:

- Identification number of the boxes, bags;

- Radionuclides in the waste;

- Waste classification;

- Waste-generating source;

- Other potentially harmful factors (such as chemically, pathogenically, combustibly, explosively);

- Radiation dose rate on the surfaces of boxes, bags and measurement date.

d) Collected solid radioactive wastes must be documented with the following information:

- Quantity of collected solid radioactive waste;

- Identification information of each box, bag which contains radioactive waste;

- Storage date.

2. Liquid radioactive waste (hereafter referred to as radioactive wastewater) must be collected and separated from the non-radioactive wastewater and conducted to storage tanks or containers. The collection of radioactive wastewater must meet the following requirements:

a) In case of collecting wastewater by containers, such containers must be appropriately covered to prevent radiation exposure to the operators and leaking to the environment. A container used to collect radioactive wastewater must be placed in a metal container, with an absorbable substance in between to absorb leaking water. Containers and outer containers must have tight-fitting lids and be fitted with radiation warning signs;

b) The containers for collecting radioactive wastewater must have identification labels according to the regulation applicable to the boxes or bags for collecting solid waste before relocating waste to the temporary storage;

c) Radioactive wastewater reservoirs must be located and designed according to the requirements prescribed in Clause 5 Article 9 of this Circular.

d) Collected radioactive wastewater must be documented and archived with the following information:

- Number of collected radioactive wastewater containers and identification information of each container;

- Volume of collected radioactive wastewater (m3) and collection date;

- Key radionuclides in the wastewater and place where the wastewater is generated.

3. After collecting, radioactive waste must be stored, treated, conditioned, discharged into the environment or relocated according to Articles 5, 6, 7, 8 and 9 of this Circular.

Article 5. Discharge of wastes to the environment

1. Gaseous waste containing radionuclides arising from facilities using radioactive substances in medical, industrial and research fields is filtered and controlled to ensure the amount of radionuclides in the gas discharged into the environment during normal operation not exceed the allowable level specified in Table 1, Appendix III of this Circular. The discharge of the gaseous waste to the environment from such facilities must be permitted according to the license for conducting radiation activities.

2. Gaseous waste containing radionuclides arising from nuclear power plants, research nuclear reactors shall be treated to eliminate radioactive constituents to ensure that the dose of public radiation exposure due to the discharge of gaseous waste and wastewater to the environment from every facility does not exceed 100 µSv/year. Gaseous waste to the environment from such facilities must be permitted according to the license for conducting radiation activities, and the volume of the gas discharged to the environment, the radioactivity in waste gas must be measured, inspected and documented.

3. Solid radioactive waste, which is categorized as the low-level and very-short-lifespan waste, shall be stored at the facilities and left disintegrating until it reaches an activity concentration smaller or equal to the disposal level as prescribed in Appendix II to this Circular and is discharged as unharmful waste.

4. Radioactive wastewater from medical, industrial and research facilities, where radioactive substances are used, shall be stored at such facilities for disintegration or treated to eliminate the radioactive constituents, ensuring that the radionuclides in the wastewater shall not exceed the permissible level provided in Table 2 Appendix III to this Circular.

5. Radioactive wastewater from nuclear power plants, research nuclear reactors shall be treated to eliminate the radioactive constituents, ensuring that the wastewater discharged from each facility to the environment shall be compliant with the regulation on the public radioactivity rate as prescribed in Clause 2 of this Article.

6. The process of discharging solid waste and wastewater containing radionuclides to the environment must be permitted according to the radioactive activity license and every discharge shall be documented with the following information:

a) Form (solid or liquid) and quantity of the waste, wastewater (kg or m3) discharged to the environment;

b) Radionuclide properties of the waste;

c) Discharge process and location;

d) Measurement method and results for checking the radioactivity of the waste when it is discharged to the environment.

7. Once the disposal of waste containing radionuclides to the environment exceeds the permissible limit, the radioactive waste owner shall investigate the causes and apply remedial measures, and within 5 working days since the day the excessive disposal incident happens, send written reports to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and the Department of Science and Technology of the locality where radioactive-waste-generating radiation activities take place.

Article 6. Transfer of the radioactive wastes and used radioactive sources

1. The transfer of radioactive waste to the facilities storing radioactive waste must meet the following requirements:

a) Having a radioactive waste transfer contract signed between the transferor and the transferee, clearly stating names, addresses of both parties, information and volume of the radioactive waste, identification number of each package of radioactive waste, organization or individual in charge of managing radioactive waste after the transfer is completed.

b) The transferor shall have to contribute the treatment and storage costs to the facility storing radioactive waste;

c) Complying with the law on application for license for transporting radioactive materials;

d) The delivery of radioactive waste must be recorded in writing (3 copies) according to Form No. 01 in Appendix V to this Circular, bearing signatures of the transferor, transporter and transferee representatives; 01 copy is kept by each party;

dd) The delivery shall be checked and confirmed by relevant parties, ensuring that the radioactive waste is transferred properly in terms of quantity, category and to the right address of the transferee according to the signed contract;

e) Within 5 working days after completing the radioactive waste transfer, the owner of radioactive waste sources shall send copies of the radioactive waste transfer record to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and the Department of Science and Technology of the locality where radiation activities causing radioactive waste take place.

2. The transfer of contaminated metal to the recycling facilities shall be documented and filed with the following information:

a) Metal type;

b) Transfer volume;

c) Codes of the transfer shipments;

d) Result of the inspection of the contamination of the radioactive waste;

dd) Transfer date and names, addresses of the transferor and the transferee.

3. The transfer of the used radioactive source to the foreign manufacturer or supplier must meet the following requirements:

a) Having a contract signed between the Vietnamese transferor and the foreign transferee, clearly specifying the names, addresses of both parties, information on the name, radioactivity, model and serial number of the radioactive source;

b) Complying with the law on application for permit for transporting or exporting radioactive sources;

c) Within 5 working days after completing the customs procedures for exporting the radioactive source, the used radioactive source owner must send a report on the used radioactive source export made according to Form No. 2 in Appendix V to this Circular, and copies of the documents verifying the actual export of the radioactive source by the customs agency to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and the Department of Science and Technology of the locality where the radioactive source is used, in case such source is used at a fixed location, or the Department of Science and Technology of the locality where the head office of the used radioactive source owner is located in case the radioactive source is used at different locations.

4. The transfer of the used radioactive source to another organization or individual or a facility storing radioactive waste must meet the following requirements:

a) Having a radioactive source transfer contract, clearly specifying the names, addresses of the transferor and transferee, information on the name, radioactivity, model, serial number of the radioactive source, and the organization or individual in charge of managing the safety and security for the radioactive source after the transfer is completed;

b) In case of transferring the used radioactive source to the facility storing radioactive waste, the transferor must contribute the storage costs to the facility storing radioactive waste;

c) Complying with the law on application for license for transporting radioactive materials;

d) The delivery of used radioactive sources must be recorded in writing (3 copies) according to Form No. 3 in Appendix V to this Circular, bearing signatures of the transferor, transporter and transferee representatives; 01 copy is kept by each party;

dd) The delivery shall be checked and confirmed by relevant parties, ensuring that the radioactive source is transferred properly in terms of quantity, category and to the right address of the transferee according to the signed contract;

e) Within 5 working days after completing the radioactive source transfer, the used radioactive source owner shall send copies of the radioactive source transfer record to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and the local Department of Science and Technology according to Point c Clause 3 of this Article

Article 7. Treatment of radioactive waste

1. Solid radioactive wastes other than those are categorized as the low-level and very-short-lifespan wastes, shall be treated according to the characteristics before being conditioned and shall be stored as follows:

a) If the solid radioactive waste is determined to be the waste compressible or able to be pressed and meets the following requirements, it shall be compressed or pressed to decrease the volume:

- The waste does not contain any constituent that is likely to cause chemical reactions or damage the waste package when being conditioned;

- Radioactive sources are not found in the waste;

- The constituents that are likely to cause disease transmission have been removed from the waste or sterilized;

- Pressurized containers are not found in the waste;

- The waste is dried before compression, or pressing.

b) If the solid radioactive waste is determined to be a combustible waste and meets the following requirements, it shall be burned:

- Radioactive sources are not found in the waste;

- Pressurized containers are not found in the waste;

- Having the technology which can control the complete combustion of wet materials and waste gas treatment to the level disposable to the environment;

- Having solutions for management of generated radioactive ashes.

2. The Radioactive wastewater containing radionuclides with the semi-disintegration period of 100 days or more shall be treated to separate radionuclides from the wastewater, ensuring that the radioactivity remained in the wastewater after being treated is lower or equal to the environmental disposal level as prescribed in Appendix II to this Circular. The treatment of the radioactive wastewater must ensure that:

a) The treatment method is appropriate with the characteristics of the radioactive wastewater;

b) The secondary waste elements that are created from the radioactive wastewater treatment, shall be treated and conditioned according to the requirements applicable to solid radioactive waste.

3. Radiobiological waste must be sterilized with gas, radiation, and disinfected with chemicals, heated before taking treatment measures as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 8. Conditioning of radioactive wastes and used radioactive sources

1. The treated solid radioactive waste must be conditioned to form a conditioned radioactive waste package and the used radioactive source shall be conditioned to form a conditioned used radioactive source lead or stored in the container for transportation, long storage, minimizing the leaking of the radioactive substances to the environment and alleviating human harm. Various radioactive wastes shall be conditioned to form a particularly conditioned package.

2. The radioactive waste shall be conditioned by fixing the treated waste in a material package (such as cementation, bituminization, polymerization, etc.), then placing it in a container and covering it (for example, housed by a drum) to form a conditioned radioactive waste package.

3. The conditioned radioactive waste package must meet the following requirements:

a) The radioactive waste package must ensure that the maximum radiation dose rate close to the surface does not exceed 2 mSv/h (200 mrem/h) and at a point 1 meter from the surface does not exceed 0.1 mSv/h (10 mrem/h); ensure that the surface radioactive contamination averaged over the entire surface area does not exceed 4 Bq/cm2 for low-toxic beta, gamma and alpha emitters and does not exceed 0.4 Bq/cm2 for other alpha emitters;

b) Every conditioned radioactive waste package shall be marked with a radioactivity warning sign, labeled and noted in the information sheet filed in the storage dossier to ensure long-term management and accessibility. Labels on the conditioned radioactive waste packages must have the following information:

- Identification number of the package;

- The package weight;

- Maximum radiation dose rate on the package’s surface and 1 meter from such surface, surface contamination level and measurement date.

Information sheet of the conditioned radioactive waste package filed in the storage dossier must include information indicated on the package’s label and the following additional information:

- Origin of the package’s radioactive waste;

- Form and design details of the radioactive waste package;

- Dimension and volume of the radioactive waste package;

- Radionuclides and radioactivity concentration of the radioactive waste package;

- Quantity of the fissile materials in the radioactive waste package;

- Other potential harms of the radioactive waste package.

4. Used radioactive sources that are radioactively leaked must be conditioned in the same manner applicable to radioactive waste to form the conditioned package of used radioactive sources; used radioactive sources, which remains intact, without radioactive leakage, may be stored in the containers or conditioned in the same manner applicable to radioactive waste depending on the characteristics of such radioactive sources and the choice of the storing facility. The conditioned load of used radioactive source and its container must meet the following requirements:

a) Complying with the requirements applicable conditioned radioactive waste package as prescribed at Point a Clause 3 of this Article;

b) Radioactive source container must be safely locked to prevent the source from being illegitimately taken out of the container, protect the source from mechanical or fire, explosion effects;

c) Every conditioned load of used radioactive source, its container must be marked with radiation warning sign, labeled and noted in the information sheet filed in the storage dossier in order to ensure long-term management and accessibility. Labels on the conditioned loads of used radioactive source and containers must contain the following information:

- Identification number of the conditioned load of used radioactive source, and container;

- Maximum radioactivity dose rate on the load’s surface, 1 meter from the surface and surface contamination of the conditioned load of used radioactive source, container and the measurement date.

Information sheet in the storage dossier of the conditioned load of used radioactive source must include the information indicated on the labels of the load, its container and the following additional information:

- Names, serial numbers, radioactivity of the radioactive sources in the conditioned load of used radioactive source, container;

- Supplier or manufacturer of the radioactive sources;

- Owner of each used radioactive source.

6. Only organizations, individuals licensed for treating radioactive wastes and used radioactive waste sources are entitled to carry out conditioning activities, except the case of conditioning by storing such used source in the containers storing the source.

Article 9. Storage of radioactive wastes and used radioactive sources

1. After being collected to the containers, solid radioactive waste and wastewater must be stored in the temporary storage at the facilities, where the waste is generated, to wait for disintegration before being disposed to the environment or being transported for treatment, conditioning or to the facilities storing radioactive wastes. Radioactive wastewater which is not collected into the container shall be collected and stored in tanks awaiting for treatment or disintegration. Once no longer being used, the radioactive sources shall be stored in the temporary storage until they are transferred to other users, facilities storing radioactive wastes or returned to the foreign manufacturers or suppliers.

2. The temporary storage of radioactive wastes or used radioactive sources shall be arranged and designed to meet the following requirements:

a) The storage area must be large enough to be able to arrange the collected waste containers, boxes, bags in an orderly manner, easy to put in and take out when necessary, and ensure to maintain the subcritical state if in case of storing nuclear material;

b) The storage must be located at unfrequented locations, far from harmful material storage (for example, explosion, combustible objects) and domestic water source, with one entrance, without window and firmly built; its wall surface and floor shall be made in decontaminative materials;

c) The shielding design of the storage must ensure that the surface radiation dose rate outside the doors and walls does not exceed 0.5 µSv/h;

d) The storage must be able to prevent flood, harms from nature (heat, moisture, rain);

dd) The storage door must be equipped with security lock.

3. Conditioned radioactive waste packages, conditioned loads of used radioactive sources and containers storing used radioactive sources must be stored at the facilities licensed for radioactive waste storage.

4. The storage of conditioned radioactive waste packages, conditioned loads of used radioactive sources, containers of used radioactive sources which is located at the facility storing radioactive wastes, shall be arranged and designed to meet the following requirements:

a) Meeting the same requirements applicable temporary storage of radioactive wastes as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Having air ventilation system to handle the radioactive gas and heat radiated from the stored radioactive waste packages;

c) Having a fire and explosion prevention system;

d) Having appropriate equipment to collect leaked radioactive materials;

dd) Having an appropriate loading equipment;

e) Having protection fences, radioactive warning signboards;

g) Arranging appropriate protection system.

5. Radioactive wastewater tank must be designed in the way that ensures the following requirements:

a) Being located at unfrequented locations and far from where effects of nature such as rain, floods can reach;

b) Capacity of the tank must be appropriate with the volume of radioactive wastewater to be collected and estimated storage time;

c) The design must ensure that the radiation dose rates from accessible outer surface of the tank shall not exceed 0.5 µSv/h, no radioactive wastewater leaked to the environment and underground water.

6. The facility storing radioactive wastes must frequently check the safety conditions of its radioactive waste storage or radioactive wastewater tanks. To be specific:

a) Checking the internal and external radiation doses of the storage, surrounding areas of the radioactive wastewater tanks on a quarter basis;

b) Checking the leaking of radionuclides to the environment every 6 months.

Article 10. Facilities storing radioactive wastes

1. A facility storing radioactive wastes must be designed and operated according to the following general requirements:

a) Ensuring that the radiation dose rate and the leakage rate of radioactive substances into the environment are as low as possible; ensuring that the total individual radiation dose for radiation workers does not exceed 3/10 of the dose limit value for radiation workers and the total individual radiation dose for the public does not exceed 3/10 of the value dose limit for the public as specified in the Circular No. 19/2012/TT-BKHCN dated November 08, 2012 of the Minister of Science and Technology, on occupational radiation protection and public radiation protection;

b) Taking measures to prevent any incidents during the operation;

c) Having an operation procedure with the following contents:

- Operation conditions and limits;

- Management system;

- Regulations on internal inspection and examination;

- Regulations on staff training and retraining;

- Plans on ensuring radiation safety and security, supervision of radioactive material disposal to the environment;

- Acceptance standards applicable to radioactive waste packages;

- Programs for incident responses to minimize the damages;

- Requirements on compilation, archiving of radioactive waste management dossiers.

2. The design of a facility storing radioactive wastes must meet the following specific requirements:

a) Arranging a location for treatment and storage of radioactive wastes and used radioactive sources far away from the working area, crowded area, or other harmful material storage areas;

b) Having a temporary storage area for radioactive waste, radioactive waste treatment area, area for radioactive waste conditioning and storage of conditioned waste packages, conditioned loads or used radioactive source containers.

c) The temporary storage of radioactive wastes and used radioactive sources and storage of conditioned waste packages, conditioned loads of used conditioned radioactive sources, containers of used radioactive sources shall be designed in a way that ensure the requirements specified in Article 9 to this Circular;

d) Having adequate technical equipment and qualification for treatment, conditioning of radioactive wastes as prescribed in Articles 7 and 8 to this Circular.

Article 11. Dossiers for management of radioactive wastes and used radioactive sources

1. Dossiers for management of radioactive wastes must be compiled, updated, and kept since the collection of radioactive waste until the disposal, recycling or storage of such waste at the storing facility.

2. Dossiers for management of used radioactive sources must be compiled, updated, and kept since the use suspension time of radioactive waste until the transfer or storage of such waste at the storing facility.

3. Dossiers for management of radioactive wastes and used radioactive sources must fully contain the following information:

a) Statistics on radioactive waste: Information on the collected radioactive waste, disposal of waste to the environment, transfer and receipt of radioactive waste, and stored conditioned waste packages.

b) Statistics on used radioactive wastes: Identification information of the used radioactive source, information on transfer and receipt of used radioactive sources, stored conditioned loads and container;

c) Reports on safety assessment upon preparing dossiers of application for licenses for radiation activities;

d) Design dossiers of radioactive waste tank, storage, treatment system;

dd) Results of inspection, assessment of radiation rate and environmental radiation inspection;

e) Reports on incidents related to management of radioactive wastes and used radioactive sources.

 

Chapter III

RESPONSIBILITIES FOR MANAGEMENT OF RADIOACTIVE WASTES AND USED RADIOACTIVE SOURCES

 

Article 12. Responsibilities of owner of radioactive waste sources

1. Taking responsibility for managing and ensuring safety, security of radioactive waste since it exists until disposal as unharmful waste, transfer to the storing facility or recycling facility in case of contaminated metal.

2. Collecting solid radioactive waste and radioactive wastewater under Article 4 of this Circular.

3. Applying filtering and control measures in case of radioactive waste gas according to Clauses 1 and 2 of Article 5 of this Circular before directly discharging to the environment.

4. Applying measures for management of solid radioactive waste and radioactive wastewater after they are collected according to the waste characteristics and category, and specific conditions of the facility. To be specific:

a) Storing solid radioactive waste, categorized as the low-level or very-short-lifespan waste, at the facility for disintegration and disposal as unharmful waste according to Clause 3 of Article 5 of this Circular.

b) If it is solid waste other than specified at Point a of this Clause, carrying out treatment, conditioning and long-term storage at the facility in case the facility is capable for storage or transferring such solid waste to a facility storing radioactive wastes within 3 years after the collection, storage at the temporary storages;

c) Storing radioactive wastewater for disintegration and treatment of such before disposing it to the environment in accordance with Clauses 4 and 5 of Article 5 of this Circular.

5. Having temporary radioactive waste storage as prescribed in Clause 2 of Article 9 of this Circular. In case of self-treatment, conditioning, long term-storage at the facility, the facility must be adequately qualified and capable to store radioactive waste as prescribed in Article 10 of this Circular and licensed by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety for radioactive waste treatment or storage. In case where the radioactive waste is transferred to the storing facility, regulations specified in Clause 01 of Article 6 of this Circular shall be complied with.

6. Preparing and archiving the radioactive waste management dossiers since the waste generation until disposal or transfer to the storing facility, recycling facility in case of contaminated metal as prescribed in Article 11 of this Circular.

7. Complying with the law on radioactive safety assurance, radioactive material safety transportation.

8. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the owner of the radioactive waste source belongs to those mentioned at Point d Clause 1 Article 34 of the Law on Nuclear Energy, he/she shall be responsibility for

a) Complying with Article 36 of the Law on Nuclear Energy.

b) Fulfilling his/her financial obligations towards the radioactive waste under the court decision or decisions of authorities competent to decide on operation termination.

9. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the owner of the radioactive waste source is not mentioned in Clause 8 of this Article, he/she shall be responsible for:

a) Notifying the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety of the reasons, tentative time of operation termination;

b) Carrying out safety assurance measures for radioactive waste and transfer it to another organization or individual who is qualified, eligible for management as guided by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety.

c) Fulfilling his/her financial obligations towards the radioactive waste under the court decision or decision of authorities competent to decide on operation termination.

Article 13. Responsibilities of the owners of the used radioactive source

1. Choosing and applying one of the following options to manage the used radioactive sources:

a) Transferring to another organization or individual for use if it remains intact, without radioactive leaking;

b) Transferring to the foreign manufacturer or supplier;

c) Transferring to a facility storing radioactive wastes;

d) Storing the source for long term at his/her facility if it is qualified as a facility storing radioactive wastes as prescribed in Article 10 of this Circular and licensed by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety for radiation treatment, radioactive waste storage;

dd) Temporarily storing at his/her facility for a maximum of 3 years until one of the options mentioned at Points a, b, c and d of this Clause is taken;

2. The owner shall inspect, assess radioactive leaking of the radioactive source as soon as it is no longer used, stored temporarily in the storage and before it is transferred to another organization or individual or returned to the foreign manufacturer or supplier.

3. The owner shall manage the used radioactive sources to ensure safety, security from the generation until the time they are returned to the foreign manufacturer or supplier or transferred to another organization or individual for use or transferred to the facility storing radioactive wastes.

4. In case of transferring the used radioactive sources, the requirements specified in Clause 4 Article 6 of this Circular shall be complied with; In case of storing used radioactive sources at the facility, it shall be stored in the storage designed safely as prescribed in Clause 2 Article 9 of this Circular and the facility must be licensed for radiation activities and storage of used radioactive sources according to regulations.

5. Making and archiving dossiers of the used radioactive sources since it is generated until it is transferred to another organization or individual as prescribed in Article 11 of this Circular.

6. Complying with the law on radiation safety, radioactive source security and safe transportation of the radioactive materials.

7. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the owner of the used radioactive source is mentioned at Points b and c Clause 01 of Article 34 of the Law on Nuclear Energy, he/she shall be responsible for:

a) Complying with Article 36 of the Law on Nuclear Energy;

b) Fulfilling his/her financial obligations related to the used radioactive source under the court decision or decision of authorities competent to decide on operation termination.

8. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the owner of the used radioactive source is not mentioned in Clause 7 of this Article, he/she shall be responsible for:

a) Notifying the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety of the reasons, tentative time of operation termination;

b) Carry outing safety measures for the used radioactive source and transferred it to another organization or individual who is qualified, eligible for management as guided by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety;

c) Fulfilling his/her financial obligations towards the used radioactive source under the court decision or decision of authorities competent to decide on operation termination.

Article 14. Responsibilities of the organizations, individual transporting radioactive wastes and used radioactive sources

1. Fulfilling the responsibilities specified in Clause 2 Article 63 of the Law on Nuclear Energy and Article 35 of the Minister of Science and Technology’s Circular No. 23/2012/TT-BKHCN dated November 23, 2012, providing guidance on safe transportation of radioactive materials.

2. Transferring adequately the radioactive wastes and used radioactive sources to the transferee according to signed contract and signing for verification the delivery record of the radioactive wastes, used radioactive source as prescribed in Article 6 of this Circular.

Article 15. Responsibilities of the owner of a facility storing radioactive wastes

1. Ensuring the requirements applicable to facilities storing radioactive wastes as prescribed in Article 10 of this Circular.

2. Only receiving the radioactive wastes, used radioactive sources if the owner is licensed for radiation activities, storage of radioactive wastes or used radioactive sources.

3. Notifying the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety of every receipt of the radioactive waste or used radioactive source according to Form No. 4 provided in Appendix V to this Circular.

4. Making and archiving dossiers of the radioactive wastes, used radioactive sources stored at the facility as prescribed in Article 11 of this Circular.

5. Complying with the law on radiation safety, radioactive source security and safe radioactive material transportation.

6. A facility storing radioactive wastes invested from the state budget must receive, carry out treatment and store unconditionally uncontrolled radioactive sources, radioactive wastes of which the owners cannot be identified and other special cases as requested for state management.

7. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the facility storing radioactive wastes is mentioned at Point dd Clause 01 Article 34 of the Law on Nuclear Energy, the owner shall be responsible for:

a) Complying with Article 36 of the Law on Nuclear Energy;

b) Fulfilling financial obligations towards the radioactive waste, used radioactive source under the court decision or decision of authorities competent to decide on operation termination.

8. In case of bankruptcy, dissolution, operation termination and the owner of the facility storing radioactive wastes is not prescribed in Clause 7 of this Article, he/she must comply with Clause 9 Article 12 and Clause 8 Article 13 of this Circular.

Article 16. Responsibilities of state management agencies in charge of radiation and nuclear safety

1. The Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety shall be responsible for:

a) Organizing, supervising the collection of radioactive wastes of which the owners cannot be identified and the uncontrolled ones of which the owners cannot be identified.

b) Guiding the measures for management of radioactive wastes and used radioactive sources to organizations or individuals.

c) Examining the safety and licensing radiation activities that generate radioactive wastes and facilities storing radioactive wastes.

d) Inspecting the conformity with the law on radioactive waste, used radioactive source management nation-wide and handling violations.

2. Departments of Science and Technology of provinces, centrally run cities shall be responsible for:

a) Organizing and cooperating with the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety in collecting radioactive wastes, sources with unknown owners found in the respective localities.

b) Guiding measures for management of the radioactive wastes and used radioactive sources to organizations or individuals in the respective localities.

c) Inspecting and cooperating with the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety on the conformity with the law on the management of radioactive wastes, used radioactive sources in the respective localities and handling violations.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 17. Transitional provisions

The organizations or individuals who have already been licensed and are carrying out the activities related to the management of radioactive wastes and used radioactive sources, but fail to meet the requirements specified in this Circular, shall take remedial measures as requested by this Circular within 6 months from the effective date of this Circular for their continuous operations.

Article 18. Effect

1. This Circular takes effect from November 01, 2014.

2. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Science and Technology for amendment and supplementation./.

 

THE MINISTER



Nguyen Quan

 

 

APPENDIX I

Classification of radioactive wastes
 (Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 22/2014/TT-BKHCN dated August 25, 2014)

 

I. Classification by the characteristics of the radionuclides in the wastes

No.

Classification

Characteristic

1

Radioactive wastes with low radiation rate, very short lifespan

Waste containing only radionuclides has a semi-disintegration period of less than 100 days and can decay to less than disposal levels within 5 years of generation.

2

Radioactive wastes with low radiation rate, short lifespan

Radioactive waste that is unlikely to decay to a level below disposal level within 5 years from generation, containing beta/gamma emitting radionuclides with the semi-disintegration period between 100 days and 30 years or alpha-emitting radionuclides with an average activity concentration not greater than 400 Bq/g.

3

Radioactive wastes with low – average radiation rate, long lifespan

Radioactive waste which contains radionuclides with the semi-disintegration period of over 30 years or alpha-generating radionuclides with average activity concentration over 400 Bq/g but not over 104 TBq/m3.

4

Radioactive wastes with high radiation rate

Radioactive waste which contains radionuclides with activity concentration of over 104 TBq/m3.

II. Classification by physical, chemical, biological characteristics of the wastes

Based the physical, chemical, biological characteristics, the wastes are classified as follows:

- Solid, liquid or gas wastes;

- Combustible wastes;

- Compressible wastes;

- Biological wastes;

- Metal wastes.

 

 

APPENDIX II

Disposal level

(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 22/2014/TT-BKHCN dated August 25, 2014)

 

I. Disposal level applied to artificial radionuclides

Radionuclide

Activity concentration

(Bq/g)

 

 

Radionuclide

Activity concentration

(Bq/g)

 

 

Radionuclide

Activity concentration

(Bq/g)

 

H-3

100

 

 

Sc-47

100

 

 

Co-58m

10000

*

Be-7

10

 

 

Sc-48

1

 

 

Co-60

0.1

 

C-14

1

 

 

V-48

1

 

 

Co-60m

1000

*

F-18

10

*

 

Cr-51

100

 

 

Co-61

100

*

Na-22

0.1

 

 

Mn-51

10

*

 

Co-62m

10

*

Na-24

1

*

 

Mn-52

1

 

 

Ni-59

100

 

Si-31

1000

*

 

Mn-52m

10

*

 

Ni-63

100

 

P-32

1000

 

 

Mn-53

100

 

 

Ni-65

10

*

P-33

1000

 

 

Mn-54

0.1

 

 

Cu-64

100

*

S-35

100

 

 

Mn-56

10

*

 

Zn-65

0.1

 

Cl-36

1

 

 

Fe-52

10

*

 

Zn-69

1000

*

Cl-38

10

*

 

Fe-55

1000

 

 

Zn-69m

10

*

K-42

100

 

 

Fe-59

1

 

 

Ga-72

10

*

K-43

10

*

 

Co-55

10

*

 

Ge-71

10000

 

Ca-45

100

 

 

Co-56

0.1

 

 

As-73

1000

 

Ca-47

10

 

 

Co-57

1

 

 

As-74

10

*

Sc-46

0.1

 

 

Co-58

1

 

 

As-76

10

*

As-77

1000

 

 

Nb-95

1

 

 

Ag-105

1

 

Se-75

1

 

 

Nb-97

10

*

 

Ag-110m

0.1

 

Br-82

1

 

 

Nb-98

10

*

 

Ag-111

100

 

Rb-86

100

 

 

Mo-90

10

*

 

Cd-109

1

 

Sr-85

1

 

 

Mo-93

10

 

 

Cd-115

10

 

Sr-85m

100

*

 

Mo-99

10

 

 

Cd-115m

100

 

Sr-87m

100

*

 

Mo-101

10

*

 

In-111

10

 

Sr-89

1000

 

 

Tc-96

1

 

 

In-113m

100

*

Sr-90

1

 

 

Tc-96m

1000

*

 

In-114m

10

 

Sr-91

10

*

 

Tc-97

10

 

 

In-115m

100

*

Sr-92

10

*

 

Tc-97m

100

 

 

Sn-113

1

 

Y-90

1000

 

 

Tc-99

1

 

 

Sn-125

10

 

Y-91

100

 

 

Tc-99m

100

*

 

Sb-122

10

 

Y-91m

100

*

 

Ru-97

10

 

 

Sb-124

1

 

Y-92

100

*

 

Ru-103

1

 

 

Sb-125

0.1

 

Y-93

100

*

 

Ru-105

10

*

 

Te-123m

1

 

Zr-93

10

*

 

Ru-106

0.1

 

 

Te-125m

1000

 

Zr-95

1

 

 

Rh-103m

10000

*

 

Te-127

1000

 

Zr-97

10

*

 

Rh-105

100

 

 

Te-127m

10

 

Nb-93m

10

 

 

Pd-103

1000

 

 

Te-129

100

*

Nb-94

0.1

 

 

Pd-109

100

 

 

Te-129m

10

 

Te-131

100

*

 

Cs-138

10

*

 

Dy-166

100

 

Te-131m

10

 

 

Ba-131

10

 

 

Ho-166

100

 

Te-132

1

 

 

Ba-140

1

 

 

Er-169

1000

 

Te-133

10

*

 

La-140

1

 

 

Er-171

100

*

Te-133m

10

*

 

Ce-139

1

 

 

Tm-170

100

 

Te-134

10

*

 

Ce-141

100

 

 

Tm-171

1000

 

I-123

100

 

 

Ce-143

10

 

 

Yb-175

100

 

I-125

100

 

 

Ce-144

10

 

 

Lu-177

100

 

I-126

10

 

 

Pr-142

100

*

 

Hf-181

1

 

I-129

0.01

 

 

Pr-143

1000

 

 

Ta-182

0.1

 

I-130

10

*

 

Nd-147

100

 

 

W-181

10

 

I-131

10

 

 

Nd-149

100

*

 

W-185

1000

 

I-132

10

*

 

Pm-147

1000

 

 

W-187

10

 

I-133

10

*

 

Pm-149

1000

 

 

Re-186

1000

 

I-134

10

*

 

Sm-151

1000

 

 

Re-188

100

*

I-135

10

*

 

Sm-153

100

 

 

Os-185

1

 

Cs-129

10

 

 

Eu-152

0.1

 

 

Os-191

100

 

Cs-131

1000

 

 

Eu-152m

100

*

 

Os-191m

1000

*

Cs-132

10

 

 

Eu-154

0.1

 

 

Os-193

100

 

Cs-134

0.1

 

 

Eu-155

1

 

 

Ir-190

1

 

Cs-134m

1000

*

 

Gd-153

10

 

 

Ir-192

1

 

Cs-135

100

 

 

Gd-159

100

*

 

Ir-194

100

*

Cs-136

1

 

 

Tb-160

1

 

 

Pt-191

10

 

Cs-137

0.1

 

 

Dy-165

1000

*

 

Pt-193m

1000

 

Pt-197

1000

*

 

U-231

100

 

 

Cm-242

10

 

Pt-197m

100

*

 

U-232

0.1

 

 

Cm-243

1

 

Au-198

10

 

 

U-233

1

 

 

Cm-244

1

 

Au-199

100

 

 

U-236

10

 

 

Cm-245

0.1

 

Hg-197

100

 

 

U-237

100

 

 

Cm-246

0.1

 

Hg-197m

100

 

 

U-239

100

*

 

Cm-247

0.1

 

Hg-203

10

 

 

U-240

100

*

 

Cm-248

0.1

 

Tl-200

10

 

 

Np-237

1

 

 

Bk-249

100

 

Tl-201

100

 

 

Np-239

100

 

 

Cf-246

1000

 

Tl-202

10

 

 

Np-240

10

*

 

Cf-248

1

 

Tl-204

1

 

 

Pu-234

100

*

 

Cf-249

0.1

 

Pb-203

10

 

 

Pu-235

100

*

 

Cf-250

1

 

Bi-206

1

 

 

Pu-236

1

 

 

Cf-251

0.1

 

Bi-207

0.1

 

 

Pu-237

100

 

 

Cf-252

1

 

Po-203

10

*

 

Pu-238

0.1

 

 

Cf-253

100

 

Po-205

10

*

 

Pu-239

0.1

 

 

Cf-254

1

 

Po-207

10

*

 

Pu-240

0.1

 

 

Es-253

100

 

At-211

1000

 

 

Pu-241

10

 

 

Es-254

0.1

 

Ra-225

10

 

 

Pu-242

0.1

 

 

Es-254m

10

 

Ra-227

100

 

 

Pu-243

1000

*

 

Fm-254

10000

*

Th-226

1000

 

 

Pu-244

0.1

 

 

Fm-255

100

*

Th-229

0.1

 

 

Am-241

0.1

 

 

 

 

 

Pa-230

10

 

 

Am-242

1000

*

 

 

 

 

Pa-233

10

 

 

Am-242m

0.1

 

 

 

 

 

U-230

10

 

 

Am-243

0.1

 

 

 

 

 

* Semi-disintegration period of less than 01 day.

II. Disposal level applicable to nature-based radionuclides

Radionuclide

Activity concentration
(Bq/g)

K-40

10

All other nature-based radionuclides

1

Note:

In case the waste contains a compound of radionuclides, the following formula shall be applied:

In which:

Ci is the activity concentration (Bq/g) of the waste of the radionuclide i;

Xi is the disposal level of radionuclide i;

n is the quantity of radionuclides in the waste.

 

 

APPENDIX III

Permissible level for disposal to the environment
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 22/2014/TT-BKHCN dated August 25, 2014)

 

Table 1. Permissible radioactivity level for disposal to the environment applicable to gas wastes

Isotope

Annual disposal rate

(Bq/year)

Isotope

Annual disposal rate

(Bq/year)

H-3

1 x 1011

Y-90

1 x 1010

C-14

1 x 1010

Mo-99

1 x 109

Na-22

1 x 106

Tc-99

1 x 107

Na-24

1 x 109

Tc-99m

1 x 1011

P-32

1 x 108

In-111

1 x 109

S-35

1 x 108

I-123

1 x 1010

Cl-36

1 x 107

I-125

1 x 108

K-42

1 x 1010

I-131

1 x 108

Ca-45

1 x 108

Xe-127

1 x 1011

Ca-47

1 x 109

Xe-133

1 x 1012

Cr-51

1 x 109

Pm-147

1 x 1010

Fe-59

1 x 108

Er-169

1 x 1010

Co-57

1 x 109

Au-198

1 x 109

Co-58

1 x 109

Hg-197

1 x 1010

Ga-67

1 x 1010

Hg-203

1 x 108

Se-75

1 x 108

Tl-201

1 x 1010

Sr-85

1 x 108

Ra-226

1 x 106

Sr-89

1 x 108

Th-232

1 x 105

Note:

In case the waste gas contains a compound of radionuclides, the following formula shall be applied:

In which:

Ci is the activity (Bq/year) of radionuclide i in the waste, which is disposed to the environment in the year;

Xi is the permissible level for disposal to the environment in the year (Bq/year) of radionuclide i;

n is the quantity of radionuclides in the waste which is disposed to the environment in the year.

 

Table 2. Permissible radioactivity level for disposal to the environment applicable to liquid wastes

Isotope

Annual disposal level

(Bq/year)

Isotope

Annual disposal level

(Bq/year)

H-3

1 x 1012

Sr-89

1 x 109

C-14

1 x 1010

Y-90

1 x 1010

Na-22

1 x 105

Mo-99

1 x 108

Na-24

1 x 108

Tc-99

1 x 1010

P-32

1 x 106

Tc-99m

1 x 109

S-35

1 x 109

In-111

1 x 108

Cl-36

1 x 1010

I-123

1 x 109

K-42

1 x 109

I-125

1 x 108

Ca-45

1 x 1010

I-131

1 x 107

Ca-47

1 x 108

Pm-147

1 x 1010

Cr-51

1 x 108

Er-169

1 x 1010

Fe-59

1 x 106

Au-198

1 x 108

Co-57

1 x 109

Hg-197

1 x 109

Co-58

1 x 108

Hg-203

1 x 107

Ga-67

1 x 108

Tl-201

1 x 108

Se-75

1 x 106

Ra-226

1 x 106

Sr-85

1 x 106

Th-232

1 x 106

Note:

In case the waste contains a compound of radionuclides, the following formula shall be applied:

In which:

Ci is the activity (Bq/year) of radionuclide i in the waste which is disposed to the environment in the year;

Xi is the permissible disposal level of radionuclide i to the environment in the year (Bq/year);

n is the quantity of radionuclides in the waste which is disposed to the environment in the year.

 

 

APPENDIX IV

Activity concentration and surface radioactivity-contamination levels of the metals permitted for recycling
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 22/2014/TT-BKHCN dated August 25, 2014)

 

Isotope

Activity concentration

(Bq/g)

Surface contamination level

(Bq/cm2)

 

Isotope

Activity concentration

(Bq/g)

Surface contamination level

(Bq/cm2)

H-3

1000

100000

 

Zr-95

1

10

C-14

100

1000

 

Nb-93m

1000

10000

Na-22

1

10

 

Nb-94

1

10

S-35

1000

1000

 

Mo-93

100

1000

Cl-36

10

100

 

Tc-97

1000

1000

K-40

1

100

 

Tc-97m

1000

1000

Ca-45

1000

100

 

Tc-99

100

1000

Sc-46

1

10

 

Ru-106

1

10

Mn-53

10000

100000

 

Ag-108m

1

10

Mn-54

1

10

 

Ag-110m

1

10

Fe-55

10000

10000

 

Cd-109

10

100

Co-56

1

10

 

Sn-113

1

100

Co-57

10

100

 

Sb-124

1

10

Co-58

1

10

 

Sb-125

10

100

Co-60

1

10

 

Te-123m

10

100

Ni-59

10000

10000

 

Te-127m

100

100

Ni-63

10000

10000

 

I-125

1

100

Zn-65

1

100

 

I-129

1

10

As-73

100

1000

 

Cs-134

1

10

Se-75

1

100

 

Cs-135

10

1000

Sr-85

1

100

 

Cs-137

1

100

Sr-90

10

10

 

Ce-139

10

100

Y-91

10

100

 

Ce-144

10

10

Zr-93

10

100

 

Pm-147

10000

1000

Sm-151

10000

1000

 

U-236

10

1

Eu-152

1

10

 

U-238

1

1

Eu-154

1

10

 

Np-237

1

0.1

Eu-155

10

1000

 

Pu-236

1

0.1

Gd-153

10

100

 

Pu-238

1

0.1

Tb-160

1

10

 

Pu-239

1

0.1

Tm-170

100

1000

 

Pu-240

1

0.1

Tm-171

1000

10000

 

Pu-241

10

10

Ta-182

1

10

 

Pu-242

1

0.1

W-181

100

1000

 

Pu-244

1

0.1

W-185

1000

1000

 

Am-241

1

0.1

Os-185

1

10

 

Am-242m

1

0.1

Ir-192

1

10

 

Am-243

1

0.1

Tl-204

1000

1000

 

Cm-242

10

1

Pb-210

1

1

 

Cm-243

1

0.1

Bi-207

1

10

 

Cm-244

1

0.1

Po-210

1

0.1

 

Cm-245

1

0.1

Ra-226

1

0.1

 

Cm-246

1

0.1

Ra-228

1

1

 

Cm-247

1

0.1

Th-228

1

0.1

 

Cm-248

1

0.1

Th-229

1

0.1

 

Bk-249

100

100

Th-230

1

0.1

 

Cf-248

10

1

Th-232

1

0.1

 

Cf-249

1

0.1

Pa-231

1

0.1

 

Cf-250

1

0.1

U-232

1

0.1

 

Cf-251

1

0.1

U-233

1

1

 

Cf-252

1

0.1

U-234

1

1

 

Cf-254

1

0.1

U-235

1

1

 

Es-254

10

1

Notes:

1. The value of activity concentration of the metal load used for comparison with those indicated in the table shall be the average value of the measurement results of about 200kg of sample that is randomly taken.

2. The value of surface contamination of the metal load used for comparison with those indicated in the table shall be the average value of the measurement results of about 1 m2 of samples that is randomly taken.

3. In case a metal in contaminated by many radionuclides, the permissible level for recycling such metal shall be calculated with the following formula:

In which:

Ci is the activity concentration and surface contamination of the metal that are affected by radionuclide i

Xi is the activity concentration and surface contamination affected by radionuclide i whereby the metal is permitted for recycling

n is the quantity of radionuclides in the metal

4. Above activity concentration shall not apply to the wastes which are synthetic materials such as electric cables. Such materials must be separated into metal and non-metal properties before applying standards for recycling metal.

 

* Other Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 22/2014/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất