Thông tư 14/2013/TT-BKHCN về đo lường đối với chuẩn quốc gia

thuộc tính Thông tư 14/2013/TT-BKHCN

Thông tư 14/2013/TT-BKHCN của Bộ khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2013/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Việt Thanh
Ngày ban hành:12/07/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

----------------------

Số: 14/2013/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia

------------------------

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia gồm: chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia; duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
2. Cơ quan nhà nước về đo lường và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II
CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC GIỮ CHUẨN QUỐC GIA,
PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA
Mục 1
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA,
PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA
Điều 3. Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia
Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định giữ chuẩn quốc gia:
1. Có tư cách pháp nhân;
2. Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt);
3. Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng;
4. Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên tai; bảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;
5. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
b) Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên;
c) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường.
6. Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
7. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.
Điều 4. Điều kiện để được phê duyệt là chuẩn quốc gia
Chuẩn đo lường đáp ứng các điều kiện sau đây được phê duyệt là chuẩn quốc gia:
1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường quy định tại Điều 11 của Luật Đo lường;
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
3. Được lưu giữ, duy trì, bảo quản và sử dụng tại tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Mục 2
LẬP VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ
Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia
1. Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cùng với đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục). Hồ sơ gồm:
a) Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia (theo Mẫu 1a. ĐNCĐPD tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Tài liệu kỹ thuật của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (thuyết minh kỹ thuật; hướng dẫn duy trì, bảo quản, sử dụng; giấy chứng nhận hiệu chuẩn, thử nghiệm...) do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cung cấp (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 02 thứ tiếng);
c) Bộ ảnh gồm một (01) ảnh phối cảnh tổng thể và các ảnh khác của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (các ảnh cùng kích cỡ, cỡ nhỏ nhất 90 mm x 120 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, gắn trên giấy khổ A4 cùng với chú thích cho mỗi ảnh) và đĩa CD chứa các ảnh đó. Các ảnh chụp phải là ảnh màu, rõ ràng và phải thể hiện được hình dáng, tên và thông tin về các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;
d) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;
đ) Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
e) Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này;
g) Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn;
h) Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.
2. Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Hồ sơ gồm:
a) Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia (theo Mẫu 1b. ĐNCĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;
c) Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này;
đ) Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường;
e) Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
Điều 6. Xử lý hồ sơ
1. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục quyết định về việc đánh giá tại cơ sở.
Mục 3
ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ
Điều 7. Phương thức và nguyên tắc đánh giá tại cơ sở
1. Đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo phương thức đoàn đánh giá.
2.     Đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc chuyên gia.
Điều 8. Đoàn đánh giá
1. Đoàn đánh giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập để đánh giá tại cơ sở, báo cáo kết quả và tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về sự phù hợp của tổ chức đề nghị và của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt so với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
2. Thành phần của đoàn đánh giá 
a) Đoàn đánh giá gồm trưởng đoàn, thư ký và thành viên khác. Số lượng thành viên đoàn đánh giá không ít hơn ba (03) người;
b) Trưởng đoàn là người có uy tín trong lĩnh vực đo lường. Trưởng đoàn có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn đánh giá; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; triệu tập và chủ trì các buổi họp của đoàn đánh giá; quyết định việc mời các đại biểu tham dự khi cần thiết; thông qua hồ sơ kết quả đánh giá trước khi trình Tổng cục;
c) Thư ký là công chức làm nhiệm vụ quản lý đo lường của Tổng cục. Thư ký có trách nhiệm: Chuẩn bị chương trình đánh giá (theo Mẫu 3. CTĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu đánh giá (theo Mẫu 4. PĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); ghi chép đầy đủ và trung thực các ý kiến đánh giá; thu thập phiếu đánh giá của các thành viên trong đoàn đánh giá; lập biên bản tổng hợp kết quả đánh giá (theo Mẫu 5. BBTH tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) để họp thông qua hồ sơ đánh giá;
d) Thành viên khác của đoàn đánh giá là cán bộ khoa học hoạt động trong lĩnh vực đo phù hợp được mời từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan hoặc chuyên gia độc lập. Thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Điều 9. Nội dung đánh giá
1. Sự phù hợp của tổ chức đề nghị với các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Sự phù hợp của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt với các điều kiện quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Điều 10. Phương pháp đánh giá
Trong quá trình đánh giá, thành viên đoàn đánh giá được áp dụng một hoặc các phương pháp đánh giá sau đây:
1. Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên kỹ thuật của tổ chức đề nghị về những thông tin có liên quan.
2. Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan.
3. Quan sát thực tế chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt, phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
4. Đánh giá sự thành thạo của nhân viên kỹ thuật, sự phù hợp của quy trình hiệu chuẩn, quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng thông qua quan sát thao tác và xử lý kết quả hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường do nhân viên kỹ thuật thực hiện.
Điều 11. Tiến hành đánh giá
1. Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn đánh giá, thông qua chương trình đánh giá, phân công nhiệm vụ và thống nhất kế hoạch thực hiện việc đánh giá theo tiến độ, nội dung đánh giá quy định trong quyết định thành lập đoàn đánh giá.
2. Theo phương pháp đánh giá quy định tại Điều 10 của Thông tư này và nội dung đánh giá được phân công, các thành viên tiến hành đánh giá và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá.
3. Trưởng đoàn tổ chức họp để thông qua hồ sơ đánh giá tại cơ sở.
4. Việc đánh giá phải hoàn thành trong thời gian ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký quyết định thành lập đoàn đánh giá. Chi phí và các điều kiện khác phục vụ việc đánh giá tại chỗ của đoàn đánh giá do tổ chức đề nghị bảo đảm.
Điều 12. Hồ sơ kết quả đánh giá
Trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá, trưởng đoàn trình một (01) bộ hồ sơ kết quả đánh giá lên Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
1. Quyết định thành lập đoàn đánh giá;
2. Chương trình đánh giá;
3. Các phiếu đánh giá của thành viên;
4. Biên bản tổng hợp kết quả đánh giá.
Điều 13. Xử lý hồ sơ kết quả đánh giá
1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ kết quả đánh giá, nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị.
2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết quả đánh giá, nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục xem xét, lập một (01) bộ hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn của Tổng cục;
b) Hồ sơ kết quả đánh giá quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Hồ sơ đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Mục 4
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA,
CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC GIỮ CHUẨN QUỐC GIA
Điều 14. Quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia
1. Căn cứ hồ sơ trình duyệt của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là quyết định phê duyệt, chỉ định).
2. Quyết định phê duyệt, chỉ định bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo;
b) Tên chuẩn quốc gia;
c) Số hiệu;
d) Ký mã hiệu của chuẩn quốc gia;
đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất của chuẩn quốc gia;
e) Phạm vi đo, độ chính xác hoặc cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác của chuẩn quốc gia;
g) Tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
3. Trường hợp một (01) quyết định phê duyệt, chỉ định được ban hành để phê duyệt đồng thời từ hai (02) chuẩn quốc gia trở lên và chỉ định một (01) tổ chức giữ các chuẩn quốc gia đó thì các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e phải ghi riêng cho từng chuẩn quốc gia.
4. Quyết định phê duyệt, chỉ định được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
5. Quyết định phê duyệt, chỉ định quy định tại khoản 2 Điều này và các ảnh của chuẩn quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục.
Điều 15. Lưu giữ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia
1. Hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia được lưu giữ gồm: Quyết định phê duyệt, chỉ định quy định tại Điều 14 và các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.
2. Một (01) bộ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia được lưu giữ tại Tổng cục.
3. Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia chịu trách nhiệm lập và lưu giữ một (01) bộ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
4. Thời hạn lưu giữ hồ sơ: Năm (05) năm sau khi quyết định phê duyệt, chỉ định được điều chỉnh hoặc bị hủy bỏ.
Mục 5
ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ HIỆU LỰC,
 ĐIỀU CHỈNH PHẠM VI CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT, CHỈ ĐỊNH
Điều 16. Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định
1. Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia không hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này;
b) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia có văn bản đề nghị được đình chỉ việc giữ chuẩn quốc gia.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt, chỉ định (gọi tắt là quyết định đình chỉ). Thời hạn tạm thời đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định đình chỉ.
3. Quyết định đình chỉ được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục.
4. Trong thời hạn tạm thời đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại Thông tư này, tổ chức có quyết định đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị chỉ định lại gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị chỉ định lại;
b) Các tài liệu, hồ sơ về việc đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc đánh giá tại cơ sở đối với nội dung đề nghị chỉ định lại.
6. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
7. Trường hợp kiểm tra trên hồ sơ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm:
a) Công văn của Tổng cục;
b) Hồ sơ đề nghị chỉ định lại quy định tại khoản 4 Điều này.
8. Trường hợp đánh giá tại cơ sở, việc xử lý hồ sơ và đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và tại Mục 3 Chương II của Thông tư này.
9. Căn cứ hồ sơ trình của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt, chỉ định lại theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
10. Lưu giữ hồ sơ chỉ định lại thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định
1. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức có quyết định đình chỉ đã quá thời hạn tạm thời đình chỉ nhưng không hoàn thành việc khắc phục hậu quả;
c) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện việc giữ chuẩn quốc gia như được chỉ định;
d) Chuẩn quốc gia bị mất, hư hỏng không khắc phục được.
2. Trên cơ sở đề nghị của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định (gọi tắt là quyết định hủy bỏ hiệu lực).
3. Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục.
Điều 18. Điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt, chỉ định
1. Trường hợp đề nghị điều chỉnh tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia
a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh;
- Cam kết không có sự thay đổi về chuẩn quốc gia và các điều kiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia đã được phê duyệt;
- Tài liệu khác có liên quan.
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm:
- Công văn của Tổng cục;
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung khác của quyết định phê duyệt, chỉ định liên quan đến việc thay đổi năng lực của tổ chức được chỉ định hoặc thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia
a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định, bộ hồ sơ gồm: Công văn nêu rõ nội dung đề nghị điều chỉnh; các tài liệu liên quan đến việc thay đổi về năng lực của tổ chức được chỉ định, thay đổi về đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia;
b) Việc xử lý hồ sơ đề nghị và đánh giá tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và tại Mục 3 Chương II của Thông tư này.
3. Căn cứ hồ sơ trình của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt, chỉ định theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ của chuẩn quốc gia sau khi được điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt, chỉ định được lưu giữ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Chương III
DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG CHUẨN QUỐC GIA
Điều 19. Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia
Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Đối với việc duy trì, bảo quản:
a) Diện tích nơi duy trì, bảo quản;
b) Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp;
d) Việc định kỳ kiểm soát các điều kiện duy trì, bảo quản;
đ) Việc hiệu chuẩn nội bộ hoặc so sánh liên phòng chuẩn quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý đối với kết quả hiệu chuẩn nội bộ và so sánh liên phòng;
e) Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia;
g) Phân công và trách nhiệm của người làm nhiệm vụ duy trì, bảo quản.
2. Đối với việc sử dụng:
a) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài:
- Chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản, về kiểm soát hồ sơ, tài liệu, tình trạng của chuẩn quốc gia và trang thiết bị liên quan.... trước và sau khi thực hiện; đề xuất biện pháp xử lý kết quả sau khi hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia.
b) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn:
- Diện tích nơi sử dụng;
- Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác;
- Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống hư hỏng chuẩn quốc gia do việc sử dụng không phù hợp quy định;
- Phân công và quy định trách nhiệm của người được giao thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Ghi chép nhật ký sử dụng.
Điều 20. Tổ chức thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng  chuẩn quốc gia
Việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia phải được thực hiện theo đúng quy định do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia ban hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
2. Tổ chức quản lý hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
3. Định kỳ hai (02) năm một lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên, Tổng cục thực hiện kiểm tra đối với chuẩn quốc gia và hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định
4. Thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra đối với việc chấp hành quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia
1. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.
2. Thiết lập, duy trì hệ thống quản lý và thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Báo cáo kịp thời các sai hỏng chuẩn quốc gia và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đề nghị đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
4. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 5. Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng CP (để b/c);

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;                       

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL các tỉnh, thành phố     

trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);                                                                  
- Công báo;

- Lưu: VT, TĐC.  

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

  

Trần Việt Thanh

Phụ lục

CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG VIỆC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC

GIỮ CHUẨN QUỐC GIA, PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư  số: 14/2013/TT-BKHCN

ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ tr­ưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

--------------------------------

1. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia:

Mẫu 1a. ĐNCĐPD

14/2013/TT-BKHCN

2. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia:

Mẫu 1b. ĐNCĐ

14/2013/TT-BKHCN

3. Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia:

Mẫu 2. BCCS

14/2013/TT-BKHCN

4. Chương trình đánh giá:

Mẫu 3. CTĐG

14/2013/TT-BKHCN

5. Phiếu đánh giá:

Mẫu 4. PĐG

14/2013/TT-BKHCN

6. Biên bản tổng hợp kết quả đánh giá:

Mẫu 5. BBTH

14/2013/TT-BKHCN

Mẫu 1a. ĐNCĐPD

14/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

----------------------

Số:.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

....., ngày       tháng       năm 20...

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA,

PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị...............................(tên tổ chức)................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

2. Đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia

a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo

b) Tên chuẩn đo lường

c) Số hiệu

d) Ký mã hiệu của chuẩn đo lường

đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất

e) Phạm vi đo, độ chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác

3. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia tại:

        - Tên bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng: ........:

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

Kính đề nghị Tổng cục xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ,....

Thủ trưởng tổ chức đề nghị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu 1b. ĐNCĐ

14/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

------------------

Số:.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

....., ngày       tháng       năm 20

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị...............................(tên tổ chức)................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

2. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia sau đây:

a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo

b) Tên chuẩn quốc gia

c) Số hiệu

d) Ký mã hiệu của chuẩn quốc gia

đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất

e) Phạm vi đo, độ chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác

3. Bộ phận trực tiếp giữ chuẩn quốc gia

        - Tên bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng: ........:

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

Kính đề nghị Tổng cục xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ,....

Thủ trưởng tổ chức đề nghị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu 2. BCCS

14/2013/TT-BKHCN

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG CHUẨN QUỐC GIA

 

1. Tổ chức đề nghị: ................(tên tổ chức)........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................

- Điện thoại: ........................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:................................................

            2. Bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng:

......(tên bộ phận) ....................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...............................................

3.  Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Phòng thí nghiệm

- Diện tích dùng cho việc duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia: .............................

- Điều kiện môi trường tại nơi duy trì, bảo quản:

Nhiệt độ:.............................     Biến động về nhiệt độ: ...............................;

Độ ẩm tương đối:..................   Biến động về độ ẩm: ..................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

            - Diện tích nơi sử dụng chuẩn quốc gia:  ............................................................

- Điều kiện môi trường tại nơi sử dụng:

Nhiệt độ:................................   Biến động về nhiệt độ: ..............................;

Độ ẩm tương đối:..................    Biến động về độ ẩm: .................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

b) Các điều kiện kỹ thuật khác tại nơi duy trì, bảo quản, sử dụng (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường...).

c)  Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp.

d) Phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

TT

Tên phương tiện,

trang thiết bị

Số lượng

Đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính

Mục đích

sử dụng

(*)

 

 

 

 

 

(*): Ghi cụ thể mục đích sử dụng (ví dụ: duy trì, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí; duy trì, kiểm soát điện áp, tần  số; bảo đảm an toàn khi vận chuyển chuẩn; hiệu chuẩn hoặc  so sánh chuẩn; ...)

4. Về nhân viên kỹ thuật

TT

 

Họ và tên

 

Năm

sinh

Thời gian

công tác (**)

Chứng chỉ ngoại ngữ

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

(**): Ghi thời gian thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường trong lĩnh vực đo.

Hồ sơ kèm theo:

- Bản sao  (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của các phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học của nhân viên kỹ thuật.                                                                                                                                                                     

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ,....

 

        ...., ngày....tháng ...năm 20... 
Thủ trưởng tổ chức đề nghị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu 3. CTĐG

14/2013/TT-BKHCN

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày      tháng      năm 20…

CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ

                     

Kính gửi:

  • Tên tổ chức đề nghị
  • Các thành viên đoàn đánh giá

1. Quyết định thành lập số:….

2. Tổ chức đề nghị: ...............................(tên tổ chức)............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

- Điện thoại: ..................    Fax: ..................     Email:....................................

3. Bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng: ........(tên bộ phận.................

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: .........................Fax: .........................Email:...............................

4. Nội dung, phân công và tiến độ thực hiện:

TT

Nội dung đánh giá

Thành viên

chịu trách nhiệm

 đánh giá

Tiến độ

Thời gian

 bắt đầu

Thời gian nộp phiếu đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thời gian họp đoàn đánh giá để triển khai thực hiện chương trình: . . . . .

 

6. Thời gian họp đoàn đánh giáđể thông qua báo cáo tổng hợp: . . . . . . . . . . .

Thư ký

(Họ tên và chữ ký)

 

 

Trưởng đoàn

(Họ tên và chữ ký)

Mẫu 4. PĐG

14/2013/TT-BKHCN

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày      tháng      năm 20…

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

I. Thành viên (chức danh khoa học, học vị, họ tên,):

II. Quyết định thành lập số………………………………………………..
III.  Kết quả đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Đánh giá của thành viên

(Đạt/không đạt)

A

Đối với tổ chức đề nghị được chỉ định

 

1

Sự phù hợp của hồ sơ về tư cách pháp nhân

Nhận xét(*):

 

 

2

Đáp ứng yêu cầu về việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia

Nhận xét(*):

 

 

3

Sự phù hợp và đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện khác để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định

Nhận xét(*):

 

 

4

Sự phù hợp và đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, mất mất, thiên tai, biện pháp di chuyển khẩn cấp.

Nhận xét(*):

 

 

5

Sự phù hợp về nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn với quy định

Nhận xét(*):

 

 

6

Đầy đủ sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh

Nhận xét(*):

 

7

Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ về việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

Nhận xét(*):

 

B

Đối với chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt

 

1

Sự phù hợp với yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường

Nhận xét(*):

 

 

2

Sự phù hợp với Quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia

Nhận xét(*):

 

 

3

Có hồ sơ đề nghị phê duyệt theo quy định

Nhận xét(*):
 

 

4

Được duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định.

Nhận xét(*):

 

(*): Nêu những tồn tại, lý do khi đánh giá không đạt yêu cầu

IV.  Đánh giá chung

 (trường hợp đánh giá ở mức “không đạt”, cần chỉ rõ những nội dung không phù hợp quy định)

 

V. Đóng góp ý kiến của thành viên về những tồn tại và đề xuất hướng hoặc biện pháp giải quyết
 

 

THÀNH VIÊN

(Họ tên và chữ ký)

 

 

Mẫu 5. BBTH

14/2013/TT-BKHCN

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày      tháng      năm 20…

BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

 

Đoàn đánh giá được thành lập theo Quyết định số ....................................

Thời gian đánh giá:

Kết quả:

1. Đối với tổ chức đề nghị được chỉ định

....................................................(tên tổ chức)...........................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................

Điện thoại: ......................... Fax: ......................... Email:..........................

..................(tên bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng)..................

Địa chỉ: ......................................................................................................

Điện thoại: ......................... Fax: ......................... Email:..........................

Kết quả đánh giá: (Đạt/không đạt)

2. Đối với chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt

a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo

b) Tên chuẩn đo lường

c) Số hiệu

d) Ký mã hiệu của chuẩn đo lường

đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất

e) Phạm vi đo, độ chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác

Kết quả đánh giá: (Đạt/không đạt)

Đánh giá chung: (Đạt/không đạt)

Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

    ..., ngày........tháng.........năm.........

Tổ chức đề nghị   

(Ký, họ tên, đóng dấu)                               

Thư ký

(Họ tên và chữ ký)              

Trưởng đoàn

(Họ tên và chữ ký)           

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Circular No.  14/2013/TT-BKHCN dated July 12, 2013 of the Ministry of Science and Technology prescribing the metrology for the National Standards

Pursuant to the Law on Metrology dated November 11, 2011;

Pursuant to the Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Metrology;

Pursuant to the Decree No. 20/2013/ND-CP, dated February 26, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the proposal of General Director of Directorate for Standards, Metrology and Quality;

The Minister of science and technology promulgates the Circular prescribing metrology applicable to the national standard,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular prescribes metrology applicable to the national standard including: the designation of organizations keeping the national standard, approval for the national standard; maintenance, preservation and use of the national standard.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations which are assigned to keep the national standard.

2. State agencies for metrology, and other relevant organizations and individuals. 

Chapter II

ORGANIZATIONS DESIGNED FOR KEEPING THE NATIONAL STANDARD, APPROVING THE NATIONAL STANDARD

Section 1. Conditions to be assigned to keep the national standard, approving the national standard

Article 3. Conditions to be assigned as an organization for keeping the national standard

An organization which meets the following conditions may be assigned to keep the national standard:

1. Having legal status;

2. Having a metrology standard corresponding to suggest being approved as national standard (hereinafter abbreviated to metrology standard suggested for the approval);

3. Having full means, equipment, working premises, environmental conditions and other technical conditions (conditions about voltage, power frequency, anti-vibration, anti-electromagnetic jamming) to perform maintenance, preservation and use of the respective national standard;

4. Having metrologies to ensure safety, fire fighting and prevention, damages, natural disaster; ensure requirements for moving urgently the metrology standard suggested for the approval.

5. There are at least 02 technicians performing the maintenance, preservation and use of the metrology standard suggested for the approval. The technician must meet the following requirements:

a) Graduated university specialized in corresponding technical sector;

b) Foreign languages: English or French or Russian, at level C or equivalent or higher level;

c) Having at least three (03)-year experiences in performing calibration, comparing metrology standard.

6. Diagram of calibration and process of calibration or metrology of comparing the metrology standard suggested for the approval are conformable with the national standards and international standards;

7. Having set up and maintained the management system in conformity with the national standard TCVN ISO/IEC 17025 for maintenance, preservation and use of the metrology standard suggested for the approval.

Article 4. Conditions to be approved as the national standard

A metrology standard which meets the following conditions may be approved as a national standard:

1. Meeting the fundamental requirements for the metrology standard specified in Article 11 of the Law on metrology;

2. Being conformable with the planning on national standard development already approved by the Prime Minister;

3. Being stored, maintained, preserved and used at organization meeting conditions specified in Article 3 of this Circular.

Section 2. MAKING AND HANDLING  DOSSIER

Article 5. Making request dossier for organization designation keeping the national standard, approving for the national standard

1. In case where suggest to be assigned to keep the national standard is made together with the suggest to be approved the national standard, the proposal organization may make a (01) set of dossier and send directly at head office or through post system to the Directorate for Standards, Metrology and Quality (hereinafter abbreviated to the Directorate). Dossier includes:

a) Suggest to be assigned to keep the national standard, approval for the national standard (according to the Form 1a. DNCDPD at Annex enclosed with this Circular);  

b) Technical documents of the metrology standard suggested for the approval (technical description; instruction in maintenance, preservation and use; certificate of calibration, test…) which are supplied by the producing or importing organizations or individuals (in Vietnamese or English or both of 02 languages);

c) A set of pictures includes one (01) overall perspective picture and other pictures of the metrology standard suggested for the approval (pictures of the same size, the minimum size of 90 mm x 120 mm but not bigger than 210 mm x 297 mm, attached on paper at size A4 and notes for each picture) and CD containing those pictures. Pictures taken must be color, clear and must shown shape, name and information of main metrology technical characteristics of the metrology standard suggested for the approval;

d) Copy (certified copying from the original of the proposal organization) of the document about its legal status;

dd) Report on material and technical facilities, and human resource to perform maintenance, preservation and use of the metrology standard suggested for the approval (according to Form 2.BCCS at Annex promulgated together with this Circular);

e) Written regulation on maintenance, preservation and use of the national standard as prescribed in Article 19 of this Circular;

g) Diagram of calibration; process and cycle of calibration or comparison of standard;

h) List of dossier of the management system applicable to maintenance, preservation and use of the metrology standard suggested for the approval.

2. In case of suggesting to be assigned to keep the national standard, the proposal organization may make a (01) set of dossier and send directly at head office or through post system to the Directorate. Dossier includes:

a) Suggest to be assigned to keep the national standard (according to the Form 1b. DNCD at Annex enclosed with this Circular);

b) Copy (certified copying from the original of the proposal organization) of the document about its legal status;

c) Report on material and technical facilities, and human resource to perform maintenance, preservation and use of the metrology standard suggested for the approval (according to Form 2.BCCS at Annex promulgated together with this Circular);

d) Written regulation on maintenance, preservation and use of the national standard as prescribed in Article 19 of this Circular;

dd) Diagram of calibration; process and cycle of calibration or comparison of metrology standard;

e) List of dossier of the management system applicable to the maintenance, preservation and use of the national standard.

Article 6.  Dossier handling

1. Within ten (10) working days after receiving dossier, if dossier has not yet been right with regulation, the Directorate shall notify the proposal organization about contents which need be supplemented, amended.

2. Within thirty (30) working days after receiving full and valid dossier, the Directorate shall decide the assessment at facility.

Section 3. ASSESSMENT AT FACILITY

Article 7. Methods and principles

1. The assessment at facility is performed according to the method of the assessment delegation.

2. The assessment at facility is performed according to the expert principle.

Article 8. Assessment delegation

1. The general director of Directorate for Standards, Metrology and Quality shall decide establishment of the assessment delegation for assessment at facility, the assessment delegation shall report result and advice the general director of Directorate for Standards about the conformity of the proposal organization and of the metrology standard suggested for the approval in comparison with requirements prescribed in this Circular.

2. Members of the assessment delegation

a) The assessment delegation includes head of delegation, civil servant and other members. Number of members of the assessment delegation is not less than three (03) persons;

b) Head of delegation is person who has prestige in the metrology sector. Head of delegation shall:     Organize implementation of tasks of the assessment delegation; assign specific duties to members; convene and preside over meetings of the assessment delegation; decide invitation of delegates for participation as necessary; approve the dossier of the assessment result before submit to the Directorate;

c) The secretary is civil servant doing task of managing metrology of the Directorate.  The secretary shall:   Prepare for the assessment program (according Form 3.CTDG at Annex promulgated together with this Circular), assessment vote (according to form 4.PDG at Annex promulgated together with this Circular), record fully and honestly opinions; collect the assessment votes of members in the assessment delegation; make record to sum up the assessment result (according to Form 5.BBTH at Annex promulgated together with this Circular) to have meetings to approve the assessment dossier; 

d) Other members of the assessment delegation are science cadres operating in the suitable metrology sector invited from Ministries, sectors, enterprises, universities, organizations of science and technology, relevant social-professional organizations or independent experts.     Members shall perform tasks assigned and take responsibilities for content, result of performing tasks.

Article 9. Assessment content

1. The conformity of the proposal organization with conditions specified in Article 3 of this Circular.

2. The conformity of the metrology standard suggested for the approval with conditions specified in Article 4 of this Circular. 

Article 10. Assessment method

In the course of assessment, members of the assessment delegation may apply one or all the following assessment methods:

1. Directly interviewing the main responsible person, technicians of the proposal organization about related information.

2. Considering the archived dossier and relevant documents.

3. Observing reality of the metrology standard suggested for the approval, means, equipment, working premises, environmental conditions and other technical conditions to perform maintenance, preservation and use of the national standard;

4. Assessing the proficiency of technicians, the conformity of calibration process, regulation on maintenance, preservation and use through observing manipulation and handling the calibration result or comparing the metrology standard performed by the technicians.

Article 11. Assessment implementation

1. Head of delegation keeps meeting for assessment, approve the assessment program, assign tasks and unify plan on assessment under the progress, content of assessment prescribed in decision on establishment of the assessment delegation.

2. According to the assessment method prescribed in Article 10 of this Circular and the assigned content of assessment, members carry out assessment and write the assessment result on the assessment vote.

3. Head of delegation keeps meeting to approve dossier of assessment at facility.

4. The assessment must be finished within thirty (30) days after the date of signing decision on establishment of the assessment delegation. Cost and other conditions serving the assessment on the spot of the assessment delegation are covered by the proposal organization.

Article 12. Dossier of the assessment result

Within five (05) working days after finishing the assessment, head of delegation shall submit a (01) set of dossier of the assessment result to the Directorate. A set of dossier includes:

1. Decision on establishment of the assessment delegation;

2. The assessment program;

3. Members’ assessment votes;

4. A minutes summing up the assessment result.

Article 13. Handling dossier of  assessment result

1. Within three (03) working days after receiving dossier of the assessment result, if the assessment result at facility fails to meet requirement as prescribed, the Directorate shall notify in writing the proposal organization thereof.

2. Within three (03) working days after receiving dossier of the assessment result, if the assessment result at facility fails to meet requirement as prescribed, the Directorate shall notify in writing the proposal organization thereof. A set of dossier includes:

a) Official dispatch of the Directorate;

b) Dossier of the assessment result prescribed in Article 12 of this Circular;

c) Dossier requesting for the national standard approval, designation of organization keeping the national standard prescribed in this Circular.

Section 4. Decision on approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard

Article 14. Decision on approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard

1. Pursuant to the dossier submitted to the Directorate, the Minister of science and technology shall consider and decide approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard (hereinafter abbreviated to decision on approval and designation).

2. Decision on approval and designation includes the following main contents:

a) Name of the metrology field, metrology quantity;

b) Name of national standard;

c) Sign number;

d) Code number of national standard;

dd) Place of manufacture, year of manufacture of the national standard;

e) Scope of metrology, the precision or degree of accuracy, and other necessary technical metrology characteristics of the national standard;

g) Name, address of the organization which is assigned to keep the national standard.

3. In case where a (01) decision on approval and designation is promulgated to approve concurrently two (02) national standards or more and assign an (01) organization keeping those national standards, contents prescribed in points a, b, c, d, dd and e must be inscribed separately for each national standard.

4. Decision on approval and designation shall be sent to the organization assigned to keep the national standard.

5. Decision on approval and designation prescribed at Clause 2 of this Article and pictures of the national standard prescribed in point c Clause 1 Article 5 of this Circular are posted on website of the Ministry of science and technology and the Directorate.

Article 15. Storing approval dossier for the national standard, designation of organization keeping the national standard

1. The stored dossier of approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard includes: Decision on approval and designation as prescribed in Article 14 and dossiers prescribed in Clause 2 Article 13 of this Circular.

2. A (01) set of dossier of approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard is stored at the Directorate.

3. The organization assigned to keep the national standard shall make and store a (01) set of dossier of approval for the national standard, designation of organization keeping the national standard.

4. Time limit for storing dossier: Five (05) years after decision on approval and designation is adjusted or revoked.

Section 5. SUSPENSION, EFFECT REVOCATION, SCOPE ADJUSTMENT OF DECISION ON APPROVAL AND DESIGNATION

Article 16. Decision effect’s suspension on approval and designation

1. Suspension of the effect of decision on approval and designation is applied in the following cases:

a) Organization assigned to keep the national standard fails to finish responsibilities as prescribed in Article 22 of this Circular.

b) Organization assigned to keep the national standard has written proposal for suspension of keeping the national standard.

2. Depend on each specific case, on the basis of proposal of the Directorate, the Minister of science and technology shall issue a decision to suspend entirely or partly effect of the decision on approval and designation (abbreviated as decision on suspension) Time limit for temporary suspension does not exceed six (06) months after the effective time of the decision on suspension.

3. Decision on suspension is sent to the organization assigned to keep the national standard and posted on website of the Ministry of science and technology and the Directorate.

4. During duration of temporary suspension specified in Clause 2 of this Article, after finishing the remedy of consequences due to failing to perform responsibilities as prescribed in this Circular, organization subject to decision on suspension is entitled to make a (01) set of dossier requesting the re-designation and send directly at head office or via post office to the Directorate.     A set of dossier includes:

a) Official dispatch proposing for the re-designation;

b) Documents, dossiers of which the remedy of consequences has finished.

5. Depending on specific case, the Directorate shall decide examination on dossier or assessment at facility for content proposing for the re-designation.

6. Within five (05) working days after receiving dossier, if dossier is not proper with regulation, the Directorate shall notify the proposal organization about contents which need be supplemented, amended.

7. In case of examination on dossier, within seven (07) working days after receiving full and valid dossier, the Directorate shall make a dossier and submit it to the Minister of science and technology.  Dossier includes:

a) Official dispatch of the Directorate;

b) Dossier proposing for the re-designation prescribed in Clause 4 of this Article.

8. In case of assessment at facility, the handling of dossier and assessment at facility shall comply with Clause 2 Article 6 and section 3 Chapter II of this Circular.

9. Pursuant to the dossier submitted by the Directorate, the Minister of science and technology shall consider, decide approval, re-designation as prescribed at Article 14 of this Circular.

10. Dossier of the re-designation is stored as prescribed in Article 15 of this Circular.

Article 17. Effect evocation on approval and designation decision

1. Effect evocation on approval and designation decision is applied in the following cases:

a) An organization which is assigned to keep the national standard is bankrupted or dissolved as prescribed by law.

b) An organization subject to decision on suspension fails to finish the remedy of consequences although time limit for temporary suspension is expired;

c) An organization which is assigned to keep the national standard has a written request for not continuing keeping the national standard as being assigned;

d) The national standard is lost, damaged which cannot remedy.

2. On the basis of proposal of the Directorate, the Minister of science and technology shall issue a decision to revoke effect of the decision on approval and designation (abbreviated as decision on revocation of effect).

3. Decision on revocation of effect is sent to organization which is assigned to keep the national standard and posted on website of the Ministry of science and technology, and website of the Directorate.

Article 18. Content adjustment on approval and designation decision

1. Case of proposal for adjusting name, address of the organization which is assigned to keep the national standard

a) The organization which is assigned to keep the national standard make a (01) set of dossier to propose for adjusting scope of approval and designation, and send directly at head office or through post system to the Directorate. A set of dossier includes:

- Official dispatch proposing for adjustment;

- Making a commitment in which there is no change about the national standard, and conditions to maintain, preserve, use the approved national standard;

- Other relevant documents.

b) Within five (05) working days after receiving a full and valid dossier, the Directorate shall consider, make a dossier and submit it to the Minister of science and technology.  A dossier includes:

- Official dispatch of the Directorate;

- Dossier approving for adjusting scope of approval and designation as prescribed in point a this Clause.

2. In case of proposal for adjusting other contents of the decision on approval and designation relating to change of capability of the organization assigned or change the metrological technical characteristic of the national standard

a) The organization which is assigned to keep the national standard makes a (01) set of dossier to propose for adjusting scope of approval and designation, including: An official dispatch clearly state content of proposal for adjustment; documents relating to change of capability of the organization assigned or change the metrological technical characteristic of the national standard;

b) The handling of dossier of proposal and assessment at facility shall comply with Clause 2 Article 6 and section 3 Chapter II of this Circular.

3. Pursuant to the dossier submitted by the Directorate, the Minister of science and technology shall consider, decide approval, designation as prescribed at Article 14 of this Circular for the adjusted content.

4. Dossier of the national standard shall, after being adjusted content of decision on approval and designation, be stored as prescribed in Article 15 of this Circular.

Chapter III

MAINTENANCE, PRESERVATION AND USE OF THE NATIONAL STANDARD

Article 19. Provisions on maintenance, preservation and use of the national standard

Provisions on maintenance, preservation and use of the national standard include the following main contents:

1. For the maintenance and preservation:

a) Area of place for the maintenance and preservation;

b) Environmental condition and other technical conditions;

c) Metrologies to ensure safety, fighting and prevention against fire, explosion, natural disaster, loss or fault of the national standard; metrology for emergency moving;

d) Periodical control over conditions of maintenance and preservation;

dd) The internal calibration or inter-laboratory comparison of the national standard; proposal for metrologies to handle result of internal calibration and inter-laboratory comparison;

e) Requirements on maintenance, preservation and use of means, equipment to perform maintenance and preservation of the national standard;

g) The assignment and responsibility of persons doing task of maintenance and preservation.

2. For the use:

a) For activities of calibration or comparison of the national standard with international standard or the national standard of other countries:

- Cycle of calibration or comparison;

- Requirements on packaging, transport, preservation, on control of dossier, documents, conditions of the national standard and relevant equipment …. prior to and after performing; proposal for metrologies to handle result after performing calibration or comparison of the national standard.

b) For activities of calibration or comparison to transfer the accuracy of the national standard to the metrology standard with lower accuracy:

- Area of place for use;

- Environmental condition and other technical conditions;

- Metrologies to ensure safety, fighting and prevention damage to the national standard due to use inconformity with regulation;

- Assigning and prescribing responsibility of persons assigned to perform calibration or comparison;

- Requirements on maintenance, preservation and use of means, equipment to perform calibration or comparison;

- Taking notes on use diary.

Article 20. Implementation of provisions on maintenance, preservation and use of the national standard

The maintenance, preservation and use of the national standard must be performed in accordance with regulation which is promulgated by the organization assigned to keep the national standard.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Responsibilities of the Directorate for Standards, Metrology and Quality

1. To examine, assess, complete dossier and submit it the Minister of science and technology for considering and approving the national standard, assigning organization to keep the national standard.

2. To manage activities of maintenance, preservation and use of the national standard.

3. On a two (02) year basis, or at request of the superior agency, the Directorate shall examine the national standard and activities of maintenance, preservation and use of the national standard which are made by the assigned organization.

4. To inspect as prescribed by law on inspection for the compliance with this Circular and other law relating to organizations of organization assigned to keep the national standard.

Article 22. Responsibilities of organizations which are assigned to keep the national standard

1. To research science, application and development technology about the metrology standard; formulate methods to maintain and preserve the national standard; formulate the measurement method to transfer the accuracy of the national standard to the metrology standard with the lower accuracy.

2. To maintain, preserve the system of management and perform maintenance, preservation and use of the national standard as prescribed in this Circular and other relevant law.

3. To report timely mistakes, faults of the national standard and propose metrology to remedy or propose for suspension, revocation of effect of decision on approving the national standard, assigning organizations to keep the national standard.

4. To comply with inspection, examination and other provisions of relevant law.

5. To comply with provisions in this Circular and other provisions of relevant law.

Article 23. Effect

This Circular takes effect on August 30, 2013.

Article 24. Implementation organization

1. The General Director of Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize implementation of this Circular.

2. Heads of state agencies, relevant organizations and individuals shall implement this Circular. 

3. In the course of implementation, any arising problems should be timely reported in writing to the Ministry of science and technology for research, suitable amendment and supplementation.

For the Minister of Science and Technology

Deputy Minister

Tran Viet Thanh

 

 

 

 

------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by LawSoft, for reference only. LawSoft is protected by copyright under clause 2, article 14 of the Law on Intellectual Property. LawSoft always welcome your comments

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 14/2013/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất