Thông tư 04/2014/TT-BKHCN đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

thuộc tính Thông tư 04/2014/TT-BKHCN

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2014/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:08/04/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Ngày 08/04/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất. Các ngành sản xuất được áp dụng nội dung và quy trình đánh giá này bao gồm: Chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Theo hướng dẫn của Thông tư này, công nghệ sản xuất được chia thành 04 nhóm thành phần cơ bản: Nhóm thiết bị công nghệ thể hiện trong máy móc, công cụ, phương tiện (viết tắt là T); nhóm nhân lực thể hiện trong năng lực tiếp thu kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất (H); nhóm thông tin thể hiện trong các tài liệu, dữ liệu thông tin (I); nhóm tổ chức quản lý thể hiện trong công tác tổ chức, quản lý (O).
Việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay ngành được thực hiện trên cơ sở mức đạt được của các tiêu chí thuộc bốn nhóm thành phần cơ bản T, H, I, O. Các tiêu chí này bao gồm: Mức độ hao mòn thiết bị, công nghệ; Cường độ vốn thiết bị, công nghệ; Mức độ đổi mới thiết bị, công nghệ; Xuất xứ của thiết bị, công nghệ; Mức độ tự động hóa; Mức độ đồng bộ của TBCN; tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất… Căn cứ vào tổng số điểm đạt được (sử dụng thang điểm 100 điểm) của các tiêu chí này để phân loại trình độ công nghệ theo 04 mức: Tiên tiến, trung bình tiên tiến, trung bình và lạc hậu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014.

Từ ngày 25/01/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 17/2019/TT-BKHCN.

Xem chi tiết Thông tư04/2014/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------

Số: 04/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

-------------------
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa, học và Công nghệ;
 

Thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn nội dung và quy trình đánh giá trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, bao gồm: chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
2. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân tham gia hoạt động đánh giá trình độ công nghệ thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
3. Kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đề xuất giải pháp, chính sách nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, ngành hoặc địa phương.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trình độ công nghệ sản xuất là mức đạt được của công nghệ sản xuất và được đánh giá theo 04 mức: tiên tiến, trung bình tiên tiến, trung bình và lạc hậu.
2. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất là hoạt động phân tích, nhận dạng hiện trạng trình độ công nghệ của doanh nghiệp hay ngành sản xuất theo các tiêu chí nhất định nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của các thành phần công nghệ để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hoặc ngành.
3. Hệ số đóng góp công nghệ là hệ số thể hiện mức độ đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của doanh nghiệp hay ngành.
4. Ngành sản xuất là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất cùng một nhóm sản phẩm thuộc phân ngành cấp 2 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
5. Dây chuyền công nghệ sản xuất là hệ thống các thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt theo sơ đồ, quy trình công nghệ bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất sản phẩm.
6. Số lao động là tổng số người làm việc bình quân của doanh nghiệp trong năm thực hiện đánh giá trình độ công nghệ, không tính những người có thời gian làm việc dưới 03 tháng.
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
1. Công nghệ sản xuất được chia thành bốn nhóm thành phần cơ bản: Nhóm thiết bị công nghệ thể hiện trong máy móc, công cụ, phương tiện viết tắt là T (Technoware); nhóm nhân lực thể hiện trong năng lực tiếp thu kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất viết tắt là H (Humanware); nhóm thông tin thể hiện trong các tài liệu, dữ liệu thông tin viết tắt là I (Infoware); nhóm tổ chức, quản lý thể hiện trong công tác tổ chức, quản lý viết tắt là O (Orgaware).
Việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay ngành được thực hiện trên cơ sở mức đạt được của các tiêu chí thuộc bốn nhóm thành phần cơ bản T, H, I, O.
2. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất về mặt định lượng, sử dụng thang điểm chung (100 điểm) để đưa về cùng một mặt bằng đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí để phân loại trình độ công nghệ.
Điểm của các tiêu chí được xác định theo số liệu điều tra, thu thập tại doanh nghiệp. Bộ mẫu phiếu điều tra quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
3. Hệ số đóng góp công nghệ được tính toán dựa trên số điểm đạt được của các nhóm T, H, I, O và thể hiện bằng biểu đồ hình thoi là các căn cứ để đưa ra nhận xét và kết luận trong Báo cáo kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.
4. Điểm của một số tiêu chí (tiêu chí 2, 7, 8 và 16) phụ thuộc nhiều vào tính chất, đặc điểm công nghệ của từng ngành và thay đổi thường xuyên theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để xác định điểm của các tiêu chí này cần dựa trên chuẩn so sánh của mỗi ngành, tại thời điểm đánh giá.
Một số tiêu chí thống nhất áp dụng chuẩn so sánh theo ngành quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, điều chỉnh chuẩn so sánh cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Chương 2.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Điều 4. Nhóm tiêu chí về thiết bị công nghệ - tối đa 45 điểm
1. Tiêu chí 1: Mức độ hao mòn thiết bị, công nghệ - tối đa 6 điểm Hao mòn thiết bị, công nghệ (sau đây viết tắt là TBCN) là sự giảm dần giá trị sử dụng của TBCN theo thời gian. Hệ số phản ánh hao mòn TBCN (Kh) được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
- Gbđ là tổng giá trị các TBCN ban đầu (nguyên giá);
- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại (đã được khấu hao).
Giá trị TBCN được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Mức độ hao mòn dưới 15%

6 điểm

- Mức độ hao mòn từ 15% đến dưới 30%

5 điểm

- Mức độ hao mòn từ 30% đến dưới 45%

4 điểm

- Mức độ hao mòn từ 45% đến dưới 60%

3 điểm

- Mức độ hao mòn từ 60% đến dưới 75%

2 điểm

- Mức độ hao mòn trên 75%

1 điểm

2. Tiêu chí 2: Cường độ vốn thiết bị, công nghệ - tối đa 3 điểm Cường độ vốn TBCN đặc trưng cho vốn đầu tư vào TBCN của doanh nghiệp. Hệ số cường độ vốn TBCN (Kcđ) được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại;
- M là tổng số lao động.
Điểm của tiêu chí này được xác định theo hệ số cường độ vốn TBCN trung bình của từng ngành (Kchuẩn 1) như sau:

- Kcđ ³ 2Kchuẩn 1

3 điểm

- 2Kchuẩn 1 > Kcđ ³ Kchuẩn 1

2 điểm

- Kcđ <>chuẩn 1

1 điểm

3. Tiêu chí 3: Mức độ đổi mới thiết bị, công nghệ - tối đa 5 điểm. Đổi mới TBCN là sự đầu tư bổ sung TBCN nhằm thay thế và nâng cấp hệ thống TBCN của doanh nghiệp. Hệ số đổi mới TBCN (Kđm) được tính bằng công thức sau:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Trong đó:
- Gtbm là tổng giá trị TBCN mới lắp đặt và vận hành sản xuất trong thời gian 05 năm;
- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Hệ số đổi mới TBCN từ 25% trở lên

5 điểm

- Hệ số đổi mới TBCN từ 20% đến dưới 25%

4 điểm

- Hệ số đổi mới TBCN từ 15% đến dưới 20%

3 điểm

- Hệ số đổi mới TBCN từ 10% đến dưới 15%

2 điểm

- Hệ số đổi mới TBCN dưới 10%

1 điểm

4. Tiêu chí 4: Xuất xứ của thiết bị, công nghệ - tối đa 3 điểm Tiêu chí này đặc trưng cho độ tin cậy về nước sản xuất hoặc hãng chế tạo. Trường hợp các TBCN được chế tạo bởi cùng một hãng nhưng ở nhiều nước khác nhau thì TBCN được xác định xuất xứ thuộc nước đăng ký của hãng đó. Trường hợp có nhiều TBCN xuất xứ khác nhau thì xác định xuất xứ của TBCN theo xuất xứ nhóm các TBCN chính có cùng xuất xứ và có tổng giá trị lớn nhất so với nhóm các TBCN có xuất xứ khác còn lại. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Xuất xứ TBCN từ các nước G7

3 điểm

- Xuất xứ TBCN từ các nước phát triển hoặc các nước mới phát triển

2 điểm

- Xuất xứ TBCN từ các nước còn lại

1 điểm

(Các nước G7, các nước phát triển và các nước mới phát triển được phân loại theo công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF).
5. Tiêu chí 5: Mức độ tự động hóa - tối đa 5 điểm Mức độ tự động hóa đặc trưng cho mức độ hiện đại của TBCN. Hệ số tự động hóa (Ktđh) được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị các thiết bị tự động hóa trên tổng giá trị của TBCN:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Trong đó:
- Gtđh là giá trị các thiết bị tự động hóa, được xác định bằng tổng giá trị các thiết bị tự động hóa nhân với hệ số mức độ tự động hóa chia cho 3 (ba). Hệ số mức độ tự động hóa xác định theo số liệu điều tra thu thập tại Bảng B, Phụ lục II của Thông tư này. - Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại.
Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Hệ số tự động hóa từ 90% trở lên

5 điểm

- Hệ số tự động hóa từ 75% đến dưới 90%

4 điểm

- Hệ số tự động hóa từ 60% đến dưới 75%

3 điểm

- Hệ số tự động hóa từ 45% đến dưới 60%

2 điểm

- Hệ số tự động hóa từ 30% đến dưới 45%

1 điểm

- Hệ số tự động hóa dưới 30%

0 điểm

6. Tiêu chí 6: Mức độ đồng bộ của TBCN - tối đa 4 điểm Các TBCN đồng bộ là các TBCN (hoặc nhóm TBCN) giữa các công đoạn kế tiếp nhau trong dây chuyền sản xuất có công suất sản xuất và các thông số kỹ thuật phù hợp với công suất sản xuất và các thông số kỹ thuật chung của cả dây chuyền. Hệ số đồng bộ của TBCN (Kđb) được tính bằng công thức:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Trong đó:
- Gđb là tổng giá trị các TBCN đồng bộ;
- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại. Trường hợp trong doanh nghiệp có nhiều sản phẩm khác nhau được sản xuất trên nhiều dây chuyền sản xuất thì hệ số đồng bộ của doanh nghiệp tính bằng hệ số đồng bộ trung bình theo giá trị của các dây chuyền sản xuất đó. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Hệ số đồng bộ từ 75% trở lên

4 điểm

- Hệ số đồng bộ từ 60% đến dưới 75%

3 điểm

- Hệ số đồng bộ từ 45% đến dưới 60%

2 điểm

- Hệ số đồng bộ dưới 45%

1 điểm

7. Tiêu chí 7: Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất - tối đa 6 điểm Tiêu chí này đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng. Hệ số chi phí năng lượng (Knl) tính bằng tỷ số giữa tổng giá trị năng lượng (điện hoặc than, củi, xăng, dầu,...) đã chi phí (Gnl) với tổng giá trị sản phẩm sản xuất (Gsp) trong năm:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Điểm của tiêu chí này được xác định theo hệ số chi phí năng lượng trung bình của từng ngành (Kchuẩn 2) như sau:

- Knl £ 0,2Kchuẩn 2

6 điểm

- 0,2Kchuẩn 2 <>nl £ Kchuẩn 2

5 điểm

- 0,5Kchuẩn 2 <>nl £ Kchuẩn 2

4 điểm

- Kchuẩn 2 <>nl £ 1,5Kchuẩn 2

3 điểm

- 1,5Kchuẩn 2 <>nl £ 2,0Kchuẩn 2

2 điểm

- Knl > 2,0Kchuẩn 2

1 điểm

8. Tiêu chí 8: Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất - tối đa 6 điểm Tiêu chí này đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng nguyên vật liệu. Hệ số chi phí nguyên, vật liệu (Knvl) tính bằng tỷ số giữa tổng giá trị nguyên vật liệu (tất cả các loại nguyên vật liệu) đã chi phí (Gnvl) với tổng giá trị sản phẩm sản xuất (Gsp) trong năm:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Điểm của tiêu chí này được xác định theo hệ số chi phí nguyên, vật liệu trung bình của từng ngành (Kchuẩn 3) như sau:

- Knl £ 0,2Kchuẩn 3

6 điểm

- 0,2Kchuẩn 3 <>nvl £ 0,5Kchuẩn 3

5 điểm

- 0,5Kchuẩn 3 <>nvl £ 1,0Kchuẩn 3

4 điểm

- 1,0Kchuẩn 3 <>nvl £ 1,5Kchuẩn 3

3 điểm

- 1,5Kchuẩn 3 <>nvl £ 2,0Kchuẩn 3

2 điểm

- 2,0Kchuẩn 3 <>nvl £ 2,5Kchuẩn 3

1 điểm

- Knvl > 2,5Kchuẩn 3

0 điểm

9. Tiêu chí 9: Sản phẩm của dây chuyền sản xuất - tối đa 3 điểm Tiêu chí này xem xét chất lượng sản phẩm của dây chuyền sản xuất theo các yếu tố: đạt tiêu chuẩn quốc gia và xuất khẩu. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Đạt tiêu chuẩn quốc gia và xuất khẩu trên 50%

3 điểm

- Có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia

2 điểm

- Chưa có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia

1 điểm

10. Tiêu chí 10: Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và sở hữu trí tuệ - tối đa 4 điểm Tiêu chí này thể hiện hoạt động chuyển giao công nghệ (sau đây viết tắt là CGCN) không kèm trang thiết bị, việc ứng dụng đổi mới công nghệ (sau đây viết tắt là ƯDCN) và sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là SHTT) của doanh nghiệp. SHTT bao gồm cả việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT, được cấp Văn bằng bảo hộ quyền SHTT, Giấy chứng nhận SHTT hoặc nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua Hợp đồng. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Có CGCN, ƯDCN mới và được bảo hộ quyền SHTT

4 điểm

- Có CGCN và có ƯDCN nhưng chưa được bảo hộ quyền SHTT hoặc có ƯDCN và đã được bảo hộ quyền SHTT

3 điểm

- Có CGCN hoặc có ƯDCN mới

2 điểm

- Trường hợp khác

1 điểm

Điều 5. Nhóm tiêu chí về nhân lực - tối đa 22 điểm
1. Tiêu chí 11: Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên - tối đa 4 điểm Tiêu chí này thể hiện trình độ chuyên môn, năng lực của lao động trong doanh nghiệp. Hệ số tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên (H1) được xác định bằng công thức:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó:
- M1 là số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và được bố trí đúng ngành nghề được đào tạo;
- M là tổng số lao động. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Tỷ lệ đại học, cao đẳng từ 20% trở lên

4 điểm

- Tỷ lệ đại học, cao đẳng từ 10% đến dưới 20%

3 điểm

- Tỷ lệ đại học, cao đẳng từ 5% đến dưới 10%

2 điểm

- Tỷ lệ đại học, cao đẳng từ 2,5% đến dưới 5%

1 điểm

- Tỷ lệ đại học, cao đẳng dưới 2,5%

0 điểm

2. Tiêu chí 12: Tỷ lệ thợ bậc cao - tối đa 4 điểm Tiêu chí này thể hiện kỹ năng tay nghề của công nhân trong doanh nghiệp. Tỷ lệ thợ bậc cao của doanh nghiệp (H2) được xác định bằng công thức sau:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
Trong đó:
- M2 là số thợ bậc cao trong doanh nghiệp (bậc 5 trở lên đối với thang lương 6 bậc hoặc 7 bậc, bậc 4 trở lên đối với thang lương 5 bậc, bậc cao nhất đối với thang lương có 4 bậc trở xuống);
- Mtt là tổng số lao động trực tiếp. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Tỷ lệ thợ bậc cao từ 20% trở lên

4 điểm

- Tỷ lệ thợ bậc cao từ 10% đến dưới 20%

3 điểm

- Tỷ lệ thợ bậc cao từ 5% đến dưới 10%

2 điểm

- Tỷ lệ thợ bậc cao dưới 5%

1 điểm

3. Tiêu chí 13: Trình độ cán bộ quản lý - tối đa 2 điểm Tiêu chí này thể hiện trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, thể hiện bằng tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên trong doanh nghiệp phù hợp với chức danh quản lý trong doanh nghiệp (H3) được xác định bằng công thức:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó:
- M3 là số cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên, phù hợp với chức danh quản lý trong doanh nghiệp; - Mql là tổng số cán bộ khối quản lý trong doanh nghiệp. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- H3 ³ 50%

2 điểm

- 50% > H3 ³ 25%

1 điểm

- H3 <>

0 điểm

4. Tiêu chí 14: Tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo - tối đa 3 điểm Tiêu chí này thể hiện trình độ, năng lực công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo nghề (H4) được xác định bằng công thức: Trong đó: - M4 là số công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo nghề (6 tháng trở lên) và được bố trí đúng ngành nghề được đào tạo; - Mtt là tổng số lao động trực tiếp. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- H4 ³ 80%

3 điểm

- 80% > H4 ³ 50%

2 điểm

- 50% > H4 ³ 20%

1 điểm

- H4 <>

0 điểm

5. Tiêu chí 15: Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển - tối đa 5 điểm Tiêu chí này thể hiện sự đầu tư đào tạo nâng cao trình độ nhân lực và nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển (Kđt) được xác định bằng công thức sau: Trong đó: - Gđt là tổng chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển; - Gdt là tổng doanh thu trong năm. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Kđt ³ 3,0%

5 điểm

- 3,0% > Kđt ³ 1,5%

4 điểm

- 1,5% > Kđt ³ 0,5%

3 điểm

- 0,5% > Kđt ³ 0,1%

2 điểm

- Kđt <>

1 điểm

6. Tiêu chí 16: Năng suất lao động - tối đa 4 điểm Tiêu chí này thể hiện hiệu quả chung hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất lao động là giá trị gia tăng bình quân của một lao động tạo ra trong một năm (Kns) được xác định bằng công thức sau: Trong đó: - Av là tổng giá trị gia tăng; - M là tổng số lao động. Điểm của tiêu chí này được xác định theo mức năng suất lao động trung bình của ngành (Kchuẩn 4) như sau:

- Kns ³ 2,0Kchuẩn 4

4 điểm

- 2,0Kchuẩn 4 > Kns ³ Kchuẩn 4

3 điểm

- Kchuẩn 4 > Kns ³ 0,5Kchuẩn 4

2 điểm

- 0,5Kchuẩn 4 > Kns ³ 0,25Kchuẩn 4

1 điểm

- Kns <>chuẩn 4

0 điểm

Điều 6. Nhóm tiêu chí về thông tin - tối đa 15 điểm
1. Tiêu chí 17: Thông tin phục vụ sản xuất - tối đa 4 điểm Tiêu chí bao gồm các nội dung thông tin phục vụ sản xuất: hệ thống tài liệu kỹ thuật; hệ thống tài liệu hướng dẫn vận hành; hệ thống định mức kỹ thuật cho thiết bị, định mức nguyên, nhiên liệu và sản phẩm. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Có đầy đủ 3 nội dung thông tin phục vụ sản xuất

4 điểm

- Có 2 trong 3 nội dung thông tin phục vụ sản xuất

3 điểm

- Có 1 trong 3 nội dung thông tin phục vụ sản xuất

2 điểm

- Các thông tin phục vụ sản xuất chưa đầy đủ

1 điểm

2. Tiêu chí 18: Thông tin phục vụ quản lý - tối đa 4 điểm Tiêu chí bao gồm các nội dung thông tin phục vụ quản lý: hệ thống quản lý về kỹ thuật sản xuất và đào tạo; hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; hệ thống thị trường, khách hàng và hệ thống nhà cung ứng. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Có đầy đủ các nội dung thông tin phục vụ quản lý

4 điểm

- Có 3 trong 4 nội dung thông tin phục vụ quản lý

3 điểm

- Có 2 trong 4 nội dung thông tin phục vụ quản lý

2 điểm

- Thiếu 3 nội dung thông tin phục vụ quản lý

1 điểm

3. Tiêu chí 19: Phương tiện, kỹ thuật thông tin - tối đa 3 điểm Tiêu chí này đề cập đến trang bị cơ sở vật chất để xử lý, trao đổi thông tin bao gồm các loại trang thiết bị chính như sau: điện thoại, máy fax, máy vi tính, mạng máy tính cục bộ (sau đây viết tắt là LAN), internet,... Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Đầy đủ các phương tiện thông tin cơ bản (điện thoại, fax, máy vi tính, mạng LAN, mạng internet,...)

3 điểm

- Chỉ thiếu mạng LAN hoặc internet

2 điểm

- Thiếu mạng LAN và internet

1 điểm

- Không có các phương tiện thông tin cơ bản

0 điểm

4. Tiêu chí 20: Chi phí mua bán, trao đổi cập nhật thông tin - tối đa 4 điểm Tiêu chí này đề cập đến mức độ cập nhật thông tin từ các nguồn khác nhau sau khi đã có các phương tiện kỹ thuật để xử lý, trao đổi thông tin. Hệ số tỷ lệ chi phí thông tin (Ktt) được xác định bằng tổng giá trị chi phí thông tin trên tổng doanh thu: Trong đó: - Gtt là tổng chi phí thông tin (kể cả cước điện thoại, internet,...); - Gdt là tổng doanh thu trong năm. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Tỷ lệ chi phí thông tin từ 0,25% trở lên

4 điểm

- Tỷ lệ chi phí thông tin từ 0,05% đến dưới 0,25%

3 điểm

- Tỷ lệ chi phí thông tin từ 0,01% đến dưới 0,05%

2 điểm

- Tỷ lệ chi phí thông tin dưới 0,01%

1 điểm

Điều 7. Nhóm tiêu chí về tổ chức, quản lý - tối đa 18 điểm
1. Tiêu chí 21: Quản lý hiệu suất thiết bị - tối đa 5 điểm Tiêu chí này thể hiện hiệu quả tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp. Chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể (Ktbtt) bằng tích hiệu suất thiết bị (H) và tỷ lệ chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng (Q): Trong đó: - Ptt là tổng sản phẩm sản xuất thực tế; - P là tổng công suất thiết kế; - Gđ là tổng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng; - Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Ktbtt ³ 75%

5 điểm

- 75% > Ktbtt ³ 60%

4 điểm

- 60% > Ktbtt ³ 45%

3 điểm

- 45% > Ktbtt ³ 30%

2 điểm

- 30% > Ktbtt ³ 15%

1 điểm

- Ktbtt <>

0 điểm

2. Tiêu chí 22: Phát triển đổi mới sản phẩm - tối đa 4 điểm Tiêu chí này thể hiện tính năng động đổi mới sản phẩm (mẫu mã, tính năng) hằng năm. Chỉ số phát triển đổi mới sản phẩm (Ksp) được xác định theo tỷ lệ sản phẩm đổi mới (Kspm), tỷ lệ sản phẩm tăng trưởng (Kspt) và tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ (Ksptt) như công thức sau:
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó:
- Gspm là tổng giá trị sản phẩm được đổi mới;
- Gspnt là tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm trước;
- Gsptt là tổng giá trị sản phẩm được tiêu thụ; - Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất; Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Chỉ số phát triển đổi mới sản phẩm từ 15% trở lên

4 điểm

- Chỉ số phát triển đổi mới sản phẩm từ 5% đến dưới 15%

3 điểm

- Chỉ số phát triển đổi mới sản phẩm từ 1% đến dưới 5%

2 điểm

- Chỉ số phát triển đổi mới sản phẩm dưới 1%

1 điểm

3. Tiêu chí 23: Chiến lược phát triển - tối đa 2 điểm Tiêu chí này xem xét chiến lược phát triển về sản phẩm, thị trường, nhân lực và công nghệ. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Có đầy đủ chiến lược phát triển

2 điểm

- Chưa có chiến lược phát triển đầy đủ

1 điểm

4. Tiêu chí 24: Hệ thống quản lý sản xuất - tối đa 3 điểm Tiêu chí này xem xét mức độ hoàn thiện của tổ chức - quản lý sản xuất: xây dựng, áp dụng và được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc HACCP, SA 8000, GMP,... bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 hoặc HACCP, SA 8000, GMP,...

3 điểm

- Đã xây dựng và áp dụng theo ISO 9001 hoặc HACCP, SA 8000, GMP,... nhưng chưa được cấp chứng chỉ

2 điểm

- Có hệ thống quản lý sản xuất nhưng chưa áp dụng theo ISO 9001 hoặc HACCP, SA 8000, GMP,...

1 điểm

5. Tiêu chí 25: Bảo vệ môi trường - tối đa 4 điểm Tiêu chí này đề cập đến năng lực bảo vệ môi trường. Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Đạt tiêu chuẩn ISO 14001

4 điểm

- Xử lý chất thải đạt yêu cầu từ 70% trở lên

3 điểm

- Xử lý chất thải đạt yêu cầu từ 50% đến dưới 70%

2 điểm

- Xử lý chất thải đạt yêu cầu từ 30% đến dưới 50%

1 điểm

- Xử lý chất thải đạt yêu cầu dưới 30%

0 điểm

Chương 3.
NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Điều 8. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
1. Xác định số điểm từng nhóm thành phần công nghệ (T, H, I, O) và tổng số điểm các nhóm thành phần công nghệ của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại mục 1 và mục 2, Phụ lục III của Thông tư này.
2. Tính toán hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp và vẽ biểu đồ hình thoi theo hướng dẫn tại mục 3 và mục 7, Phụ lục III của Thông tư này.
3. Phân loại trình độ công nghệ theo tổng số điểm đạt được và hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp:
a) Trình độ công nghệ lạc hậu: hệ số đóng góp công nghệ nhỏ hơn 0,3 hoặc tổng số điểm các thành phần công nghệ nhỏ hơn 35 điểm;
b) Trình độ công nghệ trung bình: hệ số đóng góp công nghệ từ 0,3 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ từ 35 điểm đến dưới 60 điểm;
c) Trình độ công nghệ trung bình tiên tiến: hệ số đóng góp công nghệ từ 0,5 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ từ 60 điểm đến dưới 75 điểm;
d) Trình độ công nghệ tiên tiến: hệ số đóng góp công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ bằng hoặc trên 75 điểm.
Điều 9. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của ngành
1. Xác định số điểm các nhóm thành phần công nghệ (T, H, I, O), tổng số điểm các thành nhóm phần công nghệ của ngành sản xuất theo hướng dẫn tại mục 4 và mục 5, Phụ lục III của Thông tư này.
2. Tính toán hệ số đóng góp công nghệ và vẽ biểu đồ hình thoi cho ngành sản xuất được đánh giá theo hướng dẫn tại mục 6 và mục 7, Phụ lục III của Thông tư này.
3. Phân loại trình độ công nghệ của ngành sản xuất dựa trên tổng số điểm đạt được và hệ số đóng góp công nghệ của ngành (thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với doanh nghiệp tại khoản 3, Điều 8 Thông tư này).
4. Căn cứ vào kết quả phân loại trình độ công nghệ, hệ số đóng góp công nghệ, biểu đồ hình thoi của từng doanh nghiệp, so sánh với kết quả của các doanh nghiệp khác cùng một ngành sản xuất và so sánh với kết quả chung của ngành sản xuất đó.
Điều 10. Quy định về phân tích, đánh giá
1. Những nội dung quy định trong Thông tư này hướng dẫn chung để đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hoặc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của ngành hoặc địa phương. Khi có nhu cầu đánh giá trình độ công nghệ sản xuất, các tổ chức căn cứ hướng dẫn để xây dựng kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ cụ thể cho doanh nghiệp, ngành hay địa phương.
2. Khi tiến hành đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của ngành hoặc địa phương phải thực hiện lần lượt các bước sau:
a) Lựa chọn mẫu doanh nghiệp đại diện cho ngành hoặc địa phương;
b) Đánh giá trình độ công nghệ từng doanh nghiệp;
c) Đánh giá trình độ công nghệ từng ngành trên cơ sở tính toán, tổng hợp kết quả đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp thuộc ngành đó;
d) Đánh giá tổng quát trình độ công nghệ của địa phương trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh, giá trình độ công nghệ các ngành thuộc địa phương.
Điều 11. Quy trình đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
1. Công tác chuẩn bị
a) Thành lập nhóm đánh giá trình độ công nghệ, gồm tối thiểu 03 thành viên là những cán bộ có chuyên môn phù hợp và có kinh nghiệm trong các ngành sản xuất sản phẩm, trong đó có 01 thành viên là trưởng nhóm.
b) Nhóm đánh giá trình độ công nghệ xây dựng kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ sản xuất, gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu đánh giá;
- Xác định các ngành sản xuất, số lượng doanh nghiệp cần đánh giá;
- Thời gian và tiến độ thực hiện các bước;
- Dự toán kinh phí triển khai.
Việc xác định mục tiêu, ngành và số lượng doanh nghiệp cần đánh giá trình độ công nghệ sản xuất thực hiện theo định hướng của cơ quan chủ quản phù hợp với đặc điểm của từng ngành hoặc từng địa phương.
c) Kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ sản xuất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai.
2. Tổ chức điều tra thu thập số liệu tại doanh nghiệp
a) Tổ chức đào tạo, tập huấn công tác điều tra thu thập thông tin, số liệu cho các thành viên nhóm đánh giá trình độ công nghệ.
b) Cử thành viên nhóm đánh giá trình độ công nghệ đến các doanh nghiệp thu thập thông tin, số liệu. Các thành viên có thể được phân thành các tổ và được giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp với tình hình thực tế điều tra thu thập thông tin, số liệu tại doanh nghiệp.
c) Tập hợp số liệu, viết báo cáo điều tra.
3. Phân tích đánh giá
a) Tập hợp các phiếu điều tra từ các doanh nghiệp;
b) Xử lý thông tin, kiểm tra số liệu điều tra;
c) Tính toán, vẽ biểu đồ, phân loại, nhận xét về trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp;
d) Tính toán, vỗ biểu đồ, phân loại, nhận xét về trình độ công nghệ sản xuất của từng ngành;
đ) Viết báo cáo kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.
4. Tổng kết
a) Họp báo cáo kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất;
b) Hoàn thiện, gửi, lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra;
c) Nghiệm thu, thanh quyết toán tài chính theo quy định.
Chương 4.
KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của ngành hoặc địa phương được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ và các nguồn huy động hợp pháp khác của ngành hoặc địa phương.
2. Nội dung chi, mức chi được áp dụng theo quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách hiện hành trên cơ sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm được giao.
3. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
4. Trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá trình độ công nghệ sản xuất để nghiên cứu xây dựng chiến lược đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình thì kinh phí do doanh nghiệp đó tự chi trả.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ vào yêu cầu của từng ngành, từng địa phương, định kỳ theo kế hoạch 5 năm, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất thuộc phạm vi quản lý của mình và gửi Báo cáo kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu chung toàn quốc.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phối hợp và cung cấp số liệu khi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai đánh giá trình độ công nghệ sản xuất theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hành chính có liên quan.
3. Tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ được tham gia thực hiện tư vấn, cung cấp nhân lực, tham gia thực hiện một phần hoặc ký hợp đồng thực hiện trọn gói quá trình đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.
4. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện hoạt động đánh giá trình độ công nghệ sản xuất; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu chung về trình độ công nghệ sản xuất.
5. Định kỳ, các Bộ, ngành theo chức năng quản lý của mình, căn cứ vào số liệu kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của kỳ trước và xu hướng phát triển công nghệ xác định lại chuẩn so sánh của một số tiêu chí phù hợp theo từng ngành, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, thống nhất áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở KH&CN tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu VT, Vụ ĐTG

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp:

- Tiếng Việt: ................................................................................................................

- Tiếng Anh: ................................................................................................................

- Viết tắt: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ: ...................................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Tel: ……………………………………………………….. 4. Fax: .....................................

5. Email: ……………………………………………………. 6. Website: ...............................

7. Loại hình DN:

£ DN Nhà nước

£ DN Tư nhân

£ Công ty TNHH

£ DN 100% vốn nước ngoài

£ DN Liên doanh

£ Công ty Cổ phần

8. Quy mô doanh nghiệp:

£ nhỏ

£ vừa

£ lớn

9. Ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

10. Địa chỉ cơ sở sản xuất:

- Nhà máy 1 ................................................................................................................

- Nhà máy 2 ................................................................................................................

- Nhà máy 3 ................................................................................................................

11. Cơ quan chủ quản hoặc công ty mẹ, công ty có cổ phần chi phối:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

12. Giám đốc điều hành: ..............................................................................................

13. Người đại diện Pháp luật: .......................................................................................

 

B. THÔNG TIN THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

TT

Tên thiết bị, công nghệ

Số lượng

Xuất xứ

Năng suất sản phẩm

Năng suất thực tế

Công suất điện năng (Kw)

Năm sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Hệ số mức độ tự động hóa

Nguyên giá (VNĐ)

Giá trị còn lại (VNĐ)

Bán tự động hoặc máy vạn năng, chuyên dùng

Tự động, chương trình cố định

Tự động, chương trình linh hoạt

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Chỉ nêu những máy móc, thiết bị chính.

- Số liệu giá trị thiết bị lấy theo Báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm điều tra.

- Đối với một số ngành sản xuất (như cơ khí, sản xuất trang phục...) máy móc, thiết bị là máy vạn năng không ghi công suất sản phẩm thiết kế, công suất thực tế ghi số giờ vận hành trung bình trên một ca sản xuất.

- Hệ số mức độ tự động hóa các thiết bị quy định: bằng 1 đối với máy bán tự động, máy vạn năng, chuyên dùng; bằng 2 đối với máy tự động chương trình cố định; bằng 3 đối với máy tự động chương trình linh hoạt).

 

C. THÔNG TIN SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

TT

Thông tin chung

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị (VNĐ)

2.1

Sản phẩm sản xuất:

 

 

 

 

- Tên sản phẩm 1:

 

 

 

 

- Tên sản phẩm 2:

 

 

 

 

- Tên sản phẩm 3:

 

 

 

 

- Sản phẩm khác:

 

 

 

2.2

Sản phẩm xuất khẩu:

 

 

 

2.3

Nguyên liệu:

 

 

 

 

- Nguyên liệu 1:

 

 

 

 

- Nguyên liệu 2:

 

 

 

 

- Nguyên liệu 3:

 

 

 

 

- Nguyên liệu khác:

 

 

 

2.4

Nhiên liệu:

 

 

 

 

- Xăng dầu:

Kg (lít)

 

 

 

- Than, củi:

Kg

 

 

 

- Nhiên liệu khác:

 

 

 

2.5

Tổng tiêu thụ điện năng:

Kwh

 

 

Ghi chú:

- Chỉ điều tra tối đa 3 sản phẩm có doanh thu cao nhất, các sản phẩm khác thống kê giá trị gộp trong mục sản phẩm khác.

- Nguyên vật liệu (NVL) sản xuất chỉ thống kê 03 loại NVL chính, các NVL khác thống kê giá trị gộp trong mục NVL khác.

- Nhiên liệu (NL) chỉ thống kê xăng, dầu, các NL còn lại thống kê giá trị gộp trong mục NL khác.

- Số liệu giá trị lấy theo Báo cáo tài chính của năm liền kề năm điều tra.

 

D. ỨNG DỤNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

TT

Tên công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới

Nhận chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Năm

Giá trị

Xuất xứ

Năm

Quy trình công nghệ (giá trị)

Bí quyết công nghệ (giá trị)

Đào tạo
(giá trị)

Sở hữu công nghiệp (giá trị)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Số liệu giá trị lấy theo tổng chi phí nghiên cứu ứng dụng của mỗi công nghệ, giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ và các chi phí khác để nhận chuyển giao công nghệ đó.

- Số liệu có liên quan đến tài chính lấy từ báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm điều tra.

 

Đ. THÔNG TIN NHÂN LỰC

1. Số lao động của doanh nghiệp:

1.1

Trực tiếp sản xuất

Số lượng:

Số ca:

1.2

Quản lý

Số lượng:

1.3

Nghiên cứu và phát triển

Số lượng:

1.4

Kỹ thuật và công nghệ

Số lượng:

1.5

Gián tiếp khác

Số lượng:

 

Tổng số

 

2. Số lao động phân theo chất lượng lao động:

2.1

Trình độ chuyên môn phù hợp:

Số lượng:

 

- Cao đẳng:

Số lượng:

 

- Đại học và trên đại học:

Số lượng:

2.2

Cán bộ quản lý đại học, trên đại học phù hợp

Số lượng:

2.3

Công nhân qua huấn luyện nghề (kể cả trung cấp)

Số lượng:

2.4

Công nhân bậc cao

Số lượng:

2.5

Công nhân chưa qua đào tạo

Số lượng:

3. Chi phí nhân lực:

3.1

Chi phí lao động

Giá trị:

 

- Lương

Giá trị:

 

- Bảo hiểm

Giá trị:

 

- Các phúc lợi khác

Giá trị:

 

Tổng cộng

 

3.2

Chi phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển

Giá trị:

 

- Chi phí đào tạo

Giá trị:

 

- Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)

Giá trị:

 

Tổng cộng

Ghi chú:

- Công nhân qua huấn luyện: chỉ tính đối với trường hợp được huấn luyện, đào tạo từ 6 tháng trở lên;

- Các phúc lợi khác: ăn giữa ca, đưa đón đi làm, nghỉ mát,….;

- Chi phí R&D bao gồm cả chi phí đầu tư trang thiết bị cho phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chi phí cho sáng kiến, cải tiến máy móc thiết bị, chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới...;

- Số liệu có liên quan đến tài chính lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm liền kề trước năm điều tra.

E. THÔNG TIN VẬN HÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

1

Công suất sản xuất thiết kế

Số lượng:

2

Tổng sản phẩm sản xuất trong năm

Số lượng:

Giá trị:

 

- Tổng sản phẩm sản xuất năm trước

Số lượng:

Giá trị:

 

- Thay đổi so với năm trước

%

Giá trị:

3

Tổng sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong năm

Số lượng:

Giá trị:

4

Sản phẩm hỏng trong năm

Số lượng:

Giá trị:

5

Tổng sản phẩm mới trong năm

Số lượng:

Giá trị:

 

- Thay đổi mẫu mã

Số lượng:

Giá trị:

 

- Thay đổi tính năng

Số lượng:

Giá trị:

 

- Thay đổi chất lượng

Số lượng:

Giá trị:

6

Tổng sản phẩm tiêu thụ trong năm

Số lượng:

Giá trị:

 

- Sản phẩm tiêu thụ trong năm trước

Số lượng:

Giá trị:

 

- Thay đổi so với năm trước

%

Giá trị:

7

Giá trị máy móc, thiết bị (nguyên giá)

Giá trị:

 

- Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới

Giá trị:

 

- Sửa chữa máy móc, thiết bị

Giá trị:

8

Giá trị còn lại của máy móc, thiết bị

Giá trị:

9

Khấu hao TSCĐ trong năm

Giá trị:

10

Giá thành sản phẩm

chiếm:                  %

Giá trị:

11

Tổng doanh thu trong năm

Giá trị:

12

Lợi nhuận trước thuế trong năm

Giá trị:

13

Thuế và các khoản phải nộp ngân sách

Giá trị:

14

Giá trị gia tăng trong năm

(Được tính = Tổng giá trị mục V.3 + VI.9+ VI.12)

Giá trị:

Ghi chú:

- Số liệu trong năm lấy theo Báo cáo tài chính của năm liền kê trước năm điều tra;

- Số liệu năm trước lấy theo Báo cáo tài chính của năm trước năm điều tra một năm;

- Thay đổi so với năm trước: nếu tăng đánh dấn dương (+), nếu giảm đánh dấu âm (-).

G. THÔNG TIN TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Chiến lược phát triển

1.1

Chiến lược phát triển về sản phẩm

Có: £

Không: £

1.2

Chiến lược phát triển về thị trường

Có: £

Không: £

1.3

Chiến lược phát triển về nhân lực

Có: £

Không: £

1.4

Chiến lược phát triển về công nghệ

Có: £

Không: £

2. Phương thức tổ chức quản lý

2.1

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Có chứng chỉ: £

Chưa có: £

2.2

Áp dụng HACCP

Có chứng chỉ: £

Chưa có: £

2.3

Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000

Có chứng chỉ: £

Chưa có: £

2.4

Áp dụng GMP

Có chứng chỉ: £

Chưa có: £

2.5

Áp dụng tiêu chuẩn quản lý khác

Có chứng chỉ: £

Chưa có: £

3. Xử lý chất thải

3.1

Áp dụng theo chuẩn ISO 14001

Có chứng chỉ: £

Chưa có:     £

3.2

Xử lý chất thải

Có xử lý:         £

Chưa xử lý: £

3.3

Xử lý chất thải

Đạt                     %

Chi phí xử lý:

 

H. TRANG BỊ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Hệ thống tài liệu của doanh nghiệp:

1.1

Tài liệu kỹ thuật

Đầy đủ: £

Không đủ: £

1.2

Tài liệu hướng dẫn vận hành

Đây đủ: £

Không đủ: £

1.3

Định mức kỹ thuật

 

 

 

- Định mức vật tư, phụ tùng thay thế cho thiết bị

Có:        £

Không:        £

 

- Định mức nhiên liệu cho thiết bị

Có:        £

Không:        £

 

- Định mức nguyên liệu cho sản phẩm

Có:        £

Không:        £

 

- Định mức nhiên liệu cho sản phẩm

Có:        £

Không:        £

2. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý:

2.1

Hệ thống quản lý về kỹ thuật sản xuất và đào tạo

Có: £

Không: £

2.2

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Có: £

Không: £

2.3

Hệ thống quản lý thị trường, khách hàng

Có: £

Không: £

2.4

Hệ thống thông tin nhà cung ứng

Có: £

Không: £

3. Trang thiết bị thông tin:

3.1

Trang bị điện thoại, Fax, máy vi tính

Có: £

Không đủ: £

3.2

Mạng cục bộ - LAN

Có: £

Không:      £

3.3

Kết nối Internet

Có: £

Không:      £

4. Chi phí thông tin:

4.1

Chí phí mua, trao đổi thông tin, quảng cáo...

Giá trị:

4.2

Chí phí dịch vụ điện thoại, Fax, Internet

Giá trị:

4.3

Chí phí đầu tư trang thiết bị Thông tin

Giá trị:

4.4

Chí phí thông tin khác

Giá trị:

 

Tổng cộng:

PHỤ LỤC II

CHUẨN SO SÁNH THEO NGÀNH
áp dụng đánh giá trình độ công nghệ năm 2014-2015
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Số TT

Tên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Mã ngành

Cường độ vốn trung bình (triệu đồng)

Chi phí năng lượng trung bình

Chi phí nguyên liệu trung bình

Năng suất lao động trung bình (triệu đồng)

1

Sản xuất chế biến thực phẩm

C.10

200

7%

75%

150

2

Sản xuất đồ uống

C.11

200

7%

45%

200

3

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

C.12

200

7%

45%

200

4

Dệt

C.13

200

7%

65%

100

5

Sản xuất trang phục

C.14

200

7%

65%

100

6

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

C.15

200

7%

65%

100

7

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

C.16

200

7%

65%

100

8

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

C.17

300

10%

65%

150

9

In, sao chéo bản ghi các loại

C.18

300

7%

65%

150

10

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

C.19

300

10%

75%

150

11

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

C.20

300

10%

55%

150

12

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

C.21

300

7%

60%

200

13

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

C.22

300

10%

60%

150

14

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

C.23

200

10%

55%

150

15

Sản xuất kim loại

C.24

300

10%

65%

150

16

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

C.25

300

10%

65%

150

17

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

C.26

300

7%

55%

150

18

Sản xuất thiết bị điện

C.27

300

7%

65%

150

19

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

C.28

300

7%

55%

150

20

Sản xuất xe có động cơ

C.29

300

7%

65%

150

21

Sản xuất phương tiện vận tải khác

C.30

300

7%

65%

150

22

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

C.31

200

7%

55%

100

23

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

C.32

200

7%

55%

150

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN SỐ LIỆU VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tính điểm của các nhóm thành phần công nghệ của doanh nghiệp:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó: i là thứ tự các tiêu chí trong Bộ tiêu chí;

T(i) là số điểm của tiêu chí thứ i trong nhóm T;

H(i) là số điểm của tiêu chí thứ i trong nhóm H;

I(i) là số điểm của tiêu chí thứ i trong nhóm I;

O(i) là số điểm của tiêu chí thứ i trong nhóm O.

2. Tính tổng số điểm các nhóm thành phần công nghệ của doanh nghiệp:

t = T + H + I + O

3. Tính toán hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp:

Tcc = KTbt.KHbh.KIbi.KObo

với: Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

bt = 0,45; bh = 0,22; bi = 0,15; bo = 0,18

- KT là hệ số chỉ mức độ đóng góp công nghệ nhóm T;

- KH là hệ số chỉ mức độ đóng góp công nghệ nhóm H;

- KI là hệ số chỉ mức độ đóng góp công nghệ nhóm I;

- KO là hệ số chỉ mức độ đóng góp công nghệ nhóm O;

- bt là trọng số cường độ đóng góp công nghệ nhóm T;

- bh là trọng số cường độ đóng góp công nghệ nhóm H;

- bi là trọng số cường độ đóng góp công nghệ nhóm I;

- bo là trọng số cường độ đóng góp công nghệ nhóm O

Ví dụ 1: Sau khi đánh giá một doanh nghiệp có kết quả như sau: nhóm thiết bị công nghệ được 45 điểm; nhóm nhân lực được 11 điểm; nhóm thông tin được 3 điểm và nhóm tổ chức - quản lý được 16 điểm. Ta có:

- Tổng số điểm các thành phần công nghệ của doanh nghiệp là:

t = 45 + 11 + 3 + 16 = 75 điểm

- Hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp là:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

4. Tính điểm của các nhóm thành phần công nghệ của ngành:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó: - n là số doanh nghiệp của ngành được đánh giá;

- Ti, Hi, Ii, Oi là số điểm đạt được của bốn nhóm thành phần T, H, I, O của doanh nghiệp thứ i;

- Qi - Giá trị gia tăng sản phẩm của doanh nghiệp thứ i.

Ví dụ 2: Sau khi đánh giá ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác) của tỉnh X có kết quả như sau:

TT

Tên Công ty

T

H

I

O

t

Tcc

Q
(tỷ VNĐ)

1

Công ty TNHH Gạch A

21

12

12

7

52

0,51

47

2

Công ty CP Gạch B

35

16

6

9

66

0,64

36

3

Công ty CP xi măng A

31

19

7

10

68

0,66

149

4

Công ty CP Ngói A

22

7

2

4

35

0,32

27

5

Công ty CP xi măng B

37

13

6

9

65

0,63

344

Từ công thức trên ta tính toán được điểm của các nhóm thành phần công nghệ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh X như sau:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

tính tương tự ta được: HN = 14,32; IN = 6,54; ON = 8,87

5. Tính tổng số điểm các nhóm thành phần công nghệ của ngành:

t(N) = TN + HN + IN + ON

6. Tính toán hệ số đóng góp công nghệ của ngành:

Tcc(N) = KT(N)0,45. KH(N)0,22. KI(N)0,15. KO(N)0,18

Trong đó: Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Hệ số đóng góp công nghệ của một ngành cũng có thể tính bằng công thức:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

Trong đó: - n là số doanh nghiệp của ngành được đánh giá;

- Tcci là hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp thứ i;

- Qi là giá trị gia tăng sản phẩm của doanh nghiệp thứ i.

Ví dụ 3: trong tính toán ở ví dụ 2 ta có: nhóm thiết bị công nghệ được 33,48 điểm; nhóm nhân lực được 14,32 điểm;nhóm thông tin được 6,54 điểm và nhóm tổ chức - quản lý được 8,87 điểm, như vậy:

- Tổng số điểm các nhóm thành phần công nghệ ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh X là:

t(N) = 33,48 + 14,32 + 6,54 + 8,87 = 63,20 điểm

Hệ số đóng góp công nghệ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh X là:

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

         = 0,740,45. 0,650,22. 0,490,15. 0,440,18 = 0,62

7. Vẽ biểu đồ hình thoi T, H, I, O:

Bốn nhóm thành phần của công nghệ T, H, I, O được biểu diễn trên hệ tọa độ vuông góc. Trên trục tung oy lấy một điểm có tung độ y = 1. Ký hiệu điểm đó bằng chữ T. Trên trục hoành ox, lấy một điếm có hoành độ x = 1. Ký hiệu điểm đó bằng chữ H. Trên trục tung oy lấy một điểm có tung độ y= - 1. Ký hiệu điểm đó bằng chữ I. Trên trục hoành ox, lấy một điếm có hoành độ x= - 1. Ký hiệu điểm đó bằng chữ O. Nối 4 điểm T, H, I, O ta được một sơ đồ hình thoi (trong trường hợp này là hình vuông) có tên gọi là sơ đồ hình thoi T, H, I, O lý tưởng.

Trên thực tế, kết quả đánh giá từng thành phần công nghệ của doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất sản phẩm nói chung không đạt được điểm tối đa. Vì vậy, tứ giác thực tế Ti, Hi, li, Oi (đường nét rời) nằm gọn trong sơ đồ hình thoi T, H, I, O lý tưởng (đường nét liền).

Ví dụ 4: Sau khi đánh giá một doanh nghiệp (thứ i) có kết quả như sau: Thiết bị công nghệ được 40 điểm; Nhân lực được 20 điểm; Thông tin được 7 điểm: Tổ chức - Quản lý được 12 điểm. Bốn đỉnh của tứ giác thực tế Ti, Hi, li, Oi sẽ có giá trị tương ứng (không xét dấu) là:

y = KTi = 40/45 = 0,89;

x = KHi = 20/22 = 0,91;

-y = KIi = 7/15 = 0,47 và -x = KOi = 12/18 = 0,67

Sơ đồ tứ giác thực tế Ti, Hi, li, Oi được biểu diễn trên hình vẽ bằng đường nét rời.

Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất

So sánh tứ giác thực tế với hình thoi lý tưởng để nhận xét, đánh giá mức độ mạnh yếu của từng thành phần công nghệ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Circular No.04/2014/TT-BKHCN dated April 08, 2014 of the Ministry of Science and Technology guiding on the production technology level’s evaluation

Pursuant to Decree No. 20/2013/ND-CP dated February 26, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Science and Technology;

Implementation of national technology innovation program by 2020 approved by the Prime Minister in the Decision No. 677/QD-TTg dated May 10. 2011;

Considering the proposal of Director of Evaluation, Assessment and Inspection of Technology Department,

The Minister of Science and Technology issues Circular guiding on the production technology level’s evaluation.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects

1. This Circular guides the contents and process of evaluation of technology level in manufacturing industries, including: processing, fabrication, assembly and supporting industries;

2. Other agencies, enterprises, organizations and individuals involved in evaluation of technology level shall comply with the provisions in this Circular;

3. The result of evaluation of production technology level is the ground for the agencies, enterprises, organizations and individuals to propose solutions and policies to innovate and improve the production technology level of enterprises, sectors or localities;

Article 2. Explanation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1.Production technology level is the level achieved of the production technology and is evaluated according to 04 levels: advanced, advanced average, average and backward;

2. Evaluation of production technology level is the analysis, identification of current state of technology level of enterprises or manufacturing industry based on the fixed criteria to determine the strong points and weak points of technology components to propose solutions and policies to innovate technology and improve the efficiency and production technology level of enterprises or sectors;

3. Technology contribution coefficient is the coefficient represents the technology contribution into the value-added of enterprises or sectors;

4. Manufacturing industry is the collection of enterprises producing the same group of products under level 2 sub-sector of processing and fabrication industry in the system of Vietnam economic sectors (issued together with Decision No. 10/2007/QD-TTg dated January 23, 2007 of the Prime Minister);

5. Production technology line is the system of equipment, tool and means placed or installed in line with the diagram and technology process to ensure synchronous operation to make products;

6. Number of employee is the total average employees of enterprise in the year of evaluation of technology level, not including the employees having working time of less than 03 months;

Article 3. Principles of evaluation of production technology level

1. Production technology is divided into four groups of basic component: group of technological equipment represented in the machinery, tools and means abbreviated as T (Technoware); group of human resources represented in the capacity to absorb the engineering and technology for production abbreviated as H (Humanware); group of information represented in documents and information data abbreviated as I (Infoware); group of organization and management represented in the work of organization and management abbreviated as O (Orgaware);

The evaluation of production technology level of enterprises or sectors is done on the basis of level achieved of criteria of four groups of basic component T, H, I, O.

2. The evaluation of production technology level in quantitative terms, using the common scale (100 points) to make the same level of evaluation. The classification of technology level depends on the total points achieved of criteria;

Point of criteria is determined in line with the data of survey and collection at the enterprises. The form of survey slip is specified in Annex I of this Circular;

3. Technology contribution coefficient is calculated based on the points achieved of groups T, H, I, O and represents with the rhombus diagram as the grounds for remark and conclusion in the Report on result of production technology level evaluation;

4. The point of some criteria (criteria 2, 7, 8 and 16) depends much on the technology nature and characteristics of each industry and regularly changes with the social-economic development. Therefore, to determine the point of these criteria, it is necessary to rely on the comparison standard of each industry at the time of evaluation;

Some criteria uniformly apply the sectoral comparison standard specified in Annex II of this Circular. On the basis of proposal of the Ministries and sectors concerned, the Ministry of Science and Technology shall review and adjust the comparison standard to suit the actual social and economic development of each period;

Chapter 2.

EVALUATION CRITERIA OF PRODUCTION TECHNOLOGY LEVEL

Article 4. Group of criteria on technological equipment - maximum 45 points

1. Criteria 1: Level of depreciation of equipment and technology - maximum 6 points

Depreciation of equipment and technology (abbreviated as ET) is the reduced use value of ET over the time. The coefficient representing the depreciation of ET (Kh) is calculated by the following formula:

In which:

- Gbđis the initial total value of ET (primary cost);

- Gsxis the current total value of ET (depreciated).

Value of ET is taken from the yearly financial statement preceding the year to perform the evaluation of technology level of enterprises;

The point of these criteria is determined as follows:

Degree of depreciation below 15%                       : 6 points

Degree of depreciation from 15% to less than 30%       : 5 points

Degree of depreciation from 30% to less than 45%       : 4 points

Degree of depreciation from 45% to less than 60%       : 3 points

Degree of depreciation from 60% to less than 75%       : 2 points

Degree of depreciation above 75%                       : 1 point

2. Criteria 2: Capital intensity of equipment and technology - maximum 3 points

Capital intensity of ET represents the invested capital in ET of enterprises. The coefficient of capital intensity of ET (Kcđ) is calculated by the following formula:

In which:

- Gsxis the current total value of ET;

- M is the total employees.

The point of these criteria is determined by the average coefficient of capital intensity of ET of each industry (Kstandard 1) is as follows:

- Kcd≥ 2Kstandard 1

3 points

- 2Kstandard 1> Kcd≥ Kstandard 1

2 points

- Kcd< Kstandard 1

1 point

3. Criteria 3: Degree of innovation of equipment and technology – maximum 5 points

Innovation of ET is the additional investment in ET to replace and upgrade the ET system of enterprises. The coefficient of ET innovation (Kdm) is calculated by the following formula:

In which:

- Gtbmis the total value of ET newly installed and operated in production within 05 years;

- Gsxis the current total value of ET

Point of these criteria is determined as follows:

Coefficient of ET innovation from 25% or more                     : 5 points

Coefficient of ET innovation from 20% to less than 25%       : 4 points

Coefficient of ET innovation from 15% to less than 20%       : 3 points

Coefficient of ET innovation from 10% to less than 15%       : 2 points

Coefficient of ET innovation of less than 10%                        : 1 point

4. Criteria 4: Origin of equipment and technology – maximum 3 points

These criteria represent the reliability of manufacturing country or manufacturer. Where the ETs are made by the same manufacturer but in different countries, ETs shall be determined their origin from the country of registration of that manufacturer. Where there are a lot of ETs with different origins, ETs shall be determined their origin by the origin of group of main ETs of the same origin and with the greatest total value compared with the remaining group of ETs of different origins;

The point of these criteria is determined as follows:

Origin of ET from G7: 3 points

Origin of ET from developed countries or developing countries: 2 points

Origin of ET from the remaining countries: 1 point

(G7, developed countries and developing countries are classified by announcement of the International Monetary Fund - IMF).

5. Criteria 5: Degree of automation – maximum 5 points

Degree of automation represents the modern of ET. The coefficient of automation is determined by the ratio between the value of automation equipment over the total value of ET

In which:

- Gtđhis the value of automation equipment and determined by the total value of automation equipment multiplied by the coefficient of degree of automation divided by 3 (three). The coefficient of degree of automation is determined by the survey data collected in Table B, Annex II of this Circular;

- Gsxis the current total value of ET;

The point of these criteria is determined as follows::

Coefficient of degree of automation from 90% or more: 5 points

Coefficient of degree of automation from 75% to less than 90%: 4 points

Coefficient of degree of automation from 60% to less than 75%: 3 points

Coefficient of degree of automation from 45% to less than 60%: 2 points

Coefficient of degree of automation from 30% to less than 45%: 1 points

Coefficient of degree of automation of less than 30%: 0 point

6. Criteria 6: The degree of synchronization of the ET- maximum 4 points

The synchronous ETs are the ETs (or group of ET) between the successive stages in the production line with a capacity of production and technical parameter consistent with the general capacity of production and technical parameter of the whole line. The synchronizing coefficient of ET (Kdb) is calculated by the formula:

In which:

- Gdbis the total value of synchronous ET;

- Gsxis the current total value of ET;

Where the enterprises have many different products made on multiple production lines, the synchronizing coefficient of enterprises is calculated by the average synchronizing coefficient by the value of those production lines;

The point of these criteria is determined as follows:

Synchronizing coefficient from 75% or more                 : 4 points

Synchronizing coefficient from 60% to less than 75%   : 3 points

Synchronizing coefficient from 45% to less than 60%   : 2 points

Synchronizing coefficient of less than 45%          : 1 point

7. Criteria 7: The rate of energy production costs - maximum 6 points

These criteria represent the production efficiency in terms of energy use. The coefficient of energy costs (Knl) is calculated by the ratio between the total value of energy (electricity or coal, wood, gasoline, oil, ...) expended (Gnl) with a total value of manufactured products (Gsp) in the year:

The point of these criteria is determined by the average coefficient of energy cost of each industry (Kstandard 2) as follows:

- Knl≤ 0,2Kstandard 2

6 points

- 0,2Kstandard 2< Knl≤ Kstandard 2

5 points

- 0,5Kstandard 2< Knl≤ Kstandard 2

4 points

- Kstandard 2< Knl≤ 1,5Kstandard 2

3 points

- 1,5Kstandard 2< Knl≤ 2,0Kstandard 2

2 points

- Knl> 2,0Kstandard 2

1 point

8. Criteria 8: Ratio of production material cost – maximum 6 points

These criteria represent the production efficiency in terms of use of raw materials. The coefficient of raw material costs (Knvl) is calculated by the ratio between the total value of raw material (all kinds of raw material) expended (Gnvl) with the total value of manufactured products (Gsp) in the year:

The point of these criteria is determined by the average coefficient of raw material cost of each industry (Kstandard 3) as follows:

- Knl≤ 0,2Kstandard 3

6 points

- 0,2Kstandard 3< Knvl≤ 0,5Kstandard 3

5 points

- 0,5Kstandard 3< Knvl≤ 1,0Kstandard 3

4 points

- 1,0Kstandard 3< Knvl≤ 1,5Kstandard 3

3 points

- 1,5Kstandard 3< Knvl≤ 2,0Kstandard 3

2 points

- 2,0Kstandard 3< Knvl≤ 2,5Kstandard 3

1 points

- Knvl> 2,5Kstandard 3

0 point

9. Criteria 9: Products of production line – maximum 3 points

These criteria consider the product quality of production line according to the coefficients: satisfaction of national standard and export;

The point of these criteria is determined as follows:

- Satisfaction of national standard and export above 50%

3 points

- Having certificate of satisfaction of national standard

2 points

- Not having certificate of satisfaction of national standard

1 point

10. Criteria 10: Transfer and application of technology and intellectual property – maximum 4 points

These criteria represent the technology transfer (abbreviated as TT) not accompanied with equipment, application of technological innovation (AT) and intellectual property (IP) of enterprises;

IP includes the registration of protection of IP rights and issuance of Title of protection of intellectual property right, Certificate of intellectual property or receipt of transfer of ownership or rights to use objects of industrial property through contracts.

The point of these criteria is determined as follows:

- Having TT, new AI and protected IP;

4 points

- Having TT and AT but unprotected IP or having AI and protected IP

3 points

- Having TT or new AI

2 points

- Other cases

1 point

Article 5. Group of criteria on human resources – maximum 22 points

1. Criteria 11: The percentage of employee with college and university degree or higher - maximum 4 points

These criteria represent the professional qualification and capacity of employees in enterprises. The labor rate coefficient has the college and university level or higher (H1) is determined by the following formula:

In which:

- M1is a number of employees having college and university level or higher and being arranged work in line with their trained majors;

- M. is the total employees

The point of these criteria is determined as follows:

- Percentage of university or college from 20% or more

4 points

- Percentage of university or college from 10% to less than 20%

3 points

- Percentage of university or college from 5% to less than 10%

2 points

- Percentage of university or college from 2.5%  to less than 5%

1 point

- Percentage of university or college of less than 2.5%

0 point

2. Criteria 12: Percentage of skilled worker – maximum 4 points

These criteria represent the skill of employees in the enterprises. The percentage of skilled workers of enterprises (H2) is determined by the following formula:

In which:

- M2is the number of skilled worker of enterprises (level 5 or higher for salary scale of 6 or 7 levels, level 4 or higher for salary scale of 5 levels, the highest level for salary scale of 4 levels or less);

- Mttis the direct total employees

The point of these criteria is determined as follows:

- The percentage of skilled worker from 20% or more

4 points

- The percentage of skilled worker from 10% to less than 20%

3 points

- The percentage of skilled worker from 5% to less than 10%

2 points

- The percentage of skilled worker less than 5%

1 point

3. Criteria 13: Qualification of management staff – maximum 2 points

These criteria represent the qualification and capacity of management staff with the percentage of management staff having university degree or higher in enterprises in accordance with management position (H3) and are determined by the following formula:

In which:

- M3is the number of management staff with university degree or more in accordance with management position in enterprises;

- Mqlis the total management staff in enterprises;

The point of these criteria is determined as follows:

- H3≥ 50%

2 points

- 50% > H3≥ 25%

1 points

- H3< 25%

0 point

4. Criteria 4: Percentage of employee through training – maximum 3 points

These criteria represent the qualification and capacity of employee directly involved in production. The percentage of employee through vocational training (H4) is determined by the formula:

In which:

- M4is a number of employees through vocational training (6 months or more) and arranged work in line with their trained trade;

- Mttis the direct total employees

The point of these criteria is determined as follows:

- H4≥ 80%

3 points

- 80% > H4≥ 50%

2 points

- 50% > H4≥ 20%

1 points

- H4< 20%

0 point

5. Criteria 15: Percentage of expense for training and development research – maximum 5 points

These criteria represent the investment in training to improve the level of human resource and development research of technology and products of enterprises. The percentage of expense for training and development research (Kđt) is determined by the following formula:

In which:

- Gđtis the total expenses for training and development research;

- Gdtis the annual total revenues.

The point of these criteria is determined as follows:

- Kđt≥ 3,0%

5 points

- 3,0% > Kđt≥ 1,5%

4 points

- 1,5% > Kđt≥ 0,5%

3 points

- 0,5% > Kđt≥ 0,1%

2 points

- Kđt< 0,1%

1 point

6. Criteria 16: Labor productivity – maximum 4 points

These criteria represent the general efficiency of production activities of enterprises. Labor productivity is the average value-added created by an employee in a year (Kns) is determined by the following formula:

In which:

- Avis the total value-added;

- M is the total employees.

The point of these criteria is determined by the average labor productivity of industry (Kstandard 4) as follows:

- Kns≥ 2,0Kstandard 4

4 points

- 2,0Kstandard 4> Kns≥ Kstandard 4

3 points

- Kstandard 4> Kns≥ 0,5Kstandard 4

2 points

- 0,5Kstandard 4> Kns≥ 0,25Kstandard 4

1 points

- Kns< 0,25Kstandard 4

0 point

Article 6. Group of criteria on information – maximum 15 points

1. Criteria 17. Information for production – maximum 4 points

These criteria include the contents of information for production: system of technical materials, system of materials guiding the operation, system of technical norm for equipment and criteria of raw materials and products;

The point of these criteria is determined as follows:

There are all 3 contents of information for production: 4 points

There are 02 out of 03 contents of information for production: 3 points

There is 01 out of 03 contents of information for production: 2 points

The information for production is not sufficient: 1 point

2. Criteria 18: Information for management – maximum 4 points

The criteria include the contents of information for management: management system of production techniques and training; management system of product quality; system of market, customer and supplier;

The point of these criteria is determined as follows:

There are all 3 contents of information for management: 4 points

There are 03 out of 04 contents of information for production: 3 points

There are 02 out of 04 contents of information for production: 2 points

Lacking 3 contents of information for management: 1 point

3. Criteria 19: Means and techniques of information – maximum 03 points

These criteria mention the equipment of material equipment for processing and exchange of information including types of main equipment such as: telephone, fax machine, computer, local area network (hereinafter referred to as LAN), internet, ...

The point of these criteria is determined as follows:

There are sufficient basic communication facility (phone, fax, computer, LAN, internet, ...) : 3 points

Only lack of LAN or Internet: 2 points

Lack of LAN or Internet: 1 point

No basic communication facility: 0 point

4. Criteria 20: Expenses of sale and purchase, exchange and update of information – maximum 4 points

These criteria mention the extent of information update from various sources after there are technical means for processing and exchange of information. The rate coefficient of information expense (Ktt) is determined by the total value of information expense on the total revenues:

In which:

- Gttis the total information expense (including the charges of phone, Internet… )

- Gdtis the total annual revenues

The point of these criteria is determined as follows:

Rate of information expense from 0.25% or more: 4 points

Rate of information expense from0.05% to less than 0.25%: 3 points

Rate of information expense from0.01% to less than 0.05%: 2 points

Rate of information expense of less than 0.01%: 1 point

Article 7. Group of criteria on organization and management – maximum 18 points

1. Criteria 21: Management of equipment effectiveness – maximum 5 points

These criteria represent the efficiency of organization and management in enterprises. The effectiveness index of general equipment (Ktbtt) is the product of equipment effectiveness (H) and the percentage of product meeting the quality standard (Q):

In which:

- Pttis the total products actually made;

- P is the total design capacity;

- Gđis the total value of product meeting the standard;

- Gspis the total value of products made.

The point of these criteria is determined as follows:

- Ktbtt≥ 75%

5 points

- 75% > Ktbtt≥ 60%

4 points

- 60% > Ktbtt≥ 45%

3 points

- 45% > Ktbtt≥ 30%

2 points

- 30% > Ktbtt≥ 15%

1 point

- Ktbtt< 15%

0 point

2. Criteria 22: Development and innovation of products – maximum 4 points

These criteria

In which:

- Gspmis the total value of products innovated;

- Gspntis the total value of products made in the previous year;

- Gspttis the total value of products consumed;

- Gspis the total value of products made;

The point of these criteria is determined as follows:

Development and innovation index of product from 15% or more: 4 points

Development and innovation index of product from 5% to less than 15%: 3 points

Development and innovation index of product from 1% to less than 5%: 2 points

Development and innovation index of product of less than 1%: 1 point

3. Criteria 23: Development strategy – maximum 2 points

These criteria consider the development strategy of products, markets, manpower and technology;

The point of these criteria is determined as follows:

There are sufficient development strategies: 2 points

There is not sufficient development strategy: 1 point

4. Criteria 24: Production management system – maximum 3 points

These criteria consider the level of perfection of organization – production management: formulating, applying being issued with certificate of management system in accordance with ISO 9001 standard or HACCP, SA 8000, GMP,...by the certification organization that has registered its areas of operation as prescribed;

The point of these criteria is determined as follows:

Having been issued with ISO 9001 or HACCP, SA 8000, GMP certificate,...

Having developed and applied in accordance with ISO 9001 or HACCP, SA 8000, GMP, ... but not certified;

Having production management system but not applied in accordance with ISO 9001 or HACCP, SA 8000, GMP,...

5. Criteria 25: Environmental protection – maximum 4 points

These criteria mention the capacity of environmental protection;

The point of these criteria is determined as follows:

Satisfying ISO 14001 standard: 4 points

Meeting requirements in waste treatment from 70% or more: 3 points

Meeting requirements in waste treatment from 30% to less than 50%: 1 point

Meeting requirements in waste treatment of less than 30%: 0 point

Chapter 3.

CONTENT AND PROCESS FOR EVALUATION OF PRODUCTION TECHNOLOGY LEVEL

Article 8. Evaluation of production technology level of enterprise

1. Determining the number of point of each group of technological component (T, H, I, O) and the total points of groups of technological component if enterprise under the guidance in Section 1 and Section 2, Annex III of this Circular.

2. Calculating the contribution coefficient of technology of enterprises and drawing rhombus diagram under the guidance in Section 3 and 7, Annex III of this Circular;

3. Classifying the technology level based on the total points obtained and contribution coefficient of technology of enterprises:

a) Backward technology level: contribution coefficient of technology is smaller than 0.3 or the total point of technological components is smaller than 35 points;

b) Average technology level: contribution coefficient of technology from 0.3 or more and the total point of technological components is from 35 points to less than 60 points;

c) Advanced average technological level: contribution coefficient of technology from 0.5 or more and the total point of technological components is from 60 points to less than 75 points;

d)Advanced technological level: contribution coefficient of technology from 0.65 or more and the total point of technological components is equal to or more than 75 points;

Article 9. Evaluation of production technology level of sector

1. Determining the number of point of groups of technological components (T, H, I, O), the total point of groups of technological component of manufacturing industry under the guidance in Section 4 and 5, Annex III of this Circular;

2. Calculating the contribution coefficient of technology and drawing rhombus diagram for the manufacturing industry under the guidance in Section 6 and 7, Annex III of this Circular;

3. Classifying the technology level of the manufacturing industry based on the total points obtained and contribution coefficient of technology of sector (do the same as guided for enterprises in Clause 3, Article 8 of this Circular);

4. Based on the result of classification of technology level, contribution coefficient of technology, rhombus diagram of each enterprise, make a comparison of result of other enterprises of the same manufacturing industry and make a comparison with the general result of that manufacturing sector;

Article 10. Provisions on analysis and evaluation

1. The contents specified in this Circular provide general guidelines on evaluation of production technology level of enterprises, industries or localities. When in need of evaluation of production technology level, the organizations shall apply the guidelines to prepare the plan for specific evaluation of production technology level for enterprises, industries or localities;

2. When conducting the evaluation of production technology level of industries or localities, the following steps must be carried out in turn:

a) Selecting the type of enterprise representing industry or locality;

b) Evaluating the technology level of each enterprise;

c) Evaluating the technology level of each industry on the basis of calculation and summary of result of evaluation of production technology of enterprises of that industry;

d) Generally evaluating the technology level of locality on the basis of summary of result of evaluation of production technology of industries of localities;

Article 11. Process ofevaluation of technology level

1. Preparation work

a) Establishing group of evaluation of technology level including 03 members who have appropriate expertise and experience in manufacturing industries of products. The group has a member as a group leader;

b) The group of evaluation of technology level shall formulate the plan for evaluation of production technology level, including the following basic contents:

- Evaluation objectives;

- Determining the manufacturing industries and the number of enterprises to be evaluated;

- Time and progress of implementation of steps;

- Estimated fund for implementation;

The determination of objectives, industries and number of enterprises that need evaluating the production technology level is carried out under the orientation of governing agencies in line with the characteristics of each industry or locality;

c) The plan for evaluation of production technology level shall be approved by the competent authority before implementation;

2. Survey and collection of data at enterprises

a) Organizing the training for the work of survey and collection of information and data for members of group of evaluation of technology level;

b) Sending members of the group of evaluation of technology level to the enterprises to collect information and data. The members may be divided into groups and assigned tasks in line with the actual survey and collection of information and data at enterprises;

c) Gathering data and making a survey report;

3. Analysis of evaluation

a) Gathering of survey slips from enterprises;

b) Processing information and verifying the survey data;

c) Doing some calculations, drawing diagram, classifying and making a remark about the production technology level of enterprises;

d) Doing some calculations, drawing diagram and making a remark about the production technology of each industry;

dd) Making a report on the result of evaluation of production technology level;

4. Summary

a) Meeting and making a report on the result of evaluation of production technology level;

b) Completing, sending and retain the reports and survey data;

c) Carrying out the acceptance, financial payment and finalization as prescribed;

Chapter 4.

FUNDING AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 12. Funding for implementation

1. The funding for implementing the evaluation of production technology level of industry or locality is taken from the budget sources for science and technology and other sources legally mobilized from industry or locality

2. The contents and rate of expenditure shall comply with regulations on the norm of formulation and allocation of funding estimate for the tasks of science and technology with the use current budget on the basis of consistency with the rate of estimate of state budget annually allocated;

3. The payment and finalization of funding shall comply with the provisions of the Law on State budget and the guiding documents;

4. Where the enterprises organize the evaluation of production technology level by themselves for studying and developing the technology innovation strategy to improve their business and production capacity, the funding of evaluation shall be paid by those enterprises;

Article 13. Implementation organization

1. Based on the request of each industry, locality, periodically under the 05-year plan, the Ministries, sectors and People’s Committee of provinces and centrally-affiliated cities shall direct the implementation of evaluation of production technology level under their management and send Report on evaluation of production technology level to the Ministry of Science and Technology for summary and development of general database nation-wide;

2. Enterprise are obliged to coordinate and provide data when the Ministries, sectors or People’s Committee of provinces and centrally-affiliated cities carry out the evaluation of production technology level under the provisions of the Law on Statistics and the relevant administrative documents;

3. Technology and science organization, technology and science services provider are permitted to participate in consulting, staffing and implementing a part or signing package contract to carry out the process of evaluation of production technology level;

4. The Evaluation, Assessment and Inspection of Technology Department under the Ministry of Science and Technology shall guide, support and monitor the Ministries, sector and localities to carry out the evaluation of production technology level; develop and update the general database on the production technology level;

5. Periodically, the Ministries and sectors, under their management functions and based on the data of result of evaluation of production technology level of the previous period and the trend in technology development, shall re-determine the standard of comparison of a number of appropriate criteria for each industry and send it to the Ministry of Science and Technology for summary and uniform application on a national scale.

Article 14.Effect

1.This Circular takes effect on June 01, 2014.

2. Any problem arising during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Science and Technology for amendment and supplementation accordingly./.

The Minister of Science and Technology

Nguyen Quan

* All appendices are not translated herein

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/2014/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất