Quyết định 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án tổng thể ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008

thuộc tính Quyết định 235/QĐ-TTg

Quyết định 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án tổng thể "ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:235/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:02/03/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ứng dụng và phát triển phần mềm - Ngày 02/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg, phê duyệt Dự án tổng thể "ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008" Dự án này nhằm mục tiêu: đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam, tạo được một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu ứng dụng trong nước trên cơ sở PMNM... Bên canh việc triển khai dự án trên phải đảm bảo phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, dự án khác về công nghệ thông tin. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 02/3/2004.

Xem chi tiết Quyết định235/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 235/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 235/QĐ-TTG
NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TỔNG THỂ
"ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGUỒN MỞ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008"

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005;

Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Dự án tổng thể "ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008" với những nội dung sau đây:

 

I. MỤC TIÊU

 

1. Đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam.

2. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ và phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMNM.

3. Tạo được một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu ứng dụng trong nước trên cơ sở PMNM.

 

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

 

1. Các nhiệm vụ chính:

a) Xây dựng các chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng và phát triển PMNM để thu hút các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học tham gia vào việc đào tạo và nghiên cứu phát triển PMNM; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài cũng như các công ty, tổ chức quốc tế đầu tư kinh doanh, phát triển, chuyển giao công nghệ và đào tạo về PMNM tại Việt Nam.

- Ban hành chính sách sử dụng một số PMNM trong khu vực Nhà nước.

b) Triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở.

- Tổ chức ứng dụng PMNM thí điểm, trước hết là các ứng dụng PMNM ở một số Bộ, cơ quan và địa phương, sau đó nhân rộng trên toàn quốc.

- Triển khai ứng dụng PMNM vào một số ứng dụng chuyên nghiệp, ứng dụng trong an ninh quốc phòng. Thiết lập và đưa vào sử dụng hệ thống máy tính hiệu năng cao và tính toán mạng lưới trên nền nguồn mở để giải các bài toán ứng dụng đòi hỏi năng lực tính toán mạnh của các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

c) Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở.

- Tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy về PMNM trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo viên cho công tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước.

- Hình thành đội ngũ cán bộ đủ năng lực triển khai ứng dụng và phát triển PMNM ở các Bộ, ngành và địa phương.

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ công tác triển khai, hướng dẫn mạng lưới đội ngũ chuyên môn về PMNM ở các Bộ, ngành và địa phương, có chương trình đào tạo và duy trì đội ngũ này.

- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo về sử dụng PMNM cho cán bộ, công chức nhà nước, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh phổ thông trung học. Phát triển các phần mềm công cụ, tiện ích, các ứng dụng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

- Thu hút các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào hoạt động đào tạo về PMNM ở Việt Nam.

- Cử giáo viên, giảng viên, học sinh ưu tú đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài về PMNM.

d) Phát triển một số phần mềm cốt lõi, xây dựng các chuẩn, hệ thống chứng chỉ và đào tạo chuyên gia cao cấp.

- Tổ chức nghiên cứu đề xuất và phát triển một số phần mềm cốt lõi của Việt Nam, lựa chọn và bản địa hoá một số phần mềm nhằm đáp ứng các nhu cầu ứng dụng cơ bản của Việt Nam.

- Thiết lập hệ thống đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm PMNM và đưa ra những khuyến cáo sử dụng cho cộng đồng.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chuẩn kỹ thuật và chuẩn kỹ năng PMNM, thiết lập hệ thống sát hạch kỹ năng và cấp chứng chỉ về PMNM.

- Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển PMNM, các công ty và các cơ quan khoa học, cơ sở giáo dục cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng PMNM. Xây dựng Trung tâm phát triển và phòng thí nghiệm về PMNM.

đ) Hợp tác quốc tế về phần mềm nguồn mở.

- Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội PMNM của khu vực và quốc tế để tăng cường khả năng hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên của các tổ chức này.

- Tổ chức hợp tác nghiên cứu phát triển và kinh doanh PMNM với các đối tác nước ngoài.

2. Các tiểu dự án:

a) Xây dựng cơ chế, chính sách về ứng dụng và phát triển PMNM do Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì.

b) ng dụng và đào tạo PMNM trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

c) ng dụng và đào tạo PMNM trong các trường dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì.

d) Đào tạo sử dụng PMNM cho cán bộ, công chức và viên chức nhà nước do Bộ Nội vụ chủ trì.

đ) Thử nghiệm ứng dụng và phát triển PMNM tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ trì.

e) Thử nghiệm ứng dụng và phát triển PMNM trong quốc phòng do Bộ Quốc phòng chủ trì.

g) Thử nghiệm ứng dụng và phát triển PMNM trong an ninh do Bộ Công an chủ trì.

h) Phát triển một số phần mềm cốt lõi, xây dựng chuẩn, hệ thống chứng chỉ và đào tạo chuyên gia trình độ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.

 

III. CÁC GIẢI PHÁP.

 

1. Nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bảo vệ bản quyền phần mềm và ích lợi của các PMNM trong việc phát triển CNTT ở nước ta nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng.

2. Thực thi nghiêm ngặt việc thực hiện bản quyền phần mềm.

3. Tổ chức đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi sang sử dụng PMNM trong khu vực Nhà nước cũng như tính tương thích của các ứng dụng PMNM với các sản phẩm phần mềm thương mại. Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm và nhân rộng ứng dụng một số PMNM.

4. Đào tạo về PMNM trong hệ thống giáo dục và các cơ sở đào tạo.

5. Phát triển và duy trì các PMNM cốt lõi có ích lợi chung cho cộng đồng và hình thành các tiêu chuẩn quốc gia về PMNM.

6. Phát triển mô hình kinh doanh PMNM, đặc biệt là hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ PMNM.

7. Kinh phí phục vụ cho ứng dụng và phát triển PMNM nói chung và các tiểu dự án được huy động từ các nguồn khác nhau của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quốc tế, ODA và ngân sách nhà nước.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Dự án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch Nhà nước hàng năm cho Dự án, các tiểu dự án và kế hoạch ứng dụng PMNM của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.

3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế, chính sách tài chính cho ứng dụng và phát triển PMNM.

4. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Quốc phòng, Công an, Bưu chính, Viễn thông và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được giao chủ trì các tiểu dự án chỉ đạo xây dựng và triển khai các tiểu dự án theo quy định hiện hành.

Việc triển khai các tiểu dự án trên phải đảm bảo phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, dự án khác về công nghệ thông tin.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý PMNM trong các hoạt động nghiệp vụ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ về PMNM.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 235/QD-TTg
Hanoi, March 2nd, 2004
 
DECISION
APPROVING THE OVERALL PROJECT ON APPLICATION AND DEVELOPMENT OF OPEN-SOURCE SOFTWARE IN VIETNAM IN THE 2004-2008 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Government's Resolution No. 0712000IND-CP of June 5, 2000 on building and development of software industry in the 2000-2005 period;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 81/2001/OD-TTg of May 24, 2001 approving the action program for implementation of the Political Bureau's Directive No. 58-CTITW of October 17, 2000 on stepping up the application and development of information technology in the cause of industrialization and modernization in the 2001 - 2005 period;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,
DECIDES:
Article 1. - To approve the overall project on application and development of open-source software in Vietnam in the 2004-2008 period with the following contents:
I. OBJECTIVES
1. To accelerate the application and development of open-source software, thus contributing to the protection of copyright and reduction of software procurement expenses, and promoting the development of the information technology industry in general and Vietnam's software industry in particular.
2. To build up the contingent of technicians who are qualified for and master technologies, and promote their creativity in the application and development of open-source software.
3. To create a number of special information technology (IT) products suitable to the domestic application conditions and demands and based on open-source software.
II. PRINCIPAL CONTENTS OF THE PROJECT
1. Main tasks:
a/ To formulate policies to promote the application and development of open-source software.
-To formulate and promulgate mechanisms and policies to encourage the application and development of open-source software to attract educational, training and scientific research establishments to participate in the open-source software training, development and research; to encourage and create favorable conditions for overseas Vietnamese and foreign specialists as well as foreign companies and international organizations to invest in open-source software trading, development, technology transfer and training in Vietnam.
- To promulgate policies to use some open-source software in the State sector.
b/ To organize the application of open-source software
-To organize the experimental application of open-source software, first of all the application of open-source software in a number of ministries, agencies and localities, then expand it throughout the country.
- To organize the application of open-source software to some professional utilities as well as to security and defense. To establish and put into use high-performance and network-computation computer systems based on open-source software to solve application problems which require a strong computation capacity in ministries, branches and localities nationwide.
c/ To train human resources for application and development of open-source software
- To organize the training of the contingent of open-source software teachers in universities, colleges, vocational and job-training intermediate schools; teachers for training of State officials and employees.
- To build up the contingent of cadres fully capable of organizing the application and development of open-source software in ministries, branches and localities.
- To support the training of technicians in service of the work of organizing and instructing the contingent of open-source software professional cadres in ministries, branches and localities, and work out programs on training and maintaining this contingent.
- To work out and implement programs on training in the use of open-source software for State officials and employees as well as students in universities, colleges, vocational and job-training intermediate schools and pupils of senior-secondary schools. To develop software tools, utilities and applications in service of teaching and learning activities.
- To attract domestic and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to take part in activities of training in open-source software in Vietnam.
- To send brilliant teachers, lecturers and students to foreign countries for short-term and long-term open-source software training.
d/ To develop a number of core software, formulate standards and system of certificates, and train high-level specialists
- To organize research into, proposition and development of a number of core software of Vietnam, select and localize some software to meet Vietnam's basic application demands.
- To establish the system for evaluating and inspecting the quality of open-source software products and give use cautions to the community.
- To research, elaborate and promulgate open-source software technical standards and skill standards, and establish the system for testing open-source software skills and granting open-source software certificates.
- To encourage the establishment of enterprises trading in and developing open-source software, companies, scientific agencies and educational establishments providing open-source software application support services. To build open-source software development centers and laboratories.
e/ To enter into international cooperation in open-source software
- To join the regional and international open-source software organizations and associations to enhance the cooperation and experience exchange among members of such organizations.
- To organize the cooperation in open-source software development research and trading with foreign partners.
2. Mini-projects:
a/ Formulation of mechanisms and policies on open-source software application and development, with the Ministry of Post and Telematics assuming the prime responsibility therefor.
b/Open-source software application and training in universities, colleges and vocational intermediate schools with the Ministry of Education and Training assuming the prime responsibility therefor.
c/ Open-source software application and training in job-training schools with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs assuming the prime responsibility therefor.
d/ Training in open-source software use for public servants, State officials and employees with the Ministry of Home Affairs assuming the prime responsibility therefor.
e/ Experimental application and development of open-source software in Hanoi city and Ho Chi Minh city with the People's Committees of Hanoi city and Ho Chi Minh city assuming the prime responsibility therefor.
f/ Experimental application and development of open-source software for defense purpose with the Ministry of Defense assuming the prime responsibility therefor.
g/ Experimental application and development of open-source software for security purpose with the Ministry of Public Security assuming the prime responsibility therefor.
h/ Development of a number of core software, formulation of standards and system of certificates, and training of high-level specialists with the Ministry Science and Technology assuming the prime responsibility therefor.
III. SOLUTIONS
1. To raise the community's awareness about the protection of software copyright and benefits from the open-source software for the information technology development in our country in general and the software industry in particular.
2. To stringently enforce the software copyright. 3. To organize the assessment of impacts of and solutions related to the switch to use open-source software in the State sector as well as the compatibility of open-source software applications with commercial software products. To organize research into, experimentation and multiplication of a number of applied open-source software.
4. To provide open-source software training in the educational system and the training establishments. 5. To develop and maintain core open-source software which can bring about common benefits for the community, and formulate the national standards on open-source software.
6. To develop open-source software trading models, especially professional open-source software support service.
7. Funding in service of the open-source software application and development in general and mini-projects in particular shall be mobilized from different sources of enterprises, individuals and international organizations, ODA and the State budget.
Article 2.- Organization of implementation
1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in, organizing the execution of the Project.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology in, balancing and synthesizing resources in the State's annual plans for projects, mini-projects and plans on open-source software application of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, and the concerned provinces and centrally-run cities.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics and the Ministry of Science and Technology in, formulating financial mechanisms and policies for open-source software application and development.
4. The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Defense, the Ministry of Post and Telematics and the People's Committees of Hanoi city and Ho Chi Minh city, which are assigned to assume the prime responsibility for mini-projects, shall direct the formulation and execution of mink projects according to current regulations.
The execution of the above-said mini-projects must ensure the efficient coordination and integration with other programs and projects on information technology.
5. The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall work out plans on rational use of open-source software in their respective professional operations, and build up the contingent of technicians knowledgeable about open-source software.
Article 3. - This Decision takes effect after its signing.
Article 4. - The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 235/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất