Quyết định 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1755/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1755/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đưa Việt Nam thành nước mạnh về công nghệ thông tin
Ngày 22 tháng 09 năm 2010, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trong quá trình thực hiện đề án đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP của Việt Nam đạt từ 8-10%. Trong đó, 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 70%. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, phấn đấu Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số; đồng thời sẽ phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư…
Để thực hiện tốt đề án, Quyết định đã nêu đưa ra 6 nhiệm vụ và 6 giải pháp thực hiện, trong đó có các giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tích cực xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông; đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm…
Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp có liên quan thực hiện các tốt các nhiệm vụ đề ra.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Xem chi tiết Quyết định1755/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1755/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1755/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG”
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.
Đến năm 2020: 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.
b) Về công nghiệp công nghệ thông tin
Đến năm 2015: các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng công nghệ thông tin và truyền thông mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hình thành được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Đến năm 2020: hình thành được các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Nhà nước và doanh nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở.
Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và dịch vụ trên nền công nghệ thông tin trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
c) Về hạ tầng viễn thông băng rộng
Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong số 55 nước trong bảng xếp hạng của ITU (thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu).
d) Về phổ cập thông tin
Đến năm 2011: hầu hết các hộ gia đình có máy điện thoại.
Đến năm 2015: 20 - 30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng; trên 90% số hộ có máy thu hình, trong đó 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Đến năm 2020: hầu hết các hộ gia đình trên cả nước sử dụng các dịch vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng, trong đó 25 - 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang; hầu hết các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
đ) Về ứng dụng công nghệ thông tin
Đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh.
Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo thời tiết,…
Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
e) Về xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn CMC… trên cả hai lĩnh vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Hình thành Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC).
Hỗ trợ, khuyến khích việc ra đời của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông vừa và nhỏ, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông lớn, kinh doanh hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao, trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới, hình thành thương hiệu “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam”.
Đến năm 2015: phát triển các doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ thông tin đạt trình độ, quy mô khu vực ASEAN, có các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 10 tỷ USD.
Đến năm 2020: nhiều doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ thông tin của Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đạt trình độ, quy mô thế giới, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 15 tỷ USD.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Tăng tốc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, song cần có những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
2. Phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tri thức và các nguồn lực quốc tế.
3. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển.
4. Áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho công nghệ cao, công tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ cho các khu công nghệ thông tin tập trung, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
III. CÁC NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
1. Ưu tiên nguồn lực để triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
3. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, các chuyên gia tư vấn, phân tích thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống công nghệ thông tin.
4. Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí.
5. Khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng Anh đối với các sinh viên công nghệ thông tin trong các trường đại học.
6. Mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng.
Nhiệm vụ 2: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
1. Ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và phần cứng, điện tử theo các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg, số 56/2007/QĐ-TTg, số 50/2009/QĐ-TTg và số 75/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền công nghệ thông tin.
2. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, sản phẩm mới, các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
3. Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam; xây dựng thương hiệu Việt Nam về công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến thương mại hằng năm để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường ra nước ngoài.
4. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, các vườn ươm doanh nghiệp và các trung tâm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường trong nước và thế giới.
5. Xây dựng cơ chế để ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông chủ đạo của Việt Nam làm tổng thầu các dự án công nghệ thông tin và truyền thông lớn dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
6. Nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo, đào tạo nhân lực bậc cao có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong các ngành công nghiệp.
7. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo tăng cường đầu tư cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin để tăng tỷ trọng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp.
8. Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách mang tính đột phá cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ 3: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin
1. Hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng
Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.
Phát triển các điểm truy cập công cộng tại các địa điểm thích hợp với từng địa phương, cơ sở như: các trường học, nhà văn hóa xã, đồn biên phòng, điểm bưu điện - văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng,… để lắp đặt thiết bị nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.
Thực hiện cáp quang hóa và ngầm hóa các đường cáp để bảo đảm chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại các trung tâm đô thị lớn.
Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Tiếp tục mở rộng băng thông Internet trong nước và quốc tế thỏa mãn nhu cầu của xã hội: triển khai mạng thông tin di động 3G và các thế hệ tiếp theo, phóng thêm các vệ tinh Vinasat mới, đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến cáp quang mặt đất và cáp quang biển mới…
2. Tiếp tục hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước
Tiếp tục triển khai xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã, phường nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và kết nối thông suốt phục vụ phát triển mọi dịch vụ theo yêu cầu.
3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin số quốc gia.
Triển khai xây dựng Trung tâm kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; nghiên cứu và triển khai: hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin quốc gia, hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng chống tội phạm trên mạng, hệ thống xác thực, bảo mật cho các hệ thống thông tin Chính phủ; tăng cường đào tạo chuyên gia an toàn thông tin cho cơ quan Chính phủ và hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia.
Nhiệm vụ 4: Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình
Mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và sử dụng nguồn kinh phí đấu giá tần số để hỗ trợ một phần kinh phí trang bị các thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước;
Nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ các thiết bị thông tin số phục vụ khả năng tiếp cận thông tin cho người cao tuổi và người khuyết tật.
Nhiệm vụ 5: Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội
1. Tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và trong doanh nghiệp theo các Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg, số 48/2009/QĐ-TTg, số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 và số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước bảo đảm việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến các quận, huyện, xã, phường trên toàn quốc:
- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, bao gồm phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu, các giải pháp an toàn bảo mật, chú trọng đào tạo cán bộ công chức để sử dụng hiệu quả các thiết bị, hệ thống đã được đầu tư.
- Trên cơ sở đánh giá lựa chọn những mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp quận, huyện tại các địa phương đã đạt kết quả tốt, tiếp tục phổ biến mô hình thành công để triển khai nhân rộng trên cả nước.
- Triển khai hệ thống quản lý văn bản tích hợp trên toàn quốc phục vụ việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
3. Triển khai các chương trình, đề án, dự án và các cơ chế chính sách đẩy mạnh đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
4. Triển khai các đề án, dự án nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội, xây dựng mạng xã hội Việt Nam.
Nhiệm vụ 6: Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho chế tạo sản phẩm mới
1. Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về công nghệ thông tin của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và của các doanh nghiệp; xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm dùng chung trên cả nước về công nghệ chip, công nghệ cảm biến, phần mềm lõi, phần mềm nguồn mở, phần mềm nhúng, nội dung số, xử lý tiếng Việt, an toàn thông tin.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, mua hoặc chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cao như các thiết bị thông minh, các phần mềm nhúng, các thiết bị tiết kiệm điện … Có cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam tham gia nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu thị trường ở Việt Nam.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và người dân về các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của Đề án để thống nhất hành động.
Đồng thời, cần nâng cao văn hóa khai thác và sử dụng công nghệ thông tin từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho mọi người sử dụng công nghệ thông tin.
2. Tích cực xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn.
Dùng chung các công trình công cộng, điện lực, cấp thoát nước, giao thông để ngầm hóa các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình; tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm sử dụng chung một phần mạng lưới, công trình, thiết bị viễn thông, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả trong việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm
Đẩy mạnh việc đầu tư của Nhà nước đối với các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, trong đó chú trọng đến các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước để phát triển Internet băng rộng và hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước đến cấp xã, phường để bảo đảm an toàn an ninh thông tin, phục vụ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Khuyến khích đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường quốc tế cùng với việc xây dựng một số tập đoàn mạng và thương hiệu “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam” thông qua các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao.
4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế
- Ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển.
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp chủ đạo về công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam; ban hành các chính sách mở cửa thị trường dịch vụ công nghệ thông tin phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế.
- Có chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm công nghệ thông tin để bảo vệ quyền lợi và khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới.
- Có chính sách hỗ trợ, tiếp thị, sử dụng các sản phẩm của Việt Nam trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước.
- Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách xã hội khác.
5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá
a) Chính sách về đầu tư:
- Tăng cường nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, nghiên cứu, phát triển xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Ban hành chính sách ưu đãi cao nhất về đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các dự án xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, trong cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh các dự án công nghệ thông tin và truyền thông do Nhà nước đầu tư.
b) Chính sách về tài chính:
- Về thuế: xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hướng áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao nhất của Luật Công nghệ cao về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm cả hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
- Về nguồn vốn: thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm:
+ Vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp ưu tiên cho các dự án, chương trình sau: các dự án phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin trực tiếp phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; các chương trình, dự án quy hoạch, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xây dựng hạ tầng các khu công nghệ thông tin tập trung; các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo quy hoạch, kế hoạch; hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mục tiêu hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn. Có loại hạng mục chi riêng về công nghệ thông tin trong mục lục ngân sách nhà nước theo quy định của Luật công nghệ thông tin;
+ Vốn ODA: huy động và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Vốn tín dụng: ưu tiên sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông;
+ Các nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội: có cơ chế phù hợp để huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới…; nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công - tư phù hợp cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và cung cấp dịch vụ;
+ Mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và sử dụng kinh phí thu được từ đấu giá tần số để hỗ trợ phát triển hạ tầng, phổ cập sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng và hỗ trợ thiết bị nghe nhìn, thiết bị thu truyền hình số cho người dân ở vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật.
c) Chính sách về đất đai, địa điểm: thực hiện miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ưu tiên lựa chọn, bố trí đất sạch có vị trí và diện tích thuận lợi phù hợp với yêu cầu xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư và nguồn nhân lực trình độ cao theo quy định của pháp luật.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và quản lý công nghệ thông tin và truyền thông. Tham gia các dự án về công nghệ thông tin và truyền thông của khu vực, liên khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông làm việc cho Việt Nam.
Tranh thủ hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA, nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và phát triển hạ tầng viễn thông tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Tập trung mở rộng thị trường quốc tế, đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Thúc đẩy việc sáp nhập hoặc mua các công ty công nghệ thông tin nước ngoài để tạo đột phá về thương hiệu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Đề án trên cả nước.
b) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ thực hiện Đề án và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành công Đề án.
c) Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh Đề án cho phù hợp.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp có liên quan thực hiện các Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5 của Đề án, xây dựng các cơ chế, chính sách trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch Nhà nước cho các chương trình, dự án triển khai Đề án. Ưu tiên bố trí kinh phí từ chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin.
3. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế chính sách và có hướng dẫn áp dụng mức ưu đãi theo quy định của Luật Công nghệ cao cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng điều kiện doanh nghiệp công nghệ cao, chỉ đạo thống nhất giữa các cấp ngân sách để bảo đảm ưu tiên chi của ngân sách nhà nước dành cho công nghệ thông tin và truyền thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Nhiệm vụ 1. Đưa các nội dung nhằm xây dựng văn hóa khai thác và sử dụng công nghệ thông tin lành mạnh trong chương trình giáo dục.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nhiệm vụ 6, đồng thời đẩy mạnh việc thực thi các quy định bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Nghiên cứu, lựa chọn một số sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông đưa vào danh mục các sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
6. Bộ Công thương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ 2, ưu tiên bố trí kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành công nghiệp và phát triển các ứng dụng mang tính liên ngành.
7. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an ninh thông tin và phục vụ các nhiệm vụ tác chiến.
8. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đoàn thể trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của mình phù hợp với các nội dung của Đề án.
9. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ 1, 6.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của địa phương mình phù hợp với các nội dung của Đề án.
11. Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất các sáng kiến, chuẩn bị nguồn lực cho việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, coi việc thực hiện Đề án là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp công nghệ thông tin chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ);
2. Các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2020;
3. Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng;
4. Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia (theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ);
5. Chương trình đưa thiết bị thông tin số đến hộ gia đình;
6. Các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
7. Chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
THE PRIME MINISTER No. 1755/QD-TTg | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM Hanoi, September 22, 2010 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME TO EARLY MAKE VIETNAM A COUNTRY STRONG IN INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGIES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on High Technology;
Pursuant to the November 23, 2009 Law on Telecommunications;
Pursuant to the November 23, 2009 Law on Radio Frequencies;
Pursuant to the Political Bureau s Directive No. 58-CT/TW of October 17, 2000, on stepping up the application and development of information technology for the cause of industrialization and modernization;
Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 246/2005/QD-TTg of October 6, 2005, approving the Strategy for Development of Vietnam s Information and Communication Technologies through 2010 and Orientations towards 2020;
At the proposal of the Minister of Information and Communications,
DECIDES:
Article 1.To approve the Scheme to early make Vietnam a country strong in information and communication technologies (below referred to as the Scheme) with the following principal contents:
I. OBJECTIVES
1. General objectives
To develop information technology human resources up to international standards; to build the information technology industry, especially software industry, digital content and services, into a spearhead economic sector, making important contributions to GDP and export growth: to establish broadband telecommunications infrastructure nationwide; to efficiently apply information technology in every socioeconomic, defense and security domain.
Information and communication technologies serve as an important driving force, helping to ensure the country s growth and sustainable development, raise transparency in activities of state agencies and save the time and funds for agencies, organizations, enterprises and people.
To achieve the annual turnover growth rate of 2-3 times the GDP growth rate or higher. By 2020, the ratio of information and communication technologies to GDP will be 8-10%.
2. Specific objectives
a/ Information technology human resources
By 2015: 30% of information technology, electronic and telecommunications graduate students will be professionally qualified and have good command of foreign languages so as to be able to participate in international labor markets. The rate of Internet users will reach over 50% of the population;
By 2020: 80% of information and communication technology graduate students will be professionally qualified and have good command of foreign languages for participation in international labor markets. The total labor in the information technology industry will reach one million, including personnel working in the country and personnel as guest workers. The rate of Internet users will reach over 70% of the population.
b/ Information technology industry
By 2015: Vietnamese enterprises will be fully capable of designing and manufacturing equipment with gradual substitution of import details, stepping up research into the manufacture of integrated circuits, mastering the designing and production of a number of information and communication technology hardware products bearing Vietnamese brands to meet domestic consumption and export demands. Vietnam will be among 15 countries leading in the provision of software and digital content processing services. The sizes and professionalism of Vietnamese software, digital content and information technology service enterprises will be raised so that they can compete in the domestic market. To create a number of hardware, software and digital content products bearing Vietnamese brands for the domestic market, then export:
By 2020: To form strong information and communication technology research and development organizations, especially technological research and development organizations of enterprises, which will be fully capable of conducting new hi-tech product research and development. Vietnam s software industry and processing services will strongly develop, putting the country among 10 countries leading in software and digital content service provision. Vietnamese software, digital content and information technology service enterprises will dominate the domestic market and participate in export. Many products and solutions to serve the State s and enterprises application of information technology will be researched, developed or localized from free open-source software.
Information technology industry, especially software industry and information technology-based services, will achieve the highest growth rate among techno-economic sectors and represent a high GDP ratio.
c/ For broadband telecommunications infrastructure
By 2015: To basically complete the broadband network in communes and wards nationwide, connecting Internet to all schools: to cover 85% of the population with broadband mobile information waves; Vietnam will be ranked among 65 countries on the ranking list of the International Telecommunications Union (ITU);
By 2020: To complete the broadband network in almost all villages and hamlets: to cover 95^ of the population with broadband mobile information waves; Vietnam will be ranked among 55 countries on the ranking list of the ITU (in the one-third group of leading countries).
d/ Information universalization
By 2011: Almost all households will have telephone sets:
By 2015: 20-30% of households nationwide will have computers and access broadband Internet; over 90% of households will have television sets, of which 80% will be able to watch digital television by different modes;
By 2020: Almost all households nationwide can use digital services; 50-00% of households nationwide will have computers and access broadband Internet, of which 20-30% access optical cable broadband; almost all households will have television sets and be able to watch digital television by different modes.
e/ For application of information technology
By 2015: To provide almost all basic online public services to people and enterprises at degrees 2 and 3 (receipt of dossier forms via internet and exchange of information, sending and receipt of dossiers via internet). Eighty percent of enterprises and social organizations will apply information technology to management, administration, production and business activities. To universalize information technology application in the education and health care systems. To step up the application of information technology in the fields of defense and security;
To initially apply information technology to the settlement of important socio-economic issues of wide impact, covering application of information technology to urban traffic management, food hygiene and safety, weather forecast-By 2020. Vietnam s e-government will rank good in the world. Vietnam will rank among the 1/3 group of leading countries in the United Nations ranking list on e-government readiness. Almost all basic public services will be provided online to people and enterprises at degree 4 (payment of service charges, receipt of service results via internet). All national key industries, enterprises and social organizations will apply information technology to management, administration, production and business activities.
f/ Building information and communication technology enterprises and developing the information and communication technology market
To raise the efficiency of production and business activities of Vietnamese information communication and technology enterprises and groups such as Vietnam Post and Telecommunications Group (VNPT), the Army Telecommunications Group (Viettel), the Multi-Media Communications Corporation (VTC), the FPT Joint-Stock Company and the CMC group joint-stock company, in both service provision and industrial production. To form the Vietnam Multi-Media Communications Group (VTC);
To support and encourage the emergence of small- and medium-sized information and communication technology enterprises and boost the formation of big information and communication technology enterprises with efficient business and high competitiveness to become strong business groups, incrementally entering regional and world markets and establishing the Vietnam information and communication technology" brand;
By 2015: To develop information technology enterprises and groups of ASEAN level and scale, conducting business activities on the international market, including a number of enterprises each having turnover of over USD 10 billion;
By 2020: Many Vietnamese information technology enterprises and groups will conduct business activities with efficiency, reaching the world level and scale, including some enterprises each having turnover of over USD 15 billion.
II. GUIDING VIEWPOINTS
1. To speed up the development of Vietnamese information and communication technologies on the basis of inheriting and making full use of existing achievements and results, complying with information and communication technology development strategies, planning and plans, but creating breakthroughs in development with higher objectives and at higher rates.
2. To rationally develop both extensively and intensively, quantitatively and qualitatively on the basis of bringing into full play internal resources while making full use of international knowledge and resources.
3. To efficiently use state budget investments while attracting domestic and foreign enterprises as well as the entire society to participate in development investment.
4. To give highest priorities and incentives in accordance with law for high technologies, scientific and technological research and training to information technology parks, research and training institutions and enterprises and individuals providing information technology products and services.
IIII. TASKS
Task 1:To develop information technology human resources
1. To prioritize resources for realization of the Master Plan on development of information technology human resources through 2015 and orientations towards 2020 under the Prime Minister s Decision No. 698/QD-TTg of June 1. 2009.
2. To enhance the capabilities to inform, forecast and orientate the development of Vietnamese information technology human resources in response to domestic and international market demands.
3. To prioritize investment in physical foundations, create peculiar mechanisms with more autonomy given to a number of key information technology training and research institutions to reach international level. To step up training of high-quality information technology human resources and specialists in consulting and analyzing the design, construction and management of information technology systems.
4. To enhance training in information technology skills in society, contributing to raising the people s intellectual levels.
5. To encourage the teaching in English for information technology students at universities.
6. To expand the form of on-line training on broadband telecommunications infrastructure.
Task 2:To develop the information technology industry
1. To prioritize resources for realization of programs on development of software, digital content and hardware and electronic industry under the Prime Minister s Decision No. 51/2007/QD-TTg, No. 56/2007/QD-TTg. No. 50/ 2009/QD-TTg and No. 75/2007/QG-TTg, while attaching importance to attracting investment in and boosting the development of information technology services and information technology-based services.
2. To increase investment capital sources for the information technology industry; to prioritize inclusion of funds in annual investment promotion programs for intensified attraction of foreign investment and transnational groups investment in information and communication technologies, particularly investment in new technologies and products as well as high added-value products and services.
3. To prioritize support investment for raising the operational capabilities and competitiveness or Vietnamese information and communication technology enterprises; to build up Vietnamese brands on information technology; to prioritize the inclusion of funds in annual trade promotion programs in order to support information and communication technology enterprises in advertisement and trade promotion, dominating the domestic market and expanding the overseas
4. To further invest in the development of information technology parks, enterprise nurseries and centers to provide information technology services for domestic and world markets.
5. To work out mechanisms of giving priority re Vietnam s leading information and communication technology enterprises to be general contractors for major information and communication technology projects financed by state budget capital or capital originating from the state budget.
6. To raise the creative research capabilities and training of quality personnel for application of information technology in various industries.
7. To encourage leading telecommunications enterprises to increase their investment in the development of the information technology industry so as to raise the ratio of information technology industry revenue to the total turnover of enterprises.
8. To formulate and realize information technology industry development programs in the 2011-2020 period; to further improve the legal environment and policy mechanisms of breakthrough nature for the development of the information technology industry.
Task 3:To further develop and improve telecommunications and information technology infrastructure
1. To improve broadband telecommunications infrastructure
To make full use of the existing infrastructure. to build and expand the broadband network to communes, wards, villages and hamlets nationwide to meet people s demands and serve the Party s and the State s direction and administration work,
To develop public internet access points at suitable places such as schools, commune cultural houses, border-guard stations, commune post and cultural locations and community education centers for installation of equipment in order to attract and create best conditions for people to exploit and efficiently use fixed telephone services and Internet access.
To opticalize and lay underground cables in order to ensure service quality and urban beauty, especially along main thoroughfares of big urban centers.
To implement the schedule for digitalization of terrestrial television transmission and broadcasting- To further expand the domestic and international broadband Internet to satisfy the society s demand: To effect the mobile phone networks of 3G and subsequent generations, to launch new Vinasat satellites, to upgrade and construct land and marine optical cable lines.
2. To further improve the exclusive-telecommunications networks for Party and State agencies
To continue building exclusive telecommunications networks to serve Party and Slate agencies to communes and wards with a view to ensuring information safety and security and smooth connection for development of various services upon request.
3. To establish national database systems for the development of an e-government.
4. To build technical infrastructure to ensure national digital information safely
To proceed with the construction of a national network safely technical center; to research into and develop the national information safely assessment and examination system, online crime warning, detection, prevention and combat system, the system for certification and confidentiality of government information systems; to intensify the training of information safety experts for Government agencies and national key information systems.
Task 4:To formulate and apply appropriate supporting solutions for information universalization to households
To expand the operation of the public-utility telecommunications service fund and use the proceeds from radio frequency auctions to partially support (he procurement of digital information devices for households with financial difficulties in order to improve the people s living standards and meet the Party s and State s information and propaganda requirements.
To research into and develop digital information equipment to serve information access by the aged and disabled people.
Task 5:To efficiently apply information technology in stale agencies, enterprises and the society
1. To continue realizing programs and plans on application of information technology in state agencies and enterprises under the Prime Minister s Decision No. 43/2008/QD-TTg, No. 48/2009/QD-TTg, No. 1605/QD-TTg of August 27, 2010 and No. 191/2005/QD-TTg.
2. To proceed with the application of information technology in state agencies, ensuring smooth direction and administration from the central government to urban districts, rural districts, communes and wards nationwide:
- To ensure technical infrastructure and information safely for the application of information technology in state agencies, including hardware, software, databases and confidentiality safety solutions, attaching importance to training of cadres and civil servants for efficient use of invested equipment and systems.
- Based on the assessment of the selection of prominent models of information technology application of provincial and district levels in localities in which good results have been obtained, to continue disseminating the successful models for widespread development nationwide.
- To deploy the integrated document management systems nationwide to serve smooth direction and administration work from central to local levels.
3. To realize programs, schemes, projects and policies on accelerated investment in the application and development of information technology in enterprises.
4. To realize schemes and projects on heightening the capability of application of information technology for people of all strata in the entire society, establishing a Vietnamese social network.
Task 6:To enhance the capability of research in information and communication technologies, mastering and incrementally creating technologies for the manufacture of new products
1. To enhance information technology research and development capabilities of research and training institutions as well as enterprises; to build a number of key common laboratories nationwide on chip technology, sensory technology, core software, open-source software, embedded software, digital content. Vietnamese language processing, and information safety.
2. The State prioritizes investment in creation research, buy or transfer new technologies in order to create products and services of Vietnamese brands with high competitiveness and exportability such as smart equipment, embedded software, electricity-saving equipment. To adopt support and investment mechanisms applicable to major Vietnamese information and communication technology enterprises participating in research and development and commercializing research results. To manufacture and/or assemble terminal equipment suitable to Vietnam s conditions, circumstances and market demands.
IV. SOLUTIONS
1. To intensify public information and propagation for raising public awareness
To step up information and propagation in the mass media and at. conferences and workshops in order to raise the awareness of agencies, units. enterprises and associations operating in the field of in fort nation and communication technologies as well as of people about the Scheme s objectives, viewpoints and tasks for concerted action.
At the same time, the culture in information technology exploitation and use should be heightened from families to schools and the entire society, aiming for healthy, practical and efficient applications, thus contributing to the building of a civilized society and assurance of safety and security for every information technology user.
2. To actively mobilize social resources for investment in information and communication technologies, especially the development of broadband telecommunications infrastructure.
To encourage all economic sectors to participate in the construction, development and exploitation of broadband telecommunications infrastructure, diversifying information and communication technology services, especially funding mechanisms, technological solutions and business models in order to attract various economic sectors into the provision of information and communication technology services to deep-lying, remote, border and island areas and difficulty-stricken areas,
To commonly use public facilities, electricity supply, water supply and drainage, transport works for underground laying of information and television cable networks; to enhance cooperation among telecommunications enterprises for partial common use of telecommunications networks, works and equipment, ensuring thrift and efficiency in establishing networks and providing information and communication technology services.
3. To make intensive and selective break through investment
To step up the State s investment in programs and projects on information technology application and development, attaching importance to projects on training of high-quality information technology personnel, building and expanding broadband network to communes, wards, villages and hamlets nationwide for development of broadband Internet and developing exclusive telecommunications networks to serve Party and State agencies to communes and wards so as to ensure information safely and security and accelerate the application of information technology. To step up basic research and research into information technology application and development inside and outside enterprises.
To expand international markets while building a number of strong groups and "Vietnamese information and communication technology" brands via information technology products and services with higher creation contents.
4. To formulate and finalize institutions
- To promulgate legal documents on information and communication technologies in order to bring into full play internal resources, boost competition and create conditions for all economic sectors to participate in development investment.
-To supplement and finalize investment management mechanisms suitable to peculiarities of information and communication technologies.
- To create a clear and favorable legal environment for offshore investment by Vietnamese leading information and communication technology groups and enterprises; to promulgate policies on opening the information technology service market in Line with international integration commitments.
- To adopt policies to guarantee the intellectual property rights to information technology products in order to protect the interests of enterprises and encourage them to create new products.
- To adopt policies on support, marketing and use of Vietnamese products in state-funded information technology application projects.
- To adopt policies on supporting the use of information technology products and sen ices for regions with difficult socio-economic conditions and deep-lying and remote areas as well as other social policy beneficiaries.
5. Specific mechanisms and breakthrough policies
a/ Investment policies:
- To increase investment capital sources for development of information technology industry, research, development, trade promotion and investment promotion in information and communication technologies;
- To offer highest investment incentives for projects on development of broadband telecommunications infrastructure in rural, deep-lying, remote and border areas and islands and projects on construction of information technology parks:
- To encourage enterprises to participate in the process of developing the application of information technology in social life, state agencies, provision of information and online services for people and enterprises on the basis of cooperation between the Government and enterprises;
- To supplement and finalize investment management mechanisms suitable to information and communication technologies, removing difficulties and creating favorable conditions for fast implementation of information and communication technology projects invested by the State.
b/ Financial policies:
- Taxation: To formulate tax preference mechanisms and policies for information and communication technologies and submit them to competent bodies for approval in the direction of applying the highest priority and preferences prescribed by the Law on High Technology on value-added tax. enterprise income tax, personal income tax, export duty and import duty to information and communication technology activities including investment, construction, information technology product and service provision, production and business activities;
- Capital sources: To diversify financial sources invested in information and communication technology activities, including:
+ State budget capital with direct preferential investment in the following projects or programs: Projects on infrastructure development or application of information technology to directly serve management and administration activities of Party and State agencies; programs and projects on planning on scientific research and technological development, construction of infrastructure of information technology parks; projects on training of information technology human resources under planning and plans: support in the supply of products or public services and public non-business services of the State in the field of information and communication technologies with a view to rendering assistance to poor people and difficulty-hit regions. To formulate separate expenditure items on information technology in the state budget contents as provided for by the Law on Information Technology;
+ ODA capital: To mobilize and use ODA capital for projects on development of information and communication technologies in accordance with law;
+ Credit capital: To prioritize the use of preferential state credit capital sources for investment projects on development of information and communication technology infrastructure and products:
+ Enterprise and social capital sources: To adopt appropriate mechanisms in order to mobilize investment capital of enterprises, organizations and individuals in the socialization of investment in the development of telecommunications infrastructure, information technology application, information technology industry and training of information technology human resources, the development of new products; research into and application of appropriate public-private cooperation models to the development of information and communication technology infrastructure and service provision,
+ Expansion of operation of the Public-Utility Telecommunication Service Fund and the use of funds earned from frequency auctions to support infrastructure development, universalization of the use of broadband telecommunications and Internet services and supply of audio-visual equipment, digital television-receiving equipment to people in deep-lying and remote areas under law.
c/ Land and location policies: To exempt or reduce levies and rents for use of land for construction of telecommunications and information technology infrastructure facilities, particularly in deep-lying, remote and border areas and islands: to prioritize the selection and arrangement of clear grounds at convenient locations and with areas suitable to the requirements of building information technology parks with a view to strongly attracting investment and highly qualified human resources in accordance with law.
6. To step up international cooperation
To step up cooperation with international organizations in information and communication technologies, coordinating in the exchange and training of technological experts and the management of information and communication technologies. To participate in regional, interregional and international projects on information and communication technologies. To create favorable conditions for foreign information and communication technology experts to work for Vietnam.
To make full of international cooperation for mobilization of foreign investment capital sources, especially ODA capital, aiming to step up the application of information technology in state agencies and to develop telecommunications infrastructure in deep-lying, remote, mountainous and island regions.
To concentrate on expanding international markets, diversifying information and communication technology services in order lo raise the competitiveness of Vietnamese enterprises. To accelerate the merger or purchase of foreign information technology companies with a view to creating a brand-building breakthrough.
Article 2.Organization of implementation
1. The Ministry of Information and Communications:
a/ To draw up detailed plans for implementation, monitoring and urging the implementation of the Scheme nationwide;
b/ To annually review and report to the Prime Minister on the progress of implementation of the Scheme and propose timely and necessary measures to ensure the successful implementation of the Scheme;
c/ Based on the socio-economic situation and information and communication technology development, to submit to the Prime Minister the Scheme s contents to be necessarily updated and adjusted;
d/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, sectors, localities and enterprises in, performing Tasks 2. 3. 4 and 5 of the Scheme, formulating mechanisms and policies to be submitted to competent agencies for approval.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Information and Communications in. balancing and summing up resources in the state plans for programs and projects on the Scheme s implementation. To prioritize the arrangement of funds from investment promotion programs to attract investment in the information technology industry.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for formulating mechanisms and policies and guide the application of preferential levels prescribed by the Law on High Technology to information and communication technology enterprises meeting the conditions on hi-tech enterprises, and direct various budget levels to prioritize state budget expenditures for information and communication technologies.
4. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Information and Communications and concerned ministries and sectors in. performing Task 1. To include the content of building up a culture in the exploitation and use of information technology in educational programs.
5. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, performing Task 6 while stepping up the enforcement of regulations on guarantee of intellectual property in the field of information and communication technologies. To study and select a number of information and communication technology products for inclusion in the list of national products and submission to the Prime Minister.
6. The Ministry of Industry and Trade shall coordinate with the Ministry of Information and Communications in performing Task 2, prioritizing the arrangement of funds from national trade promotion programs to support information technology enterprises in trade promotion and brand advertisement on domestic and international markets. To accelerate information technology application in various industries and develop inter-sectoral applications.
7. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall draw up plans for information technology application and development in the defense and security domains, ensuring safety of telecommunications infrastructure, information security and serving combat tasks.
8. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and central mass organizations shall, based on their respective functions and tasks, formulate plans for information technology application and development in line with the Scheme s contents.
9. The Vietnam Institute of Science and Technology shall coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Information and Communications in performing Tasks 1 and 6.
10. Provincial-level People s Committees shall coordinate with concerned ministries and sectors in formulating and implementing their local plans for information and communication technology development in line with the Scheme s contents.
11. Enterprises, societies and associations operating in the field of information and communication technologies shall draw up action plans, propose innovations and prepare resources for formulation and realization of objectives and tasks of the Scheme, considering the Scheme implementation an important political task, regularly reporting on the situation and progress of implementation to the Ministry of Information and Communications for summarization and reporting to the Prime Minister.
Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees, directors general and directors of information technology units or enterprises shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF PLANS AND PROGRAMS TOR THE SCHEME
S IMPLEMENTATION
(To the Prime Minister
s Derision No. 1755/ QD-TTg of September 22, 2010)
1. The master plan on development of information technology human resources through 2015 and orientations towards 2020 (under the Prime Minister s Decision No. 698/QD-TTg of June 1. 2009);
2. Programs and plans on the development of the information technology industry in the 2011-2020 period:
3. Program on development of broadband telecommunications infrastructure;
4. Planning on safe development of national digital information (under the Prime Minister s Decision No. 63/QD-TTg of January 13. 2010);
5. Program on introduction of digital information devices to households;
6. Programs and plans on application of information technology to activities of state agencies in the 2011-2020 period;
7. Program on scientific research and technological innovation capacity building in the field of information and communication technologies.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây