Thông tư 13/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư

thuộc tính Thông tư 13/2009/TT-BKHCN

Thông tư 13/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2009/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đình Tiến
Ngày ban hành:20/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 13/2009/TT-BKHCN
NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2009 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ AN TOÀN HẠT NHÂN ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

 

 

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân phục vụ việc đánh giá sơ bộ địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư (giai đoạn tiền khả thi).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức thẩm định báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân và các tổ chức tư vấn có liên quan.

 

II. TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM AN TOÀN HẠT NHÂN
ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

 

1. Đứt gãy, động đất, núi lửa

a) Không có đứt gãy cách nhà máy điện hạt nhân nhỏ hơn 8 km có biểu hiện hoạt động ít nhất một lần trong khoảng 130.000 năm trở lại đây.

b) Không có biểu hiện động đất với cường độ lớn hơn 8 MSK cách nhà máy điện hạt nhân nhỏ hơn 50 km.

c) Không có khả năng xảy ra núi lửa phun nham thạch đến vị trí cách nhà máy điện hạt nhân nhỏ hơn 15 km.

d) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

2. Địa kỹ thuật và nền móng

a) Nền móng để xây dựng nhà lò phản ứng, nhà tua bin phải là đá gốc tương đối liền khối bảo đảm cứng chắc, không bị dập vỡ, nứt nẻ mạnh hoặc bị phong hóa.

b) Nền móng để xây dựng các công trình khác của nhà máy điện hạt nhân không được đặt trên loại đất yếu, đất có khả năng hoá lỏng, khuyếch đại dao động, trương nở mạnh.

c) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a và b  khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

3. Khí tượng cực đoan

a) Không xảy ra các hiện tượng khí tượng cực đoan có sức gió lớn hơn 300 km/h ở địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong khoảng 100 năm trở lại đây.

b) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

4. Ngập lụt

a) Ngập lụt, lũ quét ở địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân không xảy ra trong khoảng 100 năm trở lại đây và dự báo không có khả năng xảy ra trong suốt vòng đời hoạt động của nhà máy.

b) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

5. Ảnh hưởng đối với nhà máy điện hạt nhân do hoạt động của con người gây ra

a) Khoảng cách tới các công trình quốc phòng và khu quân sự, tuyến đường giao thông, ống dẫn nhiên liệu, các cơ sở lưu giữ, sử dụng vật liệu có khả năng xảy ra cháy nổ phải đủ xa để nếu xảy ra cháy nổ thì áp lực đối với nhà máy điện hạt nhân không vượt quá 0,07 bar (7 kPa).

b) Khoảng cách từ nhà máy điện hạt nhân tới sân bay phải từ 7 km trở lên.

c) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a và b  khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

6. Ảnh hưởng của bức xạ đối với cộng đồng dân cư

a) Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ điều kiện sau đây nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ đối với cộng đồng dân cư:

- Phải xác định được khu vực cấm dân cư là khu vực có ranh giới ngoài cách hàng rào nhà máy tối thiểu 1 km. Trường hợp tại vị trí cách hàng rào nhà máy lớn hơn 1 km mà một người có thể phải chịu tổng liều chiếu xạ hiệu dụng tương đương vượt quá 0,25 Sivơ (25 rem) hoặc tổng liều nhiễm xạ iốt đối với tuyến giáp vượt quá 3 Sivơ (300 rem) trong thời gian 2 giờ khi có sự cố xảy ra thì khu vực cấm phải được mở rộng tới vị trí đó;

- Phải xác định được khu vực hạn chế dân cư là khu vực bao quanh khu vực cấm mà một người dân ở ranh giới ngoài của khu vực này chịu tổng liều chiếu xạ hiệu dụng tương đương không vượt quá 0,25 Sivơ (25 rem) hoặc tổng liều nhiễm xạ iốt đối với tuyến giáp không vượt quá 3 Sivơ (300 rem) trong thời gian có đám mây phóng xạ bay qua. Liều chiếu tập thể đối với khu vực hạn chế dân cư không vượt quá 20.000 người x Sivơ khi có sự cố xảy ra.

b) Trường hợp ảnh hưởng đối với dân cư cao hơn mức quy định tại điểm a khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì địa điểm không được chấp nhận.

7. Nguồn nước làm mát và điện cấp cho hoạt động của nhà máy

a) Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có đủ nguồn nước làm mát và điện cho hoạt động của nhà máy phải bảo đảm được cấp liên tục trong mọi tình huống.

b) Trường hợp địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này mà không có giải pháp khắc phục thì không được chấp nhận.

 


III. YÊU CẦU KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM
TRONG GIAI ĐOẠN BÁO CÁO ĐẦU TƯ

 

1. Đứt gãy, động đất, núi lửa

Khảo sát đứt gãy, biểu hiện động đất và núi lửa có thể ảnh hưởng tới an toàn nhà máy điện hạt nhân theo các nội dung sau đây:

a) Khảo sát điều kiện địa chất, kiến tạo của khu vực ở tỷ lệ 1:500.000 trong phạm vi bán kính 150 km và tỷ lệ 1:50.000 trong phạm vi bán kính 25 km tính từ nhà máy điện hạt nhân; phân loại các đứt gãy hoạt động trên cơ sở các tài liệu địa chất, địa vật lý, trắc địa, địa chấn. Một đứt gãy được xem là hoạt động nếu có dấu hiệu dịch chuyển trong khoảng 1,8 triệu năm đến nay hoặc có mối quan hệ cấu trúc với một đứt gãy hoạt động khác đã biết;

b) Thu thập và tổng hợp các số liệu động đất; xác định nguy cơ động đất trên cơ sở đánh giá điều kiện địa chấn và kiến tạo khu vực;

c) Xác định nguy cơ dao động nền do động đất trên cơ sở đặc trưng kiến tạo khu vực và số liệu cụ thể của địa điểm.

2. Địa kỹ thuật và nền móng

Khảo sát các đặc tính địa kỹ thuật và nền móng, xây dựng mặt cắt địa kỹ thuật của địa điểm để xác định các nội dung sau đây: 

a) Khả năng trượt lở đất, đá, xói lở bờ sông, bờ biển, sườn núi ở địa điểm dự kiến và lân cận;

b) Khả năng nâng hạ, sụt, sập nền đất ở địa điểm dự kiến trên cơ sở bản đồ địa chất, tài liệu hiện có, lưu ý về các hang động và các hầm lò, giếng, hố khoan;

c) Khả năng xảy ra hóa lỏng nền đất trên cơ sở các thông số và giá trị dao động nền đất đặc trưng;

d) Tính chất cơ lý của nền đất và các vật thể lạ trong đó; tính ổn định của nền đất dưới tác động của tải trọng tĩnh và động;

đ) Động thái và tính chất hóa lý của nước ngầm.

3. Các hiện tượng khí tượng, thủy văn

a) Khảo sát, dự báo ảnh hưởng của thiên tai (gió, mưa, bão, bão cát, sóng thần, thay đổi nhiệt độ, sấm sét, lốc xoáy) đối với địa điểm. Dự báo ảnh hưởng khi các loại thiên tai xảy ra đồng thời, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

b) Khảo sát, dự báo các hiện tượng khí tượng, thủy văn có khả năng gây ra các đặc thù về phát tán hoặc ngưng tụ phóng xạ, tiềm ẩn ảnh hưởng có hại vượt quá giới hạn cho phép đối với con người và môi trường của địa điểm và khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

4. Ngập lụt

Khảo sát toàn diện các nguyên nhân xảy ra lũ lụt do vỡ đê, đập, do mưa, bão, sóng thần, động đất hoặc các hiện tượng địa chất khác theo các nội dung sau đây:

a) Khảo sát, dự báo khả năng lũ thượng nguồn, nguy cơ hư hỏng, vỡ đê, đập, tích tụ bùn cát, trượt lở lòng hồ. Phân tích tác hại trên cơ sở giả định vỡ đê, đập theo nguyên nhân, mức độ ngập lụt, tốc độ, lưu lượng dòng chảy;

b) Khảo sát sự biến đổi dòng chảy của sông, suối do các quá trình tự nhiên. Dự báo nguy cơ lũ lụt tạo bởi dòng chảy phụ. Thu thập thông tin, biểu đồ thủy văn, bao gồm thông số dòng chảy, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lưu lượng kỳ lũ, biến thiên lưu lượng và mực nước, tốc độ dòng chảy. Xác định tính ổn định của các kênh dẫn, sự vận chuyển trầm tích, chế độ mưa trong vùng; 

c) Thu thập thông tin lịch sử về sóng thần có khả năng gây ngập lụt tại địa điểm dự kiến. Khảo sát nguyên nhân gây ra sóng thần như chuyển dịch đáy biển, trượt lở đất và phun trào núi lửa dưới đáy biển. Khảo sát chiều cao sóng, bước sóng, hướng sóng và phản ứng của đới nước gần bờ. Khảo sát mức độ, phạm vi ngập lụt, tác hại xói lở bờ, trượt lở đất khi sóng thần tràn vào;

d) Dự báo lũ lụt do các nguyên nhân khác và xem xét nguy cơ tổn thất do lũ lụt.

5. Ảnh hưởng đối với nhà máy điện hạt nhân do hoạt động của con người gây ra

Khảo sát các hoạt động của con người có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân dự kiến, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thu thập, khảo sát thông tin về vật liệu nguy hại, cháy, nổ, ăn mòn, độc hại được lưu giữ, vận chuyển và sử dụng, các hoạt động diễn tập quân sự, các tuyến đường ống dẫn nhiên liệu;

b) Khảo sát các kho, bến bãi, nơi khai thác và lưu giữ khoáng sản có nguy cơ ngăn dòng nước tạm thời gây ngập lụt hay sụt nền đất;

c) Khảo sát vị trí sân bay, chủng loại máy bay, hành lang và tần suất bay;

d) Khảo sát các tuyến giao thông trên bộ, trên sông và trên biển, bao gồm loại phương tiện, tần suất, đặc điểm chuyên chở, các cảng, bến đỗ, nhà ga; lưu ý các tuyến giao thông đông đúc, các điểm giao nhau.

6. Ảnh hưởng của bức xạ đối với cộng đồng dân cư

Khảo sát các nội dung sau đây:

a) Phân bố, mật độ dân cư và dự báo biến động dân số trong khu vực;

b) Cách thức lan truyền, phát tán vật liệu phóng xạ trong không khí và nước trên cơ sở các thông số khí tượng (hướng và tốc độ gió, sự nhiễu động không khí, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời), thủy văn (đặc điểm sông suối, nước mặt và nước ngầm), đặc điểm địa hình (núi cao, thung lũng) và ảnh hưởng của các công trình xây dựng lớn;

c) Phông bức xạ và liều chiếu xạ đối với cộng đồng dân cư địa phương;

d) Nguy cơ tác động bức xạ đối với dân chúng làm cơ sở cho kế hoạch ứng phó sự cố; lưu ý quy hoạch sử dụng đất, nguồn nước và lương thực thực phẩm tại địa phương;

đ) Điều kiện xây dựng hệ thống giao thông cho kế hoạch sơ tán, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm và hạ tầng cơ sở sinh hoạt cho dân chúng tại khu vực sơ tán;

e) Điều kiện, địa điểm thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp bên ngoài nhà máy điện hạt nhân;

g) Sự phù hợp của địa điểm liên quan đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực (thương mại, công nghiệp, du lịch) và nguy cơ gia tăng rủi ro do tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với khu vực cũng như của các hoạt động trong khu vực lên nhà máy.

7. Nguồn nước làm mát và điện cấp cho hoạt động của nhà máy

Khảo sát các nội dung sau đây:

a) Điều kiện xây dựng hệ thống cấp nước làm mát và cấp điện cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân;

b) Nguy cơ tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người gây ra đối với nguồn nước làm mát và nguồn điện cấp cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 7 năm 2009.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời giải quyết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Tiến

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 13/2009/TT-BKHCN

Hanoi, May 20, 2009

 

CIRCULAR

GUIDING PRELIMINARY NUCLEAR SAFETY EVALUATION OF SITES OF NUCLEAR POWER PLANTS AT THE STAGE OF INVESTMENT DECISION

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Atomic Energy;

Pursuant to the Government s Decree No. 28/ 2008/ND-CP of March 14. 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

The Ministry of Science and Technology guides the preliminary nuclear safety evaluation of sites of nuclear power plants at the stage of investment decision as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of regulation

This Circular prescribes nuclear safety requirements for the preliminary evaluation of sites of nuclear power plants at the stage of investment decision (pre-feasibility study stage).

2. Subjects of application

This Circular applies to investors, agencies and organizations evaluating reports on investment in building nuclear power plants and relevant consulting organizations.

II. NUCLEAR SAFETY CRITERIA FOR SITES OF NUCLEAR POWER PLANTS

1. Faults, earthquakes, volcanoes

a/ There was no fault which is less than 8 km from a nuclear power plant and shows signs of activity at least once within the last 130.000 years.

b/ There is no presage of an earthquake of a magnitude higher than 8 on the MSK scale and less than 50 km from a nuclear power plant.

c/ There is no possibility of eruption of a volcano emitting lava to areas less than 15 km from a nuclear power plant.

d/ A site that fails to satisfy the conditions specified at Points a. b and c of this Clause and has no remedy will not be accepted.

2. Geo-techniques and foundations

a/ The foundation of a reactor or turbine house must be based on a relatively monolithic bedrock which is solid and resistant to disruption, vigorous cracking or weathering.

b/ The foundations of other facilities of a nuclear power plant must not be based on weak, liquefiable or highly expansible soil or soil which can magnify vibratory motion.

c/ A site that fails to satisfy the conditions specified at Points a and b of this Clause and has no remedy will not be accepted.

3. Extreme meteorological phenomena

a/ No extreme meteorological phenomenon with a wind speed of more than 300 km/h in the proposed site of a nuclear power plant occurred within the last 100 years.

b/ A site that fails to satisfy the condition specified at Point a of this Clause and has no remedy will not be accepted.

4. Inundation and flooding

a/ The proposed site of a nuclear power plant was not inundated or flooded or hit by a flash flood within the last 100 years and it is forecast that it will not be inundated, flooded or hit by a flash flood during the whole operation cycle of the plant.

b/ A site that fails to satisfy the condition specified at Point a of this Clause and has no remedy will not be accepted.

5. Impacts of human activities on nuclear power plants

a/ The distance from a nuclear power plant to a defense work, military zone, road, fuel pipeline or establishment storing or using flammable or explosive materials must be long enough to keep the pressure caused by a possible fire or explosion on the nuclear power plant at 0.07 bar (7 kPa) or below.

b/ The distance from a nuclear power plant to an airfield must be at least 7 km.

c/ A site that fails to satisfy the conditions specified at Points a and b of this Clause and has no remedy will not be accepted.

6. Impacts of radiation on local inhabitants

a/ The proposed site of a nuclear power plant must satisfy the following conditions in order to minimize impacts of radiation on local inhabitants:

b/ A restricted area must be demarcated with its outer boundaries at least 1 km away from the fence of the plant. In case a person at a position more than 1 km away from the fence of the plant may be exposed to a total effective dose equivalent of irradiation exceeding 0.25 sievert (25 rem) or a total iodine radioactive contamination of his/her thyroid exceeding 3 sieverts (300 rem) within 2 hours after the occurrence of an incident, the restricted area must be expanded to that position;

- A limited-entry area must be demarcated surrounding the restricted area with a person at its outer boundaries exposed to a total effective dose equivalent of irradiation not exceeding 0.25 sievert (25 rem) or a total iodine radioactive contamination of his/her thyroid not exceeding 3 sieverts (300 rem) during the time a radioactive cloud passes by. The dose of collective irradiation for the limited-entry area must not exceed 20,000 people x sievert upon the occurrence of an incident.

b/ In case impacts on local inhabitants exceed the level specified at Point a of this Clause and there is no remedy, the site of a nuclear power plant will not be accepted.

7. Cooling water and power supply for the operation of a plant

a/ The site of a nuclear power plant must have sufficient cooling water supply and the power supply for the plant s operation must be uninterrupted in any circumstance.

b/ A site that fails to satisfy the condition specified at Point a of this Clause and has no remedy will not be accepted.

III. REQUIREMENTS ON SITE SURVEY AT THE INVESTMENT REPORTING STAGE

1. Faults, earthquakes and volcanoes

Survey of faults, signs of an earthquake and volcano eruption which may affect the safety of a nuclear power plant shall be conducted in the following aspects:

a/ Survey of geological and tectonic conditions of the area on a scale of 1:500.000 within a radius of 150 km and on a scale of 1:50.000 within a radius of 25 km from a nuclear power plant: classification of active faults based on geological, geophysical, topographical and seismic documents. A fault is considered active if it showed signs of motion within the last 1.8 million years or has a structural connection with another known active fault;

b/ Collection and summing up of seismic data; identification of the risks of earthquake based on evaluating the seismic and tectonic conditions of the area;

c/ Identification of the risks of earthquake-induced vibratory ground motion based on tectonic characteristics of the area and specific data of the site.

2. Geo-techniques and foundations

Survey of geotechnical characteristics and foundations, and projection of the geotechnical cross-sections of the site of a nuclear power plant shall be conducted to determine the following:

a/ Possibility of landslides, rock slips, erosion of river banks, coasts or mountain slopes in the proposed site and its surrounding area;

b/ Possibility of ground elevation, subsidence or collapse in the proposed site, based on available geological maps and documents, paying attention to caves, grottos, mine pits, wells and drilling holes;

c/ Possibility of ground liquefaction, based on parameters and typical vibratory ground motion values;

d/ Physico-mechanical characteristics of the ground and foreign objects therein: stability of the ground under the effects of static and dynamic load;

dd/ Movement and physico-chemical characteristics of ground water.

3. Meteorological and hydrological phenomena

a/ Survey and forecast of impacts of natural disasters (wind. rain, typhoon, sandstorm, tsunami, change of temperature, lightning, tornadoes) on the site. Forecast of impacts of these natural disasters when they occur concurrently, especially in the context of climate change.

b/ Survey and forecast of meteorological and hydrological phenomena which may cause radioactive radiation or convergence with potential harmful impacts exceeding the limits permitted for humans and the environment in the site and surrounding area of a nuclear power plant.

4. Inundation and flooding

Comprehensive survey of causes of floods such as dike or dam rupture, heavy rain, storm, tsunami, earthquake or other geological phenomena shall be conducted in the following aspects:

a/ Survey and forecast of headwater floods, risks of dike or dam damage or rupture, accumulation of mud and sand, or lakebed slide. Analysis of adverse impacts based on the assumption of dike or dam rupture by causes and severity of flooding and runoff speed and flow;

b/ Survey of river and stream flow changes caused by natural forces. Forecast of the risks danger of flood caused by tributary currents. Collection of hydrological information and charts, including current parameters, flood peak flow, total flow of a flood cycle, flow and water level fluctuations, and current speed. Determination of stability of channels, deposit transport and precipitations in the area;

c/ Collection of historical information on tsunami which may cause flooding in the proposed site. Survey of causes of tsunami such as seabed movement, landslide and undersea volcanic eruption. Survey of wave heights, lengths and directions, and reaction of onshore waters. Survey of flood levels and flooded areas, adverse impacts of bank erosion and landslide upon tsunami run-up;

d/ Forecast of floods caused by other phenomena and study of possible damage caused by flood.

5. Impacts of human activities on nuclear power plants

Survey of human activities which may cause unsafety to the operation of a planned nuclear power plant shall be conducted, covering the following jobs:

a/ Collection and survey of information on hazardous, flammable, explosive, corrosive or toxic materials in storage, transportation and use, military drills and fuel pipelines;

b/ Survey of warehouses, wharves, storing yards and mineral-exploiting and storing places where water flow is temporarily blocked, causing inundation, flooding or ground subsidence;

c/ Survey of locations of airfields, kinds of airplanes, flight routes and frequency;

d/ Survey of road, waterway and sea transport routes, including means of transport, transportation frequency and characteristics, ports, landings, stops, terminals, paying attention to crowded traffic routes and crossings.

6. Impacts of radiation on local inhabitants

To survey the following:

a/ Population distribution and density and forecast population change in the area;

b/ Ways of radioactive material spreading and fallout in the air and water, based on meteorological parameters (wind directions and speed, air disturbance, humidity, rainfall, solar radiation) or hydrological parameters (river, stream, surface and ground water characteristics), topographical characteristics (mountains, valleys) and impacts of big construction works;

c/ Background radiation and irradiation dose for local population;

d/ Possible radiation risks to people which serve as a basis for working out plans on response to incidents, paying attention to the local land use planning, water and food sources;

dd/ Conditions for building the road system for evacuation, food and foodstuff supply, and flexible infrastructure for people in evacuation areas;

e/ Conditions and places for setting up an emergency response center outside the nuclear power plant;

g/ Site suitability to the potential socio-economic development of the area (commerce, industry and tourism) and risks caused by the plant on the area as well as impacts of activities in the area on the plant.

7. Cooling water and power supply for the operation of nuclear power plants

To survey the following:

a/ Conditions for building of cooling water supply systems and power supply for the operation of the nuclear power plant:

b/ Risks caused by natural elements and human activities on cooling water supply and power supply for the operation of the nuclear power plant.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect on July 6. 2009.

2.Any problem or difficulty arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Science and Technology for timely settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
VICE MINISTER




Le Dinh Tien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 13/2009/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi một số điều của Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất, Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Đầu tư, Đất đai-Nhà ở, Doanh nghiệp, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất