Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 81/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 81/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 24/05/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 81/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 81/2001/QĐ-TTG
NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 58-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
I. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN (CNTT) Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN
2001 - 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.
1. Mục tiêu đến năm 2010: công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực; công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng.
Mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
2. Mục tiêu đến năm 2005: công nghệ thông tin Việt Nam đạt được trình độ trung bình trong khu vực với 1,5% dân số thuê bao sử dụng Internet. Công nghiệp công nghệ thông tin đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20 - 25%, giá trị sản lượng phần mềm khoảng 500 triệu USD/năm.
Đào tạo trên 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau, trong đó có 25.000 chuyên gia về CNTT trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ để phục vụ cho CNTT; từng bước phổ cập sử dụng máy tính và Internet ở bậc trung học phổ thông.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU VÀ CHƯƠNG TRÌNH
TRỌNG ĐIỂM
1. Các biện pháp chủ yếu:
a) Tổ chức quán triệt nội dung và tinh thần Chỉ thị 58-CT/TW, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vị trí, vai trò của CNTT trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể, kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị về ứng dụng và phát triển CNTT.
c) Huy động mọi nguồn lực để tăng đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT.
d) Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cao cho ứng dụng và phát triển CNTT. Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các dự án CNTT.
đ) Thành lập Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Trưởng ban để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW; tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước, sớm kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý về viễn thông và CNTT để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
2. Triển khai các chương trình trọng điểm:
- Chương trình "Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng viễn thông và Internet", do Tổng cục Bưu điện chủ trì, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet hiện đại, đáp ứng nhu cầu về dải thông và tốc độ đường truyền cho ứng dụng và phát triển CNTT; đạt trình độ các nước trong khu vực về chất lượng, giá cả và tiện nghi sử dụng.
- Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực về CNTT" do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, nhằm đào tạo các chuyên gia, chuyên viên, lập trình viên chất lượng cao ở mọi trình độ đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng và phát triển CNTT, phục vụ cho nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu lao động.
- Chương trình "Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm", do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, nhằm xây dựng ngành công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
- Chương trình "Xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng", do Bộ Công nghiệp chủ trì, nhằm xây dựng và phát triển ngành công nghiệp này đáp ứng ngày càng tăng thị trường nội địa và xuất khẩu, nâng chất lượng máy móc, thiết bị CNTT lắp ráp hoặc sản xuất trong nước đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:
1. Các Bộ, ngành và địa phương phải xây dựng và triển khai thực hiện có kết quả và hiệu quả kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT như một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì:
- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam; hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương tổ chức và giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2001 - 2005;
- Xây dựng và trình ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy trình và quy phạm liên quan đến việc ứng dụng và phát triển CNTT;
- Ban hành tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực CNTT để làm cơ sở cho việc ứng dụng rộng rãi và phát triển CNTT; tổ chức đánh giá các sản phẩm và dịch vụ CNTT nội địa đạt chất lượng và phù hợp với yêu cầu trong nước.
- Cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm thị trường và xây dựng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:
- Cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch nhà nước 5 năm và hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nhân lực.
- Xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nhân lực; xây dựng các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển CNTT, thúc đẩy và khuyến khích (trước hết là đối với các đơn vị hưởng ngân sách nhà nước) sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trong nước đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với điều kiện Việt Nam, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong nước trong việc tham gia các dự án về CNTT; đảm bảo đầu tư đầy đủ và đúng tiến độ cho các dự án ứng dụng và phát triển CNTT đã được phê duyệt. Tập trung đầu tư cho phát triển CNTT tại các khu công nghệ cao, trước mắt là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác khi có đủ các điều kiện.
4. Bộ Tài chính: xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên trong việc bố trí kinh phí để thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT của các Bộ, ngành và địa phương.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: xây dựng và giám sát việc triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có kế hoạch cử cán bộ, chuyên gia và sinh viên đi đào tạo về CNTT tại các nước tiên tiến; triển khai mạnh chương trình giảng dạy và ứng dụng tin học trong giáo dục và đào tạo các cấp.
- Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về CNTT nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin.
- Xây dựng và thực hiện dự án phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, mở rộng kết nối Internet tới các cơ sở đào tạo.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung về lĩnh vực này nhằm góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tin cậy cho ứng dụng và phát triển CNTT; chấn chỉnh và tăng cường khả năng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và thực thi quyền tác giả đối với phần mềm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật về quyền tác giả phần mềm. Hướng dẫn, cải tiến những quy định có liên quan đến xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm.
7. Bộ Thương mại: tổ chức triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm CNTT; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có các hoạt động hợp tác, kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển CNTT; triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Việt Nam và chuẩn bị tích cực tham gia dự án về thương mại điện tử của ASEAN và các tổ chức kinh tế khu vực, quốc tế.
8. Bộ Công an: ban hành các quy định và các giải pháp về bảo đảm an ninh và an toàn thông tin dữ liệu quốc gia; phối hợp với Bộ Tư pháp, dự thảo, đề xuất bổ sung các điều khoản về "các tội phạm máy tính" trong Bộ Luật Hình sự; xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các cổng Internet để đảm bảo đầy đủ các dịch vụ Internet cho phát triển CNTT.
9. Bộ Ngoại giao: xây dựng các biện pháp mở rộng các quan hệ trong hoạt động đối ngoại nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển CNTT ở nước ta; tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chính sách khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, kinh doanh và tham gia các dự án ứng dụng và phát triển CNTT trong nước.
10. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: xây dựng phương án kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý về viễn thông và CNTT để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này; xây dựng tiêu chuẩn ngành nghề, chức danh, chế độ đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn về CNTT; tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng về CNTT cho công chức, viên chức trong hệ thống Đảng và Nhà nước các cấp.
11. Tổng cục Bưu điện: xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, phát triển nhanh mạng Internet Việt Nam, đặc biệt là sớm hình thành các siêu lộ thông tin trong nước và liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế; xây dựng và trình Chính phủ cơ chế trợ giá đối với việc sử dụng các dịch vụ Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong hệ thống giáo dục quốc dân và các viện nghiên cứu. Hoàn thiện chính sách và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam: bảo đảm cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với chất lượng cao, từ năm 2001 giá cước thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực; bảo đảm kỹ thuật kết nối trực tiếp với Internet quốc tế cho các khu công nghiệp phần mềm tập trung.
12. Tổng cục Thống kê: xây dựng các danh mục thống kê về CNTT và công nghiệp CNTT. Xây dựng hệ thống tin thống kê về CNTT và công nghiệp CNTT. Đảm bảo chế độ báo cáo thống kê thường xuyên CNTT và công nghiệp CNTT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 81/2001/QD-TTg | Hanoi, May 24, 2001 |
DECISION
APPROVING THE PROGRAM OF ACTION TO IMPLEMENT THE POLITICAL BUREAU’S DIRECTIVE No. 58-CT/TW ON STEPPING UP THE APPLICATION AND DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGIES IN THE CAUSE OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN THE 2001-2005 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;Pursuant to the
Political Bureaus Directive No. 58-CT/TW on stepping up the application and development of information technologies in the cause of industrialization and modernization in the 2001-2005 period;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECIDES:
Article 1.-To approve the program of action to implement the Political Bureaus Directive No. 58-CT/TW of October 17, 2000 on stepping up the application and development of information technologies in the cause of industrialization and modernization, with the following principal contents:
I. OBJECTIVES OF THE APPLICATION AND DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGIES (ITs) IN OUR COUNTRY IN THE 2001- 2010 AND 2001-2005 PERIODS
1. The objective towards the year 2010: Vietnams information technologies shall reach the advanced level in the region, be extensively applied in all domains; the information technology industry shall become a spearhead economic branch having a high growth rate and ever-increasing contributions to the GDP growth.
The national information network shall cover the whole country with a large information volume, with high quality and speed at a cheap price. The percentage of Internet users shall reach the worlds average level.
2. The objective towards the year 2005: Vietnams information technologies shall reach the regions average level with 1.5% of the population being subscribers using the Internet. The information technology industry shall achieve the average annual growth rate of 20-25%, the value of software output shall reach around USD 500 million/year.
To train over 50,000 IT specialists at different levels, of whom 25,000 are high-level ones and professional programmers, who are fluent in a foreign language(s) in service of ITs; to step by step universalize the use of computers and Internet at the general secondary education level.
II. A NUMBER OF MAJOR MEASURES AND KEY PROGRAMS
1. Major measures:
a/ To organize the dissemination of Directive No. 58-CT/TW for the thorough understanding of its contents and spirit, raise the awareness of leading officials at different levels and branches as well as the entire society of the position and role of ITs in the process of national industrialization and modernization.
b/ To formulate and deploy the IT application and development master plans and plans of the ministries, branches, localities and units.
c/ To mobilize all resources so as to increase investments in the IT application and development.
d/ To perfect the legal framework, mechanisms and policies with a view to creating favorable conditions and offering high preferences for the IT application and development. To formulate regulations to strictly and effectively manage IT projects.
e/ To set up a Steering Committee headed by the Minister of Science, Technology and Environment to assist the Prime Minister in directing the implementation of Directive No. 58-CT/TW; to enhance and renew the State management work, to consolidate soon the system of telecommunications and IT management bodies so as to unify the State management over this domain.
2. Implementation of key programs:
- The Program on "Building and upgrading the telecommunications and Internet infrastructures", under the prime responsibility of the General Department of Post and Telecommunications, aiming to build modern telecommunications and Internet infrastructures which meet the demands for bandwidth and transmission line speed in the IT application and development and reach the level of the regional countries in terms of quality, prices and use facilities.
- The Program on "Development of the IT manpower resource", under the prime responsibility of the Ministry of Education and Training, aiming to train high-quality specialists, experts and programmers at all levels, who are able to meet the requirements of IT application and development, and serve the domestic demand and the labor export demand.
- The Program on "Building and developing the software industry", under the prime responsibility of the Ministry of Science, Technology and Environment, aiming to build the software industry into a spearhead economic branch.
- The Program on "Building and developing the hardware industry", under the prime responsibility of the Ministry of Industry, aiming to build and develop this industry to meet the increasing demands of the domestic and export markets, raise the quality of domestically-assembled or -manufactured IT machinery and equipment up to international standards.
III. RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES, BRANCHES AND LOCALITIES
1. The ministries, branches and localities shall have to elaborate and implement fruitfully and effectively the five-year and annual plans on the IT application and development as a prioritized component of their respective socio-economic development plans.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility for:
- Elaborating and synthesizing the five-year and annual plans on the IT application and development in Vietnam; guiding the ministries, branches and localities in organizing and supervising the implementation of the IT application and development plans in the 2001-2005 period;
- Elaborating and submitting for promulgation according to competence mechanisms, policies, processes and procedures pertaining to the IT application and development;
- Promulgating standards in the IT domain to serve as basis for the extensive IT application and development; organizing the evaluation of domestic IT products and services which satisfy the quality standards and domestic requirements.
- Joining the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in seeking markets and developing measures to push up the labor export in the domain of information technologies.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for:
- Balancing and synthesizing resources in the State’s five-year and annual plans on the IT application and development, and manpower training.
- Working out solutions to deploy policies on mobilizing domestic and foreign capital sources for the IT application and development, manpower training; formulating measures to encourage foreign investment in the IT development, promoting and encouraging the use (first of all by State budget-funded units) of domestic information technology products and services which have been recognized as meeting the quality standards and being suited to Vietnam’s conditions; supporting domestic organizations and individuals to participate in IT projects; ensuring sufficient and timely investments for the already-approved IT application and development projects. Concentrating investment on the IT development in high-tech parks, for the immediate future, in Hanoi, Ho Chi Minh city and other large cities when conditions permit.
4. The Ministry of Finance: Formulating mechanisms and policies along the direction of creating favorable conditions and prioritizing the allocation of fundings for the IT application and development by the ministries, branches and localities.
5. The Ministry of Education and Training: Elaborating and supervising the implementation of manpower training plans, including plans on sending employees, specialists and students for IT training courses in advanced countries; strongly deploying the informatics teaching and application program in education and training at different levels.
- Developing concrete measures to encourage organizations and individuals of all economic sectors, and foreign IT specialists to take part in training information technology manpower.
- Formulating and implementing projects to develop computer networks in service of education and training, expanding the Internet connection to training establishments.
6. The Ministry of Culture and Information: Revising current legal documents related to the copyright protection with respect to software products; promulgating according to its competence or submitting to competent bodies for promulgation documents on amendments and supplements thereto with a view to contributing to creating a healthy, reliable legal environment for the IT application and development; reorganizing and raising the operational capacity and efficacy of the managing bodies, and enforcing the software copyright; conducting the propagation, dissemination and education to raise the people knowledge about, and their sense of observance of, the software copyright legislation. Guiding and bettering regulations related to software publishing, export and import.
7. The Ministry of Trade: Organizing the implementation of trade promotion measures in order to assist enterprises in seeking domestic and export markets for IT products; encouraging foreign organizations and enterprises to cooperate, do business with, and support Vietnamese enterprises in the IT development; deploying Vietnam’s electronic commerce development plan and making active preparations for participating in the electronic commerce projects of ASEAN, regional and international economic organizations.
8. The Ministry of Public Security: Promulgating regulations and measures to ensure security and safety for national information and data; coordinating with the Ministry of Justice in drafting and proposing additional provisions on "computer-related crimes" in the Penal Code; making plans on ensuring information security and safety for Internet portals so as to ensure enough Internet services for IT development.
9. The Ministry for Foreign Affairs: Developing measures to expand relations in external activities with a view to contributing to stepping up the IT development in our country; creating favorable conditions for the implementation of policies to encourage overseas Vietnamese to invest, do business, and participate in IT application and development projects at home.
10. The Government Commission for Organization and Personnel: Elaborating plans to strengthen the network of bodies in charge of telecommunications and IT so as to ensure uniform State management over this domain; formulating branch standards, titles and regimes for the contingent of IT professionals; organizing the implementation of IT fostering programs for officials and employees in the Partys and the States systems at all levels.
11. The General Department of Post and Telecommunications: Elaborating mechanisms and policies to push up the development of the national information infrastructure, quickly develop Vietnams Internet, particularly forming soon domestic information highways to be connected to those in the countries in the region and the world; elaborating and submitting to the Government the price subsidy mechanisms for the use of Internet services in the Party’s and State’s agencies, in the national education system and research institutes. Perfecting concrete policies and measures in order to promote a healthy competitive environment in the provision of telecommunications and Internet services.
Vietnam Post and Telecommunications Corporation: Ensuring the sufficient and favorable provision of high-quality telecommunications and Internet services for users, from the year 2001 at prices lower than or equal to those applied in the regional countries; ensuring the direct connection with the international Internet from software industrial parks.
12. The General Department of Statistics: Formulating IT- and IT industry-related statistical lists. Setting up an IT- and IT industry-related statistical information system. Ensuring the regime of regular reporting on ITs and IT industry.
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.-The Chairman of the Steering Committee, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây